HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
Đề tài:
Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triển ( BIDV) và đưa ra giải pháp.
Nhóm thực hiện:Nhóm Cái Bang – thứ 3 ca 4
ST
T
Tên
Công việc
1 Đỗ Khánh Linh
Chữ C, L,\ S
2 Lê Thị Mai Linh
3 Lê Thị Thúy Hằng
Chữ A, E, M
4 Đặng Thị Mai
5 Cù Minh Hương
Hà Nội 10 - 2014
[Type text] Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu năm 2011, tình hình kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn: chỉ số giá tiêu
dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức
11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc
biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ
thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn
trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu
thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị
trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới
phục hồi chậm hơn dự báo.
Kinh tế suy thóai cũng ảnh hưởng nghiêm trọng và cũng có thể gây ra rủi ro đến các
họat động ngân hàngĐó là lý do dẫn đến việc các nhà quản lý ngân hàng càng trở nên
thận trọng hơn trong việc ra quyết định và các mô hình đánh giá chất lượng các Tổ
chức tín dụng (TCTD) được sử dụng như một thước đo đáng tin cậy.
Một trong những mô hình đánh giá TCTD phổ biến trên thế giới là CAMELS,
phát triển từ CAMEL trước đây. Đây là Hệ thống do Cục quản lý các TCTD Hoa Kỳ
NCUA (National Credit Union Aministration) xây dựng, đánh giá toàn diện Ngân
hàng thông qua độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản. Hệ thống CAMELS
ngay từ khi ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XX đã trở thành một công cụ hiệu quả để
tìm hiểu cơ hội hoặc rủi ro khi đầu tư vào các ngân hàng. Năm 1998, Việt Nam đã
công nhận CAMELS trong Quy chế xếp loại các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Các tiêu
chuẩn đánh giá được thể hiện cụ thể trong hệ thống Văn bản pháp luật Những quy
định trên của Nhà nước đã có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng vốn luôn
bị kiểm soát chặt chẽ. Sự thay đổi trong hoạt động của các ngân hàng có thể thấy rõ ở
một trong những ngân hàng luôn đi tiên phong trong việc thực hiện các quy định của
Nhà nước là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Trên cơ sở lý thuyết và xuất phát từ thực tiễn, nhóm trình bày chọn đề tài: "Sử
dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam"
[Type text] Page 2
!"#$% &'(()!*+,-!'(). /(#0!1
- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt
Nam 7
2 3456+78"	:!+/(; 2<=>=:&!(:#?@A6: BCD
Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng 10
Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu 10
1.2- Giá trị còn lại của tài sản cố định/ Vốn cấp 1 14
1.3- Đòn bẩy tài chính 15
1.4- Hệ số tạo vốn nội bộ 16
2.Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng 17
3. Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV 18
1.2 Chỉ tiêu nợ xấu/ tổng dư nợ 24
1.3 Chỉ số nợ không có khả năng thu hồi/ tổng dư nợ 26
1.4 Chỉ tiêu Trích lập dự phòng rủi ro/ nợ xấu 27
II.1Chất lượng danh mục đầu tư chứng khoán 27
2.2 Góp vốn đầu tư dài hạn 28
3. Chất lượng tài sản cố định và tài sản có khác 28
2 3456+7E-#; A6F#G<H::-@@(=I&@(@ @CJK
1. Ban lãnh đạo: 30
1.1. Hội đồng Quản trị: 30
1.2. Ban Kiểm soát: 31
1.3. Ban Điều hành: 31
2. Chiến lược kinh doanh: 32
2.1. Năm 2011: 33
2.2. Năm 2012: 33
2.3. Năm 2013: 34
3. Chính sách nhân sự: 34
3.1.Công tác tuyển dụng: 35
3.2. Công tác đào tạo: 36
3.3. Chế độ đãi ngộ: 36
3.4. Chế độ tiền lương: 37
3.5. Tổ chức đánh giá: 37
[Type text] Page 3
4. Kết quả kinh doanh: 37
2 3456&LM NFE-!#O!P<P:)!-Q()@-(CRK
1) Phân tích ROA 43
2) Phân tích ROE 47
3- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần – NIM 50
4- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần (N_NIM): 51
5- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần: 53
6. Kiểm soát chi phí: 55
7. Chính sách phân chia lợi nhuận: 59
1.2 Phân tích trạng thái thanh khoản ròng (NLP) 65
1.4 Giải pháp đề xuất 69
S2 3456+7 TUVB FT/!+W!)X!)I(.()$O-<QSQ@!4+!(B(IH:)N@()!NC1K
2- Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt động của mình, chiến lược
quản trị rủi ro của NHTM 71
1.1 Rủi ro lãi suất 71
1.2. Rủi ro giá chứng khóan 76
3. Rủi ro tỷ giá ( rủi ro ngọai hối) 78
3.1 Các hoạt động nội bảng của NHTM sẽ gây ra rủi ro tỷ giá nếu TSC và TSN
của một ngoại tệ nào đó không cân xứng với nhau 78
3.2 Trạng thái ngoại tệ 78
3.3 Lợi nhụân từ họat động kinh doanh ngọai hối 80
4.Giải pháp 81
TỔNG KẾT………………………… ………………………………………………86
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………87
[Type text] Page 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Cơ cấu vốn tự có của BIDV 2011 – 2013……………………………………15
Hình 2: Biểu đồ so sánh Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 3 ngân hàng BIDV,
Vietcombank, Vietinbank từ 2011-2013…………………………………….……… 16
Hình 3: Biểu đồ so sánh đòn bẩy tài chính của 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank,
Vietinbank từ 2011-2013…………………………………………………….……… 18
Hình 4: Hệ số tạo vốn của BIDV từ 2011 – 2013…………………………………….19
Hình 5: Biểu đồ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết đưa ra của ngân hàng BIDV từ
2011-2013…………………………………………………………………………… 20
Hình 6: Thị phần cho vay của các ngân hàng……………………………………… 23
Hình 7: Tổng dư nợ tín dụng và nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh………………… 27
Hình 8: Diễn biến nợ xấu của VCB, VTB và BIDV giai đoạn 2012 -2013……… 28
Hình 9: Mức trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng 2012 – quí 1/ 2014…… 29
Hình 10: Bảng lợi nhuận của BIDV giai đoạn 2011-2013………………………… 44
Hình 11: Cơ cấu thu nhập BIDV 2012 – 2013……………………………………… 45
Hình 12: Biến động lãi suất điều hành của NHNN 2011-2012…………………… 48
Hình 13: Biểu đồ tăng trưởng ROA của BIDV và ngành 2011 – 2013…………… 49
Hình 14: Biểu đồ tăng trưởng ROE của BIDV và ngành 2011 – 2013……………….52
Hình 15: So sánh khả năng thanh toán ngay của 4 ngân hàng BIDV, Vietinbank,
VPbank, Vietcombank từ 2011-2013…………………………………………………65
Hình 16: So sánh khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo bằng VND của 3 ngân hàng
BIDV, VPbank, Vietcombank từ 2011-2013…………………………………………66
Hình 17: Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) của ngân hàng BIDV từ 2011-2013….69
Hình 18:Dư nợ theo kỳ hạn và dư nợ trung bình của ngân hàng BIDV từ 2011-2013.71
Hình 19: Cơ cấu số dư tiền gửi và số dư tiền gửi trung bình của ngân hàng BIDV từ
2011-2013…………………………………………………………………………… 72
Hình 20:Diễn biến lãi suất thị trường từ năm 2011-2013 và sự ảnh hưởng đến thu nhập
lãi ròng…………………………………………………………………………….… 77
[Type text] Page 5
PHẦN A: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV
I. Giới thiệu chung:
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
- Tên gọi tắt: BIDV
- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247.
- Fax: 04. 2220.0399 Email:
II. Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số
177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 51 năm hình thành và
phát triển BIDV đã có những tên gọi khác nhau như: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
từ ngày 26/4/1957. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990. Từ 27/04/2012 đến nay
chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế
hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền
Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn
cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình –
là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát
triển của đất nước.
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua
các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và
phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao
động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân
chương Hồ Chí Minh.
[Type text] Page 6
III. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp
trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng
khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi
bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư
sân bay Quốc tế Long Thành…
Hiện nay, BIDV đã có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại
63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Hiện diện thương mại tại nước ngoài tại Lào,
Campuchia, Myanmar, Nga, Séc Với hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia
tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh – BIDV được coi là 1 trong những ngân
hàng hàng đầu Việt Nam.
IV. Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển và giá trị cốt lõi
- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại
Việt Nam.
- Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng
hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông;
tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp
và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động
phát triển cộng đồng.
- Chiến lược phát triển của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn
đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng
đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 3 khâu đột
phá chiến lược là:
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ,
quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng
đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
[Type text] Page 7
+ Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển
đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn
định và bền vững.
+ Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học
công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
- Giá trị cốt lõi:
+ Hướng đến khách hàng
+ Chuyên nghiệp sáng tạo
+ Đổi mới phát triển
+ Chất lượng tin cậy
+ Trách nhiệm xã hội
[Type text] Page 8
PHẦN B: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA BIDV THÔNG QUA MÔ HÌNH
CAMELS
Camels là phương pháp phân tích ngân hàng được xây dựng ở Mỹ từ những năm
1980 bởi Uy ban giám sát của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Ngày nay, phương pháp
này được coi là một phương pháp chuẩn và được công nhận rộng rãi trên thế giới đối
với việc phân tích tài chính trong ngành ngân hàng. Đây là một công cụ rất hữu ích
trong việc đưa ra các dự đoán liệu ngân hàng có lành mạnh hay không và nó cho phép
các nhà phân tích tài chính xác định giá trị của ngân hàng với mức độ tin cậy nhất.
Theo mô hình này, các nhà phân tích phải phân tích tài chính của ngân hàng
thương mại đối với cả các nhân tố định tính và định lượng. Camels là chữ viết tắt bằng
tiếng Anh của 6 nhân tố mà theo nhận định của cộng đồng ngân hàng thế giới, muốn
duy trì được tính lành mạnh và ổn định của một ngân hàng, cần phải có 6 yếu tố này.
Đó là:
• C (Capital Adequacy): vốn tự có của ngân hàng
• A (Asset quality): Chất lượng tài sản
• M (Management ability): Năng lực quản lý
• E (Earning Strength): Khả năng sinh lời
• L (Liquidity): Khả năng thanh khoản
• S (Sensitivity to Market risk): Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường
Ở Việt Nam hiện nay, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã đưa ra các quyết định về
việc đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng bằng phương pháp Camels, được thể hiện
thông qua Quyết định 493 ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
TCTD, Thông tư 13/2010/TT – NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động của TCTD.
I. Nhóm chỉ tiêu về xếp lọai vốn tự có ( C – Capital Adequacy)
Một ngân hàng thương mại cần phải có vốn nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho
khách hàng gửi tiền muốn rút ra và các chủ nợ, đảm bảo tuân thủ những quy định do
NHNN đặt ra và hơn nữa là nhằm đề phòng những tổn thất không mong đợi.
Vốn tự có ở đây được hiểu là số vốn của cổ đông sẵn sàng cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Mức độ vốn càng cao, nhà quản trị càng theo đuổi được những
mục tiêu kinh doanh có lợi nhuận dự kiến cao, ngược lại, mức độ vốn thấp, nhà quản
trị sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh.
[Type text] Page 9
Chức năng của vốn tự có
Thứ nhất, hấp thu những khoản thua lỗ lớn phát sinh không dự tính trước nhằm
củng cố lòng tin và tạo khả năng cho ngân hàng tiếp tục duy trì hoạt động.
Thứ hai, bảo vệ những người gửi tiền không có bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng
bị mất khả năng thanh toán và phá sản. Bảo vệ các quỹ bảo hiểm tiên gửi.
Thứ ba, để tài trợ cho các thiết bị và các đẩu tư thực tế cần thiết khác để ngân
hàng có thể hoạt động và nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Trong phần này, nhóm nghiên cứu đánh giá dựa trên các khía cạnh sau đây:
Các tỷ lệ đảm bảo an toàn về vốn, gồm:
• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
• Giá trị còn lại của tài sản cố định/Vốn cấp 1
• Đòn bẩy tài chính
• Hệ số tạo vốn nội bộ
Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng
Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu
Giải pháp đề xuất
1. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn về vốn
0 1.1- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho biết nguồn vốn của ngân hàng có ổn định không,
có đáp ứng được nhu cầu vay không. Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN có quy
định tỷ lệ CAR của ngân hàng phải đạt tối thiểu 9%.
CAR =
V ố n t ự có
T ổ ngt ài s ả n có r ủi roc h uy ể nđ ổ i
Trong đó: Vốn tự có = Vốn cấp 1+ Vốn cấp 2
• Vốn cấp 1 (vốn cơ sở): gồm vốn cổ đông đã góp, thặng dư vốn cổ phần, dự
trữ công khai trừ đi lợi thế thương mại, khoản lỗ kinh doanh, các khoản góp vốn, mua
cổ phần của tổ chức tín dụng khác và của công ty con. Vốn này được xem là sức mạnh
và tiềm lực thực sự của ngân hàng.
• Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): giá trị tăng thêm của tài sản cố định, tài sản tài
chính được định giá lại, dự trữ không công khai, dự phòng chung hay dự phòng tổn
thất nợ, các khoản nợ thứ cấp, các công cụ vốn nợ khác (chứng chỉ đầu tư, trái phiếu
chuyển đổi, cổ phiếu ưu tiên ).
Tổng tài sản “Có” rủi ro = tài sản chịu rủi ro nội bảng + tài sản chịu rủi ro ngoại
bảng.
- Tài sản chịu rủi ro nội bảng gồm
Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0%:
Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20%
[Type text] Page 10
Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100%
• Tài sản chịu rủi ro ngoại bảng gồm:
Nhóm các hợp đồng bảo lãnh và cam kết
Nhóm các nghiệp vụ phái sinh
Dựa trên BCTC của BIDV năm 2011, 2012, 2013, ta có bảng tính vốn tự có
cấp 1 và cấp 2 như sau:
Bảng 1: Vốn tự có cấp 1 của ngân hàng BIDV từ 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
Thành phần vốn cấp 1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Vốn điều lệ 15.061.920 23.011.705 28.112.026
2. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 687.314 140.000 127.518
3. Quỹ đầu tư - - -
4. Lợi nhuận không chia 1.081.761 2.032.234 3.575.699
5. Thăng dư vốn cổ phần - 29.995 29.996
6. Các khoản giảm trừ - - -
a. Lợi thế thương mại - - -
b. Khoản lỗ kinh doanh - - -
c. Các khoản góp vốn, mua cổ
phần công ty con
401.513 3.950.315 3.851.763
d. Các khoản góp vốn, mua cổ
phần của TCTD khác
2.494.479 2.700.782 2.606.494
Vốn cấp 1 13.935.003 18.562.837 25.386.982
Từ bảng số liệu trên có thấy thấy sự tăng trưởng mạnh trong vốn tự có của
BIDV:
Vốn tự có cấp 1: năm 2012 tăng 33,21 % so với năm 2011 và đến năm 2013 là
82,18%, trong thành phần vốn cấp 1, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng cao nhất bởi đây là
nguồn vốn cơ bản mà mỗi ngân hàng đều phải có. Sự thay đổi của vốn cấp 1 phần lớn
là do sự tăng lên từ vốn điều lệ. Ý thức được tầm quan trọng của vốn điều lệ trong
quản trị rủi ro và khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, từ năm 2011tới nay,
BIDV liên tục thực hiện tăng vốn điều lệ: từ 2011 đến 2012 tăng 53%, từ 2012 đến
2013 tăng 21,7%, đạt được mức 28.012.026 triệu đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận chưa
phân phối tăng lên: năm 2013 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2011, đạt hơn 3.575 tỷ
cũng làm tăng VTC cấp 1 của BIDV. Ngoài ra phải kể đến việc tăng thặng dư vốn cổ
phần do trong năm 2012 BIDV bắt đầu thực hiện cổ phần hóa.
[Type text] Page 11
Bảng : Vốn tự có cấp 2 của ngân hàng BIDV từ 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
Thành phần vốn cấp 2 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. 50% số dư có tài sản đánh giá lại
TSCĐ
- - -
2. 40% số dư có tài sản đánh giá lại
TSTC
- - -
3. Quỹ dự phòng tài chính 1.242.573 280.000 249.061
4. Công cụ nợ kỳ hạn trên 5 năm 4.608.269 4.552.641 7.702.422
Vốn cấp 2 5.850.842 4.832.641 7.951.483
Về vốn tự có cấp 2, trong năm 2012 vốn tự có giảm 1018 tỷ so với năm 2011 do
sự giảm đi từ quỹ dự phòng tài chính, tuy nhiên thì sang năm 2013, vốn tự có của
BIDV đã tăng hơn 3.118 tỷ đồng nhờ có sự tăng mạnh của các công cụ nợ kỳ hạn trên
5 năm.
Về cơ cấu vốn:
Hình 1: Cơ cấu vốn tự có của BIDV từ 2011-2013
Đơn vị: %
Vốn cấp 1 là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của
một ngân hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn tin cậy nhất trong trường hợp xảy ra
rủi ro ngoài dự kiến, bởi vậy nguồn vốn này luôn phải lớn hơn phần vốn tự có cấp 2
(chiếm hơn 50% nguồn vốn tự có). Có thể thấy trong 3 năm gần đây BIDV luôn duy
trì tỷ lệ vốn cấp 1 theo quy định (gấp 2-3 lần vốn tự có cấp 2) và tỷ trọng này có xu
hướng tăng lên (mức tăng 5,7% từ 2011 đến 2013) thể hiện tiềm lực tài chính, quy mô
ngân hàng luôn tăng đếu qua các năm.
[Type text] Page 12
Bảng: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng BIDV từ 2011-2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiêu
chuẩn
Vốn tự có Tr.đồng 19.785.845 23.395.478 33.338.465
Tổng tài sản “Có”
rủi ro
Tr.đồng 178.733.920 242.440.186 325.889.198
Tỷ lệ vốn cấp 1 % 7,23 7,66 7,8 ≥4
Hệ số an toàn vốn
tối thiểu (CAR)
% 11,07 9,65 10,23 ≥9
Từ số liệu trên, ta thấy cả 3 năm: hệ số an toàn CAR đều lớn hơn 9%, đảm bảo
quy định của NHNN trong thông tư 13/2010 về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hệ số này có 1 vài biến động, từ năm 2011 đến năm
2012 hệ số giảm 1,42%, từ 2012 đến 2013 lại tăng 0,58% cho thấy hệ số chưa ổn định
và nhìn chung có xu hướng giảm chứng tỏ BIDV chưa đạt được hiệu quả trong việc
duy trì nguồn vốn ổn định để đảm bảo nhu cầu cho vay, nguyên nhân do giai đoạn đầu
(2011-2012) tốc độ tăng vốn tự có (18,2%) cao hơn tốc độ tăng Tổng tài sản “Có” rủi
ro (35,6%), và giai đoạn sau 2012-2013) tốc độ tăng vốn tự có (42,4%) lại cao hơn tốc
độ tăng Tổng tài sản “Có” rủi ro (34,4%) .
-> Thể hiện sự thận trọng trong chính sách quản lý cơ cấu vốn của BIDV khi
giảm bớt tài sản “Có” rủi ro, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn cũng như tăng
Quy mô và vị thế của BIDV trong ngành Ngân hàng đã tăng lên.
Ngoài ra tỷ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng trong 3 năm đều nằm trong giới hạn cho
phep lớn hơn 4% và ổn định qua các năm thể hiện nỗ lực của ngân hàng nhằm hạn chế
sự biến động của các tài sản có rủi ro.
Để hiểu rõ hơn về chỉ tiêu Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của BIDV, chúng ta cùng
đi phân tích biểu đồ sau:
Hình 2: So sánh Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank,
Vietinbank từ 2011-2013
Đơn vị: %
[Type text] Page 13
Từ biểu đồ trên có thể thấy, nếu so sánh với các ngân hàng cùng ở “top” trên
như Vietcombank hay Vietinbank thì Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của BIDV
cũng chỉ ở múc trung bình, luôn thấp hơn Vietcombank- ngân hàng có số vốn tự có
nhỏ hơn BIDV. Đặc biệt vào năm 2013 chỉ số này thấp hơn cả 2 ngân hàng với mức
chênh lệch khoảng 3%, thể hiện BIDV đang duy trì tỷ lệ tái sản “có” rủi ro ở mức cao
khiến chỉ tiêu CAR của ngân hàng có tăng nhưng không thể theo kịp các ngân hàng
khác mặc dù quy mô vốn tự có đã tăng, đây là 1 dấu hiệu không khả quan cho BIDV.
1.2- Giá trị còn lại của tài sản cố định/ Vốn cấp 1
Chỉ tiêu này thể hiện ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm vốn tự có của
mình đầu tư vào tài sản cố định. Theo Nghị định 57/2012/ NĐ – CP thì TCTD được sử
dụng không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư xây
dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động. Như vậy, chỉ tiêu này
không vượt quá 50% thì mới đảm bảo an toàn và đảm bảo quy định của pháp luật.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị còn lại của TSCĐ tr.đồng 3.640.938 4.228.999 5.201.097
Vốn cấp 1 tr.đồng 13.935.003 18.562.837 25.386.982
Giá trị còn lại của
TSCĐ/ Vốn cấp 1
% 26,13% 22,78% 20,48%
Từ bảng trên có thể thấy tỷ lệ này là đảm bảo an toàn theo quy định chính phủ
đối với 1 TCTD.
Tỷ lệ này giảm từ năm 2011 đến năm 2013 (mức giảm 5,65%) do sự tăng lên
của TSCĐ thấp hơn so với sự tăng lên của vốn cấp 1 nhưng như đã trình bày ở trên thì
lợi nhuận chưa phân phối của BIDV vẫn có xu hướng tăng. Điều này thể hiện BIDV
đã đầu tư hiệu quả nguồn vốn tự có của mình vào TSCĐ và đảm bảo được an toàn vốn.
[Type text] Page 14
1.3- Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là sự tương quan giữa tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu,
việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như mong
muốn, nó phụ thuộc vào kết cấu tài sản của ngân hàng, đồng thời hệ số này cũng nói
lên tính chủ động hay không về mặt tài chính của một ngân hàng. Mức tiêu chuản
trung bình của chỉ tiêu này là 12,5 lần.
Đòn bẩy tài chính =
t ổ ng n ợ p hả i trả
v ố n c hủ s ở hữ u
Bảng: Đòn bẩy tài chính của BIDV từ 2011-2013
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
Tổng nợ phải trả TỶ đ 381.158,04 458.081,13 516.093,52
Vốn chủ sở hữu Tỷ đ 24.390,46 26.494,45 32.039,98
Đòn bẩy tài chính Lần 15,63 17,29 16,11
Nguồn: BCTC năm 2011,2012,2013
Đối với hệ số đòn bẩy tài chính, BIDV đã duy trì ở mức độ có thể chấp nhận
được so với mức độ cho phép (12.5 lần). Nhìn chung có xu hướng tăng từ năm 2011
đến năm 2013. Năm 2012 hệ số này tăng10,6% so với năm 2011 do nợ phải trả năm
2012 tăng 20,18% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 8,63 %. Tuy nhiên bước sang
năm 2013, hệ số này giảm 6,82% so với năm 2012 do tốc độ tăng của nợ phải trả là
12,66% thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 20,93%.
Có thể thấy BIDV đã tận dụng được đòn bẩy tài chính, việc huy động vốn vay
đáp ứng nhu cầu của BIDV có hiệu quả, nhà quản trị BIDV tăng sử dụng nguồn vốn đi
vay, giảm sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, với mức độ đòn bẩy tài chính như hiện
tại ngân hàng vẫn cần có sự theo sát, đảm bảo duy trì ở mức độ cho phép để làm giảm
gánh nặng trả lãi cũng như rủi ro phá sản cho các cổ đông.
Hình 3: Biểu đồ so sánh đòn bẩy tài chính của 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank,
Vietinbank từ 2011-2013
Đơn vị: lần
[Type text] Page 15
Đạt trong mối quan hệ với các ngân hàng khác dễ nhận thấy là hệ số đòn bẩy
của BIDV khá cao, vượt xa Vietcombank, Vietinbank và luôn vượt mức trung bình
12,5 lần. Trong khi xu hướng của 2 ngân hàng trên là giảm dần hệ số đòn bẩy tài chính
để giảm bớt chi phí đầu vào thì BIDV lại chủ trương tối đa hóa lợi nhuận, tìm kiếm
nguồn vốn bằng cách tăng các khoản nợ và cũng làm tăng thêm chi phí, rủi ro cho hoạt
động của ngân hàng. Để ngân hàng có thể hoạt động 1 cách an toàn hơn thì nhà quản
lý BIDV cần phải tăng thêm nguồn vốn tự có, đặc biệt là vốn cấp 2 để giảm bớt áp lực
trả nợ trong tương lai.
1.4- Hệ số tạo vốn nội bộ
Hệ số tạo vốn nội bộ (Internal Capital Generation- ICG) cho biết khả năng tăng
vốn tự có của ngân hàng từ lợi nhuận để lại. Hệ số này càng lớn càng tốt. Mức tiêu
chuẩn của chỉ tiêu này là trên 12%.
Hệ số tạo vốn nội bộ =IGC
Hình 4: Biểu đồ hệ số tạo vốn nội bộ của ngân hàng BIDV từ 2011-2013
Một điều dễ nhận thấy là sự tăng nhanh của hệ số tạo vốn nôi bộ của BIDV
[Type text] Page 16
trong 3 năm với mức tăng gấp đôi so với 2011(tăng 7.62%), nguyên nhân chủ yếu bởi
tốc độ tăng nhanh của phần lợi nhuận không chia (tăng 2,8 lần) vượt xa tốc độ tăng
vốn tự có cấp 1 (tăng 78%), chính điều này đã giúp IGC của BIDV vượt mức chỉ tiêu
12% đặt ra vào năm 2013. Cho thấy việc kinh doanh của ngân hàng rất có hiệu quả,
nguồn vốn dùng để tái đầu tư luôn tăng dần qua các năm, từ đó làm tăng nguồn vốn
chủ sở hữu, tăng quy mô và vị thể tài chình của ngân hàng trên thị trường. Đây là 1
thành tích đãng ghi nhận trong công tác quản lý, kinh doanh của ngân hàng BIDV thời
gian vừa qua.
2. Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng sử dụng thực hiện các công
cụ tài chính liên quan đến các khoản mục ngoài BCĐKT hợp nhất. Các công cụ tài
chính này chủ yếu bao gồm các cam kết bảo lãnh và thư tín dụng. Các công cụ này
cũng tạo ra những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng ngoài các rủi ro tín dụng đã được ghi
nhận nội bảng.
Rủi ro tín dụng của các công cụ tài chính ngoại bảng là khả năng Ngân hàng phải trả
thay do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết.
Bảng: Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết đưa ra của ngân hàng BIDV từ 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 66.814.658 64.461.305 75.849.974
Bảo lãnh vay vốn 286.069 310.412 524.975
Cam kết trong nghiệp vụ L/C 24.291.365 19.705.943 21.852.436
Bảo lãnh khác 42.237.224 44.444.950 53.472.563
2. Các cam kết đưa ra 12.651.070 14.981.369 8.826.053
Tổng 79.465.728 79.442.674 84.676.027
Để khái quát sự biến động của các chỉ tiêu trên, ta có biểu đồ sau đây:
Hình 5 : Biểu đồ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết đưa ra của ngân hàng BIDV
từ 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
[Type text] Page 17
Nhìn chung, chỉ tiêu Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết của BIDV có xu
hướng tăng trong 3 năm với mức tăng 6,6%, do khoản mục Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn đã
tăng mạnh trong khi Các cam kết đưa ra lại giảm, cụ thể:
Năm 2012, các khoản công nợ tiềm ẩn giảm so với năm 2011 (66.614.658 triệu
xuống còn 64.461.305 triệu- mức giảm 3,5%) chủ yếu do cam kết trong nghiệp vụ LC
giảm mạnh (18,87%). Bước sang năm 2013, khoản công nợ tiềm ẩn tăng mạnh
(17,67% so với năm 2012) do sự tăng lên cả trong nghiệp vụ bảo lãnh và LC. Việc
tăng các nghĩa vụ nợ tuy có thể là tăng lợi nhuận cho BIDV nhưng đi kèm đó là rủi ro
của ngân hàng cũng gia tăng theo.
Các cam kết đưa ra cũng không ổn định khi tăng vào năm 2012 và giảm mạnh
vào năm 2013. Năm 2012 là 14.981.369 triệu đồng, tăng 2.330.299 triệu đồng so với
năm 2011, về tương đối tăng 18,42% . Đến năm 2013, các cam kết đưa ra giảm còn
8.826.053 triệu đồng, mức giảm 41% so với 2012. Việc giảm các cam kết đưa ra cũng
làm tăng rủi ro tiềm ẩn cho BIDV.
3. Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV
Để đánh giá về xu hướng thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV, ta có bảng
tổng hợp về các chỉ tiêu trong Vốn chủ sở hữu của BIDV qua các năm như sau:
Bảng: Các chỉ tiêu thuộc Vốn chủ sở hữu của BIDV từ 2011-2013
Đvt: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
1. Vốn 15.061.920 23.041.700 28.142.022
a. Vốn điều lệ 15.061.920 23.011.705 28.112.026
c. Thặng dư vốn cổ phần - 29.995 29996
[Type text] Page 18
2. Các quỹ 7.944,33 375,85 379,68
3. Lợi nhuận chưa phân phối 1.081.761 2.032.234 3.575.699
Tổng vốn chủ sở hữu 16.151.625,33 25.074.309,85 31.718.100,68
Nguồn: BCĐKT hợp nhất BIDV 2011-2013
Từ bảng thống kê trên, ta có thể thấy tổng vốn chủ sở hữu của BIDV đều tăng
qua các năm. Năm 2012 tăng 55,24% so với năm 2011 do năm 2012 BIDV bắt đầu
thực hiện cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu , năm 2013 tăng 26,49% so với năm
2012. Tốc độ tăng của vốn chủ qua các năm cho thấy BIDV đang ngày chủ động hơn
về mặt tài chính. Trong các chỉ tiêu của VCSH, chỉ tiêu vốn điều lệ tăng mạnh nhất, từ
15 061 920 triệu VND năm 2011 lên đến 28 142 022 triệu VND vào năm 2013 dưới
hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng từ lơi nhuận để lại, quỹ
dự phòng bổ sung vốn điều lệ. Với cơ chế như vậy BIDV vẫn đảm bảo chi trả cố tức
cho cổ đông mà vẫn duy trì cơ cấu vốn an toàn, tăng cường sức chịu đựng rủi ro hoạt
động cho ngân hàng.
Như vậy, trong 3 năm 2011-2013, cơ cấu vốn của BIDV khá an toàn,
vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, đòn bẩy tài chính cũng khá cao nhưng vẫn ở mức có
thể chấp nhận, liên tục tăng quy mô vốn đồng thời chất lượng được nâng cao, tích cực
đổi mới áp dụng các quy trình, phương pháp quản trị rủi ro, trong thời gian qua, cũng
như thời gian tới, tuy chưa đáp ứng được với tiêu chuẩn thế giới, song khả năng tự cân
đối nguồn vốn, đáp ứng các món vay cũng như khả năng thiết lập dự phòng cho rủi ro
hoạt động ngày càng mở rộng
4. Giải pháp đề xuất:
Từ những đánh giả trên về Chỉ tiêu vốn tự có của ngân hàng BIDV, nhóm có
đưa ra 1 số đề xuất sau:
- Quản lý các hoạt động kinh doanh 1 cách có hiệu quả để có thể gia tăng lợi
nhuận giữ lại của ngân hàng, từ đó làm tăng quy mô nguồn vốn, tăng lợi thế cạnh tranh
chi BIDV.
- Kiểm soát các khoản vay từ dân cư và nền kinh tế một cách chặt chẽ và sử
dụng một cách có hiệu quả để tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản, mất tự chủ
tài chính.
- Cùng với việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu, BIDV nên chú trọng đầu tư vào
TSCĐ, mua những máy móc thiết bị hiện đại hơn vì TSCĐ là rất cần thiết trong mọi
hoạt động và thể hiện hình ảnh của ngân hàng.
[Type text] Page 19
- Bộ phận quản trị rủi ro của BIDV cũng cần chú trọng kiểm soát không chỉ
rủi ro trong hoạt động nội bảng mà còn ở cả hoạt động ngoại bảng, do quy mô vốn
tăng cao, ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh thì đồng thời làm tăng rủi ro
cho ngân hàng nên càng cần quản trị một cách chặt chẽ và hợp lý.
II. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản A ( Asset Quality)
Tài sản của một NHTM thể hiên quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có tính quyết
định sự tồn tại và phát triển của NH đó. Hơn nữa, phần lớn rủi ro trong hoạt động NH
đều tập trung ở phía tài sản nên vấn đề nâng cao chất lượng và quản lý tốt tài sản là
yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.
Tài sản của ngân hàng có thể chia thành 2 loại: tài sản sinh lời (chiếm phần chủ
yếu) và tài sản không sinh lời. Tài sản sinh lời là những tài sản đem lại thu nhập chính
cho ngân hàng cũng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro, gồm có các khoản mục chính
như các khoản cho vay, chứng khoán đầu tư hay góp vốn liên doanh. Trong đó các
khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 60% tổng tài sản. Bên cạnh đó, các tài
sản khác như ngân quỹ, vàng hay tài sản cố định không mang lại lợi nhuận nhưng có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động và tính thanh khoản của một ngân hàng.
BIDV là một trong những ngân hàng hàng đầu cả về quy mô tài sản cũng như kết
quả kinh doanh. BIDV đã và đang càng khẳng định mình trong việc cung cấp các sản
phầm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, năng lực tài chính của hệ thống không ngừng
được tăng cường, đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững.
Hình 6: Thị phần cho vay của các ngân hàng
[Type text] Page 20
BIDV thực hiện điều hành tăng trưởng tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, dòng vốn
tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên (cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn,
cho vay DN nhỏ và vừa, tài trợ xuất khẩu, cho vay DN ứng dụng công nghệ cao), chủ
động triển khai các gói tín dụng nhằm hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn trong sản
xuất - kinh doanh cho DN. Thị phần cho vay của BIDV chiếm 10,1%, đứng thứ 3
trong tổng số các ngân hàng (chỉ sau Agribank và Vietinbank). Năm 2013, khối lượng
cho vay khách hàng của ngân hàng đạt 391.035 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong toàn hệ
thống ngân hàng về số tuyệt đối.
Bảng 1: So sánh ngang đơn vị :%
Năm
Tài khoản
2011 2012 2013 2014
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
100 90,81 106.45 120,62
Tiền gửi tại ngân hàng nhà
nước Việt Nam 100 226,25 177,27 72,13
Tiền gửi tại các TCTD khác
và cho vay các TCTD khác 100 94,33 82,76 100,94
Chứng khoán kinh doanh 100 394,89 149,88 658,86
Chứng khoán kinh doanh 100 335,33 126,00 544,74
Dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh 100 57,19 14,5 11,81
Các công cụ tài chính phái sinh
và khoản nợ tài chính khác 100 0 1212.31 721,39
Cho vay khách hàng 100 115,94 133,61 135,97
Cho vay khách hàng 100 115,65 133,03 135,50
[Type text] Page 21
Dự phòng rủi ro cho vay khách
hàng 100 100,97 104,91 122,29
Chứng khoán đầu tư 100 154,54 214,85 232,53
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để
bán 100 156.08 185,50 196,50
Chứng khoán đầu tư giữ đến
ngày đáo hạn 100 101,35 746,16 890,00
Dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư 100 85,23 69,91 65,90
Góp vốn, đầu tư dài hạn 100 104,76 119.48 121,11
Đầu tư vào công ty con 0 0 0 0
Đầu tư vào công ty liên doanh 100 107.04 109,49 111,34
Đầu tư dài hạn khác 100 102,67 92,27 91,37
Dự phòng giảm giá đầu tư dài
hạn 100 120,76 109,68 109,68
Tài sản cổ định 100 116,15 142,85 141,28
Tài sản cố định hữu hình 100 116,31 177,34 174,22
Tài sản cố định thuê tài chính 100 68,44 55,62 54,42
Tài sản cố định vô hình 100 128,19 134,34 134,31
Giá trị ròng tài sản đầu tư 0 0 0 0
Tài sản Có khác 100 170,68 214,86 245,84
TỔNG TÀI SẢN 100 119,48 135,15 141,04
Bảng 2: Tỷ trọng các khoản mục trên tổng tài sản. Đơn vị:
%
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý. 0,89 0,68 0,70 0,82
Tiền gửi tại NHNN 1,78 3,38 2,34 1,29
Tiền, vàng gửi tại và cho vay TCTD 14,19 11,20 8,69 9,86
Chứng khoán kinh doanh 0,26 0,85 0,28 1,67
Cho vay khách hàng 80,00 68,90 70,19 67,34
Chứng khoán đầu tư 7,81 10,10 12,41 13,38
Góp vốn, đầu tư dài hạn 0,91 0,79 0,80 0,78
Tài sản cố định 0,90 0,87 0,95 0,88
Tài sản có khác 2,26 3,22 3,59 3,96
TỔNG TS 100 100 100 100
Nhìn chung trong tổng tài sản, khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn
nhất, năm 2011 chiếm tới 80%. Điều này thể hiện, cho vay là hoạt động kinh doanh
chủ yếu của ngân hàng. Tuy tỷ trọng có dao động và giảm nhẹ xuất phát từ nguyên
nhân tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng bị giảm xuống do ngân hàng thắt chặt cho
[Type text] Page 22
vay nhưng quy mô thì tăng dần qua các năm. Về mặt số tuyệt đối, năm 2014 khoản
mục này tăng 35,79% nhưng về mặt số tương đối thì tỷ trọng cho vay khách hàng trên
tổng tài sản có xu hướng giảm, cuối năm 2013 chiếm 70,19% và đầu năm 2014 chiếm
67,34%. Khoản mục này gia tăng do ngân hàng có những chính sách tín dụng đúng
đắn để thu hút khách hàng, thúc đầy tăng trưởng tín dụng, ngoài ra việc gia tăng này
còn do ngân hàng đã trích lập khoản dự phòng rủi ro cho vay khách hàng lớn hơn cũng
góp phần làm tăng khoản mục cho vay. Bên cạnh việc giảm tỷ trọng cho vay khách
hàng thì khoản mục chứng khoán đầu tư có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm, đến năm
2014 tăng gấp 232,53% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng gần gấp đôi qua hơn 3 năm
( từ 7,81% lên 13,38%). Nguyên nhân có thể do thị trường cho vay găp khó khăn và
rủi ro lớn, nên BIDV chuyển sang đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm đa dạng
hóa danh mục tài sản, giảm thiểu rủi ro. Có thể thấy, trong chứng khoán đầu tư thì chủ
yếu là chứng khoán đầu từ sắn sàng để bán chiếm đa số (hơn 80%) nhằm đảm bảo tính
thanh khoản cần thiết cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tỉ trọng các khoản mục tài sản
không sinh lời như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD giảm đáng kể trong tổng
tài sản của ngân hàng. Điều này cho thấy, ngân hàng đang có xu hướng chuyển dần từ
việc nắm giữ ngân quỹ sang việc nắm giữ các chứng khoán, vừa tạo khả năng sinh lời,
vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Tỉ trọng các khoản mục tài sản cố
định và tài sản có khác cũng tăng nhẹ qua các năm.
1. Chất lượng danh mục cho vay
1.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn/ tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng và khả năng sử dụng vốn của một ngân
hàng và là một chỉ tiêu hết sức quan trọng.
Công thức tính: Nợ quá hạn/Tổng dư nợ =
N ợ cầ nc h ú ý+ N ợ d ư ớ i tiê u ch u ẩ n+ N ợ ng hi ng ờ + N ợ c ók hả n ă ng m ấ t v ố n
T ổ ng d ư nợ
Tỷ trọng các danh mục nợ của BIDV (Đơn vị : %)
2011 2012 2013 2014
Nợ đủ tiêu chuẩn
95,43 87,11 90,84 91,66
Nợ cần chú ý 4,17 9,99 6,79 6,22
[Type text] Page 23
Nợ dưới tiêu chuẩn
0,25 1,85 1,06 0,47
Nợ nghi ngờ 0,02 0,26 0,18 0,19
Nợ có khả năng mất vốn
0,56 0,79 1,13 1,46
Tổng 100 100 100 100
Nhìn vào bảng tỷ trọng các danh mục nợ của BIDV từ năm 2011 đến năm 2014 ta
thấy cơ cấu các loại nợ đang biến động theo chiều hướng tính cực. Tỷ lệ nợ quá hạn/
tổng dư nợ đang có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 12,89% năm 2011 xuống
9,16% vào năm 2013 và đến giữa năm 2014 giảm xuống còn 8,34%. Bên cạnh đó,
tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm, từ 274.000 tỷ đồng lên 391.000 tỷ đồng ( tăng
42,7%).
Năm 2011 có 03 ngành nghề có nợ quá hạn trên 1.000 tỷ đồng bao gồm: Xây dựng
công trình (số quá hạn 1.099 tỷ đồng/34.557 tỷ đồng), Thương mại kinh doanh sắt
thép, phôi thép (số quá hạn 1.039 tỷ đồng/8.034 tỷ đồng), sản xuất thép (số quá hạn
1.007 tỷ đồng/6.873 tỷ đồng). Nguyên nhân là do xu hướng biến động dư nợ ngành
trong năm 2011 tăng nhanh chẳng hạn như xây dựng tăng gần 4.900 tỉ đồng, thương
mại công nghiệp nặng (tính cả sắt thép) tăng 4.098 tỉ đồng so với mức tăng 1.837 tỉ
đồng của chế biến thủy sản hay hơn 800 tỉ đồng của chế biến gỗ.
Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo thời thạn ta có thê thấy được nợ ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao nhất (55%), tiếp đến là nợ dài hạn (31%) và trung hạn chiếm tỷ trọng thấp
nhất. Cơ cấu các khoản cho vay khách hàng theo kỳ hạn đến cuối năm 2013 của ngân
hàng đã có sự dịch chuyển nhẹ từ cho vay dài hạn sang cho vay ngắn hạn và trung hạn.
Năm 2011, nợ ngắn hạn chiếm 55% trong khi nợ dài hạn là 33%. Sự dịch chuyển này
góp phần làm giảm rủi ro cho ngân hàng vì các khoản vay dài hạn có rủi ro cao hơn
khoản vay ngắn hạn.
1.2 Chỉ tiêu nợ xấu/ tổng dư nợ
Năm 2011 dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 20%, đạt trên 274.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ
xấu là 2,57% vào khoảng 7.041 tỷ đồng
Tính đến hết năm 2012, tổng tài sản đạt 492.201 tỷ đồng, tăng 19,3% so với đầu
năm. Đây cũng là năm ghi nhận mức tăng tuyệt đối của tổng tài sản cao nhất trong 3
[Type text] Page 24
năm trở lại, trong bối cảnh tổng tài sản toàn ngành giảm 0,88%.Quy mô dư nợ tín dụng
năm 2012 của BIDV đạt 321.958 tỷ, tăng trưởng 16,5% (trong khi toàn ngành chỉ tăng
8,91%), nợ xấu ở mức 2,77% so với tổng dư nợ, tương đương 8.980 tỷ đồng Thị phần
tín dụng của BIDV tăng từ 11% năm 2011 lên 11,8% năm 2012. Tỷ trọng dư nợ trung
dài hạn/tổng dư nợ là 39,08%; tỷ lệ dư nợ ngoại tệ/tổng dư nợ là 15,61%; tỷ trọng dư
nợ bán lẻ/tổng dư nợ là 15,25%. Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2012 là 2,7%, tỷ lệ nợ nhóm 2
đạt 9,93.
Hình 7: Tổng dư nợ tín dụng và nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh
Như vậy có thể thấy trong năm 2012 có sự tăng trưởng nợ tín dụng so với năm
trước 16,5%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do BIDV đã 9 lần đi đầu giảm
lãi suất cho vay, đặc biệt trong nửa cuối năm 2012 đã giảm 98,3% dư nợ các khoản
vay cũ có lãi suất cao xuống mức lãi suất tối đa 15%, trong đó nhiều đối tượng khách
hàng có mức lãi suất chỉ còn 10-12%/năm. Việc giảm lãi suất cho vay đã góp phần hỗ
trợ khách hàng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ xấu/
tổng dư nợ tăng 7,8% lên mức 2,77%, cao hơn Vietcombank (2,25%) và Vietinbank
( 1,35%) nhưng vẫn thấp hơn mức cho phép của NHNN là 3% nên tỷ lệ này vẫn có thể
chấp nhận được.
Năm 2013, Cho vay khách hàng tăng 15,03% đạt 391.036 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu chiếm
1,86% trên tổng dư nợ ( khoảng 7.273 tỷ đồng). BIDV có nợ cho vay được khoanh và
nợ chờ xử lý 1.378 tỷ đồng.
Đến 30/6/2014 đạt trên 583.000 tỷ đồng, tăng trưởng 5,4% so với đầu năm. Dư nợ
tín dụng tăng 4,9%, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 2,2%
[Type text] Page 25