Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Phương pháp dạy trẻ em nhút nhát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.27 KB, 23 trang )

Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ NHÚT NHÁT
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay nền giáo dục được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của
con người. Ở đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của cá
nhân trẻ mà đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Từ tấm bé , trẻ em cần được tập cho
bản tính tự lập, biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt
biết rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin để trở nên mạnh mẽ , kiên cường hơn trong
cuộc sống. Vậy làm thế nào để làm được những điều đó?
Bản thân là một giáo viên mầm non tôi cũng không ít lần nghe phụ huynh nói
rằng ” Con tôi ít nói lắm, gặp người lạ kêu làm gì cũng không làm, hay xấu hổ, con
tôi lúc nào cũng lủi thủi một mình khiến tôi lo lắng lắm…”. Những vấn đề như vậy
khiến chúng ta vô cùng lo lắng. Những tình trạng kể trên đều liên quan đến tính
nhút nhát của trẻ.
Hầu hết trẻ em đều có tính nhút nhát hoặc thiếu tự tin . Khi trẻ sợ hãi quá mức
trong các tình huống xã hội thông thường, trẻ bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai
dẳng khi người khác nhìn mình. Sự sợ hãi của trẻ có thể mạnh đến nỗi ảnh hưởng
đến công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống trẻ thường
tránh né nhất : Nói chuyện trước đám đông, làm việc khi ai đó nhìn mình, gặp
người lạ, trả lời câu hỏi trong lớp học…Vì vậy , nhút nhát sẽ là hòn đá cản đường
trưởng thành và thành công của trẻ.
Vậy tại sao trẻ lại có tính cách nhút nhát ? Làm thế nào giúp trẻ khắc phục
tính nhút nhát, yếu đuối trở nên dũng cảm và đạt được thành công trong xã hội là
vấn đề được rất nhiều giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh quan tâm.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 1
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Để khắc phục được tính nhút nhát của trẻ riêng bản thân tôi là một giáo viên
mầm non thì tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn
trong cuộc sống thông qua đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình “ Phương pháp
giáo dục trẻ nhút nhát”.
B.NỘI DUNG:


I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1.Thuận lợi:
-Trường là điểm bán trú nên trẻ tới học tập, sinh hoạt cả ngày. Vì vậy trẻ có nhiều
thời gian bên cô thuận lợi cho việc theo dõi, rèn luyện cho trẻ.
-Bản thân yêu nghề , mến trẻ.
-Trường đã trang bị một giàn máy vi tính có kết nối mạng thuận lợi cho việc tìm
hiểu nhiều thông tin trên internet.
-Bản thân tôi luôn thích tìm hiểu những thông tin liên quan đến tính cách của trẻ
mầm non.
2. Khó khăn:
-Một vài trẻ mới đi học năm đầu nên rất nhút nhát.
-Một số trẻ là con em công nhân nên việc trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh còn
gặp khó khăn.
II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
*Nội dung thực hiện:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 2
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Những trẻ em nhút nhát có thể gặp nhiều bất lợi trong xã hội năng động
và cởi mở như hiện nay, bởi các bé sẽ mất nhiều thời gian hơn để cảm thấy
thoải mái trong việc giao lưu, tiếp xúc với mọi người. Sự nhút nhát sẽ ngăn
cản khả năng tiếp thu những kỹ năng sống của trẻ.
Trẻ nhút nhát, không tự tin vào bản thân mình ngoài ảnh hưởng bởi khả
năng thiên bẩm, mà hiện nay đa số trẻ đều là con một, thiếu sự giao tiếp với
những đứa trẻ khác, cha mẹ lại quá nuông chiều, khiến trẻ khó thích nghi với
hoàn cảnh , khi đối diện với người không quen hoặc môi trường lạ, trẻ dễ
xuất hiện tâm lý sợ hãi.Có bậc cha mẹ còn quá nghiêm khắc , khiến cả ngày
trẻ sống trong cảm giác sợ hãi, không dám thử việc mới, dần dần trở thành
nhút nhát.
Trẻ nhút nhát, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện về
thể chất và tâm hồn. Vì vậy các bậc phụ huynh cần coi trọng, quan tâm đến

vấn đề này. Chỉ khi nào các bậc phụ huynh nắm bắt được phương pháp giáo
dục khoa học và thích hợp, kiên trì hướng dẫn, trẻ mới trở nên dũng cảm, tự
tin và hoạt bát.
Để giúp các bậc phụ huynh cũng như các cháu khắc phục tính nhút
nhát, không tự tin vào bản thân thì tôi sẽ đưa ra một số biện pháp sau:
+ Tìm hiểu những biểu hiện cũng như nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát.
+ Môi trường gia đình là một cái nôi ấm áp tạo nên tính cách dũng cảm cho
trẻ.
+ Tập cho trẻ có ý thức tự lập.
+ Gíup trẻ tự tin thoát khỏi nhút nhát
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 3
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
+ Rèn luyện sự mạnh dạn cho trẻ trong quá trình giao tiếp với mọi người.
+ Gíup trẻ chiến thắng nỗi sợ hãi.
1.Biện pháp 1: Tìm hiểu những biểu hiện cũng như nguyên nhân khiến trẻ
nhút nhát
* Nhút nhát là gì?
Trẻ được xem là nhút nhát khi trẻ không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt
động chung với bạn bè đồng trang lứa , mặc dù trong lòng rất muốn.
*Những biểu hiện của trẻ nhút nhát:
Tính cách nhút nhát, e thẹn là vấn đề gặp ở nhiều đứa trẻ. Về mặt ý nghĩa,
tính cách nhút nhát này không phải là vấn đề to tát, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến
khả năng giao tiếp xã hội và sự phát triển sau này của trẻ , vì thế các bậc phụ
huynh nên quan tâm nhiều hơn. Thông thường, những đứa trẻ có tính nhút nhát
thường có những biểu hiện sau:
- Không chịu nói chuyện hay trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là
những câu hỏi rất đơn giản hoặc rõ ràng.
- Không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể
- Không thích ra chơi ở những không gian công cộng đông người hoặc
thoáng rộng ( như sân trường chẳng hạn), trừ phi đi đi với một người

thực sự thân thiết.
- E ngại mỗi khi được người khác quan tâm chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý
tích cực.
*Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 4
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Hầu hết các trẻ nhỏ ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi đều “ nhút nhát” , vì thế
giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với trẻ, và các bé sẽ có xu hướng gần
gũi với những người thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường
trong quá trình phát triển của trẻ . Và theo lẽ tự nhiên , khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi
trẻ sẽ có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa.
Trẻ nhút nhát kéo dài có thể do một hay nhiều nguyên nhân ,bao gồm:
-Di truyền:Cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra tính nhút nhát được
thừa hưởng từ bố mẹ
-Bản tính: Những trẻ nhạy cảm quá mức hoặc dễ hoảng sợ có nhiều nguy cơ
nhút nhát kéo dài hơn các trẻ khác khi lớn lên.
-Bắt chước người lớn: Trẻ học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những
người lớn xung quanh, mà gần gũi nhất là phụ huynh. Nếu ba mẹ co tính
nhút nhát cũng có thể vô tình truyền tính cách này cho con mình thông qua
các hoạt động hàng ngày.
-Do mối quan hệ gia đình: Trẻ thiếu tình thương của ba mẹ hoặc không được
chăm sóc thường xuyên trong gia đình sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu và trở
nên nhút nhát
-Sống khép kín: Những trẻ không được tạo điều kiện tiếp xúc với cộng đồng
hoặc thế giới bên ngoài trong những năm đầu đời sẽ dễ trở nên nhút nhát do
thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp và tương tác với mọi người.
-Thường xuyên bị chê bai: Những trẻ hạy bị chọc ghẹo hoặc bị ức hiếp bởi
bạn bè hoặc người thân trong gia đình như Ba mẹ, anh chị em, họ hàng…
Cũng có xu hướng nhút nhát và dễ hoảng sợ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 5

Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
-Sợ thất bại: Nhút nhát cũng thường xuất hiện ở những trẻ được người lớn
kỳ vọng quá nhiều, nhất là khi những kỳ vọng đó vượt ngoài khả năng của
trẻ . Trẻ sẽ trở nên rụt rè, không dám làm việc gì cả vì sợ hỏng việc.
Khi chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát thì lúc đó
chúng ta sẽ có cách giúp trẻ khắc phục tính nhút nhát đó.
Ví dụ:
Ở lớp tôi có trường hợp của bé Thanh Ngân .Phụ huynh đã tâm sự với
tôi rằng “ Ở nhà bé hay nói và nói năng rất trôi chảy, thậm chí còn hay vặn
vẹo bố mẹ. Thế nhưng ra ngoài cháu rất nhát. Mỗi khi gặp người lớn, dù bố
mẹ nhắc nhở nhiều bé cũng không chào, hoặc chỉ nói lí nhí. Khi tôi nhẹ
nhàng hỏi han, cháu nói là con ngại, xấu hổ. Cháu là bé gái ngoan ngoãn,
tính hiền lành nhưng cứ thế này thì sau này ra môi trường mới, đơn giản như
lên tiểu học chẳng hạn thì không biết phải làm sao, tôi lo lắng lắm”
Bản thân là một giáo viên của bé tôi sẽ đưa ra cách giải quyết như sau:
Tôi cũng để ý thấy ở lớp bé chỉ chơi với 1-2 bạn. Ra hoạt động ngoài trời,
bé thích chơi những trò chơi ít người chơi.Khi cô gọi lên trả lời câu hỏi thì
bé rụt rè, nói rất nhỏ.
Trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp là một vấn đề chúng ta cần phải quan tâm
nhiều. Thông thường, những trẻ chỉ nói chuyện lanh lợi khi ở nhà còn khi ra
ngoài lại thu mình nhút nhát rụt rè là do bé cảm thấy không an toàn và không
tự tin khi phải quyết định hoặc hành động một mình. Trẻ có tính cách như
vậy có thể là do nhận được quá nhiều sự bao bọc trong gia đình ( trẻ chưa
chủ động làm một cái gì mà không có sự theo dõi và chỉ bảo của người lớn).
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 6
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Điều này khiến trẻ không tự tin một chút nào nếu không có người lớn ở bên
chỉ bảo.
Hướng giải quyết là chị phải chủ động gần gũi con và giúp trẻ cởi mở
chia sẽ những khó khăn bằng lời. Chị nên tìm hiểu sâu hơn những cảm xúc

hoặc suy nghĩ thực đằng sau lời nói. Ví dụ chị hỏi thêm vì sao con sợ người
khác nhìn, tại sao con cảm thấy xấu hổ?.Có thể các bé sẽ nói rằng” con
chẳng thể làm một cái gì đúng cả, hoặc mọi người sẽ cười khi con làm điều
gì đó sai nên con mới tránh và xấu hổ”. Chị có thể nói với bé rằng sai sót là
chuyện bình thường, có đôi khi mẹ cũng sai vậy nhưng không ai cười mẹ cả.
Sau đó hỏi về những điểm mạnh của bé để bé cảm thấy tự tin hơn như : mẹ
thấy con ở nhà con kể chuyện rất hay nên mẹ tin rằng con có thể kể những
câu chuyện đó cho các bạn nghe…Bằng cách thức đó chị sẽ giúp bé có
những niềm tin mới, tích cực hơn về bản thân để tự chủ động tích cực tham
gia vào các hoạt động với bạn bè.
2.Biện pháp 2: Môi trường gia đình là một cái nôi ấm áp tạo nên tính cách
dũng cảm cho trẻ.
Gia đình là mảnh đất màu mỡ để trẻ trưởng thành với tính cách lành
mạnh. Một môi trường gia đình bình đẳng, hiểu biết và ấm áp sẽ giúp trẻ
khắc phục tâm lí nhút nhát, cho trẻ dũng cảm và tự tin, thúc đẩy sự phát triển
tính cách tốt đẹp của trẻ, khiến trẻ càng thêm thông minh, dũng cảm, nhanh
nhạy.Ngược lại sống trong một môi trường gia đình không tốt, chỉ làm tổn
thương tâm hồn trẻ, khiến trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, không có ý chí tiến lên.
Vì vậy các bậc phụ huynh, giáo viên nên cần nhìn nhận , chú ý tới hành
động lời nói của mình hàng ngày.
Ví dụ:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 7
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Có một đôi vợ chồng nọ khi đón con gái tan học về nhà, khi đi được nữa
đường, không biết hai người có chuyện gì mà xảy ra cãi nhau. Tiếng cãi cọ
mỗi lúc một to, rồi họ dứt khoát dừng xe lại và bàn về chuyện li hôn. Cô con
gái 5 tuổi ngồi trong xe không nói câu nào.
Một lúc sau, người mẹ mới phát hiện con gái đang ngồi ghế sau vẽ
tranh: Hai người lớn lạnh lung đứng đối diện nhau, ở giữa có một em bé
đang nằm.

“ Em bé dưới đất con vẽ ai vậy?”. Người mẹ hỏi cô bé.
“ Chết ạ!”.Cô bé nói.
“ Đứa bé đó là ai?”
Đứa bé quay lưng lại và nói : “Là con”
“ Sao con lại chết chứ?”
Trầm ngâm hồi lâu, rồi cô bé nói: “ Vì bố mẹ cãi nhau, chia tay…”
Hai vợ chồng nhìn nhau. Hóa ra ở lớp, cô bé đã nhìn thấy một vài bạn bị gọi
là “ Đứa trẻ mồ côi”, cô bé cũng sợ mình rơi vào trường hợp đó. Vì thế nghĩ
rằng sau khi bố mẹ cãi nhau, li hôn, mình cũng bị bỏ rơi, và sẽ chết.
Trong bức vẽ ngây thơ đó, cô bé đã vô tình bộc lộ tâm trạng của mình,
khiến bố mẹ cô bé tỉnh ngộ: Trong quá trình trưởng thành của con cái, cần
có môi trường gia đình yên bình, ấm áp và an toàn, và phải có tình yêu toàn
vẹn của ba mẹ. Trước mặt con cái ba mẹ không nên cãi nhau, mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình không nên căng thẳng, cần tín nhiệm và
yêu thương nhau, tránh gây phiền não cho con cái.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 8
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Trẻ sống và lớn lên trong môi trường gia đình thế nào thì sẽ bị ảnh hưởng
bởi thế ấy:
Trẻ lớn lên trong sự nghiêm khắc sẽ hay cáu gắt, trẻ lớn lên trong sự căm
hận sẽ hay đánh lộn, trẻ lớn lên trong sự chăm biếm sẽ hay xấu hổ, trẻ lớn
lên trong sự tủi nhục sẽ thấy hổ thẹn, trẻ lớn lên trong sự khoan dung sẽ biết
nhường nhịn, trẻ lớn lên trong sự cổ vũ sẽ có tự tin, trẻ lớn lên trong sự khen
ngợi sẽ biết thưởng thức, trẻ lớn lên trong sự công bằng sẽ sống chính trực,
trẻ lớn lên trong sự ủng hộ sẽ sống có trách nhiệm, trẻ lớn lên trong sự tán
thưởng sẽ biết tự yêu bản thân, trẻ lớn lên trong tình bạn, tình yêu thương sẽ
biết yêu thương mọi người.
Sự trưởng thành của trẻ có ảnh hưởng rất lớn từ môi trường xung quanh. Gia
đình là cái nôi trưởng thành của trẻ, môi trường gia đình có ảnh quan trọng
đến sự phát triển tâm lí và tính cách của trẻ.

Vì thế chúng ta nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cần tạo cho con
cái một môi trường gia đình tốt, giúp trẻ trưởng thành lành mạnh, tự tin và
phóng khoáng. Vậy muốn trẻ có được môi trường gia đình tốt, chúng ta cần
chú ý đến:
- Cha mẹ cần tạo cho con cái môi trường gia đình tràn ngập yêu thương:
Sự ấm áp của tình yêu thương là môi trường tâm lí tốt đẹp cho sự phát
triển toàn diện của trẻ, không khí yêu thương trong gia đình sẽ giúp ánh
sáng trí tuệ của trẻ nảy mầm, đương nhiên cũng bồi dưỡng cả sự phát
triển tính cách lành mạnh cho trẻ.
- Quan tâm đến nhu cầu tâm lí, tình cảm của trẻ:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 9
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Những biến cố xảy ra trong gia đình khiến trẻ bị tổn thương về tâm lí, trẻ
dễ cáu giận, gây gổ, không muốn đi học…Đối với các vấn đề đó ba mẹ
cần quan tâm chu đáo nhiều hơn, khi trẻ gặp khó khăn ba mẹ cần giúp đỡ
kịp thời, tích cực. Nếu môi trường gia đình không thích hợp khiến trẻ mất
dũng khí đối diện với cuộc sống, ba mẹ và giáo viên cần can thiệp kịp
thời.
- Không nên để trẻ gánh trách nhiệm nặng nề:
Khi ta kỳ vọng quá cao vào trẻ sẽ gây áp lực nặng nề đối với trẻ. Nếu
quá nóng vội chỉ nhận được sự thất vọng, còn trẻ sẽ trở nên tự ti, nhút
nhát, có khi còn có tâm lí chống đối, không nghe lời. Vì thế môi trường
gia đình tốt chính là cho trẻ một cảm giác thoải mái trong tâm hồn, để trẻ
tự do phát triển tiềm năng của bản thân , sẽ không cảm thấy nặng nề, khó
chịu.
- Ba mẹ là tấm gương tốt cho trẻ:
Tấm gương tốt có sức mạnh vô cùng lớn. Đứng trước khó khăn, ba mẹ
không sợ hãi, nản chí mới là một tấm gương bồi dưỡng trẻ có niềm
tin.Cùng với việc muốn trẻ làm cái này cái nọ, ba mẹ cần chú ý đến hành
động , lời nói của mình, là tấm gương tốt cho con.

Tự ti, nhút nhát được hình thành trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Nếu ba mẹ gặp việc gì cũng nói “ không làm được “, trẻ không những
ảnh hưởng thói quen tư duy đó của ba mẹ, mà còn có suy nghĩ tương tự:”
Ba mẹ không làm được thì con cũng làm không được”.
Tóm lại, môi trường gia đình có tác dụng không thể thay thế trong sự
phát triển tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh cần căn cứ vào đặc điểm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 10
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
của từng trẻ để tạo môi trường gia đình tốt đẹp, bồi dưỡng cá tính tốt cho
trẻ, phát triển tiềm năng của trẻ. Như vậy mới có lợi cho việc hình thành
tính cách, trẻ mới trở thành con người tự tin, dũng cảm.
3.Biện pháp 3: Tập cho trẻ ý thức tự lập.
Một đứa trẻ thiếu tính tự lập, chỉ là người sống dựa dẫm, ỷ lại, luôn sợ
mọi việc, không có chí cầu tiến, trách nhiệm và ý chí trong cuộc sống. Vì
thế, muốn trẻ trong quá trình trưởng thành trải qua những khó khăn để đến
thành công thì cần tập cho trẻ có ý thức “ tự lập ” để trẻ tự đối mặt với khó
khăn, thử thách. Chỉ có như vậy, trẻ mới thoát khỏi tâm lí dựa dẫm ỷ lại, trở
nên mạnh dạn và tự tin vào bản thân bằng cách để trẻ tự làm việc của mình.
Tập cho trẻ có ý thức tự lập ngay từ nhỏ, mới có thể giúp trẻ thoát khỏi
tâm lí ỷ lại, tin tưởng vào bản thân.Trẻ tự tin sẽ không bỏ cuộc trước khó
khăn, để làm được điều đó ta cần bồi dưỡng ý thức “ tự lập” cho trẻ bằng
cách:
-Tôn trọng và tập cho trẻ có ý thức “ tự lập “:
Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu có ý thức tự lập, việc gì cũng muốn tự làm, tự xúc cơm
ăn, tự rửa mặt, rửa tay…Đối với ý thức tự lập đang lớn dần lên của trẻ, ta
cần tôn trọng, ủng hộ và cổ vũ trẻ: “ Con chỉ cần cố gắng là có thể làm
được”, chứ không nên nói “ Con còn nhỏ, không làm được đâu”
-Để trẻ tự mặc quần áo:
Trẻ khoảng 2 tuổi đã có ý thức mặc và cởi quần áo. Mặc dù thời gian mặc
và cởi quần áo lâu, có thể làm không đúng ý người lớn, nhưng ta không nên

cảm thấy chán nản , mà nên cổ vũ cho trẻ và dạy cho trẻ mặc và cởi quần áo
đúng cách.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 11
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Nếu người lớn cứ muốn làm nhanh, không muốn cho trẻ đụng tay vào,
khi trẻ đã hình thành thói quen ỷ lại, trẻ sẽ không muốn làm việc của mình
nữa.
Ngoài việc cổ vũ cho trẻ, chúng ta cần dạy cho trẻ thói quen mặc và cởi
quần áo theo thời tiết, đồng thời cũng dạy cho trẻ tự gấp chăn, giặt khăn tay,
vớ…Để trẻ hiểu được rằng, tự làm việc của mình mới là con ngoan.
-Để trẻ tự sắp xếp đồ chơi, đồ dùng của mình:
Nên chuẩn bị cho trẻ một chỗ chuyên để đồ chơi và đồ dùng của mình. Để
trẻ biết đồ chơi cũng có “nhà” của chúng , mỗi lần chơi xong trẻ biết cất đồ
chơi gọn gang, ngăn nắp.
Để trẻ hiểu rằng, thu dọn đồ chơi, đồ dùng là việc của bản thân trẻ, nên trẻ
phải tự làm.
Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp chơi trò chơi để thu hút trẻ tham
gia và thu dọn đồ chơi, đồ dùng của mình,cứ kiên trì như vậy, dần dần trẻ sẽ
hình thành thói quen.
-Dạy trẻ kiến thức và kỹ năng làm việc:
Trẻ không chỉ có ý thức độc lập, mà còn có kiến thức và kỹ năng tương
ứng không chỉ muốn làm việc mà còn biết làm việc. Ví dụ: cởi quần áo thế
nào, rửa mặt mũi tay chân thế nào, nhặt rau, rửa rau, quét dọn, lau bàn ghế
như thế nào…Những cách dạy dỗ này được tiến hành tự nhiên trong cuộc
sống hàng ngày. Tính tự lập của trẻ còn biểu hiện trong việc học tập và giao
tiếp Ta cần dạy trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập và chơi trò chơi, cách
giao tiếp với bạn bè, cách giải quyết mâu thuẫn với bạn bè…
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 12
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
-Đưa ra yêu cầu để trẻ hoàn thành:

Muốn tập cho trẻ có ý thức “ tự lập ’’ thì ta cần dựa vào mức độ phát triển
của từng độ tuổi và năng lực của trẻ để đưa ra yêu cầu hợp lý. Nếu yêu cầu
quá cao, quá khó đối với trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy khó khăn và có tâm lý tự
ti, yêu cầu quá thấp cũng không thể kích thích hứng thú của trẻ.
Trên thực tế, cùng với việc phát triển sinh lý của trẻ, khả năng hoạt động
cơ thể của trẻ cũng tăng lên, tính tự chủ cũng bắt đầu phát triển, tính tự lập
cũng rõ hơn, lúc này là thời kỳ thích hợp để giúp trẻ hình thành thói quen
tốt, cần kịp thời và không ngừng đưa ra một số yêu cầu để trẻ tự hoàn thành.
Khi trẻ thấy mình có thể làm được nhiều việc, sự tự tin và trách nhiệm sẽ
tăng lên và giảm bớt sự ỷ lại vào người khác.
-Sắp xếp nhiệm vụ cho trẻ:
Để trẻ làm một số việc phù hợp với khả năng, tránh cho trẻ có tâm lý ỷ
lại và lười biếng. Vì vậy, hàng ngày nên nhờ trẻ giúp đỡ một số việc, ví dụ”
con giúp mẹ cầm cái này, giúp mẹ trải ga giường nhé, giúp mẹ vứt rác
nhé…”.Sau khi trẻ giúp được công việc nào đó thì người lớn nên khen ngợi,
khẳng định trẻ, để trẻ được niềm vui và thoải mái khi “ lao động”.
Tóm lại, người lớn cần tập cho trẻ có ý thức tự lập ngay từ nhỏ, không nên
quản thúc hết mọi việc.Có như vậy mới thúc đẩy tính tích cực của trẻ, mới
nâng cao khả năng sống tự lập để trẻ trở nên tự tin không nhút nhát và sợ sệt.
4.Biện pháp 4: Gíup trẻ tự tin thoát khỏi nhút nhát
Tự tin là phẩm chất tâm lý tích cực, là “dinh dưỡng tâm lý”cần thiết cho
sự trưởng thành của trẻ, nó có tác dụng vô cùng to lớn trong quá trình trưởng
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 13
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
thành của trẻ. Nếu trẻ tự tin, trẻ sẽ sống lạc quan, yêu đời, làm việc chủ động
tích cực, dũng cảm chấp nhận thử thách.
Đối với trẻ em ngày nay, thế giới tương lai tràn đầy tính cạnh tranh và
thách thức, từ nhỏ trẻ được bồi dưỡng sự tự tin sẽ giúp trẻ tràn đầy sức
mạnh và dũng khí, giương cánh buồm tự tin, vượt qua mọi sóng to, lái đến
bến bờ của lí tưởng.

Vậy làm thế nào để giúp trẻ trở nên “ tự tin”?
-Hãy để cho trẻ tình cờ nghe thấy những nhận xét tích cực của người lớn:
Được nghe lỏm những lời nhận xét tích cực về mình sẽ giúp trẻ mạnh mẽ
hơn là được nghe trực tiếp. Bởi vì bằng cách này, trẻ cảm thấy mình được tin
tưởng hơn.
-Xóa “ nhút nhát “ ra khỏi từ điển của chúng ta: Ta cần phải chú ý nhiều
hơn mỗi khi miêu tả trẻ bằng những từ có thể gây ra cả kết quả theo cách
tiêu cực và tích cực, chẳng hạn “ nhút nhát . Tôi vẫn thường nghe các bậc
phụ huynh trong buổi đầu đưa con đến lớp thường nói: “ Bé nhút nhát lắm “
và trẻ sẽ được thể bám đu vào phụ huynh, cúi đầu xuống và trở nên cực kỳ
kém tự tin. Tất nhiên, sẽ có một số trẻ dè dặt hơn những đứa trẻ khác nhưng
gán cho trẻ đặt tính này sẽ chỉ làm cho trẻ thêm thu mình vào trong vỏ ốc và
càng khó khăn hơn để phá vỡ sự nhút nhát.
-Giúp trẻ phá vỡ lớp băng trong môi trường mới: Nếu trẻ không thoải mái
với những người bạn mới hoặc môi trường mới, hãy cho trẻ cơ hội thoát ra
khỏi vỏ ốc của mình bằng cách khuyến khích trẻ vượt qua những dè dặt lo
lắng. Khi đi cùng trẻ đến địa điểm mới như: khu vui chơi,… hãy động viên
trẻ nói chuyện với các bạn cùng lứa tuổi và những người lớn khác để giúp
trẻ có được sự tự tin, dần dần trẻ sẽ trở nên không còn nhút nhát nữa.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 14
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
5.Biện pháp 5: Rèn luyện sự mạnh dạn cho trẻ trong quá trình giao tiếp với
mọi người.
Giao tiếp là con đường quan trọng giúp trẻ học cách làm người, cách
giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ mạnh dạn không còn nhút nhát, sợ sệt nữa, giúp trẻ
dễ thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mới. Ngoài ra, giao tiếp xã hội giúp
trẻ học được kiến thức không có trong sách vở, mà là kiến thức cần thiết có
trong cuộc sống hàng ngày.
Để trẻ “ khép mình “ hòa nhập vào tập thể ta phải làm sao?
Đó là câu hỏi mà không ít mọi người quan tấm đến. Trên thực tế ai

cũng muốn con mình sống lạc quan, vui vẻ.Nhưng cuộc sống thì ngược lại
có một số trẻ sống khép mình, nhút nhát, làm bạn với nỗi cô đơn. Phạm vi
sống của trẻ chỉ là bản thân với gia đình.
Tôi có biết một trường hợp của bé Hoàng là một cậu bé như vậy:
Tuổi thơ của bé Hoàng rất cô đơn. Do cha luôn phải đi công tác, mẹ đi làm
mỗi ngày, từ khi bi bô tập nói. Hoàng đã sống cùng với bảo mẫu. Dù sao bảo
mẫu cũng không phải là ba mẹ ruột của bé, họ chỉ chăm sóc bé những việc
cơ bản nhất, không thể cho bé cuộc sống về mặt tinh thần và tâm hồn, vì thế
bé thật đáng thương cả ngày chỉ biết chơi đùa cùng gấu bông, đồ chơi.
Sống trong môi trường cô độc, lặng lẽ như vậy, bé Hoàng trải qua những
năm đằng đẵng ở nhà.
Sau đó bé Hoàng cũng được đến trường Mẫu Gíao, tôi thấy so với các
bạn cùng trang lứa Hoàng không được hoạt bát, vui vẻ bằng. Hoàng không
dám lại gần bạn, không dám nói chuyện, chơi đùa cùng bạn, luôn đứng hoặc
ngồi từ xa quan sát với ánh mắt khâm phục và ngưỡng mộ. Tôi có nói
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 15
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
chuyện với bé Hoàng nhưng bé không dám nhìn thẳng vào mắt cô giáo, chỉ
cúi đầu lắp bắp trả lời.
Qua đó cho thấy, những trẻ sống nhút nhát, trầm lặng, sợ giao tiếp như bé
Hoàng trong cuộc sống còn rất nhiều. Trẻ có tính cách như vậy đa số không
phải do tính cách mà là do cách dạy dỗ của gia đình. Giống như bé Hoàng ,
từ nhỏ không có cơ hội giao tiếp với người khác, vì thế hình thành tính cách
lầm lì, lặng lẽ. Khi đã hình thành tính cách này, việc thay đổi là rất khó.
Ngoài ra, nếu gia đình quá nuông chiều, chăm sóc, sẽ hình thành tính
cách luôn coi mình là trung tâm, dẫn đến trẻ lầm lì, nhút nhát.
Đương nhiên, trẻ lầm lì, sống khép mình là có nhiều nguyên nhân khác
nhau. Ví dụ, đặc điểm tính cách trẻ sinh ra không thích hoạt động, người lớn
lại không tạo cơ hội cho trẻ ra ngoài chơi cùng bạn bè.Nếu từ nhỏ trẻ đã
sống khép mình, xa rời tập thể sẽ không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu

muốn trẻ hòa nhập với mọi người thì cần:
-Tạo không khí gia đình tốt đẹp cho trẻ:
Các thành viên trong gia đình sống hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Trẻ sống trong môi trường như vậy sẽ dần biết cách sống chung hòa thuận
với người khác và không ngừng hoàn thiện về nhân cách của mình.
-Cổ vũ trẻ giao tiếp với bạn bè:
Người lớn không nên quá gần gũi với trẻ, hãy để trẻ chơi với bạn bè cùng
lứa tuổi nhiều hơn. Nếu chỉ ở nhà với người lớn, trẻ sẽ có tâm lý tự ti, ỷ lại,
khó thích ứng với xã hội.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 16
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
Ở lứa tuổi mầm non đây là thời kỳ đầu trong việc giao tiếp xã hội của trẻ,
chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện với bạn bè, cổ vũ trẻ kết bạn, từ
đó có kinh nghiệm xã hội, giúp phát triển kỹ năng sống và giao tiếp cho trẻ.
-Gíup trẻ khắc phục tâm lý xấu hổ:
Tâm lý xấu hổ là trở ngại lớn nhất trong việc giao tiếp với mọi người. Trẻ
hay xấu hổ lại thường nhút nhát, không giỏi biểu hiện bản thân, không biết
cách chủ động làm quen, chào hỏi người khác, không giỏi giao tiếp với
người khác
Chỉ khi trẻ tiếp xúc với nhiều người, trẻ mới tăng lên sự tự tin và vui vẻ nói
chuyện. Khi đã giao tiếp tốt, trẻ mới càng có khả năng hòa hợp, mới có
nhiều bạn khác muốn chơi cùng trẻ, khi đã có nhiều bạn, các kỹ năng trong
cuộc sống mới không ngừng tăng lên. Vì vậy, người lớn nên mở rộng không
gian sống cho trẻ, để trẻ có nhiều bạn bè hơn.
-Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp xã hội tốt có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của
trẻ. Cần chú trọng việc bồi dưỡng các kỹ năng này, như vậy trẻ sẽ có sự phát
triển tốt về mặt xã hội.
Trẻ sống hòa đồng sẽ có được sự nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn
trẻ sống khép mình, không thích giao tiếp. Vì thế ta cần nắm bắt cơ hội giáo

dục này, để trẻ bước vào xã hội tập thể, trở nên hoạt bát và mạnh mẽ.
6.Biện pháp 6: Gíup trẻ chiến thắng nỗi sợ hãi.
Sợ hãi là hiện tượng sinh lí bình thường trong quá trình trưởng thành của
trẻ, do có sự tồn tại của sự sợ hãi, trẻ dự cảm được sự nguy hiểm, tránh né
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 17
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
nguy hiểm đó kịp thời. Tuy nhiên quá sợ hãi lại là một trạng thái tâm lý,
dưới ảnh hưởng không tốt này, nhiều trẻ không dám làm một việc gì đó, ta
cần giúp trẻ khắc phục nỗi sợ hãi, giúp trẻ trở nên dũng cảm, như vậy trẻ
mới trở nên mạnh dạn không còn nhút nhát nữa.
Ví dụ:
Bình là một đứa trẻ khiến người lớn lo lắng, Bình sợ bóng tối, sợ nói chuyện
với mọi người… Sợ tất cả những việc không đáng sợ chút nào.
Có lần bạn bè ở lớp chơi trò ném túi cát, chỉ có một mình Bình là ngồi trong
góc lớp, cho dù tôi có khích lệ thế nào, Bình cũng không tham gia. Tôi hỏi
Bình nguyên nhân, Bình nói:” Con sợ!”. Hỏi “ con sợ gì?”, Bình nói rằng: “
Con sợ các bạn ở lớp, sợ túi cát ném trúng vào người”, khiến tôi không biết
làm thế nào.
Đến thăm nhà Bình, tôi mới biết: Khi Bình còn nhỏ, ba mẹ vì không hòa
thuận nên thường xuyên cải cọ nhau, có lúc thậm chí còn đánh nhau. Bình
đứng bên cạnh kêu gào thảm thiết, từ đó mắc chứng bệnh sợ hãi, nhút nhát.
Sau đó ba mẹ Bình ly hôn, Bình sống cùng bà nội, đối với Bình, gia đình chỉ
là nơi tràn đầy bạo lực, tràn đầy những hồi ức đau buồn.
Nỗi sợ hãi của Bình là do gia đình bé không đem lại cho bé cảm giác an
toàn, chính vì vậy, cái gì bé cũng thấy sợ và lo lắng. Vì thế để giúp trẻ không
còn sợ hãi và nhút nhát nữa thì ta cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn:
-Yêu thương, quan tâm trẻ nhiều hơn:
Tạo cảm giác an toàn cho trẻ chính là quan tâm, yêu thương trẻ nhiều hơn.
Theo sự phát triển về thể chất và trí tuệ, trẻ đã không thỏa mãn việc ăn uống
nữa mà bắt đầu có ý thức và hành động tự lập. Người lớn cần quan tâm

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 18
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
nhiều đến trẻ, ít nhất mỗi ngày bỏ ra 20 phút để nói chuyện với trẻ, chơi đùa
cùng trẻ, nên tiếp xúc thân mật với trẻ, ôm ấp trẻ, như vậy trẻ sẽ có cảm giác
an toàn.
-Nói chuyện với trẻ nhiều hơn:
Khi nói chuyện với trẻ cần dùng ngôn ngữ dịu dàng, tình cảm để giúp trẻ
hình thành động lực to lớn, giúp trẻ có cảm giác an toàn.
-Bày tỏ tình cảm của người lớn với trẻ:
Cần bày tỏ tình cảm yêu thương với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi tình
huống. Để giúp trẻ có động lực, từ đó trở nên mạnh dạn không còn nhút nhát
nữa.
C. KẾT LUẬN:
1. Kết quả thực hiện:
Với phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát, tôi đã giúp được một số trẻ của
lớp tôi trở nên mạnh dạn, tự tin.
100% trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin
Tóm lại: Với phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát đã đem lại rất nhiều lợi
ích và hiệu quả cao trong việc giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp xã hội
của trẻ.
2. Kết luận:
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát là một phương pháp mới đang được
rất nhiều người quan tâm . Thực hiện phương pháp giáo dục này giúp tôi học
hỏi được rất nhiều điều để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 19
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
thần thì hãy tạo mọi điều kiện và giúp đỡ trẻ hết mình. Đối với trẻ không
phải cứ ăn ngon mặc đẹp là đủ mà sức khỏe tinh thần mới là yếu tố quyết
định chất lượng cuộc sống của trẻ cả hiện tại lẫn về lâu dài.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Để giúp trẻ xây dựng lòng tin và vượt qua sự nhút nhát thì theo tôi nên
chú ý đến cá tính riêng của từng trẻ và thay đổi cách nuôi dạy trẻ cho phù
hợp.
-Đừng dán nhãn cho trẻ là “ nhút nhát” trước mặt người khác.
-Tạo môi trường gia đình an toàn và ấm áp.
-Hình thành cho trẻ ý thức tự lập không ỷ lại vào người khác.
-Thừa nhận và tôn trọng cảm giác của trẻ
-Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với bạn bè
-Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi gặp những người mới, môi trường mới.
-Rèn sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
-Chúng ta cần có sự kiên nhẫn và làm gương cho trẻ.
Hoa Huệ, ngày 07 tháng 01 năm 2015
Gíao viên
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 20
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
PHỤ LỤC :
A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………Trang
B. NỘI DUNG
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Thuận lợi …………………………………………………………Trang
2.Khó khăn………………………………………………………….Trang
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
*Nội dung thực hiện……………………………………………… Trang
1. Biện pháp 1:………………………………………………….Trang
2. Biện pháp 2:…………………………………………………….Trang
3. Biện pháp 3:…………………………………………………….Trang
4. Biện pháp 4:…………………………………………………….Trang
5. Biện pháp 5:…………………………………………………… Trang
6. Biện pháp 6:…………………………………………………….Trang

C. KẾT LUẬN……………………………………………………… Trang
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM………………………………….Trang
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 21
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
PHÒNG GD & ĐT TX TÂN UYÊN
Trường Mẫu Gíao Hoa Huệ
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên người viết: Nguyễn Thị Ngọc Hân
Chức vụ: Gíao viên
Tên đề tài: Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát
1. VỀ NỘI DUNG:
a. Tính mới:



b. Tính hiệu quả:



c. Tính khoa học:



d. Tính ứng dụng:



2. VỀ HÌNH THỨC:
a. Trình bày nội
dung:



b. Trình bày hình thức ( đánh vi tính)



TỔNG CỘNG: (1) + (2)
XẾP LOẠI:
Thạnh Phước, ngày tháng năm 2015
TM. HĐKH GD
Trường Mẫu Gíao Hoa Huệ
Người nhận xét, đánh giá
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 22
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 23

×