TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BỘ MÔN NGOẠI NGỮ
TỔ ANH VĂN
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Tiếng Anh pháp lí 1,2,3
HÀ NỘI – 2015
1
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BT
EFLHES
EL
Bài tập
English for Law in Higher Education Studies
Legal English
LVN
HP
Làm việc nhóm
Học phần
KTĐG Kiểm tra đánh giá
NH
PEU
T
Nhóm học tập
Professional English in Use-law
Tuần
TC
NC
Tín chỉ
Nghiên cứu
U Unit
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BỘ MÔN NGOẠI NGỮ
TỔ ANH VĂN
Hệ đào tạo: Cử nhân luật chuyên ngành luật thương mại quốc tế (chính quy)
Tên môn học: Tiếng Anh pháp lí 1, 2, 3
Thuộc khu vực: Tiếng Anh chuyên ngành
Số tín chỉ: 09
Số tiết: 135 tiết thực hiện trên lớp + 144 tiết học nhóm và tự học/nghiên cứu
Loại môn học: Bắt buộc
Đối tượng giảng dạy: Sinh viên khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1. ThS. Vũ Thị Thanh Vân - GVC, Trưởng Bộ môn
Điện thoại: 0912.016.556
Email:
2. ThS. Lã Nguyễn Bình Minh - GV, Phó trưởng Bộ môn
Điện thoại: 0989. 291. 377
Email:
3. ThS. Lê Thị Mai Hương - GVC
Điện thoại: 0904.264.450
Email:
4. ThS. Nguyễn Thị Hương Lan - GV
Điện thoại: 0912.563.638
Email:
5. ThS. Đào Thị Tâm - GV
Điện thoại: 0983161817
Email:
6. ThS. Nhạc Thanh Hương - GV
Điện thoại: 0987.012.918
Email:
7. ThS. Nguyễn Thu Trang - GV
Điện thoại: 0985.055.036
Email:
8. Hoàng Thị Khánh Vân - GV
Điện thoại: 0979121584
Email:
9. Trần Thúy Loan - GV
Điện thoại: 0902033499
10. Vũ Thị Việt Anh - GV
Điện thoại: 0915110305
Email:
11. Nguyễn Thị Hường - GV
Điện thoại: 0982809358
Email:
3
Văn phòng Tổ Anh văn
Phòng 406, nhà K4, Trường Đại học Luật Hà Nội
Số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 043. 3776469
2. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Tiếng Anh pháp lí 1,2,3 là môn học bắt buộc trong Chương trình đào tạo hệ chính quy trình
độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế. Môn học bao gồm 09 tín chỉ với tổng số 135 tiết
được thực hiện trên lớp; 72 tiết LVN; và 72 tiết tự nghiên cứu. Tổng thời lượng này được chia
thành 03 học phần: Học phần I (được gọi là Tiếng Anh pháp lí 1); Học phần II (Tiếng Anh
pháp lí 2); Học phần III (Tiếng Anh pháp lí 3). Mỗi học phần có 45 tiết giảng, tối thiểu 24 tiết
LVN và 24 tiết tự nghiên cứu được thực hiện trong bảy tuần rưỡi, mỗi tuần 6 tiết chia làm 2
buổi học do các giáo viên của tổ bộ môn Tiếng Anh đảm nhiệm.
3. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC
Chương trình tiếng Anh pháp lí 1,2,3 là chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành luật
được thiết kế dành cho sinh viên luật hệ chính quy, chuyên ngành luật thương mại quốc tế của
Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Về kiến thức
Chương trình này bao gồm 34 chủ đề khác nhau trong các lĩnh vực mà luật điều chỉnh nhằm
cung cấp và luyện cách sử dụng khoảng hơn 2000 từ mới cùng nhiều thuật ngữ pháp lí thông
dụng. Chương trình cũng giúp củng cố và nâng cao các hiện tượng ngữ pháp trong giao tiếp
ngôn ngữ cũng như cách sử dụng chúng trong các văn bản pháp luật.
- Về kĩ năng
Chương trình cũng tạo cho sinh viên một môi trường thực hành ngôn ngữ cả 4 kĩ năng: nghe,
nói, đọc và viết. Ngoài các kĩ năng trên chương trình còn phát triển thêm kĩ năng dịch, kĩ năng
thuyết trình, kĩ năng truy cập mạng để tra cứu các văn bản luật hoặc các chủ đề của từng bài
học nhằm tự mở rộng kiến thức ngôn ngữ nói chung và mở rộng kiến thức về luật nói riêng; kĩ
năng soạn thảo thư tư vấn pháp luật và nhận diện các hình thức hợp đồng, các điều khoản
trong hợp đồng; kĩ năng đàm phán và tham gia thương thảo cũng được chú trọng phát triển.
Cụ thể: Môn học được chia làm 3 học phần, nội dung cụ thể của từng học phần như sau:
* Học phần I
- Củng cố ngữ pháp tiếng Anh cơ bản như quán từ, giới từ, đại từ, tính từ, trạng từ, danh từ
chung, danh từ không đếm được, hình thái của động từ, các thời quá khứ, các hình thức phủ
định, cấu trúc câu, đại từ quan hệ, cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu
chấm than, dấu hỏi, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông, cách viết hoa;
- Về kĩ năng ngôn ngữ: So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, ngôn ngữ
cử chỉ, nhấn mạnh và nhấn giọng trong giao tiếp, kĩ năng hài hước, ngụ ý ám chỉ, câu hỏi thu
hút, gợi mở, câu hỏi đóng, ngôn ngữ ngoại giao, lối nói ví von, các lưu ý chính khi giao tiếp,
cụm từ thường xuyên sử dụng để mở đầu giao tiếp, những điều cần lưu ý để tạo dựng nền tảng
trong giao tiếp, thực hiện giao tiếp trong công việc;
4
- Kĩ năng đọc hiểu và dịch thuật được đặc biệt chú trọng phát triển, trong đó 13 chủ điểm
thuộc mảng kiến thức rộng của chuyên ngành luật được đưa vào giảng dạy nhằm phát triển
nhanh vốn từ vựng pháp lí mà sinh viên chưa có; 14 bài nghe được các giáo viên của bộ môn
thiết kế nhằm phát triển kĩ năng nghe hiểu (nghe điền vào chổ trống, nghe trả lời câu hỏi,
nghe xem những câu đã cho sẵn đúng hay sai, ); có khoảng 10 chủ điểm nói cho từng nhóm
sinh viên luyện tập.
* Học phần II
Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành học phần I của môn học
- Củng cố và nâng cao kiến thức ngữ pháp về các chuẩn mực cơ bản trong quy cách viết của
luật về ngày, số, cách thức trích dẫn nguồn, thuật ngữ chuyên ngành, sử dụng đại từ không
thông dụng; khi viết thư, soạn thư điện tử, học cách lựa chọn từ phù hợp để truyền tải đúng ý
kiến khi soạn thảo văn bản hoặc tiến hành một giao tiếp nào đó; sử dụng ngôn từ tiếng Anh
thay vì việc sử dụng từ latin hoặc từ vay mượn của nước ngoài, ví dụ từ vay mượn của Pháp;
sử dụng câu ngắn và đơn giản dễ hiểu, sử dụng động từ chủ động, để có được một lối viết hay
cần đảm bảo tính rõ ràng mạch lạc, đảm bảo tính kiên định và tính hiệu quả; tránh sử dụng từ
có nhiều nghĩa, thận trọng khi tách trật tự câu; tránh sử dụng ngôn ngữ phân biệt giới tính
hoặc thuật ngữ chuyên ngành trong cách nói, cách viết có ngữ nghĩa mơ hồ, không rõ ràng;
- Ngôn ngữ và cách thức mở đầu, ngôn từ tạo dựng nền tảng cho các cuộc gặp gỡ, thảo luận,
chào hỏi; ngôn từ sử dụng để kết thúc chuyện ngoài lề và bắt đầu công việc. Ngôn ngữ và
cách thức thực hiện các cuộc gặp gỡ phỏng vấn và tư vấn;
- Tiếp tục mở rộng những từ vựng dùng trong ngữ cảnh ngành luật và từ vựng thường gặp
trong các văn bản pháp lí thông qua 10 bài đọc hiểu, 13 phần nghe hiểu được biên soạn giúp
sinh viên tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe hiểu, thêm vào đó yêu cầu sinh luyện tập theo nhóm
và tự nghiên cứu học hỏi thêm; đồng thời hỗ trợ sinh viên phát triển kĩ năng làm việc tập thể
và khả năng làm việc độc lập.
* Học phần III
Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành học phần I và II của môn học.
- Học phần này các bài học đều xoay quanh 4 chủ điểm: giải thể và sáp nhập công ti; hợp
đồng; quyền tác giả và sáng chế; thương hiệu, tên miền và các phương thức giải quyết vi
phạm sở hữu trí tuệ, trong đó chủ điểm về hợp đồng được coi là chủ điểm trọng tâm.
- Vốn từ vựng khá lớn thường được sử dụng cho hợp đồng, cấu trúc của hợp đồng, các hình
thức của hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng, điều khoản thực hiện hợp đồng, điều kiện
chấm dứt hợp đồng, các giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng được tăng cường;
- Với 11 bài đọc, 10 phần nghe và 6 bài đọc và bổ trợ kĩ năng nói và viết nhằm tiếp tục tăng cường
các kĩ năng ngôn ngữ nghe - nói - đọc - viết cho sinh viên. Bên cạch đó kĩ năng đàm phán, kĩ
năng chủ tọa phiên họp và kĩ năng thuyết trình cũng được đưa vào giảng dạy và luyện tập.
4. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
4.1. Mục tiêu chung
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên vốn từ vựng thiết yếu về chuyên ngành Luật, các cấu
trúc ngôn ngữ thường được sử dụng trong các ngữ cảnh sử dụng tiếng Anh pháp lí; rèn luyện
cho người học các kĩ năng cơ bản để có thể sử dụng ngôn ngữ một cách tương đối thành thạo,
tạo nền tảng kiến thức chung cho sinh viên để sinh viên bổ trợ cho việc học các môn học luật
khác đồng thời trang bị cho sinh viên sẵn sàng trong thực hành nghề luật trong tương lai.
5
4.2. Mục tiêu cụ thể
4.2.1. Về kiến thức ngôn ngữ
- Vốn kiến thức về từ vựng
+ Có được một lượng vốn từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành luật nhất định;
+ Biết và sử dụng được cặp đôi từ có tác động tương hỗ và cặp ba từ;
+ Hiểu và sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Latin;
+ Biết cách sử dụng được một số giới từ, động từ, đại từ, tính từ cơ bản dùng trong ngữ cảnh luật;
+ Nắm được và sử dụng thành thạo một số cấu trúc thường dùng trong các chuyên ngành luật.
- Vốn kiến thức về ngữ pháp
+ Hiểu và sử dụng được các dấu trong câu (dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hỏi,
dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông )
+ Biết cách sử dụng viết hoa giữa câu cho các thuật ngữ chính;
+ Nắm vững và sử dụng thành thạo cách trích dẫn các vụ án;
+ Nắm vững hình thức và nội dung một bức thư chăm sóc khách hàng;
+ Nắm vững hình thức và các điều khoản của một hợp đồng nói nói chung và hợp đồng
thương mại nói riêng
4.2.2. Về kĩ năng
- Kĩ năng nghe
+ Có khả năng nghe và điền vào chỗ trống các từ còn thiếu;
+ Có khả năng nghe và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài nghe;
+ Có khả năng nghe và xác định được các câu hoặc các mệnh đề là đúng hay sai;
+ Có khả năng nghe và hiểu được những thông tin của một bài giảng luật ngắn đã chuyển tải;
+ Có khả năng nghe và nắm được những thông tin của một cuộc hội thoại.
- Kĩ năng đọc
+ Có khả năng đọc lướt để lấy được ý chính, đọc để lấy được thông tin chi tiết;
+ Có đủ vốn từ vựng và các cấu trúc ngôn ngữ thiết yếu về tiếng Anh chuyên ngành luật để
có thể đọc và hiểu được các hình thức thư giao dịch và một số hình thức hợp đồng;
+ Có đủ vốn từ vựng và các cấu trúc ngôn ngữ thiết yếu để về tiếng Anh chuyên ngành luật
để có thể đọc hiểu được các văn bản pháp luật bằng tiếng Anh.
- Kĩ năng nói
+ Có đủ vốn từ vựng và các cấu trúc ngôn ngữ thiết yếu về tiếng Anh chuyên ngành luật để
có thể thực hiện một số các giao tiếp thông thường với các tình huống và chủ đề quen thuộc.
+ Có khả năng thuyết trình về một vấn đề thuộc ngành luật nào đó.
- Kĩ năng viết
+ Có thể viết thư email;
+ Có khả năng viết thư tư vấn khách hàng;
+ Có thể viết một số điều khoản ngắn đơn giản hoặc một số quy định của một vài văn bản
pháp quy;
+ Có khả năng soạn thảo một số hợp đồng đơn giản.
- Kĩ năng tự nghiên cứu
+ Có khả năng tự truy cập mạng để tìm kiếm tài liệu, thông tin cho các ngành luật;
6
+ Có thể tự tìm kiếm thông tin từ các nguồn thực tiễn khác;
+ Biết cách lưu trữ thông tin, phân tích thông tin và truyền tải các thông tin đó cho người khác.
4.2.3. Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn học;
- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp và các bài tập tuần;
- Có ý thức tự giác trong học tập và duy trì tính trung thực trong thi cử;
- Tự giác tham gia tích cực xây dựng bài trên lớp và tinh thần hỗ trợ lẫn nhau qua các hoạt
động trên lớp.
- Xây dựng và phát huy tối đa tinh thần tự học thông qua nghiên cứu, học nhóm, đọc thêm
các tài liệu;
4.4. Các mục tiêu khác
- Phát triển kĩ năng thảo luận, LVN;
- Phát triển khả năng làm việc độc lập;
- Phát triển kĩ năng dịch; kĩ năng đàm phán;
- Tìm kiếm và khai thác thông tin qua các nguồn khác nhau để phục vụ cho nhu cầu học tập
môn học và tích lũy kiến thức để thực hành nghề sau này.
5. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN HỌC
5.1. Phân phối chi tiết Chương trình
* Học phần I
HP1
7,5 tuần
Làm việc trên lớp Làm việc ngoài lớp học KTĐG
Lí thuyết/
Thảo luận
Thực
hành
Bài tập GW Tự NC
Tuần 1
(tiết 1-6)
2 2 2 3 3
Tuần 2
(tiết 7-12)
2 2 2 3 3
Tuần 3
(tiết 13-18)
2 2 2 3 3
BT cá nhân 1
(30’)
Tuần 4
(tiết 19-24)
2 2 2 3 3
Tuần 5
(tiết 25-30)
2 2 2 3 3
BT cá nhân 2
(30’)
Tuần 6
(tiết 31-36)
2 2 2 3 3
Tuần 7
(tiết 37-42)
2 4 3 3
Thuyết trình
(BT học kì)
Tuần 8
(tiết 43-45)
1 1 1 3 3
Thi cuối kì
(90’)
Tổng 15 13 17 24 24
* Học phần II
HP1I
Làm việc trên lớp Làm việc ngoài lớp học KTĐG
7
7,5 tuần
Lí thuyết/
Thảo luận
Thực
hành
Bài tập GW Tự NC
Tuần 1
(tiết 46-52)
2 2 2 3 3
Tuần 2
(tiết 53-58)
2 2 2 3 3
Tuần 3
(tiết 59-64)
2 2 2 3 3
BT cá nhân 1
(30’)
Tuần 4
(tiết 65-70)
2 2 2 3 3
Tuần 5
(tiết 71-76)
2 2 2 3 3
BT cá nhân 2
(30’)
Tuần 6
(tiết 77-82)
2 2 2 3 3
Tuần 7
(tiết 83-88)
2 4 3 3
Thuyết trình
(BT học kì)
Tuần 8
(tiết 89-90)
1 1 1 3 3
Thi cuối kì
(90’)
Tổng 15 13 17 24 24
* Học phần III
HP1II
7,5 tuần
Làm việc trên lớp Làm việc ngoài lớp học KTĐG
Lí thuyết/
Thảo luận
Thực
hành
Bài tập GW Tự NC
Tuần 1
(tiết 91-96)
2 2 2 3 3
Tuần 2
(tiết 97-102)
2 2 2 3 3
Tuần 3
(tiết 103-108)
2 2 2 3 3 BT cá nhân 1
(30’)
Tuần 4
(tiết 109-114)
2 2 2 3 3
Tuần 5
(tiết 115-120)
2 2 2 3 3 BT cá nhân 2
(30’)
Tuần 6
(tiết 121-126)
2 2 2 3 3
Tuần 7
(tiết 127-132)
2 4 3 3 Thuyết trình
(BT học kì)
Tuần 8
(tiết 133-135)
1 1 1 3 3
Thi cuối kì
(90’)
Tổng 15 13 17 24 24
5.2. Kiểm tra đánh giá
8
- Phương pháp kiểm tra đánh giá chủ yếu là kết hợp giữa kiểm tra đánh giá thường xuyên
và thi hết học phần (thi cuối kì); người dạy thực hiện tiến trình đánh giá (bài thuyết trình
có sự tham gia nhận xét đánh giá của người học);
- Hình thức đánh giá: đọc, viết và nói
- Mỗi học phần có 04 bài kiểm tra, cụ thể tỉ lệ điểm được tính như sau:
Hình thức
KTĐG
Mục đích kiểm tra
Trọng số
điểm
Tham gia học tập
trên lớp
Đánh giá mức độ chuyên cấn, thái độ học tập, ý thức rèn
luyện của sinh viên trong các giờ học trên lớp (tham dự giờ
học thường xuyên, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận,
tham gia xây dựng bài, v.v )
0%
Bài tập cá nhân 1:
(thi đọc,viết)
Kiểm tra mức độ thu nhận kiến thức ngôn ngữ và đánh giá
sự tiến bộ của sinh viên qua 2 tuần học tập của mỗi học
phần.
10%
Bài tập cá nhân 2:
(thi đọc,viết)
Kiểm tra mức độ thu nhận kiến thức ngôn ngữ và đánh giá
sự tiến bộ của sinh viên qua 5 tuần học tập của mỗi học
phần.
10%
Bài tập học kì:
(thi nói: thuyết
trình)
Kiểm tra mức độ thu nhận kiến thức ngôn ngữ và đánh giá
sự tiến bộ của sinh viên qua 7 tuần học tập của mỗi học
phần.
- Đánh giá khả năng thực hành ngôn ngữ
10%
Bài thi kết thúc
học phần (thi cuối
kì): (thi viết, trắc
nghiệm)
Đánh giá khối lượng kiến thức và sự tiến bộ toàn diện của
sinh viên trong một học phần
70%
Tổng điểm 100%
Sinh viên không tham dự bài kiểm tra nào thì không có điểm của bài đó;
Không có đủ chỉ số chuyên cần 80% số giờ lên lớp, sinh viên không được thi học phần;
Không có điểm thi giữa kì, sinh viên không được dự thi hết học phần.
Các tiêu chí đánh giá
5.2.1. Bài tập cá nhân 1, 2- Học phần I, II,III
- Hình thức: Kiểm tra viết.
- Nội dung: Bám sát nội dung bài đã học trong các tuần trước đó.
- Thời gian: 30 phút
- Điểm thành phần: Được thể hiện trong bài kiểm tra hoặc giáo viên trực tiếp công bố
trước lớp.
5.2.2. Bài tập học kì- Học phần I, II,III
- Hình thức: Thuyết trình (theo nhóm).
- Nội dung: Chủ đề do các nhóm sinh viên lựa chọn (chủ yếu là các chủ đề
đã được học trong học phần).
9
- Thời gian: Mỗi sinh viên được trình bày khoảng 3-5 phút, mỗi nhóm có 5-7 phút
cho phần thảo luận.
- Điểm: Thang điểm 10 (độ lưu loát khi sử dụng ngôn ngữ: phát âm; ngữ pháp,
đa dạng về vốn từ vựng, sự tự nhiên trong biểu đạt, cấu trúc toàn bài
thuyết trình của nhóm và phần thuyết trình của từng cá nhân cần rõ
ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi, kĩ năng thuyết trình, độ chuẩn về mặt nội
dung liên quan đến các ngành luật, ngôn ngữ cử chỉ, làm chủ thời gian
thuyết trình, phương tiện tài liệu hỗ trợ thuyết trình)
5.2.3. Bài thi kết thúc học phần
- Hình thức: Trắc nghiệm
- Thời gian: 90 phút
- Nội dung: Gồm các nội dung của các tuần đã học. Đề thi gồm 70 câu hỏi trắc nghiệm,
trong đó có 20 câu chọn A, B, C hoặc D điền vào chỗ trống về kiến thức ngữ
pháp, từ vựng; 15 câu (điền giới từ), 2 bài khóa đọc hiểu mỗi bài có 5 câu hỏi,
10 câu nhận diện lỗi sai trong câu và 15 câu dựng câu.
- Thang điểm đánh giá:
+ 20 câu multiple choice x 1,5 điểm/ 1câu: = 30 điểm
+ 15 câu (giới từ) x 1 điểm/câu: = 15 điểm
+ 2 bài đọc/5 câu hỏi/bài x 2 = 20 điểm
+ 10 câu tìm lỗi sai x 2 điểm/câu: = 20 điểm
+ 15 câu dựng câu x 1 điểm/câu: = 15 điểm
Tổng: = 100 điểm = 10 điểm (thang điểm 10)
5.3. Hướng dẫn thực hiện chương trình
Đây là chương trình tiếng Anh chuyên ngành luật trình độ trung-cao cấp (intermediate-advanced
course), tổng hợp các kĩ năng ngôn ngữ trong đó ưu tiên kĩ năng đọc, từ vựng, viết, thuyết
trình và ngữ pháp. Khi thực hiện chương trình các kĩ năng trên được chú trọng phát triển.
Phương pháp giảng dạy chính là phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, lấy
người học làm trung tâm, dạy tổng hợp từ vựng, ngữ pháp và bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết,
chú trọng kĩ năng đọc.
5.4. Hình thức giảng dạy và học tập
- Giáo viên giới thiệu bài và giảng bài 5 đến 10 phút (tối đa là 15 phút) trong mỗi buổi học
về từ vựng, các hiện tượng ngữ pháp , phần lớn thời gian còn lại được dành cho sinh viên
thực hành luyện tập từ vựng, ngữ pháp, rèn luyện kĩ năng: nghe nói, đọc và viết;
- Trên lớp, giáo viên là người hướng dẫn đồng thời cũng là người tổ chức các hoạt động học
tập, sinh viên chủ động tham gia tích cực trong giờ học thông qua các hoạt động cá nhân,
hoạt động đôi và hoạt động nhóm để thực hành tiếng Anh;
- Sinh viên ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, làm bài tập ở nhà, giáo viên đôn đốc
kiểm tra và chữa lỗi nếu cần thiết.
5.5. Học liệu sử dụng cho môn học
10
- Học liệu sử dụng cho môn học là học liệu mở, bao gồm giáo trình chính chứa đựng kiến
thức cơ sở, luyện tập kĩ năng, kết hợp với nguồn tài liệu truy cập từ internet và các nguồn
tài liệu thu thập từ thực tiễn ứng dụng ngôn ngữ tiếng Anh luật.
- Một số các giáo trình cơ bản dùng cho môn học:
+ Professional English in Use - Law by Ian Mackenzie, Cambridge Universiti Press, 2006.
+ Legal English by Rupert Haigh, Routledge-Cavendish, 2010.
+ English for Law in Higher Education Studies by Jeremy Walenn, Garnet Publishing Ltd, 2009.
+ International Legal English by Amy Krois and Translegal, CUP, 2006.
+ Market Leader - Business Law - Business English by Tricia Smith, Pearson Education
Limited, 2003.
+ Black law Dictionary
+ Oxford dictionary of law
+ www.worldlaw
5.6. Phương tiện hỗ trợ giảng dạy môn học
- Đài, loa, đĩa CD, phấn, bút viết bảng, bảng, máy đèn chiếu, bảng xoay, giấy cỡ to, máy vi tính;
- Lớp học nhỏ có đầy đủ ánh sáng dành cho giảng dạy ngoại ngữ và có mạng internet;
- Phòng lab luyện tiếng;
- Thư viện có sách luật viết bằng tiếng Anh;
- Internet.
5.7. Điều kiện thực hiện chương trình môn học
Giáo viên thực hiện giảng dạy phải có bằng cử nhân tiếng Anh và bằng cử nhân luật, có
kinh nghiệm giảng dạy cho sinh viên luật ở Việt Nam;
Sinh viên thi đầu vào khối D hoặc có trình độ tiếng Anh pre-intermediate;
Sinh viên phải có đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo; sinh viên phải chuẩn bị bài
trước khi lên lớp.
6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Do đặc thù của môn học và để tiện cho tiến trình hoạt động giảng dạy và học tập, mỗi
tuần giảng dạy được hiểu là một bài giảng. Đề cương chi tiết cho từng bài giảng được mô
tả cụ thể như sau:
• Học phần I: Đề cương chi tiết tóm tắt ở phụ lục 1 (dùng trên lớp học)
Đề cương chi tiết
Tuần: 1
Bài: 1
Số tiết: 6 tiết
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
- Biết được khái niệm “Luật là gì?”, ngôn từ sử dụng để miêu tả hệ thống pháp luật của
Vương quốc Anh, các động từ diễn đạt tiến trình làm luật;
- Được rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc và viết về các khái niệm cơ sở chung của luật:
Luật là gì? hệ thống pháp luật; nguồn của luật;
- Phân biệt được nét khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; sự khác biệt giữa
11
tiếng Anh thông thường và tiếng Anh pháp lí giúp sinh viên định hướng, thay đổi
phương pháp học có hiệu quả.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: U1-PEU: Legal systems (trang 8,9);
U2-PEU: Sources of law: legislation (trang10, 11)
+ Bài nghe: EFLHES: Listening part 1,2
+ Nói: U14-EL: Spoken and written English compared (trang 165)
+ Viết: U2-EL: Articles (trang 6,7)
Ngữ pháp:
- Thảo luận theo cặp về cách sử dụng quán từ không xác định a, an và quán từ xác
định the; trường hợp không sử dụng quán từ; Luyện bài tập 1 (Exercise 1) trang 6,7
U2-EL: Articles;
- Luyện theo cặp để sử dụng thành thạo các động từ diễn đạt khái niệm: is relating to;
relates to; is concerned with; concerns, determines, defines, includes, regulates,
governs, deals with;
- Chú ý từ đa nghĩa, nghĩa trong ngữ cảnh tiếng Anh thông thường và nghĩa trong ngữ
cảnh tiếng Anh pháp lí, ví dụ: fair, bar;
- Từng cặp đội ôn luyện thì hiện tại thường.
Từ vựng:
- Liệt kê, học và ghi nhớ các từ, cụm từ liên quan đến hệ thống pháp luật;
- Các từ vựng liên quan đến ngồn của luật, tiến trình làm luật;
- Kết hợp từ: động từ + danh từ;
- Thảo luận về cách cấu tạo danh từ và tính từ từ động từ: phần 1.3 (trang 9) bài U1-
PEU: Legal systems
e.g. To constitute constitution (n) constitutional (adj)
to legislate legislation (n) legislative (adj)
- Ngữ âm: Cách đọc trọng âm của từ: ‘constitute, consti’tution (n)
Nghe:
- Thảo luận theo nhóm 2 đến 3 sinh viên 2 câu hỏi liên quan đến phần 1 của bài nghe để
gợi nhớ kiến thức sinh viên đã có trước khi nghe;
- Nghe lần 1 và xác định được chủ đề của bài nghe (khái niệm chung về luật);
- Nghe lần 2 và điền vào chỗ trống những từ còn thiếu của bài giảng;
- Thảo luận nhóm và trả lời 4 câu hỏi liên quan đến phần 2 của bài nghe (Từ đa nghĩa,
nghĩa của từ trong văn cảnh luật);
- Nghe lần 1 và trả lời 4 câu hỏi;
- Nghe lần 2 và điền vào chỗ trống những từ còn thiếu của bài giảng;
- Nghe lần cuối để kiểm tra từ điền vào đã chính xác hay chưa.
Nói:
- Làm việc theo cặp và luyện trình bày khái niệm về từng ngành luật;
- Luyện tập: kể về hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Kể về các nguồn của luật Viêt Nam;
12
- Luyện tập: cách nói hài hước, ngụ ý, uyển ngữ, câu hỏi tu từ, câu hỏi mở, câu hỏi
đóng, câu điều kiện, lựa chọn thuật ngữ, ngôn ngữ ngoại giao, so sánh ẩn dụ (khi tham
gia hội thoại chú ý sử dụng một loạt các cách biểu đạt – những yếu tố này dùng rất hạn
chế trong cách viết).
Đọc:
- Đọc lướt để hiểu ý chính của bài U1-PEU (trang 8); U2-PEU (trang10);
- Đọc hiểu và điền chủ ngữ của câu (U1.1-PEU, trang 9);
- Đọc hiểu và điền vào chỗ trống để hoàn thành câu (U1.1-PEU, trang 9);
- Đọc bài khóa và điền động từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu.
Viết:
- Tập viết các khái niệm về các ngành luật;
- Luyện viết bài về hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Luyện viết về trình tự, thủ tục ban hành một văn bản pháp quy.
LVN:
- Hướng dẫn của giáo viên;
- Tìm hiểu: Hệ thống luật pháp trên thế giới;
- Tìm hiểu: Nghị viện Anh truy cập www.parliament.uk và thượng viện Mỹ
www.senate.gov/.
- Sử dụng vốn từ đã học tập kể lại về các hệ thống pháp luật đang hiện hành.
Tự nghiên cứu:
- Tự đọc thêm ở nhà: U1-EL: What makes legal English difficult? (trang 3,4,5);
- Học và ghi nhớ kiến thức ngữ pháp;
- Hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập về nhà:
- Ôn lại bài vừa học;
- Dịch các bài vừa học sang tiếng Việt;
- Tìm hiểu: Luật bắt nguồn từ đâu?;
- Tìm hiểu: Nguồn của luật Việt Nam;
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu về cuộc sống, công việc của một cố vấn luật Việt Nam.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đề cương chi tiết
Tuần: 2
Bài: 2
Số tiết: 6 tiết
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
- Biết và sử dụng được các động từ, cụm từ chỉ các hoạt động thường nhật của luật sư tư
vấn;
- Được rèn luyện đoán từ mới theo ngữ cảnh của bài khóa;
- Hiểu và vận dụng được một số ngôn ngữ cử chỉ;
13
- Phân biệt và đoán được thái độ, trạng thái (tức giận, chán chường, chu toàn ) của đối
tác nói chuyện thông qua nhấn giọng và nhấn âm.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: U2-PEU: Sources of law: legislation (continued);
U9-PEU: Solicitors (trang 24,25)
+ Bài nghe: EFLHES: Listening part 3, 4
+ Nói: U14-EL: Body language, Tone of voice, Emphasis (trang 166,167,168)
+ Viết: U2-EL: Prepositions + Pronouns + Adjectives + Adverbs
(trang 7, 8, 9,10,11,12)
Ngữ pháp:
- Củng cố, rèn luyện cách dùng giới từ (to, in, from, by, with, within, between, after,
before); Làm bài tập 2 (trang 8) U2-EL;
- Giới thiệu và luyện cách các nhà làm luật thường dùng đại từ chỉ người hoặc vật đã
được đề cập trước đó (I, you, this, that); dùng the said, the foresaid hoặc the same
thay thế đại từ chỉ người; dùng đại từ và tính từ trung tính (anybody, anyone, each,
every, everybody, no one, someone, etc) bằng cách hoàn thành bài tập 3 (trang 9,10)
U2-EL;
- Nắm được một danh sách ngắn các tính từ không thể so sánh, ví dụ: absolute, certain,
complete, impossible,unique, ; Thực hành: thực hiện bài tập 4 (trang 11) U2-EL tính
từ - danh từ trừu tượng;
- Ôn tập lại cấu trúc thiết lập trạng từ: adj + ly = adv; trạng từ không thêm đuôi ly ví dụ
alone, early, enough, far, etc; thực hành: Làm bài tập 5 (trang 12) U2-EL.
Từ vựng:
- Luyện tập: đoán nghĩa của từ mới theo ngữ cảnh của bài đọc U2-PEU: Sources of law:
legislation và U9-PEU: Solicitors;
- Cung cấp vốn động từ về xây dựng văn bản luật, các văn bản pháp quy,
- Tăng cường lượng từ, cấu trúc diễn tả về công việc, đào tạo, hoạt động của luật sư tư
vấn.
Nghe:
- Thảo luận theo nhóm 2 đến 3 sinh viên 3 câu hỏi liên quan đến phần 3 của bài nghe;
- Nghe lần 1 và tích vào thông tin mà bạn nghe thấy; nghe lần 2 và và trả lời 3 câu hỏi
liên quan đến bài nghe;
- Thảo luận theo nhóm 3 sinh viên 2 câu hỏi liên quan đến phần 4 của bài nghe chuẩn bị
có hiệu quả cho giờ nghe;
- Nghe lần 2 và và trả lời 3 câu hỏi liên quan đến bài nghe.
Nói:
- Luyện tập: ngôn ngữ cử chỉ, nhấn giọng và nhấn âm (các yếu tố thể hiện quan điểm và
cảm nghĩ chỉ xuất hiện ở cách nói mà không có ở ngôn ngữ viết);
- Luyện tập: miêu tả cho các bạn trong lớp về công việc của một luật sư tư vấn tại Việt
Nam;
14
- Thực hành luyện tập: bài hội thoại U9-PEU: Solicitors bài tập 9.1 (trang 25).
Đọc:
- Làm việc theo từng cặp đôi hoặc từng cá nhân đọc bài hội thoại trong phần bài tập và
thay thế từ gạch chân bằng một từ khác trong bài đã đọc có nghĩa tương đương;
- Thảo luận nhóm về đọc lướt nhanh bài khóa (trang 24) đồng thời gạch chân các từ và
cụm từ mới, đọc lại lần 2 và đoán nghĩa của từ mới dựa vào những từ đã biết ở xung
quanh;
- Thực hành: đọc và diền vào chỗ trống lời thoại của luật sư tư vấn trong bài U9-PEU:
Solicitors bài tập 9.1 (trang 25);
- Thực hành: hoàn thành bài tập 9.2 và 9.3 (trang 25).
Viết:
- Viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) mô tả về cuộc sống, công việc của một cố vấn luật
Việt Nam tham khảo bài U9-PEU: Solicitors và bài tập 9.3 (trang 25).
LVN:
- Biết được ý nghĩa của một số cử chỉ: Ví dụ: vòng tay = không thích, không hài lòng;
dướn lông mày = không chắc chắn, không tin, ngạc nhiên;
- Luyện tập: ngôn ngữ cử chỉ (Body language), mỗi sinh viên diễn đạt một cử chỉ nào;
đó các sinh viên còn lại trong nhóm đoán nghĩa;
- Tìm hiểu cơ chế hoạt động của một đoàn luật sư (tại Việt Nam);
- Hướng dẫn của giáo viên.
Tự nghiên cứu:
- Hướng dẫn của giáo viên;
- Tìm hiểu: nguồn của hệ thống luật thành văn.
Bài tập về nhà:
- Ôn lại bài vừa học;
- Dịch các bài vừa học (Sources of law: legislation, solicitors) sang tiếng Việt;
- Chuẩn bị bài cho tuần tiếp theo: Tìm hiểu về công việc của một luật sư tại Việt Nam
trước và trong khi tham dự phiên tòa; tìm hiểu về công việc của một thẩm phán.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đề cương chi tiết
Tuần: 3
Bài: 3
Số tiết: 6 tiết
Kiểm tra:
Trong tuần này sinh viên làm bài kiểm tra cá nhân 1; thời gian làm bài: 30 phút
Nội dung kiểm tra xoay quanh các chủ đề đã học ở hai tuần trước đây: hệ thống pháp luật,
nguồn của luật, luật sư tư vấn và một phần kiến thức của tuần thứ ba.
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
15
- Mở rộng thêm hiểu biết và từ vựng về hai ngành nghề: luật sư tranh tụng và thẩm phán;
- Ôn lại kiến thức ngữ pháp về danh từ, các thì quá khứ, sử dụng hình thái của động từ
would, could, should trong câu điều kiện;
- Biết được và nâng cao các kĩ năng nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, trong các
cuộc thảo luận, phỏng vấn, đàm phán giữa luật sư với luật sư hoặc khách hàng khác;
- Được rèn luyện miêu tả quá trình đào tạo, bổ nhiệm, công việc và cuộc sống của luật
sư và thẩm phán.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: U10-PEU: Barristers (trang 26,27), U12-PEU: Judges (trang 30,31)
+ Bài nghe: U2-EFLHES:Listening introduction 1,2,3 +Listening introduction 4,5
+ Nói: U14-EL: Techniques: Humour, implying, rhetorical questions,
open questions, narrow and closed questions) (trang 169, 170, 171)
+ Viết: U2-EL: Collective nouns, Uncountable nouns, Past tenses + Verbs forms
(trang 12,13,14, 15,16)
Ngữ pháp:
- Xem lại kiến thức về danh từ chung (jury, government, committee, board, class, )
(trang 12); cách sử dụng động từ với các danh từ này; liệt kê và bổ sung danh sách
danh từ chung vào sổ từ; làm bài tập 6 (trang 13);
- Ôn lại kiến thức danh từ không đếm được; kết nối danh từ không đếm được với một
danh từ đếm được có số lượng cụ thể mang ngữ nghĩa tương đồng. Ví dụ: data => a
piece /an item of data; litigation => a litigation matter /a case /a claim; training => a
training course /a training programme; (trang 14);
- Thảo luận theo cặp ôn lại các thì quá khứ: quá khứ hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ
tiếp diễn (trang 14, 15) và thực hành sử dụng thì quá khứ bài tập 7 (trang 15);
- Thảo luận theo cặp về cách sử dụng hình thái của động từ would, could, should trong
câu điều kiện (trang 15) và hoàn thành bài tập 8 (trang 16).
Từ vựng:
- Từng sinh viên liệt kê các động từ miêu tả hoạt động của luật sư tranh tụng (trang 26);
So sánh danh mục mình vừa liệt kê với 2 bạn bên cạnh; bổ sung vốn từ vựng cho mình
nếu có;
- Từng sinh viên liệt kê các động từ miêu tả hoạt động của thẩm phán (trang 30); so
sánh danh mục mình vừa liệt kê với 2 bạn bên cạnh; bổ sung vốn từ vựng cho mình
nếu có.
Nghe:
- Thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi gợi mở trước khi nghe: ‘’Làm gì để bắt đầu bài thuyết
trình/bài giảng?’’ “Trình bày cái gì trong phần giới thiệu?’’ “Động từ nào được sử
dụng để nêu mục tiêu của bài thuyết trình/bài giảng?’’;
- Nghe lần 1 và xác định chủ đề (5 chủ đề) cho từng bài giảng;
- Nghe phần giới thiệu 1, 2 lần thứ hai và xác định mệnh đề đúng hay sai;
- Nghe phần giới thiệu 3,4,5 lần thứ hai và trả lời câu hỏi liên quan đến bài nghe.
Nói:
16
- Thảo luận theo cặp về lựa chọn và ứng dụng các kĩ năng giao tiếp như hài hước để phá
vỡ khoảng cách tạo bầu không khí ấm cúng cởi mở, sử dụng ngôn ngữ gợi ý trong
thương thuyết, sử dụng câu hỏi tu từ để minh chứng quan điểm; sử dụng câu hỏi mở
để thu thập thông tin, sử dụng câu hỏi đóng để thu thập thông tin cụ thể. (trang 169,
170, 171);
- Thực hành: Luyện tập nói theo cặp về đào tạo, tiêu chuẩn, công việc của một luật sư ở
Anh sau khi đã đọc xong bài khóa (trang 26);
- Thực hành: Thảo luận theo nhóm về đào tạo, tiêu chuẩn, công việc của một luật sư ở
Việt Nam, sử dụng thông tin cá nhân thu thập được.
Đọc:
- Làm việc theo 2 nhóm, mỗi nhóm đọc một phần của bài Barristers (trang 26); Làm
việc theo cặp với một bạn có bài đọc khác, kể về nội dung phần bài đọc của mình; làm
việc theo cặp cùng hoàn thành bài tập (trang 27);
- Trong 5 phút sinh viên nhìn lướt qua phần A của bài đọc (trang 30), nêu các tên gọi
của thẩm phán được bổ nhiệm cho các cấp tòa; giáo viên cùng kiểm tra thông tin với
cả lớp;
Sinh viên đọc lại bài và làm bài tập 12.1 (trang 31)
Sinh viên làm việc theo cặp cùng đọc phần A của bài đọc (trang 30), và điền vào chỗ
trống cụm từ phù hợp (bài tập 12.2 trang 31);
Một sinh viên đọc to phần C trước lớp; tìm thông tin chi tiết về hình phạt và quyết
định của tòa trong phần C để hoàn thành 6 câu trong bài tập 12.3 (trang 31).
Viết:
- Thực hành: Viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) miêu tả về đào tạo, cuộc sống, công
việc của một luật sư ở Việt Nam sử dụng vốn từ và cấu trúc trong bài U10-PEU:
Barristers và bài tập 10.2 (trang 27);
- Thực hành: Viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) miêu tả về đào tạo, quy trình bổ
nhiệm, công việc của một thẩm phán ở Việt Nam sử dụng vốn từ và cấu trúc bài U12-
PEU: Judges, và bài tập (trang 31).
LVN:
- Tìm hiểu: tổ chức và hoạt động của Hội luật gia Việt Nam;
- Hướng dẫn của giáo viên.
Tự học/nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực tế để trả lời câu hỏi: What does a Vietnamese lawyer do everyday?
- Đọc bài U11- PEU: Working lives và so sánh sự giống nhau và khác nhau trong công
việc của luật sư Việt Nam và luật sư Anh.
Bài tập về nhà:
- Ôn lại bài vừa học;
- Dịch các bài vừa học sang tiếng Việt;
- Xem trước bài: cơ cấu và hoạt động của một công ti luật.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đề cương chi tiết
Tuần: 4
17
Bài: 4
Số tiết: 6 tiết
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
- Biết được các động từ thành ngữ thường được sử dụng trong ngữ cảnh của luật;
- Nắm được cách thiết lập tính từ phủ định bằng cách thêm tiền tố un-, in-, il-, im-, ir,
non- and anti- và dis-
- Biết cách sử dụng các ngôn từ ngoại giao, ứng dụng trong các ngữ cảnh giao tiếp;
- Hiểu được các chức danh thẩm phán, đào tạo thẩm phán, bổ nhiệm thẩm phán, hình
phạt và quyết định của tòa dân sự trong hệ thống tư pháp của Anh;
- Biết được cơ cấu và hoạt động của công ti luật: nhân lực, cơ cấu hoạt động, cung ứng
dịch vụ,
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: U12-PEU: Judges (continued); U13-PEU: A law firm’s structure
and practice (trang 32,33)
+ Bài nghe: EFLHES: Listening lecture 1
+ Nói: U14-EL: Techniques: simple or conditional forms, choice of terminology,
Techniques: diplomatic language, metaphors similes (trang 171, 172, 173)
+ Viết: U2-EL: Phrasal verbs + Negatives + Sentence structure
(trang 17,18,19,20,21,22)
Ngữ pháp:
Sinh viên
- Học theo nhóm và tự ghi nhớ các động từ thành ngữ (Verb + adverb or verb +
preposition) (trang 17,18); từng cặp đôi làm bài tập số 10 tr. 19;
- Làm việc theo cặp từng sinh viên đọc to tính từ phủ định đã thêm tiền tố và luyện tập
phần bài tập 11 (trang 20,21);
- Cả lớp ôn lại kiến thức ngữ pháp về thành phần cơ bản của câu: S-V-O (Subject – verb
– object) chủ ngữ - động từ - tân ngữ; câu phức tạp hơn có thêm tính từ và trạng từ;
kết nối các mệnh đề: bằng giới từ, bằng từ kết nối và bằng đại từ quan hệ.
Từ vựng:
- Thảo luận nhóm: sử dụng thuật ngữ chuyên ngành cùng nghĩa; chú ý ý nghĩa và đặc
điểm trung tính của các từ khi sử dụng các từ đồng nghĩa (trang 171).
Nghe:
- Thảo luận theo nhóm: brainstorm: nêu tên các thứ bậc tòa án ở Anh; những loại vụ
việc mà tòa xét xử;
- Nghe và nắm bắt các thông tin chính: nghe và điền vào chỗ trống để hoàn thành câu;
- Nghe và nắm bắt các thông tin chi tiết: nghe và trả lời các câu hỏi.
Nói:
- Học và thực hành cách dùng “might’’ trong câu diều kiện khi gợi ý thỏa hiệp hoặc giả
18
thuyết để tạo điều kiện cho thương thuyết, thảo luận;
- Học và thực hành cách sử dụng ngôn ngữ ngoại giao: lựa chọn sử dụng ngôn từ
would, could or might; quan điểm được trình bày dưới dạng câu hỏi; sử dụng suppose,
this is what we were thinking; I’’m afraid; a bit dificult; not very convenient = I don’t
agree; better; I wondered; I was wondering; (trang 172) để tạo cơ hội và tìm giải pháp
giải quyết sự việc.
Đọc:
- Làm việc theo nhóm: nhìn vào tiêu đề của bài đọc và đoán xem bài khóa sẽ cung cấp
những thông tin gì;
- Đọc nhanh các tiêu đề chính của bài khóa U13-PEU (trang 32) và thảo luận với các
bạn những thông tin nào bạn đoán là trùng hợp;
- Đọc bài khóa, gạch chân từ mới, đoán nghĩa của từ mới;
- Đọc lại phần A và điền các động từ miêu tả công ti- bài tập 13.1 (trang 33);
- Luyện tập theo cặp: động từ kết hợp với cụm từ miêu tả kinh nghiệm sâu rộng, đầu tư
đáng kể, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, dịch vụ đa dạng của công ti luật;
điền cụm từ để hoàn thành câu – bài tập 13.2 (trang 33);
- Tìm từ trong bài khóa phù hợp với giải nghĩa – bài tập 13.3 (trang 33).
Viết:
- Mô tả cơ cấu và hoạt động của một công ti luật mà bạn biết;
- Mô tả cơ cấu và hoạt động của một công ti luật mà bạn mong muốn sử hữu;
LVN:
- Luyện tập nói: the working life of legal professionals;
- Tìm hiểu cơ cấu và hoạt động của một công ti luật tại Việt Nam.
Tự nghiên cứu:
- Truy cập và khám phá những gì mình quan tâm ở trang www.ilex.org.uk và
www.eel.nl để mở rộng kiến thức.
Bài tập về nhà:
- Ôn lại bài vừa học;
- Dịch các bài vừa học sang tiếng Việt;
- Chuẩn bị bài: câu hỏi nghiên cứu “Bạn biết gì về hệ thống tòa án England? Hệ thống
tòa án Việt Nam?”; “Bạn biết gì về Cộng đồng kinh tế châu Âu? Luật Cộng đồng kinh
tế châu Âu?”
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đề cương chi tiết
Tuần: 5
Bài: 5
Số tiết: 6 tiết
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
- Được trang bị từ và cụm từ sử dụng miêu tả hoạt động của hệ thống tòa án, tên của các
cấp toà ở Anh;
- Mở rộng hiểu biết kiến thức ngôn ngữ về Cộng đồng kinh tế châu Âu và luật định mà
tổ chức này ban hành;
19
- Biết được cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong câu;
- Phân biệt được cách dùng Who, whom, which or that;
- Được rèn luyện kĩ năng nghe hiểu về khái niệm, nghe và điền thông tin còn thiếu.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: U4-PEU: The court system (trang 14,15); U 8-PEU: European Union
Law (trang 22,23)
+ Bài nghe: EFLHES: Listening lecture 2
+ Nói: U15-EL: The opening phase: key considerations, useful phrases
(trang 174,175,176)
+ Viết: U2-EL: Relative pronouns (trang 23,24); U3-EL: General points,
Punctuation marks (full stop, comma) (trang 25,26,27)
Ngữ pháp:
- Thảo luận đôi về cách sử dụng đại từ quan hệ: who or whom? which or that? Who,
whom, which or that? Luyện tập: Bài 12 U2-EL (trang 24); kiểm tra bài tập (cả lớp);
- Thảo luận đôi về cách sử dụng các dấu của câu (phần 3.1-U3-EL, trang 25), dấu chấm
(phần 3.2.1-U3-EL, trang 25), dấu phẩy (phần 3.2.2-U3-EL, trang 26,27).
Từ vựng:
- Thảo luận theo nhóm viết tên các tòa của Anh, các động từ miêu tả chức năng và hoạt
động của tòa án; (sau khi đọc xong bài kiểm tra lại vốn từ này);
- Thảo luận theo nhóm viết tên đầy đủ của các từ viết tắt sau: EU, EEC, TEU, EC,
EURATOM, ECSC, CCT, ECJ;
- Sinh viên có thêm kiến thức ngôn ngữ về bồi thẩm đoàn (bài nghe, tự nghiên cứu).
Nghe:
- Thảo luận đôi: gợi nhớ kiến thức đã biết về chủ đề trước khi nghe: Ai là bồi thẩm
viên? Chức năng của bồi thẩm đoàn là gì? Bồi thẩm đoàn được chọn lựa như thế nào?;
- Học một số từ mới chìa khóa trước khi nghe: từng cá nhân nối các từ mới với khái
niệm của chúng; cả lớp cùng nhau kiểm tra với sự hướng dẫn của giáo viên; cả lớp
cùng luyện phát âm các từ này 2 lần để dễ dàng nhận diện các từ đó trong đoạn băng
của bài nghe;
- Toàn thể lớp nghe băng (nghe 2 lần) và điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống;
giáo viên cùng cả lớp kiểm tra phần điền; sinh viên nghe lại lần cuối (lần 3) để củng
cố kĩ năng nghe.
Nói:
- Thực hành theo nhóm 2 đến 3 thành viên (nhóm do giáo viên phân chia) miêu tả về hệ
thống tòa án nước Anh;
- Thực hành theo nhóm 3 đến 4 thành viên miêu tả về bồi thẩm đoàn;
- Thảo luận theo nhóm về tính thiết yếu của từ và cụm từ sử dụng để mở đầu cuộc thảo
luận, tạo cơ sở giúp đàm phán thành công, làm cho bầu không khí hài hòa hiểu biết
giữa các cuộc thương thuyết đa văn hóa; luyện sử dụng thành thạo các cụm từ thông
dụng thường xuyên được sử dụng (U15-EL useful phrases, trang 175,176):
20
+ Cụm từ dùng để chào hỏi e.g Hello. How are you?; Nice to meet you; I’m and
this is ;
+ Cụm từ nói về thời tiết: e.g The weather’s been great recently, hasn’t it?
+ Cụm từ hỏi về chuyến đến thăm cơ quan: Did you have a good journey here?
+ Cụm từ dùng để giới thiệu cơ quan: This is my ofice. I’d like you to meet Mrs/Mr
Brown, our finance director.
+ Cụm từ tán dương: What a fantastic view over the citi!
+ Cụm từ mời khách nước: Can I get you a cup of tea or cofee?
Đọc:
- Đọc và tìm thông tin chính của bài (đọc và điền vào sơ đồ phác họa toàn bộ hệ thống
tòa án xứ England và xứ Wales: bài tập 4.1 bài U4-PEU, trang 15);
- Đọc và tìm các danh từ chỉ hành động, danh từ chỉ người được cấu tạo từ động từ xét
xử, phúc thẩm và khiếu kiện để điền vào bảng từ (bài tập 4.2 bài U4-PEU, trang 15)
E.g.
Verb Noun – event or action Noun – person
appeal appeal/appellate appellant
Ngữ âm: Xác định trọng âm của các từ đó và luyện phát âm
- Sử dụng kiến thức đã biết từ bài đọc nối hai nửa của một câu thành một câu hoàn
chỉnh. Sử dụng các từ ở bài tập 4.2 bài U4-PEU điền vào chỗ trống (bài tập 4.3 bài
U4-PEU, trang 15);
- Đọc và tìm thông tin chính của: bài U 8-PEU (trang 22).
Viết:
- Miêu tả về hệ thống tòa án Việt Nam: cơ cấu, chức năng, nhiệu vụ (bài giới thiệu dài
khoảng 100 từ).
LVN:
- Theo hướng dẫn của giáo viên;
- Thực hành theo nhóm 3 đến 4 thành viên miêu tả về hệ thống tòa án Việt Nam;
- Chuẩn bị cho kiểm tra thuyết trình: hình thành nhóm thuyết trình, lựa chọn chủ đề
thuyết trình, nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho bài thuyết trình.
Tự nghiên cứu:
- Truy cập trang web www.lexadin.nl/wlg/courts/nofr/courts.htm và tìm hiểu, đọc
những gì mà cá nhân yêu thích;
- Đọc thêm U 7-PEU: Tribunals (trang 20) và làm các bài tập (trang 21).
Bài tập về nhà:
- Ôn lại bài vừa học;
- Dịch các bài vừa học sang tiếng Việt;
- Miêu tả về Tribunals
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đề cương chi tiết
Tuần: 6
21
Bài: 6
Số tiết: 6 tiết
Kiểm tra:
Làm bài kiểm tra cá nhân 2; thời gian làm bài: 30 phút
Nội dung kiểm tra xoay quanh các chủ đề đã học ở năm tuần trước đây: Hệ thống pháp luật,
nguồn của luật, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, thẩm phán, hệ thống tòa án, luật Cộng đồng
kinh tế Châu âu và một phần kiến thức của tuần thứ sáu.
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
- Được củng cố kiến thức ngôn ngữ liên quan đến Cộng đồng kinh tế châu Âu;
- Hiểu và vận dụng được những nét đặc trưng ngôn ngữ mang tính đặc thù của tiếng
Anh pháp lí;
- Biết được cách sử dụng các dấu như dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu ngoặc đơn,
dấu ngoặc vuông, v.v trong câu;
- Được rèn luyện cách diễn đạt hai thuật ngữ hoặc hai cụm từ cùng nghĩa;
- Được rèn luyện kĩ năng nghe hiểu thông tin cụ thể về các quy tắc giải thích luật.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: U 8-PEU: European Union Law (continued); U18-PEU: Legalese
(trang 42,43)
+ Bài nghe: EFLHES: Listening lecture 3
+ Nói: U15-EL: Establishing a basis for communication: key considerations;
+ Viết: U3-EL: Punctuation marks (colon, semicolon, parentheses);
Punctuation marks (square brackets, dashes, hyphen, apostrophe).
Ngữ pháp:
- Thảo luận đôi về cách sử dụng các dấu của câu, dấu hai chấm (phần 3.2.3-U3-EL,
trang 27), dấu chấm phẩy (phần 3.2.4, trang 27), dấu ngoặc đơn (phần 3.2.5, trang
27,28), dấu ngoặc vuông (phần 3.2.6, trang 28), hai dấu ngạch ngang (phần 3.2.7,
trang 28), một dấu ngạch ngang (phần 3.2.8, trang 28), dấu ‘ dùng để rút gọn từ hoặc
sở hữu cách;
- LVN tìm cụm từ diễn đạt một thuật ngữ nào đó còn được gọi cái tên khác, ví dụ:
formerly known as, etc.
Từ vựng:
- Thảo luận theo cặp kể tên một số tên nước thuộc châu Âu, các nước thuộc liên minh
châu Âu;
- Ngữ âm: Cách đọc phiên âm Latin, trọng âm của từ U18-PEU: Legalese (trang 42,43);
- Học và ghi nhớ thuật ngữ latin, thuật ngữ chuyên ngành. Ví dụ: affidavit, bona fide,
v.v. đoạn B bài U18-PEU: Legalese (trang 42);
- Học và ghi nhớ các từ cổ đoạn C bài U18-PEU: Legalese (trang 42).
Nghe:
- Thảo luận nhóm nêu các quy tắc giải thích luật mà thẩm phán ở Anh áp dụng; thảo
22
luận tại sao những quy tắc này được thiết lập;
- Nghe lần 1 và nắm được ý chính của bài: nghe băng và kiểm tra xem có bao nhiêu quy
tắc;
- Nghe lần 2 và hiểu được các thông tin chi tết: nghe và chọn các câu vào dưới các quy
tắc trong bảng.
Nói:
- Luyện giới thiệu về Cộng đồng kinh tế châu Âu;
- Luyện cách phát âm các thuật ngữ latin.
Đọc:
- Thực hành theo cặp hoặc cá nhân: Đọc và hiểu được thông tin chi tiết: Đọc lại phần A
và B bài U 8-PEU và sắp xếp lại trật tự chữ cho các từ gạch chân bài tập 8.2, trang 23);
- Thực hành theo cặp: Đọc và hiểu được thông tin chi tiết: xác định các thông tin (các
câu) đúng hay sai, tìm lí do từ phần A và B bài U 8-PEU giải thích cho các khẳng định
đó (bài tập 8.3, trang 23);
- Đọc và hiểu được thông tin chi tiết: Làm việc theo cặp đọc và hiểu được những nét
đặc trưng của tiếng Anh pháp lí: sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, thuật ngữ latin, trợ
động từ shall, các từ cổ, cặp đôi từ, từ viết hoa, thuật ngữ pháp lí,
- Thực hành theo cặp nhận diện các nét đặc trưng của tiếng Anh luật trong các điều
khoản hợp đồng tiêu dùng, điền từ vào chỗ trống (bài tập 18.1, trang 43);
- Nối câu với phần giải thích nghĩa (bài tập 18.2, trang 43).
Viết:
- Viết bài luận 100 từ với chủ đề: sự thuận tiện và bất thuận tiện của việc soạn thảo văn
bản pháp luật bằng ngôn ngữ tiếng Anh thông thường;
- Chỉnh sửa và hoàn chỉnh bài viết mô tả bài thuyết trình.
LVN:
- Hướng dẫn của giáo viên;
- Thực hành theo nhóm 3 đến 4 thành viên tìm hiểu thêm và miêu tả phần tìm hiểu đó
về luật Cộng đồng kinh tế châu Âu;
- Luyện tập thuyết trình theo nhóm chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì vào tuần 7.
Tự nghiên cứu:
- Hướng dẫn của giáo viê;
- Đọc thêm từ trang web www.plainenglish.co.uk/law.htm
Bài tập về nhà:
- Ôn lại bài vừa học;
- Dịch các bài vừa học sang tiếng Việt;
- Thực hành luyện nói để bài thi có kết quả tốt.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đề cương chi tiết
Tuần: 7
23
Bài: 7
Số tiết: 6 tiết
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
- Biết được thủ tục đăng kí thành lập công ti ở Anh, tên của các văn bản cần có trong hồ
sơ thành lập công ti, những quy định về nội dung của điều lệ thành lập công ti.
- Biết được cấu trúc của một bài thuyết trình, biết được cách phân chia công việc để
hoàn thành nhiệm vụ;
- Được rèn luyện, thực hành các kĩ năng thuyết trình thông qua hoạt động từng cá nhân;
trải nghiệm khi tham gia thuyết trình theo nhóm;
- Hiểu và nhận biết thế nào là một bài thuyết trình hay thông qua quan sát, nhận xét
đánh giá các nhóm thuyết trình khác.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: - U 20-PEU: Formation of a company (trang 46,47)
+ Bài nghe: Nghe các bạn trong lớp thuyết trình đề tài của mình
+ Nói: U15-EL: Getting down to business; Small talk exercise: 1
+ Viết: các nhóm sinh viên viết bài thuyết trình của mình (bằng tiếng Anh) và
nộp bài viết của mình cho giáo viên giảng dạy.
Ngữ pháp:
- Ôn tập và luyện tập ngữ pháp đã học để thực hiện bài thuyết trình;
Từ vựng:
- Vận dụng vốn từ đã học vào bài thuyết trình;
- Học thêm vốn từ của các chủ đề khác từ bài thuyết trình của các bạn.
Nghe:
- Nghe ghi các bài thuyết trình các bạn ở nhóm khác trong lớp trình bày;
- Nghe, nhận xét và rút kinh nghiệm về kĩ năng thuyết trình.
Nói:
- Trình bày bài thuyết trình của cá nhân, của nhóm trước lớp.
Đọc:
- Đọc các bảng slices và các tài liệu của các nhóm thuyết trình;
- Cá nhân: đọc hiểu và nắm các thông tin chi tiết; đọc và điền vào chỗ trống các từ hoặc
cụm từ còn thiếu; đọc điều lệ thành lập công ti và thay thế từ hoặc cụm từ gạch chân
bằng các thuật ngữ tiếng Anh pháp lí.
Viết:
- Các nhóm sinh viên viết bài thuyết trình của mình (bằng tiếng Anh) và
nộp bài viết của mình cho giáo viên giảng dạy.
LVN:
- Theo hướng dẫn của giáo viên;
- Luyện nói: U15-EL: Establishing a basis for communication: Topics and suggested
phrases.
Tự nghiên cứu:
- U19-PEU: Business organisation
24
Bài tập về nhà:
- Ôn lại bài vừa học;
- Dịch các bài vừa học sang tiếng Việt;
- Chuẩn bị
Bài tập học kì học phần: Sinh viên trình bày bài thuyết trình (Presentation) của mình theo
các nhóm đã phân công
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đề cương chi tiết
Tuần: 8
Bài: 8
Số tiết: 6 tiết
Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài sinh viên:
- Miêu tả được các loại hình công ti theo luật định của Việt Nam;
- Biết được cách biểu đạt một thủ tục pháp lí;
- Có thể trình bày được (nói và viết) về trình tự, thủ tục thành lập công ti theo luật định;
- Nắm được cách dùng dấu ngoặc kép, dấu hỏi, dấu chấm than, các trường hợp viết hoa;
- Được luyện kĩ năng nghe ghi bài giảng.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Tên bài: + Bài đọc: - U 20-PEU: Formation of a company
+ Bài nghe: EFLHES: Listening lecture 4,5
+ Nói: U15-EL: Small talk exercises: 2,3, or /and 4
+ Viết: U3-EL: Punctuation marks (quotation marks, question mark,
exclamation mark, capital letters)
Ngữ pháp:
- Làm việc theo từng cá nhân đọc cách dùng dấu ngoặc kép, dấu hỏi, dấu chấm than,
các trường hợp viết hoa; từng cá nhân làm bài tập 13 và sau đó chữa bài trước cả lớp;
- Các cấu trúc bị động: be registered, be transfered, be issued, ;
- Tính từ: registered (company, office, number); limited (company, liabiliti); authorised
(share capital),
Từ vựng:
- Thảo luận theo cặp kể tên một số cụm từ thuộc các loại hình công ti theo luật định
Việt Nam;
- Mở rộng vốn từ vựng liên quan đến công ti như văn phòng đại diện, trụ sở của công ti,
điều lệ thành lập công ti, vốn điều lệ,
Nghe:
- Thảo luận theo cặp các dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng luật của Vương
quốc Anh;
- Nghe lần 1 (Lecture 4) và xác định được các năm quan trọng trong lịch sử xây dựng
luật của Vương quốc Anh;
25