Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB và đề xuất giải pháp cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Đề tài
Đánh giá hoạt động ngân hàng quý I/2014
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lê Kim Oanh
Lê Thuỳ Nhung
Đỗ Khánh Linh
Nguyễn Thị Ngân
Lớp: NHTMH
Khóa: 14
Khoa: Ngân hàng
SĐT:
Email:
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Môn Quản trị rủi ro tín dụng
Đề tài
Nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Á Châu ACB và đề xuất giải
pháp cần thiết
Giảng viên: Nguyễn Bích Ngân
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Ngân
2. Đỗ Khánh Linh
3. Trần Bích Ngọc
4. Bùi Thu Hằng
5. Lê Thị Tuyết Hằng
6. Kiều Quang Hưng


Lớp: Thứ 2 ca 4
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
DANH MỤC VIẾT TẮT
TMCP: Thương mại cổ phần
HĐQT: Hội đồng quản trị
RRTD: Rủi ro tín dụng
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VAMC: Công ty quản lý tài sản
NHNN: Ngân hàng nhà nước
CAR: Hệ số an toàn vốn
TD: tín dụng
KH: khách hàng
DN: doanh nghiệp
KHDN: khách hàng doanh nghiệp
KHCN: khách hàng cá nhân
QLRRTD: quản lý rủi ro tín dụng
RR: rủi ro
TSBĐ: tài sản bảo đảm
BCTC: báo cáo tài chính
KD: kinh doanh
NH: ngân hàng
MB: Ngân hàng hàng hải Việt Nam
VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam.
CP: cổ phần
DNTN: doanh nghiệp tư nhân
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
SX: sản xuất
DV: dịch vụ
GTVT: giao thông vận tải

BĐS: bất động sản
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
NHTM: ngân hàng thương mại
QTRRTD: quản trị rủi ro tín dụng
TCTD: tổ chức tín dụng
2
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trên thế giới. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng không ngoại lệ.
Khủng hoảng tín dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Thời
gian qua, cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu. Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây dựng hệ thống tài chính
và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt
động ngân hàng để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính,
hoạt động tuân thủ theo quy luật chung của thị trường.
Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động
này luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là ở nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ
thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều
hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ nh chưa cao…
Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ nh
nào, kể cả các nh hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm
soát của con người. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực
quản trị rủi ro là khả năng quản trị nợ xấu ở một tỉ lệ có thể chấp nhận được nhờ
xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động, để
hạn chế những rủi ro mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những
rủi ro khác có thể kiểm soát được. Kiểm soát tốt rủi ro là công việc cần thiết đối
với nh, song song với hoạt động tín dụng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng

hàng đầu trong khối NHTMCP về mọi mặt, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian
qua cũng được xem là khá tốt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, việc hướng đến
các tiêu chuẩn quốc tế là việc nên là đối với bất kì ngân hàng nào, và ACB cũng
không ngoại lệ. Do đó yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả và
phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro
trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi
ro, phù hợp với môi trường hội nhập.
I. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB và tình hình hoạt
động trong những năm gần đây.
I.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Á Châu ACB.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Asia
Commercial Bank, được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt
động kinh doanh ngày 4/6/1993 với vốn điều lệ là 9.376.965.060.000 đồng.
Đến 31/05/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47
tỉnh thành trong cả nước với các sản phẩm kinh doanh.
Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018: trong lĩnh vực dịch
vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao
và trung bình. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB
hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với
các doanh nghiệp lớn.
Về tổ chức nhân sự, tính đến 31/12/2013, tổng số nhân viên của ACB là 8.791
người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Các công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty quản lý và
khai thác tài sản (ACBA), Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL), Công ty Quản lý
quỹ ACB (ACBC).
I.2. Hoạt động tín dụng tại ACB giai đoạn 2010 - 2014
Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích một số chỉ tiêu về cơ cấu cho vay và chất
lượng tín dụng của ACB giai đoạn 2010 - 2014.
I.2.1. Tình hình huy động vốn

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ACB là tiền gửi tiết
kiệm. Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm tại ACB giảm 6.45% do tiền gửi có kì hạn tăng
trong khi tổng nguồn vốn vẫn tăng, tốc độ tăng của tiền gửi có kì hạn cao hơn nhiều so
với tốc độ tăng của nguồn vốn. Trong khi các nguồn khác giảm đi thì năm 2012, tiền
gửi tiết kiệm vẫn tăng 24.83% và năm 2013 tăng 4.64%. Theo đánh giá chung thì tỷ lệ
này cần nên giảm xuống vì nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có chi phí trả lãi cao
hơn so với các nguồn tiền gửi khác và điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2010-2013.
Chỉ tiêu
2010
triệu đồng
Tỉ lệ
(%)
2011
(triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
2012
(triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
2013
triệu đồng
Tỉ lệ
(%)
Tiền gửi có
kì hạn
33.081.852 19.08 56.743.002 24.93 16.577.989 10.73 18.008.619 12.21
VND 27.417.023 15.82 54.423.094 23.91 14.798.605 9.58 16.714.740 11.33
Ngoại tệ 5.610.829 3.24 2.319.908 1.02 1.779.384 1.15 1.293.879 0.88

Tiền gửi
không kì
hạn
14.042.685 8.10 15.963.900 7.01 13.612.656 8.81 18.089.394 12.26
VND 12.570.083 7.25 14.229.441 6.25 12.296.892 7.96 16.329.624 11.07
Ngoại tệ 1.472.602 0.85 1.734.459 0.76 1.315.764 0.85 1.759.770 1.19
Tiền gửi tiết
kiệm
85.490.588 49.32 97.580.356 42.87 104.596.065 67.70
106.696.73
6
72.34
VND 67.841.040 39.13 83.053.998 36.48 96.568.791 62.50 96.934.288 65.72
Ngoại tệ 17.649.548 10.18 14.526.358 6.38 8.027.274 5.20 9.762.448 6.62
Tiền ký quỹ 2.419.692 1.40 6.527.699 2.87 1.069.208 0.69 1.172.535 0.79
VND 855.215 0.49 5.042.199 2.21 795.300 0.51 870.131 0.59
Ngoại tệ 1.564.477 0.90 1.485.500 0.65 273.908 0.18 302.404 0.21
Tiền gửi
vốn chuyên
dùng
85.757 0.05 117.175 0.05 143.063 0.09 525.025 0.36
VND 65.889 0.04 78.831 0.03 130.049 0.08 189.428 0.13
Ngoại tệ 19.868 0.01 38.344 0.02 13.014 0.01 335.597 0.23
Trái phiếu 7.290.000 4.21 7.290.000 3.20 3.000.000 1.94 3.000.000 2.03
Chứng chỉ
tiền gửi
30.944.151 17.85 43.418.499 19.07 15.501.212 10.03 - 0.00
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của ACB)
Chứng chỉ tiền gửi trong giai đoạn này ngày càng giảm. Năm 2013, chứng chỉ
tiền gửi tại ngân hàng ACB chiếm 0% trên tổng nguồn vốn huy động. Đây có thể

được coi là hệ quả của việc thị trường rúng động khi một loạt các quan chức Ngân
hàng ACB bị khởi tố, từ cổ đông lớn giàu tầm ảnh hưởng Nguyễn Đức Kiên tới Tổng
giám đốc Lý Xuân Hải và các Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ,
Trịnh Kim Quang. Nhưng cuộc ra đi đồng loạt này cũng đánh dấu sự trở lại của nhà
họ Trần sau khi cựu Chủ tịch Trần Mộng Hùng phải rút khỏi HĐQT vào năm 2008.
Tới kỳ ĐHCĐ 2013, nhà họ Trần đã trở lại ngoạn mục với ba vị trí trong HĐQT ACB,
và ông Trần Hùng Huy làm chủ tịch. Với 1 ban lãnh đạo mới, năm 2013, ACB đã tất
toán được hơn 15.500 tỉ đồng chứng chỉ tiền gửi vàng, tương đương 40 tấn vàng.
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình là 17% trong tổng nguồn vốn huy
động. Tiền gửi có kỳ hạn tăng chủ yếu là do nguồn tiền gửi VND.
Trái phiếu không còn là nguồn vốn chủ lực của ACB. Trong 2 năm 2012 và
2013, nguồn vốn từ trái phiếu ngân hàng huy động chưa bằng một nửa so với 2 năm
trước đó.Tuy nhiên trong một thị trường đầy biến động trong những năm qua, việc
ngân hàng phát hành trái phiếu vẫn được coi là cần thiết và hiệu quả.
I.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn qua các năm.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Vốn huy động/tổng tài sản 98.42% 93.48% 93.08% 92.26%
Tổng dư nợ/tổng tài sản 42.51% 39.58% 58.41% 64.60%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB)
Trong năm 2010, ngân hàng đã duy trì được tỷ lệ vốn huy động/ tổng tài sản là
98.42%, không thay đổi nhiều so với những năm trước. Còn đến năm 2011 thì tỷ lệ
này có sự giảmnhẹ là 93.48%. Trong 2 năm sau đó, tỉ lệ tổng vốn huy động/tổng tài
sản tiếp tục giảm, trong khi tổng tài sản giảm thể hiện tốc độ giảm của tổng vốn huy
động nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản. Mặt khác, tổng dư nợ biến động theo xu
hướng ngược lại do tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản tăng mạnh trong 2 năm cuối. Tổng
dư nợ tính trên vốn huy động như vậy sẽ vào khoảng trên 50%. Con số này khá cao
cho thấy vốn huy động được dùng để cho vay cao.
Bảng 1.3: Tình hình cho khách hàng vay theo các loại hình (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Cho vay các tổ chức kinh tế
và cá nhân trong nước
86.544.83
7
101.823.289 101.683.459 105.950.891
Cho vay chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá
181.405 121.837 182.955 217.358
Cho thuê tài chính 423.256 822.602 938.294 972.935
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy
thác đầu tư
45.607 41.428 4.878 48.537
Trả thay cho khách hàng - - 5.262 300
(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB)
Chủ yếu ngân hàng ACB cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay. Năm
2011 khoản vay này tăng 17.65% và được duy trì tốt trong năm 2012. Đến năm 2013
thì lượng vay tăng trở lại, tăng 4.19% so với năm trước.
Với chính sách hợp lý, Ngân hàng đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ
khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng. Tình hình dư nợ
nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với
các yếu tố thúc đẩy và chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng.
Phần phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ
tiêu này trong thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại
phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng.
I.3. Tình hình nợ xấu và phân loại nợ giai đoạn 2010-2014
I.3.1. Tình hình nợ xấu và phân loại nợ.
Với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng chứa đựng
nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được. Trên thực tế, hầu hết
các ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do
rất nhiều nguyên nhân, RRTD vẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng.

Bảng 1.4: Phân loại nợ tại Ngân hàng ACB giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ đủ tiêu chuẩn
86.146.091 100.697.359 94.822.750 100.980.134
Nợ cần chú ý
209.067 326.758 5.421.128 2.967.018
Nợ dưới tiêu chuẩn
64.759 274.973 747.218 656.978
Nợ nghi ngờ
58.399 301.204 673.361 463.358
Nợ có khả năng mất vốn 169.648 297.339 1.150.391 2.122.533
Tổng 86.647.964 101.897.633 102.814.848 107.190.021
(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng ACB)
Nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tuy nhiên tỷ lệ này có xu
hướng giảm qua các năm, năm 2010 nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 99,4% trong tổng dư nợ
trong khi năm 2013 con số này chỉ còn 94,2%.
Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn tăng lên, đặc biệt là
nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn cho thấy rủi ro tín dụng của
ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng khá
cao ở mức 2.616,4 tỷ đồng.
Bảng 1.5: Tỷ lệ các khoản nợ xấu ngân hàng ACB giai đoạn 2010-2014
Đơn vị:%
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) 0,34 0,89 2,46 3
Dư nợ cho vay/tổng vốn huy động
63,24 55,38 73,06 70,86
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB)
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ACB tăng khá mạnh qua các năm, từ 0,34% năm 2010
lên tới 3% năm 2013. Dù tỷ lệ này vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành nhưng có

thể thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng đang tăng lên trong tình hình kinh tế khó khăn.
Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của ngân hàng đã tăng lên 3,65%
tổng dư nợ, tăng 0,65% so với cuối năm 2013. Đáng lo ngại là nợ có khả năng mất
vốn tăng 23,3%, chiếm tới 64,8% tổng nợ xấu của ACB. Với tỷ lệ nợ xấu hiện tại,
ACB nằm trong diện các ngân hàng buộc phải bán nợ xấu cho VAMC do có tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ lớn hơn 3%.
I.3.2. Trích lập dự phòng tại ACB.
Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ
như sau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%.
Bảng 1.6: Tỷ lệ trích lập dự phòng (%)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Hệ số an toàn vốn (CAR) 10.60 9.25 13.52 14.66
VCSH/Tổng tài sản 5.54 4.25 7.16 7.51
Nợ xấu/Tổng cho vay 0.34 0.88 2.46 3.0
Tỉ lệ trích lập dự phòng nợ xấu 0.10 0.18 0.92 1.49
(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng ACB)
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 13/2010/TT-NHNN và các
điểm sửa đổi được ban hành trong Thông tư 19/2010/TT-NHNN, nhằm đảm bảo một
nguồn vốn chất lượng tốt hơn để chống đỡ lại các cú sốc tài chính trong tương lại, tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu CAR được nâng lên mức 9% từ mức cũ là 8%.
Bình quân, hệ số CAR của ACB đều đạt mức trên 10% và tăng đều đặn hàng
năm, ngoại trừ năm 2011 hệ số này đạt mức 9,25%, tuy nhiên vẫn cao hơn quy định
bắt buộc của NHNN. Điều đó thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán
các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận
hành ngày càng được cải thiện.
Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản năm tăng mạnh trong giai đoạn năm 2010- 2013, trừ
năm 2011 giảm nhẹ. RRTD của ACB cũng đang ở mức thấp, không đáng lo ngại. Vấn
đề đặt ra với ngân hàng là vừa làm sao duy trì được mức an toàn này mà vẫn sử dụng
tốt nguồn vốn huy động, làm tăng doanh thu từ hoạt động tín dụng cho ngân hàng.
Tỉ lệ nợ xấu và Tỉ lệ trích lập dự phòng nợ xấu tăng qua các năm, trong đó năm

2012 và 2013, cả 2 chỉ số này đều tăng vọt. Nếu so sánh với cơ cấu tài sản Có của
Ngân hàng ACB thì sự thay đổi này là dễ hiểu, khi tổng tài sản của ngân hàng trong 2
năm này giảm mạnh (gần 40%) so với 2 năm trước đó. Ngoài ra, việc thay đổi tỉ lệ
này cũng đến từ việc trích lập dự phòng nợ xấu, khi mà ngân hàng ACB đã thực hiện
các khoản vay trong lĩnh vực mua và đóng tàu biển cho 1 Tổng công ty Nhà nước giai
đoạn 2012 - 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 8/2013, số dư nợ cho
vay của Tổng công ty này được phân loại nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn. Đến cuối năm
2013, số nợ này tiếp tục được chuyển nhóm, khiến số trích lập cũng tăng vọt theo.
II. Thực trạng hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng ACB.
II.1. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tại ngân hàng ACB
ACB xây dựng khối quản lý rủi ro tín dụng theo mô hình quản lý rủi ro tín
dụng tập trung. Mô hình này có sự tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi
ro, kinh doanh, tác nghiệp, nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát
huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
II.1.1. Tại hội sở chính.
(Nguồn:Báo cáo thường niên ACB 2013)
Hội đồng quản trị
• Quyết định hạn mức rủi ro đối với rủi ro tín dụng cho toàn ngân hàng.
• Ban hành chính sách và phê duyệt các khoản cho vay đối với từng đối tượng.
• Phê duyệt các khoản cấp tín dụng vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Ban
Điều hành và các khoản cấp tín dụng chưa được quy định trong chính sách TD
• Thường xuyên theo dõi chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu và dự phòng rủi
ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
• Quyết định nội dung và tần suất báo cáo quản lý rủi ro tín dụng.
- Ban điều hành: có trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo của Hội đồng quản trị, bao
gồm thực hiện các chiến lược, thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro tín
dụng, xây dựng quy trình xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro.
- Ban kiểm soát: họp để triển khai công việc; tham dự các phiên họp của Hội
đồng Quản trị, tham gia ý kiến về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, giám sát
việc thực hiện các quy định của NHNN liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn; xử lý

nợ xấu; tái cơ cấu hoạt động; giám sát các hoạt động kinh doanh chủ yếu như
tình hình huy động và sử dụng vốn, trạng thái ngoại hối,chất lượng tín dụng.
- Ủy ban quản lý rủi ro: là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị về các vấn
đề liên quan đến quản lý rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng tại ACB; giám sát
hoạt động của Ban điều hành trong quản lý rủi ro tín dụng cũng như các rủi ro
khác ảnh hưởng đến hoạt động của ACB, đảm bảo Ngân hàng có một khung
khổ và quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả.
Năm 2012, Khối Quản lý rủi ro được thành lập nhằm chuẩn hóa chức năng quản lý
rủi ro tại ACB. Phòng Quản lý rủi ro thị trường, Bạn Chính sách và quản lý tín dụng
nay đã trực thuộc Khối Quản lý rủi ro, tăng cường chức năng phân tích rủi ro thị
trường, thanh khoản, tín dụng, thể hiện sự chủ động trong các hoạt động quản lý RR.
Ngoài ra, Khối Quản lý rủi ro còn có các bộ phận Phân tích rủi ro, Quản lý danh mục,
Hạ tầng công cụ và Quản lý dự án, chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các hoạt
động nghiên cứu, cải tiến về quy trình, chính sách, thực hiện các dự án quan trọng
trong quá trình hoàn thiện chức năng quản lý rủi ro dưới sự giám sát của UBQLRR.
II.1.2. Tại chi nhánh
Để hạn chế rủi ro, tại chi nhánh phải tiến hành tách 3 bộ phận:
• Bộ phận khởi tạo (Front office): có chức năng tiếp xúc với khách hàng, tiếp thị.
• Bộ phận phân tích tín dụng ( Middle office): có chức năng phân tích, thẩm định,
dự báo và đánh giá khách hàng,…
• Bộ phận tác nghiệp (Back office): có chức năng xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát
khoản vay, thu nợ, thu lãi,
II.2. Chính sách và quy trình hoạt động quản trị RRTD
II.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng.
ACB có 11 tiêu chí được áp dụng về thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm
soát đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay và được chia thành 2 nhóm lớn:
Nhóm xét duyệt
• Đối tượng KH mục tiêu: KH cá nhân có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề
nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng
tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với ACB.

KH doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng
tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng.
• Ngành nghề kinh doanh
Tập trung cho vay các DN, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng
tăng trường hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết, văn hóa, tín
ngưỡng, chính trị, chính sách, năng lực cạnh tranh cao. Một số ngành được ưu
tiên: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy hải sản,…
• Tình hình tài chính: chỉ số đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng
trả nợ, độ ổn định tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính của KH.
• Nguồn trả nợ: dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc
chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ tổng chi.
• Vị trí địa lý: tập trung cho vay KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi
ACB có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển,…để dễ dàng tiếp cận và phục vụ KH
một cách trọn gói, thuận tiện gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình KH vay.
• Tài sản đảm bảo: độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng trong quản lý
và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.
• Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.
Nhóm kiểm soát
• Sản phẩm tín dụng
• Kỳ hạn và loại tiền, quy mô khoản vay, kênh phân phối : tùy thuộc vào chính
sách tín dụng từng thời kỳ.
Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong 4 nhóm sau:
nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm không cấp tín
dụng, nhóm chấm dứt cấp tín dụng.
Giới hạn cấp tín dụng : do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.
Xét theo loại hình vay: Tổng dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay của
ACB chiếm tối đa 10%, trong đó DN chiếm tối đa 8%, cá nhân chiếm tối đa 2%.
Quy mô khoản vay
Xây dựng bối cảnh
Nhận diện rủi ro

Đo lường rủi ro
Quản lý và xử lý rủi ro Kiểm soát rủi ro. Kiểm tra đánh giá lại
• Tổng dư nợ cho vay của KHDN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm cấp
tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối KHDN.
• Tổng dư nợ cho vay của KHCN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm“cấp
tín dụng bình thường” chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay khối KHCN.
• Tổng dư nợ của 1,5% số KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 50% tổng dư
nợ và 10 KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay.
Như vậy, chính sách tín dụng hiện tại của ACB dự trên nguyên tắc thận trọng. ACB
đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì
những KH tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có
nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB.
II.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Bước 1 : Xây dựng bối cảnh
Hội đồng quản trị của ACB đưa ra khẩu vị rủi ro, chiến lược quản trị rủi ro trên cơ
sở tuân thủ các nguyên tắc QLRRTD cẩn trọng. Từ đó xác định hạn mức và xác lập
các sản phẩm dịch vụ không được phép cung ứng, xác lập vốn tương ứng mức rủi ro
và xây dựng “văn hóa rủi ro”. Các phòng ban nắm được và hiểu rõ mục tiêu và chiến
lược kinh doanh của ngân hàng, rà soát môi trường kinh doanh.
Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng
ACB nhận diện rủi ro thông qua 3 phương pháp.
a. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Bằng cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính, thông qua các
chỉ số tài chính quá khứ và hiện tại của khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra đánh giá
về tình hình tài chính và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng kinh tế trong tương lai
của khách hàng đó.
b. Giao tiếp trong nội bộ của khách hàng
Giao tiếp với nội bộ khách hàng: Tiếp xúc với các bộ phận trong nội bộ khách hàng sẽ
giúp cán bộ ACB sớm phát hiện những sớm những dấu hiệu rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng: Ban giám đốc ngân hàng và các phòng ban cũng

thường xuyên thông tin, trao đổi với nhau. Điều này đã giúp ACB kịp thời phát hiện
những nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro tín dụng.
c. Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ
Tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất quá khứ, các biến cố rủi ro đã xảy ra đối
với khách hàng.
Dựa trên số liệu thống kê, ban hỗ trợ và quản lý rủi ro của ACB sẽ đánh giá xu hướng
phát triển của các tổn thất tiềm năng mà KH có thể phải đối mặt, từ đó phân tích một
số vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra RR.
Bước 3 : Công tác đo lường rủi ro tín dụng
Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.
Đối với khâu tiếp nhận và đánh giá khách hàng vay, ngân hàng áp dụng các mô hình
định tính truyền thống “6C” song song phương thức xếp hạng tín dụng nội bộ.
Bước 4 : Quản lý và xử lý rủi ro
ACB đã xây dựng hệ thống theo dõi giám sát rủi ro tín dụng:
Giám sát, cảnh báo đối với cơ cấu phân loại nợ, danh mục cho vay, trích dự
phòng rủi ro tín dụng và kiểm tra công tác xếp hạng tín dụng.
Nghiên cứu, xây dựng, triển khai, quản lý các mô hình xếp hạng tín dụng,quản
lý danh mục cho vay, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng
chuẩn mực quốc tế phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Thực hiện đo lường, báo cáo, đề xuất giải pháp về tình hình RRTD.
Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn (bán TSBĐ, nhận
cấn trừ TSBĐ, khởi kiện, ủy thác,…), xử lý tổn thất tín dụng.
Bước 5 : Kiểm soát rủi ro, xem xét và đánh giá lại
a. Kiểm soát trong quá trình thẩm định và xét duyệt tín dụng
ACB đã tuyệt đối tuân thủ các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thẩm định và
xét duyệt tín dụng nhờ đó nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng.
Ngoài ra, ACB cũng đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu, lựa
chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín
dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ngân hàng.
b. Kiểm soát tài sản đảm bảo

Hiện nay việc cho vay của ACB luôn gắn liền với tài sản đảm bảo trên 80%, hoạt
động cho vay tín chấp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. ACB luôn xem TSBĐ là một yếu
Xác định thông tin doanh nghiệp
Xác định quy mô doanh nghiệp
Xác định loại hình sở hữu
Chấm điểm tài chính
Chấm điểm phi tài chính
Tổng hợp điểm và xếp hạng
tố quan trọng trong việc hạn chế RRTD. Hoạt động kiểm soát phải được thực hiện ở
nhiều cấp với các mức độ khác nhau. Cần đánh giá tính hiệu quả trong quản lý rủi ro
tín dụng với quan điểm phát hiện sai sót để sửa chữa và hoàn thiện hơn.
II.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng ACB.
II.3.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.
Các đối tượng không thực hiện chấm điểm:
Khách hàng mới thành lập, chưa có BCTC hoặc khách hàng mới thành lập đã
có BCTC nhưng BCTC không có số đầu kỳ.
Các khách hàng là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có BCTC.
Các khách hàng mới thành lập, vay
vốn tại ngân hàng để thực hiện một hay nhiều dự án đầu tư, các dự án này đều
đang trong giai đoạn triển khai xây dựng, chưa đi vào hoạt động.
Ngân hàng ACB thực hiện phân tích thông tin phi tài chính và thẩm định phương án
sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư để ra quyết định cho vay các đối tượng không
thực hiện chấm điểm tín dụng.
Các bước xếp hạng tín dụng khách hàng DN:
Bước 1: Xác định thông tin doanh nghiệp
ACB áp dụng biểu điểm khác nhau cho 26 ngành, lĩnh vực kinh doanh khác
nhau. Việc xác định ngành nghề kinh doanh của KH dựa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh chính, là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng
năm của khách hàng.
Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không ngành nào có

doanh thu từ 50% trở lên trong tổng doanh thu, kênh phân phối được quyền lựa chọn
ngành đem lại tỷ trọng doanh thu cao nhất hoặc ngành có tiềm năng phát triển trong
các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.
Đối với KH có hoạt động kinh doanh biến động làm thay đổi ngành theo cách
xác định trên, kênh phân phối xác định ngành theo nguyên tắc duy trì 2 năm liên tục ở
1 ngành, sau đó nếu vẫn tiếp tục có biến động thì xác định ngành theo quy định ở trên.
Bước 2: Xác định quy mô doanh nghiệp
Sử dụng bộ giá trị dùng để chấm điểm quy mô và xác định quy mô của khách
hàng. Quy mô của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng
đang hoạt động. Hệ thống sẽ tự động chấm điểm quy mô khi đã nhập đầy đủ các thông
tin như doanh thu, tổng tài sản, số lượng lao động bình quân và vốn chủ sở hữu.
ACB dựa trên 4 chỉ tiêu: Nguồn vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu
thuần và giá trị tổng tài sản để phân chia quy mô doanh nghiệp thành 4 nhóm: Lớn,
Trung Bình, Nhỏ và Siêu nhỏ.
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu
Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành 3 loại hình khác nhau
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp khác.
Bước 4: Chấm điểm tài chính
Hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm 4 nhóm với 13 chỉ tiêu:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính trong chấm điểm KH doanh nghiệp của ACB.
Chỉ tiêu Tỷ trọng
Nhóm chỉ tiêu thanh
khoản
-Khả năng thanh toán hiện hành
-Khả năng thanh toán nhanh
-Khả năng thanh toán tức thời
25%
Nhóm chỉ tiêu hoạt

động
-Vòng quay vốn lưu động
-Vòng quay hàng tồn kho
-Vòng quay các khoản phải thu
-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
25%
Nhóm chỉ tiêu cân nợ -Nợ so với tổng tài sản
-Nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu
20%
Nhóm chỉ tiêu thu
nhập
-Doanh thu thuần
-Lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu
-Lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản bình
quân
-Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với chi
phí trả lãi
30%
Nhân điểm của từng chỉ tiêu với tỷ trọng từng nhóm sẽ ra kết quả tổng điểm tài chính.
Bước 5: Chấm điểm phi tài chính
Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm 21 chỉ tiêu chia thành 5 nhóm chính:
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phi tài chính trong chấm điểm KH doanh nghiệp của ACB
ST
T
Các nhóm chỉ
tiêu
KH cũ KH mới
DN
Nhà
nước

DN vốn
đầu tư
nước ngoài
DN
khác
DN
Nhà
nước
DN vốn
đầu tư nước
ngoài
DN
khác
1 Đánh giá khả
năng trả nợ KH
6% 7% 5% 9% 10% 8%
2 Trình độ quản lý
và môi trường
nội bộ
15% 10% 15% 25% 20% 25%
3 Quan hệ với
ngân hàng
50% 50% 50% 20% 20% 20%
4 Các nhân tố ảnh
hưởng đến ngành
8% 8% 8% 15% 15% 15%
5 Các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt
động DN
21% 25% 22% 31% 35% 32%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Nhân từng chỉ tiêu với từng tỷ trọng tưởng ứng sẽ ra kết quả tổng điểm phi tài chính.
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng
Điểm tổng hợp
khách hàng
=
Tổng điểm tài chính × tỷ
trọng điểm tài chính
+
Tổng điểm phi tài chính× tỷ
trọng điểm phi tài chính
Bảng 2.3: Tỷ trọng điểm số tài chính và phi tài chính
Đơn vị: %
BCTC
BCTC được kiểm toán BCTC không được kiểm toán
DN Nhà
nước
DN có vốn
đầu tư
nước ngoài
DN khác
DN Nhà
nước
DN có vốn
đầu tư
nước ngoài
DN khác
Chỉ tiêu tài
chính
35 55 45 25 45 35

Chỉ tiêu phi
tài chính
65 45 55 75 55 65
Tổng hợp kết quả xếp hạng theo scoring phê duyệt và scoring xếp hạng như bảng sau:
Bảng xếp loại chấm điểm khách hàng [Bảng 1 – PHỤ LỤC]
Từ bảng xếp hạng này, ACB tiến hành đánh giá và ra quyết định vay.
Ví dụ thực tế ACB tiến hành chấm điểm khách hàng doanh nghiệp [PHỤ LỤC 2]
II.3.2. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
ACB tiến hành chấm điểm khách hàng cá nhân theo 2 nhóm: cá nhân kinh
doanh và cá nhân tiêu dùng.
II.3.2.1. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân kinh doanh.
ACB tiến hành xác định thông tin về chủ hộ kinh doanh dựa trên 11 chỉ tiêu,
thông tin khác về chủ hộ KD gồm 21 chỉ tiêu và phương án kinh doanh gồm 18 chỉ
tiêu, mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá có năm mức điểm là 20, 40, 60, 80 và 100.
Bảng các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân kinh doanh tại ACB [Bảng 3 – PHỤ LỤC]
Bảng 2.4: Tỷ trọng chấm điểm 3 nhóm chỉ tiêu KH cá nhân kinh doanh.
STT Các nhóm chỉ tiêu Tỷ trọng
1 Thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh 10%
2 Thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh 55%
3 Phương án kinh doanh/đầu tư 35%
Tổng cộng 100%
Tiến hành nhân điểm số với tỷ trọng tương ứng sẽ ra số điểm của từng khách hàng.
II.3.2.2. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tiêu dùng
ACB tiến hành đánh giá nhân thân khách hàng dựa trên 15 chỉ tiêu và xác định
khả năng trả nợ dựa trên 11 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức
điểm là 20, 40, 60, 80 và 100.
Bảng: Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân tiêu dùng [bảng 4 –PHỤ LỤC]
Trong đó nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỉ trọng 40% và nhóm chỉ tiêu
về khả năng trả nợ chiếm tỉ trọng 60% trong tổng điểm xếp loại rủi ro.
Xếp loại khách hàng:

Tổng điểm kết hợp của 3 nhóm chỉ tiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân kinh
doanh và 2 nhóm chỉ tiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân tiêu dùng sẽ giúp
xếp loại rủi ro theo bảng 2.4 tương tự với bảng xếp loại khách hàng doanh nghiệp.
Đối với khách hàng cá nhân, ACB còn tiến hành chấm điểm tài sản bảo đảm theo
quy trình [PHỤ LỤC 5]
II.4. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Công ty Thủy sản Đồng Nai có khoản vay vốn lưu động 4 tỷ đồng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Á châu (ACB).
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thủy sản Đồng Nai năm 2013 [Bảng 6 -
PHỤ LỤC]
Các chỉ tiêu tài chính:
Hệ số Giá trị công ty Trung bình ngành
Hệ số thanh toán tổng quát 1,4 2
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,1 1,5
Hệ số thanh toán nhanh 0,66 0,8
Hệ số thanh toán lãi vay 1,95 3,5
Hệ số nợ 71% 50%
Tỷ suất tài trợ TSCĐ 0,3 1
Vòng quay hàng tồn kho 24,4 20
Vòng quay các khoản phải thu 21,6 15
Vòng quay vốn lưu động 10,4 8
Vòng quay toàn bộ vốn 7 4
Doanh lợi doanh thu (ROS) 1% 2,4%
Doanh lợi tài sản (ROA) 6,67% 9,6%
Doanh lợi chủ sở hữu (ROE) 23,41% 19,2%
a. Các dấu hiệu tài chính
- Nhìn chung, các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản của công ty Thuỷ sản Đồng
Nai khá thấp so với chỉ số trung ngành.
Hệ số thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh
đều thấp hơn khá nhiều so với trung bình ngành cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản

ngắn hạn thành tiền mặt để trả nợ của công ty chưa cao. Hệ số thanh toán lãi vay rất
thấp (1,95) cho thấy công ty này có khả năng thanh khoản kém so với ngành.
- Về cơ cấu vốn, hệ số nợ 71%, có thể thấy công ty vay nợ nhiều, nguồn vốn vay trong
tổng vốn chủ sở hữu lớn hơn 50% tạo áp lực trả nợ và lãi trong tương lai, đồng thời cơ
cấu vốn không bền vững. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ 30% TSCĐ, thấp
hơn rất ngành so với trung bình ngành. Công ty đang kinh doanh với một cơ cấu vốn
không an toàn.
- Các hệ số về vòng quay hoạt động của công ty cao hơn so với chỉ số trung bình
ngành. Điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên nếu chính sách tín
dụng thương mại quá chặt chẽ có thể làm giảm uy tín của công ty và thể hiện tình
trạng thiếu vốn. Hàng tồn kho luân chuyển nhanh, tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn
cao, vốn không bị ứ đọng.
- Đối với các chỉ số về khả năng sinh lời, ROA và ROS của công ty thấp hơn so với
ngành, cho thấy khả năng sinh lời trên doanh thu và tài sản kém.
Nhìn chung, công ty Thuỷ sản Đồng Nai có khá nhiều các dấu hiệu rủi ro tài chính,
khi mà các chỉ số về khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời kém, cơ cấu vốn
không hợp lý. Ngân hàng cần phân tích kĩ trước khi ra quyết định cho vay.
b. Các dấu hiệu phi tài chính
- Ngành thuỷ sản đang trong giai đoạn khó khăn. Có thể thấy một vài doanh nghiệp
thuỷ sản làm ăn thua lỗ, không đủ vốn trả nợ cho nông dân nuôi cá,…Bên cạnh đó,
cước phí vận chuyển, phí kiểm dịch tăng khiến cho chi phí của các doanh nghiệp thuỷ
sản tăng theo, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp.
- Thay đổi về chính sách thuế tại nước nhập khẩu.
Công ty có sản lượng thuỷ hải sản xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ khá lớn.
Đây là những thị trường khó tính và có quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khá
cao cùng những chính sách thuế thay đổi có thể tạo ra khó khăn cho hoạt động kinh
doanh của công ty. Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ vừa quyết định giữ nguyên mức thuế
chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với mức thuế bình quân
rất cao 6,37%. Đây là một khó khăn lớn đối với ngành thuỷ sản nói chung và công ty
nói riêng.

- Sự thay đổi của tỷ giá: tỷ giá thay đổi có thể gây bất lợi cho doanh thu của công ty,
bởi công ty có sản lượng xuất khẩu lớn.
- Công ty chấp nhận vay với lãi suất cao, cho thấy sự thiếu hụt vốn sản xuất của công
ty. Doanh nghiệp này đã vay nợ khá nhiều nhưng vốn vẫn thiếu hụt, có thể kết luận
rằng công ty đang gặp khó khăn về vốn.
II.5. Đo lường rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng ACB.
II.5.1. Đo lường rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp chỉ số.
II.5.1.1. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng
a) Tình hình nợ quá hạn
Công thức tính các chỉ số đánh giá RRTD [phụ lục 7]
Tổng tài sản của NH ACB giảm mạnh. Theo đó tổng tài sản vào năm 2012
giảm hơn 104.711 so với năm 2011.Tổng tài sản năm 2013 có giá trị là 166.598,998
triệu đồng (giảm hơn 9708 triệu đồng so với năm 2012).
Tuy tổng tài sản của NH này giảm mạnh qua 2 năm, dư nợ tín dụng không hề
giảm mà con tăng nhẹ, cho thấy ACB mở rộng quy mô tín dụng, đặc biệt là cho vay
khối KH cá nhân theo chiến lược phát triển ngân hàng đặt ra. Tổng tài sản giảm, dư nợ
tín dụng tăng nhẹ khiến cho tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tổng tài sản tăng.
Nợ quá hạn tăng mạnh vào năm 2012. Năm 2013, nợ quá hạn có giảm nhẹ còn
6.209,887 triệu đồng. Tuy nhiên con số này vẫn khá cao và đáng lo ngại.
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn của ACB qua các năm (đơn vị: triệu đồng).
Chỉ tiêu/ Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị Chênh lệch so
với năm 2011
Giá trị Chênh lệch
so với 2012
Tổng tài sản 281.019,319 176.307,607 -104.711,712 166.598,998 -9708.609
Dư nợ tín
dụng
101.897,633 101.832,103 -65,83 106.178,937 4.346,834
Dư nợ tín

dụng/ Tổng
tài sản
0,3626 0,577 0,215 0,6373 0,06
Nợ Quá Hạn 1.296,51 7.138,4 5.841,89 6.209,887 928,513
Tỷ lệ nợ quá
hạn/ Dư nợ
tín dụng
0,0126% 0,0694% 0,0568% 0,0579% 0,0115%
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu của NH ACB trong những năm gần đây.
Đơn vị:tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Tổng nợ xấu
(nhóm 3+4+5)
873,480 2.526,117 3.204,318 3.954,728
Tổng nợ 101.897,633 101.832,103 106.178,937 109.707,506
Tỷ lệ nợ xấu 0,85% 2,48% 3% 3,6%
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB)
Dựa vào bảng 1.4: Nợ xấu của ACB và bảng 2.7 ta thấy tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh qua
các năm, đặc biệt là tăng đột biến trong năm 2012.
Năm 2012, điều đáng lưu ý là tiền gửi khách hàng giảm gần 17.000 tỷ đồng so
năm trước. Trong khi đó, dư nợ cho vay gần như không thay đổi, song nợ xấu lại tăng
đáng kể, nhất là nợ có khả năng mất vốn. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp 2,7 lần
lên 747,218 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng gần gấp đôi lên 628,508 tỷ đồng và nợ có khả
năng mất vốn tăng gần gấp 4 lần năm 2011, chiếm gần 45% tổng nợ xấu. Tổng nợ xấu
của ACB tính đến cuối năm 2012 tăng gấp 2,7 lần so năm 2011 và chiếm 2,48% tổng
dư nợ. Trong khi đó thì năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ là 0,85%.
Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ
tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức
3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tính đến hết

31/3/2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng từ 3,03% lên 3,28% đạt 3.504,3 tỷ đồng, trong
đó, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng đang là 2.311,03 tỷ đồng. Nguyên nhân
chủ yếu do tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể nhất là nợ xấu nhóm 5. Nếu như cuối năm
2013, nợ xấu tuyệt đối của ACB là 3.204,318 tỷ đồng (3%) thì đến 30/6/2014 con số
tuyệt đối là 3.954,728 tỷ đồng tương đương 3,6%. Đây không chỉ là cú sốc với ACB
mà còn với cả hệ thống ngân hàng, bởi ACB từ xưa đến nay vốn vẫn được coi là ngân
hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt, đặc biệt là có khẩu vị rủi ro tín dụng rất thấp. Việc
nợ xấu tăng cao thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt khi thông tư 02 và thông
tư 09 có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
ACB đã chủ động sắp xếp, cấu trúc, bán nợ, thu hồi nợ trước hạn bên cạnh việc
chủ động trích dự phòng nhằm giảm thiểu tác động. Do vậy, chi phí dự phòng và nợ
xấu tăng cao là một điều khó có thể tránh khỏi khi NH chú trọng yếu tố minh bạch và
nghiêm túc tuân thủ các quy định của NHNN về việc trích lập và phân loại nợ. Dù vẫn
còn nhiều khó khăn và thách thức trong công cuộc tái cơ cấu và tập trung xử lý các
vấn đề tồn đọng sau khủng hoảng nhưng những nỗ lực thời gian qua cũng thấy được
ACB đang dần khôi phục và làm tăng niềm tin của nhà đầu tư vào ngân hàng.
b) Tình hình rủi ro mất vốn và khả năng bù đắp rủi ro
Bảng 2.8: Tình hình rủi ro mất vốn của ACB
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu/ Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dự phòng RRTD được trích lập 270.092 513.516 429.388
Dư nợ cho kì báo cáo 102.860941 102.801.799 107.190.021
Mất vốn đã xóa cho kì báo cáo 831 1.889 420.665
Dư nợ trung bình kì báo cáo 102.814.848 107.190.021 110.751.759
Tỷ lệ dự phòng RRTD 0,3% 0,5% 0,4%
Tỷ lệ mất vốn 0.000808% 0,001763924% 0,3798%
Do nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2012 nên việc trích lập rủi ro cũng tăng
lên vào năm 2012. Dự phòng RRTD năm 2012 lên tới 513.516 triệu đồng cao gấp gần
2 lần so với mức trích lập vào năm 2011. Năm 2012, ACB lỗ sau thuế 158,6 tỷ đồng
trong quý IV/2012 và chỉ đạt lợi nhuận 928,4 tỷ đồng trong cả năm 2012, so với lần

lượt mức lãi 1.349 tỷ đồng và 3.207,8 tỷ đồng cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chủ
yếu kéo lợi nhuận của ngân hàng này tụt mạnh là hoạt động kinh doanh vàng và ngoại
hối của ACB trong năm qua đã lỗ 1.863 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tình trạng nợ xấu cũng
tăng mạnh, dẫn đến khoản trích lập dự phòng rủi ro của ACB tăng gần gấp đôi so với
cùng kỳ năm trước. Theo công bố mới nhất vào quí II năm 2014, chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng của ACB tăng 6,2 lần so với quí II /2013 lên mức 354,1 tỷ đồng.
Cùng với việc trích lập dự phòng RRTD tăng trong khi dự nợ tín dụng chỉ tăng
nhẹ, tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD/ Dư Nợ tín dụng cũng tăng mạnh vào
năm 2012,2013. Cụ thể tỷ lệ dự phòng năm 2011 là 0,3%, nhưng con số này đã tăng
lên 0,5% (năm 2012), và giảm nhẹ vào năm 2013 là 0,4%.
Đáng lo ngại nhất chính là Nhóm nợ có khả năng mất vốn. Dựa vào số liệu
bảng 1.4 có thể thấy được nhóm nợ này liên tục tăng qua các thời kỳ. Cụ thể Nợ có
khả năng mất vốn tại NH ACB năm 2012 là 297,339 triệu đồng (tăng 75% so với năm
2011), năm 2013 tăng vọt lên 1150,391 triệu đồng (gấp gần 4 lần so với con số của
năm 2012). Nhóm nợ này không ngừng tăng lên, theo công bố mới nhất của ACB vào
quí II/2014 con số này là 2616,345 triệu đồng tăng hơn 1466 triệu đồng so với cả năm
2013. Tỷ lệ mất vốn theo đó tăng mạnh, đặc biệt là năm 2013 khi mà tỷ lệ này là
0,3798% so với 0.001763924% năm 2012. Nguyên nhân cốt lõi khiến con số này tăng
là do nợ xấu tăng, trong khi ngân hàng không thể phát mãi tài sản thế chấp do vướng
mắc về thủ tục và thị trường bất động sản đóng băng là nguyên nhân khiến nợ xấu
càng thêm xấu.
c) Khả năng bù đắp rủi ro
- Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất.
Bảng 2.9: Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất.
(Đơn vị: triệu đồng)
2010 2011 2012 2013
Dự phòng rủi ro đã trích 870 840 1 281 276 2 640 258 3 357 920
Dư nợ bị thất thoát 169 648 297 339 1 150 391 2 083 982
Hệ số khả năng bù đắp các
khoản CV bị mất

5.13 % 4.31 % 2.3 % 1.61 %
- Hệ số khả năng bù đắp RRTD
Bảng 2.10: Hệ số khả năng bù đắp RRTD
(Đơn vị: triệu đồng)
2010 2011 2012 2013
VCSH 11.376.757 11.959.092 12.624.452 12.504.202
Dự phòng RRTD 870.840 1.281.276 2.640.258 3.357.920
Tổng nợ xấu 292.806 902.935 2.526.117 3.204.318
Hệ số khả năng bù
đắp RRTD
41,83 % 14,66 % 6,04 % 4,95 %
Nhận xét:
Các hệ số phản ánh khả năng bù đắp nợ mất vốn lớn hơn 1 chứng tỏ trích lập
dự phòng đầy đủ và có khả năng bù đắp vốn cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro hay nói
cách khác, nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn trước những rủi ro xảy ra.
Như bảng trên có thể thấy, ACB có mức trích lập dự phòng đầy đủ và nguồn vốn được
đảm bảo an toàn trước rủi ro. Tuy nhiên, hệ số này giảm đáng kể khi năm 2010 đạt tới
5.13% nhưng năm 2013 giảm xuống chỉ còn 1.61%. Điều này chủ yếu do số nợ quá
hạn năm 2012 tăng đột biến kéo theo hệ số khả năng bù đắp RRTD giảm mạnh.
Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ACB tuy giảm mạnh xuống còn
6.04% năm 2012 và 4.95% năm 2013 - con số này khá thấp nếu so sánh với một số
ngân hàng như CTG (7.6%), VCB (8.6%), MB (10.2%), tuy vậy vẫn đảm bảo giới hạn
an toàn theo thông lệ là 4.
II.5.1.2. Mức độ tập trung danh mục cho vay tại ACB giai đoạn 2010-2013
 Theo kỳ hạn vay:
Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay của ACB giai đoạn 2010 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
2010 2011 2012 2013
Theo thời
hạn vay

Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
-Ngắn hạn 43 810 541 50.56 53 316 844 52.32 55 878 105 54.87 56 837 993 53.53
-Trung hạn 19 521 816 22.53 26 899 822 26.4 18 807 961 18.47 16 685 473 15.71
-Dài hạn 23 315 607 26.91 21 680 967 21.28 27 146 037 26.66 32 655 471 30.76
Tổng dư nợ 86.647.964 100 101.897.633 100 101.832.103 100 106.178.93
7
100
Tốc độ tăng
trưởng
17.6 (0.06) 4.27
Cơ cấu các khoản cho vay khách hàng theo kỳ hạn đến cuối năm 2013 của
ACB đã có sự dịch chuyển từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Điều này có thể
minh chứng cho việc ACB đã quan tâm hơn đến việc cấp vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp (do khoản vay cho các dự án đầu tư hay sản xuất thường
có thời hạn dài). Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp ACB tìm cách giãn nợ,
đảo nợ, dịch chuyển nợ ngắn hạn sang nợ trung và dài hạn nhằm kéo dài thời hạn
thanh toán do chủ nợ không thể trả đúng hạn, nhờ vậy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng
cũng giảm đáng kể trong khi Báo cáo tài chính trở nên tốt đẹp hơn.
Xét về mức độ rủi ro, rõ ràng các khoản vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn
so với các khoản vay ngắn hạn do những biến động trên thị trường trong khoảng thời
gian dài hơn. Cũng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tính thanh khoản sẽ kém
hơn so với khoản cho vay ngắn hạn. Đồng thời mức lãi suất theo lý thuyết cũng sẽ cao
hơn ngắn hạn do độ nhạy cảm lãi suất kém hơn. Hơn nữa, nếu ACB quá chú trọng đến

các khoản nợ dài hạn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản do các khoản
nợ chưa đến hạn thu hồi trong khi tiền huy động từ dân cư lại chủ yếu là kỳ hạn ngắn.
 Theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.12: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại ACB giai đoạn 2010 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
2010 2011 2012 2013
% % % %
DN Nhà
nước
4 932 121 5.69 3 237 458 3.18 3 185 087 3.13 2 625 950 2.47
Công ty CP,
CT TNHH,
DNTN
48 642 359 56.14 61 531 015 60.39 53 497 279 52.53 57 043 792 53.7
2
Công ty liên
doanh
388 615 0.45 501 340 0.49 306 256 0.3 536 554 0.51
Công ty
100% vốn
nước ngoài
204 820 0.24 807 489 0.79 467 995 0.46 389 598 0.37
Hợp tác xã 21 412 0.02 19 056 0.019 26 688 0.03 35 911 0.03
Cá nhân, đối
tượng khác
32 458 637 37.46 35 801 275 35.13 44 348 798 43.55 45 547 132 42.9
Tổng 86 647 964 100 101 897
633
100 101 832
103

100 106 178
937
100
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB)
Với định hướng là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách hàng
chủ yếu của ACB là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong giai
đoạn 2010 – 2013, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm trên 35%, cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm trên 50%. Thu nhập từ nhóm khách hàng này là
rất lớn do đặc điểm của nền kinh tế nước ta, tuy nhiên các đối tượng KH này có trình
độ quản lý còn kém, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức,
phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,…cũng gây trở ngại không nhỏ cho ACB.

×