Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tiểu luận môn kỹ thuật ngoại thương đề tài xuất khẩu linh kiện điện tử sang thị trường đài loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.7 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGỌAI THƯƠNG

ĐỀ TÀI

XUẤT KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SANG THỊ
TRƯỜNG ĐÀI LOAN
Giảng viên hướng dẫn: LÊ MINH HIẾU

NHÓM 2

TP HCM, THÁNG 04 NĂM 2014

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

2


MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................................
1.1 Lí do chọn đề tài............................................................................................
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................

Chương 1: NGHIÊN CỨU VỀ SẢN PHẨM............................................................
2.1 Tên gọi của sản phẩm....................................................................................
2.2 Phân loại sản phẩm........................................................................................
2.3 Tính năng, công dụng của sản phẩm.............................................................
2.3.1 Linh kiện điện tử thụ động......................................................................
2.3.1.1 Điện trở.............................................................................................
2.3.1.2 Cuộn cảm..........................................................................................
2.3.1.3 Tụ điện..............................................................................................
2.3.1.4 Đi-ốt..................................................................................................
2.3.2 Linh kiện điện tử chủ động ...................................................................
2.3.2.1 Transistor..........................................................................................
2.3.2.2 Mạch tích hợp...................................................................................
2.3.2.3 Bộ cảm biến......................................................................................
2.3.3 Ăngten.....................................................................................................
2.4 Chất lượng sản phẩm.....................................................................................
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG...................................................

2.1 Nghiên cứu thị trường trong nước
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế chính sách thương mại Việt Nam
3


2.1.2 Điều kiện tiền tệ
2.1.3 Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan
2.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài
2.2.1 Kinh tế
2.2.2 Chính trị
2.2.3 Chính sách thương mại
2.3 Điều kiện tiền tệ, tín dụng
2.4 Dung lượng thị trường
2.5 Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng
2.6 Đối thủ cạnh tranh
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN THƯƠNG NHÂN & SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
3.1 Tư cách pháp lý và lĩnh vực kinh doanh
3.2 Uy tín
3.3 Soạn thảo hợp đồng
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.........................................................................................

4


LỜI MỞ ĐẦU
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 10/2013 đạt mức kỷ lục từ trước tới nay
là 25,12 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước; trong đó, xuất khẩu đạt 12,61 tỷ USD,
tăng 12,8% và nhập khẩu là 12,51 tỷ USD, tăng 11%. Với kết quả này, cán cân thương
mại hàng hóa trong tháng 10 của Việt Nam có mức thặng dư hơn 100 triệu USD.

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 10 năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng
hoá của Việt Nam đạt 217,59 tỷ USD, tăng hơn 15,9% so với cùng kỳ năm trước; trong
đó, xuất khẩu đạt 108,72 tỷ USD, tăng 16% và nhập khẩu là 108,87 tỷ USD, tăng
15,9%. Kết quả là mức thâm hụt thương mại trong 10 tháng/2013 là 146 triệu USD,
giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thời kì cơng nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu đóng
một vai trị vơ cùng to lớn. Chính phủ và Nhà nước ta ln ban hành những chính sách,
tạo những điều kiện thuận tốt nhất để phát triển lĩnh vực này. Việt Nam đang ngày càng
mở rộng thị trường của mình ra rộng hơn.
Trong những thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, có thể nói Đài Loan là một thị trường
tiềm năng, đã và đang đem lại cho nước ta nhiều lợi nhuận đáng kể. Theo thống kê của
Bộ Tài chính Đài Loan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2013 giữa
nước ta với Đài Loan đạt 7,48 tỷ USD tăng 6,02% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam
xuất khẩu qua thị trường Đài Loan rất nhiều sản phẩm, trong số đó, khơng thể khơng
nhắc tới mặt hàng linh kiện điện tử.
Theo thống kê cho biết Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này trong
tháng 9/2013 đạt 2,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước, trị giá xuất khẩu nhóm
hàng này trong 9 tháng/2013 là 15,52 tỷ USD,tăng mạnh 79,8% (tương đương tăng
6,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu linh kiện điện tử đã góp phần đáng
kể, làm tăng tỉ trọng GDP của nước ta.

5


1.1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các
nước là thước đo kết quả quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.Hoạt động xuất nhập khẩu còn là yếu tố quan
trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ,

tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu
đáng kể. Trong sự thành công của ngành xuất khẩu không thể không kể đến sự đóng
góp tuy khơng lớn nhưng cũng góp phần đáng kể của mặt hàng linh kiện điện tử với
4,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dù ngành công nhiệp điện tử mới xuất hiện
cách đây không lâu.
Tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại giưã Việt Nam và Đài Loan là hết sức to lớn.
Cùng với việc kí kết các hiệp định thương mại song phương, Việt Nam gia nhập WTO,
quan hệ thương mại giữa hai nước đã bước sang trang mới. Vì vậy, việc xem xét khả
năng thâm nhập cuả hàng linh kiện điện tử vào thị trường Đài Loan- một thị trường có
dung lượng tiêu thụ lớn đã trở nên rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi
cũng có khơng ít những khó khăn thách thức, địi hỏi khơng chỉ sự nỗ lực của doanh
nghiệp Việt Nam mà cịn sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước để có thể tiếp cận và đẩy
mạnh xuất khẩu hàng linh kiện điện tử Việt Nam vào thị trường tiềm năng nhưng cũng
lắm chông gai này. Trong 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Đài Loan những mặt hàng chủ yếu như: điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may;
máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cao su;
giấy và các sản phẩm từ giấy; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép các loại;…Trong đó, mặt
hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng qua tiếp tục là điện thoại các
loại và linh kiện đạt 345.713.031 USD, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm
21,3% tổng trị giá xuất khẩu. Có thể nói rằng, đây là một trong những thành công của
Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử nói riêng và xuất khẩu nói chung.
Xuất phát từ vai trị, tính cấp thiết của việc xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử đối
với nền kinh tế thị trường và thơng qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu về nghiệp vụ
ngoại thương, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ Xuất khẩu linh kiện điện tử
từ Việt Nam sang Đài Loan” .

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
• Hiểu rõ về sản phẩm linh kiện điện tử xuất khẩu.
6









Nắm bắt thông tin về thị trường Đài Loan trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là
xuất nhập khẩu.
Biết được thông tin về thương nhân tại Đài Loan trong lĩnh vực linh kiện điện
tử.
Củng cố kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương.
Vận dụng các điều khoản thương mại trong giao dịch, xuất khẩu hàng hóa.
Vận dụng kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, các kĩ năng về đàm phán, soạn
thảo hợp đồng thương mại.

7


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU VỀ SẢN PHẨM
1.1 Tên gọi của sản phẩm
Các linh kiện điện tử là các thành phần cơ bản có thể ghép nối thành mạch điện tử hay
thiết bị điện tử.
1.2 Phân loại sản phẩm
BẢNG PHÂN LOẠI LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Phân loại

Tên linh kiện
Điện trở


Linh kiện điện tử
Cuộn cảm
thụ động
Tụ điện

Kí hiệu
R

Biểu tượng

L
C

Điót
Transistor PNP
Linh kiện điện tử
chủ động
Transistor NPN

Ăngten

Mạch tích hợp
Bộ cảm biến
Ơng dẫn sóng
Cáp dẫn sóng

1.3 Tính năng, cơng dụng của sản phẩm
1.3.1 Linh kiện điện tử thụ động
1.3.1.1 Điện trở

Điện trở đặc trưng cho tính chất cản trở dịng điện. Chính vì thế, khi sử dụng điện trở
cho một mạch điện thì một phần năng lượng điện sẽ bị tiêu hao để duy trì mức độ
chuyển dời của dịng điện. Nói một cách khác thì khi điện trở càng lớn thì dịng điện đi
qua càng nhỏ và ngược lại khi điện trở nhỏ thì dịng điện dễ dàng được truyền qua.Khi
dòng điện cường độ I chạy qua một vật có điện trở R, điện năng được chuyển thành
nhiệt năng với cơng suất theo phương trình sau:

8


P = I2.R
trong đó:
P là cơng suất, đo theo W
I là cường độ dòng điện, đo bằng A
R là điện trở, đo theo Ω
Chính vì lý do này, khi phân loại điện trở, người ta thường dựa vào công suất mà phân
loại điện trở. Và theo cách phân loại dựa trên cơng suất, thì điện trở thường được chia
làm 3 loại:




Điện trở cơng suất nhỏ
Điện trở cơng suất trung bình
Điện trở công suất lớn.
Tuy nhiên, do ứng dụng thực tế và do cấu tạo riêng của các vật chất tạo nên điện trở
nên thông thường, điện trở được chia thành 2 loại:





Điện trở: là các loại điện trở có cơng suất trung bình và nhỏ hay là các điện trở
chỉ cho phép các dịng điện nhỏ đi qua.
Điện trở cơng suất: là các điện trở dùng trong các mạch điện tử có dịng điện lớn
đi qua hay nói cách khác, các điện trở này khi mạch hoạt động sẽ tạo ra một lượng
nhiệt năng khá lớn. Chính vì thế, chúng được cấu tạo nên từ các vật liệu chịu nhiệt.
Cách đọc giá trị các điện trở này thông thường cũng được phân làm 2 cách đọc, tuỳ
theo các ký hiệu có trên điện trở. Dưới đây là hình về cách đọc điện trở theo vạch màu
trên điện trở.

9


Đối với các điện trở có giá trị được định nghĩa theo vạch màu thì chúng ta có 3 loại
điện trở: Điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu. Loại điện trở 4
vạch màu và 5 vạch màu được chỉ ra trên hình vẽ. Khi đọc các giá trị điện trở 5 vạch
màu và 6 vạch màu thì chúng ta cần phải để ý một chút vì có sự khác nhau một chút về
các giá trị. Tuy nhiên, cách đọc điện trở màu đều dựa trên các giá trị màu sắc được ghi
trên điện trở 1 cách tuần tự:
Đối với điện trở 4 vạch màu





Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị
điện trở
Vạch màu thứ tư: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Đối với điện trở 5 vạch màu







Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ tư: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị
điện trở
Vạch màu thứ năm: Chỉ giá trị sai số của điện trở
1.3.1.2 Cuộn cảm
Cuộn cảm là linh kiện điện tử thụ động tạo từ
một dây dẫn điện với vài vòng quấn, sinh ra từ
trường khi có dịng điện chạy qua. Cuộn cảm
có một độ tự cảm L đo bằng Henry (H)
Trong kĩ thuật điện tử, cuộn cảm thường dùng
để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện
cao tần và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ hình
thành mạch cộng hưởng.
Tùy vào cấu tạo và phậm vi sử dụng, người ta
phân loại cuộn cảm như sau: cuộn cảm
cao,cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
1.3.1.3 Tụ điện

10



Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách
bởi điện mơi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện
tích cùng cường độ, nhưng trái dấu.
Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện
trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều, sự
tích luỹ điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện trong mạch
điện xoay chiều.
Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách hoạt động
của chúng thì hồn tồn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng điện. Ắc
qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra electron ở cực này và chuyển
electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản hơn, nó khơng thể tạo ra electron - nó
chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó
so với ắc qui.

1.3.1.4 Đi-ốt
Điốt bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến, cho phép dịng điện đi qua
nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các tính chất của các
chất bán dẫn. Có nhiều loại điốt bán dẫn, như điốt chỉnh lưu thông thường, điốt
Zener, LED. Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép
với một khối bán dẫn loại N.
Vì điốt có đặc tính chỉ dẫn điện theo một chiều từ a-nốt đến ca-tốt khi phân cực thuận
nên điốt được dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dịng điện một chiều.
Ngồi ra điốt có nội trở thay đổi rất lớn, nếu phân cực thuận RD 0 (nối tắt), phân cực
nghịch RD (hở mạch), nên điốt được dùng làm các cơng tắc điện tử, đóng ngắt bằng
điều khiển mức điện áp. Điốt chỉnh lưu dòng điện, giúp chuyển dòng điện xoay chiều
thành dòng điện một chiều, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong kĩ thuật điện tử. Vì vậy
điốt được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện và điện tử.
11



1.3.2 Linh kiện điện tử chủ động
1.3.2.1 Transistor
Transistor (viết tắt của: "Transfer-resistor" tức điện trở chuyển)là một linh kiện bán
dẫn thường được sử dụng như một thiết bị khuếch đại hoặc một khóa điện tử.
Transistor là khối đơn vị cơ bản xây dựng nên cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất
cả các thiết bị điện tử hiện đại khác. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor
được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều
chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động.Transistor cũng thường được kết
hợp thành mạch tích hợp (IC),có thể tích hợp tới một tỷ transistor trên một diện tích
nhỏ.

Cũng giống như điốt, transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một
bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP Transistor. Khi
ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được một NPN
Transistor.
Mỗi transistor đều có ba cực:
1. Cực gốc B (base)
2. Cực góp C (collector)
3. Cực phát E (emitter)

Để phân biệt PNP hay NPN Transistor ta căn cứ vào ký hiệu linh kiện dựa vào mũi tên
trên đầu phát. Nếu mũi tên hướng ra thì transistor là NPN, và nếu mũi tên hướng vào
thì transistor đó là PNP.
Transistor thường được sử dụng trong các mạch công tắc, mạch logic, mạch điều khiển,
khi hoạt động người ta có thể đưa trực tiếp áp lệnh 5V vào chân B để điều khiển đèn
ngắt, mở.

12



Transistor có cơng suất lớn thường được gọi là sị. Sò dòng, sò nguồn…các sò này
được thiết kế để điều khiển bộ cao áp hoặc biến áp nguồn xung hoạt động. Chúng
thường có điện áp hoạt động cao và cho dịng chịu đựng lớn.
1.3.2.2 Mạch tích hợp
Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn
gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện chứa các linh kiện bán
dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau,
kích thước cỡ micrơmét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh
vực điện tử học.
Các vi mạch tích hợp được thiết kế để đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện
phức hợp. Một mạch tích hợp sẽ giúp giảm kích thước của mạch điện đi rất nhiều,bên
cạnh đó là độ chính xác tăng lên.IC là một phần rất quan trọng của các mạch logic. Có
nhiều loại IC,lập trình được và cố định chức năng,khơng lập trình được.Mỗi IC có tính
chất riêng về nhiệt độ,điện thế giới hạn,công suất làm việc,được ghi trong bảng thông
tin (datasheet) của nhà sản xuất Hiện nay, cơng nghệ silicon đang tính tới những giới
hạn của vi mạch tích hợp và các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra một loại vật
liệu mới có thể thay thế công nghệ silicon này.
1.3.2.3 Bộ cảm biến
Bộ cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những thay đổi từ mơi trường bên ngồi và
biến đổi thành các tín hiệu điện để điều khiển các thiết bị khác. Cảm biến là một trong
ba thành phần cơ bản của hệ thống điều khiển.
Có nhiều loại cảm biến khác nhau như cảm biến nhiệt, cảm biến quang, cảm biến hồng
ngoại,...
Bộ cảm biến được chia thành các loại sau:
1 .Biến trở tuyến tính, biến trở góc quay dùng để chuyển đổi sự dịch chuyển thành điện
áp. Ngồi ra cịn có thể chuyển đổi kiểu điện cảm và điện dung... Nguyên tắc chung để
đo các đại lượng không điện như nhiệt độ, quang thơng, lực, ứng suất, kích thước, di
chuyển, tốc độ... bằng phương pháp điện là biến đổi chúng thành tín hiệu điện. Cấu
trúc thiết bị đo gồm ba thành phần:

Bộ phận chuyển đổi hay cảm biến, cơ cấu đo điện và các sơ đồ mạch trung gian hay
mạch gia ơng tín hiệu ví dụ như mạch khuếch đại, chỉnh lưu, ổn định. Cảm biến xenxin
làm phần tử đo lường trong các hệ bám sát góc quay, truyền chỉ thị góc quay ở cự ly xa
mà không thực hiện được bằng cơ khí.
Biến áp xoay (quay) dùng để biến đổi điện áp của cuộn sơ cấp hoặc góc quay của cuộn
sơ cấp thành tín hiệu ra tương ứng với chúng. Biến áp xoay sin, cos để đo góc quay
của rơto, trên đặt cuộn sơ cấp, thành điện áp tỉ lệ thuận với sin hay cos của góc quay

13


đó. Biến áp xoay tuyến tính biến đổi độ lệch góc quay của rơto thành điện áp tỉ lệ tuyến
tính.
Con quay 3 bậc tự do và con quay 2 bậc tụ do được sử dụng làm các bộ cảm biến đo
sai lệch góc và đo tốc độ góc tuyệt đối trong các hệ thống ổn định đường ngắm của các
dụng cụ quan sát và ngắm bắn.
2. Cảm biến tốc độ - bộ mã hóa quang học là đĩa mã trên có khắc vạch mà ánh sáng có
thể đi qua được. Phía sau đĩa mã đặt phototransistor chịu tác dụng của một nguồn sáng.
Động cơ và đĩa mã được gắn đồng trục, khi quay ánh sáng chiếu đến phototransistor
lúc bị ngăn lại, lúc khơng bị ngăn lại làm cho tín hiệu ở cực colecto là một chuỗi xung.
Trên đĩa mã có khắc hai vịng vạch, ngồi A trong B có cùng số vạch, nhưng lệch 90°
(vạch A trước B là 90°). Nếu đĩa mã quay theo chiều kim đồng hồ thì chuỗi xung B sẽ
nhanh hơn chuỗi xung A là ½ chu kỳ và ngược lại. Thiết bị đo tốc độ như DC
Tachometer, AC Tachometer, Optical Tachometer.
3. Cảm biến nhiệt độ như Pt 56Ω, Pt 100Ω, Thermocouple…
Cảm biến có vai trị quan trọng trong các bài tốn điều khiển q trình nói riêng và
trong các hệ thống điều khiển tự động nói chung. - Là thiết bị có khả năng cảm nhận
các tín hiệu điều khiển vào, ra. - Có vai trò đo đạc các giá trị. - Giới hạn cảm nhận với
đại lượng vật lý cần đo.
1.3.3 Ăngten

Ăngten (từ tiếng Pháp: antenne) là một linh kiện điện tử có thể bức xạ hoặc thu
nhận sóng điện từ. Có nhiều loại ăngten: ăngten lưỡng cực, ăngten mảng... Trong một
hệ thống thông tin vơ tuyến, ăng-ten có hai chức năng cơ bản. Chức năng chính là để
bức xạ các tín hiệu RF từ máy phát dưới dạng sóng vơ tuyến hoặc để chuyển đổi sóng
vơ tuyến thành tín hiệu RF để xử lý ở máy thu. Chức năng khác của ăngten là để hướng
năng lượng bức xạ theo một hay nhiều hướng mong muốn, hoặc “cảm nhận” tín hiệu
thu từ một hay nhiều hướng mong muốn còn các hướng còn lại thường bị khóa lại. Về
mặt đặc trưng hướng của ăngten thì có nghĩa là sự nén lại của sự phát xạ theo các
hướng không mong muốn hoặc là sự loại bỏ sự thu từ các hướng không mong muốn.
Các đặc trưng hướng của một ăng-ten là nền tảng để hiểu ăng-ten được sử dụng như
thế nào trong hệ thống thông tin vơ tuyến. Các đặc trưng có liên hệ với nhau này bao
gồm Tăng ích, tính định hướng, mẫu bức xạ (ăng-ten), và phân cực. Các đặc trưng khác
như búp sóng, độ dài hiệu dụng, góc mở hiệu dụng được suy ra từ bốn đặc trưng cơ bản
trên. Trở kháng đầu cuối (đầu vào) là một đặc trưng cơ bản khác khá quan trọng. Nó
cho ta biết trở kháng của ăng-ten để kết hợp một cách hiệu quả công suất đầu ra của
máy phát với ăng-ten hoặc để kết hợp một cách hiệu quả công suất từ ăng-ten vào máy
thu. Tất cả các đặc trưng ăngten này đều là một hàm của tần số.
1.4 Chất lượng sản phẩm
Sản phẩm điện tử nói chung, theo quan điểm chất lượng phải chịu sự điều chỉnh của
hai yếu tố cơ bản, đó là:
14


- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đây là yếu tố pháp luật. Sản phẩm điện tử sản
xuất trong nước phải chịu sự kiểm tra, thanh tra các chỉ tiêu liên quan đến an toàn.
Trong tương lai con người chịu sự kiểm tra nhà nước các chỉ tiêu liên quan đến tương
thích điện tử từ trường (EMC) và các chỉ tiêu nhiễu tần số radio (RTEE). Trong những
năm gần đây tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ với mức tự động
hoá ngày càng cao cũng như việc phát triển mạng viễn thơng có sự tham gia tích cực
của cơng nghệ thơng tin vấn đề liên quan đến EMC và nhiễu tần số radio đang trở

thành vấn đề nóng bỏng cần có những giải pháp hữu ích để phịng ngừa những tác
động tiềm ẩn gây rối loạn hệ thống điều khiển tự động, từ xa và mạng viễn thơng mang
tính tồn cầu. Tuy nhiên do năng lực thử nghiệm còn quá hạn chế cho nên việc quản lý
chất lượng về mặt an toàn, tương thích điện từ trường và nhiễu tần số radio mới chỉ
thực hiện được một số chỉ tiêu liên quan đến an tồn điện là chính.
- Yếu tố thứ hai liên quan đến chất lượng chính là các chỉ tiêu cơng dụng. Với tốc độ
phát triển của ngành công nghiệp chế tạo linh kiện cũng như công nghệ và cấu trúc của
các linh kiện thì đây là vấn đề đi trước cả yêu cầu mong đợi của người tiêu dùng. Có
thể nói người tiêu dùng ngày nay chưa kịp hưởng thụ hết các chức năng cơng dụng,
chưa khai thác hết tính năng sử dụng của thiết bị điện tử thì các mẫu mới đã xuất hiện
với thiết kế hoàn hảo hơn, có tính năng hơn hẳn đã có mặt trên thị trường. Đây chính là
một yếu tố kích thích tiêu dùng, tạo cơ hội cho phét triển của ngành công nghiệp điện
tử, tạo ra các sản phẩm có giá cả hợp lý để thoả mãn các đối tượng tiêu dùng có mức
thu nhập khác nhau. chính vì vậy có thể nói ngày nay khó có có thể tìm thấy người tiêu
dùng chê bai, phàn nàn về hàng điện tử kể cả sản xuất trong nước và nhập khẩu từ
nước ngoài.
Trong thời kỳ bao cấp, cơng tác tiêu chuẩn hố đã được quan tâm một cách đáng kể từ
việc ban hành khá nhiều tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho đến việc bắt buộc các nhà
máy quốc doanh phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam. Từ việc ban hành các TCVN
cho các loại linh kiện như điện trở, tụ điện các loại bóng bán dẫn, diốt cho đến các
TCVN cho các sản phẩm hoàn chỉnh. Đến khi thị trường được mở cửa thì hầu hết các
tiêu chuẩn này đã quá lạc hậu về tính năng của linh kiện vì vậy khơng cịn thích hợp.
Hoạt động tiêu chuẩn hố nói chung là để phục vụ cho hoạt động thương mại, là cầu
nối giữa ngành công nghiệp sản xuất với thị trường, cầu nối giữa nhà chế tạo với người
tiêu dùng và do đó tiêu chuẩn phải đi trước một bước. Tuy nhiên lĩnh vực cơng nghệ
điện tử lại có bước nhảy vọt và có tốc độ cải tiến rất nhanh làm cho tiêu chuẩn bị chậm
lại so với nhu cầu sản xuất. Đơn cử một ví dụ đối với linh kiện: Nếu như trước đây một
linh kiện chỉ thực hiện được một chức năng đơn giản thì ngày nay một linh kiện - linh
kiện tích hợp (IC) lại thực hiện được rất nhiều chức năng của các linh kiện trước đây.
Nó có thể thay thế cho hẳn một mạch điện tử với hàng chục linh kiện khác nhau để rồi

thực hiện được chức năng cho một mạch điện tử phức tạp. Từ đặc thù như vậy mà cơng
tác tiêu chuẩn hố cần có cái nhìn mới ở các cấp độ tiêu chuẩn khác nhau.

15


Trong những năm gần đây công tác xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đã và đang đi
đúng hướng cả về cấp tiêu chuẩn (TCVN, TC công ty) và đối tượng tiêu chuẩn hoá.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam đã tập trung vào hướng phục vụ hội nhập kinh tế, tự do hố
thương mại; đó là các tiêu chuẩn chịu sự điều chỉnh của các qui định kỹ thuật
(Technical regulations) liên quan đến an tồn, tương thích điện từ trường, nhiều tần số
radio, đó là các tiêu chuẩn địi hỏi tính thống nhất hố cao trong thương mại tự do khu
vực và quốc tế có tính ổn định về chất lượng tương đối dài.
Ví dụ TCVN

(IEC 65), An toàn đối với thiết bị điện tử và các thiết bị đi kèm.

TCVN 5699- 1 : 2004 (IEC 60335- 1 : 2001) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện
tương tự - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung.
Các tiêu chuẩn trên đã được ban hành vừa để phục vụ hội nhập vừa phục vụ công tác
quản lý nhà nước về chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và hạn chế,
phòng ngừa những rối loạn trong thông tin, và điều chỉnh tự động.
TCVN 6611 : 2000 (IEC 326), Tấm mạch in- Bộ tiêu chuẩn Việt Nam gồm 11 tiêu
chuẩn) đã được ban hành theo chương trình hài hồ tiêu chuẩn của ASEAN. Đây là các
sản phẩm có tính thống nhất hó tương đối cao, ẩn chứa những nguy cơ tiềm năng liên
quan đến an toàn, độ tin cậy của thiết bị, linh kiện.
Mảng thiếu hụt quan trọng của hệ thống TCVN đối với thiết bị điện tử là các thiết bị
điện tử y tế mà phần 1 đã đề cập đến. Đây là nhóm sản phẩm điện tử nhạy cảm liên
quan đến hoạt động chữa trị bệnh nhân, liên quan đến đội ngũ y bác sỹ vận hành các

thiết bị này.
+ Tiêu chuẩn công ty (cơ sở)
Hoạt động tiêu chuẩn hó cơng ty đang cịn rất yếu kém. Mặc dù mấy năm qua, kể từ
khi pháp lệnh chất lượng hàng hoá (sửa đổi/được ban hành cùng với quyết định 2425
của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khuyến khích, thúc đẩy cơng tác TCH ở cơng ty,
nâng cao tính tự chủ, khả năng cạnh tranh về chất lượng, song hoạt động này chỉ mang
tính hình thức. Biểu hiện của sự yếu kém, mang tính hình thức được thể hiện thông qua
hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hố:
- Phần lớn các cơng ty đã lấy TCVN để công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm
của mình, trong khi sản phẩm của họ có nhiều tính năng mới, nhiều chỉ tiêu kỹ thuật
khác với TCVN.
- Các sản phẩm điện tử chưa có TCVN, các cơng ty rất lúng túng khơng có khả năng
thể hiện các thơng số, đặc tính kỹ thuật của thiết bị thành tiêu chuẩn cơng ty. Đây chính
là hậu quả của việc sao chép các thiết kế, mẫu mã có sẵn trên thị trường thiếu sự
nghiên cứu sáng tạo để có được sản phẩm riêng, thiếu tính cạnh tranh dẫn đến hoạt
động TCH ở công ty kém hiệu quả.
16


CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG
2.1 Tình hình kinh tế, chính trị, chính sách thương mại trong nước
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế chính sách thương mại Việt Nam
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012) .Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
năm 2013 tăng khoảng 6,04% - thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. CPI tăng thấp phần
lớn do kết quả điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Năm
2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết khá tốt mức cung tiền do đó kiểm sốt được
lạm phát, thêm vào đó giá lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng nhẹ. . Sang năm 2014,
17



dự báo kinh tế thế giới thuận lợi hơn và môi trường vĩ mô trong nước dần đi vào ổn
định, kinh tế Việt Nam kỳ vọng có nhiều cải thiện đáng kể. Hai kịch bản tăng trưởng
cho năm 2014 là 5,71% với xác suất xảy ra tương đối cao và trong điều kiện tốt nhất có
thể đạt 6,18%. Do vậy, đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% do Quốc hội đặt ra là hồn tồn
có khả năng nếu Việt Nam tận dụng những thuận lợi trong mở rộng thương mại và thu
hút các nguồn vốn bên ngoài và phấn đấu kiềm chế lạm phát năm nay dự kiến ở
khoảng 7%.Kinh tế Việt Nam cho thấy, quy mô nền kinh tế đạt 176 tỷ USD, thu nhập
bình quân theo đầu người đã đạt gần 2.000 USD, cụ thể là 1.960 USD/năm Việt Nam
vẫn chỉ là nước có thu nhập trung bình .Cùng với việc gia nhập vào các tổ chức như
WTO ,ASEAN.APEC…ViệtNam gặp được những thuận lợi trong hoạt động buôn bán
sau hơn 20 năm kể từ khi Đài Loan và Việt Nam bắt đầu có sự giao lưu về kinh tế,
thương mại, Đài Loan luôn được coi là một trong những đối tác quan trọng về thương
mại và đầu tư của Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 5 của
Việt Nam. đa phương mang tính chất tương đối tự do, công bằng và tuân thủ những
luật lệ rõ rang ,thúc đẩy cải cách kinh tế trong nướccó khả năng cạnh tranh trên trường
quốc tế. Hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Đài Loan tháng 1/2014 đạt
176,93 triệu USD, giảm 9,11% so với tháng cuối năm 2013; trong đó, nhóm hàng điện
thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch với 43,41 triệu USDđạt 5,42 tỷ USD) Sự
tăng trưởng của các mặt hàng này đã góp phần quan trọng vào tổng kim ngạch xuất
khẩu 33,3 tỷ USD của quý 1. Trong năm 2014, cả nước đặt mục tiêu đạt tổng kim
ngạch xuất khẩu 145,4 tỷ USD. Nhìn chung, tháng đầu năm nay xuất khẩu hầu sang
thị trường Đài Loan đều bị sụt giảm so với cuối năm 2013
(nguồn tham khảo thừ trang mạng ,tồng cục thuế ,các hội thảo )
2.1.2 Điều kiện tiền tệ
thực thi chính sách tiền tệ mở rộng tín dụng có hiệu quả gop phần tăng trưởng kinh
tế ở mức hợp lí , kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư sản xuất,
kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế; thiện thị trường mở lãi suất hợp lí với lãi suất
cho vay chỉ cịn 8% (năm 2014)
(nguồn tham khảo từ hội thảo ,trang mạng về chinhsachtiente)

2.1.3 Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan
Xét riêng về nhập khẩu, Đài Loan là đối tác Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 4, nhưng về
xuất khẩu, Đài Loan mới chỉ là đối tác xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam. Thống kê
này cho thấy sự thiếu cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai Bên, đồng thời nhấn
mạnh cần phải chú trọng hơn nữa công tác thúc đẩy xuất khẩu, khai thác thị trường đầy
tiềm năng này. Trong vòng hai mươi năm qua, do có sự chênh lệch về trình độ phát
triển kinh tế nên cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Đài Loan khá khác biệt và
mang tính bổ sung cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Đài Loan
là các mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, nông lâm thủy sản,
cao su, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, giấy và các sản phẩm từ giấy, gỗ và
sản phẩm gỗ, giầy dép các loại, sản phẩm gốm sứ, máy vi tính và sản phẩm điện tử,
18


linh kiện...với hàm lượng giá trị xuất khẩu thấp. Về cơ bản, các mặt hàng Việt Nam
xuất khẩu sang Đài Loan trong hai mươi năm qua có thể chia thành 3 nhóm chính:
nhóm nơng lâm thủy sản, nhóm ngun nhiên liệu và khống sản, nhóm cơng nghiệp
chế biến. Đài Loan là thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu đa dạng, đồng thời đóng
vai trị trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường Âu,
Mỹ và Đơng Á. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng người Việt đông đảo
(khoảng hơn 200 nghìn người, chiếm 1% dân số Đài Loan) tại Đài Loan sẽ góp phần
thúc đẩy hoạt động thương mại song phương cũng như tuyên truyền về thói quen tiêu
dùng các mặt hàng trong nước tại Đài Loan. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Đài Loan tính đến hết tháng 12 năm 2011 là 2,081 tỉ USD tăng 27,7% so với cùng
kỳ năm ngoái. Top 5 mặt hàng xuất khẩu cũng không thay đổi so với năm 2011, tuy
nhiên các mặt hàng có mức tăng trưởng khác biệt do đó vị trí các mặt hàng cũng có sự
đảo lộn mạnh mẽ. Mặt hàng dệt may đã mất vị trí mặt hàng xuất khẩu hàng đầu bởi
điện thoại và linh kiện. Mặt hàng Điện thoại các loại và linh kiện khác chỉ đứng thứ 5
trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 đã có sự tăng trưởng vượt bậc (229%) tiến lên
giữ vị trí dẫn đầu với tổng trị giá hơn 373 triệu USD

(Nguồn ham khao từ trang mạng như tinkinhte.com,các hội thảo ,nvinanet/haiquan)
2.2 Tình hình kinh tế, chính trị, chính sách thương mại nước ngoài
2.2.1 Kinh tế
Trong 5 thập niên qua, Đài Loan chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp, chậm
phát triển sang một nước công nghiệp phát triển, trong đó các ngành sản xuất là thành
phần chính tạo thành điều được gọi là 'phép lạ kinh tế Đài Loan.
Trong thập niên 1960, nhờ đầu tư nước ngoài, nhiều ngành kỹ thuật tiên tiến được đưa
vào Đài Loan. Chẳng mấy chốc, đảo quốc trở thành một trong những nước xuất cảng
chính các loại máy móc điện tử, thiết bị điện và sản phẩm bằng plastic.
Sang thập niên 1970, chính phủ Đài Loan tài trợ những dự án quy mơ trong các ngành
cơng nghiệp cơ bản như hố dầu, luyện sắt thép, đóng tầu và tạo điều kiện thuận lợi
cho kỹ nghệ đóng xe hơi trong nước lớn mạnh hơn nữa.
Thập niên 1980 đánh dấu thời kỳ tăng triển mạnh các ngành kỹ nghệ điện tử, chế tạo
máy và tin học ở Đài Loan.
Một yếu tố quan trọng phải nói tới, với sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ
trong thập niên 1990, kinh tế Đài Loan không cịn chỉ dựa trên căn bản các ngành cơng
nghiệp sản xuất như trước.
Ngày nay, 55% lực lượng lao động được tuyển dụng trong ngành dịch vụ. Phần đông
làm việc tại các tiệm buôn sỉ và lẻ, cửa hàng ăn và khách sạn. Ngoài ra, một số lớn

19


nhân viên được thu dụng vào các cơ quan xã hội, phục vụ cá nhân cũng như cộng
đồng, những công ty tài chính, bảo hiểm và bất động sản.
Theo dự đốn, điện tử, tin học và thơng tin sẽ là những ngành góp phần phát triển kinh
tế Đài Loan trong tương lai trước mắt.
Là một hòn đảo tương đối nhỏ, kinh tế Đài Loan lệ thuộc rất nhiều vào thương mại. Số
hàng bán sang Trung Quốc chiếm gần một phần tư tổng khối lượng xuất cảng của Đài
Loan. Thương gia Đài Loan cũng bỏ rất nhiều vốn đầu tư vào Hoa Lục. Do đó, làn

sóng cơng nghiệp hóa ở Trung Quốc đang cống hiến cho Đài Loan cơ sở sản xuất, với
chi phí thấp, đồng thời bản thân Hoa Lục cũng là thị trường nhiều hứa hẹn cho Đài
Loan.

Năm
GDP (ppp)
Tăng trưởng GDP
GDP theo đầu người
GDP theo ngành
Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ lạm phát
Mặt hàng nông nghiệp
Các ngành công nghiệp

2010
2011
2112
855,7 tỉ USD
890,2 tỉ USD
901,9 tỉ USD
10,7 %
4%
1,3 %
36.900 USD
38.300 USD
38.500 USD
Nông nghiệp 1,8 % Công nghiệp 29,6% Dịch vụ 68,6%
5,2%
4,4%
4,3%

1%
1,4%
2,3%
Gạo, rau quả, trà, hoa, sản phẩm từ gia súc, gia cầm, cá.
Điện tử, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền
thơng, tinh luyện xăng dầu, vũ khí, hóa chất, dệt may,
sắt thép, máy móc, xi măng, chế biến thực phẩm,
phương tiện giao thông, hàng tiêu dùng, dược phẩm.

Kim ngạch xuất khẩu
Mặt hàng chính

273,8 tỉ USD
307 tỉ USD
288,2 tỉ USD
Điện tử, kim loại và các sản phẩm liên quan, cao su,
nhựa và các sản phẩm liên quan, máy móc, hóa chất.
Trung Quốc + Hồng Kơng (41,9%) Hoa kì (11,5%)
Nhật Bản (6,6%) Singapore (4,4%) (năm 2010)
247,3 tỉ USD
279,2 tỉ USD
261,6 tỉ USD
Khoáng sản, dầu thơ, sản phẩm điện tử, hóa chất, máy
móc, kim loại và các sản phẩm liên quan.
Trung Quốc ( 14,2%) Hoa Kì (10%) Nhật Bản (20,7%)
Hàn Quốc (6,4) Ả Rập Xê Út (4,7%) (năm 2010)

Các đối tác xuất khẩu chính
Kim ngạch nhập khẩu
Mặt hàng chính

Các đối tác nhập khẩu chính

2.2.2 Chính trị
20


Hệ thống chính trị ở Đài Loan dựa trên cơ sở hiến pháp ban hành năm 1947. Văn kiện
này quy định một cơ cấu gồm nội các song hành với hệ thống các ban ngành trong
chính phủ. Tất cả cơng dân trên 20 tuổi đều có quyền đi bầu. Đầu thập niên 1990, Đài
Loan chuyển từ nhà nước độc đảng sang thể chế dân chủ.
Những cơ quan chính trong chính phủ gồm Phủ Tổng thống; Quốc hội (hội đồng hiến
pháp); và năm cơ quan điều hành là Viện Lập pháp (Quốc hội); Viện Hành pháp (Nội
các); Viện Tư pháp (cơ quan luật pháp ở cấp cao nhất của nhà nước); Viện Giám sát
(đặc trách giám sát Công vụ); và cơ quan Kiểm sát (đặc trách buộc tội, phê bình và
kiểm tốn.)
Thủ tướng và phó thủ tướng cầm đầu nội các. Các thành viên trong nội các không do
dân bầu mà được chỉ định.
Tất cả các đạo luật của Quốc hội phải được tổng thống kí thành luật. Ngồi ra, tổng
thống là người có thẩm quyền chung quyết trong các vấn đề liên quan đến quân đội và
an ninh quốc gia.
2.2.3 Chính sách thương mại
Kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Đài Loan đã tăng liên tục từ những năm
1950 đến nay. Từ con số 303 triệu USD của năm 1952, kim ngạch xuất nhập khẩu đã
tăng lên 288 tỷ USD năm 2000 và năm 2006 ước tính đạt gần 420 tỷ USD
Đài Loan liên tục nhập siêu trong suốt những năm 1950, 1960 và nửa đầu những năm
1970, năm 1980 Đài Loan đã chuyển sang xuất siêu. Thặng dư thương mại của Đài
Loan đã tăng lên nhanh chóng, từ 78 triệu USD năm 1980 đã tăng lên 10,6 tỷ USD
năm 1985, và 15,9 tỷ USD năm 2005 . Sự tăng trưởng ngoạn mục này đã chứng tỏ
chính sách hướng tới xuất khẩu rất có hiệu quả của Đài Loan.
Giống như nhiều nền kinh tế mới cơng nghiệp hóa (NIEs), trong chính sách thương

mại, Đài Loan theo chủ nghĩa trọng thương mới. Năm 1986, Đài Loan đã có thặng dư
tài chính kép trong cán cân thanh tốn nội địa và quốc tế, với mức thặng dư bằng
19,8% GDP. Nhiều người cho rằng, Đài Loan có được thặng dư trong mậu dịch quốc tế
là do đã thực hiện thành công chính sách trọng thương mới, cùng với việc thúc đẩy
xuất khẩu và bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước. Sự thành cơng này đã giúp Đài
Loan có được dự trữ ngoại tệ đáng kể nhưng đồng thời nó cũng ngày càng gây áp lực
đối với đồng Đô la Đài Loan mới trên thị trường tiền tệ, đồng NT$ liên tục xuống giá
so với đồng USD cho đến đầu những năm 1980. Vào lúc đó, việc duy trì lãi suất thấp
cộng với khả năng thanh toán bằng tiền mặt cao có thể sẽ dẫn đến nguy cơ sốt giá đối
với bất động sản trong cả nền kinh tế.
Tự do hóa chính sách thương mại với mục tiêu thúc đẩy nhập khẩu vào những năm
cuối 1980 là nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm năng và khôi phục
cân bằng kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, tăng nhu cầu nhập khẩu về mặt lý thuyết có thể
giảm áp lực đối với đồng NT$ và giúp nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Đài Loan trong dài hạn. Quá trình tự do hóa thương mại đã làm giảm đáng kể thuế
nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, nới lỏng các qui định về đăng ký kinh
21


doanh. Năm 1988, 3.467 mặt hàng, chiếm 45% tổng số các mặt hàng thương mại của
Đài Loan đã có mức giảm thuế 41,3%. Năm 1999, thêm 4.900 mặt hàng giảm thuế
trung bình 20,2%. Cùng năm đó, mức thuế danh nghĩa trung bình của Đài Loan đã
giảm xuống cịn 9,7%, thấp hơn nhiều so với mức 30,8% của năm 1984. Như vậy, đã
có sự giảm thuế đáng kể vào nửa sau của những năm 1980 và đầu những năm 1990.
Năm 1998, Đài Loan đã đưa ra một danh sách các mặt hàng nhập khẩu cần có giấy
phép, số cần có giấy phép nhập khẩu đã giảm đi rất nhiều so với trước. Năm 2001, 98%
thị trường Đài Loan đã mở cửa cho hàng hóa nước ngồi vào chính thức và thuế nhập
khẩu trung bình giảm xuống cịn 8,2%. Sau khi gia nhập WTO mức thuế nhập khẩu áp
dụng cho những sản phẩm hoàn chỉnh là 6,5%, với sản phẩm trung gian là 5,5%, với
nguyên liệu và các sản phẩm dược là 0%. Vào tháng 5 năm 2002, Đài Loan đã xóa bỏ

những hạn chế về nhập khẩu đối với 95% trong tổng số 10.616 mặt hàng nhập khẩu.
Trung tâm của chính sách thương mại hiện nay của Đài Loan là vấn đề trao đổi kinh tế
với Trung Quốc đại lục. Từ 1949 đến 1988, chính quyền Đài Loan cấm bn bán với
Trung Quốc đại lục. Nhưng từ sau năm 1988, những hạn chế này đã dần được nới lỏng
mặc dù phần lớn hàng hóa được trao đổi thơng qua Hồng Kơng. Chính sách tự do hóa
thương mại của Đài Loan với Trung Quốc lục địa đã thúc đẩy sự bùng nổ về thương
mại giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong những năm 1990. Trung Quốc đại lục trở thành
thị trường xuất khẩu, nguồn nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm quan trọng đối
với nền kinh tế Đài Loan. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong thương mại giữa hai
bờ eo biển. Chẳng hạn như việc cấm xuất khẩu hàng cơng nghệ cao mang tính chiến
lược sang Trung Quốc đã được ghi trong Luật Ngoại thương năm 1993, và những hạn
chế đó vẫn được duy trì sau khi đạo luật này được sửa đổi vào năm 1997 và 1999. Mặc
dù vậy, xu thế tự do hóa vẫn khơng ngừng phát triển. Tháng 7 năm 1996, Đài Loan đưa
ra danh mục những hàng hóa khơng dược phép nhập khẩu (negative list) từ Trung
Quốc để thay thế cho danh mục những hàng hóa được phép nhập khẩu trước kia. Điều
đó có nghĩa số lượng các mặt hàng cấm nhập khẩu đã giảm đi rất nhiều cho nên có thể
liệt kê ra bằng một danh mục. Đến tháng 4 năm 2000, 5.678 mặt hàng, chiếm 55,4%
trong tổng số đã được các doanh nghiệp Đài Loan nhập khẩu từ bên kia Eo biển Đài
Loan.
Luật Ngoại thương của Đài Loan bao gồm cả những điều khoản về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, chống bán phá giá, chống cạnh tranh bất bình đẳng, thúc đẩy xuất khẩu và
những vấn đề mậu dịch khác. Có một điểm đáng chú ý trong tự do hóa thương mại của
Đài Loan là sự can thiệp của nhà nước vẫn còn rất mạnh. Ban Mậu dịch đối ngoại
(BMDĐN) của Bộ Kinh tế vẫn hoạt động tích cực để giúp các công ty địa phương tăng
cường khả năng cạnh tranh quốc tế, như đưa ra Kế hoạch Cải tiến mẫu mã sản phẩm,
các chương trình đào tạo nhân sự cho cơng ty, có bộ phận phụ trách vấn đề thúc đẩy
xuất khẩu, có các chương trình bảo hiểm và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ..v.v. Tất cả các chương trình này đều hướng tới mục tiêu xây dựng Đài Loan
thành một trung tâm mậu dịch quốc tế.


22


Chủ nghĩa trọng thương mới còn thể hiện khá rõ trong khía cạnh thúc đẩy xuất khẩu
cũng như bảo hộ của Đài Loan. Thuế nhập khẩu danh nghĩa năm 2001 của Đài Loan là
8,2%, cao hơn một số nước mới cơng nghiệp hóa trong khu vực. Nhiều nơng sản như
hoa quả, thịt và thức ăn đơng lạnh cịn giữ mức thuế cao và những kiểm soát đối với
gạo, đường vẫn khá chặt chẽ. Thuế nhập khẩu ô tô tương đối cao (trung bình khoảng
44%) và linh kiện ơ tơ vào khoảng 17% ngay trước khi Đài Loan gia nhập WTO. Năm
2001, cịn khoảng vài trăm sản phẩm vẫn cần có giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều
bạn hàng đã phàn nàn về việc Đài Loan tùy tiện áp đặt các tiêu chuẩn vào sản phẩm
nhập khẩu như máy điều hòa khơng khí hoặc các sản phẩm có cồn và thuốc lá. Cũng
giống như nhiều nước mới cơng nghiệp hóa khác, Đài Loan phát triển chính sách
chống bán phá giá trong những năm 1990. Theo ước tính của Ban Mậu dịch đối ngoại
năm 2000, những rào cản phi mậu dịch trong mấy năm qua tương đương với mức thuế
20%. Con số này ít hơn nhiều so với mức ước tính 30,7% đối với Hàn Quốc năm 1996
và 173% đối với Nhật Bản năm 1994. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã xóa bỏ nhiều rào cản
thương mại vào nửa sau của những năm 1990, đặc biệt từ sau khủng hoảng tài chính
1997-1998 và Nhật Bản cũng làm như vậy thơng qua chương trình phân quyền. Mức
thuế nhập khẩu 20% là mức độ bảo hộ khó có thể được bạn hàng của Đài Loan chấp
nhận khi đưa ra thảo luận trong các cuộc đàm phán song phương để Đài Loan gia nhập
WTO.
Quá trình gia nhập WTO của Đài Loan đã góp phần thúc đẩy tự do hóa chính sách
thương mại của Đài Loan trong những năm 1990. Đài Loan phải thực hiện các biện
pháp tự do hóa khác nhau trong vịng từ 2 đến 9 năm để đáp ứng yêu cầu đối với một
quốc gia muốn gia nhập WTO. Cụ thể là sẽ giảm thuế nhập khẩu nơng sản từ 15,5%
xuống cịn 12,9%, đối với hàng công nghiệp sẽ giảm từ 6,2 xuống 4,3% sau khi thực
hiện đầy đủ cam kết. Mức thuế này sẽ áp dụng đối với 1.021 mặt hàng nông sản và
3.470 mặt hàng công nghiệp. Thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm xuống còn 16% và 10 % đối
với linh kiện ô tô. Hàng dệt may sẽ giảm từ 12 xuống 10%, hàng điện tử sẽ giảm từ

trên 10% xuống dưới 10%. Giảm số giấy phép nhập khẩu.
Năm 2001, Đài Loan đã thực hiện những yêu cầu pháp lý khi gia nhập WTO về đồng
NT$. Tháng giêng năm 2002 Đài Loan đã chính thức trở thành thành viên của WTO.
Như vậy là mong muốn trở thành thành viên chính thức của WTO đã thúc đẩy Đài
Loan tự do hóa chính sách thương mại. Tuy nhiên, hoạt động của chính phủ vẫn còn
giữ vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy thương mại và trong chiến lược quốc tế hóa
của Đài Loan.
2.3 Điều kiện tiền tệ, tín dụng
Tân Đài Tệ nghĩa là Đô La Đài Loan, mã tiền tệ TWD, là đơn vị tiền tệ chính thức của
Trung Hoa Dân Quốc bên trong lãnh thổ Đài Loan. Ban đầu được phát hành bởi ngân
hành Đài Loan, hiện nay bởi ngân hàng trung ương Trung Hoa Dân Quốc.
2.4 Dung lượng thị trường
• Môi trường kinh tế
23


GDP: tính theo sức mua tương đương (PPP) – 631,2 tỉ USD
GDP-tỉ lệ tăng trưởng thực : 4,6 %
GDP-bình quân đầu người (PPP) – 27,600 USD
GDP-theo lĩnh vực: Nông nghiệp 1,6% ; Công nghiệp 29,3 % ; Dịch vụ 72,7%
Dân số sống dưới mức nghèo: 0,9%
Tỉ lệ lạm phát ( theo giá tiêu dùng) : 2,3%
Lực lượng lao động: 10,6 triệu người
Lao động nghề: Dịch vụ 58,2 %, công nghiệp 35,8%, nông nghiệp 6%
Tỉ lệ thất nghiệp: 4,2%
Xuất khẩu: 170,5 tỉ USD
( Những số liệu trên tính năm 2005)
Đài Loan là một nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ 13 trên thế giới về
công nghệ thông tin. Và lầ một nước tái xuất rất nhiều hàng hóa trong đó thủ
cơng mỹ nghệ là một trong những mặt hàng tái xuất lớn. Do luồng di chuyển

hàng hóa và dịch vụ vào Đài Loan là rất lớn, đa dạng và đa chiều. Đài Loan
nhập khẩu và xuất khẩu nhiều loại hàng hóa khác nhau trong mỗi thời kì, mỗi
giai đoạn khác nhau, mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu lại chiếm tỉ trọng khác
nhau.
Bên cạnh việc Đài Loan là một nước xuất khẩu nhiều nhưng cũng là một nức
nhập khẩu nhiều với xuất khẩu 170.5 tỉ USD, nhập khẩu 181,6 tỉ USD (năm
2005)
Về nhập khẩu, Đài Loan khuyến khích nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu
như gạo, rau xanh… nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Và với mức thu
nhập chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội thì việc nhập khẩu các loại hàng
hóa giá rẻ là một điều hết sức cần thiết đối với các loại hàng hóa tiêu dùng.
• Mơi trường chính trị pháp luật
Đài Loan là một đào nhờ tách ra từ Trung Quốc nên có một số quốc gia trân thế
giới vẫn chưa công nhận Đài Loan là một nước độc lập. Hệ thống pháp luật có
đặc điểm như: cơ quan chính trong chính phủ gồm Phủ Tổng Thống, Quốc Hội;
năm cơ quan điều hành gồm Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, Viện giám sát và
cơ quan kiểm sát. Thủ tướng và phó thủ tướng cầm đầu nội các. Các thành viên
trong nội các không do dân bầu cử mà do chỉ định.
Đài Loan cịn có cả một điều luật bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có nêu rõ các
quyền mà người tiêu dùng đượchưởng và những chế phạt cho những doanh
nghiệp vi phạm lợi ích của người tiêu dùng. Bộ luật được ban hành năm 1994 và
có hiệu lực thi hành từ 3/1994.
• Mơi trường văn hóa
Dân số Đài Loan bao gồm 22.700.000 người.
Ngôn ngữ: tiếng phổ thông, Minna, thổ ngữ Hakka.
Tôn giáo: lão giáo, phật giáo, thiên chúa giáo.
Thành phần sắc tộc: người Đài Loan, người Hoa Lục, thổ dân.
Tuổi thọ trung bình: 80 đối với nữ, 74 đối với nam.
24



Với đặc điểm thành phần dân tộc và tôn giáo trên do vậy, người Đài Loan có
nhiều đặc điểm giống với người dân Việt Nam và Trung Quốc, đây cũng là một
trong những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nắm bắt
tâm lí người tiêu dùng. Do vậy, người Đài Loan rất thích màu sắc và sự cầu kì
trong hoa văn họa tiết. Có nghĩa là người Đài Loan rất coi trọng mẫu mã. Yêu
cầu về chức năng sản phẩm nhưng thói quen sản phẩm được đánh giá là “ mẫu
mã đẹp và chất lượng tốt” .Đối với người Đài Loan họ có thể chấp nhận trả giá
cao hơn rất nhiều lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp mặc dù chất lượng của
nó khơng phải là hoàn hảo so với sản phẩm cùng loại. Người Đài Loan ln cho
rằng mẫu mã đẹp có thể lằm tăng thêm giá trị cho sảm phẩm và thể hiện khiếu
thẩm mỹ cả người tiêu dùng. Mẫu mã đẹp sẽ tương đương với việc đánh giá
danh tiếng của sản phẩm. Bất kể là loại đắt hay rẻ tiền nhưng nó được điều tiết
bởi sở thích và ý muốn trưng bày cho người khác xem và thưởng thức và thể
hiện thẩm mỹ của người tiêu dùng.
Bên cạch đó, người tiêu dùng Đài Loan còn rất quan tâm đến chất lượng sản
phẩm, quan niệm cũng có rất nhiều nhưng chất lượng thể hiện ở nguồn gốc sản
phẩm, về các yêu cầu đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đã có nhiều hàng hóa
của Việt Nam bị cấm xuất khẩu sang Đài Loan hay bị trả lại do sự thiếu sót về
thành phần các chất trong sản phẩm. Vì vậy, khi thâm nhập vào thị trường Đài
Loan cần hiểu rõ các điều kiện về hàng hóa và các yêu cầu của nó.
2.5 Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng
Muốn thành công trên trị trường Đài Loan thì phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng
ở Đài Loan. Hàng hóa trên thị trường Đài Loan rất đa dạng về chủng loại, và phù hợp
với mọi tầng lớp người tiêu dùng theo kiểu “tiền nào của ấy” với những mặt hàng phụ
vụ người có thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Tại thị trường Đài
Loan, yếu tố giá cả có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng, nhưng mẫu mã quyết định tất
cả. Điều đó giải thích tại sao những sản phẩm có xuất xứ từ một số nước có chất lượng
kém hơn so với các hàng hóa khác vẫn có chỗ đứng trên thị trường Đài Loan. Do vậy,
đa dạng hóa mặt hàng và thường xuyên cải tiến mẫu mã là cách tốt nhất để giữ và phát

triển thêm thị phần ở nước này. Người Đài Loan ưa thích sự thay đổi mẫu mã thường
xuyên và rất coi trọng mẫu mã của sản phẩm, điều đó tạo nên áp lực lớn cho doanh
nghiệp các nước xuất khẩu. Vì vậy, các nhà cung cấp phải luôn đưa ra những sản phẩm
với mẫu mã đổi mới và cải tiến liên tục.
Do có những mức thu nhập khác nhau nên sẽ có những tầng lớp khác nhau về nhu cầu
hàng hóa. Và đối với mỗi cấp khác nhau thì yêu cầu sản phẩm phải có giá vừa phải,
chất lượng mẫu mã tương đối và có thể chấp nhập được.
2.6 Đối thủ cạnh tranh
Foxconn, đây là công ty thuộc Đài Loan: Hon Hai Precision Industry Co, Ltd, kinh
doanh như Foxconn Technology Grou, là một thiết bị điện tử hợp đồng sản xuất cơng
ty đa quốc gia có trụ sở tại Đài Loan Tucheng, mới Đài Bắc, Đài Loan
25


×