1
MỞ ĐẦU
Khu Ramsar Tràm Chim - nơi bảo tồn loài Sếu đầu đỏ ở Việt Nam đã và
đang được nhiều tổ chức BTTN quốc tế hết sức quan tâm, đặc biệt là tổ chức
Sếu Quốc tế (International Crane Foundation/ICF). Với tổng diện tích khoảng
7.313 ha, trong đó có gần 3.000 ha rừng tràm và khoảng 1.000 ha là nơi sinh
sống của các loài thực vật hoang dã khác còn tồn tại ở đây như lúa trời, sen,
súng và cỏ năng…
Thành phần loài chim của VQG Tràm Chim khá phong phú, nhất là các
loài chim nước và phụ thuộc đất ngập nước, với nhiều loài đã và đang bị đe
doạ tuyệt chủng ở mức độ khác nhau, trong đó có loài Sếu đầu đỏ hay Sếu cổ
trụi, được coi là loài biểu tượng của Tràm Chim. Ngày nay khu hệ chim VQG
Tràm Chim đang hàng ngày phải chịu nhiều áp lựcvà bị đe dọa nghiêm trọng
về nhiều mặt như suy giảm và thu hẹp vùng cư trú, nơi kiếm ăn, số lượng cá
thể v.v. đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại tài nguyên chim hoang dại trong
VQG và trong toàn vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản lý bảo
tồn của Vườn.
Để duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững ĐDSH đặc biệt là khu hệ chim
hoang dã, việc tăng cường điều tra nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho các giải
pháp quản lý bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh tự nhiên, số lượng các loài chim
quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đối với vùng ĐBSCL và VQG
Tràm Chim đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Để góp phần thực hiện các mục tiêu
chung đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khu hệ chim Vườn Quốc
gia Tràm Chim và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Xác định tính đa dạng về thành phần loài và độ phong phú của khu hệ chim
VQG Tràm Chim.
2. Xác định tầm quan trọng bảo tồn của khu hệ chim ở VQG Tràm Chim.
3. Xác định các đe dọa đối với khu hệ chim và đề xuất các giải pháp quản lí bảo
tồn khu hệ chim ở VQG Tràm Chim.
Nội dung nghiên cứu:
Từ những mục tiêu trên, phạm vi của luận án giới hạn trong 4 nội
dung sau:
- Điều tra nghiên cứu về thành phần loài của khu hệ chim VQG Tràm
Chim (chỉnh lý, bổ sung, xây dựng một danh lục chim đầy đủ và cập nhật nhất,
phân tích sự phân bố và độ phong phú của các loài, đặc biệt là các loài quan
trọng về bảo tồn).
- Phân tích đánh giá tầm quan trọng bảo tồn của khu hệ chim ở VQG
Tràm Chim đối với vùng ĐBSCL.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý bảo tồn, các áp lực và đe dọa đối
với khu hệ chim ở VQG Tràm Chim, đặc biệt là với các loài và nhóm loài có
tầm quan trọng bảo tồn.
2
- Từ các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lí bảo tồn và sử
dụng bền vững khu hệ chim ở VQG Tràm Chim.
Những đóng góp mới của đề tài:
- Tổng hợp, bổ sung, xây dựng danh lục chim của VQG Tràm Chim
đầy đủ hơn so với các kết quả điều tra nghiên cứu từ trước đến nay gồm 230
loài, trong đó bổ sung 35 loài cho VQG và 3 loài cho khu vực Nam Bộ.
- Đề xuất 7 loài chỉ thị trong xây dựng kế hoạch giám sát đánh giá ĐDSH
chim và tác động của người dân của VQG vào thời gian tới.
- Đề xuất bổ sung các giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm tăng cường công
tác quản lý, bảo tồn cho VQG, đặc biệt trong đó chú ý đến vai trò tham gia của các
cộng đồng địa phương.
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.1.1. Cơ sở khoa học
Nghiên cứu khu hệ động vật nói chung và khu hệ chim là việc làm có ý
nghĩa và cần thiết nhằm đánh giá tính đa dạng của các nhóm động vật ở mỗi
KVNC. Một khu hệ động vật được đặc trưng bởi các yếu tố: sự đa dạng về
thành phần loài và các đơn vị phân loại bậc cao; mối quan hệ về số lượng giữa
các đơn vị phân loại, các họ, giống, loài ưu thế; thành phần và tỉ lệ của các yếu
tố địa lý có trong khu hệ. Trên cơ sở đó để xác định được tính đặc trưng và
nguồn gốc hình thành của khu hệ. Trong cùng một khu phân bố địa lý động vật,
sự tương đồng về mặt địa lý sẽ dẫn tới giữa các KBTTN và VQG trong vùng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi khu hệ đều có các loài hình thành tại chỗ,
các loài phân bố rộng và các loài di cư từ nơi khác đến; đồng thời tuỳ theo mức
độ phân hoá điều kiện môi trường sống giữa các khu hệ mà cấu trúc thành phần
loài giống nhau nhiều hay ít.
VQG Tràm Chim là vùng đất ngập nước quan trọng của vùng ĐBSCL nói
riêng và Việt Nam nói chung đang rất được quan tâm để duy trì và bảo tồn
ĐDSH, nhất là khu hệ chim nước. Ở VQG Tràm Chim đã có các khảo sát về
chim được tiến hành năm 1996 và 1999. Tuy nhiên theo chúng tôi, những kết
quả đó chưa phản ánh hết được tính đa dạng khu hệ chim của VQG, cần phải có
một kết quả phản ánh độ ĐDSH khu hệ chim ở đây cụ thể. Nội dung của đề tài
cũng giải quyết vấn đề này.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu khu hệ động vật cũng không thể tách rời với môi trường sống,
đó là sự phân bố của các loài gắn với các đặc điểm của môi trường, sinh cảnh
sống. Những biến đổi của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
các loài động vật và quyết định chiều hướng biến đổi của quần thể các loài
trong khu hệ. Xác định các tác nhân gây biến đổi tới môi trường sống cũng là
3
một trong những vấn đề quan trọng nhằm hạn chế được những ảnh hưởng bất
lợi từ môi trường đến các nhóm động vật. Để bảo vệ quần thể các loài động vật
thì trước hết phải bảo vệ môi trường sống, bảo tồn các dạng sinh cảnh mà ở đó
các loài động vật đang sinh sống. Đặc biệt là đối với các loài chim, trong các
dạng sinh cảnh thì thảm thực vật là một trong những yếu tố rất nhạy cảm vì đây
là vùng kiếm ăn và cư trú của loài. Do đó, ngoài việc nghiên cứu đa dạng loài
thì cũng cần quan tâm đến bảo vệ sinh cảnh sống của loài.
Các hoạt động sinh kế của con người như chặt phá tràm, bắt cá, chăn thả
gia súc, gia cầm, cháy rừng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi
trường sống của các loài. Dân số của 5 xã và thị trấn Tràm Chim nằm kề cận
VQG là 31.229 người, chiếm 39% tổng số dân toàn huyện, với mật độ 410
người/km
2
. Điều này đã tạo áp lực lớn đối với VQG. Đặc biệt, hiện có 1.753 hộ
với 8.987 nhân khẩu sống dọc bờ kênh Phú Hiệp thuộc phạm vi VQG nên tác
động của người dân ở đây là rất lớn [43]. Chính vì vậy, việc xác định các mối
đe dọa và các khu vực bị tác động trong VQG là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, giúp BQL Vườn có những biện pháp và kế hoạch quản lý thích hợp,
có hiệu quả trong việc đánh giá tác động đến quần thể chim; xác định khu vực
ưu tiên bảo tồn, loài ưu tiên bảo tồn và hoạt động ưu tiên bảo tồn ở VQG.
1.2. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
1.2.1. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam
Thời kỳ trước năm 1975: các nghiên cứu về chim ở Việt Nam chủ yếu do
một số nhà khoa học nước ngoài tiến hành như Linné (1758), Gmélin (1788),
Lesson (1831) và Bonaparte (1856), Pier M. (1872), Delacour và Jabouille
(1931) nhưng các kết quả này còn khá sơ lược. Chỉ từ sau năm 1957, các nghiên
cứu về chim ở Việt Nam được tiến hành bởi các nhà khoa học trong nước và
được công bố trên nhiều tạp chí khác nhau.
Thời kỳ sau năm 1975: hàng loạt các công trình nghiên cứu về điều tra cơ
bản tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, trong đó có khu hệ chim của nhiều vùng
được công bố dưới các hình thức khác nhau ở trong và ngoài nước.
Năm 1995, số loài chim được ghi nhận là 828 loài (Võ Quý, Nguyễn Cử).
Đến năm 2000 là 850 loài (Nguyễn Cử và cs., 2000) và đến năm 2009, số loài
chim hiện biết ở Việt Nam là 880 loài (Nguyễn Cử, 2009).
Các nghiên cứu về sinh học sinh thái các loài cũng được tiến hành: Nguyễn
Cử (1987) về sinh học sinh thái của các loài trong họ Chèo bẻo, Trương Văn Lã
và cs. (1995) về họ Trĩ; Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Mạnh Hà (2007) về Gà so cổ
hung Arbrophila davidi; Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (2007) về
âm sinh học của loài chim Lách tách má xám Alcippe morrisonia
Các tài liệu chuyên khảo dùng cho nghiên cứu chim được xuất bản: Sách
chim Việt Nam tập I và II (Võ Quý, 1975, 1981), danh lục chim Việt Nam (Võ
Quý, Nguyễn Cử, 1995), Chim Việt Nam (Nguyễn Cử và cs., 2000), Động vật
chí (phần Chim: Lê Đình Thuỷ, 2007). Gần đây nhất là các xuất bản Danh lục
4
chim Việt Nam của Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011) và
sách Giới thiệu một số loài Chim Việt Nam của Lê Mạnh Hùng (2012).
Có thể nói nghiên cứu chim ở Việt Nam đã được tiến hành ở hầu hết các
vùng trong cả nước, nhất là ở các VQG, KBTTN và các khu vực bảo tồn trọng
yếu; nghiên cứu khu hệ, sinh học sinh thái các loài, đặc biệt chú ý đến công tác
bảo tồn.
Ở VQG Tràm Chim, đã có một số nghiên cứu của các tác giả Larsen
(1996), Buckton (1999) về thành phần loài. Riêng đối với loài Sếu đầu đỏ, đã
có nhiều nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam cũng như VQG Tràm Chim:
Lê Diên Dực (1989), Minh Lộc (2007), Tu & Can (2004), Bao et al. (2004)
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về khu hệ chom của
VQG Tràm Chim.
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý và địa hình
- Ví trí địa lý: VQG Tràm Chim nằm trên địa bàn 4 xã: Phú Thọ, Phú
Hiệp, Phú Đức, Tân Công Sính thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Vườn có diện tích là 7.313 ha và thuộc tọa độ địa lý: 10
0
37 - 10
0
46 vĩ độ Bắc
và 105
0
28 - 105
0
36 độ kinh Đông. Trong phạm vi ranh giới, Vườn được chia
thành 06 khu quản lý (từ A1 đến A5 và khu C); trong đó Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt thuộc các khu từ A1, A2, A3 và A4, Phân khu phục hồi sinh thái
thuộc khu A5, và Phân khu hành chính dịch vụ thuộc khu C. Vùng đệm thuộc
địa bàn của 05 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ, Phú Cường và Tân Công
Sính) và thị trấn Tràm Chim.
- Địa hình: nhìn chung địa hình khu vực VQG Tràm Chim chênh nhau từ
1,2 - 1,6m. Độ cao trung bình vào khoảng 1,5m so với mực nước biển, có xu
thế cao dần từ Tây sang Đông. Nơi thấp nhất khoảng 1,2 - 1,3 m, nằm chủ yếu
ở phía 2 kênh Đồng Tiến và An Bình. Khu trung tâm có độ cao từ 1,4 - 1,6 m.
- Thổ nhưỡng: VQG Tràm Chim có 2 loại đất chính: đất xám trên phù sa
cổ (Greysoil on old alluvial) và đất phèn (Acid sulphate soil). Đất phèn chiếm
tỷ lệ cao (89,5%).
1.3.2. Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 27°C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 27- 28
o
C vào các tháng
11 và 12 hằng năm và cao nhất vào các tháng mùa khô khoảng 37
o
C vào các
tháng 3 và tháng 4 trong năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Độ
ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40%.
- Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là
hướng Tây-Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và
gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông - Bắc, tốc độ gió trung bình
5
khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế gió với
tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.
- Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm.
Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, mùa mưa tập trung cao độ ở các tháng
7, tháng 8 và tháng 9 hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này.
Tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất. Số ngày mưa trung bình đo được
tại VQG Tràm Chim khoảng 110 - 160 ngày/năm.
1.3.3. Đặc điểm thuỷ văn
VQG Tràm Chim được bao bọc bởi các kênh: Phú Thành ở phía Tây, Phú
Hiệp ở phía Đông, Đồng Tiến ở phía Tây Nam và An Bình ở phía Bắc. Trong
đó, kênh Đồng Tiến lớn nhất và là kênh trục nối từ sông Tiền sang sông Vàm
Cỏ Tây. Kênh Phú Hiệp và kênh Phú Thành giữ vai trò tiếp nước ngọt vào sâu
trong nội đồng từ các kênh trục và tiêu thoát nước khi có lũ từ hướng Tây tràn
qua. Kênh An Bình có tác dụng tiếp nước ngọt từ sông Tiền vào nội đồng.
Ngoài ra khu vực VQG Tràm Chim còn có 2 kênh nhỏ là kênh Mười Nhẹ nối từ
kênh Đồng Tiến sang kênh Phú Hiệp và kênh Ba Hồng chạy từ giữa kênh An
Bình vào trung tâm khu A1.
1. 3.4. Khu hệ thực vật, động vật
a. Thảm thực vật và hệ thực vật
Hệ thực vật đặc trưng bởi kiểu rừng tràm ngập nước theo mùa trên đất
phèn. Có 6 kiểu quần xã thực vật chính được tìm thấy trong VQG, bao gồm:
Quần xã sen (Nelumbo nucifera), quần xã lúa ma (Oryza rufipogon), quần xã cỏ
ống (Panicum repens), quần xã năng (Eleocharis dulcis), quần xã cỏ mồm mốc
(Ischaemum rugosum), Quần xã rừng tràm (Melaleuca cajiputi). Cho đến nay,
tại VQG đã thống kê được 174 loài thực vật nổi và 130 loài thực vật bậc cao,
trong đó có 14 loài thực vật thân gỗ, 2 loài thân bụi, 5 loài dây leo và 109 loài
thực vật thân thảo.
b. Khu hệ động vật
Động vật thủy sinh: VQG Tràm Chim phong phú về thành phần loài động
vật thủy sinh, các kết quả điều tra đã ghi nhận 110 loài động vật nổi và 26 loài
động vật đáy. Khu hệ Cá với 55 loài thuộc 15 họ. Khu hệ Chim: Thành phần
loài chim VQG Tràm Chim rất phong phú, phổ biến nhất là chim nước. Năm
1996, Larsen đã ghi nhận có 181 loài, sau đó Buckton et al. (1999) ghi nhận
được 86 loài. Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về Sếu đầu đỏ và một số
loài chim nước được thực hiện ở VQG.
1.3.5. Tình hình kinh tế xã hội
Toàn bộ dân số của 5 xã và thị trấn Tràm Chim thuộc vùng đệm của Vườn
là 31.229 người, chiếm 39% tổng số dân toàn huyện, với mật độ 410 người/km
2
.
Đặc biệt, hiện có 1.753 hộ với 8.987 nhân khẩu sống dọc bờ kênh Phú Hiệp
thuộc phạm vi Vườn. Nói chung trình độ dân trí của người dân còn thấp. Đa số
người dân địa phương sử dụng lao động đơn giản chưa qua đào tạo nghề (chiếm
6
98,6%); tỉ lệ các hộ nghèo thiếu ăn hàng năm khá lớn (chiếm 68,05%). Đời
sống của người dân sống ở vùng đệm còn nhiều khó khăn. Nguồn sống chính là
canh tác lúa và đánh bắt nguồn thủy sản tự nhiên trên các kinh rạch nên ảnh
hưởng rất lớn đến tài nguyên ĐDSH của VQG.
Chương 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TƯ LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm
Đã tiến hành 15 đợt nghiên cứu, thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng
11/2010. Khu vực nghiên cứu của đề tài luận án được giới hạn trong ranh giới
VQG và nằm trong 02 phân khu chức năng (bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi
sinh thái), trong đó có các khu quản lý (từ khu A1 đến A5).
2.2. Tư liệu nghiên cứu
Số liệu thu được từ kết quả điều tra quan sát chim tại VQG trong 15 đợt
nghiên cứu. Số liệu điều tra nghiên cứu đã có từ trước đến nay về VQG Tràm
Chim, vùng Nam Bộ và cả nước có liên quan. Các thông tin và kết quả thu thập
được qua phỏng vấn cán bộ kiểm lâm VQG và người dân địa phương. Các mẫu
nhồi, di vật còn sót lại của các loài ở VQG và nhà người dân địa phương. Các
kết quả từ điều tra tình hình săn bắt, buôn bán. Ảnh chụp từ các đợt thực địa.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra nghiên cứu thực địa
2.3.1.1. Điều tra theo tuyến và theo điểm
- Điều tra theo tuyến: Trong các đợt điều tra, từ các địa điểm nghiên cứu
chính được lựa chọn nằm trong ranh giới VQG tiến hành quan sát chim theo các
tuyến khác nhau. Các tuyến này thường là các tuyến đường đi dọc theo các
kênh rạch. Trong nghiên cứu ở VQG Tràm Chim, chúng tôi đã tiến hành điều
tra theo 11 tuyến.
- Điều tra theo điểm: Các điểm được lựa chọn là những vị trí người nghiên
cứu đứng tại chỗ để quan sát chim xung quanh. Việc nghiên cứu thực địa theo
điểm được tiến hành cùng với thời gian đếm số lượng Sếu với tất cả 17 điểm
đếm được bố trí ở từ khu A1 – A5. Mỗi điểm đếm được bố trí 1 người.
- Phương pháp lập danh lục Mackinnon: dùng để tính toán độ phong phú
tương đối và chiều hướng biến đổi của loài trong từng khu vực và sinh cảnh
sống bằng cách lập các danh lục nhỏ trong khi điều tra quan sát chim. Mỗi loài
chỉ được tính một lần trong cùng một phiếu. Số lượng loài cho 1 danh lục tuỳ
thuộc độ phong phú của chim ở điểm nghiên cứu, cụ thể tại VQG Tràm Chim,
trung bình mỗi phiếu đã được lập cho 14,5 loài.
2.3.1.2. Ghi nhận và định loại
Ghi nhận chim trên thực địa qua quan sát bằng mắt thường và ống nhòm
Bushnell 10x60 sản xuất tại Trung Quốc, Nikula 12x60 của Nhật Bản; ống
7
telescopes trong quan sát các loài chim nước. Sử dụng các sách định loại và
sách hướng dẫn nghiên cứu chim ngoài thiên nhiên: tài liệu Chim Việt Nam (2
tập) của Võ Quý; các sách hướng dẫn quan sát chim ngoài thiên nhiên có tranh,
ảnh màu minh hoạ. Sử dụng máy ghi âm và băng ghi tiếng chim vùng châu Á
Thái Bình Dương cho việc xác định các loài bằng tiếng hót, tiếng kêu.
2.3.1.3. Thu thập các số liệu khác
Thu thập các số liệu về tình hình KT-XH vùng đệm; tác động của con
người lên VQG ở các điểm điều tra; tình hình quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
trong VQG, các hoạt động liên quan của BQL và lực lượng kiểm lâm VQG
cũng như những hoạt động phối kết hợp quản lý bảo vệ của chính quyền các
cấp và các bên liên quan khác ở địa phương
2.3.1.4. Phỏng vấn
Điều tra phỏng vấn BQL Vườn, cán bộ kiểm lâm Vườn, các thành viên của
Hội xem chim, thợ săn, người dân địa phương, công việc phỏng vấn thường
được lặp lại nhiều lần bằng các đặc điểm nhận dạng có kèm theo phương tiện
hỗ trợ (tranh, ảnh màu) và có sự lựa chọn thông tin đủ độ tin cậy về loài phỏng
vấn trước khi có kết luận.
2.3.1.5. Phương pháp nghiên cứu số lượng cá thể Sếu đầu đỏ
- Phương pháp đếm số lượng cá thể Sếu đầu đỏ được tiến hành cùng với
các cán bộ của VQG Tràm Chim, thực hiện theo cách tính của ICF: bố trí người
đếm ở những vị trí đã định sẵn, là những nơi có tầm quan sát rộng. Qui định và
thống nhất các giờ đếm Sếu trong ngày tại tất cả các điểm. Ghi nhận lại đầy đủ
tất cả các kết quả đếm ở từng điểm trong cùng một thời gian. Sau đó cộng số cá
thể ghi nhận được ở tất cả các điểm trong cùng một thời gian và lấy kết quả ở
thời điểm có số cá thể ghi nhận cao nhất. Thời gian đếm trong ngày được tiến
hành từ 6h00’ đến 8h30’, mỗi lần đếm cách nhau 10 phút.
2.3.1.6. Phương pháp xác định các mối đe dọa lên khu hệ chim VQG Tràm Chim
Xác định các áp lực, đe dọa lên VQG Tràm Chim và đề xuất các hoạt động
chủ yếu để nhằm làm giảm thiểu đến mức tối đa các áp lực đe dọa đó đã được
tham vấn bởi các cộng đồng / các bên liên quan ở địa phương thông qua Hội
thảo Đánh giá nhu cầu bảo tồn (CNA) được Ban quản lý VQG tổ chức trong
quá trình thực hiện Dự án Quỷ bảo tồn Rừng đặc dụng Việt Nam (VCF).
2.3.2. Phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng chương trình Microsoft Excel để xử lý các số liệu thu được theo
phương pháp thống kê sinh học.
Đánh giá độ phong phú các loài dựa vào tần suất bắt gặp các loài trên tổng
số điểm nghiên cứu (theo Ferry & Frochot, 1970): Loài phổ biến (tần suất bắt
gặp ≥ 50%); Loài tương đối phổ biến (tần suất trong khoảng < 50% và ≥ 25%);
Loài ít/hiếm gặp (tần suất bắt gặp < 25%).
8
2.3.3. Nhận xét và chọn lựa hệ thống phân loại học để xây dựng danh lục
chim ở VQG Tràm Chim
Trong nghiên cứu hiện nay, chúng tôi sử dụng Danh lục chim Việt Nam
của Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011) đồng thời có bổ sung
theo một số tài liệu khác cho việc xây dựng danh lục chim VQG Tràm Chim.
Theo chúng tôi các hệ thống phân loại chim thế giới đã được Võ Quý, Nguyễn
Cử (1995) và Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011) sử dụng để
xây dựng Danh lục Chim Việt Nam.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài và phân bố chim ở VQG Tràm Chim
3.1.1. Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ chim VQG Tràm Chim
3.1.1.1. Thành phần loài chim ở VQG Tràm Chim
Theo các phương pháp nghiên cứu đã được trình bày ở trên, cho đến nay
tại VQG Tràm Chim chúng tôi đã thống kê được 230 loài chim thuộc 61 họ, 16
bộ. Có 97 loài ghi nhận trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, 98 loài không
ghi nhận lại được và 35 loài bổ sung cho VQG; có 3 loài lần đầu tiên ghi nhận
cho khu vực Nam Bộ.
Trong cấu trúc thành phần loài chim ở KVNC, tính đặc trưng thể hiện rõ ở
số lượng các loài chim nước ghi nhận được 89/230 loài. Điều này cũng phù hợp
với sự đặc trưng về sinh cảnh của VQG, gồm các sinh cảnh chủ yếu là rừng
tràm, đồng cỏ năng, đồng cỏ ống, đầm lầy sen - nghễ, đồng lúa ma, đồng cỏ
mồm và hệ thống kênh rạch dày đặc.
3.1.1.2. Cấu trúc thành phần loài chim ở VQG Tràm Chim
a. Về cấu trúc phân loại học
- Sự đa dạng về số giống trong mỗi họ: Kết quả phân tích cho thấy số
lượng họ có 1 giống chiếm tỉ lệ khá lớn (34 họ, chiếm 55,73% tổng số họ); 9
họ có 2 giống/họ (chiếm 14,75%); số họ có từ 3 giống trở lên chiếm tỉ lệ rất
ít: 5 họ có 3 giống/họ (8,19%) là các họ: Cò quăm, Choi choi, Chiền chiện,
Hút mật và chim di; 5 họ có 4 giống/họ (8,19%) là các họ: Hạc. Mòng bể, Bồ
câu, Nhạn, Chim chích; có 2 họ có 5 giống/họ (3,27%) là các họ: Rẽ, Bói cá;
họ Cu cu và họ Đớp ruồi có 6 giống/họ, 1 họ Vịt có 7 giống/họ (1,63%); và 2
họ có 8 giống/họ (3,27%) là họ Ưng và họ Gà nước.
Trong số các họ có 1 giống/họ thì họ Trảu và họ Chèo bẻo có 4 loài/giống;
có 6 họ có 1 giống 3 loài, đó là các họ: họ Cốc, họ Cắt, Cun cút, Bách thanh, họ
Chích phylu và họ Rồng rộc; các họ còn lại chỉ có 1 giống với 1 hoặc 2 loài,
trong đó có tới 20 họ (chiếm 32,78%) chỉ có 1 giống, 1 loài.
Sự đa dạng về số loài trong mỗi họ: từ kết quả ở bảng trên cũng cho thấy
số lượng họ có ít loài chiếm tỉ lệ khá cao: 20 họ có 1 loài/họ (chiếm 32,78%);
có 10 họ có 2 loài/họ (16,39%); có 8 loài có có 3 loài/họ (13,11%); có 5 họ có 4
loài/họ (8,19%); có 3 họ có 5 loài (họ Hạc, Mòng bể, Chim di); có 2 họ có 6
9
loài (Họ Bồ câu và họ Nhạn); có 5 họ có 7 loài (họ Choi choi, Cu cu, Chiền
chiện, Chim chích và Chìa vôi); số lương họ đa dạng về loài rất ít, chỉ có 1 đến
2 họ có từ 8 loài trở lên như các họ sau: họ Bói cá có 8 loài; họ Đớp ruồi có 9
loài; họ Gà nước có 10 loài; họ Vịt và họ Ưng có 12 loài; họ Rẽ có 14 loài và
họ Diệc có số loài cao nhất là 16 loài/họ.
Sự đa dạng về số loài trong mỗi giống. Kết quả phân tích cho thấy trong
tổng số 142 giống thì có đến 91 giống có 1 loài (chiếm 64,08% tổng số
giống); có 24 giống có 2 loài/ giống (chiếm 16,90% tổng số giống); có 21
giống có 3 loài/giống (chiếm 14,78% tổng số giống); số giống có từ 4 loài
trỏe lên chiếm tỉ lệ rất ít: có 3 giống có 4 loài/giống (giống Merops, Dcrirus
và Motaciila); 1 giống Prinia có 5 loài/giống và 2 giống có 6 loài/giống là
giống Anas và Tringa.
b. Sự đa dạng ở các bộ chim trong cấu trúc phân loại học
Sự đa dạng ở các bộ chim trong cấu trúc phân loại học được tổng hợp ở
bảng 3.3.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng các họ, giống và loài của các bộ chim ở
VQG Tràm Chim
TT Bộ
Họ Giống Loài Tỉ lệ
n % n % n % Loài/ giống Loài/ họ
1 Bộ Ngỗng 1 1,63 7 4,92 12 5,21 1,71 12,00
2 Bộ Chim lặn 1 1,63 1 0,70 1 0,43 1,00 1,00
3 Bộ Hạc 3 4,91 17 11,97 24 10,43 1,41 8,00
4 Bộ Bồ nông 3 4,91 3 2,11 5 2,17 1,66 1,66
5 Bộ Cắt 1 1,63 1 0,70 3 1,30 3,00 3,00
6 Bộ Ưng 2 3,27 9 6,33 13 5,65 1,44 6,50
7 Bộ Sếu 3 4,91 10 7,04 11 4,78 1,10 3,66
8 Bộ Rẽ 8 13,11 18 12,67 35 15,21 1,94 4,37
9 Bộ Bồ câu 1 1,63 4 2,81 6 2,60 1,50 6,00
10 Bộ Cu cu 1 1,63 6 4,22 7 3,04 1,16 7,00
11 Bộ Cú 1 1,63 1 0,70 1 0,43 1,00 1,00
12 Bộ Cú muỗi 1 1,63 1 0,70 1 0,43 1,00 1,00
13 Bộ Yến 1 1,63 2 1,40 3 1,30 1,50 3,00
14 Bộ Sả 3 4,91 8 5,63 14 6,08 1,75 4,66
15 Bộ Gõ kiến 2 3,27 2 1,40 2 0,86 1,00 1,00
16 Bộ Sẻ 29 47,51 52 36,61 92 40,00 1,76 3,17
Tổng 61 142 230 1,61 3,77
- Sự đa dạng về họ trong mỗi bộ:
Trong số 16 bộ ghi nhận ở VQG Tràm Chim thì bộ Sẻ (Passeriformes) đa
dạng nhất về số họ 29 họ (chiếm 47,51% tổng số họ), tiếp theo là bộ Rẽ
(Charadriformes) có 8 họ (chiếm 13,11%); có 4 bộ có 3 họ gồm bộ Hạc
10
(Ciiconiformes), bộ Bồ nông (Pelecaniformes), bộ Sếu (Gruiformes) và bộ Sả
(Coraciiformes); có 2 bộ có 2 họ là bộ Ưng (Accipitriformes) và bộ Gõ kiến
(Piciformes). Các bộ còn lại chỉ có 1 họ. Như vậy, sau bộ Sẻ là bộ có nhiều họ
nhất thì bộ Rẽ là bộ có số họ tương đối nhiều hơn so với các bộ còn lại.
- Sự đa dạng về giống trong mỗi bộ:
Đa dạng nhất về giống vẫn thuộc về bộ Sẻ với 52 giống (chiếm 36,61%
tổng số giống); tiếp sau là các bộ có số giống nhiều gồm bộ Sả với 18 giống
(chiếm 12,67% tổng số giống); bộ Hạc với 17 giống (chiếm 11,97%); bộ Sếu
có 10 giống (chiếm 7,04%); bộ Ưng có 9 giống (chiếm 6,33%); bộ Sả có 8
giống (chiếm 5,63%); bộ Ngỗng có 7 giống (chiếm 4,92%); bộ Cu cu có 6
giống (chiếm 4,22%). Các bộ còn lại chỉ có từ 1 đến 4 giống trong đó có 4 bộ
chỉ có 1 giống gồm bộ Chim lặn, bộ cắt, bộ Cú và bộ Cú muỗi (chiếm 0,70%
tổng số giống).
Trong số 142 giống chim ghi nhận được ở VQG Tràm Chim thì có 2 giống
đa dạng nhất là Anas (họ Vịt Anatidae) và Tringa (họ Rẽ Scolopacidae) có 6
loài; tiếp theo là giống Prinia (họ Chiền chiện Cisticolidae) có 5 loài; có 3
giống có 4 loài là Merops (họ Trảu Meropidae), Dicrurus (họ Chèo bẻo
Dicruridae), Motaciila (họ Chìa vôi Motacillidae), các giống còn lại chỉ có từ 1
đến 3 loài.
Như vậy, trong cấu trúc khu hệ chim ở VQG Tràm Chim, đa dạng nhất
vẫn là bộ Sẻ Passeriformes với 29 họ, 52 giống và 92 loài. Họ đa dạng nhất
về loài là họ Diệc Ardeidae có 16 loài; giống có nhiều loài nhất là Anas và
Tringa có 6 loài
3.1.1.3. Đặc trưng về các loài chim nước ở VQG Tràm Chim
Trong số 230 loài chim đã xác định ở KVNC, có 89 loài chim nước và phụ
thuộc đất ngập nước thuộc 21 họ, 9 bộ (chiếm 38,70% tổng số loài chim của
VQG và 10,03% so với tổng số loài chim của Việt Nam). Đáng chú ý là trong
số đó có đến hơn 22,47% là các loài quý, hiếm, bị đe dọa và có ý nghĩa bảo tồn
đối với khu vực và trên thế giới. Trong số 89 loài chim nước được xác định ở
VQG Tràm Chim có 49 loài định cư (chiếm 55,05% số loài chim nước), 35 loài
di cư (chiếm 39,32%), 4 loài lang thang hoặc bay qua trên đường di cư (4,49%),
1 loài chưa rõ hiện trạng (1,12%). Như vậy, số loài chim nước định cư chiếm tỉ
lệ khá lớn so với tổng số loài chim nước.
3.1.2. Những loài mới bổ sung cho VQG và khu hệ chim Nam Bộ
3.1.2.1. Các loài bổ sung cho VQG Tràm Chim
Tại VQG Tràm Chim trước đây cũng có các nghiên cứu ban đầu về chim
đã được thực hiện bởi các tác giả như Larsen (1996) đã ghi nhận có 181 loài và
năm 1999 Buckton et al đã thống kê tại VQG Tràm Chim có 86 loài chim…
Trong quá trình khảo sát thực địa, chúng tôi đã bổ sung thêm cho danh lục
11
chim của VQQ Tràm Chim 35 loài (chiếm 15,21% tổng số loài của VQG) thuộc
25 họ, 10 bộ.
3.1.2.2. Các loài bổ sung cho khu hệ chim Nam Bộ
Trên cơ sở những kết quả của các đợt điều tra thực địa và kế thừa các
nghiên cứu trước đây về chim ở VQG Tràm Chim, đối chiếu với sự phân bố
theo các vùng của các loài chim trong tài liệu của Võ Quý, Nguyễn Cử
(1995), Nguyễn Cử và cs. (2000), Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh
Vân (2011), Lê Mạnh Hùng (2012)… chúng tôi đưa ra danh sách các loài
chim bổ sung cho khu hệ chim Nam Bộ được ghi nhận ở VQG Tràm Chim
gồm 3 loài: Vịt khoang adorna tadorna, Cắt Amur Falco amurensis và Chích
họng vạch Bradypterus thoracicus.
3.1.3. Đặc điểm phân bố chim trong VQG Tràm Chim
3.1.3.1. Đặc điểm phân bố chim theo các khu ở VQG Tràm Chim
Trong 5 điểm nghiên cứu thì điểm gặp nhiều loài nhất là khu A1 với 126
loài (chiếm 95,45% tổng số loài quan sát được) thuộc 40 họ (95,24%); tiếp đến
là khu A4 với 64 loài (48,48%) thuộc 25 họ (59,52%); khu A5 quan sát được 50
loài (37,88%) thuộc 21 họ (50%). Khu A3 gặp 40 loài (28,17%) và 18 họ
(42,86%). Khu A2 gặp ít loài nhất chỉ 36 loài (27,27%) thuộc 13 họ (30,95%).
Như vậy, sự phân bố của các loài chim ở các khu là không đồng đều. Tuy
nhiên, có thể thấy được sự đa dạng cũng như tính đặc trưng của các loài và
nhóm loài chim ở từng khu, từng sinh cảnh khác nhau.
Bảng 3.2. Đặc trưng phân bố chim theo các khu của VQG Tràm Chim
TT Khu phân bố
Số họ Số loài
Họ ưu thế (số loài)
n % n %
1 A1 40 95,24 126 95,45
Họ Diệc (9), họ Rẽ (7), họ Vịt
(6), họ Ưng (6), họ Gà nước
(6), họ Cu cu (6), họ Bói cá
(4), họ Hạc (3), họ Cốc (3), họ
Mòng bể (3).
2 A2 13 30,95 36 27,27
Họ Diệc (4), họ Cu cu (4). Họ
Gà nước (4), họ Cun cút (3),
họ Bồ câu (3).
3 A3 18 42,86 40 30,30
Họ Diệc (3), họ Gà nước (3),
họ Bồ câu (3), họ Cu cu (3),
họ Chìa vôi (2).
4 A4 25 59,23 64 48,48
Họ Diệc (9), họ Gà nước (5),
họ Rẽ (5), họ Choi choi (4),
họ Cu cu (4), họ Cốc (3)
5 A5 21 50,00 50 37,88
Họ Diệc (7), họ Gà nước (5),
họ Cò quăm (3), họ Bồ câu
(3), họ Cu cu (3)
12
3.1.3.2. Đặc điểm phân bố chim theo sinh cảnh ở VQG Tràm Chim
a. Sinh cảnh rừng tràm
Những loài chim thường gặp: Cò trắng (Egretta garzetta), Cò bợ (Ardeola
bacclus), CòlLửa (Ixobrychus sinensis), Vạc (Nycticorax nycticorax), Diệc lửa
(Ardea purpurea), Diệc xám (Ardea cinerea), Điêng điểng (Anhinga
melanogaster), Cồng cộc (Pharacrocorax niger), Tu hú (Eudynamys
scolopacea), Cú ngói (Streptopelia tranquebarica), Cò ruồi (Bubulcus ibis), Cò
trắng trung quốc (Egretta eulophotes), Cò lùn hung (
Ixobrychus cinnamomeus
),
Cò lùn xám (Ixobrychus sinensis), Chèo bẻo (Dicrurus macrocercus), Hút mật
đỏ (Aethopiga siparaja), Diều hâu (Milvus migrans), Sẻ (Carpodacus
erythrinus), Chích chòe (Lucustella lanceolata), Rẽ giun châu á (Gallinago
stenura), Nhàn caxpia (Sterna bernsteini), Yến cằm trắng (Apus affinis, Yến
hông trắng (Apus pacificus), Quạ đen (Corvus macrorhynchos), Chào mào
(Pycnonotus jocosus), Chích chạch má vàng (Macronus gularis)…
b. Sinh cảnh đồng cỏ năng
Những loài chim thường gặp: Sếu (Grus antigone), Cò trắng (Egretta
garzetta), Cò bợ (Ardeola bacclus), Xít (Porphyrio porphyrio), Kịch (Gallinula
chloropus), Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Le khoang cổ (Nettapus
coromandelianus), Diệc lửa (Ardea purpurea), Diệc xám (Ardea cinerea), Cò
lửa (Ixobrychus sinensis), Cà kheo (
Himantopus himantopus
). Te vặt (Vanellus
indicus), Gà lôi nước (
Hydrophasianus chirurgu
), Gà lôi nước ấn độ (Metopodius
indicus), Bìm bịp lớn (Centropus sinensis), Bìm bịp nhỏ (Centropus
bengalensis), Bói cá nhỏ (Ceryle rudis), Gà đồng (Gallicrex cinerea), Gà nước
vằn (Galliralus striatus).
c. Sinh cảnh đồng cỏ mồm
Những loài chim thường gặp: Cồng cộc (Pharacrocorax niger), Chiền
chiện (Prinia flaviventris), Cò bợ (Ardeola bacclus), Cò lửa (Ixobrychus
sinensis), Cút nhỏ (Turnix syluatica), Diệc lửa (Ardea purpurea), Diệc xám
(Ardea cinerea), Cú (Tyto capensis), Giang sen (Mycteria leucocephala), Già
đẫy (Leptoptilos dubius), Te vặt (Vanellus indicus), Chích (Porphyrio
porphyrio), Kịch (Gallinula chloropus), Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Gà lôi
nước (
Hydrophasianus chirurgu
), Gà lôi nước ấn độ (Metopodius indicus), Bìm
bịp lớn (Centropus sinensis), Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis), Chìa vôi
đầu vàng (Motacilla citreola), Chìa vôi trắng (Motacilla alba)…
d. Sinh cảnh đồng cỏ ống
Những loài chim thường gặp: Chiền chiện bụng vàng (Prinia flaviventris),
Sơn ca (Alauda gulgula), Sẻ Bụi (Saxicola caprata), Trảu đầu hung (Merops
superciliosus), Cò bợ (Ardeola bacclus), Giang Sen (Mycteria leucocephala),
Già đẫy (Leptoptilos dubius), Chích đầm lầy (Locustella certhiola),), Chìa vôi
13
đầu vàng (Motacilla citreola), Chìa vôi trắng (Motacilla alba), Chích
(Porphyrio porphyrio), Kịch (Gallinula chloropus), Gà lôi nước ấn độ
(Metopodius indicus), Bìm bịp lớn (Centropus sinensis), Chích
(Porphyrioporphyrio).
e. Sinh cảnh đồng lúa ma
Đồng lúa ma (Oryza rufipogon) phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng
824 ha. Tuy nhiên, cánh đồng Lúa ma (Oryza rufipogon) đơn thuần có diện tích
khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của Lúa ma là sự kết
hợp với những loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng
cho vùng đất ngập nước.
Hầu như tất cả các loài chim ở Tràm Chim đều thích với đồng Lúa ma như
Cồng cộc (Pharacrocorax niger), Chiền chiện (Prinia flaviventris), Cò bợ
(Ardeola bacclus), Cò lửa (Ixobrychus sinensis), Cút nhỏ (Turnix syluatica),
Diệc lửa (Ardea purpurea), Diệc xám (Ardea cinerea), Cú (Tyto capensis),
Giang sen (Mycteria leucocephala), Te vặt (Vanellus indicus), Gà lôi nước
(Hydrophasianus chirurgu), Gà lôi nước ấn độ (Metopodius indicus), Bìm bịp
lớn (Centropus sinensis), Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis), Bói cá nhỏ
(Ceryle rudis), Gà đồng (Gallicrex cinerea), Gà nước vằn (Galliralus striatus),
Sếu (Grus antigone), Cò trắng (Egretta garzetta), Cò bợ (Ardeola bacclus),
Chích (Porphyrio porphyrio), Kịch (Gallinula chloropus),…sinh cảnh này đa
dạng sinh học rất cao.
f. Sinh cảnh đầm lầy sen – nghể
Những loài thường gặp: cò lửa (Ixobrychus sinensis), cò trắng (Egretta
garzetta), cò nhạn (Anastomus oscitans), Cò Bợ (Ardeola bacclus). Le hôi
(Tachybaptus raficollis), Le khoang Cổ (Nettapus coromandelianus), Vịt trời
(Anas poecilorhyncha),), Cò bợ (Ardeola bacclus), Chích (Porphyrio
porphyrio), Kịch (Gallinula chloropus), Gà lôi nước (Hydrophasianus
chirurgus), Gà nước vằn (Rallus striatus), Cuốc ngực nâu (Porzana fusca),
Mòng két (Anas crecca), Bói cá (Ceryle rudis) …
3.1.3.2. Sự biến đổi thành phần loài chim theo thời gian
Sự biến đổi thành phần loài chim theo thời gian ở VQG Tràm Chim được
thể hiện ở bảng 3.3.
14
Bảng 3.3. Sự biến động về thành phần và số lượng loài chim qua
các tháng tại VQG Tràm Chim
Thời gian
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
n % n % n % n % n % n %
Số loài * 53 40,15 95 71,97 86 65,15 87 65,91 57 43,18 33 25,00
M ** 10
18,8
7
19
20,0
0
17 19,77 21 24,13 10 17,54 4 12,12
R+M ** 3 5,66 9 9,47 7 8,14 6 6,90 2 3,51 0 0,00
R ** 40 75,47 67 70,53 62 72,09 60 68,97 45 78,95 29 87,88
Tỉ lệ M/R 25,00 28,36 27,42 35,00 22,22 13,80
Ghi chú: * tỉ lệ % tính trên tổng số loài ghi nhận trên thực địa; ** tỉ lệ % tính
theo số loài ghi nhận ở từng tháng; n. Số loài; R. loài định cư; M. loài di cư; R+M.
Loài vừa định cư vừa di cư.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy sự biến động về thành phần loài và số
lượng của chúng theo thời gian nghiên cứu trong năm cho thấy có sự thay đổi
khá rõ. Bắt đầu từ tháng 3, số loài quan sát được là 53 loài (40,15% số loài ghi
nhận được trên thực địa); thời gian quan sát được nhiều nhất vào tháng 4 với 95
loài (chiếm 71,97%), đây chính là thời kỳ bắt đầu mùa hoạt động trở lại của các
loài di cư. Đến tháng 5 số lượng loài bắt đầu giảm nhưng không đáng kể với 86
loài (chiếm 65,15%). Ở KVNC, điều kiện khí hậu ở các tháng này có thể nói là
thuận lợi nhất trong năm, do đó số lượng các loài ghi nhận được khá nhiều. Đặc
trưng về khu hệ chim ở VQG Tràm Chim chịu sự ảnh hưởng của hai mùa rõ rệt
trong năm là mùa mưa và mùa khô. Tại đây khu hệ chim nước chiếm số lượng
rất lớn về thành phần loài. Với các tháng 9, 10 và 11 trong năm là những tháng
lũ từ đỉnh điểm chuẩn bị hạ nên thành phần loài chim cũng có những biến đổi
đáng kể. Chẳng hạn như, từ kết quả ta thấy ở tháng 9 ghi nhận 87 loài (chiếm
65,91%), đến tháng 10 giảm xuống chỉ còn 57 loài (chiếm 43,18%)và số lượng
loài ghi nhận thấp nhất vào tháng 11 chỉ có 33 loài (chiếm 25%).
Như vậy sự biến đổi thành phần loài chim qua các tháng tương đối rõ rệt.
Ở tất cả các thời gian trong năm, tỉ lệ số loài định cư trên tổng số loài ghi nhận
ở từng tháng đạt từ 68,97% (tháng 9) đến 87,88% (tháng 11). Điều này cho thấy
sự ổn định về cấu trúc của chủng quần chim ở KVNC, thể hiện ở thành phần
loài chim định cư làm tổ là tương đối ổn định.
Bên cạnh đó, kết quả thống kê cũng phản ánh được tình trạng của các loài
di cư ở VQG. Số lượng loài di cư cao nhất là ở tháng 9 với 21 loài (chiếm 24,13
số lượng loài ghi nhận được trong tháng), sau đó giảm dần vào tháng 10 với 10
loài (chiếm 17,54%) và thấp nhất là ở tháng 11 với 4 loài (chiếm 12,12%). Số
lượng loài di cư đến VQG lại bắt đầu tăng lại vào những tháng mùa khô năm
sau, điển hình là từ tháng 3 đến tháng 5. Số loài di cư đến vào tháng 3 với 10
loài (chiếm 18,87%), đến tháng 4 số loài đạt cao nhất trong mùa khô với 19 loài
15
(chiếm 20%), và tháng 5 với 17 loài (chiếm 19,77%).
3.2. Hiện trạng, tầm quan trọng và giá trị bảo tồn của khu hệ chim ở VQG
Tràm Chim
3.2.1. Tính đa dạng và độ phong phú của khu hệ chim ở VQG Tràm Chim
3.2.1.1. Tính đa dạng khu hệ chim của VQG Tràm Chim
Sự tích luỹ các loài ghi nhận được thể hiện bằng đường cong tích luỹ loài.
Các danh lục Mackinnon ở mỗi địa điểm nghiên cứu được tổng hợp chung, từ
đó đưa ra kết quả tích luỹ số lượng loài qua 11 tuyến nghiên cứu đã thực hiện
(hình 3.4).
Hình 3.1. Sự tích luỹ loài qua các địa điểm nghiên cứu
Hình 3.4 cho thấy sự thay đổi trong quá trình tích luỹ các loài qua thời gian
ở các địa điểm nghiên cứu. Ở giai đoạn đầu, số lượng các loài phát hiện lớn và
tăng khá nhanh, các nghiên cứu được thực hiện ở 3 khu vực của khu A1 (điểm I
- từ tru sở VQG đến trạm C4), Trạm Phú Thọ (điểm II - chốt C2) và Kênh Phú
Đức (điểm III - giáp xã Phú Đức). Vị trí của các địa điểm cách nhau khá xa, nên
sự tích luỹ loài là tương đối lớn (số loài tích lũy chiếm 8,42% khi chuyển từ
điểm I sang điểm II và 9,52% khi chuyển sang điểm III).
Đường cong tích luỹ loài có xu hướng tiệm cận dần khi thực hiện các
nghiên cứu tiếp theo ở điểm IV (Kênh số 2, kênh số 5 của khu A5 là 2,65%),
điểm V (Trạm C5 - Khu A2: 1,87%) và điểm VI (Trạm C6 - thuộc thuộc khu
A3: 0%). Sau đó, sự tích lũy các loài trở lại giảm xuống khi thực hiện nghiên
cứu ở khu vực A2 và A3, mặc dù có tăng hơn so với thời điểm năm trước, dọc
bờ đê khu A2, A3: 1,67% và dọc theo các kênh Mười Nhẹ, Kênh Phú Đức của
Khu A1 có đến 5 loài được tích lũy thêm 4,0%. Khi chuyển sang điểm nghiên
16
cứu thuộc vùng ven khu dân cư thuộc xã Phú Hiệp (khu A5), số lượng loài
được phát hiện thêm là 3 loài (2,34%). Điểm khảo sát cuối cùng dọc theo kênh
Phú Đức đã tích lũy thêm 4 loài (3,03%). Như vậy, số lượng loài tích lũy qua
các điểm nghiên cứu cho thấy khu A1 là khu có số lượng loài được tích lũy cao
nhất và có khu hệ chim đa dạng hơn các khu còn lại.
Bên cạnh đó, có thể thấy sự thay đổi về số lượng các loài chim đơn độc gặp
trong VQG qua các điểm nghiên cứu. Số loài đơn độc có xu hướng giảm dần cùng
với việc tiến hành các đợt nghiên cứu. Tuy nhiên, có thời điểm số loài này có xu
hướng tăng lên (điểm IV, VII, X), sự tăng lên đột ngột của các loài đơn độc ở đây
tương ứng với việc số lượng các loài tích lũy cũng tăng ở điểm nghiên cứu này. Ở
các điểm nghiên cứu tiếp theo, số loài đơn độc cũng theo xu hướng giảm dần.
3.2.1.2. Hiện trạng và độ phong phú các loài chim ở VQG Tràm Chim
a. Hiện trạng
Hiện trạng đặc điểm cư trú các loài chim ở VQG Tràm Chim được thể hiện
ở taxon bậc bộ tại bảng 3.4 và hình 3.2.
Bảng 3.4. Hiện trạng các loài chim theo các bộ ở VQG Tràm Chim
TT
Các bộ Đặc tính cư trú [23, 83]
Tên khoa học Tên phổ thông R M RM Chưa rõ
1. Anseriformes Bộ Ngỗng 5 7
2. Podicipediformes Bộ Chim lặn 1
3. Ciconiiformes Bộ Hạc 20 3 1
4. Pelecaniformes Bộ Bồ nông 5
5. Falconiformes Bộ Cắt 3
6. Accipitriformes Bộ Ưng 3 7 2
7. Gruiformes Bộ Sếu 7 3 1
8. Charadriiformes Bộ Rẽ 9 23 2 1
9. Columbiformes Bộ Bồ câu 6
10. Cuculiformes Bộ Cu cu 6 1
11. Strigiformes Bộ Cú 1
12. Caprimulgiformes Bộ Cú muỗi 1
13. Apodiformes Bộ Yến 3
14. Coraciiformes Bộ Sả 10 2 2 2
15. Piciformes Bộ Gõ kiến 2
16. Passeriformes Bộ Sẻ 55 26 9
Tổng 134 75 18 3
17
Hình 3.2. Tỉ lệ % hiện trạng các loài chim ở VQG Tràm Chim
Kết quả thống kê tại bảng 3.12 cho thấy khu hệ chim VQG Tràm Chim có
134 loài định cư (chiếm 58,26% tổng số loài); 75 loài chim di cư (chiếm
32,61%); 18 loài vừa định cư vừa di cư (chiếm 7,83%) và 3 loài chưa rõ hiện
trạng (chiếm 1,30%). Trong số 16 bộ đã được ghi nhận ở VQG thì bộ Chim lặn
Podicipediformes (1 loài), bộ Bồ nông Pelecaniformes (5 loài), bộ Bồ câu
Columbiformes (6 loài), bộ Cú Strigiformes (1 loài), bộ Cú muỗi
Caprimulgiformes (1 loài), bộ Yến Apodiformes (3 loài) và bộ Gõ kiến
Piciformes (2 loài) có các loài ghi nhận được đều là loài định cư.
Riêng bộ Sẻ Passeriformes (bảng 3.13) với 92 loài thì có 55 loài là định cư
(59,78% tổng số loài của bộ), các loài di cư có 28 loài(chiếm 30,43%), loài vừa
định cư vừa di cư có số lượng không nhiều chỉ có 9 loài (chiếm 9,78%).
Từ kết quả cho thấy đa số các loài chim trong cả 16 bộ đã được ghi nhận ở
VQG là các loài định cư với số lượng lớn đến 133 loài, chiếm 57,83%. Số
lượng loài định cư chiếm tỉ lệ lớn như vậy có thể cho thấy sự biến động về
thành phần loài chim ở VQG qua các mùa trong năm là không cao, tương đối
ổn định. Tuy nhiên, tại các sinh cảnh khác nhau trong toàn KVNC có thể có sự
thay đổi tỉ lệ này.
b. Độ phong phú của các loài chim
Để đánh giá độ phong phú các loài chim ở VQG Tràn Chim, chúng tôi dựa
vào tần suất bắt gặp các loài trên tổng số 11 tuyến nghiên cứu. Ở đây chúng tôi
chỉ tính độ phong phú cho 132 loài chim ghi nhận được trên thực địa. Kết quả
cho thấy trong số 132 loài ghi nhận trên thực địa có 71 loài hiếm/ ít gặp
(53,79%), 38 loài khá phổ biến (28,79%) và 23 loài phổ biến (17,42%). Như
vậy số loài phổ biến và khá phổ biến chiếm tỉ lệ thấp, kết quả này có thể chưa
đánh giá được hết về độ phong phú cho cả khu hệ chim ở VQG do quá trình
điều tra, giám sát chưa được tiến hành hầu hết ở các khu vực khác nhau trong
VQG và thời gian các tháng trong năm
18
3.2.2. Các loài chim có ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn ở Việt Nam và thế giới
Trong tổng số 230 loài chim ghi nhận được ở VQG Tràm Chim có 35 loài
(15,22%) thuộc loại quí, hiếm và có giá trị quan trọng về bảo tồn được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong Danh Lục Đỏ IUCN (2014), Công wowscc
CITES (2013), Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định
160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về các loài chim nguy cấp, quí, hiếm cần được
ưu tiên bảo vệ.
Trogn đó có 10 loài định cư và 12 loài di cư ở VQG có tầm quan trọng
quốc tế về bảo tồn. Trong đó có 6 loài có tầm quan trọng quốc tế là Ô tác
Houbaropsis bengalensis, Sếu đầu đỏ Grus antigone, Cò thìa Platalea minor,
Đại bàng đen Aquila clanga, Cò trắng trung quốc Egretta eulophotes và Sẻ
đồng ngực vàng Emberiza aureola. Các số liệu phân tích trên đây đã cho thấy
mức độ quan trọng của VQG Tràm Chim, đây không chỉ là nơi cư trú của các
loài chim định cư mà còn cả đối với những loài chim di cư có ý nghĩa bảo tồn ở
Việt Nam và thế giới.
3.2.3. Mô tả hiện trạng các loài quan trọng có ý nghĩa bảo tồn ở VQG Tràm Chim
Mô tả đặc điểm hình thái, hiện trạng phân bố ở Việt Nam, các địa điểm bắt
gặp trogn khu bảo tồn đối với 16 loài quan trọng: Cổ rắn Anhinga
melanogaster, Cò trắng trung quốc Egretta eulophotes, Già y l nđẫ ớ
Leptoptilos dubius, Gi đ y java à ẫ Leptoptilos javanicus, Cò l oạ
n đ Ấ ộ Mycteria leucocephala, Cò thìa Platalea minor, Cò qu mă
u en đầ đ Threskiornis melanocephalus, Ngan cánh trắng Cairina
scutulata, Le khoang cổ Nettapus coromandelianus, V t m ngị ồ
Sarkidiornis melanotos, i b ng đen Đạ à Aquila clanga, Ô tác
Houbaropsis bengalensis, Sẻ đồng ngực vàng Emberiza aureola, Cò nhạn
Anastomus oscitans, Cốc đế Phalacrocorax carbo, Sếu đầu đỏ Grus antigone
sharpii.
3.2.4. Số lượng và sự biến động số lượng Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim
- Từ năm 2000 đến năm 2010:
Số lượng và sự biến động số lượng Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim từ năm
2000 đến năm 2010 được tổng hợp ở bảng 3.5.
Số lượng Sếu đầu đỏ đã ghi nhận được tại VQG Tràm Chim qua các năm
từ năm 2000 đến 2010 không ổn định. Số lượng Sếu về VQG từ năm 2000 là
157 cá thể, nhưng ngay năm sau đó số lượng của chúng lại giảm xuống mức rất
thấp chỉ còn 48 cá thể (giảm tới 109 cá thể so với năm 2000). Các năm tiếp theo
con số này đã có xu hướng tăng dần trở lại, cụ thể vào năm 2002 là 113 cá thể
(tăng lên 65 cá thể so với năm 2001 nhưng vẫn còn giảm so với năm 2000).
Năm 2003 số lượng Sếu tiếp tục tăng nhưng không đáng kể (128 cá thể). Đến
năm 2004 số lượng Sếu cao nhất trong các năm (từ năm 2000 - 2010) là 159 cá
thể. Nhưng sau đó vào năm 2005 lại giảm xuống đáng kể chỉ còn 93 cá thể và
có xu hướng tăng lên chút ít với 97 cá thể vào năm 2006. Năm 2007, đã thể
19
hiện sự gia tăng số lượng của đàn Sếu, đạt con số 125 cá thể và năm 2008 là
126 cá thể. Nhưng đến năm 2009 thì số lượng Sếu tại VQG Tràm Chim lại
giảm mạnh chỉ còn 84 cá thể so với năm 2008. Năm 2010 số lượng Sếu có thể
nói là ổn định so với năm 2009 (tăng rất ít chỉ có 1 cá thể) nhưng vẫn thấp hơn
so với những năm trước đó. Nhìn chung, số lượng Sếu về VQG đang có xu
hướng giảm dần trong những năm gần đây. Đây là một tín hiệu cảnh báo rất
nguy cấp, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời để thu hút đàn Sếu trở về
với số lượng lớn và ổn định hơn.
Bảng 3.5. Số lượng cá thể của Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim
từ năm 2000 đến năm 2010
Năm
200
0
200
1
200
2
2003
200
4
200
5
200
6
200
7
[25]
200
8
200
9
2010
[43, 57]
Số lượng
cá thể
157 48 113 128 159 93 97 125 126 84 85
- Từ năm 2007 đến năm 2010:
Sự biến động số lượng của Sếu qua các tháng trong năm 2008 – 2010 như sau:
Bảng 3.6. Số lượng cá thể Sếu đầu đỏ ở năm 2008 và năm 2010
Tháng
Năm
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
2008 11 57 106 126 4 0
2010 29 61 85 30 0 0
Qua kết quả cho thấy số lượng Sếu về VQG Tràm Chim ở các tháng trong
năm 2008 và năm 2010 là không ổn định. Sếu đầu đỏ thường xuất hiện ở đây
vào đầu tháng 1 với số lượng ít (ngày 5 tháng 01 năm 2008 chỉ có 5 cá thể), đến
cuối tháng 1 thì được 29 cá thể (ở năm 2010 chỉ có 11 cá thể). Số lượng đàn
Sếu tăng dần lên ở các tháng 2 và 3 và sẽ đạt số lượng đàn cao nhất là ở tháng
4/2008 là 126 cá thể. Tuy nhiên, ở năm 2010 số lượng đàn Sếu về Tràm Chim
qua các tháng có sự thay đổi đáng kể, số lượng đàn tăng nhanh ở tháng 2 (từ 11
cá thể tăng lên 57 cá thể) và sau đó đạt số lượng cao nhất là 85 cá thể ở tháng 3
(chiếm 67,46% so với năm 2010). Đến tháng 4 số lượng giảm đáng kể chỉ còn
30 cá thể (chiếm 35,29% tổng số cá thể trong năm). Đến tháng 5 và 6 thì không
còn cá thể nào ở Vườn.
- Sự phân bố số lượng của Sếu đầu đỏ ở các khu A1 đến khu A5 của VQG
Kết quả ghi nhận được cho thấy sự phân bố của đàn Sếu đầu đỏ ở các khu
A1, A2, A3, A4 và A5 là không đồng đều nhau. Trong năm 2008, số lượng đàn
Sếu đầu đỏ phân bố chủ yếu ở khu A1, A4 và A5. Nhưng tập trung đông nhất là
ở khu A5. Sở dĩ như vậy là vì khu A5 là bãi ăn chính của Sếu từ trước đến nay.
Ở đây có nhiều bãi cỏ năng phát triển tốt (là nơi mà mùa nước lũ vừa rút, phù sa
nhiều, rất tốt cho thảm thực vật phát triển), là khu vực trống trãi, có nhiều vũng
20
nước cạn chỉ từ 10 cm đến 20 cm, rất phù hợp với tập tính kiếm ăn của Sếu.
Ngoài ra, khu nay cũng được ban lãnh đạo VQG tập trung đầu tư để thu hút đàn
Sếu về bằng cách cung cấp thêm nguồn thức ăn cho chúng (trước giờ đi kiếm
ăn, cán bộ quản lí khu cung cấp lúa ở các bãi ăn).
Trong năm 2010, số lượng Sếu về Tràm Chim ít hơn so với năm 2008, chỉ
có 85 cá thể. Và sự phân bố của chúng cũng tập trung đông nhất ở khu A5. Tuy
nhiên, theo kết quả ghi nhận được cho thấy hầu hết ở các khu từ A1 đến khu A5
đều có sự phân bố của Sếu. Đặc biệt là ở khu A3, có sự xuất hiện của 3, 4 cá thể
ở tháng 3 và tháng 4. Đây là khu vực bị mai dương xâm chiếm nặng, làm mất
diện tích đồng cỏ năng nhưng hiện nay đã được phục hồi thảm thực vật thu hút
nhiều loài chim về cư ngụ, đặc biệt là Sếu đầu đỏ. Đây là một tín hiệu đáng
mừng và cần có nhiều biện pháp để thu hút đàn Sếu về với số lượng đông và ổn
định hơn ở các khu.
3.2.5. Tầm quan trọng của khu hệ chim VQG Tràm Chim
3.2.5.1. Các loài có phân bố hạn chế trong một đơn vị địa lý sinh học
a. Phân hạng A1 - Các loài bị đe dọa toàn cầu
Theo thống kê, VQG Tràm Chim có 16 loài chim bị đe dọa toàn cầu ở các
mức độ khác nhau, được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (năm 2014) và Sách Đỏ
Chim châu Á (năm 2006).
b. Phân hạng A2 - Các loài có vùng phân bố hẹp (vùng chim đặc hữu)
Đặc điểm của VQG Tràm Chim cũng như hầu hết các VCQT ở khu vực
Nam Bộ và Nam Trung Bộ đều không có, hoặc nếu có thì rất ít các loài thuộc 5
vùng chim đặc hữu của Việt Nam. Kết quả thống kê ở VQG Tràm Chim không
có loài nào thuộc phân hạng A2.
c. Phân hạng A3 - Tập hợp các loài phân bố giới hạn trong một đơn vị địa
lý sinh học
Kết quả thống kê cho thấy VQG Tràm Chim là nơi phân bố của: 4 loài có
vùng phân bố hạn chế trong vùng địa lý sinh học Rừng á nhiệt đới Trung Quốc
- Himalaya; 2 loài có vùng phân bố hạn chế trong vùng địa sinh học Rừng ẩm
nhiệt đới Đông Dương; 8 loài trong vùng khô nhiệt đới Indo-Malayxia; 1 loài
trong vùng địa lý sinh học Bình nguyên Indo-Gangetic. Như vậy, khu hệ chim
của VQG Tràm Chim mang tính chất của vùng khô nhiệt đới Indo-Malayxia rõ
với tỉ lệ các loài có phân bố ở khu vực này là 8 loài (3,48%).
d. Phân hạng A4 - Sự tập trung cá thể
VQG Tràm Chim có sự hiện diện của 3 loài chim sống thành tập đoàn
(Mồng két mày trắng, Mồng két và Sếu cổ trụi) có số lượng vượt ngưỡng 1%
quần thể tại các VCQT của Việt Nam (bảng 3.20). Đây là những loài đã được
khẳng định thường xuyên phân bố với số lượng vượt ngưỡng 1% quần thể. Bên
cạnh đó, có 12 loài được khẳng định sống thành tập đoàn ở các VCQT khác của
Việt Nam cũng được xác định có mặt ở VQG Tràm Chim.
3.2.5.2. So sánh với các VQG và KBTTN trong khu vực Nam Bộ
21
So sánh số loài ở các phân hạng A1, A2 và A3 giữa VQG Tràm Chim với
các VCQT trong khu vực Nam Bộ, kết quả thể hiện ở bảng 3.21.
Bảng 3.6. So sánh với các VCQT ở khu vực Nam Bộ
VCQT A1 A2
A3
A4i
I II III IV V
VN006: Tràm Chim 15 0 0 4 2 8 1 3
VN003: Hà Tiên (Kiên Giang) 2 - - - - - 1 -
VN004: U Minh Thượng (Kiên Giang) 9 - - - - 10 - 6
VN005: Kiên Lương (Kiên Giang) 4 - - - - - - 1
VN007: Láng Sen (Long An) 2 - - - - - - -
VN008: Bạc Liêu 2 - - - - - - 1
VN009: Trà Cú (Trà Vinh) 1 - - - - - - 1
VN010: Chùa Hang (Trà Vinh) 1 - - - - - - 1
VN011: Cà Mau 1 - - - - - - 1
Ghi chú: A1. Loài bị đe doạ toàn cầu; A2. Loài phân bố hẹp; A3. Loài giới hạn trong
một vùng địa sinh học: I. Vùng địa lý sinh học rừng ôn đới Trung Quốc - Himalaya, II.
Vùng địa lý sinh học rừng á nhiệt đới Trung Quốc - Himalaya, III. Vùng địa lý sinh học
rừng ẩm nhiệt đới Đông Dương, IV. Vùng địa lý sinh học rừng khô Nhiệt đới Indo-
Malayxia; V. Vùng bình nguyên Indo-Gangetic.
Kết quả so sánh cho thấy so với các VCQT trong khu vực Nam Bộ, VQG
Tràm Chim có số lượng loài thuộc tiêu chí A1 nhiều nhất so với các VCQT khác.
Trong số đó ngoài VCQT U Minh Thượng có 9 loài thuộc phân hạng A1, các
VCQT khác chỉ có từ 1 đến 4 loài, thấp hơn rất nhiều so với 15 loài ở VQG Tràm
Chim. Đối với tiêu chí A2, các VCQT ở khu vực này không có các loài đặc hữu
phân bố hẹp.
Tiêu chí A4 là một trong những tiêu chí quan trọng đối với việc xác định
các VCQT ở khu vực Nam Bộ: các VCQT khác hầu như chỉ có 1 loài chim
sống thành tập đoàn có số lượng vượt ngưỡng 1% quần thể tại các VCQT của
Việt Nam, thậm chí có những VCQT như Hà Tiên (Kiên Giang) và Láng Sen
(Long An) không có loài nào; riêng VQG Tràm Chim có 3 loài, chỉ đứng sau U
Minh Thượng (6 loài). Như vậy, Tràm Chim vẫn là một trong số các VCQT có
ý nghĩa bảo tồn lớn trong hệ thống các VCQT ở Việt Nam.
3.3. Các mối đe doạ lên khu hệ chim VQG Tràm Chim và đề xuất một số
biện pháp quản lý, bảo vệ
3.3.1. Thực trạng Vườn quốc gia Tràm Chim
Qua thời gian, dù đã có những tác động tiêu cực đến môi trường và tài
nguyên thiên nhiên của vùng ĐNN này, nhưng tại đây vẫn còn tồn tại nhiều
kiểu sinh cảnh hoang sơ phù hợp với vùng cư trú của các loài động, thực vật
đặc thù của vùng Đồng Tháp Mười như thủy vực nước chảy, đồng cỏ ngập
nước theo mùa; lung, trấp; rừng Tràm; đê nhân tạo.
Thực trạng về nhân lực: mặc dù VQG Tràm Chim được thành lập từ năm
1998, nhưng các họat động vừa qua chỉ tập trung chủ yếu vào công tác quản lý
22
bảo vệ rừng. Lực lượng cán bộ viên chức của Vườn hầu hết chưa qua đào tạo
chuyên ngành bảo tồn đa dạng sinh học, mà đa số được tập hợp từ các ngành
khác. Năng lực hiện tại của cán bộ quốc gia Tràm Chim, trong đó có lực lượng
kiểm lâm chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thực thi luật trong bảo tồn,
cũng như về du lịch sinh thái.
3.3.2. Các mối đe dọa chính lên khu hệ chim ở VQG Tràm Chim
3.3.2.1. Tình trạng săn bắt quá mức và buôn bán các loài chim
a. Các hình thức săn bắt chim
Các hình thức săn bắt chim gặp ở VGQ gồm: bẫy trời, thuốc chim, thu nhặt
trứng và bắt chim non.
b. Các loài chim bị săn bắt và mục đích săn bắt
Hiện nay các loài chim ở VQG Tràm Chim bị săn bắt với mức báo động,
và được phân phối hầu hết các huyện của tỉnh. Số loài bị săn bắt gồm 44 loài
(chiếm 19,13% tổng số loài hiện biết tại VQG), trong đó có 26 loài có giá trị
dinh dưỡng (chiếm 59,09% tổng số loài bị săn bắt), 21 loài có giá trị giải trí
(chiếm 47,73%), có 7 loài có giá trị làm thuốc (chiếm 15,91%).
3.3.2.2. Sự suy thoái môi trường và sinh cảnh sống
Các hoạt động xâm phạm trái phép đe dọa đến ĐDSH nói chung và sự tồn
tại của chim trong vùng bao gồm: chặt phá rừng tràm, chăn thả gia súc, gia cầm,
đánh lưới, chích điện, bắt ốc, sự xâm lấn của các loài ngoại lai.
3.3.3. Đề xuất các giải pháp về quản lí, bảo tồn nhằm giảm thiểu các đe doạ
và phát triển bền vững nguồn tài nguyên chim đối với VQG Tràm Chim
3.3.3.1. Xác định các ưu tiên bảo tồn
a. Các địa điểm cần ưu tiên bảo tồn trong VQG
Ngoài khu vực A1 là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tác động của người
dân ở khu vực này rất ít, những khu vực khác được đề nghị ưu tiên bảo tồn:
- Khu A4: những tác động của người dân lên khu vực này gồm chặt phá
tràm, đánh bắt cá, lấn chiếm đất.
+ Khu A5: tác động chính là sự lấn chiếm đất của người dân phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia súc, gia cầm.
Khu A4 và A5 cũng chính là bãi ăn chính của Sếu đầu đỏ, một phần diện
tích của 2 vùng này bị cây mai dương xâm chiếm.
+ Khu vực A2 và A3: bị tác động chính bởi sự xâm chiếm của cây mai
dương làm mất đi sinh cảnh sống của các loài chim.
b. Các loài cần quan tâm bảo tồn
Cần tổ chức và đẩy mạnh hoạt động giám sát & đánh giá ĐDSH. Đề xuất
bổ sung một số loài chim là chỉ thị cho chương trình giám sát ĐDSH của VQG,
cụ thể: bên cạnh (1) Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii), bổ sung thêm các loài
(2) Cổ rắn (Anhinga melanogaster), (3) Già đẩy java (Leptoptilos javanicus),
(4) Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), (5) Giang sen (Mycteria
23
leucocephalus), (6) Ô tác (Houbaropsis bengalensis), (7) Cò nhạn (Anastomus
oscitans), (8) Rồng rộc vàng (Ploceus hypoxanthus).
3.3.3.2. Các giải pháp hạn chế tác động của các mối đe dọa lên VQG
a. Kiểm soát các hoạt động săn bắt, buôn bán
Duy trì được các hoạt động bảo vệ hiệu quả và năng lực thực thi pháp luật
nhằm giảm thiểu tác động của con người, du khách và các hoạt động bất hợp
pháp. Đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản về chấp hành và thực thi luật của
lực lượng kiểm lâm. Liên kết giữa VQG với các cơ quan đơn vị ở địa phương
và khu vực để cùng nhau thực hiện tốt việc thực thi pháp luật.
b. Bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh sống
Phục hồi rừng tràm tràm. Xây dựng và thực hiện kế hoạch diệt trừ cây Mai
dương. Đây là loài thực vật ngoại lai xâm hại điển hình tại vùng đất ngập nước
Tràm Chim, đặc biệt ở các khu vực cỏ năng, nguồn thức ăn chính của Sếu đầu
đỏ. Tiếp tục thực hiện các hoạt động của Đề án quản lý thủy văn VQG giai
đoạn 2013-2017.
c. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
Thực hiện các hoạt động giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức
cho người dân, khách du lịch. Xây dựng các biển báo biển báo trong VQG. .
d. Các hoạt động khác
Thực hiện các hoạt động bảo tồn khác nhằm nâng cao đời sống người dân,
giảm sự phụ thuộc và áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về khu hệ chim
- Khu hệ chim VQG Tràm Chim có 230 loài thuộc 61 họ, 16 bộ, trong đó
bổ sung thêm 35 loài cho danh lục chim của VQG và 3 loài cho vùng phân bố
của khu hệ chim Nam Bộ. Bộ Sẻ Passeriformes đa dạng nhất với 29 họ, 52
giống và 92 loài. Họ đa dạng nhất về loài là họ Diệc Ardeidae có 16 loài; giống
có nhiều loài nhất là Anas và Tringa có 6 loài.
- Độ phong phú của 132 loài quan sát không đồng đều, có 71 loài hiếm/ít
gặp (chiếm 53,79%), 38 loài khá phổ biến (28,79%) và 23 loài phổ biến (17,42)
- Khu hệ chim VQG Tràm Chim đặc trưng với 89 loài chim nước thuộc
21 họ, 9 bộ, trong đó có 55,05% là các loài định cư ở VQG.
- Sự phân bố chim ở các khu nghiên cứu không đồng đều; khu gặp nhiều
loài nhất là khu A1 với 126 loài, thuộc 40 họ; tiếp đến là khu A4 với 64 loài
thuộc 25 họ; khu A5 quan sát được 50 loài, thuộc 21 họ. Khu A3 gặp 40 loài,
18 họ. Khu A2 gặp ít loài nhất chỉ 36 loài, thuộc 13 họ.
- VQG Tràm Chim có 134 loài định cư (chiếm 58,26%); 75 loài chim di
cư (32,61%); 18 loài vừa định cư vừa di cư (7,83%) và 3 loài chưa rõ hiện
trạng (1,30%).
24
1.2. Tầm quan trọng và giá trị bảo tồn của khu hệ chim VQG Tràm Chim
- VQG Tràm Chim có 35 loài chim cần được ưu tiên bảo tồn đối với Việt
Nam và thế giới, trong đó 16 loài bị đe dọa toàn cầu ở các mức độ khác nhau; 4
loài có vùng phân bố hạn chế trong vùng địa lý sinh học Rừng á nhiệt đới Trung
Quốc - Himalaya; 2 loài có vùng phân bố hạn chế trong vùng địa sinh học Rừng
ẩm nhiệt đới Đông Dương; 8 loài trong vùng khô nhiệt đới Indo-Malayxia; 1
loài trong vùng địa lý sinh học Bình nguyên Indo-Gangetic.
- Quần thể Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpii có số lượng biến động
không đều qua các năm nghiên cứu: năm 2010 chỉ còn lại 85 cá thể so với năm
2008 có 126 cá thể. Sếu đầu đỏ tập trung đông nhất ở khu A5, khu vực có bãi
năng lớn là thức ăn ưa thích nhất của loài. Số lượng Sếu về Vườn cao nhất vào
các tháng 3 và tháng 4 hàng năm.
1.3. Các mối đe doạ và áp lực lên khu hệ chim bao gồm những nguyên
nhân gián tiếp: nhận thức hạn chế của người dân, đời sống khó khăn, quản lí
kém hiệu quả của các cơ quan chức năng và BQL VQG. Những nguyên nhân
trực tiếp: săn bắt, buôn bán chim, cá và khai thác tràm trái phép, chăn thả gia
súc, gia cầm, lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp, thuốc chim
1.4. Đề xuất bổ sung một số loài chim là chỉ thị cho chương trình giám sát
ĐDSH của VQG như: Cổ rắn, Già đẩy java, Bồ nông chân xám, Giang sen, Ô
tác, Cò nhạn, Rồng rộc vàng.
1.5. Các biện pháp đề xuất cho quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên
chim ở VQG Tràm Chim bao gồm: nâng cao hiệu quả của công tác quản lí, tăng
cường tuần tra giám sát bảo vệ rừng bảo tồn các sinh cảnh sống của loài; xây dựng
và thực hiện chương trình giám sát ĐDSH chim; nâng cao năng lực và nhận thức
cho cán bộ quản lí và người dân vùng đệm của VQG; đặc biệt là tăng cường công
tác bảo tồn dựa vào cộng đồng.
2. Kiến nghị
2.1. Cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm phân bố, số
lượng và biến động số lượng các loài quí hiếm và các loài chim nước khác tại
các sinh cảnh khác nhau trong Vườn nhằm hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý bảo
vệ VQG Tràm Chim.
2.2. Duy trì đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh của các khu vực A4, A5 như
hiện có để số lượng đàn Sếu không bị ảnh hưởng và có các biện pháp hạn chế
sự xâm lấn và mở rộng của mai dương làm mất sinh cảnh sống của các loài
chim nói chung và của Sếu đầu đỏ nói riêng.
2.3. Đề nghị nâng cấp phân hạng của loài Sếu đầu đỏ từ bậc VU (Sẽ nguy
cấp) sang bậc EN (Nguy cấp).
2.4. Thực hiện kế hoạch giám sát đối với các loài đã đề xuất.
2.5. BQL VQG cần có kế hoạch triển khai công tác nâng cao năng lực
cho cán bộ kiểm lâm và tăng cường tuần tra giám sát bảo vệ rừng; thực hiện
các biện pháp quản lí bảo tồn, đặc biệt là dựa vào cộng đồng trong việc giảm
25
thiểu các áp lực lên khu hệ chim cũng như lên nguồn tài nguyên ĐDSH ở
VQG Tràm Chim.