Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.03 KB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài luận văn : “Phát triển kinh doanh của công ty cổ
phần chứng khoán FPT trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán ” là
kết quả sau một thời gian tự nghiên cứu, phân tích, đánh giá của bản thân. Các số
liệu đều có nguồn trích dẫn cụ thể, dựa trên các tạp chí chuyên ngành, được cung
cấp từ các phòng ban của công ty cổ phần chứng khoán FPT.
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2013
Học viên thực hiện
Hà Bình Minh
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS. TS Phan Tố Uyên đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi luận văn được
hoàn thành. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng
khoa học Khoa Thương Mại và Kinh tế Quốc tế, các bạn đồng nghiệp làm việc tại
công ty cổ phần chứng khoán FPT đã hỗ trợ em trong suốt quá trình làm luận văn
thạc sỹ này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2013
Học viên thực hiện
Hà Bình Minh
MỤC LỤC
1.1.Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động của các công ty
chứng khoán Việt Nam 5
Tác động tiêu cực 6
Tác động tích cực 8
1.2.Tổng quan về phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán trong bối
cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 8
1.2.1.Đặc điểm kinh doanh của công ty chứng khoán trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 8
1.2.2.Lý thuyết về phát triển kinh doanh các công ty chứng khoán trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng
khoán 10
Các nguyên tắc, quan điểm cấu trúc lại các công ty chứng khoán: 11


1.2.3.Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh doanh của công ty chứng khoán trong bối cảnh suy giảm
thị trường chứng khoán 12
1.3.Nội dung phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán trong bối cảnh
suy giảm thị trường chứng khoán 17
1.3.1.Phát triển kinh doanh của công ty chứng khoán theo chiều rộng 17
1.3.2.Phát triển kinh doanh của công ty chứng khoán theo chiều sâu 22
1.4.Kinh nghiệm phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán trong bối
cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 25
2.1.1. Nguồn lực con người 29
2.1.2. Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật 32
2.1.3. Các nguồn lực khác 35
2.2. Thực trạng kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT trong bối cảnh
suy giảm thị trường chứng khoán 36
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT 36
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán FPT trong bối cảnh suy giảm thị
trường chứng khoán 40
2.3. Đánh giá về phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT
trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 53
2.3.1. Những kết quả đạt được 53
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 55
3.1. Dự báo tác động của việc suy giảm thị trường chứng khoán đến hoạt động
kinh doanh của các CTCK 59
3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán FPT đến năm 2020
61
3.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng
khoán FPT đến năm 2020 63
3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh các dịch vụ phù hợp 63
3.2.2. Chiến lược marketing cụ thể, hiệu quả 64
3.2.3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 65
3.2.4. Chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 68

3.3. Một số kiến nghị với Ủy ban chứng khoán nhà nước 74

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nguyên văn
TTCK Thị trường chứng khoán
CTCK Công ty chứng khoán
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
SGDCK TP.HCM Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
SGDCK HN Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
FPTS Công ty cổ phần chứng khoán FPT
OTC Thị trường phi tập trung
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1.1: Những công ty chứng khoán lỗ lớn 9 tháng đầu năm 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 1.2: Công ty chứng khoán lỗ lũy kế hơn 50% vốn điều lệ Error: Reference
source not found
Bảng 1.3: Chỉ tiêu tài chính nhân sự tại một số CTCK lớn đến 30/06/2012 Error:
Reference source not found
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại FPTS từ năm 2007 đến năm 2011 Error: Reference
source not found
Bảng 2.3: Tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân tại
Bảng 2.4: Tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tổ chức tại
FPTS từ năm 2007 đến năm 2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính và nhân sự tại FPTS từ 2008 đến 2012 Error:
Reference source not found
FPTS từ năm 2007 đến năm 2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu của FPTS qua các năm từ 2008 đến 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 2.6: Số lượng tài khoản mở tại FPTS từ năm 2007 đến 2011 Error: Reference

source not found
Bảng 2.7: Tình hình phát triển doanh thu môi giới qua các năm Error: Reference
source not found
Bảng 2.8: Top 10 thị phần sàn Hà Nội quí 3/2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.9: Top 10 thị phần sàn Hồ Chí Minh quí 3/2012 Error: Reference source not
found
BIỂU
1.1.Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động của các công ty
chứng khoán Việt Nam 5
Tác động tiêu cực 6
Tác động tích cực 8
1.2.Tổng quan về phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán trong bối
cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 8
1.2.1.Đặc điểm kinh doanh của công ty chứng khoán trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 8
1.2.2.Lý thuyết về phát triển kinh doanh các công ty chứng khoán trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng
khoán 10
Các nguyên tắc, quan điểm cấu trúc lại các công ty chứng khoán: 11
1.2.3.Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh doanh của công ty chứng khoán trong bối cảnh suy giảm
thị trường chứng khoán 12
1.3.Nội dung phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán trong bối cảnh
suy giảm thị trường chứng khoán 17
1.3.1.Phát triển kinh doanh của công ty chứng khoán theo chiều rộng 17
1.3.2.Phát triển kinh doanh của công ty chứng khoán theo chiều sâu 22
1.4.Kinh nghiệm phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán trong bối
cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 25
2.1.1. Nguồn lực con người 29
2.1.2. Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật 32
2.1.3. Các nguồn lực khác 35
2.2. Thực trạng kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT trong bối cảnh
suy giảm thị trường chứng khoán 36

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT 36
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán FPT trong bối cảnh suy giảm thị
trường chứng khoán 40
2.3. Đánh giá về phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT
trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán 53
2.3.1. Những kết quả đạt được 53
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 55
3.1. Dự báo tác động của việc suy giảm thị trường chứng khoán đến hoạt động
kinh doanh của các CTCK 59
3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán FPT đến năm 2020
61
3.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng
khoán FPT đến năm 2020 63
3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh các dịch vụ phù hợp 63
3.2.2. Chiến lược marketing cụ thể, hiệu quả 64
3.2.3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 65
3.2.4. Chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 68
3.3. Một số kiến nghị với Ủy ban chứng khoán nhà nước 74
Hình 1.1: Đồ thị Vnindex từ ngày thành lập Error: Reference source not found
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Năm 2000, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã đưa Trung tâm giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là SGDCK TP.HCM) vào hoạt động, đánh dấu
sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2005, Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội (nay là SGDCK HN) lần đầu tiên tổ chức bán đấu giá cổ phiếu
của các công ty quốc doanh cho các nhà đầu tư. Tính đến hết tháng 06/2012, trên thị
trường chứng khoán đã có 393 cổ phiếu niêm yết trên SGDCK HN; có 276 cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Như vậy tổng số cổ phiếu, chứng chỉ
quỹ niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán là 669 doanh nghiệp. Trong thời gian qua,
cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán Việt

Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty
chứng khoán. Đến hết tháng 09/2012, số lượng công ty chứng khoán tại Việt Nam là
105 công ty, với rất nhiều loại hình dịch vụ được đưa ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của
nhà đầu tư như : môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp,
tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán…Số lượng các công ty chứng khoán lớn,
các công ty phát triển mạnh các chi nhánh, phòng giao dịch, trong khi thị trường Việt
Nam được đánh giá là còn khá nhỏ bé về qui mô cũng như giá trị giao dịch, do đó
mức độ cạnh tranh giữa các công ty rất gay gắt.
Từ cuối năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu suy giảm. Chỉ
số VNIndex từ mức đỉnh là 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, giảm xuống mức thấp
nhất là 245 điểm vào đầu năm 2009. Từ đó đến nay, chỉ số này có sự tăng nhẹ, và
dao động trong biên độ hẹp từ 400 đến 600 điểm với mức thanh khoản thấp, giá trị
giao dịch giảm mạnh. Những tham vọng quá lớn cùng sự quản lý yếu đã khiến
nhiều công ty thua lỗ liên tục nhiều năm, rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán, bị đình chỉ hoạt động giao dịch, hay bị kiểm soát đặc biệt. Theo số liệu từ Ủy
ban Chứng khoán nhà nước thì trong Quý I/2012 đã có 54 công ty lỗ, tổng số công
ty có lỗ lũy kế tính đến hết Quý I/2012 là 66 công ty, trong đó có 12 công ty lỗ lũy
1
kế trên vốn điều lệ hơn 50%, 27 công ty có vốn chủ sở hữu thâm hụt 50% so với
vốn pháp định, một loạt các công ty phải đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, cắt
giảm nhân sự, giảm lương.
Trước biến động khó lường của thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán
FPT - một trong những công ty chứng khoán lớn trên thị trường, đã có những thay
đổi về chiến lược kinh doanh định hướng kinh doanh tập trung xem Môi giới là hoạt
động chủ đạo trong chiến lược phát triển của mình, tập trung nâng cấp hoàn thiện
hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, sự
biến động lớn của thị trường chứng khoán, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty
trong việc dành thị phần, đòi hỏi mỗi công ty phải có được chiến lược kinh doanh
phù hợp . Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phát triển kinh doanh của công ty cổ phần
chứng khoán FPT trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán ” làm luận

văn thạc sỹ, nhằm giúp các nhà quản lý công ty có cái nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về
tình hình kinh doanh của mình trong bối cảnh hiện tại. Từ đó có chính sách phát
triển thích hợp đem lại sự thỏa mãn tối đa cho các cổ đông, cũng là làm cho hoạt
động của công ty ngày một hiệu quả và chuyện nghiệp hơn.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Những năm 2005-2007, khi thị trường chứng khoán bùng nổ, cùng với đó là
sự quan tâm của báo chí, các cơ quan ngôn luận về tình hình thị trường, thì cũng
nhiều công trình nghiên cứu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nhiều đề tài
nghiên cứu, tiểu luận về chứng khoán viết về công ty chứng khoán, nghiệp vụ của
công ty chứng khoán, phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng… Tuy nhiên từ
những năm 2008 trở đi, khi thị trường chứng khoán suy giảm, số lượng các nghiên
cứu cũng như đề tài viết về chủ đề này cũng hạn chế và nội dung của các đề tài cũng
vẫn chủ yếu xoay quanh các vấn đề như trên. Các nghiên cứu về thị trường lúc suy
giảm cũng như tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
gần như chưa có. Một số các nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương, Phòng quản lý thành viên của hai sở giao dịch, hay các bài báo, nghiên cứu
nhỏ… đều mang tính chất mô tả thực trạng, liệt kê các vấn đề hoặc các vấn đề vĩ mô
2
tổng thể. Ví dụ như Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thường nghiên cứu
các vấn đề tổng quan về thị trường chứng khoán như “Mở rộng hình thức cổ phần
trong nền kinh tế” (năm 2010); “Nâng cao hiệu quả và phát huy tác dụng của thị
trường chứng khoán” ( năm 2011). Các chuyên trang về tài chính như VNeconomy,
Cafef, stockbiz, Gafin… thường có cái bài thống kê giao dịch, nhận định thị trường
hoặc các phân tích về các công ty niêm yết hàng ngày và hàng tuần.
Về vấn đề phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán, tác giả có tham
khảo những nghiên cứu sau:
Luận văn thạc sỹ “ Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của Nguyễn Hồng Giang (2009), với
những nội dung nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, nêu
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) và chỉ rõ những tồn tại

và nguyên nhân. Hệ thống những giải pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ chứng
khoán tại công ty.
Luận án cao học “ Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam”
của Trần Thùy Linh ( 2010), với nội dung nghiên cứu về thực trạng phát triển hoạt
động của các công ty chứng khoán, phân tích các nguyên nhân làm hạn chế sự phát
triển của công ty chứng khoán thời gian qua đồng thời đề xuất các giải pháp phát
triển kinh doanh các công ty.
Theo khảo sát của tác giả, các nghiên cứu về kinh doanh của công ty chứng
khoán có khá nhiều, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về kinh doanh
của các công ty chứng khoán trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau:
• Các vấn đề về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán FPT
• Đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của công ty
• Đóng góp một số ý kiến nhằm phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần
chứng khoán FPT
4. Đối tượng nghiên cứu- phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về phát triển kinh doanh của các công ty
3
chứng khoán và thực tiễn về phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng
khoán FPT trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh doanh và phát triển kinh doanh tại công
ty cổ phần chứng khoán FPT từ năm 2007 đến năm 2012 và kiến nghị giải pháp đến
năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phương pháp thống kê lập bảng,
biểu, so sánh, phân tích, tổng hợp và suy luận đánh giá trên cơ sở các phân tích. Các
dữ liệu được lấy từ nguồn thông tin của Ủy ban chứng khoán nhà nước, các Sở giao
dịch chứng khoán, Trung tâm lưu kí chứng khoán, các báo cáo của công ty.
6. Kết cấu của luận văn :

Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được
chia làm ba phần như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh của các công ty
chứng khoán trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng
khoán FPT trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán hiện nay
Chương 3: Giải pháp phát triển kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán
FPT đến năm 2020
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH
SUY GIẢM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động của
các công ty chứng khoán Việt Nam
Những khó khăn của nền kinh tế thế giới đang tiếp tục kéo dài từ các năm
trước sang năm 2012. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái kép, tăng
trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ công
Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Niềm tin về sự phục hồi của Mỹ
cũng đang yếu dần bởi những khó khăn của nền kinh tế và sản xuất trì trệ diễn ra ở
hầu hết các nước trên thế giới. Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, nhiều nước đã
bơm tiền vào hệ thống ngân hàng hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tại Việt Nam, chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô trong năm 2011 đã khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm
2012. Lạm phát, lãi suất cao, sản xuất suy giảm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng
tồn kho tăng gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính Phủ đề ra mục tiêu trong nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 và Nghị quyết
13/NQ-CP ngày 10/5/2012 là : “Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo
an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế”. Các biện pháp, chính
sách tài khóa, tiền tệ đã được áp dụng và đang đạt được những thành công nhất

định: lạm phát được kiềm chế; kinh tế ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng gấp đôi; thu
ngân sách ổn định; giảm nhập siêu. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều
khó khăn; sức mua của thị trường giảm; nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng tốc
độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên
50.000 doanh nghiệp phá sản từ đầu năm 2011 đến cuối quý 1/2012. Thua lỗ lớn tại
Vinalines, Vinashin, EVN, tổng công ty ximăng Việt Nam Vicem, tập đoàn Sông
5
Đà, TKV… càng khiến cho nền kinh tế Việt Nam dễ lún sâu vào tình trạng đình đốn
hơn bao giờ hết. Tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu khiến cho dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu giảm sút. Thu hút đầu tư nước ngoài từ đầu
năm 2012 đến 20/4/2012 chỉ bằng 68,5% so với cùng kỳ năm trước, vốn thực hiện
giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm nhu cầu tại nhiều nước trên thế
giới và giá, đã khiến cho xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam bị giảm
mạnh trong bốn tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước, như dầu thô giảm
3,1%; cà phê giảm 7,9%; cao su giảm 8,3%; than đá giảm 12,2%; gạo giảm 27,8%

Cùng với sư suy thoái kinh tế cả trong và ngoài nước, từ cuối năm 2008, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã suy giảm mạnh. Chỉ số VN Index từ mức đỉnh là
1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, giảm xuống mức thấp nhất là 245 điểm vào đầu
năm 2009. Sau đó thị trường có sự hồi phục lên mức trên 600 điểm vào đầu năm
2010. Từ đó đến nay, chỉ số này dao động trong biên độ từ 400 đến 600 điểm với
mức thanh khoản thấp và giá trị giao dịch giảm mạnh. Theo tổng hợp của Công ty
cổ phần chứng khoán An Bình, tính đến hết 11/7/2012, toàn thị trường có 457 mã
cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (57%) có giá dưới mệnh giá (10.000 đồng). Trong bối
cảnh đó, nhiều công ty niêm yết đã bị thôn tính, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và
doanh nghiệp, niềm tin của công chúng đầu tư bị suy giảm, các công ty chứng
khoán và quản lý quỹ bị thua lỗ nặng. Hoạt động kinh doanh của các công ty chứng
khoán trong bối cảnh đó cũng rất khó khăn. Việc suy giảm của thị trường đã có
những tác động đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán cả về mặt
tích cực và mặt tiêu cực.

Tác động tiêu cực
Thị trường chứng khoán suy giảm đồng nghĩa với việc giá trị giao dịch trên thị
trường giảm, doanh thu của các công ty chứng khoán từ đó cũng giảm theo, trong khi
chi phí hoạt động ngày càng tăng, đã làm nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ, tác
động mạnh tới sự phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán, cụ thể:
6
Thứ nhất, các công ty phải thu hẹp hoạt động kinh doanh bằng cách đóng
cửa các chi nhánh, phòng giao dịch, cắt giảm nhân sự. Trong 6 tháng đầu năm 2012,
mạng lưới của các CTCK có xu hướng bị thu hẹp lại, đã có 10 chi nhánh, 7 phòng
giao dịch đóng cửa, trong khi chỉ có 3 chi nhánh và 2 phòng giao dịch được mở
mới, tổng số chi nhánh hiện tại là 135 và 73 phòng giao dịch. Nhiều công ty đã
không còn nguồn lực để duy trì hoạt động của công ty, buộc phải từ bỏ bớt các
nghiệp vụ kinh doanh, từ đó thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh dài hạn, thậm
chí có những công ty buộc phải dừng hoạt động.
Thứ hai, sự mất vốn kinh doanh khiến nhiều công ty chứng khoán có nguy
cơ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp, tổ chức khác có tiềm lực hơn. Thị trường
chứng khoán suy giảm đã khiến giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán trở nên
rẻ hơn nhiều so với trước đây, việc sở hữu một công ty chứng khoán nhỏ hoặc trung
bình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Do vậy thời gian qua đã xuất hiện nhiều thương
vụ thâu tóm cổ phiếu của các công ty chứng khoán một cách âm thầm, đặc biệt từ
các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu các công ty không chủ động phòng ngự, việc bị mất
tỷ lệ cổ phần chi phối sẽ khiến các lãnh đạo công ty mất khả năng kiểm soát, ảnh
hưởng toàn bộ đến phát triển kinh doanh của công ty.
Thứ ba, vấn đề về rủi ro và đạo đức nghề nghiệp. Thị trường chứng khoán
suy giảm đã khiến áp lực kinh doanh với các lãnh đạo công ty chứng khoán tăng
lên. Để đạt được các chỉ tiêu lợi nhuận, nhiều lãnh đạo các công ty đã chấp nhận
thực hiện các nghiệp vụ trái qui định như xây kho hàng bán khống, cho vay kí quỹ
với tỷ lệ cao, cạnh tranh về hoa hồng môi giới để lôi kéo nhân viên… Điều này đã
khiến rủi ro trong hoạt động của các công ty chứng khoán là rất lớn. Bên cạnh đó,
những kẽ hở trong qui trình hoạt động, các qui định còn đơn giản của pháp luật,

nhiều nhân sự công ty chứng khoán đã lợi dụng khách hàng, thực hiện mua bán trên
tài khoản của khách, gây thiệt hại lớn cho nhiều khách hàng. Các vấn đề này đã làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín công ty, tác động
tiêu cực tới việc phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán.
7
Tác động tích cực
Sự suy giảm của thị trường chứng khoán đã tác động lớn tới hoạt động của
các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt tiêu cực, sự suy giảm
của thị trường đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, buộc các công ty
muốn tồn tại phải tự cải tổ, thay đổi theo hướng phát triển lành mạnh, chuyên
nghiệp hơn.
Ngoài ra, sự suy giảm của thị trường chứng khoán là cơ hội cho những công
ty chứng khoán có nguồn vốn mới trong việc lựa chọn danh mục tự doanh các cổ
phiếu của công ty tốt với giá cả rẻ tương đối, cũng như xây dựng các chính sách
dịch vụ tài chính ít rủi ro hơn. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước
có phương án tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán và hoạt động của các công ty
chứng khoán, hướng thị trường chứng khoán phát triển minh bạch hơn, ổn định hơn
và thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
1.2. Tổng quan về phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán
trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty chứng khoán trong bối cảnh suy
giảm thị trường chứng khoán
Trước những khó khăn chung của toàn thị trường, hoạt động của các công ty
chứng khoán đã có nhiều những thay đổi cả về cơ cấu hoạt động cũng như định
hướng kinh doanh. Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC của Bộ tài chính về việc
ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty chứng
khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm
một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng
khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
Về thực chất, hoạt động của công ty chứng khoán là hoạt động dịch vụ.

Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán
vừa làm dịch vụ cho người bán ( tổ chức phát hành chứng khoán, cổ đông, tổ chức
8
bảo lãnh phát hành), vừa làm dịch vụ cho người mua ( nhà đầu tư cá nhân, nhóm lợi
ích, tổ chức), đồng thời đáp ứng lợi ích của chính mình là có lợi nhuận.
Trong điều kiện thị trường chứng khoán suy giảm, các cơ quan chủ quản cũng
ra những qui định chặt chẽ hơn trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng
khoán. Đăc điểm kinh doanh của các công ty chứng khoán trong bối cảnh này là:
Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh chứng khoán thuộc ngành nghề kinh doanh
có điều kiện. Khi thị trường suy giảm, hoạt động kinh doanh của các công ty chứng
khoán phải tuân thủ các qui định chặt chẽ hơn về vốn Pháp định so với trước kia.
Ngày 20/07/2012, Thủ tướng chính phủ đã kí nghị định số 58/2012/NĐ-CP về việc
qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán, trong đó qui định vốn pháp định
mới trong hoạt động của các công ty chứng khoán. Cụ thể: Vốn pháp định cho các
nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam là : Môi giới chứng
khoán 25 tỷ đồng, Tự doanh chứng khoán 100 tỷ đồng, Bảo lãnh phát hành chứng
khoán 165 tỷ đồng, tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ đồng. Việc thay đổi vốn pháp
định cho các nghiệp vụ kinh doanh để đảm bảo hơn sự an toàn cho các khách hàng
của công ty chứng khoán.
Thứ hai, sự linh hoạt về phương thức kinh doanh và sản phẩm dịch vụ: Điều
này xuất phát từ đặc điểm cơ sở khách hàng, mối quan hệ cung cầu về dịch vụ
chứng khoán cũng như sự sơ khai của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khách
hàng của công ty chứng khoán gồm cả bên bán ( tổ chức niêm yết, cổ đông) và bên
mua (nhà đầu tư cá nhân, tổ chức). Để có thể mở rộng mạng lưới khách hàng, đa
dạng hóa về doanh thu, rất nhiều công ty chứng khoán đã phát triển và hiện thực
hóa nhiều loại hình sản phẩm kinh doanh dịch vụ chứng khoán, phục vụ tối đa và
thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
hằng ngày của mình.
Thứ ba, sự linh hoạt trong phương thức xử lý rủi ro: Do tình hình thị trường

có nhiều biến động, trong đó có những rủi ro vĩ mô làm tác động rất lớn đến thị
9
trường, nên các công ty chứng khoán cũng phải rất linh hoạt, chủ động trong việc
xử lý các rủi ro. Ngoài ra, nhiều sản phẩm của các công ty chứng khoán chưa có
khuôn khổ pháp lý cụ thể hướng dẫn, các công ty tự xây dựng ra qui trình, do đó đã
phát sinh nhiều rủi ro về hoạt động kinh doanh và pháp lý. Để đảm bảo an toàn vốn
cho công ty, vai trò của bộ phận kiểm soát rủi ro trong giai đoạn này được đề cao và
coi trọng hơn.
Thứ tư, sự thay đổi các nghiệp vụ kinh doanh. Các nghiệp vụ kinh doanh của
công ty chứng khoán là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát
hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường
chứng khoán suy giảm, nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ triền miên, phải thực
hiện cắt giảm nhân sự cũng như bỏ bớt các nghiệp vụ kinh doanh. Ngoài ra, nhiều
công ty cũng định hướng tập trung vốn sang các nghiệp vụ khác như hoạt động
ngân hàng đầu tư, gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn liên doanh. Đây cũng là xu hướng
tất yếu trong quá trình tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán, để những công ty có
tiềm lực thực sự phát triển theo hướng chuyên nghiệp và khoa học hơn.
1.2.2. Lý thuyết về phát triển kinh doanh các công ty chứng khoán trong
bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh suy giảm của thị trường, mỗi công ty chứng khoán phải tái
cấu trúc lại toàn bộ, có những chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện, nguồn
lực của mình để có thể tồn tại qua giai đoạn khó khăn của thị trường. Về cơ bản các
công ty chứng khoán tăng cường năng lực quản trị và hoạt động dựa trên ba trụ cột
chính: mức độ đủ vốn; quản lý rủi ro cho các công ty chứng khoán; xếp hạng theo
thông lệ quốc tế từ đó được phân loại và giám sát bởi Ủy ban chứng khoán Nhà
nước.
Đối với cơ quan chủ quản, việc tái cấu trúc các công ty chứng khoán được
thực hiện với mục đích:
10
- Nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và

khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty chứng khoán. Trên cơ sở đó, từng bước
thu hẹp số lượng các công ty chứng khoán.
- Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động công ty
chứng khoán.
- Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết.
Các nguyên tắc, quan điểm cấu trúc lại các công ty chứng khoán:
- Việc tái cấu trúc các công ty chứng khoán được thực hiện theo lộ trình, có
bước đi thận trọng, chắc chắn, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường chứng
khoán cũng như các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo lợi ích hợp
pháp khách hàng.
- Công ty chứng khoán thực hiện tái cơ cấu trên cơ sở quy định của pháp luật,
lộ trình của Đề án tái cấu trúc và theo sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà
Nước.
- Xử lý tốt mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán, ngân hàng và tổ chức
bảo hiểm đảm bảo quản trị rủi ro, đồng thời sử dụng các nghiệp vụ thị trường để tái
cơ cấu thông qua cơ chế góp vốn minh bạch.
Trên cơ sở Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức
kinh doanh chứng khoán không đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính và các văn
bản hướng dẫn về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như kết quả kinh
doanh đã kiểm toán của các công ty chứng khoán, tiến hành rà soát phân nhóm các
công ty chứng khoán theo mức độ rủi ro giảm dần dựa trên 02 chỉ tiêu sau: Vốn khả
dụng/tổng rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, và rủi ro hoạt động)
và tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ. Cụ thể:
- Nhóm 1-nhóm bình thường: Nhóm này bao gồm các công ty chứng
khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kế dưới
30% vốn điều lệ.
11
- Nhóm 2-nhóm kiểm soát: Nhóm này bao gồm các công ty chứng
khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ

30% đến 50% vốn điều lệ.
- Nhóm 3-nhóm kiểm soát đặc biệt: Nhóm này bao gồm các công ty
chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên
50% vốn điều lệ.
Trên cơ sở phân loại này, có định hướng phát triển cho các công ty
chứng khoán, cụ thể:
- Với các công ty chứng khoán thuộc nhóm 1: Ổn định hoạt động kinh
doanh và nhân sự, có chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những thế mạnh,
khắc phục những tồn tại, có định hướng phát triển lâu dài.
- Với các công ty chứng khoán thuộc nhóm 2, 3: Xem xét và đánh giá
lại hoạt động của công ty; nếu còn khả năng tồn tại thì điều chỉnh lại chiến lược
kinh doanh sao cho phù hợp; với những công ty quá yếu kém, có thể tiến hành hợp
nhất, sáp nhập với các công ty chứng khoán lớn hơn.
1.2.3. Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh doanh của công ty
chứng khoán trong bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán
Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK có ý nghĩa rất quan trọng trên thị
trường chứng khoán, góp phần giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch cho
mỗi cá nhân, tổ chức và toàn bộ nền kinh tế. Các dịch vụ của CTCK giúp đáp ứng
đầy đủ, kịp thời yêu cầu của người cần vốn và người có vốn; giúp tư vấn, tài trợ, và
phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của người đầu tư trên TTCK.
Ngoài ra, với những chủ thể khác nhau trên TTCK, các nghiệp vụ kinh doanh
của CTCK cũng có những vai trò quan trọng:
Đối với tổ chức phát hành
Mục đích của các tổ chức phát hành khi tham gia TTCK là thông qua hoạt
động phát hành để huy động vốn. Để đáp ứng mục đích này, dịch vụ bảo lãnh phát
hành của CTCK giúp các tổ chức huy động dễ dàng và với chi phí thấp nhất. Một
12
trong những nguyên tắc của TTCK và nguyên tắc trung gian, nghĩa là các nhà đầu
tư, nhà phát hành không được mua bán chứng khoán trực tiếp mà phải thông qua
trung gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian mua bán cho cả nhà

đầu tư và nhà phát hành, đồng thời cũng đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền
kinh tế qua TTCK.
Đối với TTCK
Đối với TTCK, các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK có hai vai trò chính:
Một là, góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường: giá cả chứng khoán là do
thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra giá cuối cùng, người mua và người bán
phải thông quan CTCK vì họ không được trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán.
Trên thị trường sơ cấp , các CTCK cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa và dịch vụ
bảo lãnh phát hành chứng khoán cùng các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên.
Trên thị trường thứ cấp, các CTCK cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn, giúp các nhà
đầu tư giao dịch được chứng khoán ở mức giá hợp lý. Do đó, có thể nói hoạt động
của CTCK đã góp phần tạo lập giá cả cho các chứng khoán.
Hai là, góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính: Các
dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành
giúp chứng khoán được giao dịch qua lại trên thị trường, giúp kết nối các nhu cầu
của bên bán và bên mua, từ đó tạo ra tính thanh khoản cho các tài sản tài chính.
Đối với cơ quan quản lý thị trường
Một trong những qui định của TTCK là các thông tin cần phải được công khai
hóa dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa
là qui định của pháp luật, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của CTCK vì CTCK phải
minh bạch, công khai trong mọi hoạt động. Nhờ việc cung cấp các thông tin như giao
dịch mua bán, thông tin về cổ phiếu, thông tin về tổ chức phát hành, thông tin về nhà
đầu tư , các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng
thao túng, bóp méo thị trường, lũng đoạn, làm giá cổ phiếu; đồng thời có các biện
pháp, chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy, phát triển TTCK.
13
Tuy nhiên trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay tình
hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phần nào ảnh hưởng đến thị trường tài
chính mà thị trường chứng khoán Việt Nam là nạn nhân. Chỉ số VNIndex giảm
mạnh, khối lượng và giá trị giao dịch cũng giảm, thị trường có những giai đoạn gần

như đóng băng.
Hình 1.1: Đồ thị Vnindex từ ngày thành lập
Sự ra đời quá nhiều các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ (các định
chế tài chính) trong lúc thị trường Việt Nam còn quá nhỏ bé, từ đó tạo ra nhiều khó
khăn và cạnh tranh gay sắt. Để dành giật thị phần, nhiều công ty đã lôi kéo cán bộ,
khách hàng của nhau, vi phạm nguyên tắc nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Ngày
càng có nhiều công ty chứng khoán rơi vào tình trạng “trắng tay” , nhiều sai phạm
đến mức bị khởi tố hình sự. Bản thân các công ty chứng khoán cũng thấy được mức
14
độ cạnh tranh trong ngành cung cấp dịch vụ tài chính này là hết sức gay gắt, nhất là
từ 15/09/2012, nhà nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài phép được thành lập
công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tổng thể về hoạt động
kinh doanh quý 3/2012 của các công ty chứng khoán vừa kết thúc, tiếp tục với
những khó khăn khi mà số doanh nghiệp có lợi nhuận rất ít, trong khi hơn 2/3 còn
lại đang lỗ lũy kế, thậm chí lỗ vượt tầm kiểm soát của vốn đầu tư chủ sở hữu (vốn
điều lệ). Thị trường ghi nhận thêm 53 công ty chứng khoán lỗ quý 3/2012, với tổng
số tiền gần 370 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật với những công ty có tiếng như KLS (-
92.5 tỷ đồng), VIX (-78 tỷ đồng), SHS (-59 tỷ đồng), AVS (-20 tỷ đồng)
Bảng 1.1: Những công ty chứng khoán lỗ lớn 9 tháng đầu năm 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Công ty chứng khoán
Lợi nhuận sau thuế
Q3/2012 9T/2012
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 9,07 -129,08
Phú Hưng -15,88 -66,46
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 1,63 -64,49
Xuân Thành -78,03 -58,37
Kim Long -91,53 -41,54
Sài Gòn Hà Nội -59,06 -28,01
Phú Gia -7,05 -18,81

Sao Việt -1,32 -12,06
Liên Việt -4,12 -10,79
Việt Quốc -3,37 -9,38
Âu Việt -20,35 -9,27
Cao su -2,25 -8,88
Rồng Việt -10,77 -7,47
Tràng An -2,08 -7,4
(Nguồn:Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh)
Tuy nhiên, thống kê đến hết tháng 9/2012, ngoài những công ty chứng khoán
gần như đã “biến mất” trên thị trường như Chứng khoán Đông Dương (DDS),
15
Chứng khoán SME (SME), Chứng khoán Hà Nội (HSSC), Chứng khoán Trường
Sơn (TSS), Chứng khoán Hamico (HamicoSC)… thì có đến 63 công ty đã có lỗ lũy
kế, với con số lên tới gần 6,000 tỷ đồng. Trong số này, có khoảng 12 công ty lỗ hơn
50% vốn điều lệ, 17 công ty lỗ từ 30% đến dưới 50% vốn điều lệ và khoảng 32
công ty lỗ dưới 30%.
Bảng 1.2: Công ty chứng khoán lỗ lũy kế hơn 50% vốn điều lệ
Đơn vị: Tỷ đồng
Mã chứng
khoán
Vốn chủ sở
hữu Vốn điều lệ
LNST chưa phân
phối
SBS -247,16 1266,6 -1763,16
RUBSE -2,18 40 -42,18
HASC 54,22 150 -127,53
VINA 35,68 185 -149,48
HRS 22,62 75,54 -52,92
NSI 17,55 50 -33,19

CSCJ 33,91 75,74 41,82
VQSC 20,68 45 24,33
HPC 288,58 400,31 -214,3
TAS 77,41 139 -72,72
SVS 127,1 135 -70,35
HBSC 16,91 35 -18,09
NASC 68,21 140 -71,79
CLS 61,5 90 -45,21
(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh)
Như vậy, chiếu theo Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/1/2012 của Bộ Tài
chính phê duyệt Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán thì sẽ có thêm 12 công
ty chứng khoán thuộc diện kiểm soát đặc biệt (chưa bao gồm tỷ lệ vốn khả dụng),
17 công ty thuộc diện kiểm soát.
Trong bối cảnh đó, các công ty chứng khoán phải có những chiến lược, bước
đi hết sức rõ ràng trong kinh doanh, cần phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ các quy
trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp,
tuân thủ quy định pháp luật trong toàn bộ hoạt động của mình, và vấn đề đặc biệt là
16
phải có đội ngũ nhân sự tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao thì mới có thể tồn tại và
đưa công ty phát triển bền vững.
1.3. Nội dung phát triển kinh doanh của các công ty chứng khoán trong
bối cảnh suy giảm thị trường chứng khoán
1.3.1. Phát triển kinh doanh của công ty chứng khoán theo chiều rộng
1.3.1.1. Tăng cường vốn để thực hiện được nhiều nghiệp vụ kinh doanh và
đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng
Hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán là hoạt động kinh
doanh có điều kiện. Mỗi một nghiệp vụ kinh doanh đều có qui định cụ thể về
vốn, do đó, để thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh, các công ty
chứng khoán phải thực hiện nâng vốn theo qui định: Môi giới chứng khoán 25 tỷ
đồng; Tự doanh chứng khoán 100 tỷ đồng; Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165

tỷ đồng; Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ đồng. Việc phát triển đầy đủ các
nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho công ty chứng khoán đa dạng hóa doanh thu, từ
đó có những chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp theo từng nghiệp vụ trong
mỗi thời kì khác nhau cũng như trên cơ sở tiềm lực của doanh nghiệp. Với các
nghiệp vụ kinh doanh theo qui định, các công ty chứng khoán thực hiện được
nhiều sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng như : mở tài khoản giao
dịch, lưu kí chứng khoán, tư vấn đầu tư, giao dịch mua bán, tư vấn cổ phần hóa,
bảo lãnh phát hành Càng nhiều sản phẩm, dịch vụ, các CTCK càng có nhiều cơ
hội để mở rộng quan hệ và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khách hàng khác
nhau. Sơ bộ các công ty chứng khoán lớn trên thị trường hiện nay có thể thấy,
công ty nào hiện đang có vốn điều lệ và lượng tiền mặt lớn đều là những công ty
dẫn đầu về thị phần, doanh thu và tạo ra được nhiều lợi nhuận. Thống kê số liệu
về một số công ty chứng khoán lớn hiện nay để phân tích các yếu tố tác động đến
việc phát triển kinh doanh tại các công ty.
Bảng 1.3: Chỉ tiêu tài chính nhân sự tại một số CTCK lớn đến 30/06/2012
17
Chỉ tiêu Công ty
Đơn vị
SSI HSC ARG KLS VND BVS
Tiền và tương đương tiền
Tỷ đồng
2252 1534 3270 1713 1293 638
Doanh thu
Tỷ đồng
417 330 483 161 147 116
Doanh thu môi giới
Tỷ đồng
68 91 17 4 37 33
Doanh thu khác
Tỷ đồng

191 205 195 151 98 49
Số lượng nhân sự
Người
359 595 178 96 250 219
Tỷ suất lợi nhuận bình
quân đầu người
Triệu
đồng/người
992 275 269,6 520 240 299
(Nguồn: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị các công ty SSI, HSC, ARG,
KLS, VND, BVS 06 tháng đầu năm)
Từ Bảng số liệu trên, ta có biểu đồ về tiền và các khoản tương đương tiền tại
một số công ty chứng khoán như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 1.1 : Tiền và tương đương tiền tại một số CTCK đến 30/06/2012
Cũng như những doanh nghiệp thuộc ngành tài chính, cơ sở vật chất ban
đầu và hệ thống công nghệ thông tin với công ty chứng khoán rất được trú
trọng. Bên cạnh đó, với tính chất đặc thù của ngành nghề, các điều kiện về cơ sở
vật chất và hệ thống đã được Ủy ban chứng khoán qui định cụ thể khi công ty
18

×