Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chuyên đề thực tập Tổ chức các hoạt động xã hội, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.36 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA GIÁO DỤC
HỒ SƠ THỰC TẬP CƠ SỞ
(Dành cho sinh viên đại học Năm thứ 3 – Khoa Giáo dục)
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
Chuyên đề thực tập: Tổ chức các hoạt động xã hội
Cơ sở thực tập: Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ
Giảng viên hướng dẫn
Th.S Ngô Thị Bích Thảo
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Vũ Huyền Trang
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
1
LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu của Khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục là nhằm đào tạo cử
nhân chuyên ngành Tâm lý học giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo. Sinh viên của
khoa Giáo dục sau khi tốt nghiệp có thể giảng dạy môn Tâm lý – Giáo dục trong các
trường sư phạm, tham gia các hoạt động tư vấn cũng như làm việc trong các tổ chức
chính trị xã hội.
Theo kế hoạch của Học viện Quản lý giáo dục nói chung và của khoa Giáo dục nói
riêng, những sinh viên năm thứ 3 tạm gác lại những trang giáo trình quen thuộc, được
hòa mình vào những công việc của cơ sở thực tập, được lắng nghe những chia sẻ thực tế
của những người đi trước, được trực tiếp đảm nhận những công việc cụ thể.
Thực hiện yêu cầu quan sát, học hỏi các kỹ năng và trực tiếp tham gia các hoạt
động xã hội để rút ra bài học cho bản thân trong công việc sau này, nhóm sinh viên chúng
em đã tiến hành thực tập cơ sở tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ ngày
20/02/2012 đến ngày 09/03/2012.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thực tập cơ sở, trong suốt 3 tuần
qua cá nhân em đã không ngừng cố gắng, không ngừng học hỏi, từ những công việc nhỏ
nhất đến những công việc lớn hơn, em đều chú ý quan sát, tìm hiểu, học tập và rút ra cho


mình những bài học bổ ích. Kết thúc đợt thực tập cơ sở, những gì em học hỏi và kiến
thức em học hỏi được sẽ được cụ thể hóa ở bản thu hoạch cá nhân này. Mặc dù, nó chưa
thể chi tiết hóa tất cả những gì mà em đã học hỏi được trong 3 tuần thực tập, nhưng qua
Hồ sơ thực tập cơ sở, em mong rằng quý thầy cô sẽ thấy ở cá nhân em một sự trưởng
thành, Có được điều này, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám đốc Học
viện Quản lý Giáo dục, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục, quý thầy cô Phòng đào tạo, quý
thầy cô khoa Giáo dục và đặc biệt là giảng viên ThS. Ngô Thị Bích Thảo đã trực tiếp
hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo cho nhóm thực tập cơ sở và cá nhân em trong suốt 3 tuần thực
tập cơ sở. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú
2
Thọ và các phòng ban đã tạo điều kiện cho em được thực tập, thực tế và trải nghiệm
thông qua những công việc vô cùng ý nghĩa!
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
HV QLGD Học viện Quản lý Giáo dục
Hội CTĐ Hội Chữ thập đỏ
GD Giáo dục
GV Giảng viên
SV Sinh viên
Th.s Thạc sỹ
TS Tiến sỹ
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH PHÚ THỌ
1. Mục đích của Hội Chữ thập đỏ
3
- Hội Chữ thập đỏ nói chung và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ nói riêng đều là một tổ
chức xã hội của quần chúng, hoạt động vì mục tiêu nhân đạo – hòa bình – hữu nghị, góp
phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì
hạnh phúc của nhân dân.

- Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ trực thuộc Trung ương Hội CTĐ Việt Nam, là thành viên của
Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm
đỏ quốc tế.
- Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ có phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, hoạt động
tuân theo Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo
Điều lệ Hội và 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ: Nhân đạo, Vô tư, Trung
lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
2. Nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ
Hội Chữ thập đỏ có 7 lĩnh vực hoạt động :
Một là, cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo
Hai là, chăm sóc sức khỏe
Ba là, sơ cấp cứu ban đầu
Bốn là, hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Năm là, tìm kiếm tin tức thân nhân bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa
Sáu là, tuyên truyền các giá trị nhân đạo
Bảy là, tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm họa
3. Các nguyên tắc hoạt động
- Hội Chữ thập đỏ hoạt động theo 7 nguyên tắc của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi
liềm đỏ Quốc tế:
Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ với lòng mong muốn
được giúp đỡ không phân biệt những người bị thương trên chiến trường, sẽ nỗ lực với
khả năng quốc gia và quốc tế của mình ngăn ngừa và giảm bớt đau thương nhân loại bất
cứ ở nơi nào. Mục đích của Phong trào là để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người
4
và đảm bảo tôn trọng nhân phẩm. Phong trào giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác,
hữu nghị, hòa bình bền vững giữa các dân tộc.
Vô tư: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không phân biệt dân
tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp và quan điểm chính trị. Phong trào nỗ lực để giảm nhẹ
nỗi đau của mọi cá nhân và dành ưu tiên cho những người thiệt thòi nhất.
Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào

trong các cuộc xung đột hoặc không tham dự vào các vấn đề mâu thuẫn về chính trị,
chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.
Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, trong khi trợ giúp cho
chính phủ của mình về các hoạt động nhân dạo vừa tuân theo luật pháp của Nhà nước
mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc
của Phong trào.
Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt
động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục
đích.
Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi
liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở rộng đối với tất cả mọi người. Hội phải tiến hành sức
mạnh nhân đạo của mình trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là tổ chức rộng
rãi có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách
nhiệm và nhiệm vụ trong việc giúp đỡ lẫn nhau.
4. Giới thiệu chung về Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ
4.1 Lịch sử Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ
Hội CTĐ tỉnh Vĩnh Phú (nay là Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ) được thành lập
ngày 15/10/1969. Từ năm 1969 đến năm 1985, Văn phòng tỉnh Hội đặt tại Sở Y tế Phú
Thọ. Thực hiện thông tri số 21/TT-TU ngày 20/09/1987 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú về việc
củng cố kiện toàn bộ máy các Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh và Quyết định số 431/QĐ-UB
5
ngày 15/05/1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, sau đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ được
tách khỏi ngành Y tế.
4.2 Cơ cấu tổ chức
• Ban lãnh đạo
STT Họ tên Chức danh Cơ quan
1 Th.S Quách Đức Hùng Chủ tịch 0210. 3910 585
2 Vũ Thị Minh Tâm Phó Chủ tịch 0210. 3910 565
3 Trần Huy Chung Phó Chủ tịch 0210. 3910 575

4 Nguyễn Đức Hùng Ủy viên thường trực 0210. 3911 406
• Các phòng ban
STT Đơn vị Họ tên Chức danh Cơ quan
1 Phòng
Tổ chức hành chính
Phạm Thị Mai Lan Trưởng phòng 0210.3910589
Đỗ Khắc Sáng Phó phòng
2 Phòng
Chăm sóc sức khỏe
Nguyễn Thị Thường Trưởng phòng 0210.3910309
Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên viên
3 Phòng
Công tác xã hội
Nguyễn Đức Hùng Trưởng phòng 0210.3911406
Cao Thị Thu Hiền Chuyên viên
4 Văn phòng Ban chỉ đạo
hiến máu tình nguyện
Nguyễn Đình Phú Chánh văn
phòng
0210.3913313
Lâm Thị Đào
Nguyên
Chuyên viên
4.3 Tổ chức của Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ
Toàn tỉnh hiện có 380 hội cơ sở, trong đó có 277 xã, phường, thị trấn; có 3.166 chi
hội khu dân cư và 607 chi hội trường học và cơ quan, xí nghiệp. Năm 2010, qua rà soát
tổng số hội viên hoạt động là 163.714 hội viên, chiếm tỷ lệ 13,1% dân số toàn tỉnh; có
2.339 Hội viên tán trợ.
4.4 Mô hình, điển hình
Hội Chữ thập đỏ phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì có nhiều hình thức gây quỹ Hội

như đặt hòm quỹ nhân đạo, thành lập đội xe ôm an toàn, tích cực vận động nhân dân ủng
hộ quần áo, sách vở giúp đỡ đồng bào và học sinh vùng cao đang gặp khó khăn.
6
Hội Chữ thập đỏ Trường Đại học Hùng Vương đã vận động được một số lượng
lớn sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo, xây dựng quỹ nhân đạo trên 10 triệu
đồng/năm để giúp đỡ sinh viên nghèo vượt khó.
Hội Chữ thập đỏ Bệnh viện Phong Châu, huyện Phù Ninh hàng năm phối hợp tích
cực với Hội Chữ thập đỏ huyện tích cực khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân
trên điạh bàn với trị giá thuốc 10-15 triệu đồng/năm.
Ông Bạch Thái Trung, 70 tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn Thanh Sơn đã
tích cực xây dựng Hội cở sở vững mạnh, chăm sóc chu đáo các gia đình nghèo và nạn
nhân chất độc da cam của thị trấn, tích cực vận động xây dựng quỹ nhân đạo với số dư
lớn để làm tốt việc cứu trợ xã hội và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
4.5 Thành tích thi đua khen thưởng đã đạt được
- Huân chương lao động hạng 3
- Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh tặng bức trướng và kỷ niệm Chương Hùng Vương năm
1996
- Cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ năm 2000
- Huân chương lao động hạng 2 năm 2001
Ngoài ra Hội còn đựơc tặng cờ thi đua và bằng khen của Trung ương hội Chữ
thập đỏ Việt Nam, cờ thi đua và bằng khen của UBND tỉnh, Huy chương vì sự nghiệp
Chữ thập đỏ Việt Nam.
Phần II
Mô tả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Phú Thọ
I. Các hoạt động chung
1. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo
1.1 Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp là hoạt động hỗ trợ kịp thời, trực
tiếp cho nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai
nạn, thảm họa khác, bao gồm:
7

- Hoạt động cứu chữa nhân đạo
- Cứu trợ bằng tiền, hiện vật và giúp đỡ khắc phục khó khăn ban đầu;
- Động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý.
1.2 Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là hoạt động trợ giúp cho người
khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi và những người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn khác, bao gồm:
- Trợ giúp tiền, phương tiện, công sức;
- Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm;
- Trợ giúp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
- Các trợ giúp khác.
1.3 Việc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc ưu tiên những
nơi, những đối tượng khó khăn nhất và được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp cứu trợ khẩn cấp thì tiền, hiện vật được cung cấp ngay, trực tiếp cho
các đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
- Trong trường hợp trợ giúp nhân đạo thì các đối tượng nhận tiền, hiện vật cứu trợ được
xác định trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ của cộng đồng và xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc cơ sở bảo trợ
xã hội nơi đối tượng đang được nuôi dưỡng.
8
2. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là hoạt động góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân
dân, tham gia phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể là:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ
nhân dân thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng
đồng;
- Tổ chức lực lượng và tiến hành huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện
viên có kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe;
- Tham gia phòng, chống dịch bệnh;
- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và các hình thức khám bệnh, chữa bệnh
lưu động theo quy định của pháp luật.

3. Sơ cấp cứu ban đầu
- Sơ cấp cứu ban đầu là hoạt động tuyên truyền cho nhân dân hiểu được những cách sơ
cấp cứu ban đầu khi gặp phải một số bệnh phổ biến sau đó đưa ngay đến những cơ sở y
tế. Đồng thời, Hội Chữ thập đỏ cũng là nơi tiếp nhận những ca sơ cấp cứu ban đầu.
4. Hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
4.1 Hiến máu nhân đạo là hoạt động góp phần đáp ứng nhu cầu máu và phục vụ
chữa bệnh, bao gồm:
- Tuyên truyền, vận động hiến máu;
- Tổ chức lực lượng, cơ sở hiến máu
- Tổ chức hiến máu;
- Tiếp nhận máu, sản phẩm máu từ tổ chức, cá nhân;
- Phối hợp với ngành y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật để có
máu và sản phẩm máu.
9
4.2 Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là hoạt
động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác.
5. Tìm kiếm tin tức thân nhân bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa
- Là hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai,
thảm họa là hoạt động cung cấp thông tin về thân nhân hoặc hỗ trợ việc gặp gỡ, đoàn tụ
cho cá nhân, gia đình bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa ở trong nước và ở
nước ngoài. Nó bao gồm các hoạt động như:
- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phạm vi của hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin
tức thân nhân.
- Thu thập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi các thông tin liên quan đến thân nhân của cá nhân,
gia đình cần tìm kiếm tin tức trong trường hợp các kênh liên lạc thông thường bị gián
đoạn.
- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân, gia đình, thân nhân của họ trong việc liên
hệ, tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm gặp gỡ, đoàn tụ gia đình.
6. Tuyên truyền các giá trị nhân đạo

- Tuyên truyền các giá trị nhân đạo là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá
nhân về các nội dung sau đây:
- Mục đích, ý nghĩa, nội dung của hoạt động chữ thập đỏ; truyền thống nhân ái, tình
thương yêu con người, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam;
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ;
- Pháp luật nhân đạo quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ, trăng lưỡi
liềm đỏ quốc tế, các điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm họa
10
- Tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm họa là hoạt động góp phần làm giảm thiểu nguy
cơ xảy ra thảm họa, thiệt hại về người và vật chất khi xảy ra thảm họa, bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho hội viên, tình nguyện viên
chữ thập đỏ, nhân dân về phòng ngừa và ứng phó thảm họa;
- Tổ chức lực lượng, phương tiện và các điều kiện vật chất khác để tham gia phòng ngừa
và ứng phó thảm họa;
- Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời, bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn và các hoạt
động phục hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa.
II. Mô tả các hoạt động tiêu biểu được tham gia
1. Lễ trao học bổng “Thắp sáng tương lai”
- Tháng 9/2011, công ty Miwon Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Trung ương
Hội chữ thập đỏ tài trợ 600 triệu đồng để phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao
tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi. Với tiêu chí “chia sẻ nhỏ, hạnh phúc lớn lao”
nhằm góp phần chắp cánh những ước mơ, thắp sáng tương lai và giảm bớt những khó
khăn cho các em học sinh trong chặng đường học vấn của mình
- Ngày 23/02/2012, Lễ trao học bổng “Thắp sáng tương lai” đã được tổ chức tại
Trường THPT Việt Trì, thành phố Việt Trì, với sự tham dự của ông Yoon Suk Chun -
Tổng giám đốc Công ty TNHH Miwon Việt Nam; bà Đặng Minh Nguyệt - Ủy viên
Thường vụ, Trưởng ban Xây dựng quỹ TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đại diện lãnh đạo
Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ;

đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù
Ninh và các thầy cô giáo, các em học sinh được của 10 trường nhận học bổng.
- Chương trình được bắt đầu lúc 8h30 ngày 23/02/2012 tại trường THPT Việt Trì.
Như các thành viên của nhóm, em cũng có mặt tại trường THPT Việt Trì từ rất sớm để
làm công tác chuẩn bị cùng Phòng Công tác xã hội – Tuyên truyền huấn luyện của Hội
Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ.
- Mỗi người một việc, ai cũng đều khẩn trương và nhanh chóng để thực hiện nhiệm
vụ của mình. Bản thân em được giao nhiệm vụ mời các thầy cô giáo, các vị phụ huynh và
11
các em học sinh của 10 trường đến tham dự Lễ trao học bổng vào phía trong Hội trường.
Bằng những kiến thức môn Kỹ năng giao tiếp ứng xử đã được học tập và nghiên cứu, em
rất tự tin vì nhiệm vụ mình được giao. Thiết nghĩ, những môn học như thế này rất cần
thiết đối với sinh viên trong cuộc sống hàng ngày, khi tham gia thực tập cơ sở và trong cả
công việc sau này. Mọi công việc được chuẩn bị chu đáo trước khi sự kiện diễn ra.
- Đúng 8h30, Lễ trao học bổng “Thắp sáng tương lai” chính thức được bắt đầu. Sau
nghi lễ chào cờ và hát quốc ca, ông Trần Huy Chung – Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
tỉnh Phú Thọ lên điều khiển chương trình.
- Bà Đặng Minh Nguyệt - Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Xây dựng quỹ Trung
Ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lên khai mạc Lễ trao học bổng “Thắp sáng tương lai”
tại tỉnh Phú Thọ.
- Ông Yoon Suk Chun - Tổng giám đốc Công ty TNHH Miwon Việt Nam lên phát
biểu ý kiến.
- Sau đó đến phần trao học bổng cho 100 em học sinh đã vượt khó học giỏi tại 3
đơn vị: Việt Trì, Phù Ninh và Lâm Thao thuộc 3 khối Tiểu học, Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông lần lượt lên nhận học bổng. Các vị đại biểu được mời lên để trao
quà và học bổng cho các em học sinh.
- Lúc này, nhiệm vụ của em cũng như các bạn và chuyển những túi quà từ phía cánh
gà ra phía sân khấu để các vị đại biểu trao cho các em học sinh. Những túi quà được
chuyển đến tận tay các em. Trong không khí ấy, em cảm thấy rất ấm áp và ý nghĩa vì tuy
giá trị của học bổng là không nhiều nhưng nó đượm tình cảm tương thân tương ái lẫn

nhau. Mong rằng, các em học sinh sẽ coi như đây là phần quà khích lệ các em học tập và
tu dưỡng đạo đức tốt. Hy vọng quỹ học bổng này sẽ .
- Một em học sinh thay mặt cho 100 học sinh nhận được học bổng lên phát biểu ý
kiến và bày tỏ lòng cảm ơn đến Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Công ty Miwon Việt Nam.
- Sau khi Lễ trao học bổng kết thúc, chúng tôi ở lại dọn dẹp hội trường và cùng có
một suy nghĩ. Mong rằng với món quà và số tiền đó, các em sẽ có quần áo mới đi học, có
sách vở và giúp đỡ gia đình em được phần nào. Phần quà không phải là lớn những nó
12
mang ý nghĩa khích lệ tinh thần các em. Hy vọng xã hội sẽ quan tâm hơn nữa để các em
có được một cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Lễ hội Xuân Hồng 2012
- Ngày 04/03/2012, tại Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương; Ban chỉ đạo Hiến
máu tình nguyện tỉnh Phú Thọ phối hợp với Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện thành phố
Việt Trì tổ chức “Lễ hội Xuân Hồng 2012”. Với thông điệp "Sẻ giọt máu đào - trao niềm
hy vọng", Lễ hội Xuân Hồng 2012 nhằm kêu gọi mọi người cùng hiến máu đầu xuân vì
sự sống của người bệnh.
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Kế San đã tới dự, phát biểu tặng hoa cho các đơn vị
tham gia hiến máu tình nguyện, các tình nguyện viên.
- Bằng tình cảm, trách nhiệm, với thông điệp "Sẻ giọt máu đào - Trao niềm hy
vọng", “Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại” - Lễ hội Xuân hồng 2012 thực sự trở
thành Ngày hội lớn của tất cả những tấm lòng nhân ái, nhiệt huyết đối với cộng đồng và
đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của các cơ quan ban ngành, đoàn thể và nhân dân.
- Lễ hội Xuân hồng 2012 của tỉnh Phú Thọ đã thu được kết quả tốt đẹp, thu gom
được 596 đơn vị máu. Qua đó, có thể khẳng định phong trào hiến máu tình nguyện đã và
đang có sức lan tỏa rộng lớn, mang tính xã hội hóa cao cần được nhân rộng hơn nữa
trong cộng đồng.
- Nhóm thực tập cũng được tham gia chuẩn bị và trực tiếp tham gia vào Lễ hội
Xuân hồng 2012 của tỉnh Phú Thọ. Từ chiều ngày 03/03/2012, nhóm đã có mặt để cắm
cờ và treo băng rôn cùng Văn phòng BCĐ Hiến máu nhân đạo tỉnh Phú Thọ tại trường
Dự bị dân tộc Trung ương. Đồng thời, trang trí sân khấu, chuẩn bị bàn ghế và những điều

kiện để tổ chức Lễ hội vào ngày 04/03/2012.
- Ngày 04/03/2012, 7h sáng chúng em đã có mặt tại Hội trường của trường Dự bị
Đại học dân tộc Trung ương. Nhóm có công việc giúp đỡ các anh chị ở Viện huyết học
và truyền máu TW vận chuyển dụng cụ phục vụ cho công tác kiểm tra sức khỏe và lấy
máu vào phía cuối hội trường. Sau Lễ ra quân là gần 700 người tham gia hiến máu được
13
điền vào phiếu hiến máu, được kiểm tra sức khỏe và thử máu trước khi hiến máu. Mỗi
người trong nhóm được phân công một công việc khác nhau.
- Cá nhân em được nhận nhiệm vụ ghi, trao giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện
cho các tình nguyện viên đã tham gia hiến máu và trao quà cho các tình nguyện viên.
Công việc khá mệt nhưng vẫn thấy vui vì mình đã làm được một điều gì đó có ý nghĩa.
Các bạn khác cũng rất hào hứng và nhiệt tình tham gia các công việc được giao.
- Chiều ngày 04/03/2012, đúng 13h30 nhóm lại có mặt để tiếp tục công việc của
mình. Với các đối tượng tham gia hiến máu là các bạn sinh viên của các trường Đại học
và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Em cảm nhận được sức trẻ của các bạn với nhiệt
huyết rất cao khi tham gia Lễ hội Xuân Hồng 2012 này. Buổi chiều, sau khi công việc
được giao đã hoàn thành, nhóm còn chủ động tổ chức giao lưu văn nghệ với sinh viên
trường Dự bị Đại học dân tộc TW qua những tiết mục Beat-box của bạn Vũ. Sức nóng
của tiết mục như phá vỡ bầu không khí để mang lại một sức trẻ cho tất cả các bạn sinh
viên đã tham gia Lễ hội Xuân Hồng.
14
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THEO CHUYÊN NGÀNH THỰC TẬP
Tổ chức các hoạt động xã hội là một phân ngành của chuyên ngành Tâm lý học giáo dục
học nói chung. Bằng những gì được quan sát, trải nghiệm và học hỏi qua 3 tuần thực tập
cơ sở, chúng em nhận thấy những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn của chuyên ngành
tổ chức các hoạt động xã hội như sau:
1. Yêu cầu về mặt lý luận
Tổ chức các hoạt động xã hội là một hoạt động thực nên mang tính tổng hợp cao,
được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và

các nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh
phúc con người và tiến bộ xã hội.
Định nghĩa trên có 6 yếu tố đáng lưu ý:
Thứ nhất, công tác tổ chức các hoạt động xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn. Điều
này đối với các bạn làm công tác xã hội trực tiếp, là hiển nhiên. Tuy nhiên, với các nhà
quản lý, cần phải được nhấn mạnh, vì nhiều khi người ta quên rằng để giải quyết các vấn
đề xã hội cần thực hiện công tác xã hội cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở một số khâu
quản lý ban đầu (nghiên cứu, ra chính sách, lập kế hoạch…).
15
Thứ hai, đó là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, phức tạp. Điều này
cần đặc biệt nhấn mạnh ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Người làm công tác xã
hội phải quan tâm rất nhièu loại vấn đề khác nhau, bởi vì đời sống con người là đa dạng.
Họ phải làm việc với nhiều loại người, từ người dân bình thường, các thành phần “có vấn
đề” trong xã hội, đến những người có quyền lực hay trách nhiệm cao. Họ còn phải làm
việc đủ với các loại tổ chức và thiết chế.
Thứ ba, công tác tổ chức các hoạt động xã hội chỉ có thể được gọi là như vậy, khi nó
tuân theo những nguyên tắc và phương pháp đặc thù, phù hợp với mục tiêu cao cả nói
trên.
Thứ tư, công tác tổ chức các hoạt động xã hội nhằm tác động trực tiếp vào cá nhân hay
nhóm người, nhưng không làm thay đổi họ, mà chỉ hỗ trợ bằng những cách khác nhau, để
họ giải quyết các vấn đề của mình.
Thứ năm, công tác tổ chức các hoạt động xã hội không có tham vọng giải quyết trực tiếp
mọi vấn đề của con người và xã hội. Nó chỉ nhằm trực tiếp vào những vấn đề của đời
sống hàng ngày của con người, được tập hợp trong một khái niệm chung, đó là phúc lợi
(hay an sinh) xã hội.
Thứ sáu, qua việc giúp đỡ những con người giải quyết những vấn đề đời sống cụ thể của
họ, công tác xã hội thực hiện những mục tiêu chung của nó là phúc lợi và hạnh phúc cho
mọi người, ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng xã hội.
2. Yêu cầu về mặt thực tiễn
Có rất nhiều yêu cầu đối với người làm công tác tổ chức các hoạt động xã hội,

nhưng có thể tập hợp lại trong bốn yêu cầu chính:
Yêu cầu thứ nhất, có khả năng nhận thức được các biến đổi xã hội vĩ mô.
Yêu cầu thứ hai, thực hiện một cách sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng tổ
chức các hoạt động xã hội.
Yêu cầu thứ ba, mong muốn và biết làm việc một cách cụ thể và thiết thực với mọi người
ở các tầng lớp và môi trường khác nhau.
16
Yêu cầu thứ tư, có khả năng tự thiết kế và tiến hành cũng như kỹ năng góp ý cho một kế
hoạch tổ chức hoạt động xã hội.
Bên cạnh những yêu cầu đối với người làm công tác tổ chức các hoạt động xã hội
còn có những nguyên tắc nghề nghiệp cơ bản:
 Nguyên tắc thứ nhất: Hoạt động vì phúc lợi và hạnh phúc của con người và xã hội.
Theo đó, công tác xã hội không cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế - tài chính.
 Nguyên tắc thứ hai: Liên qua đến bản chất của mối quan hệ giữa người làm công
tác xã hội với đối tượng cần giúp đỡ, mà nói gọn lại là đảm bảo mối quan hệ qua
lại, bình đẳng và công bằng giữa hai bên. Nguyên tắc này được cụ thể hóa thành
nhiều phương châm xử thế: Tôn trọng đối tượng, chấp nhận trạng thái hiện có của
đối tượng, bảo đảm quyền tự quyết… Nguyên tắc này cũng giúp ta phân biệt công
tác xã hội với các hoạt động từ thiện.
 Nguyên tắc thứ ba: Liên quan đến nền tảng triết học của công tác xã hội, tạo nên
giá trị tinh thần và niềm tin của họat động này. Một cách ngắn gọn, trong công tác
xã hội, người ta xem: Một là con người là giá trị tối cao, là mối quan tâm hàng đầu
của xã hội, mỗi cá nhân là một giá trị, không thể thay thế. Hai là giữa cá nhân và
xã hội có mối liên hệ tương hỗ và có trách nhiệm đối với nhau. Ba là cá nhân cũng
như xã hội đều có khả năng biến đổi nhưng chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua
sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển; người làm công tác xã hội là “chiếc cầu
nối”, là chất xúc tác trong mối liên hệ này.
 Nguyên tắc thứ tư: Ít được đề cập trong các tài liệu nhưng không kém phần quan
trọng, đó là thái độ đối với bản thân mỗi nguyên tắc, chúng cần được hiểu thấu
như là kim chỉ nam dẫn dắt hành động nhưng không phải là sự giáo điều, chúng

được chấp nhận và thực hiện một cách sáng tạo, thích hợp với các nền văn hóa và
khung cảnh xã hội của mỗi quốc gia cũng như địa phương.
3. Đánh giá, rút ra bài học cho bản thân
17
Là một sinh viên chuyên ngành Tâm lý học giáo dục, tương lai muốn trở thành
một nhà hoạt động xã hội, thông qua đợt thực tập cơ sở tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú
Thọ, em xin tự đánh giá những ưu nhược điểm của bản thân như sau:
 Ưu điểm
- Năng động, sáng tạo đối với công việc được giao
- Chủ động học hỏi, quan sát, những người xung quanh để học thêm kinh nghiệm.
- Trang bị tốt những kiến thức và kỹ năng khi làm việc
- Bản thân luôn nhiệt tình và hết mình vì công việc
- Khi tiến hành công việc, có thể gặp những khó khăn nhưng vẫn bình tĩnh và hỏi ý kiến
những người đi trước để đưa ra cách giải quyết tốt.
- Luôn sẵn sàng chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giữa các bạn trong nhóm với nhau và học
hỏi cả của những người đi trước.
 Nhược điểm
- Năng lực chuyên môn chưa sâu, cần phải được rèn luyện nhiều hơn.
- Những kỹ năng của mình còn hạn chế nên cần phải học hỏi thêm để tốt hơn
 Bài học cho bản thân
Qua đợt thực tập cơ sở, em đã có được nhiều bài học bổ ích thông qua việc
quan sát, tổ chức và trực tiếp tham gia các sự kiện xã hội tại Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Phú
Thọ. Cụ thể đó là:
- Kỹ năng quan sát và học hỏi từ những người có kinh nghiệm rất quan trọng và cần thiết
đối với chuyên ngành tổ chức các hoạt động xã hội.
- Để tổ chức thành công một hoạt động - sự kiện xã hội thì bản thân người tổ chức cần có
kỹ năng tổ chức sự kiện và kỹ năng làm việc nhóm.
- Thông điệp của sự kiện cũng là phần rất quan trọng mà mỗi nhà tổ chức các hoạt động
xã hội cần lưu ý. Vì thông qua thông điệp của sự kiện, nhà tổ chức có thể gửi đến mọi
người một ý nghĩ làm thay đổi nhận thức và hành vi.

- Bản thân Hội CTĐ không thể lo được vấn đề nhân đạo trong toàn xã hội mà muốn có nó
thì cần phải có sự hợp tác của các ban ngành và toàn xã hội. Nếu chỉ có bản thân Hội
CTĐ muốn giúp xã hội tốt đẹp hơn thì tỉ lệ thành công là rất thấp.
18
- Trong quá trình làm việc tại Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ, bản thân em đã nhận được rất
nhiều góp ý và chia sẻ kinh nghiệm từ các cán bộ trong cơ quan. Chính từng lời nhận xét
và góp ý đã khiến cho kết quả công việc tốt hơn.
- Được học tập và trải nghiệm ở thực tế trong công việc cụ thể khiến cho bản thân mỗi cá
nhân được hiện thực hóa những kiến thức học được ở trường lớp vào đời sống. Tuy có
những vấp váp và khó khăn nhưng những gì thu được sau quá trình thực tập cơ sở là tiền
đề cho mỗi cá nhân trong công việc sau này.
Thông qua đợt thực tập cơ sở tại Hội chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ, cá nhân em đã
trưởng thành hơn rất nhiều cả về kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn. Bản thân em
nhận thấy chuyên ngành mình theo học rất phù hợp với mình và xác định nó chính là con
đường mà mình sẽ phấn đấu để theo đuổi đến cùng. Các kiến thức, kỹ năng thực hành nói
chung em đã được quan sát và trải nghiệm, thực hành. Chính điều này sẽ giúp bản thân
mỗi người tự tin hơn khi thực tập ra trường và là cơ sở nền tảng vững chắc khi em tốt
nghiệp đi làm.
Có được tất cả những điều này, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Minh Đức – Trưởng khoa Giáo dục, cùng toàn thể quý thầy cô trong Khoa đã tạo điều
kiện giúp đỡ em. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Ngô Thị Bích Thảo –
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập cơ sở này. Em xin
được gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ và cán bộ ở các
phòng ban đã hết sức tạo điều kiện cho em được quan sát, trải nghiệm, chia sẻ và học hỏi
rất nhiều.
Em xin chân thành cảm ơn !
19

×