Viện Nghiên Cứu Phát Triển, Paris
Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
Trung Tâm Dân Số, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI :
DÂN SỐ VÀ DI CHUYỂN NỘI THỊ
Patrick Gubry, IRD
Bernard Lortic, IRD
Gilles Grenèche, INSEE
Lê Văn Thành, VKT
Lê Thị Hương, VKT
Trần Thị Thanh Thủy, VKT
Nguyễn Thị Thiềng, TTDS
Phạm Thùy Hương, TTDS
Vũ Hoàng Ngân, TTDS
Nguyễn Thế Chính, ĐHKTQD
ISTED, GEMDEV
Chương trình nghiên cứu đô thị vì sự phát triển (PRUD)
Dự án PRUD số 45
Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Vùng Ile-de-France
Hội thảo « Hà Nội thành phố đặc thù và những lực chọn cho phát triển »
Hà Nội, 12-14 tháng 11 năm 2002
2
Từ khi thực hiện các biện pháp tự do hóa kinh tế theo chính sách đổi mới vào năm
1986, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai đô thị lớn nhất Việt Nam, đã bước vào giai đoạn
phát triển đô thị mạnh mẽ. Hiện nay, việc phát triển đô thị chủ yếu do làn sóng di dân từ nông
thôn ra thành thị vì mức tăng trưởng kinh tế cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thôn-
thành thị ngày càng lớn và việc quản lý hộ khẩu không còn chặt chẽ. Hơn nữa, tỷ lệ dân số ở
nông thôn hiện nay vẫn cao (hơn 75% dân số, theo điều tra dân số năm 1999), điều này cho
phép chúng ta tiên lượng rằng quá trình tăng trưởng dân số đô thị sẽ còn tiếp tục diễn ra trong
nhiều năm tới. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang trở thành những siêu đô thị, tuy có
khác biệt giữa quá trình của hai nơi này. Trong bối cảnh đó, sự tái cấu trúc nhà ở và dân cư đô
thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ, do giá nhà đất tăng cao ở trung tâm thành phố, do có nhiều dự
án phát triển đô thị và do sự xuất hiện các khu công nghiệp mới và do tiến trình phân tầng xã
hội. Hiện tượng di dân phổ biến trong lòng thành phố làm thay đổi không gian sống và dẫn
đến những chuyển dịch tạm thời của người dân. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề về hạ tầng kỹ
thuật và phương tiện giao thông đô thị.
Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu những nét nổi bật, và thường là những nét đặc thù liên
quan đến dân số và hiện tượng di dân trong thành phố tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Chúng tôi cũng xin trình bày một số kết quả đạt được trong quá trình chuẩn bị cho cuộc điều
tra các hộ gia đình về những chuyển dịch trong thành phố (dự định tiến hành vào tháng 2 và
tháng 3 năm 2003). Những dữ liệu thu thập được còn ở dạng thô nhưng sẽ là cơ sở của nhiều
báo cáo khoa học. Nhiều bảng số liệu thống kê chủ yếu rút ra từ cuộc điều tra dân số năm
1999 được trình bày trong phần phụ lục sẽ cung cấp các dữ liệu cần thiết về tình hình dân số
cho các nghiên cứu về thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội.
Việc xác định dân số đô thị
Địa giới hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bao gồm cả một vùng nông
thôn rộng lớn ở ngoại ô thành phố, mà trước kia là nhằm bảo đảm việc cung cấp lương thực
cho các thành phố này, hạn chế mua lương thực từ các tỉnh khác đồng thời hạn chế các làn
sóng di dân. Nhưng quá trình tăng trưởng đô thị làm mục tiêu này ngày càng khó thực hiện và
hiện nay hai đô thị này đang phải mua rất nhiều thực phẩm từ vùng châu thổ lân cận và điều
đó lại tạo ra mạng lưới giao thương giữa các tỉnh thành trong nước và với thế giới. Các công
trình nghiên cứu về quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vì vậy cần phải
dựa trên một đánh giá chính xác về dân số đô thị.
Các dữ liệu từ cuộc điều tra dân số đã xác định dân số đô thị theo đơn vị hành chính
một cách đơn giản là lấy tổng dân số của các quận (đô thị) cộng với dân số các thị trấn các
huyện (nông thôn). Tuy nhiên, do việc xây dựng nhà ở lan rộng về mặt địa lý, nhiều quận mới
đã được thành lập vào năm 1997 (5 quận ở thành phố Hồ Chí Minh : quận 2, 9, 12, quận Thủ
Đức ; 3 quận ở Hà Nội : Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy) (xem bản đồ hành chính ở phần phụ
lục). Hiện tại, các quận mới này bao gồm một vùng đô thị đang mở rộng giáp ranh với các
quận nội thành cũ, và một vùng nông thôn bên ngoài đang giảm dần diện tích. Sự chênh lệch
giữa dân số đô thị tính theo đơn vị hành chính và dân số đô thị trên thực tế lớn hơn hẳn tại
thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội.
Theo các số liệu thống kê hành chính của cuộc điều tra dân số năm 1999, dân số thành
phố Hồ Chí Minh là 5,0 triệu người (trong đó có 4,2 triệu dân cư thành thị) và dân số Hà Nội
là 2,7 triệu người (trong đó có 1,5 triệu dân cư thành thị) (xem bảng 1a và 1b).
3
Có hai phương pháp đã được áp dụng (hoặc đang được áp dụng) nhằm xác định chính
xác dân số đô thị thay cho cách xác định đơn giản bằng đơn vị hành chính :
1. Phép nội suy từ mật độ dân số của quận, với giả thiết rằng có sự tương quan giữa mật
độ dân số và tỷ lệ dân số đô thị ; mật độ trên 10 000 dân tương ứng với tỷ lệ đô thị hóa
100% và mật độ dưới 500 dân tương ứng với tỷlệ đô thị hóa là 0% (Lê Thị Hương,
2000 ; Gubry và Lê Thị Hương, 2002). Từ phương pháp này, người ta tính ra được
dân số đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,7 triệu. Tuy nhiên phương pháp này
không áp dụng cho Hà Nội, nơi các quận mới đã có mật độ dân số rất cao.
2. Phân tích việc mở rộng diện tích xây dựng qua hình ảnh vệ tinh (hiện đang tiến hành).
Việc phân tích này cho phép phân biệt các phường (thành thị) so với các xã (nông
thôn) (phường và xã là đơn vị hành chính ngay sau đơn vị quận) trong các quận đô thị
hay “bán đô thị” mới, từ đó nhận biết giới hạn giữa thành thị và nông thôn. Với
phương pháp này, chúng ta có thể có số liệu về dân số đô thị chính xác hơn số liệu thu
thập được qua cách tính tổng dân số các quận và các huyện.
Mật độ dân số
Mật độ dân số tính theo quận là tính trên một đơn vị quá lớn nên chỉ có thể phân tích
sơ lược. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các số liệu tính theo phường xã, rút ra từ cuộc điều tra
dân số năm 1999 ( bảng 2a và 2b, hình 1a và 1b, hình 2a và 2b).
Dĩ nhiên, chúng ta đều nhận thấy rằng mật độ dân số giảm dần từ trung tâm thành phố
ra vùng nông thôn ngoại thành. Mật độ dân số tại một số phường ngay tại trung tâm thành phố
thuộc loại cao nhất thế giới :
- mật độ phường 1 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh là 115.797 người/km
2
(1.158
dân/ha). Quận 3 có 5 phường có mật độ trên 100.000 người/km
2
.
- mật độ phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là 92.100 người/km
2
.
4
Hình 1a : Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản đồ mật độ dân số tính theo quận
tại khu trung tâm và tính theo phường/xã tại vùng ngoại vi (người/km²)
5
Hình 2a : Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản đồ mật độ dân số tính theo phường/xã
tại khu trung tâm (người/km²)
6
Hình 1b : Hà Nội. Bản đồ mật độ dân số tính theo quận tại khu trung tâm
và tính theo phường/xã tại vùng ngoại vi (người/km²)
7
Hình 2b : Hà Nội. Bản đồ mật độ dân số tính theo phường/xã
tại khu trung tâm (người/km²)
8
Tại thành phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị hóa diễn ra rõ nét dọc theo các trục giao
thông đi từ thành phố : dọc theo trục đường đi về Biên Hòa và hướng Bắc, quá trình đô thị
hóa diễn ra liên tục đến hết địa hạt của thành phố ; dọc theo trục đường đi về hướng Tân An
và đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Nam ; dọc theo trục đường đi về hướng Tây Ninh
và Campuchia về hướng Tây Bắc. Cuối cùng, quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh dọc
theo sông Sài gòn về hướng Đông Nam, đây là vùng sẽ thựïc hiện nhiều chương trình quy
hoạch. Chắc chắn sẽ phải ưu tiên triển khai các phương tiện giao thông đô thị dọc theo các
trục đường này. Tại trung tâm thành phố, những phường có mật độ dân số thấp nhất là những
phường có những công trình công cộng lớn (sân bay, công viên, bệnh viện, trường đua
ngựa…).
Tại Hà Nội, chúng ta nhận thấy có sự khác nhau rất lớn giữa mật độ dân số ở hữu ngạn
và tả ngạn sông Hồng ; khu vực đông dân chạy dọc theo bờ sông và khu vực đô thị tập trung
phía nam, trong đê sông Hồng. Ngoài ra có hiện tượng đô thị hóa mạnh theo hướng bắc, dọc
đường đi Thái Nguyên ; phía đông-bắc về hướng Bắc Ninh, Lạng Sơn và biên giới Trung
Quốc từ ngã ba Hải Dương-Hải Phòng ; theo hướng tây nam về phía Hòa Bình qua Hà Tây và
theo hướng nam. Ngoài ra, riêng về hướng tây nam, mật độ dân số khu vực ngoài Hà Nội về
phía Hà Tây đang tăng lên. Tại trung tâm thành phố mật độ dân số bị ảnh hưởng nhiều do
phần diện tích các hồ rất lớn, vì vậy, cần phải trừ phần diện tích này ra khi nghiên cứu không
gian xây dựng hoặc bối cảnh sống của khu vực trung tâm.
Sự hỗ trợ của hình ảnh vệ tinh
Để có cách tiếp cận địa lý tổng thể, chúng tôi đã sử dụng hai hình ảnh vệ tinh do CNES chụp
vào thời điểm gần cuộc điều tra dân số năm 1999 nhất.
Hình 1 : Chụp TP.HCM từ vệ tinh Spot 1 vào lúc 3h20 giờ GMT, ngày 3/2/1999 (hình 3a)
Hình 2 : Chụp Hà Nội từ vệ tinh Spot 4 vào lúc 3h38 giờ GMT, ngày 26/9/1999 (hình 3b)
Khi so sánh hình 2 với nhiều hình ảnh vệ tinh khác, chúng tôi phân tích được tình hình
phát triển đô thị gần đây ở Hà Nội. Trái lại, vì thường xuyên có nhiều đám mây trong những
hình chụp TP.HCM nên chúng tôi chưa chọn được hình nào có thể sử dụng được trong quá
trình nghiên cứu.
9
Hình 3a : Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 2 năm 1999 (© CNES 1999)
Hình 3b : Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1999 (© CNES 1999)
10
Hiện nay, việc phân tích đang được tiến hành bằng cách đối chiếu hình ảnh vệ tinh với
địa giới hành chính. Trong khuôn khổ dự án PRUD, chúng tôi đặt ra hai mục tiêu :
- Một là, để có được đánh giá chính xác hơn về dân số đô thị TP.HCM so với thống kê hành
chính hay kết quả nội suy từ mật độ dân số các quận. Trong trường hợp này, chúng tôi xác
định những phường ngoại vi có các công trình xây dựng đô thị là những “phường đô thị”,
trong khi đó những phường nằm ngoài phạm vi này là những “phường nông thôn”. Từ đó,
chúng tôi có được con số chính xác hơn so với cách tính chỉ dựa trên dân số các quận, là đơn
vị hành chính rộng hơn phường.
- Hai là, giải thích lý do việc lựa chọn những khu đô thị nhất định cho cuộc điều tra về chuyển
cư trong thành phố. Việc phân tích hình chụp từ vệ tinh trùng khớp với kết quả thống kê của
TP.HCM nên chúng tôi quyết định loại trừ hai huyện Củ Chi và Cần Giờ (ở phía Bắc và phía
Nam thành phố) vốn gần như hoàn toàn thuộc khu vực nông thôn khỏi phạm vi điều tra của
chúng tôi. Tương tự như vậy, ở Hà Nội chúng tôi sẽ không tiến hành điều tra trên huyện Sóc
Sơn (phía Bắc) nhưng lại giữ huyện Đông Anh vì huyện này tuy còn là nông thôn nhưng ở
đây đã xuất hiện nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng và từ năm 1999 xu thế phát triển theo
hướng này còn mạnh hơn trước.
Nhìn chung, các hình ảnh vệ tinh cho phép ta xác định được những dặc thù về địa lý của
hai thành phố này.
A. Ở TP.HCM :
- Trong thành phố vẫn nổi bật hai trung tâm đô thị truyền thống Sài Gòn và Chợ Lớn vốn
có từ lâu đời.
- Mật độ dân cư rất cao ở một số khu trung tâm.
- Gần đây xuất hiện việc phân lô đất ở vùng ven để đáp ứng những nhu cầu mới của phát
triển đô thị.
- Sự phát triển của các khu công nghiệp liên hợp lớn ở vùng ven trong thời gian gần đây.
- Xu hướng các công trình xây dựng của TP.HCM nối liền với các công trình xây dựng
của TP Biên Hoà ở Đông Bắc để hình thành một thành phố liên hợp.
- Sự xuất hiện các khu nhà ở vùng ven, dọc theo các trục giao thông và trên các gò đất hai
bên sông.
- Ở nông thôn TP.HCM, mật độ xây dựng cao nhưng hoàn toàn là nhà riêng.
B. Ở Hà Nội :
- Vẫn là hình thái đô thị đặc thù với các khu phố cổ và thành cổ.
- Mật độ dân cư rất cao ở một số khu trung tâm.
- Diện tích các hồ rất lớn.
- Vai trò trọng yếu của các con đê, đặc biệt dọc sông Hồng. Trên một số con đê, các công
trình xây dựng bắt đầu mọc lên.
- Việc xác định phạm vi xây dựng gặp nhiều khó khăn do các công trình xây dựng theo
hình sao nằm dọc hai bên đưòng nhưng không liên tục.
- Sự khan hiếm đất để xây dựng những công trình mới.
- Sự phát triển của nhiều nhà máy xí nghiệp ở vùng ven nông thôn.
- Ở vùng nông thôn Hà Nội, mật độ dân số rất cao, người dân thường sống tập trung trong
những làng nhỏ hay thôn, điều đó cho phép dự đoán sự đan chéo giữa các hoạt động nông
nghiệp và phi nông nghiệp do gần thành phố.
11
Kết cấu dân số theo giới tính và độ tuổi
Tháp tuổi và giới tính cung cấp những thông tin chính xác về cơ cấu dân số ở
TP.HCM và Hà Nội.
Tháp tuổi và giới tính (gồm cả dân cư nông thôn và dân cư thành thị) của 2 thành phố
này rất khác nhau. Điểm chung nổi bật là sự thu hẹp đáy tháp do tỷ lệ sinh giảm trong suốt 20
năm qua.
Hai tháp phình to ở nhóm tuổi lao động do chuyển cư từ nông thôn lên thành thị, trong
đó nữ nhiều hơn nam. Đây là một đặc trưng ở khu vực Đông Nam Á. Tại TP.HCM hiện tượng
này rõ nét hơn ở Hà Nội. Nguyên nhân : trong các thành phố lớn, việc làm dành cho lao động
nữ nhiều hơn (công nhân trong ngành may mặc, dịch vụ). Ngoài lý do kinh tế, theo phong tục
Việt Nam, ở nông thôn người con trai trưởng được thừa kế gia sản của cha mẹ. Ngoài ra, các
cặp vợ chồng hiện nay lại có ít con. Vì vậy, số nam giới lên thành phố ít do phần lớn phải ở
lại quê nhà để trông coi hương hỏa.
TP. Hô Chi Minh
864202468
0-4
10-14
20-24
30-34
40-44
50-54
60-64
70-74
80+
%
Nu
Nam
12
Quan 1
864202468
0-4
10-14
20-24
30-34
40-44
50-54
60-64
70-74
80+
%
N
u
N
am
Thu Duc
864202468
0-4
10 - 14
20-24
30-34
40-44
50-54
60-64
70-74
80+
%
N
am
N
u
Cân Gio
864202468
0-4
10-14
20-24
30-34
40-44
50-54
60-64
70-74
80+
%
N
u
N
a
m
Hình 4a : Tháp tuổi dân số thành phố Hồ Chí Minh
và 3 quận/huyện tiêu biểu
13
Ở các độ tuổi cao hơn, tỷ lệ nam giảm đáng kể do những mất mát trong chiến tranh và
do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
Ở Hà Nội, tháp tuổi và giới tính không đồng đều mà bị khuyết vào ở độ tuổi từ 25 đến
34 ở cả hai giới. Đây là kết quả của việc giảm tỷ lệ sinh trong chiến tranh do sự ly tán của các
cặp vợ chồng ; vào thời đó, gần như cả Hà Nội đã phải đi sơ tán để tránh các đợt oanh tạc của
Mỹ. Trái lại, ta nhận thấy hiện tượng “bùng nổ sinh sản” sau chiến tranh khi các cặp vợ chồng
đoàn tụ, thể hiện ở sự phình to của tháp ở nhóm tuổi từ 20 đến 24 vào năm 1999.
Ở TP.HCM và Hà Nội, cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính ở cấp quận có
nhiều điểm tương đồng tùy theo loại quận :
- Ở các quận đô thị trung tâm (như quận 1 TP.HCM hay quận Ba Đình Hà Nội), cơ cấu tương
đối đồng đều và đáy tháp thu hẹp, thể hiện tỷ lệ sinh thấp.
- Ở các quận bán đô thị vùng ven (như quận Thủ Đức, TP.HCM hay quận Tây Hồ , Hà Nội),
tháp phình ra ở độ tuổi lao động, do di dân từ nông thôn hay từ những thành phố trung bình ra
thành phố (chúng ta sẽ thấy là người dân ưu tiên chọn các quận này) vì ở đây có nhiều hoạt
động hiện đại.
- Ở các huyện nông thôn (như Cần Giờ ở TP.HCM và Sóc Sơn ở Hà Nội), kết cấu tương đối
đồng đều nhưng đáy tháp rộng, chứng tỏ tỷ lệ sinh vẫn còn tương đối cao.
Nhập cư vào thành phố và chuyển cư trong thành phố
Điều tra dân số là một công cụ không thể thiếu được trong nghiên cứu về chuyển cư
(thay đổi chổ ở) và điều tra dân số tiến hành ở cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất vì nó mang
tính chất đầy đủ, trừ phi nhân viên điều tra có sai sót. Nhờ thống kê dân số, mà ta dễ nghiên
cứu hiện tượng nhập cư trong một vùng nhất định (nơi tập trung người nhập cư) hơn là nghiên
cứu hiện tượng xuất cư cũng từ vùng ấy (vì người xuất cư phân tán đi khắp nơi trong cả nước,
thậm chí đi khắp nơi trên thế giới).
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, 83,7% dân số từ 5 tuổi trở lên vào năm 1999 đã cư trú
tại quận mình đang cư trú từ năm1994, nghĩa là từ 5 năm trước ; 6,7% cư trú tại một quận
khác của thành phố vào năm 1994 ; 9,3% ở một tỉnh khác và 0,2% cư trú tại nước ngoài.
Tại Hà Nội, vào năm 1999, 87,7% dân số từ 5 tuổi trở lên vẫn cư trú trong cùng một
quận từ năm 1994, 4,0% ở tại một quận khác của thành phố vào năm 1994, 8,0% ở một tỉnh
khác và 0,3% cư trú tại nước ngoài. Nhìn chung, tại Hà Nội, nơi mức độ tăng trưởng dân số
thấp hơn tại thành phố Hồ Chí Minh một chút, tình hình dân số có vẻ « ổn định » hơn.
Tùy tình hình cụ thể của từng nước và đặc thù của từng thành phố, người nhập cư
chọn cư trú tại trung tâm thành phố hay vùng ngoại vi. Ở Việt Nam, tại thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, rõ ràng người nhập cư chọn các quận ven các quận trung tâm. Tại thành phố
Hồ Chí Minh, từ 1994 đến 1999, 62,3% người nhập cư chọn cư trú tại 7 quận sau đây (tính
theo thứ tự từ quận có nhiều người nhập cư nhất đến quận có ít người nhập cư nhất, và chỉ
tính các quận đón nhận ít nhất 5% số người nhập cư) : Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình
Chánh, Bình Thạnh, quận 12 và quận 9. Ba trong năm quận « đô thị » mới nằm trong danh
sách này, đó là quận Thủ Đức, quận 12 và quận 9. Tại Hà Nội, từ 1994 đến 1999, 70,7%
người nhập cư đến cư trú tại các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Từ
Liêm, trong đó Cầu Giấy và Thanh Xuân là hai quận mới.
14
Tổng điều tra dân số cũng cần thiết cho công tác nghiên cứu sự chuyển dịch nội thị
trong các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trong hai thành phố này, việc chuyển cư chỉ diễn ra nhiều ở các quận trung tâm và
quận ven giáp ranh với các quận trung tâm. Vùng nông thôn hầu như không bị ảnh hưởng từ
1994 đến 1999 nếu ta xét sự chuyển cư của người từ 05 tuổi trở lên ở Củ Chi, Nhà Bè, Cần
Giờ (TP.HCM) hay ở Sóc Sơn (Hà Nội). Chính vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu sự
chuyển cư ở các quận trung tâm (hình 5a và 5b).
Đây là hình thức chuyển cư từ trung tâm ra vùng ven, kết quả là làm giãn dân. Nguyên
nhân chính là giá đất ở trung tâm thành phố tăng, ngoài ra còn do một số chương trình tái định
cư của thành phố.
Ở TP.HCM, những khu đô thị hóa lâu đời nhất là nơi có nhiều người chuyển đi, đặc
biệt là đối với các quận 1, 3, 10 (thuộc Sài Gòn), quận 5, 6, 11 (thuộc Chợ Lớn), quận Bình
Thạnh, Phú Nhuận (thuộc Gia Định).
Nơi chuyển đến là những quận nằm sát với quận trung tâm : hoặc những quận đô thị
như Tân Bình (đất nông nghiệp và đất quân đội được phân lô lại, dạng nhà chung cư), hoặc
những quận bán đô thị như quận 12 (dạng nhà riêng), hoặc những huyện nông thôn như Bình
Chánh (nơi có nhiều khu công nghiệp mới và khu chung cư và nơi có tốc độ đô thị hoá rất
nhanh). Ngoài ra, phải kể đến sức hấp dẫn của những vùng đất “mới” tạo ra nhiều công ăn
việc làm trong ngành công nghiệp ở quận Thủ Đức, quận 7 hay của khu dân cư mới ở quận 2
vơi dự án Thủ Thiêm. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu, chúng tôi chưa thấy rõ ảnh
hưởng của việc triển khai dự án Nam Sài Gòn đối với quận 7 và huyện Nhà Bè, Bình Chánh.
Quận 8 và quận Bình Thạnh vừa là nơi chuyển đến vừa là nơi chuyển đi. Muốn hiểu
nguyên nhân của hiện tượng này, chúng ta phải phân tích tình hình ở cấp phường, một số
phường là nơi chuyển đến, một số khác lại là nơi chuyển đi. Nhưng hai quận này cũng là nơi
cư trú tạm thời để chuyển ra các quận xa trung tâm hơn như quận Gò Vấp (trường hợp quận
Bình Thạnh), huyện Bình Chánh (trường hợp quận 8) do giá đất ngày càng tăng.
15
Hình 5a : Thành phố Hồ Chí Minh. Những dòng chuyển cư nội thị chính
từ quận này sang quận khác từ 1994 đến 1999
(dân cư từ 5 tuổi trở lên vào năm 1999 ; tăng trưởng do di cư trên 1.000 người)
16
Hình 5b : Hà Nội. Những dòng chuyển cư nội thị chính
từ quận này sang quận khác từ 1994 đến 1999
(dân cư từ 5 tuổi trở lên vào năm 1999 ; tăng trưởng do di cư trên 500 người)
17
Riêng quận 4 có vẻ là quận “bị chê” trong giai đoạn từ 1994 đến 1999 do quận này gặp
nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường vì nằm giữa khu vực cảng và nhiều cơ cở công
nghiệp.
Tại Hà Nội, hiện tượng giãn dân được ghi nhận tại những quận trung tâm lâu đời nhất
(Hoàn Kiếm và Ba Đình), nơi giá nhà đất tăng chóng mặt. Nhưng ở những quận trung tâm
khác, tình hình có khác hơn. Có người rời quận Hai Bà Trưng sang cư trú tại quận Đống Đa là
quận “sang” hơn và gần trung tâm hơn, nhưng tại quận Đống Đa giá nhà đất cũng không tăng
cao như tại các khu phố lâu đời. Có thể đây là hiện tượng chọn lọc về dân cư gắn liền với mức
thu nhập ngày càng sai biệt. Như vậy Đống Đa trở thành một quận quá cảnh đón những người
chuyển cư từ các quận trung tâm và quận Hai Bà Trưng đến và đó cũng là quận có một bộ
phận dân cư ít tiền hơn bỏ ra các quận ngoại thành như Cầu Giấy hay Thanh Trì.
Nhìn chung, những quận ngoại vi gần trung tâm như Thanh Trì, Thanh Xuân
1
, Cầu Giấy
và Tây Hồ là những vùng nhập cư, trong đó có ba quận “đô thị” mới.
Kết luận
Quan sát vài chỉ số dân số học nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chúng ta
có thể ngạc nhiên khi thấy có nhiều điểm tương đồng giữa hai thành phố rất khác nhau về đặc
điểm kinh tế, xã hội và địa lý này. Tuy nhiên cũng có một số điểm đặc thù.
Điểm tương đồng quan trọng nhất là hiện tượng giãn dân gần đây từ các quận trung tâm
về hướng các quận ngoại vi.
Phần lớn các luồng chuyển cư nội thị được xem là hiện tượng mới vì chắc hẳn có liên
quan đến chính sách tự do hóa kinh tế và sự phân hóa xã hội mà nó kéo theo.
Cả hai hiện tượng này nằm trong quá trình cấu trúc lại thành phần đô thị và cần phải
hình dung đầy đủ những hậu quả về cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị, đặc biệt là ở vùng đô
thị ngoại vi.
1
Quận Thanh Xuân là một trường hợp đặc biệt, vì vốn là một phần của quận “đô thị” Đống Đa sát
nhập với vài xã ngoại vi.
18
Taứi lieọu tham khaỷo
Bassand Michel, Thai Thi Ngoc Du, Tarradellas Joseph, Cunha Antonio, Bolay Jean-Claude
(Dir.), 2000, Mộtropolisation, crise ộcologique et dộveloppement durable. Leau et
lhabitat prộcaire Hụ Chi Minh Ville, Vietnam. Lausanne : Presses Polytechniques et
Universitaires Romandes, XII-296 p. (Science, Technique, Sociộtộ).
[Bassand Michel, Thai Thi Ngoc Du, Tarradellas Joseph, Cunha Antonio, Bolay Jean-Claude
(Dir.), 2000, Siờu ụ th húa, khng hong sinh thỏi v phỏt trin bn vng. Vn nc v nh
tm b ti Thnh Ph H Chớ Minh, Vit Nam. Lausanne : Presses Polytechniques et
Universitaires Romandes, XII-296 tr. (Khoa hc, K Thut, Xó hi).]
Dang Xuõn Duong, Lờ Hụng Kờ, 2000, La population de Hanoi. In Gubry Patrick (Dir.),
Population et dộveloppement au Viờt-nam. Paris : Karthala, CEPED, 614 p., p. 243-261
(ẫconomie et Dộveloppement).
[Dang Xuõn Duong, Lờ Hụng Kờ, 2000, Dõn s H Ni. Trong Gubry Patrick (Dir.), Dõn s v
Phỏt trin ti Vit Nam. Paris : Karthala, CEPED, 614 tr., tr. 243-261 (Kinh t v Phỏt trin).]
Do Thi Loan, 1994, Ho Chi Minh City : spatial structure and characteristics. PhD thesis,
Budapest, vi-299 p XI p.
General Statistics Office, 2000, D liu v kt qu iu tra mu 3% tng iu tra dõn s v
nh / Data and results from the 3% sample of the Population and Housing Census,
1/4/1999. Hanoi : Central Data Processing Centre.
[1 CD-ROM d liu thụ v 1 ti liu 71 tr.]
General Statistics Office Vietnam, 2001, Completed census results of the Population and
Housing Census 1.4.1999. Whole country. Hanoi.
[1 CD-ROM]
General Statistical Office, United Nations Development Programme, 2001, 1999 Population
and Housing Census. Census monograph on internal migration and urbanization in
Viet Nam. Hanoi : Statistical Publishing House, xiv-123 p.
Gubry Patrick, Lờ Thi Huong, 2002, Prộsentation de Hụ Chi Minh Ville. In Gubry Patrick, Vu
Thi Hụng, Lờ Van Thanh (Dir.), Les chemins vers la ville. La migration vers Hụ Chi Minh
Ville partir dune zone du delta du Mộkong. Paris : Karthala, CEPED, 343 p., p. 113-127.
(Hommes et Sociộtộs).
[Gubry Patrick, Lờ Thi Huong, 2002, Gii thiu Thnh Ph H Chi Minh. Trong Gubry Patrick,
Vu Thi Hụng, Lờ Van Thanh (Dir.), ng v thnh ph. Di dõn t mt vựng ng bng sụng Cu
Long v Thnh Ph H Chớ Minh. Paris : Karthala, CEPED, 343 tr., tr. 113-127. (Con ngi v
Xó hi).]
19
Lê Thi Huong, 2000, La population de Hô Chi Minh Ville. In Gubry Patrick (Dir.),
Population et développement au Viêt-nam. Paris : Karthala, CEPED, 614 p., p. 263-284.
(Économie et Développement).
[Lê Thị Hương, 2000, Dân số thành phố Hồ Chí Minh. Trong Gubry Patrick (Dir.), Dân số và phát
triển tại Việt Nam. Paris : Karthala, CEPED, 614 tr., tr. 263-284. (Kinh tế và phát triển).]
National Institute for Urban and Rural Planning, 1994, Hanoi data book. Hanoi, 74 p. (Project
VIE/88/P02).
[Có bản tiếng Việt]
National Institute for Urban and Rural Planning, 1994, Ho Chi Minh City data book. Hanoi,
120 p. (Project VIE/88/P02).
[Có bản tiếng Việt]
Nguyên Laurence, 1999, Esquisse d’une politique de modernisation et de développement
urbain à Hanoi et à Hô Chi Minh Ville (1986-1996). Thèse de doctorat d’urbanisme,
Université de Paris VIII, 2 vol., 563 p.
[Nguyên Laurence, 1999, Phác họa chính sách hiện đại hóa và phát triển đô thị tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh (1986-1996). Luận án tiến sĩ về quy hoạch đô thị, Trường đại học Paris
VIII, 2 tập, 563 tr.]
Pandolfi Laurent, 2001, Une terre sans prix. Réforme foncière et urbanisation au Viêt-nam.
Hanoi, 1986-2000. Thèse de doctorat en urbanisme et aménagement, Université de Paris
VIII, 567 p.
[Pandolfi Laurent, 2001, Đất vô giá. Cải cách đất đai và đô thị hóa tại Việt Nam. Hà Nội, 1986-
2000. Luận án tiến sĩ về quy hoạch đô thị, Trường đại học Paris VIII, 567 tr.]
Papin Philippe, 2001, Histoire de Hanoi. Paris : Fayard, 404 p. (Histoire des grandes villes du
monde).
[Papin Philippe, 2001, Lịch sử Hà Nội. Paris : Fayard, 404 tr. (Lịch sử các thành phố lớn trên thế
giới).]
Parenteau René (Dir.), 1997, Habitat et environnement urbain au Viêt-nam. Hanoi et
Hô Chi Minh Ville. Paris, Ottawa : Karthala, CRDI, 334 p. + 24 pl. h.t. (Hommes et
Sociétés).
[Parenteau René (Dir.), 1997, Nhà ở và môi trường đô thị tại Việt Nam. Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh. Paris, Ottawa : Karthala, CRDI, 334 tr. + 24 pl. h.t. (Con người và Xã hội).]
Truong Si Anh, 1994, Internal migration into Ho Chi Minh City. Patterns, consequences and
policy issues. Master of Science Thesis, Asian Institute of Technology, Bangkok,
viii-105 p. + appendix.
20
Truong Si Anh, Gubry Patrick, Vu Thi Hông, Huguet Jerrold W., 1996, Hô Chi Minh Ville :
de la migration à l’emploi. Paris : Centre français sur la Population et le Développement,
52 p. (Les Dossiers du CEPED, n° 40).
[Truong Si Anh, Gubry Patrick, Vu Thi Hông, Huguet Jerrold W., 1996, Thành phố Hồ Chí Minh :
Di cư và việc làm. Paris : Trung tâm nghiên cứu về dân số và phát triển Pháp, 52 tr. (Tài liệu
CEPED, n° 40).]
VTGEO (CNST), UMR CNRS-IRD “REGARDS”, Trường Đại hoc Bordeaux III, Rossi Georges,
Phạm Văn Cự (Chủ biên), với sự tham gia của Quertamp Fanny, Chabert Olivier, 2002, Đô thi hóa
Thành phố Hà Nội. Atlas thông tin địa lý Thành phố Hà Nội. Hà Nội : Nhà Xuất Bản Bản Đồ,
379 tr.
Thông báo mới :VTGEO (CNST), UMR CNRS-IRD “REGARDS”, Université de
Bordeaux III, Rossi Georges, Pham Van Cu (Dir.), assistés de Quertamp Fanny, Chabert
Olivier, 2002, Péri-urbanisation dans la province de Hanoi. Atlas infographique de la
province de Hanoi. Hanoi : Éditions cartographiques, 379 p.
Vũ Tự Lập, Taillard Christian, 1994, Atlas du Viêt-nam/ Atlat Việt Nam/ An Atlas of
Vietnam. Montpellier, Paris : Reclus, La Documentation Française, 421 p. (Collection
Dynamiques du territoire).
21
PHỤ LỤC
Bảng 1a : Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích, dân số theo quận/huyện năm 1999
Quận, huyện Diện tích
(km
2
)
Số hộ
gia đình
Dân số
chung
(người)
Tỷ lệ
nam
(%)
Mật độ
(ng./km
2
)
Dân số
thành thị
theo
TĐTDS*
(người)
Dân số
thành thị
tạm ước
(người)
Toàn TP.HCM 2 093,7 1 016 744 5 034 058 48,1 2 404 4 207 825 3 660 034
Các quận thành
thị
440,0
819 776 4 127 258
48,0
9 380
4 127 258 3 579 467
Vùng thành thị
Tồng số
vùng thành thị
140,3
660 193 3 386 004
47,8
24 134
3 386 004 3 386 004
Quận 1 7,6 47 475 226 151 46,6 29 757 226 151 226 151
Quận 3 4,8 43 942 222 448 46,9 46 343 222 448 222 448
Quận 4 4,0 34 480 192 149 47,7 48 037 192 149 192 149
Quận 5 4,1 40 257 209 528 47,2 51 104 209 528 209 528
Quận 6 7,0 47 156 252 527 48,1 36 075 252 527 252 527
Quận 8 18,8 62 910 328 538 48,2 17 475 328 538 328 538
Quận 10 5,7 46 324 240 122 47,7 42 127 240 122 240 122
Quận 11 5,0 43 770 238 494 47,2 47 699 238 494 238 494
Gò Vấp 19,2 65 657 309 586 48,2 16 124 309 586 309 586
Tâân Bình 38,5 114 007 579 559 48,7 15 053 579 559 579 559
Bình Thạnh 20,5 78 228 403 065 47,8 19 662 403 065 403 065
Phú Nhuận 5,1 35 987 183 837 47,4 36 046 183 837 183 837
Vùng bán thành thị
Tồng số vùng bán
thành thị
299,7
159 583 741 254
49,0
2 473
741 254 193 463
Quận 2 50,2 21 716 102 094 49,3 2 034 102 094 16 437
Quận 7 35,9 23 599 111 911 47,7 3 117 111 911 30 776
Quận 9 113,1 32 541 148 804 50,5 1 316 148 804 12 797
Quận 12 52,5 36 838 168 639 48,8 3 212 168 639 48 062
Thủ Đức 48,0 44 889 209 806 48,6 4 371 209 806 85 391
Các huyện nông
thôn
1 653,7
196 968 906 800
48,5
548
80 567 80 567
Vùng nông thôn
Củ Chi 428,5 58 188 253 116 47,4 591 11 348 11 348
Hóc Môn 109,5 43 226 203 393 48,3 1 857 15 933 15 933
Bình Chánh 303,3 70 891 329 332 49,0 1 086 37 577 37 577
Nhà Bè 98,4 12 836 62 804 49,2 638 15 709 15 709
Cần Giờ 714,0 11 827 58 155 49,9 81 - -
Nguồn : Kết quả toàn diện TĐTDS năm 1999
*Theo đơn vị điếu tra của Tổng điều tra dân số
22
Bảng
1b : Hà Nội. Diện tích, dân số theo quận/huyện năm 1999
Quận, huyện Diện tích
(km
2
)
Số hộ
gia đình
Dân số
chung
(người)
Tỷ lệ
nam
(%)
Mật độ
(ng./km
2
)
Dân số
thành thị
theo
TĐTDS*
(người)
Toàn Hà Nội 927,4 641 863 2 675 166
50,0
2 885 1 523 936
Quận đô thị cổ
37,5 257 222 1 041 720
50,1
27 779
1 041 720
Ba Đình 8,8 50 225 198 116 50,0 22 513 198 116
Hoàn Kiếm 4,5 39 876 165 080 49,9 36 684 165 080
Hai Bà Trưng 13,5 84 787 350 294 51,3 25 948 350 294
Đống Đa 10,7 82 334 328 230 48,8 30 676 328 230
Các quận đô thị mới
45,3 89 810 361 706
49,7
7 985
361 706
Tây Hồ** 24,3 22 310 90 639 50,6 3 730 90 639
Thanh Xuân 9,1 37 930 148 609 50,5 16 331 148 609
Câu Giây 11,9 29 570 122 458 48,0 10 291 122 458
Các huyện nông thôn
844,6 294 831 1 271 740
50,0
1 506
120 510
Sóc Sơn 313,9 52 740 246 261 50,2 785 3 027
Đông Anh 184,1 59 872 260 871 49,7 1 417 21 957
Gia Lâm 175,8 81 677 339 177 49,4 1 929 73 809
Từ Liêm 72,0 46 155 192 959 50,7 2 680 11 141
Thanh Trì 98,8 54 387 232 472 50,2 2 353 10 576
Nguồn : Kết quả toàn diện TĐTDS năm 1999
*Theo đơn vị điều tra của Tổng điều tra dân số
** Mật độ dân số thấp vì có hồ Tây, hồ có diện tích khá lớn
23
Bảng 2a : Thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ dân số phường/xã
Phường/xã
Tổng số Nam Nữ
Diện tích
(km
2
)
Mật độ
hab,/km
2
Quận 1 226151105362120789 7,72 29294
Phường Tân Định 30085 13927 16158 0,62 48524
Phường Đa Kao 23518 11100 12418 0,99 23392
Phường Bến Nghé 21289 9818 11471 2,48 8584
Phường Bến Thành 21129 9749 11380 0,92 22966
Phường Nguyễn Thái Bình 19450 9165 10285 0,49 39694
Phường Phạm Ngũ Lão 22538 10248 12290 0,49 45996
Phường Cầu Ông Lãnh 17712 8509 9203 0,22 80509
Phường Cô Giang 23939 11332 12607 0,35 68397
Phường Nguyễn Cư Trinh 25909 12003 13906 0,76 34091
Phường Cầu Kho 20582 9511 11071 0,34 60535
Quận 3 222448104303118145 4,91 45305
Phường 01 16211 7545 8666 0,14 115793
Phường 02 12415 5722 6693 0,15 82767
Phường 03 12385 5676 6709 0,15 82567
Phường 04 21364 9826 11538 0,3 71213
Phường 05 16888 7886 9002 0,24 70367
Phường 06 12196 5638 6558 0,88 13859
Phường 07 17053 7995 9058 0,91 18740
Phường 08 19000 8829 10171 0,39 48718
Phường 09 21021 10089 10932 0,44 47775
Phường 10 10261 4833 5428 0,15 68407
Phường 11 25066 12301 12765 0,47 53332
Phường 12 11204 5309 5895 0,16 70025
Phường 13 8851 4101 4750 0,16 55319
Phường 14 18533 8553 9980 0,3 61777
Quận 4 192149 91750100399 4,18 45969
Phường 01 10747 5035 5712 0,38 28282
Phường 02 12695 6104 6591 0,19 66816
Phường 03 12182 5888 6294 0,3 40607
Phường 04 17580 8510 9070 0,29 60621
Phường 05 10253 4927 5326 0,16 64081
Phường 06 11054 5173 5881 0,19 58179
Phường 08 15946 7627 8319 0,16 99663
Phường 09 11791 5493 6298 0,11 107191
Phường 10 11079 5344 5735 0,11 100718
Phường 12 10018 4708 5310 0,41 24434
Phường 13 11240 5319 5921 0,42 26762
Phường 14 15805 7543 8262 0,17 92971
24
Phường 15 12383 5994 6389 0,21 58967
Phường 16 17761 8570 9191 0,32 55503
Phường 18 11615 5515 6100 0,71 16359
Quận 5 209528 98807110721 4,27 49070
Phường 01 21913 10453 11460 0,42 52174
Phường 02 17781 8117 9664 0,28 63504
Phường 03 7851 3655 4196 0,18 43617
Phường 04 12594 5893 6701 0,37 34038
Phường 05 17437 8281 9156 0,22 79259
Phường 06 12748 6013 6735 0,23 55426
Phường 07 14779 7018 7761 0,24 61579
Phường 08 9815 4634 5181 0,23 42674
Phường 09 16374 7849 8525 0,38 43089
Phường 10 12420 5828 6592 0,23 54000
Phường 11 14948 6995 7953 0,31 48219
Phường 12 6859 3127 3732 0,37 18538
Phường 13 13951 6694 7257 0,27 51670
Phường 14 17081 8002 9079 0,27 63263
Phường 15 12977 6248 6729 0,19 68300
Quận 6 252527121587130940 7,13 35418
Phường 01 15015 7225 7790 0,29 51776
Phường 02 11329 5421 5908 0,24 47204
Phường 03 11979 5796 6183 0,22 54450
Phường 04 13944 6688 7256 0,21 66400
Phường 05 16682 7923 8759 0,22 75827
Phường 06 18309 8610 9699 0,31 59061
Phường 07 17577 8424 9153 0,47 37398
Phường 08 23929 11676 12253 0,41 58363
Phường 09 14372 6934 7438 0,26 55277
Phường 10 17206 8382 8824 1,54 11173
Phường 11 21797 10460 11337 0,92 23692
Phường 12 27112 13190 13922 0,73 37140
Phường 13 21843 10538 11305 0,84 26004
Phường 14 21433 10320 11113 0,42 51031
Quận 8 328538158305170233 19,17 17138
Phường 01 21562 10172 11390 0,48 44921
Phường 02 24489 11658 12831 0,5 48978
Phường 03 23124 10935 12189 0,5 46248
Phường 04 30601 14742 15859 1,46 20960
Phường 05 29555 14230 15325 1,62 18244
Phường 06 23357 11454 11903 1,45 16108
Phường 07 15205 7562 7643 5,7 2668
Phường 08 13250 6322 6928 0,29 45690
25
Phường 09 23924 11527 12397 0,43 55637
Phường 10 21937 10482 11455 0,24 91404
Phường 11 13136 6248 6888 0,27 48652
Phường 12 20597 9849 10748 0,29 71024
Phường 13 10925 5276 5649 0,24 45521
Phường 14 20672 10157 10515 0,55 37585
Phường 15 27956 13592 14364 1,53 18272
Phường 16 8248 4099 4149 3,55 2323
Quận 10 240122114518125604 5,72 41979
Phường 01 13691 6478 7213 0,21 65195
Phường 02 18643 8739 9904 0,2 93215
Phường 03 9463 4358 5105 0,1 94630
Phường 04 13365 6261 7104 0,16 83531
Phường 05 11729 5552 6177 0,16 73306
Phường 06 8530 3961 4569 0,22 38773
Phường 07 11287 6170 5117 0,1 112870
Phường 08 12076 5704 6372 0,14 86257
Phường 09 19210 9161 10049 0,19 101105
Phường 10 12169 5753 6416 0,18 67606
Phường 11 12962 6045 6917 0,22 58918
Phường 12 23709 11346 12363 1,29 18379
Phường 13 24677 11870 12807 0,47 52504
Phường 14 22600 10951 11649 1,26 17937
Phường 15 26011 12169 13842 0,77 33781
Quận 11 238494112475126019 5,13 46490
Phường 01 14552 6718 7834 0,26 55969
Phường 02 12478 5730 6748 0,2 62390
Phường 03 23650 11031 12619 0,78 30321
Phường 04 11576 5405 6171 0,17 68094
Phường 05 25171 11592 13579 0,67 37569
Phường 06 13246 6383 6863 0,16 82788
Phường 07 13644 6461 7183 0,16 85275
Phường 08 14560 6965 7595 0,33 44121
Phường 09 10089 4790 5299 0,15 67260
Phường 10 9999 4719 5280 0,25 39996
Phường 11 14290 6916 7374 0,23 62130
Phường 12 11049 5303 5746 0,13 84992
Phường 13 13954 6504 7450 0,18 77522
Phường 14 17906 8478 9428 0,3 59687
Phường 15 16849 8098 8751 0,8 21061
Phường 16 15481 7382 8099 29,4 527
Quận Gò Vấp 309586 149216160370 19,74 15683
Phường 01 17539 8261 9278 0,58 30240