Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

skkn đổi mới các hình thức hoạt động nhằm xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.75 MB, 40 trang )

Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Bối cảnh và lí do chọn đề tài:
Đơn vị trường THCS Bình An là một trong những đơn vị dẫn đầu
của Huyện Dĩ An về thành tích dạy và học, tinh thần đoàn kết nội bộ được
giữ vững. Chất lượng giảng dạy, học tập năm sau cao hơn năm trước, giữ
vững tỉ lệ tốt nghiệp THCS 11 năm liên tục, được trao tặng cờ công nhận là
đơn vị dẫn đầu khối THCS Tỉnh Bình Dương, được chủ tịch nước tặng
huân chương lao động hạng 3, được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
trong năm học 2010- 2011. Có được kết quả trên chính là sự hoạt động hiệu
quả, sự phối hợp nhịp nhàng của tổ chức Công đoàn đối với chính quyền cơ
sở. Đặc biệt năm học 2010 – 2011 là năm học thứ 5 toàn ngành thực hiện
cuộc vận động “Hai không – với 4 nội dung”, là năm thứ 4 thực hiện cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và
cuộc vận động “mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo”, năm thứ 3 thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” với chủ điểm của năm học là “Năm học
tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” cùng phương
châm “Dạy thật – học thật – thi thật – chất lương thật” với khẩu hiệu
hành động “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu”. Để
tiếp tục duy trì và phát huy những thành quả mà trường THCS Bình An đã
đạt được cũng như thực hiện tốt các cuộc vận động trên, BCH CĐCS
trường và cụ thể là với cương vị chủ tịch tôi đã cụ thể hóa các chương trình
hành động, đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn. Từ những kinh
nghiệm thu được trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động của CĐCS,
trong đó nổi trội là công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, với
các đoàn thể, với hội phụ huynh học sinh, tôi đã chọn đề tài “Đổi mới các
hình thức hoạt động nhằm xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 1
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
đoàn kết” là nội dung nghiên cứu, là kế hoạch cải tiến để tiếp tục nâng cao


chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu:
 Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn cơ sở, hỗ trợ
tốt cho chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn đưa chất
lượng giảng dạy và học tập ngày càng đạt kết quả cao. Tạo môi trường
sư phạm lành mạnh, tiến bộ và đoàn kết. Hưởng ứng tích cực và đạt
hiệu quả các cuộc vận động của ngành.
 Giải quyết các khó khăn, mâu thuẩn, trong việc đề ra các phương
hướng, kế hoạch hoạt động, nội dung thi đua, qua đó tạo điều kiện tốt
nhất để từng công đoàn viên cống hiến và phát huy sáng tạo.
 Học tập và thu thập thông tin, kinh nghiệm từ nhiều nguồn: Các công
văn, chỉ thị, nghị quyết từ cấp trên, Cán bộ, giáo viên trong nhà
trường, đoàn thể và các lực lượng ngoài nhà trường, của Phụ huynh
học sinh của các CĐCS bạn để đo lường hiệu quả hoạt động, từ đó xây
dựng được kế hoạch cải tiến phù hợp thực tế đơn vị.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Về lý luận:
Thực hiện đúng Luật CBCC, luật lao động, luật BHXH, Điều lệ
trường Trung học cơ sở, Điều lệ công đoàn, những nhiệm vụ trong công tác
chủ tịch công đoàn. Bám sát các tài liệu, văn bản qui định, hướng dẫn thực
hiện các cuộc vận động, các kế hoạch hoạt động, các nghị quyết, chỉ thị của
công đoàn cấp trên.
3.2. Về thực tiễn:
Dựa trên tình hình thực tế về con người, cơ sở vật chất và các điều kiện
phục vụ giáo dục và đào tạo hiện có của trường, nhận thức về vai trò và
nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, sự hợp tác của của hội Cha mẹ học sinh, sự
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 2
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
quan tâm của các cấp Lãnh đạo đối với trường, các hoạt động thực tiễn của
nhà trường .

4. Điểm mới trong nghiên cứu:
4.1. Trong giải pháp thực hiện:
• Khai thác triệt để các cơ sở vật chất trang bị cho trường học để làm
cơ sở cho việc triển khai quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước,
Ngành và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên: hiệu quả sử dụng của Thư
viện trường học và phòng máy, phòng mạng, công nghệ thông tin phục vụ
hoạt động giáo dục.
• Thay đổi hình thức truyền đạt thông tin đến công đoàn viên nhằm
khai thác, phát huy được tư duy sáng tạo, tính tích cực và năng lực riêng
của từng công đoàn viên trong tổ chức công đoàn nhà trường, từ đó tạo nên
sức mạnh tổng hợp của đơn vị.
• Huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của công
đoàn, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền nhà trường, cha mẹ học sinh và
các tổ chức đoàn thể khác trong trường.
4.2 Trong kết quả thực hiện
Chất lượng hoạt động, kết quả trong các phong trào đạt hiệu quả
cao, các cuộc vận động lớn của ngành mang lại hiệu quả thiết thực và tích
cực. Thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đực Hồ Chí Minh” chuyển khẩu hiệu “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì
học sinh thân yêu” thành hành động cụ thể.
Xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết, tiên tiến, tập hợp được sức
mạnh tổng hợp trong toàn đơn vị.
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 3
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Phần II: NỘI DUNG
I/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A/ THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sát của công đoàn cấp trên, của tổ chức
Đảng cơ sở, sự hợp tác hỗ trợ chặt chẽ của chính quyền nhà trường, của các

tổ chức đoàn thể và hội PHHS.
- Các UVBCH và các tổ trưởng công đoàn có tâm, nhiệt tình trong
công tác.
2. Khó khăn:
- Bản thân và các ủy viên Ban chấp hành, tổ trưởng công đoàn đều là
kiêm nhiệm không chuyên trách, không được đào tạo chuyên sâu về kỹ
năng và nghiệp vụ công tác công đoàn.
- Trường Bình An công tác hai buổi nên thời gian dành cho chuyên
môn rất nhiều, quỹ thời gian rãnh rỗi của công đoàn viên rất ít nên các hoạt
động phong trào, các buổi sinh hoạt công đoàn phải nghiên cứu sắp xếp
thời gian thật hợp lý.
- Tập thể công đoàn viên đa phần còn rất trẻ 70% còn đang ở độ tuổi
bận rộn với con nhỏ khó dành thời gian cho các hoạt động văn nghệ,
TDTT, . . .
- Một số công đoàn viên xa quê, ở trọ, đời sống còn khó khăn
B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Xuất phát từ thực tế nêu trên, với cương vị là chủ tịch Công đoàn cơ
sở tôi luôn chú trọng nghiên cứu thay đổi các nội dung sinh hoạt, mục đích
là tạo nguồn sinh khí mới để công đoàn viên cùng hòa vào nhịp đập nhằm
đưa phong trào Công đoàn đi lên, đặc biệt là làm sao để đưa các cuộc vận
động như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây
dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, “Hai không”, “Mỗi Thầy
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 4
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, v .v . . thành các hành
động cụ thể, để các công đoàn viên đi sâu tìm hiểu và tự tìm ra các phương
pháp, tự rèn luyện và các hoạt động phong trào trở nên sinh động, thiết
thực và đạt kết quả cao. Nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị cho
công đoàn viên.
Để tạo được một sân chơi đồng bộ, hiệu quả thu hút tất cả mọi người

vào cuộc một cách say sưa, nhiệt tình đòi hỏi công tác chuẩn bị, xây dựng
kế hoạch phải thật công phu, chu đáo. Quan trọng nhất là các hoạt động
phong trào phải gắn với công tác thi đua và khen thưởng để khích lệ tinh
thần.
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Cải tiến công tác tuyên truyền:
- Trước đây chúng tôi dùng nhiều kênh thông tin để truyền đạt, quán
triệt các hệ thống văn bản chỉ đạo đến Cán bộ, Giáo viên trong nhà trường
như: sinh hoạt trong Hội đồng giáo viên, đưa lên bảng thông báo trong
phòng giáo viên, thành lập tủ sách tuyên truyền trong Thư viện trường. . .
tuy nhiên, nếu dừng lại ở đó hiệu quả tuyên truyền không cao đặc biệt là
các cuộc vận động lớn của ngành mà dừng lại ở tuyên truyền thì chỉ là vận
động suông, chưa tìm được tìm được biện pháp giải quyết vấn đề và chưa
làm cho các cuộc vận động trở thành hành động cụ thể của giáo viên trong
quá trình công tác.
- Chính vì điều đó nên tôi lên kế hoạch tổ chức các buổi thảo luận
chuyên đề, nội dung của các buổi thảo luận xoay quanh các nội dung của
các cuộc vận động, tuyên truyền các chủ trương đường lối, các chính sách
pháp luật, các phương pháp giáo dục học sinh hay làm cách nào để thực
hiện được nhiệm vụ, chủ đề năm học , . . . nhận thức rõ tình hình thực tế
tại đơn vị và tìm ra biện pháp thực hiện cụ thể.
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 5
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
- Công đoàn viên rất hào hứng tham gia, không còn ảnh ảnh chán
nản như các buổi tuyên truyền hoặc học chính trị như trước đây do có tính
chất thi đua ( có phần thưởng cho các tổ có ý kiến đóng góp nhiều nhất, hay
nhất, . . ) ngoài ra, khi tổ chức thảo luận chú ý hướng dẫn các tổ khai thác
triệt để công văn chỉ đạo cấp trên, tài liệu từ thư viện, internet và các nguồn
khác, khai thác công dụng của công nghệ thông tin, phòng máy làm cho nội
dung thảo luận phong phú, đa dạng và sinh động (có thể có thêm hình ảnh,

phim minh họa sinh động) và để có được nội dung phong phú đa dạng cần
có sự hỗ trợ kinh phí để tổ thảo luận có thể làm tốt.
- Khi tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi có nghĩa là đã tập hợp được
các ý kiến, các biện pháp thực hiện hay, thiết thực, tập hợp được sức mạnh
trí tuệ của cả tập thể, từ đó kế hoạch sẽ phong phú hơn, thiết thực hơn và
cuộc vận động sẽ đạt kết quả cao hơn. Sau thảo luận cần ghi lại biên bản,
tập hợp các ý kiến hay để nghiên cứu thực hiện.
- Để tránh làm mất quá nhiều thời gian của công đoàn viên, yêu cầu
tổ thảo luận chuẩn bị kỹ đề tài, trình bày ngắn gọn trong vòng 30 phút, sử
dụng powerpoint hoặc violet để tiện theo dõi, photo tài liệu phát trước cho
các tổ và ban tổ chức để nghiên cứu và khi thực hiện dành nhiều thời gian
cho đóng góp ý kiến và thảo luận.
- Kết quả đạt được lớn nhất sau các buổi thảo luận chuyên đề là các
cuộc vận động đã trở thành các hành động cụ thể của từng công đoàn viên,
họ biết mình cần phải làm gì và không nên làm gì, làm cho công đoàn viên
tích cực, chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, hơn nữa tạo sự gắn kết
giữa các thành viên trong tổ khi tham gia thuyết trình hoặc thảo luận. Sau
đây là kế hoạch tổ chức các buổi thảo luận của CĐCS trong năm 2009 –
2010
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 6
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
CĐCS TRƯỜNG THCS BÌNH AN
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CÁC BUỔI THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Năm học 2009 - 2010
- Căn cứ vào phương hướng hoạt động của công đoàn giáo dục huyện
Dĩ An, công đòan cơ sở trường THCS Bình An năm học 2009 –
2010.
- Nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ năm học
2009-2010.

Nay BCH công đòan cơ sở trường THCS Bình An đề ra kế hoạch tổ
chức các buổi thảo luận chuyên đề với nội dung và hình thức cụ thể
như sau:
I/ Hình thức:
- Tổ chức dưới hình thức thảo luận trong toàn thể công đòan viên mỗi
tháng 1 lần vào thứ 7 tuần thứ 3 của tháng. Tổ thảo luận đưa tài liệu
trước cho BCH CĐ, BGH, đại diện các tổ để tiện theo dõi và thảo
luận.
- Mỗi tổ chọn một đề tài, nghiên cứu và cử người đại diện thuyết
trình, nêu câu hỏi để tòan thể hội đồng thảo luận, trả lời các câu hỏi
chất vấn của công đòan viên.
- Các công đòan viên nghe thuyết trình, tập trung thảo luận các vấn
đề mà người đại diện thuyết trình nêu, đặt câu hỏi chất vấn người
thuyết trình.
- Đại diện tổ rút ra kết luận, tổng kết lại các vấn đề đã được tòan thể
công đoàn viên thảo luận.
- Đại diện Ban giám khảo có ý kiến phản biện
- Ban giám khảo tổng kết đánh giá
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 7
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
- BCH công đòan trao phần thưởng:
+ Tổ có người thuyết trình: 200.000đ
+ Tổ có ý kiến nhiều, hay hạng nhất: 60.000đ
+ Tổ có ý kiến nhiều, hay hạng nhì: 50.000đ
+ Tổ có ý kiến nhiều, hay hạng 3: 40.000đ
+ 2 Tổ khuyến khích: 30.000đ
II/ Nội dung:
Các tổ tập trung thảo luận các vấn đề nhằm đưa ra các biện pháp
thực hiện tốt mục tiêu năm học, các cuộc vận động của ngành, của các tổ
chức đòan thể, . . .

Cụ thể như:
- Sử dụng tư liệu Thư Viện Điện Tử - internet – phần mềm violet (Tổ
Văn Phòng – Sử Địa - tháng 10/09)
- Giáo dục đạo đức học sinh (Tổ Anh Văn + Thể chất - tháng 12/09)
- Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực - môi trường
xanh - sạch - đẹp. (Tổ Lý – Hóa Sinh) (tháng 01/10)
- Cuộc vận động “ Mỗi Thầy Cô giáo là một tầm gương đạo đức – tự
học và sáng tạo” (tổ Tóan - tháng 3/10)
- Cuộc vận động “Hai không” (Tổ Văn - tháng 4/10)
Trên đây là kế hoạch thực hiện các buổi thảo luận chuyên đề, yêu
cầu công đòan viên nghiêm túc thực hiện để các buổi thảo luận đạt kết quả
cao.
Bình An, ngày 5 tháng 9 năm 2009
TM.BCH công đòan
Phạm Thị Hồng Hạnh
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 8
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
2. Chăm lo đời sống về tinh thần cho công đoàn viên:
2.1 Đa dạng hóa các hình thức hội họp, sinh hoạt:
- Các buổi sinh hoạt định kỳ phải sôi nổi, đa dạng tránh nhàm chán.
Trước khi họp định kỳ hàng tháng chúng tôi tổ chức tặng quà sinh nhật cho
công đoàn viên có ngày sinh trong tháng, một hoặc hai tiết mục văn nghệ
để góp vui, chúc mừng sinh nhật do tổ có người có sinh nhật trong tháng
phụ trách. Việc làm này có hai lợi ích: thể hiện sự quan tâm, chăm lo đời
sống tinh thần cho công đoàn viên và làm cho buổi họp sinh động, vui vẻ
tạo ảnh hưởng tích cực.
- Các buổi sinh hoạt chuyên đề như đã đề cập ở trên dù phần thưởng
không nhiều nhưng cũng góp phần làm buổi sinh hoạt vui vẻ, hào hứng và
mang tính cạnh tranh cao.
- Các buổi họp cần ngắn gọn nhưng phải đảm bảo chất lượng và hiệu

quả, nếu cần photo tài liệu, những nội dung cần thảo luận góp ý gởi trước
để công đoàn viên suy nghĩ góp ý, trong cuộc họp dành nhiều thời gian cho
đóng góp ý kiến. Ngoài ra, có thể kết hợp sinh hoạt chuyên đề cùng với họp
công đoàn thường kỳ, hoặc các cuộc họp chuyên môn, hội đồng nếu thời
gian cho phép tránh làm mất nhiều thời gian, công sức đi lại của công đoàn
viên.
2.2 Tổ chức các phong trào văn nghệ, TDTT tạo sân chơi lành
mạnh cho công đoàn viên:
Tạo cho công đoàn viên một sân chơi lành mạnh, bổ ích chính là yếu
tố quan trọng để chăm lo đời sống về tinh thần cho công đoàn viên và cũng
là biện pháp hữu hiệu để xây dựng tình đoàn kết nội bộ, mỗi quan hệ gắn
kết giữa các thành viên cùng một đội, tổ. Chính vì điều đó nên công đoàn
cấp trên cũng đã tổ chức các giải thi đấu TDTT, văn nghệ truyền thống
hàng năm.
Do là trường hai buổi và công đoàn viên bận rộn với con nhỏ như đã
nêu thời gian rảnh của công đoàn viên rất ít, nên việc vận động công đoàn
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 9
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
viên tập luyện để tham gia các phong trào như “bóng chuyền nữ”, “văn
nghệ mừng Đảng, mừng xuân” rất khó và khi tham gia thi với các công
đoàn cơ sở bạn ở cấp huyện chúng tôi không đạt kết quả cao ở các năm
trước và đây cũng là một điểm yếu của chúng tôi.
Chính vì thế tôi đã lên kế hoạch thực hiện: Thay vì vận động công
đoàn viên đi tập luyện bóng chuyền như mọi năm, tôi lên kế hoạch tổ chức
giải bóng chuyền nữ chào mừng ngày 20/10 tại trường. Đề ra cơ cấu giải
thưởng, thành lập ban tổ chức, trọng tài, . Các tổ có mục đích để luyện
tập, các thành viên trong tổ tự sắp xếp thời gian tập luyện cùng nhau, hăng
say thi đấu để giành chiến thắng. Qua cuộc thi thì Ban tổ chức sẽ chọn ra
các vận động viên ưu tú của mỗi đội thành lập thành một đội tuyển, tập
luyện thêm và tham gia thi giải bóng chuyền nữ truyền thống chào mừng

ngày 20/11 vòng huyện. Nhờ tinh thần thi đấu hăng say, trong cuộc thi năm
nay lần đầu tiên đội bóng chuyền nữ trường Bình An vào đến vòng trong đã
tạo sự khích lệ lớn cho đội bóng nữ và hơn thế nữa trường đã có một ngày
thi đấu, một ngày hội với tinh thần sôi nổi, vui tươi, thật sự thư giãn sau
những giờ công tác mệt nhọc. Cụ thể kế hoạch như sau:
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 10
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
CĐCS TRƯỜNG THCS BÌNH AN
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CUỘC THI BÓNG CHUYỀN NỮ
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
Năm học 2010 - 2011
- Căn cứ vào phương hướng hoạt động của công đoàn giáo dục huyện
Dĩ An, công đòan cơ sở trường THCS Bình An năm học 2010 –
2011.
- Nhằm thiết thực chào mừng ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam
20/10.
- Nhằm nâng cao chất lượng đội bóng chuyền nữ chuẩn bị cho cuộc
thi cấp huyện chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Nay BCH công đòan cơ sở trường THCS Bình An đề ra kế hoạch tổ
chức cuộc thi bóng chuyền nữ với hình thức cụ thể như sau:
I/ Hình thức:
- Tổ chức thi đấu vòng tròn giữa các tổ công đoàn cụ thể như sau:
+ Đội 1: Tổ Văn + Anh Văn + Thể Chất
+ Đội 2: Sử Địa + Hóa Sinh + Lý
+Đội 3: Toán + Văn Phòng
• Trọng tài: Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đức Hùng,
Nguyễn AnhTuấn
- Ngày thi: thứ 7 , Chủ Nhật (17/9, 18/9/2010)
II/ Giải thưởng:

+ 1 Giải I: 300.000đ
+ 1 giải II mỗi giải : 200.000đ
+ 1 giải III mỗi giải : 100.000đ
+ Tiền hỗ trợ tập luyện 100.000đ/ đội
+ Trọng tài: 50.000đ/ người
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 11
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
III/ Ban Tổ chức giải:
1. Trần Văn Nhì Bí thư chi bộ
2. Nguyễn Thị Tường Vi Phó Bí thư chi bộ
3. Phạm Thị Hồng Hạnh CT công đoàn
4. Nguyễn Thị Thanh Huyền UVBCH
5. Lê Thị Hồng Đào UVBCH
Trên đây là kế hoạch thực hiện cuộc thi đấu bóng chuyền nữ trường
THCS Bình An, yêu cầu công đòan viên nghiêm túc thực hiện để cuộc thi
đạt kết quả cao.
Bình An, ngày 01 tháng 9 năm 2010
TM.BCH công đòan
Phạm Thị Hồng Hạnh
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 12
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Trong ngày 8/3 năm học 2009- 2010 vừa qua để tạo sân chơi tại
trường và tham gia tốt cuộc thi ở Huyện, tôi đã lên kế hoạch tổ chức liên
hoan với hình thức các tổ công đoàn tự nấu. Món ăn phải dự thi ở huyện là
“Vịt bát bửu” nhưng để thực đơn phong phú hơn các tổ sẽ nấu món những
món khác chỉ tổ có những công đoàn viên được chọn thi sẽ nấu món này để
cả hội đồng dùng và đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm.
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 13
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
CĐCS TRƯỜNG THCS BÌNH AN

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LIÊN HOAN CHÀO MỪNG NGÀY QTPN 8/3
Năm học 2009 - 2010
- Căn cứ vào phương hướng hoạt động tháng 3/2010 của công đoàn
giáo dục huyện Dĩ An và công đòan cơ sở trường THCS Bình An.
- Căn cứ vào Nghị quyết cuộc học BCH công đòan ngày 4/02/2010
Nay BCH công đòan cơ sở trường THCS Bình An đề ra kế hoạch tổ
chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 8/3/2010 với hình
thức cụ thể như sau:
Mỗi tổ tự tổ chức nấu một món ăn theo thực đơn của BTC đưa
ra cho khoảng hơn 60 người ăn (khoảng 6 bàn) cụ thể như sau:
1. Tổ Văn Phòng – Hóa Sinh: Vịt Bát Bửu
2. Tổ Lý – Sử Địa: Khai vị (tùy chọn) + tráng miệng
3. Tổ AV – Văn: Bò né
4. Tổ toán – BVPV: Lẩu mắm
5. Tổ thể chất: Đá, Nước uống
Kinh Phí: Công đòan hỗ trợ mỗi món ăn là 300.000đ
300.000 x 5 = 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng)
Công đòan chuẩn bị chén, ly, dĩa cho 5 bàn ăn
Thời gian: Món ăn được đem đến trường lúc 10g ngày 21/02/2010
Thành phần Ban tổ chức: Trần Văn Nhì Trưởng Ban
Nguyễn Bá Hòa Thành viên
Phạm Thị Hồng Hạnh Thành viên
Trên đây là kế hoạch thực hiện buổi liên hoan chào mừng ngày
QTPN 8/3, để buổi liên hoan được thành công yêu cầu công đòan viên
nghiêm túc thực hiện.
Bình An, ngày 05 tháng 02 năm 2010
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 14
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
TM.BCH công đòan

Ngoài ra phong trào văn nghệ luôn được chú trọng lồng ghép vào các
cuộc họp vừa vui, thư giãn, vừa là tập luyện chuẩn bị tốt khi có cuộc thi.
Trường có một lợi thế lớn là được đầu tư về cơ sở vật chất rất tốt trong đó
là giàn máy vi tính, âm thanh rất chuẩn nên việc tập luyện về văn nghệ rất
thuận lợi.
2.3 Vận động công đoàn viên tự học, tự rèn nâng cao trình độ
chuyên môn
Trường THCS Bình An là một trong những trường dẫn đầu Huyện
về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
trong quá trình giảng dạy. 100% giáo viên đã được tin học hóa và soạn
giảng được giáo án điện tử, khai thác tư liệu giảng dạy từ internet. Vừa qua,
tin tưởng vào đội ngũ giáo viên của trường, cấp trên đã cung cấp 24 máy
chiếu, màn chiếu, 14 máy vi tính xách tay để trường trang bị 24 phòng học,
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy tại trường.
Để được kết quả đó có sự hỗ trợ không nhỏ của tổ chức công đoàn
cơ sở. Công đoàn kết hợp chặt chẽ với chính quyền, chuyên môn từ năm
học 2007- 2008 hàng năm đều tổ chức các lớp Tin học A, soạn giảng bằng
powerpoint, sử dụng violet cho giáo viên.
Tùy tình hình cụ thể và nhu cầu của giáo viên, các lớp sẽ được mở
vào những dịp giáo viên có nhiều thời gian rãnh có thể tham gia đều như
vào dịp hè, vào buổi tối, . . .
Để đạt hiệu quả cao, công đoàn đưa “tự học tự rèn” vào tiêu chuẩn
thi đua ký kết trong hội nghị CBCC đầu năm, lên kế hoạch, hỗ trợ tốt cho
tổ công nghệ thông tin (tổ này gồm các thành viên phụ trách phòng máy,
giáo viên dạy tin học, phụ trách trang web của trường) tổ chức lớp vào thời
điểm thích hợp để đa số giáo viên có thể tham gia. Sau khi được giảng dạy
nếu giáo viên nào trong quá trình soạn giảng có thắc mắc sẽ được thành
viên tổ công nghệ thông tin hướng dẫn, giải thích rõ ràng.
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 15
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm

CĐCS TRƯỜNG THCS BÌNH AN
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LỚP HỌC “HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
TRÊN CHƯƠNG TRÌNH VIOLET – CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ MẠNG
INTERNET” CHO CBGVCNV
Năm học 2009 - 2010
- Căn cứ vào phương hướng hoạt động của công đoàn giáo dục huyện
Dĩ An, công đòan cơ sở trường THCS Bình An năm học 2009 –
2010.
- Nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên CNV và thực hiện tốt
nhiệm vụ năm học 2009-2010, ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, giảng dạy và học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo
môi trường học tập sinh động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ
CBGVCNV của BGH trường THCS Bình An.
Nay BCH công đòan cơ sở trường THCS Bình An đề ra kế hoạch tổ
chức lớp học “hướng dẫn soạn giáo án điện tử trên chương trình
violet – cập nhật thông tin từ Internet” cho CBGVCNV trường với
nội dung và hình thức cụ thể như sau:
o Tổ chức lớp học “hướng dẫn soạn giáo án điện tử trên
chương trình violet – cập nhật thông tin từ Internet”
o Thời gian: học từ 5g30 đến 8g00 các ngày 2, 4, 6 hàng tuần
(khoảng 2 tháng từ tháng 10/2009 – tháng 11 /2009)
o Địa điểm: phòng vi tính trường THCS Bình An
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 16
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
o Giáo viên dạy: Thầy Hiếu, Thầy Nhì, Cô Ngọc, Cô Huyền, Cô
Thy
o CBGVCNV đăng ký cho Thầy Hiếu.
o Kinh phí: hỗ trợ giáo viên giảng dạy: 30.000đ/tiết chi hỗ trợ

từ quỹ phúc lợi của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch tổ chức lớp học “hướng dẫn soạn giáo án điện
tử trên chương trình violet – cập nhật thông tin từ Internet”, yêu cầu công
đòan viên thu xếp tham gia học tập tốt để lớp học đạt kết quả cao.
Bình An, ngày 5 tháng 10 năm 2009
TM.BCH công đòan
Phạm Thị Hồng
Hạnh
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 17
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Để ứng dụng và có điều kiện để soạn giảng trường đã sắp xếp một
phòng mạng internet với 9 máy để giáo viên có thể vào truy cập, soạn giảng
khi có tiết trống, giờ chơi, hay ngày nghỉ. Và để đảm bảo giáo viên nghiêm
túc thực hiện cán bộ phụ trách phòng máy sẽ có sổ theo dõi để đảm bảo
mỗi giáo viên 1 tuần có ít nhất 2 tiết sử dụng máy, sổ này được kiểm tra
hàng tháng bởi Phó hiệu trưởng. Giáo viên tổ công nghệ thông tin thường
xuyên kiểm tra để các máy phải ở trong tình trạng hoạt động tốt, có mặt
thường xuyên, tích cực hướng dẫn, giúp đỡ khi giáo viên có yêu cầu.
Ngoài ra, công đoàn cụ thể là các thành viên Ban chấp hành phải là
người đi đầu, tham gia tất cả các khóa học được tổ chức tại trường, động
viên để giáo viên tham gia không những các khóa học Tin học tại trường
mà còn các lớp đại học, sau đại học tự túc. Tham mưu chuyên môn sắp xếp
thời gian, thời khóa biểu hợp lý để giáo viên có thời gian tham các lớp học
nâng cao trình độ chuyên môn, tự học, tự nghiên cứu, trang bị tủ sách pháp
luật, các sách liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, phát huy tối đa hiệu quả
của thư viện trường. Đây là một trong những tiêu chuẩn bắt cuộc phải đạt
để xây dựng trường học chuẩn quốc gia mà trường THCS Bình An đã đạt
được.
3. Chăm lo đời sống về vật chất:
Đời sống kinh tế ổn định là một trong những nhân tố quyết định chất

lượng công tác, chất lượng giảng dạy của công đoàn viên. Có đời sống ổn
định giáo viên sẽ tập trung toàn tâm toàn ý cho công tác chuyên môn và
đảm bảo chất lượng giáo dục. Hiểu được điều này công đoàn phải sâu sát,
đặc biệt quan tâm đến từng hoàn cảnh, từng gia đình của công đoàn viên để
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 18
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
có thể tạo điều kiện giúp đỡ nâng cao đời sống kinh tế làm cho giáo viên an
tâm công tác.
- Tìm hiểu kỹ các chế độ chính sách của giáo viên thông qua các văn
bản, công văn, . . kết hợp với bộ phận kế toán, chuyên môn để đảm bảo các
chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
- Tạo điều kiện để giáo viên được vay vốn ngân hàng. Mỗi năm 2 đợt
vào cuối học kỳ 1 và cuối học kỳ 2 (hoặc khi công đoàn viên gặp khó khăn
đột xuất). Tháng 12 vừa qua công đoàn đã tạo điều kiện để 14 giáo viên
vay số vốn lên đến 450.000.000đ. Để thuận tiện cho việc thu hồi tiền hàng
tháng, kết hợp kế toán chuyển tiền trực tiếp qua thẻ khi có lương.
- Dù đã tạo điều kiện vay vốn ngân hàng nhưng vẫn tổ chức các tổ
hụi tương trợ vì sẽ có trường hợp giáo viên cần một số tiền lớn như sửa
nhà, mua xe. . .nhưng vay ngân hàng thì số tiền chỉ có giới hạn, còn tùy vào
hệ số lương, hoặc không vay được do thời gian công tác chưa đủ, hoặc
chưa trả hết số tiền cũ, giáo viên chỉ cần để dành tiền không cần gấp thì lúc
này hụi tương trợ là một giải pháp tốt nhất. Bằng các hình thức vận động
hàng năm công đoàn tổ chức được từ 4 đến 6 tổ. trong năm 2010 – 2011 tổ
chức được 6 tổ số tiền tương trợ 1 tháng lên đến 45.000.000đ. Để tổ chức
hụi tương trợ có hiệu quả cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Chủ tịch, hoặc cử 1 ủy viên BCH có uy tín đứng ra thu gom, giao
hụi không chuyển qua thẻ. Vì như thế người gom hụi sẽ linh động trong
vấn đề thời gian, giáo viên có tiền lúc nào đóng lúc đấy, có thể góp thành
nhiều lần thời gian thu từ đầu tháng mãi đến cuối tháng, khi đủ tiền giao
được phần nào sẽ ưu tiên phát trước cho người có hoàn cảnh khó nhất. Có

trường hợp giáo viên vừa vay ngân hàng vừa chơi hụi tương trợ nên số tiền
trong thẻ sẽ không đủ để đóng.
+ Vì là tương trợ không lãi nên người lãnh tiền sau rất bất lợi nên
sinh hoạt rõ ý nghĩa hụi tương trợ cho công đoàn viên quán triệt, ưu tiên
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 19
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
một số trường hợp khó khăn cấp bách số còn lại sẽ tổ chức bốc thăm sẽ
không tạo nên sự bất công để mọi người vui vẻ tham gia.
- Thực hiện tốt công tác thăm hỏi hiếu hỉ. Không để sót hoặc chậm
trễ bất cứ trường hợp nào vì đây là việc mang tính khuyến khích, an ủi
động viên về mặt tinh thần rất lớn cho công đoàn viên và đây là một công
tác quan trọng góp phần xây dựng nội bộ đoàn kết. Mặc dù BCH cùng các
tổ trưởng công đoàn đều là kiêm nhiệm và trường công tác hai buổi nên rất
bận rộn nhưng bản thân tôi và ủy viên BCH đều cố gắng sắp xếp để hoàn
thành tốt nhiệm vụ này. Khi bản thân bận việc không thể sắp xếp được thì
sẽ phân công ủy viên trong BCH kết hợp tổ trưởng và các công đoàn viên
trong tổ thăm hỏi kịp thời. Hơn nữa, kinh phí công đoàn có hạn nên mỗi lần
thăm hỏi chỉ có 50.000đ không mang tính thực tế do đó công đoàn tổ chức
quyên góp trong công đoàn viên mỗi lần thăm công đoàn viên là
20.000đ/người còn thân nhân là 10.000đ/người do đó số tiền một lần thăm
lên đến từ 570.000đ – 1.140.000đ dù không lớn nhưng cũng giúp công
đoàn giải quyết được phần nào khó khăn.
- Quyên góp hỗ trợ khi gặp khó khăn đột xuất. Đây là việc làm rất
được công đoàn viên trường ủng hộ. Ví dụ như trường hợp cô Nguyễn Thị
Tuyết Thu bị mất xe, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên công đoàn đã tổ chức
quyên góp trong giáo viên và số tiền hỗ trợ được trên 6 triệu đồng.
- Kết hợp chính quyền chuyên môn tổ chức dạy phụ đạo buổi chiều
cho học sinh với mục đích chính là nâng cao chất lượng giáo dục nhưng
bên cạnh đó thu nhập của giáo viên cũng được nâng cao, hàng tháng trung
bình mỗi giáo viên có thêm thu nhập trên 1 triệu đồng phần nào đã cải thiện

được đời sống giáo viên.
- Ngoài ra, hàng năm tổ chức vận động cho công đoàn viên nữ đi
khám phụ khoa. Cụ thể là tháng 12 năm 2010 tổ chức đi khám tại Bệnh
viện phụ sản Hùng Vương, vì kinh phí có hạn nên công đoàn chỉ hỗ trợ phí
khám ban đầu, mua sổ khám, tiền xe đi, về trung bình khoảng 70.000đ/
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 20
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
công đoàn viên. Ngày 8/3 hàng năm bên cạnh việc tổ chức liên hoan còn
tặng quà cho giáo viên nữ mỗi phần quà chỉ khoảng 50.000đ. Tặng trang
phục cho giáo viên nhân ngày 20/11 khoảng 200.000đ/1 công đoàn viên.
Tất cả những việc này dù số tiền không cao nhưng có tác dụng cổ vũ tinh
thần cho công đoàn viên rất lớn.
II/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Cụ thể là trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” chỉ trong năm học 2009- 2010 về phía học sinh: thi kể
chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt 2 giải vòng Huyện đạt 1
giải I vòng Tỉnh, về phía giáo viên: thi viết về gương điển hình làm theo
gương đạo đức Hồ Chí minh đạt 1giải I, 1 hạng II, 2 hạng III và 2 giải
khuyến khích ở xã, đạt chi bộ có bài dự thi nhiều nhất ở xã, có 5 cá nhân
được nêu gương điển hình ở xã, tập thể chi bộ và 3 cá nhân được nêu
gương điển hình ở Huyện, có 10 cá nhân được khen thưởng ở xã, Tập thể
chi bộ và 2 cá nhân được huyện trong dịp tổng kết 3 năm thực hiện “Học
tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 100% giáo viên tham gia
viết đăng ký thực hiện chuyên đề 3 “Tinh thần trách nhiệm hết lòng, hết
sức phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”, 100% giáo viên thi viết bài cảm
nhận về đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng trong sạch
vững mạnh “Là đạo đức , là văn minh”. Thi viết bài “Gương sáng quanh
tôi” vòng Tỉnh trường đạt 1 giải III, 1 giải khuyến khích.
Trong cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích
cực” trường chúng tôi có nhiều sáng kiến rất hay như tổ chức các cuộc thi

“Thầy trò thân thiện” nhằm làm cho học sinh và giáo viên hiểu nhau hơn,
tạo sự chuyển biến rất rõ trong mối quan hệ Thầy – Trò, thành lập tổ tư vấn
tâm lý học sinh, tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh. . .
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 21
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Trong cuộc vận động “Mỗi Thầy Cô Giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo” thì trường hiện có 100% đạt chuẩn trong đó có 25
giáo viên có trình độ đại học đạt tỉ lệ 49%, đang theo học đại học tự túc là
15 giáo viên đạt tỉ lệ 29,4% và đặc biệt có 02 giáo viên đang theo học các
lớp sau đại học đạt tỉ lệ 3,9%, 100% giáo viên được tin học hóa, sử dụng
công nghệ thông tin soạn giảng bằng giáo án điện tử, 100% các tiết dạy
thao giảng tại trường sử dụng giáo án điện tử. Thi giáo viên giỏi, viết sáng
kiến kinh nghiệm cũng là một thế mạnh của trường, số sáng kiến kinh
nghiệm hàng năm dao động từ 15 đến 20 và đã có nhiều sáng kiến có chất
lượng đạt cấp Tỉnh, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt trên 20%, tham gia
thi giáo viên dạy giỏi Võ Minh Đức, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học
cấp Tỉnh. Đây là tiêu chuẩn quan trọng góp phần xây dựng trường chuẩn
quốc gia.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong đơn vị được thực
hiện đồng bộ, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
Về phía học sinh: tỉ lệ học sinh khá giỏi luôn được nâng cao, công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu luôn được chú trọng, tỉ lệ
tốt nghiệp THCS đạt 100% 11 năm liền, đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc
gia.
Vừa qua bản thân tôi tham gia thi “Cán bộ công đoàn giỏi” cấp
Huyện đạt giải III.
Hiệu quả lớn nhất có được là mối quan hệ thân thiện của tập thể
CBGVCNV của nhà trường, nội bộ cơ quan đoàn kết từ đó tạo một sức
mạnh tổng hợp giúp nhà trường đạt được những thành tích chung đáng kể
như:

Năm học 2006-2007 :
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 22
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Được Chủ Tịch Nước tặng Huân Chương Lao Động Hang III,
Quyết định số: 1387/2007-QĐ/CTN ngày 16/11/2007 vì đã có thành tích
xuất sắc trong công tác Giáo dục từ năm 2002 đến năm 2006 góp phần vào
sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ Quốc.
Năm học 2007-2008 :
Được nhận cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu cụm các trường THCS phía
nam của UBND Tỉnh Bình Dương.
Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc được Liên đoàn lao động Tỉnh
Bình Dương tặng bằng khen.
Năm học 2008-2009 :
- Tập thể lao động xuất sắc được UBND Tỉnh Bình Dương tặng
bằng khen, Quyết định số: 4870/QĐ-UBND ngày 13/11/2009
- Tập thể Lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ Giáo Dục Đào Tạo,
quyết định số 8082/QĐ/BGD-ĐT ngày 09/11/2009 .
Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc được Liên đoàn lao động Huyện
Dĩ tặng giấy khen.
Năm học 2009-2010 :
- Tập thể lao động xuất sắc được UBND Tỉnh Bình Dương tặng
bằng khen,
- Trường đạt chuẩn quốc gia : quyết định số 1598/QĐ/UBND ngày
03/06/2010.
Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc được Liên đoàn lao động Tỉnh
Bình Dương tặng bằng khen.
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 23
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Phần III: KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:

1.1 _ Bản thân chủ tịch công đoàn phải không ngừng học tập, nghiên
cứu tài liệu, công văn, các văn bản chỉ đạo, các bộ luật có liên quan học hỏi
kinh nghiệm từ cấp trên, từ các công đoàn cơ sở bạn để làm tốt nhiệm vụ.
Thường xuyên gần gũi, quan tâm nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của
từng công đoàn viên bên cạnh đó hiểu rõ sở trường của từng công đoàn
viên để khi phân công đúng việc.
1.1_ Ủy viên ban chấp hành công đoàn phải là những người có năng
lực, năng nổ, tận tình, tận tâm, được giáo viên tín nhiệm. Phát huy triệt để
năng lực, trách nhiệm công tác của ủy viên BCH, tổ trưởng công đoàn,
phân công công tác đúng người đúng việc.
1.2_ Cần vận dụng khai thác tính tiện ích của công nghệ thông tin,
phát huy hiệu quả của thư viện trong công tác tự học tự rèn, tuyên truyền
pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị của công đoàn viên .
1.3_ Làm tốt quy chế phối hợp với chính quyền tạo điều kiện thuận
lợi, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ với mục đích chung nhất là
nâng cao chất lượng giáo dục.
1.4_ Cần phối hợp tốt với BCH hội phụ huynh học sinh để có thể
làm tốt công tác xã hội hóa, nâng cao đời sống vật chất của công đoàn viên,
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 24
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
tham mưu hội hỗ trợ trong các dịp lễ, tết, . . kết hợp tốt Đoàn thanh niên,
lực lượng công đoàn viên trẻ này là nòng cốt trong các phong trào văn
nghệ, TDTT, . . kết hợp hội Chữ Thập Đỏ để làm tốt công tác nhân đạo,
xã hội từ thiện.
2. Khả năng ứng dụng, triển khai đề tài:
 Trên cơ sở tính hiệu quả khi vận dụng tại đơn vị trong thời gian qua
đề tài này có thể được trao đổi, đúc kết trong đội ngũ ủy viên ban chấp
hành đương nhiệm và tổ trưởng công đoàn của nhà trường, từng bước trao
đổi với công đoàn trường bạn.
 Dựa trên nền tảng của đề tài này, các công đoàn cơ sở các trường có

thể tùy theo tình hình thực tế tại đơn vị mình ứng dụng để thay đổi, làm
phong phú và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở.
 Trao đổi rút kinh nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường để
mỗi công đoàn viên ý thức cao hơn nữa về vai trò, vị trí từng thành viên
trong nhà trường, từ đó củng cố vững chắc nhận thức là mỗi thành viên
trong nhà trường là mỗi viên gạch góp phần cho sự đi lên của toàn trường.
Các đoàn thể khác như Chữ thập đỏ, Chi đoàn, trong trường vận dụng để
đổi mới hoạt động của mình.
Trên đây là những ý kiến, kinh nghiệm của bản thân có được trong quá
trình công tác, do tuổi còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên chắc chắn còn
nhiều thiếu sót rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học
để đề tài được hoàn thiện hơn, đưa công tác công đoàn trường ngày càng
phát triển góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bình An, ngày 12 tháng 01 năm 2011
Người viết
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh 25

×