Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phương pháp dạy học giờ luyện tập đại số 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.94 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĨNH GIA
TRƯ ỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GỜ LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ 9”
Người thực hiện: Nguyễn Đình Thùy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đào Duy Từ
SKKN thuộc môn Toán 9
THANH HÓA NĂM 2013
1
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Lý do chọn đề tài.
1. Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ việc đổi mới chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học,
nhằm hoạt động hoá người học, phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinhvà
năng lực chỉ đạo chủ động, linh hoạt của giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Trong toán học, giờ luyện tập giữ vai trò quan trọng nhằm tạo điều kiện để học
sinh vận dụng kiến thức và rèn kỹ năng giải toán. Khắc sâu kiến thức đã học và
chuẩn bị tốt cho giờ ôn tập phạm vi rộng đó là ôn tập chương. Ngoài ra tổ chức
tốt giờ luyện tập còn tạo cho học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và ý
thức đoàn kết tập thể.
3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
+ Phạm vi: Thực hiện giảng dạy môn toán 9 tại trường THCS Đào Duy Từ.
+ Thời gian thực hiện: Năm học 2012- 2013
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Khảo sát thực tế học sinh trường THCS Đào Duy Từ
1. Hiện trạng khi chưa thực hiện:
• Tình hình học sinh ở 2 lớp 9B, 9C


Phần lớn học sinh ở mức trung bình, yếu rất ít học sinh Khá. Trong thời gian đầu
tiếp nhận lớp tôi thấy rằng:
- Một số em học sinh sợ học môn toán dẫn đến chán nản, không tập trung tiếp
thu bài học, đặc biệt các giờ luyện tập vì các em không hiểu và không làm được
bài tập
- Các em học sinh khá hơn thì trầm, không tích cực phát biểu xây dựng bài nên
giờ học của lớp kém sôi nổi và đạt hiệu quả chưa cao.
- Trong lớp có những học sinh phải thi lại môn toán.
- Giáo viên và công tác giảng day:
Qua thời gian làm công tác giảng dạy tại lớp này tôi đã tìm hiểu, tiến hành đổi
mới phương pháp dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học:
“Phát hiện và giải quyết vấn đề”
Khi tiến hành thực hiện tôi nhận thấy rằng:
- Phương pháp này phù hợp hơn với học sinh, giúp các em có cảm giác thoải
mái hơn, tự nhiên hơn trong giờ học.
- Các em tự chủ, độc lập thi đua, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài học.
- Học sinh tiếp thu được bài tập,thích giải bài tập, hăng hái xung phong lên bảng
làm bài nên lớp sôi nổi hơn.
2/ Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu, kém
9B 30 0 0 22 8
2
9C 31 0 1 25 5
II. Những biện pháp thực hiện:
ĐỂ DẠY TỐT MỘT GIỜ LUYỆN TẬP TOÁN CẦN ĐẢM BẢO YÊU CẦU SAU:
1/ Về kiến thức vận dụng:
- Giờ học luyện tập toán là giờ học thực hành vận dụng các kiến thức đã học đặc
biệt kiến thức của những bài học lý thuyết liền trước nó vào việc thực hiện giải
các bài toán liên quan. Do vậy nắm chắc kiến thức của bài học lý thuyết là rất
quan trọng đó chính là phương tiện hay chìa khoá để giải được các bài tập trong

giờ luyện tập.
Mặt khác thông qua quá trình thực hiện giải bài tập sẽ từng bước củng cố và
khắc sâu cho học sinh những vấn đề kiến thức lý thuyết đã sử dụng, vận dụng
vào bài tập đó. Từ đó giáo viên có thể mở rộng, nâng cao, đào sâu kiến thức
thông qua các bài tập tương tự và phát triển lên mức độ cao hơn theo từng đối
tượng học sinh.
Qua đó có thể thấy rằng đứng trước mỗi bài tập cụ thể, hay một giờ “luyện tập”,
việc xác định rõ mục tiêu kiến thức của bài tập hay của giờ luyện tập đó là hết
sức quan trọng phải xác định rõ mục tiêu rồi từ đó sẽ định hướng những biện
pháp thực hiện để Thầy và Trò đạt được mục tiêu đó.
Giả sử dạy bài: Tiết 5 : LUYỆN TẬP
Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Thứ nhất - Cần định rõ mục tiêu của cả tiết dạy học
HS cần: - Nắm chắc quy tắc khai phương 1 tích và quy tắc nhân các căn bậc hai .
- Vận dụng thành thạo các quy tắc để giải bài tập .
- Rèn cho học sinh cách tư duy nhanh và kĩ năng biến đổi biểu thức
dưới dấu căn bậc hai .
Thứ hai : Với từng bài tập cụ thể .
VD: chọn bài tập 22 <SGK – T15> Tính
a)
22
1213 −
b)
22
817 −
c)
12 −+ xx
-
1−x
( x ≥ 1)

Cần xác định rõ mục tiêu của bài tập là:
- Vận dụng và củng cố hằng đẳng thức
- Vận dụng và củng cố kiến thức về phân tích đa thức thành nhân tử .
- Đặc biệt vận dụng và củng cố quy tắc khai phương 1 tích .
Từ đó giáo viên đưa ra biện pháp để đạt được mục tiêu của bài tập này và sẽ
hình thành những hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh
 Tiến trình nên thực hiện với học sinh
VD: a)
22
1213 −
- Nhận xét biểu thức dưới dấu căn bậc hai: “ HĐT hiệu hai bình phương”
3
- Vận dụng khai triển:
22
1213 −
=
)1213)(1213( −+
=
25
= 5
- Kiểm tra, đánh giá
b)
22
817 −
* HS có thể thực hiện tương tự phần a.
c)
12 −+ xx
-
1−x
( x ≥ 1) yêu cầu HS nhận xét như với phần a.

=
1121 +−+− xx
-
1−x
=
( )
2
11 +−x
-
1−x
=│
1−x
+1│-
1−x
=
1−x
+1-
1−x
=1
* GV : củng cố và khai thác bài tập tương tự, mở rộng:
BÀI TẬP MỞ RỘNG:
Từ phần a: Tính
22
1213 −
có thể mở rộng thành bài tập mức độ cao hơn như
sau:
Tính: a)
14405,265,117
22
−−

b)
223223 −−+
Lời giải
a)
14405,265,117
22
−−
=
( )( )
14405,265,1175,265,117 −−+
=
144091.144 −
=
( )
1091144 −
=
81.144
=
144
.
81
= 12.9 =108
b)
223223 −−+
=
( )
2
12 +
-
( )

2
12 −
=
2
+1-
2
+1=2
Hay phần c)
12 −+ xx
-
1−x
( x ≥ 1)
=
( )
111
2
−−+− xx
=
1111 =−−+− xx
GV có thể khai thác mở rộng thành các bài tập tương tự:
1) Giải PT :
12 −+ xx
= x-1
Lời giải
ĐKXĐ: x

1 ta có:
12 −+ xx
= x-1


( )
1121 +−+− xx
=x+1

( )
2
11 +−x
= x+1

1−x
+1=x+1

1−x
=x (x

1). Bìnhphương 2vế ta có:
pt

x-1=x
2



x
2
-x+1=0

(x-
2
1

)
2
+
4
3
=0

phương trình vô nghiệm.
2) Giải BPT:
12 −− xx

4
3
Lời giải
ĐKXĐ: x

1 ta có:
12 −− xx

4
3

( )
2
11 −−x

4
3
11 −−⇔ x



4
3
-Nếu
1−x
-1

0

1−x

1

x-1

1( vì x

1)

x

2
Bpt

1−x
-1

4
3



1−x



4
7


x-1

16
49


x

16
65
(Thoả mãn đk x
2≥
)
4
- Nếu
1−x
-1 < 0

1−x
< 1


x-1 <1 (vì x

1 )

x<2
Bpt

1-
1−x



4
3


4
1

1−x

16
1


x-1 (vì x

1 )

x



16
17
(Thoả mãn 1

x <2)
Vậy BPT có nghiệm là: x


16
65
; 1

x <
16
17
3) Tìm giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) của biểu thức:
A= 1-
12 −+ xx
Lời giải
ĐKXĐ: x

1 ta có:
A = 1-
( )
2
11 +−x
= 1-
1−x

-1 = -
1−x


0 với mọi x

1
Vậy biểu thức A có giá trị lớn nhất là 0 khi x-1=0

x=1
Nói chung có rất nhiều các dạng bài tập có thể khai thác được từ kết quả
của 1 bài toán trước đó, vấn đề là giáo viên cần để ý và có sự chuẩn bị cho mình
để đưa ra một cách hợp lý cho học sinh có thể giải tại lớp hoặc hướng dẫn học
sinh về nhà làm bài tập tiếp.
Vấn đề mà tôi muốn nói ở đây là: sau khi hướng dẫn học sinh làm một bài
tập thì phải nhận định rằng học sinh đạt được điều gì? củng cố được kiến thức
nào? và có thể giúp các em làm được những bài tập tương tự mở rộng thích hợp
với kiến thức của bài tập đó. Tức là thực hiện bước thứ 4 trong phương pháp giải
bài tập đó là: “ Nghiên cứu sâu lời giải” (sẽ nói ở phần sau)
2. Về công tác chuẩn bị các bài tập
* Đối với học sinh
- Việc giải các bài tập cuối bài học lý thuyết để thực hành kiến thức của bài đó
là hết sức quan trọng bởi vì bài tập chính là “mang” toàn bộ nội dung kiến thức.
Đánh giá về khả năng nhận thức và kết quả tiếp thu của học sinh là thông qua
quá trình vận dụng kiến thức vào giải tốt hay không tốt các bài tập cũng như
thực hành.
Tuy nhiên với học sinh không chỉ hoàn thành các phần bài tập đó mà sau một
tiết lý thuyết là tiết học luyện tập thì việc xem và giải trước ở nhà các bài tập
phần “luyện tập ” trong sách giáo khoa là rất cần thiết. Nó sẽ tạo tâm thế tốt để
học bài khi lên lớp và sẽ giúp các em giải quyết tốt những vướng mắc, khó khăn

trong quá trình làm bài tập ở nhà khi đến giờ luyện tập được chữa đúng vào bài
tập đó ở trên lớp.
Với tình hình chung hiện nay học sinh THCS rất lười học đặc biệt học và
chuẩn bị bài tập ở nhà nên công việc đó không phải học sinh nào cũng làm được.
Theo tôi ngay từ những năm học lớp dưới (cụ thể từ lớp 6 đối với THCS) mỗi
giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần định hướng, hướng dẫn cho học
sinh phương pháp học tập ở nhà một cách khoa học, liên tục kiểm tra và rèn cho
học sinh thói quen học bài và làm bài tập ở nhà.
5
Bên cạnh đó khi cho bài tập về nhà giáo viên không nên cho tràn lan mà nên lựa
chọn bài tập sao cho có cả những bài tập dễ và có cả bài tập khó theo từng mức
độ (chọn bài tập nhưe thế nào sẽ nói rõ thêm ở phần sau) để tạo hứng thú cho
học sinh tức là khi học sinh mở sách ra làm bài tập ở nhà phải có những bài tập
làm được và có bài tập làm có thể còn vướng mắc, tránh nhất khi mở ra bài nào
cũng khó không làm được.
Muốn làm được như vậy thì việc chuẩn bị, lựa chọn và tung ra các bài tập cho
học sinh một cách hợp lý là vô cùng cần thiết đối với một người giáo viên khi
lên lớp.
* Đối với giáo viên:
- Việc chuẩn bị các bài tập cho tiết dạy luyện tập còn quan trọng hơn rất nhiều
đối với học sinh vì giáo viên là người chủ động, định hướng, đưa ra và tổ chức
những hoạt động dạy và học cả về kiến thức và lưu lượng bài tập.
Theo chương trình SGK mới mỗi tiết dạy luyện tập đại số 9 thường có từ 5 đến
7 bài tập, mỗi bài tập có từ 3 đến 4 phần nhỏ chưa kể giờ luyện tập sau 2 đến 3
tiết lý thuyết thì số lượng bài tập nhiều hơn. Vậy nếu không lựa chọn tốt thì làm
sao dạy hết tất cả các bài tập, làm sao đảm bảo mục tiêu kiến thức một cách
toàn diện cho học sinh được, chưa nói gì đến mở rộng, khơi sâu và phát triển
kiến thức từ bài toán này đến các bài tập khác tương tự.
Hiện nay vẫn có những giáo viên dạy giờ luyện tập cứ thực hiện tuần tự các
bài tập theo SGK từ bài thứ nhất trở đi đến khi hết giờ. Như vậy thiết nghĩ chỉ

45 phút của tiết dạy và học thì thầy và trò làm được mấy bài tập? Luyện được
mấy phần kiến thức?
Nếu với học sinh yếu số bài thực hiện được sẽ hạn chế, luyện không đủ dạng thì
sẽ không đảm bảo mục tiêu kiến thức của bài. Còn dạy với học sinh khá giỏi thì
có lẽ cách này không phù hợp vì có thể làm được nhiều bài tập nhưng tràn lan,
không sâu, không mở rộng. Học sinh sẽ ít được va chạm, nhanh nhàm chán và
sẽ không rèn được thói quen tư duy sâu lời giải bài tập và hình thành phương
pháp giải với từng dạng bài tập để từ việc giải bài tập này có thể có cách giải
cho nhiều bài tập tương tự khác.
Lại có giáo viên dạy giờ luyện tập cứ phải cố làm cho bằng được hết 4 đến 5
bài tập trong 45 phút dạy học, thế là cả thầy và trò phải chạy đua với số lượng
bài tập một cách máy móc, học sinh chưa kịp tìm hiểu sâu lời giải, thầy chưa kịp
củng cố bài tập đã phải vội chuyển sang bài tập khác, thế thì há chẳng phải để
cho học sinh cưỡi ngựa xem hoa sao?
Vậy thì lựa chọn bài tập cho một giờ luyện tập như thế nào là phù hợp?
Như trên đã nói giờ luyện tập hay một giờ bài tập có thể coi là một tiết ôn tập
nhỏ nhằm chuẩn bị tốt cho những tiết ôn tập chương. Vì thế nên ta có thể hoạt
động hoá người học thông qua việc bài tập hoá kiến thức cơ bản.
Giờ học được thiết kế theo chùm 4 bài tập tương ứng với 4 loại đối tượng học
sinh là:
Giỏi – Khá - Trung bình – Yếu, kém.
6
Phương pháp chủ yếu là: Mỗi đối tượng học sinh được giao một phần bài tập
thích hợp theo mức độ tăng dần.
Bài tập nên chuẩn bị theo bảng sau:
Mức độ
Đối tượng
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Ghi chú
HS yếu kém Bài 1.1 Bài 1.2 Bài 1.3 Bài 1.4
HS trung bình Bài 2.1 Bài 2.2 Bài 2.3 Bài 2.4

HS khá Bài 3.1 Bài 3.2 Bài 3.3 Bài 3.4
HS giỏi Bài 4.1 Bài 4.2 Bài 4.3 Bài 4.4
Ghi chú: Mức độ tăng dần từ mức 1 đến mức 4.
Trong đó bài 1.4 tương đương với bài 2.1; bài 2.4 tương đương với bài 3.1;
bài 3.4 tương đương với bài 4.1

Ví dụ : Dạy tiết 5: LUYỆN TẬP
Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Từ mục tiêu đã nêu ra ở ví dụ trên tôi lựa chọn các bài tập như sau:
Bài 1(bài 22 - SGK) Tính
a)
22
1213 −
b)
22
817 −
c)
22
108117 −
d)
22
312313 −
Bỏ các phần c,d của bài tập đó vì tương tự 2 phần a, b (yêu cầu học sinh về nhà
làm)
Thêm vào phần c và d mới là:
c)
22
2.38.6 −
d)
12 −+ xx

-
1−x
( với x ≥ 1)
Như vậy ta có bài tập mới như sau:
BÀI 1 Tính:
a)
22
1213 −
c)
22
2.38.6 −

b)
22
817 −
d)
12 −+ xx
-
1−x
( với x ≥ 1)
Rõ ràng bài tập mới này sẽ đạt được nhiều ưu điểm:
Thứ nhất:Bài tập được sắp xếp theo mức độ cao dần từ phần a đến phần d,
các phần có phương pháp giống nhau nhưng các biểu thức khác nhau nên cách
biến đổi đa dạng phong phú hơn, học sinh được vận dụng dạng quen nhưng
không nhàm chán .
Thứ hai: Đảm bảo được mục tiêu của bài toán đó là:
- Rèn được cho học sinh kiến thức về hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích
đa thức thành nhân tử, quy tắc khai phương 1 tích và nhân các căn bậc hai.
- Ngoài ra rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét biểu thức và kĩ năng biến đổi
biểu thức đại số.

7
Thứ ba : Các phần bài tập không bị bó hẹp, dễ phát triển, dễ mở rộng thích hợp
với luồng tư duy của học sinh ở tất cả các mức độ yếu, kém- trung bình – khá -
giỏi.
Thứ tư: Từ bài tập gốc khi phát biểu thành bài tập khác gây sự bất ngờ thú vị đối
với học sinh vì cảm giác vừa quen vừa lạ, tạo hứng thú cho học sinh tiếp tục đi
sâu vào giải bài tập mới mà quen đó.
* Qua cách thực hiện như thế sẽ từng bước rèn cho học sinh tư duy lô gíc và khả
năng tổng hợp những bài tập thành loại toán, dạng toán và hình thành phương
pháp giải tổng quát vơi từng dạng toán đó.
* Như VD trên đã nói.
- Phần a và b của bài tập 1 có thể mở rộng thành bài tập
Tính :
a)
14405,265,117
22
−−
b)
223223 −−+
c)
256.275,1095,146
22
+−
- Phần d của bài tập 1 có thể mở rộng thành các bài tập dạng mới như:
1) Giải PT :
a)
12 −+ xx
= x-1 b)
314 +−+ xx
- 1 =

12 −− xx
2) Giải BPT:
12 −− xx

4
3
3) Tìm giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) của biểu thức :
A= 1-
12 −+ xx
Còn rất nhiều dạng bài tập khác nữa tuỳ theo cách mở rộng của mỗi GV.
BÀI 2: So sánh.
a) 4 và 2
3
c)
32 +

10
b) 16 và
17.15
d) (2-
3
)(2+
3
) và 1
* Chọn bài tập như trên sẽ đảm bảo cho học sinh mục tiêu:
- Nắm chắc và vận dụng quy tắc nhân các căn bậc hai và quy tắc khai
phương một tích cả hai chiều được phối hợp liên tục trong bài tập một cách nhịp
nhàng.
- Rèn kĩ năng biến đổi bài tập chứa căn bậc hai, tư duy với các số vô tỉ
trên các phép toán mà độc lập với máy tính hoặc bảng số.

- Ôn luyện lại cho học sinh: + Dạng toán so sánh.
+ Kiến thức về hai số nghịch đảo của nhau.
Lời giải:
a) 4 và 2
3
Ta có : 4 =
16
2
3
=
3.4
=
3.4
=
12


16
>
12
. Vậy 4> 2
3

b) 16 và
17.15
Ta có:
17.15
=
116.116 +−
=

)116)(116( +−
=
116
2

<
2
16
=16
Vậy: 16 >
17.15
8
c)
2
+
3

10
Ta có: (
32 +
)
2
= 5+2
2
.
3
= 5+
4
.
2

.
3
= 5+
3.2.4
=5+
24
< 5+
25
=10


(
32 +
)
2
< 10 hay
2
+
3
<
10
d) (2-
3
)(2+
3
) và 1
Ta có : (2-
3
)(2+
3

)= 2
2
– (
3
)
2
=4-3 =1
Vậy : (2-
3
)(2+
3
)=1
* Nhận xét .
Với bài tập trên: Khi so sánh 2 số hoặc hai bài tập chứa căn bậc hai ta có thể
biến đổi chúng về các số hoặc bài tập cùng loại để thuận tiện cho việc so sánh
- Lưu ý: Khi tích của hai biểu thức có giá trị bằng 1 thì hai biểu thức đó là
nghịch đảo của nhau.
* Bài toán trên có thể phát triển thành bài toán sau.
Bài toán: chứng minh rằng:
a)
8179.179 =+−

b) (
20052006 −
) và (
20052006 +
) là hai số nghịch đảo của nhau
Gợi ý cách giải:
Phần a) áp dụng cách giải phần b. của bài tập trên.
Phần b) áp dụng cách giải phần d. của bài tập trên.

BÀI 3 : Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) A = 2
)221()23(2 ++−
2
- 2
6
b) B =
526526 +−−
c) C =
2
222
3
24
xx
xx

+−
tại x =
28 −

Lời giải.
a) Ta có : A= 2
)221()23(2 ++−
2
- 2
6
= 2
2
.
3

-2
2.2
+1+4
2
+(2
2
)
2
-2
6
= 2
6
- 4
2
+1+4
2
+8-2
6
= 9
Vậy giá trị của biểu thức là: A= 9
b) Ta có : B =
526526 +−−
=
15251525 ++−+−
=
( ) ( )
22
1515 +−−
= │
15 −

│- │
15 +
│=
1515 −−−
= -2
Vậy giá trị của biểu thức là : B = -2.
c) Ta có : C=
2
222
3
24
xx
xx

+−
=
( )
( )
=


2
2
2
2
2
xx
x
( )
2.

2
2
2


xx
x
tại x =
222228 =−=−


x
2
= (
2
)
2
= 2

x
2
-
2
≥ 0
Suy ra: C=
x
1
9
Thay x=
2

vào biểu thức C ta có C =
2
2
2
1
=
Vậy giá trị của biểu thức là: C =
2
2
Phần c, có thể trình bày thay trực tiếp x=
2
vào biểu thức C . (cách 2)
Nhận xét:
* Với bài tập này giáo viên giúp học sinh đạt được mục tiêu sau:
- Rèn cho học sinh kĩ năng giải bài toán dạng : Rút gọn rồi tính giá trị của
biểu thức vối điều kiện cho trước.
- Học sinh được thực hành thành thạo quy tắc nhân can bậc hai, quy tắc
khai phương
AA =
2
.
- Ôn lại cho học sinh các hằng đẳng thức đáng nhớ; và phương pháp phân
tích đa thức thành nhân tử.
* Từ bài tập trên cũng rất dễ dàng và có thể phát triển thành bài tập mở rộng ở
mức độ cao hơn nữa như sau:
Bài tập mở rộng phát triển phần b của bài 3 .Ta có bài tập sau:
1) Tính :
a)
246223 +−+
b)

2413526 +−+
2. Giải các phương trình sau:
a)
xxx 212
2
++−
=4
b)
252 =+− xx
Gợi ý trình bày lời giải:
1. Phần a và b biến đổi giống cách biến đổi biểu thức B ở bài tập trên.
(Lưu ý phần b, biến đổi từ trong ra ngoài)
2. Giải phương trình:
a)
xxx 212
2
++−
=4

1−x
+2x=4
Giải phương trình chứa dấu GTTĐ ta được tập nghiệm của phương trình:S=
{ }
3
5
b)
252 =+− xx
ĐKXĐ: x

0

* Bài này có 2 cách giải:
Cách 1: với x

0

x- 2
x
+5 =
( ) ( )
041412
22
>+−=++− xxx
với

x

R
Bình phương 2 vế cua phương trình ta có:
Pt

x- 2
x
+5 = 4

( )
41
2
+−x
= 4


1101 =⇒=⇔=− xxx

(Thoả mãn)
Vậy phương trình có nghiệm là: x = 1
Cách 2: với x

0 ta có phương trình tương đương.
10
( )
2412412
2
=+−⇔=++− xxx


( )
241
2
≥+−x


( )
241
2
=+−x
khi
101 =⇒=− xx
(Thoả mãn ĐKXĐ)
Vậy phương trình có nghiệm là: x = 1
Bài tập mở rộng phát triển phần c của bài 3 .Ta có bài tập sau:
Cho biểu thức: M =

( )
623
2
24
2
−−+

xx
x
Rút gọn rồi tìm giá trị của x để M có giá trị lớn nhất, tìm giá trị đó.
Lời giải:
M =
( )
623
2
24
2
−−+

xx
x
=
( ) ( )
232
2
222
2
−+−

xxx

x
M =
( )( )
32
2
22
2
+−

xx
x
=
3
1
2
+x
với
Tóm lại trong dạy học toán , mỗi bài tập toán học được sử dụng với những dụng
ý khác nhau, có thể dùng để tạo tiền đề xuất để gợi động cơ, để làm việc với nội
dung mới, để củng cố hoặc kiểm tra đánh giá
Vì vậy dạy học luyện tập thì cần phải nắm chắc mục tiêu, hiểu rõ dụng ý của
từng bài tập thì việc lựa chọn đưa ra các bài tập cho bài dạy học luyện tập mới
phù hợp và đạt hiệu quả cao của tiết dạy và học.
Bên cạch đó trong mỗi giờ luyện tập cần phải lựa chọn những phương pháp dạy
học khác nhau (thể hiện qua từng dạng bài tập ) sao cho phù hợp với việc dạy
bài tập của giờ.
GV cần phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm
phát huy tối đa sự vận động, tư duy và công suất làm việc của học sinh.
Một trong các phương pháp đó có thể nói đến phương pháp dạy học luyện tập
“ Tổ chức hoạt động theo nhóm học sinh”

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUYỆN TẬP
(Tổ chức hoạt động theo nhóm học sinh)
A. MỤC TIÊU.
- Xuất phát từ bản chất xã hội của việc dạy – học với nhu cầu giao lưu học tập
của học sinh nhằm traođổi, tìm tòi, học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình
nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng kiến thức vào giải bài tập và ứng dụng trong
đời sống thực tiễn.
- Với ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhằm: “Hoạt động hoá người học”,
lấy học sinh làm trung tâm và tận dụng những phát hiện mới,cách giải toán hay
và phương pháp học tập hiệu quả tạo thế lan toả mạnh giữa học sinh và học sinh
trong lớp học đặc biệt từ những học sinh khá giỏi tới những học sinh yếu kém
nhằm tạo động lực thi đua học tập, nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn
11
nhau, rèn luyện thái độ hoà nhã thân thiện và nêu cao ý thức đoàn kết tập thể,
được bồi dưỡng trong tập thể và có trách nhiệm với tập thể.
- Từ đó mỗi học sinh trong lớp đều tích cực hoạt động, yêu quí trường lớp, tôn
trọng bạn bè và quyết tâm giữ gìn bảo vệ thành tích của tổ nhóm và của lớp
mình.
B. YÊU CẦU
1. Học sinh:
- Mỗi HS cần chuẩn bị tốt phần bài tập ở nhà.
- Phối hợp tốt với các bạn trong nhóm mình để hoạt động.
- Có tinh thần hoà đồng và có ý thức trách nhiệm tự giác.
2. Giáo viên: Cần chuẩn bị tốt 2 yếu tố sau:
- Kiến thức cơ bản sẽ vận dụng vào bài tập(Có thể gồm cả kiến thức mở rộng và
nâng cao)
- Lựa chọn dạng bài tập phù hợp và cách tổ chức thực hiện tương ứng với bài
tập đó.
+ Các dạng bài tập sẽ thực hiện trong tiết dạy.
+ Với mỗi bài tập cần sử lý tình huống và tổ chức hoạt động nhóm như thế nào?

* Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
* Hướng dẫn cách thực hiện.
* Trình bày (báo cáo) kết quả như thế nào?
* Đánh giá, kiểm tra ra sao?

Kết luận và củng cố bài tập.
+ Tạo hứng thú thi đua giữa các nhóm học sinh.
Trên đây tôi đã trình bày các yêu cầu của một tiết dạy luyện tập
- Về mục tiêu kiến thức .
- Về công tác chuẩn bị của thầy và trò.
- Đặc biệt là việc lựa chọn bài tập của giáo viên để đưa ra trong giờ luyện tập.
- Về cách cho bài tập và cách phát triển từ bài tập cũ thành bài tập mới theo mức
độ cao hơn ( quy tắc chùm bài tập)
- Về việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và phương pháp dạy học “tổ
chức hoạt động theo nhóm học sinh”.
Tiếp theo tôi xin trình bày một vài ví dụ về bài soạn đơn giản, phổ dụng, dễ soạn
phù hợp với thực tế và hiệu quả khi dạy học.
ví dụ 1:
*********o0o*********
TIẾT 60: Hệ thức vi – et và ứng dụng(T2)
A. MỤC TIÊU:
HS cần:
- Nắm chắc hệ thức vi – et và các ứng dụng của hệ thức vi – et trong việc nhẩm
nghiệm của phương trình bậc hai, tìm hai số biết tổng và tích cuả chúng
- Vận dụng và làm tốt các bài tập.
12
- Rèn kỹ năng tư duy giải toán đại số
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Đồ dùng dạy học, SGK, bảng phụ (Tóm tắt kiến thức của bài trước).
HS: - Đồ dùng học tập, chuẩn bị trước các bài tập ở nhà.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
I. Ổn định – Kiểm tra.
1. Kiểm tra sĩ số lớp và sự chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
* Yêu cầu:
HS 1:
1/ Nêu hệ thức vi – et của phương trình bậc hai : ax
2
+ bx + c = 0(a

0)?
2/ Áp dụng tìm tổng và tích các nghiệm của phương trình 4x
2
+ x – 5 = 0.
HS 2:
1/ Nêu cách nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai theo hệ số a, b, c?
2/ Áp dụng giải phương trình sau?
a/ 5x
2
– 9x + 4 = 0
b/ -x
2
+ 6x + 7 = 0
HS cả lớp theo dõi nhận xét, chữa bài.
GV: - Cùng học sinh chữa đánh giá,cho điểm HS.
- GV treo bảng phụ, tóm tắt hệ thức vi-et, 2 cách nhẩm nghiệm và ứng
dụng tìm 2
số biết tổng và tích của chúng(đã chuẩn bị sẵn).
- Nêu vấn đề dạy học luyện tập.
II. Nội dung luyện tập.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Tìm tổng và tích các nghiệm của
phương trình sau:
a. 4x
2
+ 2x – 5 = 0 b. 5x
2
+ x + 2 = 0
HĐ1:
GV hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài tập
Câu hỏi:
1. Trước khi sử dụng hệ thức vi – et đối với
phương trình bậc hai cần chú ý điều gì?
2. Nêu hệ thức vi – et của phương trình
bậc2?
HĐ2: Trình bày lời giải
a/ 4x
2
+ 2x – 5 = 0 có :


= 21 > 0


Phương trình có 2 nghiệm thoả mãn:
{
x
1
+ x
2

= -
2
1
x
1
x
2
= -
4
5
HS:
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Thực hiện giải toán theo nhóm học
tập.
* Đại diện nhóm trình bày lời giải.
* HS nhóm khác đánh giá, nhận xét
GV: Đưa ra lời giải (ghi bảng hoặc
chiếu bằng máy).
13
b/ 5x
2
+ x + 2 = 0 có:

= - 39 < 0


Phương trình vô nghiệm.
HĐ3: Củng cố bài tập
-Lưu ý: Trước khi tìm tổng và tích các
nghiệm của phương trình phải xét



0.
Bài 2: Cho phương trình:
x
2
+ 2(m - 1)x + m
2
= 0 (1)
a. Tìm m để phươngtrình có nghiệm rồi tính
tổng và tích các nghiệm của phương trình
theo m?
b. Giải phương trình với m = 1
HĐ1: GV gợi ý để học sinh tìm lời giải
Câu hỏi:
1. Phương trình bậc hai có nghiệm khi nào?
2. Với bài này nên tính

hay


?
HĐ2: Trình bày lời giải
a. ta có


= (m - 1)
2
- m
2

= 1 – 2m
Để phương trình (1) có nghiệm thì




0

1 – 2m

0

m


2
1
Khi đó pt có 2
nghiệm thoả mãn:
{ x
1
+ x
2
= -2m + 2
x
1
x
2
= m
2

b. Với m = 1 phương trình (1)

x
2
+1 = 0

x
2
= -1 (Phương trình vô nghiệm)
HĐ3:củng cố bài tập:
GV nhấn mạnh điều kiện để có hệ thức vi- et




0
Bài 3: Giải các phương trình sau:
a.1,5x
2
-1,6x+0,1=0
b.
3
x
2
-(1-
3
)x-1=0
c. (m - 1)x
2
– (2m + 3)x + m + 4 = 0(m


1)
HĐ1: GV gợi ý trình bày lời giải
(Lưu ý cách giải ngắn gọn, khoa học)
Câu hỏi:
1. Khi giải phương trình bậc 2 đầu tiên ta
nên lưu ý cách giải nào?
TL: Nhẩm nghiệm theo hệ thức vi- et.
2. Với bài này có cách giải khác hay không?
HS lắng nghe và ghi nhớ
HS:
- Thảo luận theo nhóm(yêu cầu của
bài toán)
- Trả lời các câu hỏi gợi ý của GV
- suy nghĩ tim lời giải.
Các nhóm tiến hành giải toán
- Báo cáo kết quả và đánh giá chéo
nhau giữa các nhóm.
- Cử đại diện trình bày lời giải.
* GV kết luận và trình chiếu lời giải
HS lắng nghe và ghi nhớ
HS:
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Tiến hành giải bài tập theo nhóm
học sinh
- Báo cáo kết quả bằng phiếu học tập
(Chỉ báo kết quả)
14
HĐ2: Trình bày lời giải.
a/ 1,5x

2
– 1,6x + 0,1 = 0 có:
a + b + c = 1,5 – 1,6 + 0,1 = 0
Phương trình có 2 nghiệm x
1
= 1; x
2
=
15
1

b/
3
x
2
– (1 -
3
)x – 1 = 0 có:
a – b + c =
3
+(1 -
3
)– 1 = 0
Phương trình có 2 nghiệm x
1
= -1; x
2
=
3
1


c. (m - 1)x
2
– (2m + 3)x + m + 4 = 0 (m

1)
Có a + b + c =m - 1 – (2m + 3) + m + 4=0
Phương trình có 2 nghiệm là:
x
1
= 1 ; x
2
=
1
4

+
m
m
(m

1)
* Nếu m = 1 thì phương trình tương đương
với
-5x + 5 = 0

x = 1
HĐ3: Củng cố bài tập
-Lưu ý cách giải phương trình bậc 2 bằng
cách nhẩm nghiệm theo hệ số :

a+b+c=0 thì phương trình có 2 nghiệm.
x
1
= 1 ; x
2
=
a
c
a- b+c=0 thì phương trình có 2 nghiệm
x
1
= -1 ; x
2
= -
a
c
Bài 4: Tìm 2 số u và v biết:
a. u + v = 42 uv = 441
b. u
2
+ v
2
= 7 uv = 9
HĐ1: GV hướng dẫn tìm lời giải
Gợi ý: nên sử dụng hệ thức vi – et
HĐ2: Trình bày lời giải:
a/ Theo hệ thức vi- et ta có u và v là nghiệm
của phương trình:
x
2

– 42x + 441 = 0 có


= (-21)
2
– 1.441 = 0


Phương trình có nghiệm kép:
x
1
= x
2
= 21
HS 1: Trình bày lời giải phần a.
* HS đánh giá nhận xét, chữa bài
(Nếu cần)
GV đưa ra lời giải.
HS 2: Lên bảng trình bày lời giải
phần b.
* HS đánh giá nhận xét, chữa bài .
GV kêt luận, cho điểm.
HS 3: Trình bày lời giải phần c.
* HS đánh giá nhận xét, chữa bài
(Nếu cần)
GV đưa ra lời giải.
HS lắng nghe và ghi nhớ
Câu hỏi:
1. Theo bài ta có 2 số u và v là
nghiệm của phương trình nào(nêu

phương trình tổng quát)
TL: X
2
– SX + P = 0
* Với phần a thì làm như thế naò?
2. Phần b làm thế nào để biến đổi
được biểu thức u
2
+ v
2
thành biểu
thức chứa (u +v)?
TL: Đưa về dạng bình phương 1 tổng
trừ tích uv.
HS:
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Thực hiện giải bài tập theo nhóm
học tập.
15
Vậy 2 số cần tìm là: u = v = 21
b/ u
2
+ v
2
= 7

(u + v)
2
– 2uv = 7


(u + v)
2
– 18 = 7

(u + v)
2
= 25

u + v =
±
5
* Với u + v = 5 và uv = 9 ta có u và v là
nghiệm của phương trình:
x
2
– 5x +9 = 0


= 25 – 36 = -11 < 0

Phương trình vô nghiệm.
* Với u + v =-5 và uv = 9 ta có u và v là
nghiệm của phương trình: x
2
+ 5x +9 = 0


= 25 – 36 = -11 < 0

Phương trình vô nghiệm.

KL: Vậy không có 2 số u và v thảo mãn điều
kiện.
u
2
+ v
2
= 7 uv = 9
HĐ3: GV củng cố bài tập
-Lưu ý điều kiện của phương trình là:
S
2
- 4P

0.
HS 1: Trình bày lời giải phần a.
* HS đánh giá nhận xét, chữa bài
(Nếu cần)
*GV đưa ra lời giải.
HS 2: Trình bày lời giải phần b.
* HS đánh giá nhận xét, chữa bài
(Nếu cần).
*GV đưa ra lời giải.
HS lắng nghe và ghi nhớ
III. Hướng dẫn học ở nhà:
1. Xem lại bài tập đã làm, làm bài tập 4 ở trên.
2. Chuẩn bị trước nội dung bài “Kiểm tra 1 tiết”.
NHẬN XÉT:
• Với tiết dạy này được thực hiện đã mang lại hiệu quả cao cụ thể như sau:
Các quy tắc và kiến thức cơ bản của bài học lý thuyết đã được hệ thống hoá một
cách tổng quát và lưu lại trên góc bảng hoặc bảng phụ (giáo viên chuẩn bị trước)

trong suốt quá trình làm bài tập nên học sinh dễ theo dõi và vận dụng tốt hơn.
- Khả năng tìm lời giải nhanh, hiệu quả và làm bài chính xác hơn.
- Mỗi bài tập đều được giáo viên gợi mở bằng các câu hỏi hợp lý nên học
sinh nắm bài tốt, hứng thú vận dụng kiến thức vào làm bài tập nên lớp sôi nổi
hơn.
- Các dạng bài tập được phân định rõ ràng, lựa chọn bài tập phù hợp nên
làm được đủ dạng, phong phú và hiệu quả hơn. Học sinh dễ nhớ và vận dụng để
làm các bài tập cùng dạng.
- Có những bài tập khó dành cho những học sinh khá, giỏi và những bài tập
dễ dành cho những học sinh yếu kém nên tất cả học sinh đều tích cực, sôi nổi
xây dựng bài, giờ dạy và học trở nên nhẹ nhàng hơn.
• Qua đó có thể thấy được rằng:
16
- Cùng một bài dạy luyện tập nhưng người giáo viên có sự chuẩn bị tốt, sự lựa
chọn và hoạch định khoa học về nội dung kiến thức về số lượng bài tập và các
dạng bài tập phù hợp cho các đối tượng học sinh.
- Bài soạn với hệ thống câu hỏi dễ hiểu, cách lưu lại kiến thức hợp lý trên
bảng phụ để học sinh tiện dụng khi làm bài tập sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất
nhiều trong từng tiết học, giờ dạy và học “ Luyện tập toán”

KẾT LUẬN CHUNG
I. YÊU CẦU TỔ CHỨC TỐT GIỜ DẠY HỌC LUYỆN TẬP.
 Trong từng giờ luyện tập giáo viên cần đặc biệt lưu ý các dạng bài tập và
phương pháp giải dạng bài tập đó. Cần chú ý đến các tình huống của từng bài
tập cụ thể để định hình cách thức tổ chức hoạt động của thầy và trò đối với bài
tập đó.
Không phải bài tập nào cũng thíh hợp với việc tổ chức hoạt động theo nhóm học
sinh và không phải giờ luyện tập nào cũng hoạt động theo nhóm. Vì vậy người
thầy phải lựa chọn và chuẩn bị tốt các tình huống trong bài soạn của mình sễ
luôn tạo được tâm thế chủ động chỉ đạo, hướng dẫn học sinh thực hiện.

Tổ chức hoạt động theo nhóm học tập, không chỉ có tác dụng trau dồi kiến thức,
củng cố và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập mà còn mang
tính giáo dục nhân cách rất cao. Nên các bài tập phải được lựa chon cẩn thận và
chuẩn bị tình huống thật tốt để đưa vào giờ luyện tập (đặc biệt các bài tập có
nhiều cách giải, đòi hỏi tư duy của học sinh) nhằm khơi dậy trí tụê cộng đồng và
kích thích sự phát triển tư duy của học sinh.
 Như chúng ta đã biết giờ luyện tập nhằm củng cố kiến thức của những bài liền
trước nó và rèn luyện kĩ năng giải toán phát huy khả năng vận dụng kiến thức
vào thực hành tạo tiền đề và chuẩn bị tốt cho giờ ôn tập phạm vi lớn hơn đó là
ôn tập toàn chương.
Do đó dạy học giải bài tập toán học giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác
dạy học giờ luyện tập trên mọi bình diện của quá trình dạy học cả về nội dung,
phương pháp và mục đích dạy học.
Trong phạm vi quá ngắn ngủi của đề tài chúng tôi không thể trình bày hết một
cách cụ thể “phương pháp dạy học giờ luyện tập đại số 9” và những ví dụ cụ thể
được nêu. Tuy nhiên có thể nêu ra mục đích cơ bản để dạy học tốt bài tập toán
cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
II. PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TẬP TOÁN
1. Mục tiêu.
 Hình thành, củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ sảo cho học sinh ở những giai đoạn
khác nhau của quá trình dạy học.
 Phát triển trí tuệ, rèn luyện các thao tác tư duy hình thành những phẩm chất trí
tuệ và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn .
Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng để học sinh hình thành những
phẩm chất đạo đức của người lao động mới .
17
2. phương pháp ( gồm 4 bước)
- Bước 1: Tìm hiểu nội dungđề bài (các dữ liệu và yêu cầu của bài )
- Bước 2: Tìm cách giải (Liên hệ các kiến thức với yêu cầu của bài dưới dạng lô
gíc)

- Bước 3: Trình bày lời giải (cần chặt chẽ, lô gíc, chính xác, rõ ràng và ngắn
gọn)
- Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải (cách giải khác, bài toán tương tự và khả năng
ứng dụng vào các bài mở rộng khác)
 Tóm lại hướng dẫn học sinh giải quyết tốt từng bài tập thì sẽ tổ chức thành
công một giờ “luyện tập”.
Tổ chức tốt nhiều giờ luyện tập thì sẽ tạo tiền đề lớn để tổ chức thành công các
giờ ôn tập chương. Từ đó học sinh sẽ hăng hái thi đua vận dụng kiến thức tiếp
thu được vào thực hành giải toán và hăng say học tập tiếp thu và lĩnh hội tri
thức.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG:
 Sau một thời gian (1năm học ) thực hiện đề tài một cách nghiêm túc, có đánh
giá rút kinh nghiệm, có so sánh và đối chứng từng giờ dạy, từng lớp học tôi nhận
thấy :
-Với thái độ quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinhchuẩn bị tốt kiến thức lí
thuyết bài học trước cho học sinh bằng cách tích cực hoá hoạt động của các em
dưới nhiều hình thức tổ chức hoạt động khac nhau: “ độc lập, tự học, giao lưu ,
đôi bạn hoặc hoạt động theo nhóm học sinh ”một cách đa dạng phong phú đặc
biệt nên đẩy mạnh hai hình thức tự học và hoạt động theo nhóm học sinh . Tất cả
các yếu tố đó sẽ tạo nên phương pháp dạy học tốt giờ luyện tập toán.
- Học sinh có sự tiến bộ rất nhanh không còn hiện tượng học sinh sợ học môn
toán, không khí lớp học sôi nổi, các em hăng hái phát biểu, làm bài tập và tích
cực xây dựng bài.
Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng cao, học sinh yếu kém giảm nhiều.
 Kết quả cụ thể như sau: (Thông qua kết quả của học kì I, giữa kì II )
Lớp 9B : Môn toán
Đầu năm:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu, kém
9B 30 0 0 22 8
9C 31 0 1 25 5

Học kì I
Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu, Kém
29 0 3 20 6
28 0 5 19 4
Giữa học kì II
18
Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu, Kém
29 0 4 21 4
27 0 7 18 2
Như vậy so với đầu năm
- HS khá giỏi tăng 10 em
- HS yếu kém giảm 7 em
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:
- Những năm gần đây Bộ GD-ĐT liên tục thực hiện đổi mới trương trình SGK
và đổi mới phương pháp dạy học trong công tác giáo dục bậc học phổ thông.
Phòng GD-ĐT huyện Tĩnh Gia đã tổ chức nhiều chuyên đề tập huấn về việc đổi
mới chương trình SGK và hướng dẫn gợi ý đổi mới phương pháp dạy học phù
hợp với xu thế và thời đại mới.
- Trường THCS Đào Duy Từ cũng đã và đang tích cực, chủ động thực hiện đúng
chương trình SGK mới, mạnh dạn sử dụng phương pháp dạy học mới một cách
phù hợp và hiệu quả. Nhà trường đã tổ chức cho tất cả cán bộ GV học tin học để
mọi GV đều có kiến thức về vi tính và có thể sử dụng thành thạo việc soạn-
giảng giáo án điện tử. Học sinh được chủ động thảo luận, tìm tòi, nghiên cứu và
chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, sáng tạo, sôi nổi với những dụng cụ trực
quan và thiết bị dạy-học hiện đại dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của GV.
- Tuy nhên việc dạy học theo phương pháp mới cũng còn gặp rất nhiều khó khăn
như:
+ Đối tượng học sinh.
+ Dụng cụ và thiết bị dạy- học.
+ Kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm day học.

Do vậy tôi xin được mạnh dạn nêu ra, kiến nghị và mong nhà trường, các cơ
quan quản lý giáo dục cấp trên có biện pháp khắc phục, tạo điều kiện cho GV và
HS có bộ dụng cụ, thiết bị dạy học đồng bộ, chất lượng và chính xác hơn đảm
bảo đặc trưng bộ môn.
- Đề nghị nhà trường tiếp tục quan tâm đến việc tổ chức các chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học, động viên GV làm dụng cụ dạy học, sử dụng thiêt bị dạy
học và giáo án điện tử. Tiếp tục bồi dưỡng kinh nghiệm giảng dạy cho GV trẻ
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt công tác của mình.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài với một khoảng thời gian nhất định, tôi đã
trình bày đề tài của mình sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thực nghiệm nhiều
tiết dạy ở lớp 9C, có so sánh đối chứng và rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy.
Nội dung của đề tài đề cập đến phương pháp dạy học tốt giờ luyện tập đại số lớp
9. Nhằm mục đích làm cho giờ luyện tập toán nhẹ nhàng hơn, sôi nổi và hiệu
quả hơn.
19
Giúp học sinh hiểu bài và yêu thích môn toán và hăng say học tập và rèn luyện.
Phương pháp mang tính khái quát chung có minh hoạ bằng các bài soạn cụ thể,
có thể vận dụng cho nhiều bài dạy học luyện tập đại số 9.
Tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những hạn chế thiếu khuyết, tôi rất mong
được sự tham khảo, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp và người đọc để đề tài
được tốt và hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Nguyên Bình, ngày 9 tháng 4 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Tác giả:




Nguyễn Đình Thùy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THCS.
2. Sách hướng dẫn giảng dạy môn toán lớp 9
3. Sách giáo khoa toán 9
4. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007
5. Phương pháp dạy học toán THCS

20
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
1-Lý do chọn đề tài
2-Mục đích nghiên cứu
3-Nhiệm vụ nghiên cứu
4-Đối tượng nghiên cứu
5-Phương pháp nghiên cứu
6-Cơ sở nghiên cứu
Phần thứ hai: Nội dung
1-Thực trạng nảy sinh kinh nghiệm
2-Những biện pháp đã tác động quá trình nghiên cứu
3-Kết quả sau khi đã sử dụng các biện pháp
4-Bài học kinh nghiệm rút ra
Phần thứ ba: Kết luận

21

×