Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.86 KB, 117 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn
gốc rõ ràng . Luận văn không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã
từng công bố.
ĐÀM MINH QUẾ
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học, cao học và viết luận văn: “ Sự
tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam”, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý quý báu của quý thầy cô Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
Lời đầu tiên , em xin bày tỏ tình cảm chân thành và gửi lời cảm ơn
tới toàn thể thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đặc biệt là
các thầy cô giáo Viện Ngân hàng Tài chính đã tận tình dạy bảo, truyền đạt lại
cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại nhà trường.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Văn Huệ , người
thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, bổ sung
ý tưởng và giúp đỡ em hoàn thành tốt bài luận văn này.
Nhân đây, em cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và anh chị
em đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam,
Phòng giao dịch Minh Khai, đã hỗ trợ, tạo điều kiện và động viên em trong
quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2014
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
PTM ( Price to market): Định giá theo thị trường


OECD (Organization for Economic Co-operation and Development)
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
C.V (critical value): Giá trị xác định
ECM (Error Correction Model) : Mô hình hiệu chỉnh sai số
VECM ( Vector Error Correction Model): Mô hình vecto hiệu chỉnh sai số
ADF (Augmented Dickey Fuller): Kiểm định Dickey Fuller
FDI (Foreign Direct Investment ): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phâm quốc nội
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế
PPI (Production price index): Chỉ số giá sản xuất
IPI (Industrial production index): Chỉ số sản xuất công nghiệp
PM (Import pice): Giá nhập khẩu
EX (Exchange rate): Tỷ giá hối đoái
AIC Giá trị Akaike Information Criterion
PPP Purchasing Power Parity - học thuyết ngang giá sức mua
SITC Danh mục phân loại hàng hóa thương mại quốc tế tiêu chuẩn
NHNN Ngân hàng Nhà nước
5
SEV Hội đồng tương trợ kinh tế
NHTW Ngân hàng Trung ương
OLS ( Ordinary Least Squares) Phương pháp bình phương nhỏ nhất
CPI (Consumer Price Index) Chỉ số giá tiêu dùng
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
7
DANH MỤC HÌNH VẼ
8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ giá là một trong những kênh truyền tải của chính sách tiền tệ, truyền
dẫn tác động từ các công cụ đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ,
trong đó quan trọng nhất là mục tiêu bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Tỷ
giá hối đoái còn có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế, đặc biệt là nền
kinh tế đang hội nhập như Việt Nam. Tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả tương đối
giữa hàng hóa trong nước và nước ngoài, vì vậy tỷ giá tác động đến nhu cầu
của các loại hàng hóa. Kết quả là, cả sản xuất tổng hợp và mức giá của một
nền kinh tế mở phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái.
Việt Nam là một nước lệ thuộc lớn vào nhập khẩu, theo số liệu mà bộ
công thương cung cấp, công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn phụ thuộc đến 80%
vào nguyên liệu nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa linh kiện của Việt Nam mới
chỉ bằng một nửa so với các nước trong khu vực. Do đó khi có những biến
động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng mạnh đến chỉ số giá sản xuất đặc biệt
là chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam.
Trên thế giới việc nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái bắt đầu từ
những năm 1970 và hiện nay được sử dụng với thuật ngữ “ Exchange rate
pass-through”, miêu tả tác động của những thay đổi tỷ giá hối đoái đến: (1)
Chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá xuất khẩu; (2) Giá tiêu dùng; (3) Đầu tư;
(4) Khối lượng giao dịch thương mại. (Davas 2001). Ở Việt Nam vấn đề này
còn khá mới và chưa có nhiều bài nghiên cứu, phân tích định lượng về nó, đã
gây khó khăn cho các nhà hoạch định trong việc quyết định chính sách tiền tệ
và kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả.
9
Từ tầm quan trọng của vấn đề và khoảng trống trong nghiên cứu tại
môi trường Việt Nam, do đó luận văn chọn đề tài “ Sự tác động của tỷ giá
hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có những đề tài nghiên cứu về các tác động của tỷ giá hối đoái đến

các chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam như: đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế của
Bạch Thị Phương Thảo 2011 “ Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá
tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011”; bài nghiên cứu “ Sự dịch chuyển tỷ giá
hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
& Ths.Lục Văn Cường, Đại học kinh tế TP.HCM. Tuy nhiên, có rất ít bài
nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của luận văn là ước lượng mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối
đoái vào chỉ số giá nhập khẩu trong ngắn hạn và dài hạn nhằm làm rõ tính
chất và quy mô hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt
Nam. Bằng chứng thực nghiệm sẽ cung cấp một số hiểu biết cụ thể về mối
quan hệ giữa thay đổi của tỷ giá và giá nhập khẩu, từ đó có thể đề nghị một số
chính sách phù hợp cho Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá
nhập khẩu ở Việt Nam, tập trung vào hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá đến chỉ
số giá nhập khẩu ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam, do gặp nhiều
khó khăn trong việc truy xuất dữ liệu nên số liệu được thống kê từ tháng 01
năm 2007 đến tháng 12 năm 2011.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
10
Tổng kết các khung lý thuyết cơ bản và các kênh truyền dẫn trực tiếp,
gián tiếp của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu. Đưa ra cái nhìn tổng
quan về các mô hình áp dụng và cách nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối
đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở một số quốc gia trên thế giới . Luận văn đã
đưa ra một số kiến nghị mang tính chất xây dựng cho Chính phủ Việt Nam về
tác động của tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu, các biện pháp nhằm ổn định tỷ
giá, kiềm chế lạm phát.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá

nhập khẩu ở Việt Nam thông qua nghiên cứu hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá
hối đoái. Luận văn sử dụng mô hình ECM, kiểm định nghiệm đơn vị (Unit
root test), kiểm định đồng liên kết Johansen, phân tích, tổng hợp, so sánh và
các phương pháp khác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá và tác động của tỷ giá
hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu.
Chương II: Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá
nhập khẩu ở Việt Nam
Chương III: Đo lường sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số
giá nhập khẩu ở Việt Nam và một số khuyến nghị.
11
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Có nhiều khái niệm về tỷ giá, mỗi khái niệm có một cách diễn đạt về tỷ
giá là khác nhau và trong chừng mực nhất định cách hiểu về nội dung tỷ giá là
chưa thật thống nhất. Tuy nhiên, từ các điểm chung nhất, được thừa nhận
rộng rãi ngày nay theo cơ chế kinh tế thị trường, tỷ giá được khái niệm như
sau: “ Exchange rate is the price of one currency in terms of another – Tỷ giá
là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. Tỷ giá
hối đoái được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối
Tỷ giá là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia.
1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái có nhiều yếu tố tác động đến tỷ
giá cụ thể là:

1.2.1 Tốc độ lạm phát trong nước và nước ngoài
Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến sự biến động của
tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của
hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá
biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước
nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với
đồng tiền nước còn lại.
1.2.2 Cán cân thanh toán quốc tế
12
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các
chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong
một thời kỳ nhất định.
1.2.3 Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước:
Trong thực tế, lãi suất thực giữa các quốc gia hiếm khi bằng nhau vì
yếu tố rủi ro hoặc tính thanh khoản tiền tệ hạn chế quá trình đầu tư quốc tế
hay những can thiệp của chính phủ làm hạn chế sự mở cửa tài khoản vốn.
1.2.4 Độ mở nền kinh tế
Độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra
thường xuyên, việc kinh doanh, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp, liên tục đến tỷ
giá hối đoái.
1.2.5 Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước
Sự can thiệp của nhà nước có thể làm tỷ giá hối đoái ổn định, song
cũng có thể làm tỷ giá đang ổn định bỗng trở thành bất ổn, Mặc dù sự can
thiệp ấy là vô cùng cần thiết song điều đó không đồng nghĩa với việc can
thiệp liên tục trên thị trường ngoại hối; giải pháp can thiệp khi cần thiết thực
tế cho đến nay vẫn luôn là biện pháp tốt nhất cho các nhà quản lý tỷ giá.
1.2.6 Yếu tố tâm lý
Thị trường rất khó có những dự báo đúng về xu hướng vận động của tỷ
giá. Sự mất phương hướng này tất yếu sẽ làm cho yếu tố tâm lý có trọng số

lớn hơn trong tác động làm biến động tỷ giá trên thị trường.
1.3 Các loại tỷ giá hối đoái cơ bản
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại đồng thời nhiều loại tỷ giá khác
nhau, trong quá trình theo dõi sự vận động của tỷ giá, tùy theo mục đích,
13
tiêu thức phân loại người ta đưa ra nhiều khái niệm về các loại tỷ giá hối
đoái như sau:
14
1.3.1 Phân theo đối tượng xác định
* Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Ngân hàng Trung Ương (NHTW)
công bố, nó phản ánh một cách chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội
tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số
hoạt động liên quan khác. Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
* Tỷ giá thị trường: Tỷ giá này do các ngân hàng thương mại hay các
tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do
ngân hàng trung ương công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến
kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của
người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán.
1.3.2 Phân loại theo kỹ thuật giao dịch
* Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu
trực tiếp trên thị trường ngoại hối được thỏa thuận ngày hôm nay.
* Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: là một tỷ giá được báo giá và trao đổi hôm
nay nhưng cho giao hàng và thanh toán vào một ngày trong tương lai cụ thể.
Tỷ giá kỳ hạn được hình thành dựa trên các thông số như: tỷ giá giao ngay,
mức lãi suất giữa hai đồng tiền, phí thực hiện hợp đồng…
1.3.3 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực
* Tỷ giá danh nghĩa song phương ( Bilateral nominal exchange rate –
NER) là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác
mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

* Tỷ giá danh nghĩa đa phương ( Nominal effective exchange rate –
NEER) phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng
tiền còn lại
15
NEER
i
= ∑ e
ij
w
j
( j chạy từ 1 đến n)
Trong đó: e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, w là tỷ trọng của
tỷ giá song phương, j là số thứ tự của các tỷ giá song phương, I là kỳ tính
toán. Tỷ trọng ngoại tệ được xác định trên cơ sỏ tỷ trọng thương mại với nước
ngoài. Thực chất, NEER không phải là tỷ giá mà là một chỉ số. NEER > 1, nội
tệ được xem là giảm giá, NEER< 1 nội tệ được xem là lên giá so với các đồng
tiền còn lại
* Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange rate - RER) là tỷ
giá thực danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa các nước
ngoài, do đó nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và
ngoại tệ
E
r
=
Trong đó: e
r
là tỷ giá thực; E là tỷ giá danh nghĩa, P
*
là mức giá cả ở
nước ngoài tính bằng ngoại tệ; P là mức giá cả ở trong nước tính bằng nội tệ

* Tỷ giá thực đa phương (Real effective exchange rate - REER) bằng tỷ
giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở
trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức
mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại.
Công thức tính: REER
i
= NEER
i
. CPI
i
w
/CPI
i
VN
CPI
i
w
là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của các đồng tiền trong rổ,
CPI
i
VN
là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, j là số thứ tự của các đồng tiền trong
rổ, i là kỳ tính toán
16
1.4 Các chế độ tỷ giá
Theo mức độ can thiệp của chính phủ thì có 3 chế độ tỷ giá đặc trưng
là: Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết và chế độ
tỷ giá cố định
1.4.1 Chế độ tỷ giá cố định
Là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy

trì một tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ hẹp đã được
định trước. Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán
ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhăm duy trì cố định tỷ giá trung tâm
và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã được định trước. Để
tiền hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn
nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
Với việc giữa tỷ giá cố định với một biên độ hẹp đã hạn chế sự biến
động của tỷ giá vì vậy không cần phải dự phòng cho rủi ro tỷ giá. Ngoài ra
Chính phủ và NHTW có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu cho thị trường
ngoại hối không phát triển và luôn tiềm ẩn những hạn chế và tình trạng mất
cân đối cung cầu. Tình trạng khan hiếm ngoại tệ rất phổ biến hạn chế sự phát
triển thương mại quốc tế và chi phí can thiệp và quản lý dự trữ ngoại hối rất
lớn.
1.4.2 Chế độ tỷ giá thả nổi
Là chế độ trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật
cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của
NHTW. Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là
không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu
trên thị trường ngoại hối. Chính phủ tham gia thị trường với tư cách là một
17
thành viên bình thường, nghĩa là chính phủ có thể mua vào hay bán ra một
đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không
nhằm can thiệp lên tỷ ía hay để cố định tỷ giá.
Chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định vì tỷ giá thả nổi
nhạy cảm với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của
các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp
méo các hoạt động kinh tế. Trong hệ thống tỷ giá thả nổi tự do, NHTW
không bị buộc phải liên tục duy trì tỷ giá trong biên độ đã định với những
chính sách can thiệp có thể tạo nên những tác động không thuận lợi đối với
một nền kinh tế nhằm kiểm soát tỷ giá, điều này sẽ giảm bớt áp lực về dự

trữ ngoại hối cho NHTW.
Chế độ tỷ giá thả nổi chỉ thích hợp với thị trườn ngoại hối phát triển
cao, tỷ giá phản ánh đúng cung cầu, nếu áp dụng với thị trường ngoại hối kém
phát triển, thông tin không đầy đủ thì đây cơ hội cho những kẻ đầu cơ thao
túng thị trường. Trong chế độ tỷ giá thả nổi thì các doanh nghiệp, cá nhân,
nhà nước luôn luôn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, một sự biến động lớn của tỷ
giá sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế.
1.4.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là sự kết hợp của chế độ tỷ giá thả nổi
với chế độ tỷ giá cố định, là sự kết hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường
với bàn tay hữu hình của chính phủ. Nó còn gọi là chế độ đa tỷ giá vì trong
nền kinh tế luôn tồn tại nhiều mức tỷ giá xung quanh tỷ giá chính thức do
NHTW công bố. Vì là sự kết hợp của hai chế độ tỷ giá cố định và thả nổi Do
có sự can thiệp của nhà nước không cho tỷ giá biến động quá lớn một cách
đột ngột nên giảm thiêu được thiệt hại cho nền kinh tế khi có biến động lớn ề
18
tỷ giá Trong chế độ tỷ giá này NHTW có thể can thiệp thông qua chính sách
tỷ giá bao gồm các công cụ trực tiếp và gián tiếp.
1.5. Chính sách tỷ giá hối đoái
1.5.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá
1.5.1.1. Khái niệm chính sách tỷ giá
Là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là NHTW)
thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ
thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác
động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính
sách kinh tế quốc gia.
1.5.1.2. Về mục tiêu ổn định giá cả:
Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ (tức tỷ giá tăng), làm
cho giá hàng hóa nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, máy
móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hóa

nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung nền kinh tế tăng, tức gây lạm
phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ
lạm phát càng cao. Điều này được thể hiện qua công thức:
P = α.P
D
+ (1 – α).E.P
*
M
α : là tỷ trọng hoàng hóa sản xuất trong nước
(1 – α) : là tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu
P
D
: là mức giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ
P
*
M
: là mức giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
E: là tỷ giá
P: là mức giá cả hàng hóa chung của nền kinh tế
19
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm), làm cho giá hàng hóa
nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát. Qua phân tích cho
thấy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm
đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm
chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ ( tức
làm cho tỷ giá giảm), muốn kích thích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử
dụng chính sách phá giá nội tệ (tức làm cho tỷ giá tăng); muốn duy trì giá cả
ổn định, NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng.
1.5.1.3. Về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ:
Khi các yếu tố khác là không đổi, thì với chính sách phá giá nội tệ sẽ

làm cho kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng
thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm. Điều này được biểu hiện qua
công thức tính thu nhập quốc dân:
Y = C + I + G + X – M
Phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng và nhập khẩu M giảm, do đó
tác dụng làm tăng trực tiếp thu nhập quốc dân Y. Phá giá nội tệ làm cho
những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập
khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập khẩu, từ đó
mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới. Tuy
nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công thì trong nền kinh tế phải có
sẵn các điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng xuất
khẩu, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, đồng thời để tránh vòng
xoáy của “ phá giá – lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải áp dụng một
chính sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp
trong thời gian đầu. Có như vậy, phá giá nội tệ mới làm cho các biên số thực
trong nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế. Ngược lại,
20
với các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá nội tệ, sẽ tác động làm giảm tăng
trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp.
1.5.1.4. Về mục tiêu cần bằng cán cân vãng lai:
Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái
thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Với chính sách tỷ giá định
giá cao nội tệ, sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu, kích thích nhập khẩu giúp
điều chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư về trạng thái cân bằng
thâm hụt.Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất
khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng.
1.5.2. Công cụ của chính sách tỷ giá
1.5.2.1. Phá giá tiền tệ:
Trong chế độ tỷ giá cố định, phá giá tiền tệ là việc chính phủ đánh tụt

giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ. Biểu hiện của phá giá tiền tệ là tỷ giá được
điều chỉnh tăng so với mức mà chính phủ cam kết duy trì. Tỷ giá tăng làm cho
nội tệ giảm giá, nên gọi là phá giá.
1.5.2.2. Nâng giá tiền tệ:
Trong chế độ tỷ giá cố định, nâng giá tiền tệ là việc chính phủ tăng giá
đồng nội tệ so với các ngoại tệ. Biểu hiện của phá giá tiền tệ là tỷ giá được
điều chỉnh giảm so với mức mà chính phủ cam kết duy trì. Tỷ giá giảm làm
cho nội tệ tăng giá, nên gọi là nâng giá
1.5.2.3. Hoạt động mua bán của Ngân hàng trung ương trên thị trường ngoại
hối:
Là việc Ngân hàng Trung ương tiến hành mua bán nội tệ với ngoại tệ
nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay tác động
21
làm cho tỷ giá biến động tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong
chế độ tỷ giá thả nổi hay thả nổi có điều tiết). Để tiến hành can thiệp, buộc
Ngân hàng Trung ương phải có một lượng dự trữ ngoại hối nhất định. Hơn
nữa, các hoạt động can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Trung ương tạo ra hiệu
ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay
thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy, đi kèm hoạt động
can thiệp trực tiếp, Ngân hàng Trung ương thường phải sử dụng thêm một
nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phẩn thiếu hụt
tiền tệ trong lưu thông.
1.5.2.4. Quy định hạn chế
Đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng
ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm
mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ,
hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.
1.5.2.5. Lãi suất tái chiết khấu:
Với các yếu tố khác không đổi, khi Ngân hàng Trung ương tăng mức
lãi suất tái chiết khấu, sẽ tác dụng làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi

suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ
lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều.
1.5.2.6. Thuế quan:
Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm
làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan
thấp sẽ có tác dụng ngược lại.
1.5.2.7. Hạn ngạch:
22
Hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó tác dụng lên tỷ
giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập
khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.
1.5.2.8. Giá cả:
Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt
hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá
xuất khẩu làm cho khối lượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho
nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu
thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả làm cho nội tệ giảm.
1.5.2.9. Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ:
Khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ
lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm
cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng; để kinh doanh có lãi buộc các NHTM
phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên
kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sở hữu ngoại
tệ phải bán đi lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
1.5.2.10. Quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
Ví dụ, ở Việt Nam theo quyết định số 02/2002/QĐ – NHNN, ngày
02/01/2002 về việc “điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của pháp
nhân tại tổ chức tín dụng như sau:
Tiền gửi không kỳ hạn tối đa là: 0,1%/năm
Tiền gửi có kỳ hạn đến 6 tháng tối đa là: 0,5%/năm

Tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng tối đa là: 1%/năm.
1.5.2.11. Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM :
Ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn
chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối.
1.6. Khái niệm và phương pháp tính chỉ số giá xuất/ nhập khẩu
1.6.1. Khái niệm
23
Nói chung, chỉ số giá xuất/ nhập khẩu là công cụ đo biến động giá cả
thị trường xuất/nhập khẩu trong quan hệ mậu dịch giữa các nước trên thế giới.
Chỉ số giá xuất/ nhập khẩu Việt nam là một trong 6 loại chỉ số giá được
nghiên cứu tổ chức thu thập, tính toán theo chỉ thị số 295-CT ngày
21/10/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Năm 1996, chỉ số giá xuất/ nhập khẩu đã được cải tiến và tính toán trên cơ sở
giá kỳ gốc và quyền số năm 1995. Đến nay, mặt hàng và cơ cấu hàng hoá
xuất/ nhập khẩu đã có nhiều thay đổi, vì vậy việc bổ sung mặt hàng điều tra,
chuyển đổi sang kỳ gốc và quyền số năm 2000 là rất cần thiết.
Chỉ số giá xuất/ nhập khẩu Việt Nam gốc 2000 là chỉ tiêu tương đối,
phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá xuất/ nhập khẩu hàng hoá
Việt nam qua thời kỳ trên cơ sở bảng giá gốc của rổ hàng hoá xuất/ nhập khẩu
và quyền số cố định về cơ cấu kim ngạch xuất/ nhập khẩu của nó năm 2000.
Giá xuất khẩu hàng hoá sử dụng cho tính chỉ số giá xuất khẩu là giá thị
trường xuất khẩu Việt nam thông qua các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với
nước ngoài tính theo tiền USD (Đô la Mỹ) với điều kiện giá giao hàng trên
boong tàu tại cảng Việt nam (FOB) phát sinh trong kỳ điều tra.
Giá nhập khẩu hàng hoá sử dụng cho tính chỉ số giá nhập khẩu là giá
thị trường nhập khẩu Việt nam thông qua các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp
với nước ngoài tính theo tiền USD (Đô la Mỹ) với điều kiện giá giao hàng tại
cảng Việt nam (CIF) phát sinh trong kỳ điều tra.
Các loại hàng hoá xuất/ nhập khẩu sau đây không thuộc vào phạm vi
tính chỉ số giá xuất/ nhập khẩu: Hàng phi mậu dịch; hàng tạm nhập tái xuất và

hàng chuyển khẩu; hàng mậu dịch biên giới; hàng vào-ra khu chế xuất đầu tư
nước ngoài trong nội địa lãnh thổ Việt nam; hàng triển lãm; hàng mẫu và một
số loại hàng hoá phi mậu dịch khác.
24
25
1.6.2. Phương pháp tính chỉ số giá xuất/nhập khẩu
1.6.2.1 Tính giá bình quân quý báo cáo của tỉnh/ thành phố
Giá xuất khẩu hoặc giá nhập khẩu bình quân quý cần tính là giá bình
quân các lần phát sinh trong quý báo cáo của mặt hàng đại diện lấy giá, tại
mỗi đơn vị điều tra của tỉnh/ thành phố. (? đây không tính giá bình quân phẩm
cấp cho nhóm mặt hàng cơ sở).
1.6.2.2 Tổng hợp biểu giá xuất/ nhập khẩu quý báo cáo của cả nước
Bảng giá xuất/ nhập khẩu quý của cả nước bao gồm giá xuất/ nhập
khẩu kỳ báo cáo của các mặt hàng đại diện lấy giá của 25 tỉnh/ thành phố.
Một nguyên tắc quan trọng cần được đảm bảo khi lập bảng giá kỳ báo
cáo của cả nước là: số lượng mặt hàng tính chỉ số giá giữa hai kỳ (kỳ báo cáo
và kỳ trước) không được thay đổi so với số mặt hàng đã quy định ở bảng giá
gốc năm 2000. Điều đó có nghĩa là các quí đều phải có đủ chỉ số 236 nhóm
mặt hàng cơ sở xuất khẩu và 372 nhóm mặt hàng cơ sở nhập khẩu để tính chỉ
số giá nhóm cấp trên của nhóm mặt hàng cơ sở theo các loại cấu trúc chỉ số đã
nêu ở trên. Do đó nhóm mặt hàng nào vắng mặt (không xuất hiện chỉ số kỳ
báo cáo so với kỳ trước), cần được ước tính theo phương pháp quy định.
Bảng giá xuất khẩu quý báo cáo cả nước có nội dung:

tỉnh+đơ
n vị ĐT

hàng (VCPC
7số)
Tên hàng, quy

cách phẩm chất,
nhãn hiệu, đóng
gói, nhà sản xuất
Nước
gửi
hàng
Đơn vị
tính giá
(USD/
)
Đơn giá
XK quý
báo cáo
(FOB)
1 2 3 4 5 6
(Bảng giá nhập khẩu quý báo cáo cả nước cũng có nội dung tương tự).
1.6.2.3 Tính chỉ số giá xuất /nhập khẩu

×