Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

293 Xây dựng quỹ đầu tư phát triển nhằm tăng cường phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.61 KB, 77 trang )

1
CHƯƠNG 1
S
Ự CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH
LONG AN
1.1. Qu
ỹ Đầu tư phát triển một khâu cấu thành của định chế tài chính:
1.1.1. Khái ni
ệm các định chế tài chính:
* Định chế tài chính là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là
các tài s
ản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền - như cổ phiếu,
trái phiếu và các khoản cho vay - thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và
nguyên-v
ật liệu. Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng
khoán đầu tư trong thị trường t
ài chính. Ngoài ra các định chế này còn cung
c
ấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác, từ bảo hiểm và bán các hợp đồng hưu
bổng, cho đến giữ hộ tài sản có giá và cung cấp một cơ chế cho việc thanh
toán, chuyển tiền và lưu trữ thông tin tài chính.
*Theo t
ừ điển ngân hàng của Jerry M.Roserberg: Định chế tài chính là
m
ột định chế sử dụng vốn của mình chủ yếu để mua các tích sản tài chính như
ký thác, cho vay, trái phiếu dài hạn. Nó bao gồm trung gian có nhận tiền gởi
và không nhận tiền gởi của công chúng.
1.1.2. Chức năng các định chế tài chính:
Chức năng của các định chế tài chính thực hiện các chức năng cơ bản sau:
1.1.2.1. Huy động vốn:
Các


định chế trung gian tài chính chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay
m
ượn để cung ứng tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng vì thế huy
động vốn là chức năng rất quan trọng của các định chế trung gian tài chính.
1.1.2.2. Cho vay:
Cho vay là ch
ức năng chủ yếu của các định chế trung gian tài chính nói
chung và c
ủa ngân hàng nói riêng. Bao gồm các hình thức cho vay sau:
2
-Cho vay theo hình thức chiết khấu hối phiếu, trái phiếu;
-Cho vay d
ưới dạng cầm cố các hối phiếu, chứng chỉ tiền gởi;
-Cho vay d
ưới hình thức cấp một hạn mức tín dụng có đảm bảo hoặc
không
đảm bảo.
1.1.2.3.
Đầu tư chứng khoán:
V
ới chức năng này đã tạo cho các định chế trung gian tài chính nguồn
l
ợi quan trọng sau cho vay. Các định chế trung gian tài chính luôn có một
chính sách
đầu tư chứng khoán rõ rệt. Thông thường tập chứng khoán mà họ
đầ
u tư (securities porfolios) bao gồm các chứng khoán an toàn nhất đến chứng
khoán t
ương đối rủi ro.
1.1.2.4. Kinh doanh ch

ứng khoán:
Các
định chế trung gian tài chính thực hiện kinh doanh dưới các hình
th
ức sau đây:
-B
ảo đảm việc phát hành và bán chứng khoán;
-Kinh doanh và làm trung gian cho các h
ợp đồng mua bán kỳ hạn các
ch
ứng khoán;
-Mua bán ch
ứng khoán trên thị trường chứng khoán;
-Làm d
ịch vụ đại lý chứng khoán như trả vốn, lãi…cho chứng khoán đã
phát hành.
1.1.2.5. Kinh doanh ngân hàng qu
ốc tế:
*Nghi
ệp vụ ngoại tệ:
-Mua bán ngo
ại tệ trực tiếp với khách hàng (nghiệp vụ giao ngay);
-Mua bán ngo
ại tệ với các định chế trung gian tài chính trong nước và
n
ước ngoài;
-Th
ực hiện các nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu chứng từ;
-Th
ực hiện các nghiệp vụ tín dụng chứng từ cho khách hàng.

*Huy
động và đầu tư vốn hải ngoại:
3
Các định chế trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại
huy
động vốn ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế và nhận tiền gởi ngoại
t
ệ và sử dụng ngoại tệ đó để cho vay hải ngoại.
*Kinh doanh ch
ứng khoán hải ngoại:
Các
định chế trung gian tài chính cũng đảm bảo phát hành và bán các
trái phi
ếu dài hạn cho công ty trong nước hoặc nước ngoài phát hành, mua
bán ch
ứng khoán trên thị trường quốc tế, làm dịch vụ đại lý chứng khoán như
trả lãi, vốn cho chứng khoán đã phát hành.
1.1.2.6. Cung c
ấp các phương tiện quản lý rủi ro:
C
ác định chế tài chánh trực tiếp thu nhập và đánh giá thông tin về chiều
hướng rủi ro của khách hàng (đặc biệt l
à những người đi vay) – đó là công
việc mà họ đã thực hiện một cách có hiệu quả hơn bất cứ những nhà cung cấp
dịch vụ tài chánh nào khác.;
1.1.2.7. Cung c
ấp thông tin về thị trường tài chính:
Các t
ổ chức trung gian tài chính sử dụng năng lực của họ để thu nhập
và xử lý thông tin từ thị trường tài chính thay cho người tiết kiệm thường

không có thì giờ lẫn nghiệp vụ để nắm bắt những thay đổi của thị trường và
c
ũng không thể tiếp cận thông tin liên quan về các điều kiện của thị trường và
các cơ hội đầu tư.
1.1.3. Cơ cấu của các định chế tài chính:
Định chế tài chính được chia thành hai nhóm: các tổ chức trung gian tài
chính và các định chế tài chính khác.
1.1.3.1. Định chế trung gian tài chính hay tổ chức trung gian tài chính:
là nh
ững tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm
cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng;
Định chế trung gian tài chính bao gồm: Định chế tài chính trung gian
mang đặc tính ngân hàng, Định chế tài chính phi ngân hàng:
4
- Định chế tài chính trung gian mang đặc tính ngân hàng: các ngân
hàng thương mại có đủ các đặc điểm của một định chế trung gian tài chính.
Ngân hàng thương mại cung cấp nhiều dịch vụ, thu hút quỹ từ các đơn vị
thặng dư tiết kiệm bằng cách phát hành những tài sản tài chính hấp dẫn
(chứng khoán thứ cấp) và cho vay những đơn vị thiếu hụt tiết kiệm đổi lại
bằng giấy nợ (chứng khoán sơ cấp). Ngân hàng thương mại còn là những định
chế trung gian đặc biệt quan trọng là có thể tạo ra tiền dưới dạng tiền gởi mới
bằng cách cấp phát tín dụng cho khách hàng.
-
Định chế tài chính phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện một số hoạt động ngân hàng bán lẻ và coi đó là nội dung kinh doanh
thường xuyên nhưng được nhận tiền ký thác không kỳ hạn v
à không làm dịch
vụ thanh toán.
Những định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thông thường là các
hi

ệp hội đầu tư, các trung tâm tài trợ, các công ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp,
các đơn vị ủy thác và các cơ sở đầu tư ủy thác.
1.1.3.2. Định chế t
ài chính khác: là tổ chức huy động các nguồn vốn tài
tr
ợ cho các nhà đầu tư (cho vay, chiết khấu,…) bao gồm các môi giới chứng
khoán, các công ty kinh doanh chứng khoán, các ngân hàng đầu tư…
1.1.4. Sự khác biệt giữa Quỹ đầu tư phát triển và các định chế
tài chính:
Qu
ỹ đầu tư phát triển:
-Tiếp nhận vốn ngân sách địa phương, vốn tài trợ, huy động vốn trung
và dài hạn để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội;
-Tiếp nhận quản lý nguồn vốn ủy thác;
-Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
-Nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa và một số quỹ khác;
5
-Thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án cho vay đầu tư;
- Góp vốn thành lập doanh nghiệp;
- Ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ;
Các định chế Tài chính:
-Cung cấp các phương tiện thanh toán;
-Chuyển giao những nguồn lực tài chính theo thời gian;
-Cung cấp cơ chế nhằm huy động các nguồn lực và chia thị phần trong
số các doanh nghiệp;
-Cung cấp các phương tiện quản lý rủi ro;
-Cung cấp thông tin về thị trường tài chính.
1.2. Quỹ đầu tư phát triển (Quỹ ĐTPT):
1.2.1.Khái niệm:

-Quỹ ĐTPT là một định chế tài chính của địa phương nhằm đầu tư phát
triển hạ tầng kỹ thuật;
-Quỹ ĐTPT là tiền đề cho việc chuyển hoá một phần hoạt động đầu tư
của Nhà nước sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “Nhà nước và
nhân dân cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình
quan tr
ọng, những dự án không có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án
phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền với kinh tế
xã hội theo địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được
xã hội hoá thông qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT.
-Qu
ỹ ĐTPT là công cụ tài chính để huy động các nguồn lực tài chính
ph
ục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo
chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn.
-Vốn của Quỹ ĐTPT là nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn
khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút
các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư.
6
-Hoạt động của Quỹ ĐTPT bổ trợ cho các kênh đầu tư khác hiện có và
t
ạo nên một mạng lưới đầu tư hoàn chỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
-Hình thành thêm một định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc
đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
1.2.2. Chức năng của Quỹ đầu tư phát triển:
-Tiếp nhận vốn ngân sách của địa phương, vốn tài trợ, viện trợ; huy
động các nguồn vốn trung v
à dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.

-Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng uỷ thác; phát hành trái
phi
ếu chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân để huy
động vốn cho ngân sách địa phương.
-Nhận uỷ thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển nhà ở và một số Quỹ khác.
-Thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tư, góp vốn
thành lập doanh nghiệp; uỷ thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ.
1.3.Nội dung về hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
1.3.1. Đầu tư trực tiếp vào các dự án:
1.3.1.1.Đối tượng đầu tư trực tiếp là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng
thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã h
ội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi tắt l
à Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) thông qua, bao gồm:
- Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
- Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào
khu công nghi
ệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao;
7
Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các dự án phát triển khu đô thị mới;
Các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường;
Các dự án đầu tư trọng điểm khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
1.3.1.2.Điều kiện đầu tư:
- D
ự án đầu tư đã được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật;

- Dự án đầu tư phải có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;
1.3.1.3.
Phương thức đầu tư:
- Qu
ỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện đầu tư với tư cách
là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu
trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh;
- Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư
hoặc thuê các tổ chức chuyên môn quản lý dự án đầu tư theo quy định của
pháp luật.
1.3.2. Cho vay đầu tư:
1.3.2.1.Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay l
à các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án
thu hồi vốn trực tiếp thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông
qua, bao gồm:
- Các dự án về: giao thông; cấp nước; nhà ở khu đô thị, khu dân cư; di
chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý rác thải của các đô thị;
- Các dự án quan trọng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
8
1.3.2.2.Điều kiện cho vay
Quỹ đầu tư phát triển địa phương chỉ cho vay khi chủ đầu tư bảo đảm
có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi và phương án bảo đảm trả
được nợ;
- Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc
đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt

động tại Việt Nam;
- Chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
1.3.3.Góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế:
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được góp vốn thành lập công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp để
thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các công trình, dự án kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh thông qua;
1.3.4. Nhận ủy thác và ủy thác:
1.3.4.1.Nhận ủy thác
- Quỹ đầu tư phát triển được nhận uỷ thác: quản lý nguồn vốn đầu tư,
cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công tr
ình, dự án từ
ngân sách nhà nước, Ngân h
àng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp và các
t
ổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa
Quỹ đầu tư phát triển với tổ chức, cá nhân ủy thác;
9
- Quỹ đầu tư phát triển được nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ
bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ phát triển nhà ở do
Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;
- Quỹ đầu tư phát triển được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để huy động vốn cho
ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quỹ đầu tư phát triển được hưởng phí dịch vụ nhận uỷ thác. Mức phí
cụ thể được thoả thuận và ghi trong hợp đồng nhận uỷ thác;

1.3.4.2. Ủy thác:
- Qu
ỹ đầu tư phát triển được uỷ thác cho các tổ chức tín dụng và Ngân
hàng phát tri
ển Việt Nam thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc
đối tượng vay vốn của Quỹ đầu tư phát triển thông qua hợp đồng uỷ thác giữa
Quỹ đầu tư phát triển với tổ chức nhận uỷ thác;
- Các tổ chức nhận uỷ thác được hưởng phí dịch vụ uỷ thác. Mức phí cụ
thể được thoả thuận và ghi trong hợp đồng uỷ thác;
1.4. Sự cần thiết và điều kiện thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh
Long An:
1.4.1.Nhu c
ầu bức xúc về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội
địa phương
:
Theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Long an giai đoạn 2005-
2010: Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14% (cả nước 7,5-8%) thì
nhu c
ầu vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh là 32.000-33.000 tỉ đồng, trong đó
vốn ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 10.400 tỉ đồng, số còn lại
là vốn của doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn nhân dân đóng góp và vốn khác;
Thành lập Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An nhằm:
- Tạo ra cơ chế mềm dẽo, linh hoạt để huy động và tập hợp cao nhất
các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Khai thác và huy động nguồn vốn nhàn
10
rổi thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế-xã hội, dân cư, vốn viện
trợ trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để
điều ho
à và sử dụng, đầu tư có hiệu quả cho các dự án phát triển kinh tế, công
trình kết cấu hạ tầng của tỉnh;

- Tạo tiền đề và công cụ quan trọng cho việc thực hiện xã hội hoá đầu
tư tại địa phương. Đóng vai tr
ò chủ thể khởi xướng, dẫn dắt hoạt động đầu tư
thông qua các hình thức đầu tư rất đa dạng như: hợp vốn đầu tư, hợp vốn cho
vay, góp vốn thành lập công ty cổ phần để huy động vốn phục vụ cho mục
tiêu đầu tư… Trong đó, nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển được sử dụng
như là nguồn “vốn mồi” để thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều th
ành phần
kinh tế khác trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm áp lực về vốn đầu tư từ ngân
sách địa phương, nâng cao hiệu quả đầu tư vào các công tr
ình kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội của địa phương;
- Tạo ra một công cụ tài chính mới giúp cho chính quyền địa phương
huy động nguồn lực t
ài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết
c
ấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;
- Hình thành thêm định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy
sự phát triển của thị trường vốn trong nước;
1.4.2. Điều kiện để thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An:
Tình hình đầu tư của tỉnh thời gian qua đã phát huy tác dụng tốt góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, tuy nhiên nguồn vốn cho đầu tư phát
triển và xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Long An cũng gặp phải
những vướng mắc:
- Vốn ngân sách tỉnh tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng
nhưng nguồn vốn hàng năm quá nhỏ so với nhu cầu, lại phải dàn đều cho các
ngành, các huyện, thị và việc đầu tư của ngân sách tỉnh chủ yếu là không thu
h
ồi lại vốn;
11

- Những nguồn đang cung ứng vốn sẳn có trên thị trường bị phân tán,
thiếu tập trung quy mô đầu tư nhỏ. Nguyên nhân do mỗi nguồn vốn này có
m
ột cơ chế tạo lập và sử dụng khác nhau, cụ thể: Vốn đầu tư của doanh
nghiệp trong tỉnh thực hiện theo quy định quản lý tài chính doanh nghiệp hiện
hành, quy mô đầu tư còn nhỏ;
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thường tập trung vào các dự án
sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh;
- Nguồn vốn ODA đầu tư trên địa bàn tỉnh còn hạn chế;
- Các ngân hàng thương mại chủ yếu là cho vay ngắn hạn, khả năng
đáp ứng vốn trung d
ài hạn, vốn đầu tư phát triển hạ tầng rất hạn hẹp;
- Một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các công trình trọng
điểm của tỉnh không có nguồn vốn đáp ứng; tại thời điểm có những dự án,
chương tr
ình rất cần vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng để
phát huy hiệu quả ngay nhưng không có vốn. Trong khi có một số nguồn vốn
khác đang nhàn rổi không được huy động để sử dụng. T
ình hình trên dẫn đến
vốn đầu tư đã thiếu nhưng việc khai thác sử dụng còn lãng phí, thiếu linh
hoạt, không phát huy được hiệu quả đồng vốn.
Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Long an về việc huy
động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
-xã hội đã
đưa ra mục tiêu: huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội để cùng
v
ới ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp
ứng y
êu cầu phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần
thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần

thứ VIII đề ra.
Giai đoạn 2006
-2010 tỉnh Long An phấn đấu huy động khoảng 32.000-
33.000t
ỷ đồng, chiếm 65-70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, đầu tư
12
từ ngân sách nhà nước khoảng 10.400tỷ đồng (chiếm 28% tổng vốn đầu tư kết
cấu hạ tầng)
Để huy động các nguồn lự
c xã hội và thực hiện Nghị quyết của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh Long an về việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, UBND tỉnh Long an đã ban hành
Quy
ết định số: 14/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2008 về việc ban
hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Long An thực hiện Nghị quyết
số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về một số chủ trương,
chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là
thành viên c
ủa Tổ chức Thương mại Thế giới, trong đó có giao cho Sở Tài
chính Long A
n là cơ quan chủ trì soạn thảo “ Đề án thành lập Quỹ Đầu tư
phát triển tỉnh Long An nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát
triển tỉnh Long an đến năm 2020”
1.4.3. Cơ sở pháp lý thành lập Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An:
Từ năm 2006 trở về trước đối với loại hình Quỹ tài chính nhà nước tổ
chức dưới hình thức Quỹ Đầu tư phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Hiện nay, đ
ã có các cơ sở
pháp lý như sau:
-Nghị định số: 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ

chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
-Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
1.5.Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của các Quỹ Đầu tư phát triển (Quỹ
ĐTPT)
của tỉnh, thành phố ở Việt nam:
Kể từ khi Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh được
thành lập (năm 1997), đến năm 2007 số lượng Quỹ ĐTPT địa phương đã tăng
lên đáng kể, đ
ã có 17 Quỹ được thành lập ở các tỉnh, thành phố. Trong 10
13
năm qua, sự đóng góp của các Quỹ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng cũng
như hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa b
àn tỉnh, thành phố đã chứng tỏ sự cần
thiết phải có hệ thống Quỹ mạnh cả về chất và lượng.
Tổ chức bộ máy của các Quỹ đang từng bước được kiện toàn. Các Quỹ
hoạt động độc lập đã xây dựng được bộ máy tương đối hoàn chỉnh với các bộ
phận chức năng, qua đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của
Quỹ. Riêng Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh (HIFU) đã
phát tri
ển được một loạt các công ty vệ tinh để hỗ trợ Quỹ triển khai hoạt
động. Các Quỹ đang sử dụng bộ máy ki
êm nhiệm của Quỹ HTPT (nay là
Ngân hàng Phát tri
ển Việt Nam) cũng tổ chức được bộ máy chuyên môn gọn
nhẹ để triển khai hoạt động. Tất cả các Quỹ đã cơ bản xây dựng được hệ
thống quy chế, quy trình nghiệp vụ làm căn cứ hướng dẫn các hoạt động tác
nghiệp của Quỹ.
1.5.1.Nguồn vốn hoạt động:
Tính đến hết năm 2007, nguồn vốn hoạt động của các Quỹ ĐTPT đạt

gần 13.000 tỷ đồng, (năm 1997 vốn hoạt động mới chỉ đạt 400 tỷ) gấp 10 lần
so với năm 2000. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm gần 30% tổng
nguồn vốn hoạt động của Quỹ, nguồn vốn huy động chiếm 70% trong tổng cơ
cấu vốn hoạt động của các Quỹ. Điều đó chứng tỏ các Quỹ đã chủ động hơn
trong việc sử dụng cơ cấu vốn trong hoạt động của Quỹ.
1.5.1.1.Vốn điều lệ:
V
ốn điều lệ của các Quỹ ĐTPT phần lớn có nguồn gốc từ ngân sách địa
phương. Ngoài ra, các Quỹ cũng tự bổ sung th
êm vốn điều lệ để mở rộng hoạt
động. Mặc d
ù nguồn vốn bổ sung thêm còn chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm trên
15% t
ổng vốn điều lệ của Quỹ) nhưng đã cho thấy nhiều Quỹ đã hoạt động có
hiệu quả; phát triển và bảo toàn nguồn vốn.
14
Vốn điều lệ của các Quỹ tăng trưởng tương đối ổn định: Năm 1997,
tổng vốn điều lệ của các Quỹ đạt 245 tỷ đồng, năm 2000 đạt 620 tỷ, năm 2004
đạt tr
ên 1.800 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với thời điểm năm 1997 và gần 3 lần
so với năm 2000. Đến năm 2007, vốn điều lệ của các Quỹ đạt gần 3.800 tỷ
đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ b
ình quân đạt xấp xỉ 40%/năm. Một số
Quỹ có
vốn điều lệ khá cao như: Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ
Chí
Minh (1.869 tỷ đồng); Quỹ ĐTPT Hà Nội (gần 800 tỷ). Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn còn một số Quỹ có vốn điều lệ rất thấp (chưa đạt yêu cầu theo
quy đị
nh tại Nghị định số 138 về vốn điều lệ tối thiểu tại thời điểm thành lập)

như: Quỹ ĐTPT Hải Dương (13,9 tỷ đồng); Kon Tum (30,3 tỷ đồng).
Nhiệm vụ đặt ra cho các Quỹ hiện nay là phải có chiến lược phát triển
nguồn vốn nhằm tăng cường tiềm lực tài chính đóng vai trò trụ cột và là cầu
nối trong phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương.
Biểu đồ 1.1: VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC QUỸ TỪ NĂM 1997-2007
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
4,000,000
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Vốn điều lệ NSNN cấp Tổng vốn điều lệ
(Nguồn: Bộ Tài chính)
15
1.5.1.2.Vốn huy động
*Huy động vốn trên thị trường vốn:
Hi
ện nay, hầu hết các Quỹ chưa thực hiện hình thức huy động vốn trên
th
ị trường vốn. Đến nay, mới chỉ có 2 Quỹ thực hiện phát hành thành công
trên 10.244 t
ỷ đồng trái phiếu do chính quyền tỉnh, thành phố uỷ thác để huy
động vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa phương (Quỹ ĐTPT đô thị
thành phố Hồ Chí Minh phát hành được 10.000 tỷ đồng, Quỹ ĐTPT Đồng
Nai phát hành 244 tỷ đồng).
Tuy mới chỉ có 2 Quỹ thực hiện phát hành trái phiếu uỷ thác cho chính

quyền địa phương nhưng thành quả này ngoài ý nghĩa về mặt tài chính, còn
r
ất có ý nghĩa trong việc tự chủ trong quản lý ngân sách đầu tư của Chính
quyền địa phương và góp phần phát triển thị trường vốn nội địa.
Đây cũng l
à một trong những nỗ lực nhằm tham gia thị trường vốn của
các Quỹ để khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng tại địa
phương. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có Quỹ n
ào thực hiện phát hành trái
phi
ếu Quỹ.
*Huy động vốn khác
Tính đến 31/12/2007, tổng số dư các nguồn vốn huy động qua các năm
đạt gần 10.000 tỷ đồng, chiếm 70% tổng vốn hoạt động. Tốc độ tăng trưởng
huy động vốn đạt b
ình quân trên 24%/năm. Một số Quỹ đã triển khai khá tốt
công tác huy động vốn như: Quỹ ĐTPT đô thị thành phố Hồ Chí Minh (huy
động 3.800 tỷ đồng), Quỹ ĐTPT Bình Dương (huy động hơn 2.000 tỷ đồng),
Qu
ỹ ĐTPT Đồng Tháp (gần 650 tỷ).
Về cơ cấu huy động vốn, trước năm 2000, các Quỹ chủ yếu huy động
từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân sách địa phương; vay thương mại và
t
ừ hoạt động tiếp nhận, quản lý nguồn vốn uỷ thác. Từ năm 2001 đến nay, cơ
16
cấu huy động vốn của các Quỹ đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng
huy động thông qua các h
ình thức như hợp vốn cho vay, đồng tài trợ dự án.
Một số Quỹ đã sử dụng hình thức “vốn mồi” để kêu gọi các ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn cùng hợp vốn

với Quỹ. Qua đó đã thu hút, tập trung được một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể
trên địa bàn để đầu tư, cho vay đối với các dự án lớn, dự án trọng điểm của
địa phương. Tuy nhiên, hầu như các Quỹ đều chỉ thực hiện được huy động
vốn trong ngắn hạn từ các tổ chức tài chính trong nước và một số tổ chức
khác, việc huy động vốn trung và dài hạn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy,
việc phấn đấu để thay đổi cơ cấu tỷ trọng huy động vốn từ chủ yếu là huy
động ngắn hạn sang huy động vốn trung và dài hạn là một trong những thách
thức lớn cần giải quyết.
Dưới đây l
à biểu vốn huy động của các Quỹ qua từng năm từ năm
1997-2007:
Biểu đồ 1.2: VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ
THEO TỪNG NĂM TỪ NĂM 1997-2007
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
1997 1999 2001 2003 2005 2007
Vay trong nước Bằng nguồn vốn uỷ thác, hợp vốn và nguồn vốn khác
(Nguồn: Bộ Tài chính)
17
1.5.2.Hoạt động sử dụng vốn:
Hiện nay, hoạt động sử dụng vốn của Quỹ chủ yếu tập trung vào phát
tri
ển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và kinh tế mũi nhọn của địa phương. Từ
năm 2000 trở về trước, hoạt động sử dụng vốn của các Quỹ chủ yếu tập trung
vào cho vay, các hoạt động đầu tư trực tiếp chủ yếu với quy mô nhỏ do nguồn
v

ốn hạn hẹp. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu đầu tư của các Quỹ đang từng bước
thay đổi sang hướng đầu tư trực tiếp dưới các h
ình thức như: đầu tư trọn gói
bằng vốn tự có của Quỹ, hợp vốn; góp vốn thành lập các doanh nghiệp. Về cơ
bản, các Quỹ đã nhận thức được vai trò của “vốn mồi” của Quỹ khi kêu gọi
huy động vốn từ các tổ chức, các th
ành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên, một
số Quỹ do quy mô còn nhỏ, nguồn vốn còn hạn chế nên chưa thực sự phát
huy vai trò của Quỹ trong quá trình kêu gọi đầu tư.
1.5.2.1.Đầu tư trực tiếp:
M
ột số Quỹ ĐTPT địa phương đã bắt đầu thực hiện triển khai hoạt
động đầu tư trực tiếp dưới nhiều h
ình thức như: đầu tư trọn gói bằng nguồn
vốn tự có của Quỹ; hợp vốn với các tổ chức kinh tế để cùng thực hiện dự án;
góp vốn thành lập các doanh nghiệp để đầu tư vào các dự án hạ tầng kinh tế,
kỹ thuật trên địa bàn.
Tính đến hết năm 2007, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các Quỹ đạt
gần 1.333 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của
hoạt động đầu tư giai đoạn 2001-2004 vào khoảng 85%/năm; giai đoạn từ
năm 2005
-2007 là 68%. Phương thức đầu tư trực tiếp của các Quỹ ngày càng
được đa dạng hoá. Giai đoạn trước năm 2000, hoạt động đầu tư trực tiếp chủ
yếu dưới hình thức Quỹ trực tiếp bỏ vốn hoặc đồng góp vốn đầu tư vào các dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng v
à các công trình phục vụ cho cộng đồng xã
h
ội. Các dự án mà Quỹ đã thực hiện đều được đánh giá cao về lợi ích đem lại
cho cộng đồng và cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Mặc dù, đây là
18

một hình thức đầu tư hiệu quả và thu hút được nhiều nguồn vốn từ các thành
ph
ần kinh tế khác nhau nhưng do đây là một hình thức đầu tư còn mới mẻ nên
hi
ện mới chỉ có một số Quỹ như Quỹ ĐTPT địa phương thực hiện hoạt động
đầu tư trực tiếp (Quỹ ĐTPT đô thị th
ành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây
Ninh, Hà Tây,…).
Có th
ể nói đến một số dự án tiêu biểu như Quỹ ĐTPT Bình Dương đã
đầu tư vào 06 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 63, 654 tỷ đồng trong đó
có 03 dự án xây dựng khu dân cư; 03 dự án khu dân cư với tổng diện tích quy
hoạch là 19,2 ha, tổng vốn đầu tư 111,6 tỷ đồng; Quỹ ĐTPT Đồng Nai góp
vốn đầu tư vào dự án nhà ở Bửu Long thành phố Biên Hoà với tổng mức vốn
đầu tư 42 tỷ đồng…Ri
êng Quỹ ĐTPT đô thị thành phố HCM đã mở rộng địa
bàn khác theo hướng thương mại hoá thông qua việc cho phép Cô
ng ty CP
c
ấp nước Thủ Đức (HIFU góp vốn thành lập) góp vốn đầu tư xây dựng Nhà
máy nước Tiền Giang. Quỹ ĐTPT Tây Ninh tham gia đầu tư nâng cấp đường
xá và sân vận động của tỉnh.
Về đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp mới như sáng lập và điều hành
các công ty c
ổ phần để đầu tư, tham gia khởi động các chương trình đầu tư
vào các công trình trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của
từng tỉnh, thành phố. Hiện nay, đã có một số Quỹ như Quỹ ĐTPT đô thị thành
ph
ố HCM, Quỹ ĐTPT Bình Dương, Quỹ ĐPTT Đồng Nai, Quỹ ĐTPT Tiền
Giang... thực hiện góp vốn thành lập công ty cổ phần và kêu gọi huy động

vốn từ các nguồn nhàn rỗi trên địa bàn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đặc biệt,
phương thức đầu tư này đ
ã và đang được áp dụng thành công tại thành phố
Hồ Chí Minh. Quỹ ĐTPT đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập
Công ty cổ phần hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (CII), Công ty cổ
phần cấp nước kênh đông, Công ty cổ phần Song Tân để thực hiện các dự án
19
đầu tư xây dựng khu công nghiệp, cung cấp nước sạch, y tế, xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông của thành phố Hồ Chí Minh.
Việc áp dụng các phương thức đầu tư này tạo ra tính chủ động cao của
Quỹ trong việc đáp ứng nhu cầu đầu tư của địa phương; nâng cao khả năng
thoát vốn, thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế tư nhân tham gia đầu tư. Vì đây là phương thức đầu tư hiệu quả đã
được chứng minh qua thực tế nên các Quỹ khác có thể nghiên cứu xem xét
vận dụng mô hình cho phù hợp với điều kiện hoạt động của từng Quỹ.
Biểu đồ 1.3: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA QUỸ TỪ NĂM 1997-2007
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
199
7
199
8
199

9
200
0
200
1
200
2
200
3
200
4
200
5
200
6
200
7
Năm
Triệu đồng
Tổng số vốn đầu tư
Nguồn: Bộ Tài chính
1.5.2.2.Vấn đề chuyển hoá các hoạt động đầu tư:
Nh
ằm đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, các Quỹ đã tìm kiếm các giải
pháp chuyển hoá hoạt động đầu tư dưới các hình thức đầu tư như BOT, BT,
chuy
ển nhượng quyền đầu tư hay chuyền nhượng quyền khai thác các dự án
do Quỹ đang chuẩn bị thực hiện hoặc đã hoàn thành đưa vào khai thác, từ đó
20
chuyển các nguồn vốn từ trung và dài hạn sang ngắn hạn để tiếp tục đầu tư

cho các dự án khác. Đến nay có một số Quỹ đã thực hiện chuyển hoá thành
công có th
ể kể đến là: Quỹ ĐTPT đô thị thành phố Hồ Chí Minh, thông qua
vi
ệc sáng lập Công ty cổ phần hạ tầng (CII) đã huy động được một lượng vốn
rất lớn từ công chúng để mua lại quyền khai thác đường Hùng Vương từ
Thành phố Hồ Chí Minh với số tiền 1.000 tỷ đồng; Quỹ ĐTPT Đồng Nai đã
h
ợp tác với Công ty Công trình giao thông vận tải Đồng Nai để đầu tư xây
d
ựng công trình hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh nhà ở và đất ở trên khu đất
12,9 ha tại phường Bửu Long Tp Biên Hòa, mổi bên tham gia 50% vốn tương
ứng 7,25 tỷ đồng. Tính đến nay, đã thực hiện trên 90% khối lượng dự án với
591 căn hộ li
ên kế và biệt thự. Hiện đã thu hồi một phần vốn, mổi bên chỉ còn
góp 2 t
ỷ đồng…
Với vai trò “vốn mồi” các Quỹ đã dẫn dắt các hoạt động đầu tư trên địa
bàn, thu hút rộng rãi các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác
nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.5.2.3.Cho vay đầu tư:
Ho
ạt động cho vay đối với dự án vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt
độ
ng của các Quỹ trong thời gian qua. Các Quỹ đã đẩy mạnh hoạt động cho
vay đối với các dự án trọng điểm của từng địa b
àn, góp phần giảm áp lực về
vốn cho nhu cầu đầu tư của các địa phương, giảm bớt gánh nặng của ngân
sách. Số dự án cho vay của 16 Quỹ đến ngày 31/12/2007 đạt 3.392 dự án,
tổng số cho vay đạt 16.031 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với thời điểm năm

2000. Cho vay bằng nguồn vốn của Quỹ chiếm tỷ trọng đa số trong tổng số
cho vay và luôn giữ được tỷ lệ ổn định trong suốt thời gian qua. Theo quy
định tại Nghị định số 138/2007/NĐ
-CP và các văn bản hướng dẫn thẩm quyền
quyết định cho vay đầu tư đã được phân cấp một cách linh hoạt, tạo sự chủ
động cho các Quỹ trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, để nâng cao vai tr
ò
21
“vốn mồi” và thu hút được đông đảo các tổ chức, cá nhân cùng bỏ vốn tham
gia đầu tư vào dự án th
ì Quỹ cần tập trung vào các hoạt động như hợp vốn
đầu tư, sáng lập công ty cổ phần.. v
à giảm dần tỷ trọng cho vay đầu tư. Các
hoạt động này sẽ tạo tiền đề và là công cụ quan trọng cho việc thực hiện xã
h
ội hoá đầu tư.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn một số Quỹ cho vay với lãi suất thấp
hơn quy định về l
ãi suất cho vay tại Nghị định số 138, đặc biệt một số Quỹ
còn cho vay theo chỉ định của tỉnh, thành phố với lãi suất 0% (Quỹ ĐTPT Tây
Ninh, Quỹ ĐTPT Khánh Hoà, Quỹ ĐTPT Đắk Lắk ….) đã làm cho Quỹ kém
chủ động trong việc cân đối, sử dụng vốn, gây hạn chế trong việc đảm bảo
thực hiện nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn.
Biểu đồ 1.4: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA CÁC QUỸ ĐTPT
(Đơn vị: triệu đồng)
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000

2,500,000
3,000,000
3,500,000
1997 1999 2001 2003 2005 2007
Số vốn cho vay của Quỹ Tổng số vốn đầu tư
Nguồn Bộ Tài chính
22
Việc cho vay vốn được thực hiện chủ yếu theo 3 dạng sau:
- Cho vay hợp vốn đối với các dự án: Quỹ ĐTPT đóng vai trò là đầu
mối hợp vốn để huy động các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tham
gia h
ợp vốn cho vay.
Ví dụ như Quỹ ĐTPT Hà Tây đã hợp vốn với Ngân hàng Đầu tư chi
nhánh Hà Tây cho vay dự án giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp Phùng
Xá, Th
ạch Thất Hà Tây. Đây là hoạt động đã được UBND tỉnh đánh giá cao
vì giúp NSNN giảm được áp lực về vốn, kịp thời chi trả đền bù góp phần cải
thiện môi trường đầu tư của tỉnh
- Cho vay độc lập đối với các dự án trọng điểm của địa bàn như Quỹ
ĐTPT đô
thị TP Hồ Chí Minh với các dự án cầu đường, xe bus, hệ thống cung
cấp nước sạch; Quỹ
- Cho vay với các đối tượng khác, điển hình là Quỹ ĐTPT Khánh Hoà
đã tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện đầu tư dự
án cơ sở hạ tầng trên địa b
àn; Quỹ ĐTPT Ninh Bình cho vay chủ yếu là các
DN nh
ỏ và vừa nhằm tạo ra các hiệu quả xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động trên địa bàn tỉnh.
Phần lớn các dự án được Quỹ cho vay vốn là những dự án có hiệu quả.

Nhiều dự án ngay khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng, hầu
hết đều hoàn trả vốn đúng hạn. Đến 31/12/2007, nợ quá hạn chỉ chiếm khoảng
trên 4% trong tổng dư nợ vốn cho vay của các Quỹ. Tuy nhiên, một số Quỹ
do nguồn vốn hạn hẹp cùng với chính sách lãi suất cho vay thấp nên đã làm
ảnh hưởng đến hoạt động Quỹ.
23
1.5.2.4.Quản lý nguồn uỷ thác
Hoạt động quản lý nguồn vốn uỷ thác ngày càng phát triển. Năm 2000
chỉ có 3 Quỹ ĐTPT thực hiện việc quản lý nguồn vốn uỷ thác. Đến nay vốn
uỷ thác đã tăng lên đến 7 Quỹ, với tổng nguồn vốn uỷ thác được thực hiện từ
năm 1997 đến hết năm 2007 đạt tr
ên 5.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm
2000. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn được uỷ thác vẫn chưa được đa
dạng, chủ
yếu nguồn uỷ thác vẫn từ ngân sách nhà nước chiếm đến 90% nguồn vốn uỷ
thác. Ngoài các nguồn vốn uỷ thác có nguồn gốc từ ngân sách, một số Quỹ
đang nhận uỷ thác quản lý các nguồn vốn từ khối ngo
ài quốc doanh, hoặc các
nguồn vốn của các tổ chức quốc tế. Quỹ ĐTPT đô thị thành phố Hồ Chí Minh
đ
ã và đang tiếp cận được một số nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức nước ngoài
như ADB, AFD. Quỹ ĐTPT Đồng Nai ngoài vốn uỷ thác từ ngân sách đã
nh
ận uỷ thác quản lý hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Đồng Nai.
Biểu đồ 1.5: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN UỶ THÁC
CỦA CÁC QUỸ ĐTPT
(Đơn vị: triệu đồng)
0
200,000
400,000

600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Vốn nhận uỷ thác
Nguồn: Bộ Tài chính
24
1.5.2.5.Hoạt động tư vấn đầu tư:
Theo điều lệ hoạt động của Quỹ, các Quỹ ĐTPT được thực hiện hoạt
động tư vấn tài chính và đầu tư. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ có Quỹ ĐTPT
Đồng Nai v
à Quỹ ĐTPT đô thị thành phố Hồ Chí Minh triển khai hoạt động
này. Quỹ ĐTPT Đồng Nai đã thành lập một công ty tư vấn hoạt động độc lập
để hỗ trợ Quỹ triển khai hoạt động, cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn cho các
nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá tr
ình tiếp cận
với Quỹ. Quỹ ĐTPT đô thị thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh các hoạt động
tư vấn thông thường như tư vấn lập dự án, tư vấn d
àn xếp vốn…, Quỹ ĐTPT
đô thị đang mở ra một hướng đi mới cho hoạt động này là tư vấn xúc tiến dự
án để hỗ trợ t
ìm kiếm dự án, hỗ trợ chủ dự án trước, trong và sau khi dự án
hoàn thành.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 của luận văn đã nêu được khái niệm, chức năng, nội
dung v
ề hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương như: đầu tư trực tiếp
vào các d

ự án, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế, nhận ủy
thác và
ủy thác, đồng thời luận văn cũng giới thiệu kinh nghiệm tổ chức hoạt
động của quỹ đầu tư phát triển của nước ta đến năm 2007 có 17 quỹ, trên cơ
sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Quỹ Đầu tư phát
tri
ển tỉnh Long An.
25
CHƯƠNG 2
D
Ự BÁO KHẢ NĂNG THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TỈNH LONG AN
2.1.Điều kiện tự nhiên và dân số:
2.1.1.
Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Tỉnh Long An vừa nằm ở khu vực Tây Nam Bộ vừa thuộc Vùng Kinh
t
ế trọng điểm Phía Nam. Phía Đông giáp với TP.HCM và tỉnh Tây Ninh, giáp
với Vương quốc Camphuchia về phía Bắc, với đường biên giới dài 137,7 km,
giáp v
ới tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km
2
, bằng 1,43% so với
diện tích cả nước và 11,78% so diện tích của vùng ĐBSCL. Tọa độ địa lý:
105
0
30’30” đến 106
0

47’02” kinh độ Đông và 10
0
23’40” đến 11
0
02’00’ vĩ
độ Bắc.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

×