Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi HSG Sử 8 năm học 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.44 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI KĐCL MŨI NHỌN CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm):
Em hãy trình bày: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, phân tích nguyên nhân thất
bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Nga 1905-1907.
Câu 2 (1.5 điểm):
Những nét chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước
Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 3 (3 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884
là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước
quân xâm lược. Với những nội dung cơ bản của 4 hiệp ước mà triều đình Nhà
Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 4 (2.5 điểm):
Lập bảnh thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam
cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
Giai cấp,
tầng lớp
Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc
_____ (Hết)________
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KĐCL MŨI NHỌN NĂM HOC 2012-2013
MÔN: LỊCH SỬ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1
Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, phân tích nguyên nhân thất bại, ý
nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Nga 1905-1907.


* Hoàn cảnh lịch sử:
+ Đầu thế kỷ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời
sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao
động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
+ Chế độ Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật
Bản (1904-1905) để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề càng làm
cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những
khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày
làm 8 giờ”
* Diễn biến:
+ Trong phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc cách
mạng 1905-1907 có sự tham gia của công nhân, nông dân và binh sĩ.
+ Mở đầu là ngày chủ nhật 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua
và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa
bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng
vào đoàn người, làm gần 1000 người bị chết, 2000 người bị thương, trở
thành “Ngày chủ nhật đẫm máu”. Lập tức công nhân nổi dạy cầm vũ khí
khởi nghĩa.
+ Tháng 5 năm 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của
địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+ Tháng 6 năm 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi
nghĩa, nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12-1905) của
các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần 2 tuần lễ,
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào cách mạng
vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
* Phân tích guyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lượng không cân sức. Lúc này
chế độ Nga hoàng tuy đã thối nát nhưng vẫn còn mạnh hơn lực lượng
cách mạng.

+ Lực lượng cách mạng còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
trong phong trào đấu tranh.
* Ý nghĩa lịch sử:
+ Tuy thất bại nhưng nó đã giáng một đòn chí tử và làm suy yếu chế
độ Nga Hoàng. Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các

(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
cuộc cách mạng vô sản sau này.
2
Những nét chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
1.5
- Từ khi thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước ĐNA đã
kiên quyết đấu tranh. Do thế lực đế quốc mạnh, … nên thất bại. Chính
sách cai trị haf khắc … làm cho mâu thuẫn dân tộc thêm gay gắt, phong
trào đấu tranh nổ ra liên tục, rộng khắp.

0.25đ
+Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra
đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và
truyền bá chủ nghĩa Mác, Năm 1920 Đảng cộng sản thành lập.
0.25đ
+ Ở Phi-líp-pin phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha giành
thắng lợi, dẫn tới sự ra đời nước cộng hòa Phi-líp-pin…
0,25đ
+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo, của nhà
sư Pu-côm-bô (1866 – 1867)…
0,25đ
+ Ở Lào, năm 1901, nhân dân Xa-va-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh
vũ trang. Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven … Ở Miến Điện …
0.25đ
+ Ở Việt Nam: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng. Phong trào
nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 -
1913) …
0.25đ
3
Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858
đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước
đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ
bản của 4 hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân
Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

* Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862): Thừa nhận quyền cai quản
của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường,
Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
0.25
Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán

cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ
lệnh cấm đạo trước đây.
0.25
* Hiệp ước Giáp Tuất (ngày15 - 03 - 1974): Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc
Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn
thuộc Pháp. (mất thêm 3 tỉnh)
0.25
* Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883): Triều đình Huế chính thức
thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình
Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
0.25
Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .
0.25
Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải
thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
0.25
Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công
việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
0.25
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do
Pháp nắm.
- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
0.25
* Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Ngày 6-6-1884). Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn
toàn. Chaám dứt sự tồn tại của triều đaị PK nhà Nguyễn với tư cách là
một quốc gia độc lập, thay vào là Chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
0.5
Bài viết có lý luận, biết phân tích, gắn kết các nội dung cơ bản của 4 bản
hiệp ước để làm sáng tỏ ý kiến trên giám khảo cho tối đa 0.5đ.
0.5

Lập bảnh thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
2.5
Giai cấp,
tầng lớp
Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc Điểm
Địa chủ -
PK
Kinh doanh ruộng đất,
bóc lột (địa tô). (0.25)
Cơ bản đax mất hết ý thức dân tộc, làm tay
sai cho đế quốc. (0.25)
0.5đ
Nông dân Làm ruộng. (0.25) Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng
đứng lên đấu tranh vì độc lập, ấm no. (0.25)
0.5đ
Tư sản Kinh doanh công thương
nghiệp. (buôn bán, mở
xưởng lao động). (0.25)
Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ
bản là thoả hiệp với đế quốc. (0.25)
0.5đ
Tiểu tư
sản
Làm công ăn lương, buôn
bán nhỏ. (0.25)
Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần
yêu nước, chống đế quốc. (0.25)
0.5đ
Công

nhân
Bán sức lao động làm
thuê. (0.25)
Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập
dân tộc, xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
(0.25)
0.5đ
Ghi chú: Những bài làm có tính sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản thì
giám khảo cho điểm tối đa. Căn cứ bài làm giám khảo linh động chấm cho phù
hợp.

×