Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo số liệu công bố của tổ chức IUCN, UNDP và WWF trung bình
mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, trong đó rừng bị mất do
đốt phá làm nương rẫy chiếm 50%, cháy rừng 23% do khai thác từ 5-7% còn
lại là do các nguyên nhân khác (ww.vocw.edu.vn). Như vậy theo thống kê
trên ta thấy rằng tỷ lệ rừng bị mất đi do làm nương rẫy là lớn hơn 50%. Ở
Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ đó. Nhất là ở nước ta rừng tập trung ở
khu vực vùng núi cao, nơi mà trình độ dân trí của người dân còn thấp sống
chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng nhưng lại thiếu ý thức bảo vệ,
gìn giữ nguồn tài nguyên vô gia này. Đặc biệt với tập quán du canh, du cư,
người dân tùy ý đốt nương, làm rẫy. Sau một thời gian canh tác, khi năng suất
cây trồng giảm đi họ chuyển sang một mảnh đất khác, vài năm sau mới quay
lại mảnh đất cũ làm cho đất rừng bị thoái hóa.
Mất rừng dẫn đến hạn hán, lũ lụt. Hậu quả của nó là nghèo đói và bệnh
tật. Vì vậy, Phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trọng nhất hiện
nay đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam cũng như của các nước nhiệt đới
khác khi mà độ che phủ của rừng đã bị suy giảm xuống dưới mức an toàn sinh
thái mà không đảm bảo được sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo nghĩa thông thường, phục hồi rừng là quá trình tái lập lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng. Đó là quá trình sinh
địa phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Tuỳ theo mức độ tác động của
con người trong quá trình lập lại rừng mà phân chia thành các giải pháp phục hồi rừng: tái sinh tự nhiên ,xúc tiến tái sinh, tái sinh nhân
tạo (trồng rừng). Như vậy, trừ trồng rừng các giải pháp khác đều liên quan đến tái sinh tự nhiên.
Thực tiễn đã chứng minh rằng để thực hiện tốt mục tiêu là tiết kiệm
được thời gian, tiền của trong công tác phục hồi rừng thì cần có sự hiểu biết
đầy đủ về bản chất và qui luật phát triển của hệ sinh thái rừng, trước hết là
quá trình tái sinh tự nhiên. Đồng thời cũng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế
xã hội ở mỗi nước, mỗi vùng.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt
đới. Tuy nhiên, rừng nhiệt đới là một đối tượng hết sức đa dạng và phức tạp,
trong khi các nghiên cứu thường mới chỉ tập trung tại một điểm, một vùng
hay một khu vực nhất định nào đó. Vì vậy, tái sinh tự nhiên vẫn đang là nội
dung cần được tiếp tục nghiên cứu.
1
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới thảm thực vật trạng thái rừng IIA, tại
huyện Chợ mới, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá thực trạng khả năng tái sinh tự nhiên ở trạng thái thảm
thực vật IIA tại huyện Chợ Mới làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp xúc
tiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng và các quá trình diễn
ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên làm cơ sở khoa học
cho việc đề xuất giải pháp lâm sinh thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng
cao chất lượng của rừng phục hồi.
- Nghiên cứu các qui luật tái sinh tự nhiên và bổ sung thêm tư liệu về
tái sinh rừng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên,
giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phục hồi rừng để bảo vệ nguồn gen duy trì tính đa dạng sinh học và cân
bằng sinh thái trong vùng là hết sức cần thiết, do đó kết quả của nghiên cứu
này sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tái sinh và khả năng phục hồi tự nhiên
thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới
Như chúng ta đã biết tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính
đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ
cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như: Dưới tán
rừng, lỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai
trò lịch sử của lớp cây tái sinh là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh
rừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của
rừng chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con và tầng
cây gỗ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards,
1952 ; Baur G.N, 1964 ; Rollet, 1969). Do tính phức tạp về tổ thành loài cây,
trong đó chỉ có một số loài cây có giá trị nên trong thực tiễn người ta chỉ khảo
sát những loài cây có ý nghĩa nhất định.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu qủa
các cách sử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các
kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương
thức chặt tái sinh. Công trình của Walton, A. B. Bernard, R. C - Wyatt Smith
(1950) [19] với phương thức rừng đồng tuổi ở Mã Lai ; Taylor (1954), Jones
(1960) với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán rừng ở Nijêria và Gana. Nội
dung hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được G. N. Baur (1976)
[17] tổng kết trong tác phẩm cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng.
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô
đo đếm thông thường từ 1 đến 4 m
2
. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi
trong điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình
tái sinh rừng. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard
(1950) [3] đã đề nghị một phương pháp “ điều tra chẩn đoán ” mà theo đó
3
kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái
sinh ở các trạng thái rừng khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của P.W. Richards (1952), Bernard
Rollet (1974) tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự
nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 m x 1 m; 1 m x 1,5 m)
cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở
Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác
định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ
sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh
tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot
(1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây
tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo
vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy
Chuyên, 1995) [2].
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như nhân tố ánh sáng
(thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi,
thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng,
cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Tác
giả G. N. Baur (1976) [17] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến
phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnh
hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém
phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở rừng
nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn nhưng số lượng loài
cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây
có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ở
các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây
bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của
tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ.
4
Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ
và cây bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh
không đáng kể. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì
thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân
tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973) (dẫn
theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [12].
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giả
nghiên cứu. Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới ở Colombia và
Venezuela nhận xét: Sau khi bỏ hoá, số lượng loài thực vật tăng dần từ ban
đầu đến rừng thành thục. Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc
vào tỷ lệ các loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá
trình tái sinh, thời gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh
tác của khu vực đó (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1].
Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy
từ 1 - 20 năm ở vùng Tây Bắc ấn Độ, Ramakrishnan (1981-1992) đã cho biết
chỉ số đa dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của
quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá. Long Chun và cộng sự
(1993) đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại
Xishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhận xét: tại Baka khi nương rẫy
bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có
60 họ, 134 chi, 167 loài. (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1].
Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng
trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy
luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy
luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý
tài nguyên rừng một cách bền vững.
2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam
Vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành nghiên
cứu từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, Yên
Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Quảng Bình các kết quả
nghiên cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) [13] tổng kết và
5
kết luận về tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc Việt
Nam, hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên
tục, không mang tính chất chu kỳ. Sự phân bố số cây tái sinh không đồng đều,
số cây mạ có h < 20 cm chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở các cấp kích
thước khác. Những loài cây gỗ mềm, ưa sáng, mọc nhanh có khuynh hướng
phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh. Những loài cây gỗ
cứng sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tản mạn, thậm chí còn
vắng bóng trong thế hệ sau trong rừng tự nhiên.
Trần Ngũ Phương (1970) [7] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới
mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động
của con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết
quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm
thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi,
trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình
tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần
giống rừng khí hậu ban đầu”.
Nguyễn Văn Trương (1983) [11] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp
cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tàn rừng.
Phùng Ngọc Lan (1984) [5] khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong
khai thác rừng đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm
trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố
gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm.
Phạm Đình Tam (1987) [8] đã làm sáng tỏ hiện tượng tái sinh lỗ trống
ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuất
hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh
càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất phương thức
khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này.
Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và
tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (Sông
Hiếu, Yên Bái và Lạng Sơn). Nguyễn Duy Chuyên (1988) [2] đã khái quát
đặc điểm phân bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng
6
các hàm lý thuyết. Từ đó làm cơ sở định hướng các giải pháp lâm sinh cho
các vùng sản xuất nguyên liệu.
Vũ Tiến Hinh (1991) [4] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại
Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ
số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan
chặt chẽ với nhau. Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số
tổ thành ở tầng tái sinh cũng vậy.
Nguyễn Ngọc Lung (1993) [6] và cộng sự khi nghiên cứu về khoanh
nuôi và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm
chắc các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực
vật. Qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi
đúng hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền
Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [14] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về
lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết
luận: rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có,
lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn,
trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn
diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện
nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và
nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ
Khi nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng
thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An. Nguyễn Duy Chuyên (1995)
[2] đã nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo chiều cao, phân bố tổ thành cây
tái sinh, số lượng cây tái sinh. Trên cơ sở phân tích toán học về phân bố cây
tái sinh cho toàn lâm phần, tác giả cho rằng loại rừng trung bình (IIIA
2
) cây
tái sinh tự nhiên có dạng phân bố Poisson, ở các loại rừng khác cây tái sinh có
phân bố cụm.
Trần Xuân Thiệp (1995) [14] nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trong
rừng chặt chọn ở Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh đã định lượng các cây tái
sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau. Theo tác giả, rừng thứ sinh
7
có số lượng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh. Tác giả còn thống kê các
cây tái sinh theo 6 cấp chiều cao, cây tái sinh triển vọng có chiều cao h > 1,5
m.
Đỗ Hữu Thư (1995, 1997) và cộng sự khi nghiên cứu về lớp cây tái
sinh tự nhiên ở Phansipăng - Sa Pa - Lao Cai đã xác định được quy luật phân
bố cây tái sinh ở vùng này.
Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn tại Lâm trường
Hương Sơn - Hà Tĩnh, Trần Cẩm Tú (1998) cho rằng áp dụng phương thức
xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục
tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật
tác động phải có tác dụng thúc đẩy cây tái sinh mục đích sinh trưởng và
phát triển tốt, khai thác rừng phải đồng nghĩa với tái sinh rừng và phải chú
trọng điều tiết tầng tán của rừng; đảm bảo cây tái sinh phân bố đều trên
toàn bộ diện tích rừng; trước khi khai thác, cần thực hiện các biện pháp mở
tán rừng, chặt gieo giống, phát dọn dây leo cây bụi và sau khai thác phải
tiến hành dọn vệ sinh rừng.
Thái Văn Trừng (2000) [10] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng
Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển
quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác
của môi trường như: đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì
tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn
thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo
những phương thức tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường.
Trần Ngũ Phương (2000) [7] khi nghiên cứu các quy luật phát triển
rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh
của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng
trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu
chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và
sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung
gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này
sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế
8
thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.
Lê Đồng Tấn (1995, 1997, 1998, 1999, 2003) [9] và cộng sự đã nghiên
cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại
Sơn La. Tác giả đã kết luận mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên đỉnh
đồi, tổ hợp loài cây ưu thế trên ba vị trí địa hình và ba cấp độ dốc là khác
nhau, sự khác nhau chính là tổ thành các loài trong tổ hợp đó.
Phạm Ngọc Thường (2001, 2003) [16] nghiên cứu quá trình tái sinh tự
nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho
thấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng có số
lượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ là
khá cao.
2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cao Kỳ và Nông Hạ là hai xã nằm ở phía bắc huyện Chợ Mới cách
trung tâm huyện khoảng 15km. Diện tích tự nhiên của Cao Kỳ 5975,42 ha,
diện tích đất lâm nghiệp là 5022 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 151 ha, đất
chua sử dụng là 218 ha, và canh tác nương rẫy cố định là 140,78 ha. Nông Hạ
có tổng diện tích đất tự nhiên là 5820,31ha.
Về giao thông có quốc lộ 3 chạy dọc qua xã nối từ thị trấn Chợ Mới
qua xã Nông Hạ, Cao Kỳ tới thị xã Bắc Kạn kéo dài 3.5km.Về giáo lưu bằng
đường thủy có hệ thống sông Cầu chảy dọc qua xã có chiều dài khoảng 4km
sông sông với quốc lộ 3 hình thành với ưu thế vận tải được nhiều hàng nặng
với giá rẻ tăng cương khả năng giao lưu,lưu thông trong và ngoài xã.
- Phía nam xã Cao Kỳ giáp xã Nông Hạ, còn Nông Hạ giáp với xã
Thanh Bình, Nông Thịnh, Như cố
- Phía đông của hai xã này đêu giáp giáp xã Yên Cư, Yên Hân
- Phía bắc xã Cao Kỳ giáp xa Hòa Mộc, Tân Sơn, Nông Hạ giáp với xã
Cao Kỳ và Thanh Mai.
- Phía tây Cao Kỳ giáp xa Thanh Vận, Nông Hạ giáp với tỉnh Thái Nguyên.
2.3.1.2. Địa hình
Địa hình của hai xã không bằng phẳng phần lớn là núi cao và núi đá,
9
xen kẽ là những cánh đồng nhỏ hẹp được tạo thành do phù xa của hệ thống
sông, suối đặc biệt có con sông cầu chảy qua nên việc phát triển kinh tế nông
nghiệp rất thuận lợi, độ cao trung bình từ 300m đến 950m có nơi độ cao lên
đến 750- 950m so với mực nước biển.
2.3.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng
* Đất đai và thổ nhưỡng của hai xã Cao Kỳ và Nông Hạ
Do địa hình núi dốc, đất đai chia cắt phức tạp hình thành các tiểu khí
hậu khác nhau về điều kiện tự nhiên và môi trường tập quán sản xuất. Do đó
quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn và hạn chế
Đất của hai xã chủ yếu là đất feralit có màu đỏ nâu, đỏ vàng có địa tầng
sâu 40cm chứa nhiều Fe, Al có phản ứng chua. Với loại đất này thích hợp cho
việc trồng cây lâu nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.
Hầu hết các loại đất trên địa bàn xã có độ dầy từ trung bình đến khá,
thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng như đạm, lân,
Kali, Can xi, Magie trong đất có hàm lượng thấp không đủ cung cấp cho quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Do đa phần đất đai nằm trên độ
dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp
bảo vệ đất, bảo vệ rừng, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.
Độ dốc trung bình 25 độ. Nhìn chung địa hình của hai xã phức tạp gây
nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội.
2.3.1.4. Khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu, thủy văn
Xã Cao Kỳ và Xã Nông Hạ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai
mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ
tháng 4 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 22 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 35 đến
37
0
C. Nóng nhất vào tháng 6 và tháng 7.
Tổng lượng mưa bình quân là 1248 mm/năm, mưa tập trung vào các
tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm 78% tổng lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình là 80 - 85% gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông
lâm nghiệp.
Địa bàn xen kẽ giữa các khu dân cư là đồi, núi, khe, suối và hệ thống
sông Cầu chảy dọc qua xã nên cũng gây ảnh hưởng đến lượng nước tưới tiêu
10
cho sản xuất vào mùa khô. Còn vào mùa mưa với độ dốc tương đối cao, dòng
chảy lớn gây lũ lụt ngập úng cho các cây hoa màu và đây cũng là vấn đề bức
xúc mà chính quyền và nhân dân trong xã đang phải quan tâm.
Lượng mưa trung bình của năm 2011 ở Cao Kỳ trong khoảng 185,56
mm. Cũng như chế độ nhiệt, mưa ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa
trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 với 78% - 89%
lượng mưa cả năm. Thời gian còn lại là mùa ít mưa. Trong mùa mưa, có
những tháng có thể tới 15 - 20 ngày có mưa. Mùa ít mưa với số ngày mưa
trong tháng là dưới 10 ngày và lượng mưa không đáng kể, có khi gần như cả
tháng không có mưa hoặc chỉ là mưa phùn, mưa mù.
Mùa ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có thể chia thành 2 thời
kỳ: Đầu mùa (thường từ tháng 4 đến tháng 1 năm sau) do ảnh hưởng các khối
khí lục địa lạnh, khô nên rất ít mưa, có khi cả tháng hanh khô, với thời tiết
trong xanh, ngày nắng úa, đêm lạnh, gây hạn hán và hay có sương muối. Thời
kỳ cuối mùa khô, do độ ẩm không khí cao, mây mù, mưa phùn, gây cảm giác
rất lạnh, ẩm thấp. Địa bàn hai xã xen kẽ giữa các khu dân cư là đồi, núi, khe,
suối và hệ thống sông Cầu chảy dọc qua xã nên cũng gây ảnh hưởng đến
lượng nước tưới tiêu cho sản xuất vào mùa khô. Còn vào mùa mưa với độ dốc
tương đối cao, dòng chảy lớn gây lũ lụt ngập úng các cây hoa màu và đây
cũng là vấn đề bức xúc mà chính quyền và nhân dân trong xã đang quan tâm.
2.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt
Xã Cao Kỳ là một trong những xã miền núi, chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp với diện tương đối lớn và năng suất khá cao.
Năm 2011, tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) đạt 1506.83 tấn
giảm so với năm 2010 là 223.17 tấn do hạn hán dẫn đến năng suất thấp và
diện tích trồng lúa ngô giảm. Bình quân lương thực người/ năm là: 505kg/
người/ năm.
Ngô và lúa là cây trồng chính. Ngoài ra, còn có các cây trồng khác như:
11
Cây mía bầu, cây chuối tây, cây khoai tàu, đậu đỗ các loại.
Số lượng gia cầm được nuôi nhiều nhất, dê được nuôi ít nhất. Hình thức
chăn thả chủ yếu đối với gia cầm, lợn được nuôi ngay trong chuồng. Riêng
đối với trâu, bò, dê thì được các hộ thả rông trên rừng. Đây là một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây tái sinh trong rừng
tự nhiên.
Xã Nông Hạ: Sản xuất nông nghiệp của xã cây trồng chính chủ yếu là
lúa, năng xuất các vụ lùa trong năm bình quân 2003 đạt 43.5 tạ/ha, năm 2004
bình quân đạt 44 tạ/ha, năm 2005 bình quân đạt 44 tạ/ha. Theo thống kê mới
nhất của xã nông hạ năm 2009 bình quân đạt 48 tạ/ha và năm 2010 dạt 50
tạ/ha cho thấy năng suất trồng lúa ngày càng đạt năng suất cao.
Ngoài ra trong xã còn trong xã còn trồng một số loại cây như: ngô,
khoai mon, khoai lang, sắn, mía, lạc. . . phục vụ cho cuộc sống hàng ngay như
làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cho lợn, gà, trâu ,bò
- Chăn nuôi
Cao Kỳ: Về chăn nuôi của xã Cao Kỳ, theo số liệu năm 2011
Tổng đàn gia súc là: 2124 con, trong đó trâu có 1046 con, bò có 1078
con, lợn là 3300 con.
Công tác thú y của xã tiến hành tiêm phòng cho gia súc trên toàn địa
bàn xã khoảng 90%, quản lý tốt diễn biến dịch bệnh trên địa bàn
Nông Hạ: Diện tích chăn thả trâu ,bò đan xen với diện tích đất rừng sản
xuất.Tổng số trâu năm 2005 là 370 con, bò có 1300 con, lợn là 1497 con, gia
cầm là 9876 con. Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển để có thể đáp
ứng nhu cầu về sản xuất trong nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm
ở trong xã.
- Tài nguyên rừng: Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích đất rừng là
10552,4 ha, trong đó 8359,38 ha đất có rừng, 5571,48 ha rừng tự nhiên,
1084,9 ha rừng trồng và 2193,02 ha diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho
lâm nghiệp.
12
Hiện nay tài nguyên rừng đã bị khai thác cạn kiệt, động vật quý hiếm
gần như không còn. Với diện tích rừng hiện có, kết hợp với kế hoạch trồng
rừng mới, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển, do đó lâm nghiệp là
ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.
- Tài nguyên động vật, tài nguyên thực vật
Do sự khai thác rừng quá mức, trái phép, tài nguyên động vật rừng,
thực vật rừng ở cả hai xã đã suy giảm mạnh, gần như là không còn động vật,
thực vật quý hiếm, các loài động, thực vật khác hiện nay cũng đang bị săn
bắn và khai thác rất nhiều, ngoài ra việc khai thác rừng và chuyển đổi mục
đích sử dụng đất cũng làm cho các loài động vật mất đi nơi sống, nguồn thức
ăn do đó kéo theo sự suy giảm về số lượng các loài, cá thể trong loài, dẫn
đến số lượng còn rất ít, suy giảm tính đa dạng sinh học. Rừng nghèo cả về số
lượng và chất lượng.
2.3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Về giao thông của hai xã có quốc lộ 3 chạy dọc qua xã nối từ thị trấn
Chợ Mới qua xã Nông Hạ, Cao Kỳ tới thị xã Bắc Kạn kéo dài 3.5 km. Về
giao lưu bằng đường thủy có hệ thống sông Cầu chảy dọc qua xã có chiều dài
khoảng 4 km song song với quốc lộ 3 hình thành với ưu thế vận tải được
nhiều hàng nặng. với giá rẻ tăng cường khả năng giao lưu, thông thương trong
và ngoài xã.
Trong xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ
trung tâm xã đến tất cả các thôn và có cầu treo giúp người dân trong xã đi lại
và lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn. Tuy nhiên, đường giao thông đến các
thôn bản và vào các khu rừng chưa được hoàn thiện gây khó khăn cho người
dân đi lại trong mùa mưa.
- Thủy lợi
Nhìn chung hệ thống thủy lợi của hai xã ngày càng hoàn thiện hệ
thống kênh mương nội đồng đã được bê tông hóa, có công trình thủy lợi nhỏ
đảm bảo lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất lúa nước, như ở Xã
13
Nông Hạ tuyến mương thôn Nà Quang dái 270m, tuyến mương thôn Khe
Thuổng dài 217m, mương Nà Cù - Nà Cắn dài 2400m , mương Nà Cắn - Nà
Bia - Tổng Vạc dài 1200m , tuyến mương Bản Tết dài 1800m hệ thống
mương tập trung phía đông nguồn nước dồi dào nên thuận lợi cung cấp nước
cho đồng ruộng nhưng một số nơi của xã vẫn thiếu nước vào mùa sản xuất
chậm thời gian sản xuất nông nghiệp vì vậy xã cần phải chú trong nhiều hơn
vấn đề thủy lợi.
- Y tế
Xã Cao Kỳ: Trong những năm gần đây công tác y tế đã được quan tâm,
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Đến nay trên địa bàn xã đã có một trạm y tế
của xã với 4 giường bệnh, 1 bác sỹ, hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cộng
đồng được duy trì thường xuyên, thực hiện tốt các chương trình quốc gia.
Xã Nông Hạ: Trên địa bàn có một trạm y tế với 1 bác sỹ, 3 y sỹ và 10
giường bệnh. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
và thực hiện các chương trình y tế Quốc gia như: Các hoạt động khám chữa
bệnh được duy trì hàng năm. Tiêm chủng 6 loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi,
tiêm phòng viêm não Nhật Bản. Bên cạnh đó y tế xã tham gia tích cực công
tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống sốt rét, chống
bướu cổ, tư vấn tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
Trong năm vừa qua sảy ra dịch bệnh tay, chân, miệng co 04 trường hợp
mắc và theo dõi chăm sóc tại nhà không có biến chứng.
Trong năm thực phẩm: Trong năm không có ngộ độc thực phẩm sẩy ra,
hiện trên địa bàn có 35 cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm bảo đảm công
tác vệ sinh an toàn thực phẩm hàng tháng.
- Văn hóa
Xã Cao Kỳ: Hạt động văn hóa thể thao của xã phát triển tương đổi tốt
cả về số lượng, quy mô, nội dung và hình thức. Hiện nay toàn xã đã có 12/14
thôn có nhà văn của thôn. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa của thôn. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa
14
được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và đạt kết quả tốt với 540 hộ đạt gia đình
văn hóa, 4/14 thôn đạt thôn văn hóa, tỷ lệ hộ có ti vi xem 80 %.
Xã Nông Hạ: Hoạt động văn hóa tuyên truyền các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của từng địa
phương tới người dân, cụ thể tuyên truyền trên loa truyền thanh 1 lần/1 tuần.
Các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới trong các khu dân
cư và bài trừ các tệ nạn xã hội đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, phong trào
xây dựng “ Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa” cho đến nay 2 đơn vị đạt
“Làng văn hóa cấp tỉnh”, 2 đơn vị đạt “làng văn hóa cấp huyện”, có 6 đơn vị
đạt “ Khu dân cư tiên tiến”.
- Thương mại, dịch vụ
Xã Cao Kỳ: Trong xã chủ yếu kinh doanh hàng tạp hóa, phân bón,
thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc thú y, sửa chữa xe máy… với quy mô
nhỏ lẻ. Người dân vẫn phải đi mua sắm xa. Tuy nhiên ngành dịch vụ cũng
đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển nền kinh tế của xã.
Xã Nông Hạ: Tại một số khu vực dọc quốc lộ 3 và đường vào trung
tâm xã Nông Hạ đã hình thành cụm dịch vụ thương mại nhỏ, các cửa hàng
bán vật liệu xây dựng, nông nghiệp, các thực phẩm phục vụ cho sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân, là nơi mua bán trao đổi hàng hóa nông sản của nhân
dân trong khu vực.
- Thành phần dân tộc, dân số
Xã Cao Kỳ: Tổng số hộ trong toàn xã Cao Kỳ là 710 hộ với 2982
nhân khẩu trong đó(nam: 1502, nữ: 1478). Cao Kỳ là nơi tập trung sinh
sống của nhiều đồng bào dân tộc như Tày, Dao, Kinh, Hoa. Trong các dân
tộc thì dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Tổng số hộ nghèo năm 2011 là 133 hộ chiếm 19.19%, hộ cận nghèo là 134
hộ chiếm 19.33%. Thu nhập bình quân của ngươi dân trong xã là 11 triệu
đồng/ người/ năm.
15
Xã Nông Hạ: Tính đến 31/07/2005 dân số toàn xã là 3676 nhân khẩu,
853 hộ trong đó có 7 hộ gia đình tập thể. Dân số phân bố không đồng đều,
tập trung đông dọc trục đường quốc lộ 3, số còn lại phân bố rải rác các làng
bản trong xã.
Nông Hạ có 5 dân tộc anh em như: Dao, Tày, Nùng, Kinh, Sán chí.
Phân bố trên 14 thôn (bản). Dân số phân bố không đều, những năm gần đây
do làm tốt những công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số giảm.
Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%.
16
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Là trạng thái thảm thực vật IIA tái sinh phục hồi tự nhiên. Cây trồng
nông nghiệp, công nghiệp, trang trại, vườn cây ăn quả và rừng trồng đều
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài tại 2 xã Cao Kỳ và Nông Hạ.
Đề tài được tiến hành từ ngày 02 tháng 01 năm 2012 đến ngày 31 tháng
05 năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 2 xã Nông Hạ và Cao Kỳ huyện Chợ
Mới, đây là 2 xã có diện tích rừng và đất rừng khá lớn trong huyện.
3.3. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ (Kế thừa từ nhóm SV
làm đề tài về cấu trúc tầng cây gỗ)
- Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ.
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh
- Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh.
- Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng.
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học.
+ Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao.
- Phân bố loài cây theo cấp chiều cao.
+ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên
- Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên
- Ảnh hưởng của yếu tố đất đến tái sinh rừng.
- Ảnh hưởng của yếu tố cây bụi thảm tươi
+ Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái IIA tại
khu vực nghiên cứu
17
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978)1)[10]: Thảm thực vật rừng là tấm
gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều
kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần
thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp
của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh.
Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở trạng
thái thảm thực vật rừng đã chọn, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và
chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, các
mô hình đã được kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Tính kế thừa
Đề tài có kế thừa một số tư liệu:
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa
hình, tài nguyên rừng.
- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điều
tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu.
3.4.2.2. Thu thập số liệu
Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô gọi là ô tiêu chuẩn (OTC) có tổng diện tích đủ
lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước.
* Đối với ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời
- Đối với rừng núi đá: diện tích OTC: 500 m
2
(25 m x 20 m), hình dạng
OTC phụ thuộc vào địa hình.
- Đối với đất có rừng tự nhiên trên núi đất: diện tích OTC: 2500 m
2
(50
m x 50 m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.
- Phân bố: OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho từng nhóm thực vật khác
nhau, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Các
OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột
đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác
18
định các góc còn lại.
- Thu thập số liệu:
Trong mỗi trạng thái TTV, lập 3 ô tiêu chuẩn
theo phương pháp điển hình. Trong mỗi ô, thống kê các chỉ tiêu tầng cây
gỗ như sau:
+ Đo đường kính với những cây gỗ có D1.3 < 6cm bằng thước kẹp kính
hoặc thước đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính.
+ Đo chiều cao Hvn và Hdc bằng thước sào đo cao chia vạch đến 0,1m.
+ Đo đường kính tán Dt theo hướng ĐT - NB sau đó lấy giá trị trung bình.
* Đối với ô thứ cấp: Trong OTC, lập 5 ô thứ cấp 25m
2
(5 x 5m) trong
đó 4 ô ở 4 góc và 1 ở giữa. Điều tra thống kê toàn bộ những cây tái sinh có
D1.3< 6cm vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:
- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định.
- Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.
- Chất lượng cây tái sinh:
+ Cây tốt: là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển
tốt, không sâu bệnh.
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển
kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh chồi, hạt).
* Đối với ô dạng bản: Trong một ô thứ cấp, lập 1 ô dạng bản 1m
2
(1
m x 1 m) ở chính giữa để điều tra đất và vật rơi rụng và điều tra cây bụi, dây
leo và thảm tươi. Thành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi được xác
định tên.
* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
- Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên: Các yếu tố địa hình
(chân, sườn, đỉnh) được xác định thông qua việc lập ô sơ cấp.
+ Xác định hướng phơi (Đ, T, N, B) bằng địa bàn cầm tay.
+ Đo cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I: 10 - 15
0
; Cấp II: 15 - 20
0
; Cấp III
> 20
0
) trong các ô tiêu chuẩn sơ cấp bằng địa bàn cầm tay.
- Ảnh hưởng của con người đến tái sinh: Thể hiện thông qua tập quán
phát nương làm rẫy, canh tác nông nghiệp và chăn thả gia súc đây là áp lực
19
lớn đối với việc khôi phục và phát triển rừng ở các vùng núi cao.
Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến mật độ, số loài, tỷ lệ cây
triển vọng, chất lượng cây tái sinh ở mỗi địa phương.
* Nghiên cứu phẫu diện đất.
- Số lượng : 1 phẫu diện cho 1 OTC (Cứ một OTC được lập ta tiến
hành đào 1 phẫu diện)
- Chọn địa điểm đào phẫu diện : Đại diện cho OTC, nằm trong ô thứ
cấp, đánh dấu lên bản đồ địa hình.
- Quy định đào phẫu diện : Quy cách: dài 120-150cm, rộng 70-90cm,
sâu: 120-150cm. (Nếu tầng đất mỏng, gặp tầng cứng rắn độ sâu cần đạt 80-
100cm). Khi đào phẫu diện cần lưu ý:
+ Mặt phẫu diện để mô tả cần hướng về nơi ánh sáng mặt trời
+ Phía mặt mô tả sau khi đào đúng quy cách cần được làm phẳng, xén
cho thẳng góc.
+ Khi đào phẫu diện lớp đất mặt để riêng sang hai bên, không dẫm đạp
mặt phía trên làm mất trạng thái tự nhiên của đất.
- Mô tả phẫu diện :
+ Chụp ảnh cảnh quan và chụp hình thái phẫu diện
+ Địa điểm đào phẫu diện: xã Cao Kỳ Xã Nông Hạ, Huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn
+ Mô tả theo bản tả phẫu diện theo.
- Xác định độ ẩm đất và chất lượng đất thông qua đào phẫu diện đất
(Phần ghi chú ở Phụ lục 01).
3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
a. Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo
thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia
lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành
loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa
dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ,
chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI),
20
tính theo công thức:
Ai+Di
IVIi=
2
(3.1)
Trong đó:
• IVI
i
là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
• A
i
là độ phong phú tương đối của loài thứ i:
i
s
i
i=1
N
Ai(%)= x100
N
∑
(3-2)
Trong đó: N
i
là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp
• D
i
là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:
s
i=1
Gi
Di(%)= x100
Gi
∑
(3-3)
Trong đó: G
i
là tiết diện thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp
( )
2
s
2
i
i=1
D
Gi m /πx
2
ha
=
÷
∑
(3-4)
Với: D
i
là đường kính 1.3 m (D
1.3)
của cây thứ i; s là số loài trong
quần hợp.
Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm
phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.
b. Tổ thành cây tái sinh
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
21
m
i=1
ni
n=
m
∑
(3-5)
Trong đó:
- n là số cây trung bình theo loài.
- m là tổng số loài điều tra được.
- n
i
là số lượng cá thể loài i.
Xác định hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:
Hệ số tổ thành:
10
N
n
K
i
i
×=
(3-6)
Trong đó:
- K
i
: Hệ số tổ thành loài thứ i.
- n
i
: Số lượng cá thể loài i.
- N: Tổng số cá thể điều tra.
Những loài nào có hệ số tổ thành trên 0,5 mới được đua vào công thức
tổ thành
c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh
Từ trước đến nay khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề
xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số
Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ số
Simpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh
(McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick
(Magurran, 1988). Trong đề tài, chúng tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá
tính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh
giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể
của từng loài):
s
i i
i=1
H'=- ln
N N
n n
∑
(3-7)
22
Trong đó:
- s là số loài trong quần hợp.
- n
i
là số cá thể loài thứ i trong quần hợp.
- N là tổng số cá thể trong quần hợp.
d. Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được
xác định theo công thức sau:
S
n 10.000
N/ha
×
=
(3-8)
Trong đó:
- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m
2
).
- n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
e. Chất lượng cây tái sinh
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:
n
N% = ×100
N
(3-9)
Trong đó:
- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- N: Tổng số cây tái sinh
f. Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Thống kê số loài, số cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: < 0,5m; 0,5-1m;
1,1-1,5m; 1,6-2m; 2,1-3m; 3,1-5m và trên 5m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài,
số cây tái sinh theo cấp chiều cao.
h. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
* Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên
23
Từ kết quả nghiên cứu đề tài tổng hợp số liệu theo từng vị trí địa
hình như:
- Địa hình (chân, sườn, đỉnh).
- Hướng phơi (Đ, T, N, B).
- Cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I: 10 - 15
0
; Cấp II: 15 - 20
0
; Cấp III > 20
0
).
- Độ ẩm đất và chất lượng đất.
- Cây đổ và khoảng trống trong rừng.
Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến mật độ, số loài, tỷ lệ cây
triển vọng, chất lượng cây tái sinh ở mỗi địa phương.
24
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Hiện trạng đất đai
Xã Cao Kỳ và Nông Hạ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích
tự nhiên 11790 (ha), trong đó đất có rừng 8386,73 ha, chiếm 71,1%, đất
không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 2430,37 (ha) chiếm 20,61%, đất
khác ngoài lâm nghiệp 972,90 (ha), chiếm 8,25% tổng diện tích đất tự nhiên.
Dưới đây là hiện trạng đất đai khu vực nghiên cứu:
Bảng 4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng năm 2011 tại khu vực nghiên cứu
TT Trạng thái
Diện tích ở xã nghiên cứu (ha) Tỷ lệ
(%)
Tổng Nông Hạ Cao Kỳ
Tổng diện tích tự nhiên 11790 5820 5970 100
1 Trạng thái Ia 466,64 239,09 227,55 3,96
2 Trạng thái Ib 419,50 217,43 202,07 3,56
3 Trạng thái Ic 1324,15 727,52 596,63 11,23
4 Trạng thái IIa 2269,49 1703,00 566,49 19,25
5 Trạng thái IIb 3316,01 200,77 3115,24 28,13
6 Trạng thái IIIa1 521,04 521,04 0 4,42
7 Trạng thái IIIa2 330,02 330,02 0 2,80
8 Rừng vầu 213,32 14,33 198,99 1,81
9 Gỗ + tre nứa 648,16 621,23 26,93 5,50
10 Rừng nứa 3,23 3,23 0 0,03
11 Rừng luồng 5,12 5,12 0 0,04
12 Tre, nứa 6,49 6,49 0 0,06
13 RT chưa có trữ lượng 60,64 55,70 4,94 0,51
14 RT có trữ lượng 1013,21 602,08 411,13 8,59
15 Nương rẫy 220,08 43,89 176,19 1,87
16 Rừng núi đá 0 0 0 0
17 Ruộng lúa 611,87 376,22 235,65 5,19
18 Bãi cát 2,94 0 2,94 0,02
19 Sông, hồ, ao 70,70 37,37 33,33 0,60
20 Thổ cư 197,14 99,30 97,84 1,67
21 Đất khác 90,25 16,15 74,10 0,77
(Nguồn: Giải đoán ảnh viễn thám SPOT 5)
Qua bảng 4.1 trên cho thấy các trạng thái tại 2 xã thể hiện như sau:
25