TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
230
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI KHOA KẾ TOÁN -
TÀI CHÍNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ
TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI HỌC
EVALUATION OF THE TRAINING QUALITY AT THE FACULTY
OF ACCOUNTING AND FINANCE – COLLEGE OF ECONOMICS -
HUE UNIVERSITY
Lại Xuân Thuỷ & Phan Thị Minh Lý
Đại học Huế
TÓM TẮT
Bài viết này đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Huế dựa trên kết quả khảo sát 331 sinh viên hệ chính qui đang học năm thứ
ba và năm thứ tư, vận dụng quan điểm chất lượng đào tạo của Hệ thống đảm bảo chất lượng
của Mạng lưới đại học ASEAN (AUN-QA). K
ết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng đào tạo của
Khoa Kế toán - Tài chính được sinh viên đánh giá ở mức khá tốt và yêu cầu cấp bách nhất là
phải cải thiện về nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng gắn với thực tiễn và yêu cầu
trên thị trường lao động, cập nhật những thay đổi trong nước và quốc tế, đảm bảo cho sinh viên
tốt nghiệp có đủ năng lự
c làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế.
ABSTRACT
This article deals with an assessment of the training programs conducted at the Faculty
of Finance and Accounting - College of Economics, Hue University basing on a survey of 331
regular students in the third and the fourth academic years, using the educational quality
approach of AUN-QA, the ASEAN University Network Quality Assurance. The study shows that
the quality of the training programs of the Faculty of Accounting and Finance was assessed in a
comparatively good level and there was an urgent need for improving both the program
contents and the teaching methods so as to be more updated and close-related to the business
practices and the requirements on the labor market, ensuring that the graduate students have
adequate knowledge and professional skills capable of working in the globalized working
environment.
1. Đặt vấn đề
Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng và được các trường đại học hiện
nay đặc biệt quan tâm, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định việc đổi mới
quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện giáo dục đại học
và phát triển quy mô phải đi đôi với đảm bả
o chất lượng đào tạo. Sinh viên là đối
tượng trực tiếp của quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm” chính nên ý kiến phản hồi
của sinh viên về sự hài lòng đối với việc giảng dạy của giảng viên có một ý nghĩa nhất
định. Đây là một kênh thông tin quan trọng và khách quan, góp phần đánh giá chất
lượng đào tạo hiện tại giúp cho giảng viên và nhà trường có những sự điều chỉnh hợp
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
231
lý theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội. Đây cũng là
chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến
phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vậy, chất lượng
đào tạo hiện nay ở Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
ra sao trên quan điểm của người học? Những biện pháp nào để nâng cao chất lượng
đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sinh viên? Đó là hai câu hỏi mà trong bài
viết này tác giả tập trung trả lời dựa trên phân tích số liệu từ khảo sát 331 sinh viên hệ
chính qui đang theo học năm thứ 3 và thứ 4 tại Khoa năm học 2009-2010 về 13 học
phần chuyên sâu ngành Kế toán và Tài chính - Ngân hàng với tổng số 1314 phiếu
khảo sát.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng là một khái niệm rộng
lớn khó định nghĩa, khó đo lường và có nhiều cách hiểu khác nhau. Đối với chính
phủ, chất lượng được đánh giá trước hết dựa vào tỷ lệ đậu/rớt, những người bỏ học
và thời gian học tập. Đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy, chất lượng được hiểu là đào
tạo tốt trên cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trường học tập tốt và quan hệ tốt
giữa giảng dạy và nghiên cứu. Đối với các doanh nghiệp, là những người sử dụng
“sản phẩm” của quá trình đào tạo đại học, khi nói về chất lượng sẽ quan tâm đến
kiến thức, kỹ năng và đạo đức của sinh viên. Đối với sinh viên, là người học, là
những người “thụ hưởng” trực tiếp quá trình đào tạo, họ sẽ quan tâm đến việc đóng
góp vào sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội. Như vậy, giáo
dục có chất lượng thì phải đảm bảo kết nối với mối quan tâm của sinh viên và của xã
hội. Theo Bộ tiêu chí của AUN-QA, Hệ thống đảm bảo chất lượng của Mạng lưới
các trường đại học các nước ASEAN, chất lượng được hiểu là mức độ hài lòng của
những người liên quan đến quá trình giáo dục, bao gồm các giảng viên, sinh viên,
doanh nghiệp, chính phủ,và các đối tượng liên quan khác. Tuy nhiên, trong nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào đánh giá chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán -
Tài chính thông qua phân tích ý kiến phản hồi của sinh viên, là người trực tiếp liên
quan đến hoạt động đào tạo, về sự hài lòng của họ đối với việc giảng dạy. Bởi vì,
sinh viên chính là đối tượng trước tiên phán quyết về chất lượng dạy và học, họ trải
nghiệm phương pháp giảng dạy của giáo viên, họ có ý kiến về các trang thiết bị phục
vụ học tập và các yếu tố khác. Để lấy ý kiến sinh viên, bảng câu hỏi được thiết kế
sẵn theo 20 biến chi tiết và 1 biến tổng hợp (tên các biến xem ở Bảng 4). Thang đo
được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức từ 1 đến 5 tương ứng
với ý kiến rất không hài lòng đến rất hài lòng. Để nhận diện và đo lường ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo, phương pháp
phân tích nhân tố và hồi qui bội được sử dụng.
3. Mô tả mẫu điều tra
Để phù hợp với mục đích nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu cụm được sử
dụng, theo đó tất cả sinh viên hệ chính quy thuộc khoa Kế toán – Tài chính đang theo
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
232
học năm thứ 3 và 4 thuộc hai ngành Kế toán và Tài chính - Ngân hàng năm học 2009-
2010 là đối tượng khảo sát. Đây là những sinh viên đã tham gia học nhiều học phần bao
gồm cả các học phần chuyên sâu ngành. Do vậy, ý kiến đánh giá của họ là phù hợp để
sử dụng cho nghiên cứu. Cơ cấu mẫu điều tra và những đặc điểm chính của mẫu điều tra
được mô tả trong Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát
Chỉ tiêu
Số lượng
(sinh viên)
Tỷ trọng
(%)
Chỉ tiêu
Số lượng
(phiếu)
Tỷ trọng
(%)
1.Giới tính
Nam
Nữ
71
260
21,5
78,5
2. Ngành
Kế toán
Tài chính - Ngân
hàng
247
84
74,6
25,4
3. Năm học
Năm 3
Năm 4
150
181
45,3
54,7
4. Số lượng học
phần đánh giá của
sinh viên
2
3
4
5
6
7
Tổng số
99
27
65
85
35
20
1314
15,1
6,2
19,8
32,3
16,0
10,6
Kết quả ở bảng trên là phù hợp với thực tế. Hầu hết các sinh viên năm thứ 3
tham gia cho ý kiến đánh giá từ 2 đến 4 học phần trong tổng số 8 học phần chuyên sâu
ngành đã học và sinh viên năm thứ 4 đánh giá từ 5 đến 7 trong tổng số 13 học phần
chuyên sâu ngành đã học. Kết quả là có tổng số 1314 ý kiến đánh giá của sinh viên về
13 học phần chuyên sâu ngành.
Kết quả phân tích nhân tố
Kết quả phân tích nhân tố các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo tại Khoa Kế
toán - Tài chính được trình bày ở Bảng 2. Với hệ số KMO là 0,645 cho thấy phân
tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu khảo sát sinh viên và 20 biến đều đủ điều
kiện đưa vào mô hình phân tích với hệ số Cronbach's Alpha đều lớn hơn 0,7. Trong
đó, nhân tố 1 gồm 4 biến từ V4 đến V7 gọi là Phương pháp giả
ng dạy, nhân tố 2
gồm 4 biến từ V8 đến V11 gọi là Ý thức và tham gia học tập của sinh viên, nhân tố 3
gồm 4 biến từ V16 đến V18 gọi là Phương pháp đánh giá, nhân tố 4 gồm 3 biến từ
V1 đến V3 được gọi là Nội dung giảng dạy, nhân tố 5 gồm 3 biến từ V12 đến V14
gọi là Điều kiện phục vụ dạy và học và nhân tố 6 gồm 2 biến V19 và V20 gọi là Tổ
chức đánh giá.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
233
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố chất lượng đào tạo của Khoa Kế toán - Tài chính,
Trường ĐH Kinh tế, Đại học Huế
Ma trận xoay nhân tố
Nhân tố
Biến quan sát 1 2 3 4 5 6
V4. Khả năng truyền đạt giáo viên tốt .825
V5. Biết cách khuyến khích sinh viên học tích cực .817
V6. Giáo viên chuẩn bị tài liệu giảng dạy nghiêm túc .712
V7. Thời gian giao lưu với sinh viên phù hợp .703
V8. Sinh viên ý thức rõ về yêu cầu học tập .816
V9. Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học .812
V10. Sinh viên tham gia tích cực trong các buổi học .767
V11. Sinh viên tự học tốt .754
V15. Phương pháp đánh giá, cho điểm phù hợp .810
V16. Đánh giá công bằng, chính xác .775
V17. Đề thi phù hợp với nội dung giảng dạy
.719
V18. Đề thi vừa sức và phân loại được sinh viên
.701
V1. Nội dung đầy đủ theo yêu cầu đầu ra .808
V2. Nội dung cập nhật .799
V3. Nội dung gắn với thực tiễn .748
V12. Tài liệu và phương tiện phục vụ dạy - học tốt .780
V13. Thư viện phục vụ tốt .755
V14. Phòng học đảm bảo các điều kiện cho dạy - học .741
V19. Hình thức thi phù hợp .778
V20. Tổ chức thi hợp lý
.772
Eigenvalues 5.75 2.35 2.23 1.93 1.63
Cronbach's Alpha .752 .728 .716 .723 .718
Hệ số KMO = .645
Ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đào tạo của Khoa Kế toán - Tài
chính
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đào tạo của
Khoa Kế toán - Tài chính, chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui bội, trong đó 6 biến độc
lập chính là 6 nhân tố đã được xác định từ kết quả phân tích nhân tố trên đây ký hiệu
tương ứng như sau: X
1
- Phương pháp giảng dạy, X
2
- Ý thức và tham gia học tập của
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
234
sinh viên, X
3
- Phương pháp đánh giá, X
4
- Nội dung giảng dạy, X
5
- Điều kiện phục vụ
dạy và học, X
6
- Tổ chức đánh giá và chất lượng đào tạo biểu hiện bằng sự hài lòng của
sinh viên là biến phụ thuộc được ký hiệu là Y. Như vậy, mô hình được viết dưới dạng
hàm số như sau:
Y= ß
0
+ß
1
X
1
+ß
2
X
2
+ß
3
X
3
+ß
4
X
4
+ß
5
X
5
+ ß
6
X
6
Kết quả mô hình hồi qui ở Bảng 3 cho thấy, hệ số R
2
điều chỉnh bằng 0,645
nghĩa là mô hình hồi qui đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và 64,5% chất lượng đào
tạo biểu hiện thông qua sự hài lòng của sinh viên được giải thích bởi 6 nhân tố đưa vào
mô hình nghiên cứu.
Theo kết quả ở Bảng 3, hàm hồi quy được viết như sau:
Y = 0,075 + 0,311X
1
+ 0,272X
2
+ 0,175X
3
+ 0,305X
4
+ 0,168X
5
+ 0,298X
6
Các hệ số trong phương trình hồi quy trên đây đều mang dấu dương thể hiện cả
6 nhân tố nghiên cứu đều có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo, có nghĩa là
khi gia tăng bất kỳ nhân tố nào đều làm tăng chất lượng đào tạo của Khoa Kế toán - Tài
chính. Chất lượng đào tạo của Khoa hiện nay chịu tác động nhiều nhất của nhân tố
Phương pháp giảng dạy với hệ số hồi qui ß
1
= 0,311, tiếp theo là nhân tố Nội dung
giảng dạy với hệ số ß
4
= 0,305, sau đó là các nhân tố Tổ chức đánh giá (ß
6
= 0,298),
nhân tố Ý thức và tham gia học tập của sinh viên (ß
2
= 0,272), nhân tố Phương pháp
đánh giá (ß
3
= 0,175) và cuối cùng là nhân tố Điều kiện phục vụ dạy và học (ß
5
=
0,168).
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy bội
Biến phụ thuộc Chất lượng đào tạo
Biến độc lập Hệ số
t
Mức ý
nghĩa
1 (Constant) .075
.566 .000
Phương pháp giảng dạy
.311 4.825 .003
Ý thức và sự tham gia học tập của sinh viên
.272 3.535 .001
Phương pháp đánh giá
.175 2.309 .000
Nội dung giảng dạy
.305 3.436 .000
Điều kiện phục vụ dạy và học
.168
5.261 .004
Tổ chức đánh giá
.298
4.261 .005
R
2
= 0.645 F = 55,173 (Sig. F = 0.000)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
235
4. Một số gợi ý đối với Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
Đánh giá của sinh viên về chất lượng đào tạo hiện nay của Khoa
Theo kết quả trình bày ở bảng 4, sinh viên đánh giá chung về chất lượng đào của
Khoa ở mức khá tốt với điểm trung bình là 3,40 trên thang đo 5 mức. Tuy nhiên, điểm
đánh giá của tất cả 20 yếu tố của chất lượng đào tạo đều nhỏ hơn 4, trong đó sinh viên
cho điểm cao nhất về việc tự học và tham gia tích cực trong các buổi học với mức điểm
trung bình tương ứng là 3,49 và 3,82, điểm thấp nhất dành cho các yếu tố về nội dung
giảng dạy với mức điểm trung bình từ 2,74 đến 2,87. Các yếu tố còn lại được đánh với
mức điểm trung bình dao động từ 3,02 đến 3,55. Thực tế này cho thấy, Khoa Kế toán -
tài chính còn cần phải nỗ lực cải thiện nhiều mặt mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo
của Khoa và đáp ứng được sự mong đợi của sinh viên.
Bảng 4. Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán - Tài chính
Ý kiến đánh giá của sinh viên
Các yếu tố chất lượng đào tạo
Số lượng Trung bình
Độ lệch
chuẩn
1. Nội dung đầy đủ theo yêu cầu đầu ra 1314 2,74 0,897
2. Nội dung cập nhật 1314 2,55 0,964
3. Nội dung gắn với thực tiễn 1314 2,87 0,948
4. Khả năng truyền đạt giáo viên tốt 1314 3,12 1,021
5. Biết cách khuyến khích sinh viên học tích cực 1314 3,02 0,784
6. Giáo viên chuẩn bị tài liệu giảng dạy nghiêm túc 1314 3,05 1,022
7. Thời gian giao lưu với sinh viên phù hợp 1314 3,09 0,684
8. Sinh viên ý thức rõ về yêu cầu học tập 1314 3,16 0,721
9. Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học 1314 3,07 0,746
10. Sinh viên tham gia tích cực trong các buổi học 1314 3,79 1,043
11. Sinh viên tự học tốt 1314 3,82 0,409
12. Tài liệu và phương tiện phục vụ dạy - học tốt 1314 3,30 0,720
13. Thư viện phục vụ tốt 1314 3,19 0,686
14. Phòng học đảm bảo các điều kiện cho dạy - học 1241 3,22 1,159
15. Phương pháp đánh giá, cho điểm phù hợp 1257 3,35 0,701
16. Đánh giá công bằng, chính xác 1221 3,24 0,687
17. Đề thi phù hợp với nội dung giảng dạy 1241 3,29 0,686
18. Đề thi vừa sức và phân loại được sinh viên 1241 3,41 1,212
19. Hình thức thi phù hợp 1257 3,55 0,720
20. Tổ chức thi hợp lý 1221 3,24 0,677
21. Đánh giá chung về chất lượng giảng dạy 1314 3,40 0,781
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
236
Dựa trên những kết quả phân tích trên đây, chúng tôi đưa ra một số khuyến cáo
cho Khoa Kế toán - Tài chính trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của
mình.
Thứ nhất, Khoa nên tập trung cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, bởi
vì kết quả phân tích cho thấy, đây là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng
đào tạo của Khoa, trong khi mức độ hài lòng của sinh viên về chúng lại khá thấp với
mức điểm đánh giá trung bình từ 2,74 đến 3,12. Khoa có thể thực hiện một số gợi ý sau
đây để cải thiện các nhân tố này:
(1) Rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo và đề cương các học phần có sự tham
khảo của các chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài.
(2) Tăng cường sự tham gia của giảng viên và các bên liên quan vào quá xây dựng
chương trình và biên soạn đề cương học phần để họ hiểu rõ và làm chủ được
chúng.
(3) Phù hợp hơn nữa nội dung các học phần theo hướng cập nhật, hệ thống và liên
thông, tránh trùng lặp nội dung giữa các học phần.
(4) Tăng cường tổ chức cho sinh viên giao lưu với các doanh nghiệp.
(5) Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy giữa các giảng viên trong Khoa.
(6) Tổ chức các lớp tập huấn về các phương pháp giảng dạy tiên tiến theo định
hướng đầu ra của quá trình học tập.
Thứ hai, cải tiến phương pháp và tổ chức đánh giá sao cho công bằng và chính
xác hơn. Khoa có thể thực hiện một số gợi ý sau đây để cải thiện các nhân tố này.
(1) Xây dựng và áp dụng các phương pháp đánh giá phù hợp và thống nhất cho từng
học phần.
(2)
Xây dựng qui trình ra đề, duyệt đề, tổ chức đánh giá một cách khoa học, hệ
thống, phù hợp với nội dung giảng dạy và trình độ đào tạo.
(3) Phối hợp với các bộ phận có liên quan để tổ chức đánh giá kịp thời và công
bằng.
Thứ ba, bổ sung thêm tài liệu, phương tiện hỗ trợ dạy - học, cải thiện hệ thống
thông tin thư việ
n và phòng học. Chúng tôi đưa ra một số gợi ý sau đây để Khoa có thể
cải thiện các nhân tố này như sau:
(1) Khuyến khích tối đa giáo viên trong Khoa biên soạn tài liệu tham khảo cho dạy
và học có sự tham khảo tài liệu nước ngoài và sử dụng các phương tiện công
nghệ thông tin vào giảng dạy.
(2) Có kế hoạch rõ ràng và lộ trình nhất định để Nhà trường mua thêm sách, tài liệu,
phương tiện cần thiết phục vụ dạy và học.
(3) Tham vấn cho Nhà trường trong việc xây dựng, bố trí các phòng học hợp lý hơn,
cải thiện hơn nữa hoạt động của trung tâm thông tin thư viện của Nhà trường.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(44).2011
237
5. Kết luận
Tóm lại, chất lượng đào tạo hiện nay của Khoa Kế toán - Tài chính được sinh
viên đánh giá thông qua mức độ hài lòng của họ về các học phần chuyên ngành được
nhận định ở mức khá tốt, trong đó yêu cầu cấp bách nhất là phải cải thiện về nội dung
và phương pháp giảng dạy một cách phù hợp hơn nữa sao cho gắn kết với thực tiễn và
yêu cầu của thị trường lao động, đồng thời cập nhật với những thay đổi trong nước và
quốc tế giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực để làm việc trong môi
trường hội nhập quốc tế. Song song, việc cải tiến phương pháp và tổ chức đánh giá cũng
như tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học cũng là những vấn đề mà Khoa
Kế toán - Tài chính cần quan tâm thích đáng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] AUN-QA, Guidelines, Bangkok, 2004.
[2] AUN-QA, Manual for the implementation of the guidelines,
/>e&id=220&Itemid=197&lang=en
[3] Harvey, L and Green, D., Difining Quality. Assessment and Evaluation in Higher
Education, 1993.
[4] Moodie, G., Standards and Criteria in Higher Education, Guilford, SRHE, 1986.
[5] Bry Xavier, Analyse factorielles multiples, Economica, Paris, 1996.
[6] Freyssinet-Dominjon Jacqueline, Methodes de Recherche en Sciences Sociales,
Montchrestien, Paris, 1997.
(BBT nhận bài: 14/04/2011, phản biện xong: 26/05/2011)