Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên từ thảm cỏ đến rừng non ở huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.24 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống trên trái đất nói chung
và loài người nói riêng. Rừng là lá phổi xanh khổng lồ, góp phần điều hòa khí
hậu, hạn chế thiên tai bão lụt, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất, rừng là nơi
sinh tồn của đa số các loài động vật, thực vật. Rừng góp phần duy trì sự cân
bằng sinh thái và đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Rừng là nơi lưu giữ
các nguồn gen quý và là nơi tích tụ các biến dị - nguyên liệu của quá trình tiến
hóa sinh vật. Rừng cung cấp cho con người nhiều tài nguyên quý giá mà không
một hệ sinh thái nào có được.
Hiện nay ở huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, tài nguyên rừng ngày càng giảm
mạnh, nhiều nơi không còn rừng, đất bị thoái hóa, nước mưa tạo thành những
dòng lũ, rửa trôi các chất dinh dưỡng, gây ngập lụt làm thiệt hại tài sản và tính
mạng con người.
Với tổng diện tích đất là 60.651 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp
50.138 ha chiếm 82,67% diện tích đất toàn huyện. Tuy nhiên, từ trước đến nay
ở Chợ Mới chưa có công trình nghiên cứu nào về thực vật một cách đầy đủ,
toàn diện và hệ thống. Để có cái nhìn chính xác về thành phần loài thực vật và
các kiểu thảm thực vật, nhất thiết phải điều tra, thu thập, phân loại các loài thực
vật và mô tả các kiểu thảm thực vật hiện có. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc
xây dựng kinh tế và chiến lược công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài
nguyên rừng. Góp phần thực hiện mục đích trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận
án: “Nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên từ thảm cỏ đến rừng
non ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
+ Góp phần làm sáng tỏ quá trình diễn thế đi lên từ thảm cỏ qua thảm cây
bụi đến rừng non ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
+ Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên ở khu vực
nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án


Về lý luận: Luận án bổ sung thêm dẫn liệu khoa học về đặc điểm cấu trúc và
quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ dưới một số quần xã bị suy thoái ở
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã phát triển thành rừng non. Sự ảnh hưởng của
thảm thực vật đến tính chất lý, hóa của đất trong các thảm thực vật. Góp phần làm
2
sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc chuyển hóa các thảm thực vật bị suy thoái thành
rừng phục hồi tự nhiên có cấu trúc bền vững.
Về thực tiễn: Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên
dưới các thảm thực vật rừng bị suy thoái, nâng cao tính bền vững của hệ sinh
thái rừng, đáp ứng mục tiêu rừng phòng hộ, cũng như bảo vệ tính đa dạng sinh
học của rừng.
4. Những điểm mới của đề tài luận án
- Lần đầu tiên thảm thực vật ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn được phân
loại theo hệ thống phân loại của UNESCO (1973), có thể so sánh các kết quả
nghiên cứu với các vùng khác ở trong nước, có thể tiếp cận với các kết quả
nghiên cứu về thảm thực vật của thế giới.
- Những dẫn liệu thu được về sự biển đổi thành phần, cấu trúc, động thái
thảm thực vật và các biển đổi về những tính chất vật lý, hóa học của đất ở khu
vực nghiên cứu từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn quy luật diễn thế đi lên từ thảm
cỏ đến rừng ở vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình phức tạp ở vùng Đông Bắc
Việt Nam.
- Đề xuất được giải pháp thích hợp về phục hồi hệ sinh thái rừng bị suy thoái
bao gồm cả hai giải pháp trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.
5. Bố cục của đề tài luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
án gồm 4 chương.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ các tài liệu tham khảo tác giả đã tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên
quan tới luận án theo các nội dung sau.
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến thảm thực vật và rừng

1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật
1.1.2. Phân loại thảm thực vật
1.2. Nghiên cứu liên quan đến tái sinh phục hồi rừng
1.2.1. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
1.2.2. Những nghiên cứu về diễn thế trong phục hồi rừng
1.2.3. Những nghiên cứu về các giải pháp phục hồi rừng
3
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các thảm thực vật bị suy thoái (thảm cỏ, thảm cây
bụi và rừng non được phục hồi từ thảm cây bụi) ở huyện Chợ Mới.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án
2.2.2. Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ảnh hưởng đến thảm thực vật
2.2.3. Hiện trạng thảm thực vật ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
2.2.4. Sự thay đổi về thành phần và cấu trúc của thảm thực vật trong quá
trình diễn thế. Đánh giá các thay đổi trong quá trình diễn thế phục hồi rừng tự
nhiên từ thảm cỏ đến rừng non ở huyện Chợ Mới
2.2.5. Đề xuất các giải pháp phục hồi rừng ở huyện Chợ Mới.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp luận
Sự phong phú đa dạng của hệ sinh thái chịu sự quyết định lớn của lớp phủ
thực vật. Vì vậy, nghiên cứu đa dạng thực vật thì trước hết phải nghiên cứu đa
dạng về thành phần loài, dạng sống, kiểu thảm thực vật đó là cơ sở trong việc
bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng bền vững. Áp dụng phương pháp lấy
không gian bù thời gian trong nghiên cứu diễn thế dựa trên dãy phát triển tự
nhiên của thảm thực vật. Lựa chọn các thảm thực vật tương đồng về điều kiện
lập địa từ thảm cỏ đến rừng non theo thời gian 1 - 4 năm, 5 - 7 năm, 8 - 10 năm.
Trên cơ sở đó thu thập số liệu, phân tích kết nối các mốc thời gian theo chuỗi

diễn thế đi lên.
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa
Xác định điểm và tuyến nghiên cứu: Dựa vào các loại bản đồ tiến hành
vạch tuyến và điểm nghiên cứu là các ô tiêu chuẩn, đi qua các vùng sinh cảnh
khác nhau đặc trưng cho vùng nghiên cứu.
Điều tra thu thập số liệu: Được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn
Nghĩa Thìn (2007).
Đánh giá chất lượng cây tái sinh: Dựa vào đặc điểm bên ngoài của cây
trong các trạng thái rừng phân theo các cấp là cây tốt, cây trung bình, cây xấu
và cây triển vọng.
4
2.3.3. Phương pháp phân chia dạng sống (life form) thực vật
Căn cứ vào các thông tin có được từ bộ mẫu thực vật bậc cao có mạch thu
được, tiến hành xác định và phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu theo
thang phân loại của Raunkiaer (1934) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).
2.3.4. Phương pháp phân tích tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật của đất
Phân tích tính chất vật lý, hóa học được tiến hành theo các phương pháp
thông thường và được thực hiện tại Viện Hóa học, (Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam).
Phân tích số lượng, thành phần của các nhóm vi sinh vật theo phương pháp
thông thường của Nguyễn Lân Dũng (1972) và ”Sổ tay phân tích Đất - nước
phân bón cây trồng” được thực hiện tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý trên phần mềm excel xác định các thông số về chiều
cao, đường kính, tổng diện tích ngang, tổ thành loài và mật độ cây/ha.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
3.1.1.Vị trí địa lý

Chợ Mới là một huyện miền núi nằm ở phía nam tỉnh Bắc Kạn, phía đông
giáp huyện Na Rì và huyện Võ Nhai, phía tây giáp huyện Định Hóa, phía nam
giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía bắc giáp huyện Bạch Thông,
huyện Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn.
Huyện Chợ Mới được chia thành 16 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Chợ
Mới là trung tâm của huyện và 15 xã.
3.1.2. Địa hình
Phần lớn diện tích đất huyện Chợ Mới có độ cao từ 40- 400m, địa hình đồi
xen kẽ núi thấp, thung lũng và dòng suối nhỏ. Vì vậy, địa hình bị chia cắt, độ
dốc trung bình từ 15-25
o
.
3.1.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình năm 22
0
C. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hóa theo độ cao và
hướng núi, nhưng không đáng kể.
Huyện Chợ Mới có lượng mưa trung bình (1.200-1.310mm/năm). Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm.
5
3.1.4. Tài nguyên đất
Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích tương đối lớn, thích hợp
cho phát triển các loại cây công nghiệp như chè, hồi và quế. Đất nâu vàng phát
triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, mỏng có thể phục vụ cho phát
triển lâm nghiệp.
Đất bồi tụ độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, thường phân bố dọc theo sông,
ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.5. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng năm 2013 là 46.186 ha (chiếm 77%). Trong đó

đất rừng tự nhiên là 31.971,2 ha, rừng trồng là 14.700 ha.
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
3.2.1. Dân số, dân tộc
Năm 2013 số dân của huyện Chợ Mới là 38.035 người, mật độ trung bình
là 62,71 người/km
2
, với 7 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Chay,
Hoa và Mông. Đứng thứ 3 trên 8 đơn vị hành chính của tỉnh và cao hơn mức
trung bình của toàn tỉnh.
3.2.2. Lao động
Lực lượng lao động của huyện có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao,
chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Số người tốt nghiệp các
trường chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Số cán bộ có trình độ quản lý và cán bộ
khoa học kỹ thuật có trình độ cao còn ít và thường xuyên luôn chuyển.
3.2.3. Phương thức sản xuất sinh sống của người dân
Đa số người dân địa phương sinh sống bằng nghề nông, những lúc nông
nhàn họ lại vào rừng khai thác các lâm sản, dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng
giảm. Tuy vậy thời gian gần đây, bằng nguồn vốn hỗ trợ Chương trình 135 của
Chính phủ, trồng rừng theo Dự án 661, Chương trình trồng rừng 147 đời sống
của người dân đã được tăng lên và diện tích đất có rừng ngày một nhiều hơn.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT
4.1.1. Các kiểu thảm thực vật
Trong đề tài luận án này, chúng tôi lựa chọn hệ thống phân loại của
UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật huyện Chợ Mới, khu vực nghiên
cứu hiện có các lớp quần hệ và các kiểu thảm thực vật chủ yếu sau.
6
4.1.1.1. Lớp quần hệ rừng kín (closed forest)
a. Quần hệ rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa địa hình thấp ≤ 300 m
* Phân quần hệ cây lá rộng: Tầng A

2
tầng ưu thế sinh thái có các loài như:
Gội (Aphanamixis polystachya), Ràng ràng (Ormosia fordiana) và Phay
(Duabanga grandiflora) là những loài ưu thế. Ngoài ra, còn một số loài như:
Thôi ba (Alangium chinense), Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai
(Castanopsis indica), Ba soi (Macaranga denticulata), Nhội (Bischofia
javanica)… Tầng cây bụi (B), gồm những loài như Bời lời (Litsea spp.), Lấu
(Psychotria spp.), Cứt ngựa (Archidendron spp.), Thị rừng (Diospyros
decandra), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus)… Tầng thảm tươi (C) gồm
Dương xỉ (Dryopteris sp.), Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Phu lệ (Pellionia spp.),
Sa nhân (Amomum spp.), Vạn niên thanh (Aglaonema spp.), Cơm nguội
(Ardisia spp.), Ráng (Tectaria spp.), Ráy (Alocasia macrorrhizos), Bòng bong
(Lygodium flexuosum), Rau má (Centolla asiatica), Cỏ xước (Achyranthes
aspera), Cỏ lào (Eupatorium odoratum).
* Phân quần hệ rừng tre, nứa mọc thuần loài: Nứa (Neohouzeana dullooa)
+ Tre (Bambusa blumeana).
* Phân quần hệ rừng trồng thuần loài: Quần hợp keo (Acacia spp.) gồm
các loài Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia
mangium) được trồng chủ yếu trên đồi, ven đường và vùng đệm.
b. Quần hệ rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa địa hình núi thấp 300- 400 m
* Phân quần hệ cây lá rộng: Loài chủ yếu là Trám trắng (Canarium
album), Táu mật (Vatica cinerea), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Ngát
(Gironniera subaequalis), Cứt ngựa (Archidendron eberhardtii) Phân bố ở
các sườn đồi, đỉnh đồi cao, có độ cao 300 m. Tầng ưu thế sinh thái có Chẹo tía
(Engelhardtia spicata); Tầng cây bụi (B) có Trọng đũa (Ardisia crenata), Cơm
nguội (Ardisia spp.), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Nhót rừng (Elaeagnus
bonii); Tầng thảm cỏ (C) có Quyển bá (Selaginella spp.), Nưa (Amorphophallus
paeoniifolius), Gai lá lệch (Elatostema rupestre)
4.1.1.2. Lớp quần hệ rừng thưa (Woodland - Open stands of trees)
* Phân quần hệ cây lá rộng: Rừng thứ sinh được hình thành sau nương rãy

và sau khai thác trắng thành phần loài tầng cây gỗ gồm Mán đỉa (Archidendron
lucidum), Sau sau (Liquidambar formosana), Máu chó (Knema pierrei), Thành
ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Thừng mực (Wrightia tomentosa), Hoắc
quang (Wendlandia paniculata), Giền (Xylopia vielana)… Cây tái sinh có Trám
7
trắng (Canarium album), Thôi chanh (Euodia bodinieri), Bông bạc (Vernonia
arborea), Chòi mòi (Antidesma bunius), Chẹo tía (Engelhardtia spicata)… Tầng
cây bụi gồm các loài như Trọng đũa tuyến (Ardisia quinquegona), Bồ cu vẽ
(Breynia fruticosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bọ chó (Buddleja asiatica)…
Tầng thảm cỏ gồm có cỏ Ba cạnh (Cyperus trialatus), Guột (Dicranopteria
linearis), Cúc liên chi (Parthenium hysterophorus)…
* Phân quần hệ rừng tre, nứa, vầu, giang mọc xen cây gỗ: Tre, nứa, vầu,
giang mọc hỗn giao với một số cây gỗ như: Ràng ràng (Ormosia balansae),
Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Bời lời (Litsea spp.), Giổi (Michelia spp.),
Lòng mang (Pterospermum spp.), Hu (Trema spp.), Dâu da xoan (Allospondias
lakonensis) đôi khi gặp các loài cây có giá trị như Dẻ gai (Castanopsis
indica), Gội nếp (Aglaia spectabilis).
4.1.1.3. Lớp quần hệ thảm cây bụi (Shrubland)
* Phân quần hệ cây bụi có cây gỗ mọc rải rác: Thành phần loài thực vật
với những loài ưu thế như Thàu táu (Aporosa macrostachya, Bùm bụp
(Mallotus paniculatus), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense)… Các loài
cây gỗ mọc rải rác chủ yếu là các cây tiên phong ưa sáng sinh trưởng nhanh như
Hu đay (Trema orientalis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Ba soi
(Macaranga denticulata), Dẻ gai (Castanopsis indica)…
* Phân quần hệ cây bụi không có cây gỗ: Các quần xã với các loài ưu thế
là Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Găng (Randia
spinosa), Hoắc quang (Wendlandia spp.), Mua (Melastoma spp.), Cơm nguội
(Ardisia spp.), Thôi chanh (Alangium kurzii), Tràm (Indigofera sp.), Phèn đen
(Phyllanthus reticulatus), Hà thủ ô (Streptocaulon juventas), Mâm xôi (Rubus
spp.), Bình vôi (Stephania rotunda), Bướm bạc (Mussaenda spp.), Ba chạc

(Euodia lepta)…
4.1.1.4. Lớp quần hệ cỏ (Grassland vegetation)
* Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa cao, có cây gỗ che phủ dưới 30%
Quần hệ cỏ chịu hạn có ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) + Chít
(Thysanolaena maxima), Ưu hợp Guột (Dicranopteria linearis), Ưu hợp Cỏ
tranh (Imperata cylindrica) + Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) bao gồm các
loài chủ yếu như: Lau (Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima),
Guột (Dicranopteria linearis), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lào
(Chromoleana adorata), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Ké hoa đào (Urena
lobata), Bồ cu vẽ (Breynia spp.), Muồng lạc (Senna tora), Ké hoa vàng
8
(Triumfetta pseudocana) và Chè vè (Miscanthus japonica). Thành phần loài là
các cây bụi mọc rải rác chịu hạn như: Ba chạc (Euodia spp), Dung (Symplocos
spp.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Mua (Melastoma candidum). Một số
cây gỗ như Hu đay (Trema orientalis), Gội (Aglaia spp.), Lòng mang
(Pterospermum spp.).
* Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa trung bình ( > 0,5 và ≤ 1m) có cây gỗ che phủ
dưới 30%
Quần hệ cỏ chịu hạn có ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) + Cỏ tranh
(Imperata cylindrica) với các loài cây gỗ mọc rải rác như Thôi chanh
(Alangium kurzii), Bời lời (Litsea spp.), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis),
Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Ba soi (Macaranga denticulata), Thành
ngạnh (Cratoxylum cochinchinense).
4.1.2. Sự đa dạng về thành phần các taxon
Bảng 4.1. Phân bố các taxon trong khu vực nghiên cứu
Tên ngành Họ Chi Loài
Khoa học Việt Nam SL TL SL TL SL TL
Lycopodiophyta Thông đất 2 1,43 2 0,39 4 0,54
Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,72 1 0,19 2 0,27
Polypodiophyta Dương xỉ 11 7,97 17 3,29 25 3,36

Pinophyta Thông 5 3,62 6 1,16 8 1,08
Magnoliophyta Ngọc lan 119 86,26 491 94,97 704 94,75
- Magnoliopsida
- Liliopsida
- Lớp Ngọc lan
- Lớp Hành
97
22
70,28
15,98
410
81
79,3
15,67
589
115
79,27
15,48
Tổng 138 100 517 100 743 100
Các taxon có sự phân bố không đều nhau không chỉ ở các ngành thực vật mà
còn được thể hiện giữa Mangnoliopsida và Liliopsida trong Magnoliophyta, kết
quả được thể hiện ở bảng 4.1. Điều đó khẳng định rằng hệ thực vật Chợ Mới rất
phong phú và đa dạng về số loài, chi, họ của Magnoliophyta.
4.1.3. Về phổ dạng sống
TTV huyện Chợ Mới, có 5 nhóm dạng sống, với 11 kiểu dạng sống (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Các nhóm dạng sống và kiểu dạng sống của TTV huyện Chợ Mới
Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%)
Nhóm cây chồi trên Ph 577 77,66
Cây chồi trên to Mg 57 7,7
Cây chồi trên nhỡ Me 166 22,3

Cây chồi trên nhỏ Mi 95 12,8
Cây chồi trên lùn Na 141 18,9
9
Cây chồi trên thân thảo Hp 3 0,4
Cây chồi trên thân leo Lp 112 15,0
Cây bì sinh Ep 3 0,4
Nhóm cây chồi mặt đất Ch 37 5,00
Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 40 5,40
Nhóm cây chồi ẩn Cr 44 5,92
Nhóm cây một năm Th 45 6,02
Căn cứ vào sự phân bố của các loài trong các kiểu dạng sống, phổ dạng
sống (Spectrum of Biology) theo năm nhóm dạng sống cơ bản.
SB = 77,66 Ph + 5,0 Ch + 5,4 Hm + 5,92 Cr + 6,02 Th
4.1.4. Đa dạng về công dụng
Trong tổng số 743 loài thì có 635 loài là có ích, với công dụng làm cảnh
(57 loài), cho gỗ (187 loài), làm thuốc nhuộm (15 loài), cây ăn được (207 loài)
và làm thuốc (486 loài); các loài còn lại chưa rõ công dụng hoặc thiếu dữ liệu.
Trong đó, ở thảm cỏ có 322/381 loài là có công dụng; thảm cây bụi có 446/527
loài có công dụng và rừng thứ sinh có 188/219 loài là có công dụng (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Các nhóm công dụng của các loài thực vật tại các TTV huyện Chợ Mới
TTV
Số
loài
Công dụng
Or
(Ornamental)
T
(Timber)
Sap
Ed

(Edible)
M
(Medicine)
Cỏ 322 23 58 9 121 273
Bụi 446 42 104 10 147 353
Rừng TS 188 30 96 4 45 112
Trong số 743 loài thực vật được phát hiện có 8 loài có tên trong Nghị
Định số 32/2006/NĐ-CP, trong đó, có 2 loài được xếp vào nhóm IA là Sưa
(Dalbergia tonkinensis) và Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus); có 06 loài
được xếp vào nhóm IIA là Sơn tuế (Cycas balansae), Đinh (Markhamia
stipulata), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Trai (Garcinia fagraeoides), Hoàng
đằng (Fibraurea tinctoria) và Bình vôi (Stephania rotunda)
Trong số các loài thực vật ở huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn có 26 loài có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì có 8 loài được xếp ở cấp độ EN (Nguy
cấp) và 18 loài ở cấp độ VU (Sẽ nguy cấp).
4.2. THAY ĐỔI VỀ THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC TRONG QUÁ
TRÌNH DIỄN THẾ
4.2.1. Thành phần loài thực vật
Thảm cây bụi có số loài nhiều nhất 527 loài, thảm cỏ có 381 loài, ít nhất là
rừng thứ sinh với 219 loài. Chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều loài sống ở hai hay
10
nhiều sinh cảnh khác nhau như: Mâm xôi (Rubus spp.), Gội (Aglaia spp.), Me
rừng (Phyllanthus emblica), Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), Dương xỉ
(Dryopteris chrysocoma), Màng tang (Litsea cubeba), Sung (Ficus spp.), Trứng
cá (Muntingia calabura), Ngải cứu (Artemisia dracunculus), Nhọ nồi (Eclipta
prostrata), Rau tàu bay (Erechtites valerianifolius), Bồ công anh dại (Lactuca
indica) Có loài sống rải rác từ bản làng dọc theo sườn đồi lên đến đỉnh đồi như
Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdenum), Thành ngạnh
(Cratoxylum cochinchinense), Nứa (Neohouzeaua dulloa)… Các loài trên chúng
xuất hiện ở hầu hết các thảm thực vật.

4.2.2. Dạng sống trong các kiểu thảm thực vật
Nhóm Cây chồi trên (Ph) ở thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh có số
lượng loài lớn nhất, (tương ứng là 203 loài, 356 loài và 184 loài); tiếp đến là
nhóm Cây một năm (Th), ở thảm cỏ có 91 loài, thảm cây bụi có 80 loài và ở
rừng thứ sinh có 11 loài. Nhóm cây một năm ở thảm cỏ có số lượng lớn nhất so
với thảm cây bụi và rừng thứ sinh. Các nhóm Cây chồi nửa ẩn (Hm), Cây chồi
sát đất (Ch) và Cây chồi ẩn (Cr) có số lượng tương đương nhau, sự chênh lệch
là không đáng kể (hình 4.1).
Hình 4.1. Số loài trong các kiểu dạng sống của các kiểu thảm thực vật
4.2.3. Sự thay đổi chiều cao của cây gỗ
Bảng 4.4. Tỷ lệ phân bố cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao H(m)
ở các quần xã thực vật (%)
Cấp chiều cao cây (m)
Thời gian phục hồi của quần xã
1 - 4 năm 5 - 7 năm 8 - 10 năm
Cấp I (< 0,5) 40,2 16,59 2,24
Cấp II (0,6 - 1,0) 23,86 18,32 6,76
Cấp III (1,1 – 1,5) 17,16 29,13 12,29
Cấp IV (1,6 – 2,0) 12,43 18,45 14,66
Cấp V(2,1 – 3,0) 4,34 7,29 19,51
11
Cấp VI (3,1 – 5,0) 2,01 7,19 32,18
Cấp VII (> 5,0) 0 3,03 12,36
Tổng 100 100 100
Quần xã có thời gian phục hồi từ 1- 4 năm thành phần loài đơn giản, phần
lớn là các cây có kích thước thấp nhỏ, giá trị kinh tế thấp. Quá trình phục hồi,
xuất hiện các cây gỗ nhỏ tiên phong ưa sáng, chịu hạn và phát triển như Mâm
xôi (Rubus alceifolius), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) và Cọc rào
(Cleistanthus sumatranus) Những loài cây tiên phong phát triển làm tăng độ
che phủ đất tạo nên tầng thảm mục và là điều kiện cho các loài cây chịu bóng và

cây gỗ phát triển ở các giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn phục hồi từ 5-7 năm, thành phần thực vật có sự biến đổi rõ rệt,
xuất hiện các loài cây gỗ có kích thước lớn như Dâu da xoan (Allospondias
lakonensis), Trám trắng (Canarium album), Bồ kết rừng (Gleditsia australis),
Phay sừng (Duabanga grandiflora), Nhót rừng (Elaeagnus bonii Lecomte), Táu
trắng (Vatica odorata), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Trẩu (Vernicia
montana), Lộc vừng (Barringtonia asiatica), Mỡ (Manglietia conifera), Giổi
(Michelia balansae), Ngâu đá (Aglaia dasyclada), Quếch tía (Chisocheton
paniculatus), Lát hoa (Chukrasia tabularis) và Xoan ta (Melia azedarach) các
loài trên đã thay thế dần những loài ưa sáng mọc nhanh ở giai đoạn trước.
4.2.4. Sự thay đổi theo đường kính
Hình 4.2. Tỷ lệ phân bố cây theo cấp đường kính (%)
Hình 4.2 cho thấy, phân bố số cây theo cấp đường kính ở quần xã phục hồi
tự nhiên từ 1-7 năm có đỉnh lệch trái, nguyên nhân là do sự sinh trưởng mạnh
của một số cá thể, tạo nên lớp cây có đường kính lớn hơn vượt trội so với cây
khác. Tuy nhiên, số lượng cá thể của chúng không nhiều nên phân bố giảm
mạnh khi đường kính tăng lên. Với quần xã có thời gian phục hồi từ 8-10 năm,
12
do có sự cạnh tranh mạnh, một số ít cá thể cạnh tranh kém, sinh trưởng phát
triển chậm, yếu cây bị đào thải, số cá thể có đường kính lớn hơn tăng dần theo
thời gian phục hồi. Kết quả là đường phân bố cây theo cấp chiều cao chuyển
sang lệch phải.
4.2.5. Đánh giá sự tăng trưởng và sinh khối thảm thực vật theo khung
phân loại của Loschau (1960)
Để so sánh đánh giá chính xác khả năng phục hồi rừng ở khu vực nghiên
cứu, cùng với phương pháp đánh giá sự biển đổi của cây gỗ - yếu tố chủ đạo tạo
thành rừng trong các trạng thái thảm thực vật từ thảm cỏ qua thảm cây bụi đến
rừng non theo khung phân loại của UNESCO (1973), chúng tôi áp dụng thêm
cách đánh giá đặc điểm cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật theo khung
phân loại của Loschau (1960).

4.2.5.1. Trữ lượng gỗ có trong các trạng thái rừng
Bảng 4.5. Thống kê trữ lượng của một số trạng thái rừng thứ sinh
ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Tên
khu vực
Trạng thái
IIA
(m
3
)
IIIA1
(m
3
)
Vầu - gỗ
Gỗ (m
3
) Vầu, nứa (cây)
Xã Thanh Vận
45,87 81,24 20,78
368 vầu + 40 nứa
Xã Cao Kỳ
65,71 92,41 42,65
267 vầu + 47 nứa
Xã Thanh Bình
66,01 71,63 65,81
451 vầu + 76 nứa
Xã Nông Hạ
65,81 95,73 75,72
879 vầu + 123 nứa

Xã Nông Thịnh
70,35 78,77 19,59
609 vầu + 127 nứa
Xã Hòa Mục
40,09 66,29 13,49
435 vầu + 133 nứa
Trung bình
58,97 81,01 39,67 Vầu 501,5; Nứa 91
Qua bảng 4.5 ta nhận thấy, trữ lượng gỗ trong các trạng thái rừng ở các khu
vực nghiên cứu có sự khác nhau. Ở trạng thái IIA trữ lượng gỗ từ 40,09 đến
70,35 m
3
/ha, trung bình 58,97 m
3
/ha; trạng thái IIIA1 trữ lượng gỗ từ 66,29 đến
95,73 m
3
/ha, trung bình 81,01 m
3
/ha. Ở hai trạng thái rừng trên ta nhận thấy
trạng thái rừng IIIA1 có số lượng gỗ nhiều hơn gần gấp đôi so với trạng thái
IIA. Trạng thái Vầu - gỗ trung bình 501,5 cây vầu và 91 cây nứa.
4.2.5.2. Thành phần loài và cấu trúc rừng
13
Thành phần loài cây gỗ
Bảng 4.6. Phân bố taxon tại các thảm thực vật rừng thứ sinh
Trạng thái
TTV
Họ Chi Loài
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

IC 35 67,30 61 44,52 85 39,53
IIA 49 94,23 96 70,07 147 68,37
IIB 47 90,38 89 64,96 141 65,58
IIIA1 45 86,53 93 67,88 129 60,00
Vầu - gỗ 31 59,61 59 43,06 97 45,11
Tổng số 52 137 215
Loài cây chiếm ưu thế ở đây là các loài cây ưa sáng mọc nhanh, chất lượng
gỗ có giá trị thấp. Trong đó, ở tất cả các trạng thái thảm thực vật thì họ Dẻ
(Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Long não (Laraceae) và họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) là những họ có số lượng loài chiếm ưu thế nhất.
Cấu trúc rừng
Dựa trên kết quả điều tra các ô tiêu chuẩn ở các trạng thái thảm thực vật,
chúng tôi tiến hành đánh giá cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ đặc trưng cho từng
trạng thái khác nhau.
Cấu trúc tổ thành loài cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật
a. Trạng thái rừng IIA
Tổ thành trạng thái rừng IIA thường gặp là các loài cây ưa sáng mọc nhanh
có giá trị kinh tế ở mức trung bình, điển hình là: Xoan đào, Mán đỉa, Sau sau,
Màng tang, Lá nến, Chẹo, Sòi tía và đã xuất hiện một số loài cây ưa bóng như:
Côm tầng, Bồ hòn, Dẻ, Trám trắng, Trứng cá…
Trong cùng một trạng thái thảm thực vật ở các xã khác nhau, tần số xuất
hiện của các loài cây có khác nhau nhưng không có sự khác biệt lớn
b. Trạng thái rừng IIB
Là trạng thái rừng có diện tích phổ biến trong khu vực nghiên cứu xuất
hiện ở các độ cao khác nhau (ở các vị trí chân, sườn, đỉnh đồi). Rừng đã có trữ
lượng nhưng thành phần loài cũng tương tự như trạng thái IIA các loài thường
gặp: Sau sau, Mán đỉa, Dẻ, Đáng dù, Vối thuốc, Trẩu…
Điều khác biệt tần xuất cây ưa bóng xuất hiện có khác nhau giữa các vùng
nghiên cứu như Lim vang ở Nông Thịnh; Cáng lò ở Hòa Mục.
c. Trạng thái rừng IIIA1

14
Trong trạng thái rừng IIIA1 thành phần cây tầng cao chủ yếu có khác nhau,
cây có phẩm chất trung bình, những cây còn được chừa lại sau nhiều lần khai
thác chọn của người dân, hay nói khác đi đó là những cây có giá trị kinh tế thấp
như: Nóng sổ, Trọng đũa gỗ, Vối thuốc, Cồng sưa, Đu đủ rừng ở xã Thanh Mai
và xã Yên Cư.
Có những địa phương tổ thành loài cây chủ yếu xuất hiện nhiều cây ưa
bóng có giá trị như: Dẻ, Trám, Xoan đào, Kháo, Cáng lò ở các xã Hòa Mục,
Nông Hạ, Nông Thịnh.
d. Trạng thái rừng Vầu gỗ
Trạng thái rừng gỗ nứa, gỗ vầu và vầu gỗ là trạng thái có ít hơn so với các
trạng thái khác. Các loài cây chủ yếu tham gia tổ thành gồm: Mán đỉa, Bồ đề,
Hoắc quang, Gáo, Vạng…
Tầng cao chủ yếu là những cây gỗ giá trị kinh tế và chất lượng gỗ thấp, với
các loài từ nhóm gỗ 5 - 8. Trong đó vầu, nứa là chủ yếu.
Cấu trúc tổ thành cây tái sinh
Tổ thành của trạng thái thảm thực vật IC có các loài cây chiếm tỉ lệ lớn
gồm: Thôi ba, Chẹo, Mán đỉa, Vạng, Sòi tía…Tổ thành cây tái sinh ở các xã gần
giống nhau, chủ yếu là nhóm 6 đến nhóm 8.
a. Trạng thái đất rừng IIA
Tổ thành cây tái sinh ở trạng thái IIA không khác nhiều so với trạng thái
IC, gồm các loài có giá trị kinh tế thấp như: Vối thuốc, Mán đỉa, Chẹo, Thẩu
tấu…Có sự xuất hiện cây Kháo, Re (ở xã Thanh Bình).
b. Trạng thái rừng IIB
Tổ thành cây tái sinh ở trạng thái IIB ngoài những cây giá trị kinh tế thấp
như Mán đỉa, Chẹo, thì trạng thái này đã xuất hiện các loài cây giá trị kinh tế
cao: Lim vang, Dẻ, Kháo, Xoan đào.
c. Trạng thái rừng IIIA1
Tổ thành cây tái sinh ở trạng thái IIIA1 có các loài cây chiếm tỉ lệ lớn trong
lâm phần như: Mán đỉa, Trọng đũa gỗ, Chẹo, Xoan nhừ, Kháo, Dẻ…

d. Trạng thái rừng Vầu - gỗ
Với kết quả có được từ tính toán các công thức tổ thành cây tái sinh ở các
trạng thái rừng, chúng tôi có nhận xét chung như sau: Các loài cây tái sinh trong
khu vực nghiên cứu có tổ thành tái sinh tương đối giống nhau đặc biệt tầng cây
cao, như vậy có thể nói trong một thời gian gần tổ thành của rừng về cơ bản sẽ
chưa có sự thay đổi về thành phần loài hoặc có thay đổi chút ít. Như vậy trong
15
các thảm thực vật chủ yếu vẫn là những loài cây ưa sáng, mọc nhanh giá trị kinh
tế thấp.
4.2.5.3. Mật độ và chất lượng cây tái sinh trong các trạng thái rừng
Bảng 4.7. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh
trong các trạng thái thảm thực vật ở huyện Chợ Mới
Trạng thái
Mật độ TB
(cây/ha)
Tốt
(%)
TB
(%)
Xấu
(%)
Mật độ TB cây
triển vọng
IC 3024 28,9 47,2 23,9 544
IIA 5998 32,7 23,1 44,2 680
IIB 7334 38,5 49,3 12,2 610
IIIA1 5839 34,9 46,1 19 595
Gỗ nứa (gỗ vầu) 6791 32,6 42,8 24,6 599
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, mật độ cây tái sinh trên các trạng thái rừng
nghiên cứu biến động từ 3.024 đến 7.334 cây/ha. Trong đó, chất lượng cây tốt

biến động từ 28,9% đến 38,5% và chất lượng cây ở mức độ trung bình đạt từ
23,1% đến 49,3% số cây xấu từ 12,2 đến 44,2%. Mật độ cây triển vọng biến
động từ 544 đến 680 cây/ha, tùy theo từng trạng thái rừng khác nhau. Nhìn
chung, mật độ cây tái sinh và chất lượng cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu
là khá tốt.
4.2.6. Sự thay đổi về yếu tố đất
4.2.6.1. Độ ẩm, pH và hàm lượng mùn của đất
Độ ẩm trung bình của thảm cỏ ở các độ sâu khác nhau dao động từ 20,9-
22,6%; thảm cây bụi là 25,9-27,4%; trong khi đó, độ ẩm trung bình của rừng
non cao hơn rất nhiều 29,2-31,8%.
pH của các loại đất này nằm trong khoảng từ 4,12 đến 4,99 và không có
sự khác biệt lớn ở các độ sâu khác nhau của lớp đất. Hàm lượng mùn cao nhất ở
rừng non với mức trung bình là 2,89%, tiếp đến thảm cây bụi 2,42%, thấp nhất
là thảm cỏ 1,71%. Hàm lượng mùn tại tầng mặt (0-30 cm) tăng dần từ thảm cỏ
đến thảm cây bụi và rừng thứ sinh và giảm dần theo các độ sâu khác nhau.
4.2.6.2. Hàm lượng

Ca
2+
,

Mg
2+
, tổng Ca+Mg
Trung bình lượng Ca
2+
ở thảm cỏ là 0,91 đối với thảm cây bụi là 0,93 và
rừng non là 0,95 mgdl/100g đất. Tương tự, hàm lượng Mg
2+
ở thảm cỏ là 0,75

đối với thảm cây bụi là 0,81 và rừng non là 0,94 mgdl/100g đất. Còn với tổng
Ca+Mg ở thảm cỏ là 1,56 đối với thảm cây bụi là 1,75 và rừng non là 1,92
16
mgdl/100g đất. Từ các số liệu trên cho thấy hàm lượng

Ca
2+
,

Mg
2+
, tổng Ca+Mg
theo quy luật tăng dần từ thảm cỏ đến thảm cây bụi và cuối cùng là rừng non.
4.2.6.3. Hàm lượng đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu
Hàm lượng đạm tổng số đối với thảm cỏ là 0,09%, thảm cây bụi là 0,05%
và rừng non là 0,08%. Hàm lượng P
2
O
5
ở thảm cỏ, thảm cây bụi bằng nhau là
0,06% và rừng non là 0,13%. Hàm lượng K
2
O ở thảm cỏ là 0,61%, ở thảm cây
bụi 0,71% và ở rừng non 0,83%.
Hàm lượng P
2
O
5
, K
2

O dễ tiêu trung bình đối với thảm cỏ là; P
2
O
5
là 1,72 và
K
2
O là 8,63 mg/100g đất. Với thảm cây bụi, P
2
O
5
là 1,90 và K
2
O là 8,68
mg/100g đất. Ở rừng non hàm lượng P
2
O
5
là 2,48 và K
2
O là 8,79 mg/100g đất.
Tóm lại, các tính chất lý hóa của đất tại các thảm thực vật Chợ Mới đều có xu
hướng tăng lên ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào thảm thực vật.
4.2.6.4. Vi sinh vật đất
Mật độ trung bình vi khuẩn ở thảm cỏ 4,6.10
8
CFU/g đất, (dao động từ
4,1.10
8
đến 5,2.10

8
CFU/g); xạ khuẩn có mật độ từ 1,7.10
4
CFU/g đất, (dao động
từ 1,3.10
4
đến 2,2.10
4
CFU/g).
Ở thảm cây bụi, mật độ vi khuẩn 5,4.10
8
CFU/g đất, có mật độ (dao động
từ 4,8.10
8
đến 6,2.10
8


CFU/g); mật độ xạ khuẩn 2,0.10
4
CFU/g đất, (dao động
từ 1,7.10
4
đến 2,5.10
4
CFU/g).
Đối với rừng thứ sinh, mật độ vi khuẩn 4,9.10
8
CFU/g đất, (dao động từ
4,5.10

8
đến 5,5.10
8
CFU/g); mật độ xạ khuẩn 1,97.10
4
CFU/g đất, (dao động từ
1,5.10
4
đến 2,3.10
4


CFU/g).
Nhóm vi sinh vật màng nhày, vi sinh vật phân giải xenlulo mật độ vi
sinh vật các nhóm này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi rừng. Vi
sinh vật màng nhày ở thảm cỏ 5,2.10
6
CFU/g đất, (từ 4,3.10
6
đến 5,8.10
6
CFU/g); vi sinh vật phân giải xenlulo 5,5.10
6
CFU/g đất, (từ 4,6.10
6
đến
6,3.10
6
CFU/g). Ở thảm cây bụi, vi sinh vật màng nhày có mật độ 6,8.10
6

CFU/g đất, (từ 6,3.10
6
đến 7,1.10
6
CFU/g); vi sinh vật phân giải xenlulo
5,4.10
6
CFU/g đất, (từ 4,6.10
6
đến 6,3.10
6
CFU/g). Đối với rừng non, vi sinh
vật màng nhày có mật độ 7,7.10
6
CFU/g đất, (từ 7,1.10
6
đến 8,5.10
7
CFU/g);
vi sinh vật phân giải xenlulo 6,1.10
6
CFU/g đất, (từ 5,6.10
6
đến 6,5.10
6
CFU/g).
Mật độ nấm sợi ở thảm cỏ từ 5,2.10
4
đến 6,3.10
5

CFU/g; nấm men có
mật độ từ 3,4.10
5
đến 5,1.10
5
CFU/g. Ở thảm cây bụi, nấm sợi có mật độ
từ 3,2.10
5
đến 6,4.10
4
CFU/g; nấm men có mật độ từ 4,2.10
4
đến 6,3.10
5
17
CFU/g. Đối với rừng non, hàm lượng nấm sợi có mật độ từ 6,3.10
5
đến
7,8.10
5
CFU/g; nấm men có mật độ từ 5,2.10
5
đến 6,3.10
5
CFU/g. Kết quả
trên khẳng định thảm thực vật và môi trường đất có sự tác động qua lại
lẫn nhau trong mối quan hệ cân bằng sinh thái của quá trình phục hồi hệ
sinh thái rừng.
4.2.7. Đánh giá các thay đổi trong quá trình diễn thế phục hồi rừng tự
nhiên từ thảm cỏ đến rừng non ở huyện Chợ Mới

Thảm thực vật huyện Chợ Mới trong những năm gần đây bị suy giảm cả về
số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, diện tích rừng vẫn còn chiếm phần lớn diện
tích đất của khu vực, nhưng chủ yếu là rừng nghèo kiệt. Hiện nay, ở Chợ Mới
chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi, rừng nghèo, đồi núi trọc. Trong đó, Lớp quần
hệ rừng kín, Lớp quần hệ rừng thưa là những trạng thái được hình thành sau khi
có sự tác động theo chiều hướng tích cực của con người, vì vậy, quần xã thực
vật ở đây đang trong quá trình phục hồi, cần phải nghiên cứu cụ thể để có
những biện pháp khoa học kỹ thuật kịp thời để phục hồi rừng hiện có.
Phổ dạng sống của các trạng thái thảm thực vật được biến đổi theo thời
gian, nhóm ưu thế tuyệt đối là nhóm Cây có chồi trên mặt đất (Ph). Theo thời
gian kiểu dạng sống Cây nhỏ có chồi trên đất (Mi), Cây có chồi trên đất (Na) đã
cải tạo môi trường, là điều kiện thuận lợi cho kiểu dạng sống Cây lớn và vừa có
chồi trên đất (MM) được bổ sung các điều kiện cần thiết để cho cây sinh trưởng
nhanh và liên tục từ đó làm cho Cây nhỏ có chồi trên đất (Mi), Cây thấp có
chồi trên đất (Na) số lượng cá thể của loài giảm dần nếu thời gian quá dài loài
bị loại khỏi quần xã.
Rừng thứ sinh có số loài, mật độ cây bụi giảm dần trong khi mật độ và độ
tàn che của cây gỗ ngày một tăng cao. Mật độ cây gỗ tái sinh ngày một tăng
cao, do thời gian đầu đất bị thoái hóa thành phần thực loài vật đơn giản, cây gỗ
chủ yếu là những loài ưa sáng tạm cư và có thể sống trên đất khô cằn và nghèo
dinh dưỡng.
Quá trình phục hồi thảm thực vật từ thảm cỏ, thảm cây bụi đến rừng thứ
sinh diễn ra từ từ và có ảnh hưởng lớn tới sự biến đổi và tính chất lý hóa,
mật độ và thành phần các nhóm vi sinh vật đất. Đối với tầng đất mặt thời
gian phục hồi rừng càng dài thì tầng thảm mục càng dầy hàm lượng các chất
dinh dưỡng, mật độ các nhóm vi sinh vật đất càng cao. Tính chất vật lý, hóa
sinh học của đất trong các trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi theo thời
gian tuân theo một quy luật chung đó là rừng có độ che phủ cao, tầng thảm
18
mục dày thì hàm lượng mùn, chất dinh dưỡng, vi sinh vật đất càng lớn, tỷ tệ

thuận theo thời gian và các biện pháp lâm sinh thích hợp nhằm thúc đẩy quá
trình phục hồi rừng.
4.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RỪNG Ở CHỢ MỚI
4.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và phát triển rừng
+ Thuận lợi
- Hầu hết đất rừng đã được giao đến từng hộ gia đình quản lý, quyền lợi
và trách nhiệm của các hộ dân được công bố rõ ràng, người dân có ý thức
hơn trong công tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng.
- Đất rừng còn tương đối tốt, nguồn gieo giống nhiều, cây con có khả
năng tái sinh, sinh trưởng, phát triển mạnh, ít có sự xâm nhập của cây lạ.
- Nhà nước có các trương chình, dự án ưu tiên đầu tư cho phát triển rừng
như Dự án 661, Dự án 3PAD, Quyết định 147/2007- CP về hỗ trợ trồng
rừng sản xuất giai đoạn 2008 - 2015, và đặc biệt các cấp, ngành của tỉnh Bắc
Kạn và huyện Chợ Mới luôn quan tâm phát triển rừng.
- Một số xã trong huyện đã có hương ước về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng của cộng đồng thôn bản. Một số thôn bản đã kết hợp với Chi cục Kiểm
lâm huyện, các đội kiểm lâm xây dựng được tổ quản lý bảo vệ và phòng
chữa cháy rừng.
- Đã có nhiều hộ gia đình tự bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh rừng như
trồng các loại cây keo, mỡ, quế và phát triển kinh tế trang trại mang lại hiệu
quả kinh tế cao và bền vững.
+ Khó khăn
- Rừng chưa quy hoạch cụ thể, đặc biệt là ở ngoài thực địa, cho nên một
số chủ rừng còn sử dụng sai mục đích.
- Việc giao đất, giao rừng không đồng đều, nhiều hộ thiếu đất sản xuất
nông lâm nghiệp dẫn đến việc khai thác lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra.
- Vị trí rừng thường ở cách xa nhà, địa hình phức tạp, độ dốc lớn, đi lại
khó khăn, khó áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh và khó khăn trong
quản lý rừng.
- Phần lớn diện tích rừng ở đây chủ là rừng nghèo, chất lượng cây gỗ có

giá trị kinh tế thấp.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách cũng như công
tác khuyến lâm chưa thường xuyên, người dân thiếu kiến thức trong kinh
doanh bền vững tài nguyên rừng.
19
- Đa số bà con là người dân tộc thiểu số miền núi nghèo, thiếu kiến thức
chuyên môn, thiếu vốn đầu tư sản xuất lâm nghiệp, một số hộ còn trông chờ,
ỷ nại vào các chính sách Nhà nước.
4.3.2. Nhận xét về biến đổi tài nguyên rừng
Trước năm 1985 ở huyện Chợ Mới, diện tích rừng còn nhiều, rừng được
đánh giá còn khá nguyên vẹn và xếp vào trạng thái IIB, IIIA2, IIIA3, IIIB.
Sau năm 1985, do đốt nương làm rẫy, cuộc sống du canh du cư của đồng
bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt do cơ chế thị trường và một phần do công
tác quản lý còn yếu nên rừng đã bị phá hoại nghiêm trọng bởi sự chặt phá
rừng lấy gỗ xây dựng, lấn chiếm làm rẫy, làm đất thổ cư, đất vườn cây, mở
đường và từ khi các con đường ô tô vào các xã được mở, giao thông thuận
tiện nên sự phá hoại rừng ngày càng trầm trọng hơn.
Năm 1997, chính sách giao đất giao rừng được thực hiện, tài nguyên
rừng được bảo vệ và phát triển. Vì vậy, diện tích rừng ngày càng tăng.
Trạng thái rừng IIA, IIB phần lớn được phục hồi sau canh tác nương rẫy
khoảng trên mười năm, các trạng thái rừng IIIA1 phần lớn nằm trên địa hình
cao, đi lại khó khăn nên phần lớn là rừng phục hồi sau khai thác. Đối với
thảm thực vật IC phần lớn là phục hồi sau nương rẫy, thời gian bỏ hóa dưới
mười năm.
4.3.3. Kết quả nghiên cứu các giải pháp lâm sinh
4.3.3.1. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
Giải pháp kĩ thuật cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng được
thực hiện trên năm trạng thái trên nhiều địa bàn nghiên cứu khác nhau, mỗi
trạng thái cải tạo với diện tích là 2,0 ha. Độ dốc trung bình trên các ô nghiên
cứu bình quân từ 25- 30

o
.
Biện pháp kĩ thuật: Xử lý thực bì toàn diện, phát đốt, dọn; xử lý đất cục
bộ theo hố; loài cây trồng là cây keo, mật độ trồng 1.500 cây/ha. Cây con có
bầu dinh dưỡng có H
VN
(30 - 50 cm), D
00
(0,35 - 0,50 cm).
Kết quả nghiệm thu được đánh giá là cây sinh trưởng tốt, tỉ lệ cây sống
trên 90%, rừng được bảo vệ tốt, không bị gia súc phá hoại.
4.3.3.2. Bảo vệ rừng tự nhiên
Giải pháp kỹ thuật khoanh nuôi, bảo vệ tự nhiên thực hiện trên 5 trạng
thái rừng khác nhau, trên các OTC đã điều tra trước. Bằng biện pháp kỹ
thuật của người dân và có sự giám sát quản lý của các cơ quan chức năng
20
nên việc khoanh nuôi, bảo vệ tự nhiên có kết hợp chặt bỏ dây leo, bụi rậm,
cây sâu bệnh, cây chèn ép cây tái sinh thường xuyên diễn ra.
Kết quả nghiệm thu: Rừng không bị các tác động bất lợi của con người,
được thực hiện đúng theo kỹ thuật khoa học.
4.3.3.3. Cây gỗ
Bảng 4.8. Tăng trưởng tự nhiên của rừng 1 năm tuổi
TT
Thảm
thực vật
D
1.3
(cm)
H
VN

(m)
Thể tích (m
3)
Trước giao khoán Sau giao khoán
1 IC 10,5 5,8 21,6 24,8
2 IIA 13,7 8,7 56,1 59,5
3 IIB 16,47 11,6 70,8 73,5
4 IIIA1 28,8 15,1 92,8 101
5 Hỗn giao 17,7 11,2 40,5 44,8
Vầu: 398
D= 4,1cm; H= 9m
Vầu: 496
D=4,1cm; H= 9m
Đường kính cây D
1.3
biến động từ 10,5 - 28,8 cm, cao nhất ở trạng thái
IIIA1 (28,8cm) và thấp nhất ở trạng thái IC (10,5cm). Chiều cao vút ngọn H
VN
biến động từ 5,8 m - 15,1m, cao nhất ở trạng thái IIIA1 (15,1m) và thấp nhất ở
trạng thái IC (5,8m). Trữ lượng rừng trước khi giao khoán biến động từ 21,6 m
3
- 92,8m
3
, cao nhất ở trạng thái IIIA1 (92,8 m
3
) và thấp nhất ở trạng thái IC (21,6
m
3
), số lượng cây Vầu là 398 cây. Trữ lượng rừng sau giao khoán biến động từ
24,8 m

3
- 101 m
3
, cao nhất ở trạng thái IIIA1 (101 m
3
) và thấp nhất ở trạng thái
IC (24,8 m
3
), số lượng cây Vầu là 496 cây.
4.3.3.4. Cây tái sinh
Bảng 4.9. Chất lượng cây tái sinh
TT
Trạng
thái TTV
Trước giao khoán Sau giao khoán
Số
cây/ha
Tốt
(%)
TB
(%)
Xấu
(%)
Số
cây/ha
Tốt
(%)
TB
(%)
Xấu

(%)
1 IC 2.321 72 20 8 2.500 73 18 9
2 IIA 4.890 61 27 12 5.040 75 20 5
3 IIB 6.540 42 47 11 7.060 51 46 3
4 IIIA1 3.230 18 22 60 3.870 38 21 41
5 Hỗn giao 1.860 51 29 20 2.050 55 26 19
Trước giao khoán: Số lượng cây biến động từ 1.860 cây - 6.540 cây, cao
nhất ở trạng thái IIB (6540 cây) và thấp nhất ở trạng thái hỗn giao (1.860 cây);
chất lượng cây tốt biến động từ 18% - 72%, cao nhất ở trạng thái IC (72%) và thấp
21
nhất ở trạng thái IIIA1 (18%); chất lượng cây trung bình biến động từ 20% - 47%
cao nhất ở trạng thái IIB (47%) và thấp nhất ở trạng thái IIIA1 (20%); chất lượng
cây xấu có biến động dài nhất từ 8% - 60%, cao nhất ở trạng thái IIIA1 (60%) và
thấp nhất ở trạng thái IC (8%).
Sau giao khoán: Số lượng cây tái sinh biến động từ 2.050 cây - 7.060 cây, cao
nhất ở trạng thái IIB (7.060 cây) và thấp nhất ở trạng thái hỗn giao (2.050 cây);
chất lượng cây tốt biến động từ 38% - 75%, cao nhất ở trạng thái IIA (75%) và
thấp nhất ở trạng thái IIIA1 (38%); chất lượng cây trung bình biến động từ 18% -
46% cao nhất ở trạng thái IIB (46%) và thấp nhất ở trạng thái IC (18%); chất
lượng cây xấu biến động từ 3% - 41%, cao nhất ở trạng thái IIIA1 (41%) và thấp
nhất ở trạng thái IIB (3%).
Nhận xét: Mặc dù người dân địa phương rất tích cực bảo vệ, rừng không bị
phát, phá, khai thác trái phép và thực hiện đầy đủ biện pháp kĩ thuật để tạo điều
kiện cho cây rừng, cây tái sinh tự nhiên sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tuy
nhiên, tăng trưởng của rừng chỉ ở mức trung bình nếu so với rừng trồng là thấp chỉ
từ 2,2 - 4,5m
3
/ha /năm, mặt khác tổ thành cây rừng chỉ trong một vài năm thì chưa
thể có sự thay đổi nào, đa số vẫn là các cây rừng có tổ thành đơn giản, giá trị kinh
tế thấp.

4.3.4. Đề xuất một số giải pháp
4.3.4.1. Nhóm giải pháp về quản lý
- Hoàn tất việc xác định ranh giới đất lâm nghiệp, ranh giới giữa các loại
rừng, đặc biệt là diện tích rừng do hộ gia đình quản lý.
- Các ban ngành chức năng phải thường xuyên giám sát việc đốt nương làm
rẫy, không mở nương rẫy mới, giảm tối thiểu hiện tượng du canh du cư của bà
con để góp phần giữ cho diện tích rừng còn lại không bị giảm và tài nguyên
sinh vật rừng không bị mất thêm.
- Xây dựng các dự án trồng rừng, phục hồi rừng cần chú trọng tới việc sử
dụng các cây bản địa ở địa phương làm cây trồng rừng, ưu tiên các loài cây bản
địa quý hiếm, đặc trưng, có giá trị cao.
- Tuyên truyền và phổ biến cho người dân hiểu rõ trong việc bảo vệ và phát
triển rừng, đặc biệt rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng. Đôn đốc kiểm tra và thực
hiện có hiệu quả nghị quyết của Đảng và Nhà nước về sắp xếp các đơn vị quản
lý rừng trên từng địa bàn.
4.3.4.2. Giải pháp về đầu tư
22
Thực hiện hiệu quả dự án theo quyết định 147/2007/QĐ-TTg về hỗ trợ
trồng rừng sản xuất giai đoạn 2008 - 2015. Dự án trồng, khoanh nuôi bảo vệ lưu
vực sông Cầu giai đoạn 2010 - 2015. Chương trình phát triển kinh tế cho các xã
miền núi, vùng cao nhằm ổn định đời sống, nâng cao hiểu biết về rừng, môi
trường để góp phần bảo vệ rừng.
4.3.4.3. Giải pháp về kĩ thuật
Đối với trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng > 700 cây/ha: Áp dụng
biện pháp kĩ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nghiêm cấm mọi tác
động xâm hại đến rừng.
Đối với trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng < 700 cây/ha, tùy theo
vị trí và độ dốc, biện pháp kĩ thuật lâm sinh là khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

1. Theo khung phân loại của UNESCO (1973), thì thảm thực vật huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn có 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín (Closed forest), lớp
quần hệ rừng thưa (Woodland - Open stands of trees), lớp quần hệ thảm cây bụi
(Shrubland) và lớp quần hệ cỏ (Grassland vegetation). Trong đó, lớp quần hệ
rừng thưa ở đây không thực sự là kiểu đặc trưng do khí hậu, thổ nhưỡng và yếu
tố hệ thực vật tạo thành, mà nó chỉ là một giai đoạn trong chuỗi diễn thế đi lên
của thảm thực vật khi rừng chưa đạt độ tàn che của cây gỗ 60% trở lên.
2. Hệ thực vật ở huyện Chợ Mới khá phong phú và đa dạng, với 743 loài
thuộc 517 chi của 138 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch:
Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.
Trong đó, Magnoliophyta là ngành phong phú nhất về các bậc taxon (704 loài,
491 chi, 119 họ).
Trong tổng số 743 loài thực vật được phát hiện, thì có 635 loài là có ích,
với các nhóm công dụng khác nhau: cây làm cảnh (57 loài), cây cho gỗ (187
loài), cây làm thuốc nhuộm (15 loài), cây ăn được (207 loài) và cây làm thuốc
(486 loài).
Một số loài thực vật trong hệ thực vật huyện Chợ Mới đang đứng trước
nguy cơ rất lớn về sự tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên: 26 loài có tên trong Sách
đỏ Việt Nam (2007) ở cấp độ EN (Nguy cấp) và VU (Sẽ nguy cấp); 8 loài có tên
trong Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP.
3. Theo bảng phân loại dạng sống (Life form) của Raunkiaer (1934), trong
các kiểu thảm thực vật ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) có năm nhóm dạng sống
23
cơ bản, với phổ dạng sống (Spectrum of biology) như sau.
SB = 77,66 Ph + 5,0 Ch + 5,4 Hm + 5,92 Cr + 6,02 Th
Trong đó, nhóm Cây chồi trên (Ph) phù hợp với đặc điểm khí hậu thuộc
vùng nhiệt đới mưa mùa có nhiệt độ và độ ẩm cao, nên có số lượng lớn nhất
(chiếm 77,66% tổng số các loài).
4. Trong quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên từ thảm cỏ đến rừng non
ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, diễn ra theo đúng quy luật chung của vùng khí

hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Việt Nam và có sự thay đổi một số yếu tố cơ bản:
- Độ tàn che của cây gỗ ngày một tăng cao. Ở giai đoạn rừng thứ sinh, số
loài, mật độ cây bụi giảm dần.
- Trong qua trình diễn thế, các thảm thực vật diễn ra hai quá trình trái
ngược nhau (quá trình đào thải và bổ sung của các loài mới). Do điều kiện đất
còn tốt, có nguồn gieo giống của cây gỗ và quá trình đốt rừng làm nương rẫy
không bị lặp lại nhiều lần, nên thành phần loài trong thảm cỏ tương đối lớn (lớn
hơn số loài ở rừng non). Theo thời gian, tỷ lệ kiểu dạng sống Cây lớn và vừa có
chồi trên đất (MM) được bổ sung dần. Ngược lại, kiểu dạng sống Cây nhỏ có
chồi trên đất (Mi), cây thấp có chồi trên đất (Na) số lượng cá thể và số lượng
loài giảm dần.
- Quần xã thực vật có thời gian phục hồi từ 1- 4 năm có thành phần loài
thực vật đơn giản, với phần lớn là các cây thấp nhỏ, ít có giá trị kinh tế và giá trị
sử dụng. Trải qua thời gian, dần dần xuất hiện các cây gỗ nhỏ tiên phong ưa
sáng, chịu hạn và phát triển nhanh. Với quần xã có thời gian phục hồi từ 8-10
năm, do có sự cạnh tranh mạnh, một số loài cạnh tranh kém, sinh trưởng phát
triển chậm sẽ bị bị đào thải, số cá thể của các loài cây gỗ có kích thước lớn hơn
tăng dần theo thời gian phục hồi.
- Quá trình phục hồi thảm thực vật từ thảm cỏ, thảm cây bụi đến rừng thứ
sinh diễn ra từ từ và có ảnh hưởng tới sự biến đổi và tính chất lý hóa và vi sinh
vật đất theo chiều hướng tích cực.
5. Ở huyện Chợ Mới đất rừng còn tốt, môi trường rừng chưa bị phá hủy
quá nghiêm trọng, còn nguồn gieo giống tốt của nhiều loài cây gỗ, cây bản địa
có giá trị cao. Ngoài ra, chỉ tiêu về mật độ và chất lượng cây gỗ tái sinh ở khu
vực nghiên cứu đủ điều kiện thuận lợi cho việc phụ hồi rừng tự nhiên, bằng giải
pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để đẩy nhanh quá trình tái tạo lại rừng.
6. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và quá trình diễn thế của thảm thực vật
ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, thử nghiệm việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo
24
kiệt, khoanh nuôi trồng bổ sung, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp cho việc

phục hồi rừng ở khu vực nghiên cứu (giải pháp về quản lý, về đầu tư và các giải
pháp về kĩ thuật). Trong đó, các giải pháp kỹ thuật được ưu tiên hàng đầu
(khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên với các tác động kỹ thuật lâm sinh ở các
mức độ khác nhau). Có thể coi đây là giải pháp có hiệu quả nhất cho việc phục
hồi rừng ở huyện Chợ Mới.
KIẾN NGHỊ
1. Diễn thế đi lên của thảm thực vật từ thảm cỏ đến rừng non là một quá trình
gồm nhiều pha khác nhau kéo dài hàng chục năm và lâu hơn. Để có căn cứ vững
chắc đủ sức thuyết phục cho các kết luận, cần lập các ô nghiên cứu định vị, vì
thời gian nghiên cứu luận án chỉ 3 năm, nên chúng tôi không có điều kiện làm
được. Đề nghị ngành Lâm nghiệp huyện Chợ Mới lựa chọn lập các ô định vị để
theo dõi, thu thập số liệu làm căn cứ chính xác cho các giải pháp kỹ thuật khoang
nuôi phục hồi rừng của huyện.
2. Huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung là vùng có địa hình
phức tạp, nhiều đồi núi, có độ dốc cao, vì vậy không nên tiến hành trồng rừng
bằng cách cày xới hoặc sử lý thực bì như ở vùng đất bằng, hạn chế tác động cơ
học trên đất dốc. Nếu trồng rừng trên đất dốc, phải áp dụng trồng rừng theo
cách “đổ bộ”, không xử lý thực bì để hạn chế tối đa sự xói mòn rửa trôi đất, làm
hủy hoại môi trường đất. Để tái tạo lại rừng, ở vùng này nên áp dụng biện pháp
khoang nuôi ở các mức độ khác nhau.

×