Tải bản đầy đủ (.pptx) (35 trang)

ỨNG DỤNG CỦA KINH DỊCH TRONG DỰ ĐOÁN SỰ VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 35 trang )

9
CHỦ ĐỀ
ỨNG DỤNG CỦA KINH DỊCH
TRONG DỰ ĐOÁN SỰ VIỆC

NGUYỄNTIẾNHUY
Nhà số 5 ngõ 52 khu phố Thượng - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh
Email: SĐT: 01253619888
Phần 1: Tìm hiểu chung về Kinh Dịch và Dịch Học.
Phần 2: Cách lập quẻ Dịch.
Phần 3: Dự đoán theo quẻ Thể và Dụng.
Phần 4: Một số ví dụ về dự đoán tương lai theo quẻ Thể và Dụng.
NỘI DUNG
PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG
VỀ KINH DỊCH VÀ DỊCH HỌC

Kinh Dịch và những vấn đề cơ bản?

Đối tượng nghiên cứu Kinh Dịch?

Kinh Dịch là một trong ba bộ Kinh cổ nhất của Trung Quốc chỉ sau Kinh Thi và Kinh Thư. Kinh Dịch
bao gồm 64 Quẻ ứng với 384 Hào.
1.1: KHÁI NIỆM

Người được suy tôn sáng lập ra Kinh Dịch là vua Phục Hy. Ban đầu chỉ biết ra các
vạch quẻ.

Sau đến vua Văn Vương của nhà Chu viết ra lời quẻ.

Tiếp đến Chu Công (con Văn Vương) viết ra lời hào.


Khổng Tử viết thêm Thập Dực. Từ đó bộ kinh Dịch trở nên hoàn chỉnh như ngày nay
DỊCH HỌC LÀ KHOA HỌC BIỆN CHỨNG CÁC KHOA HỌC
1.2: Phác đồ Dịch Học theo định nghĩa
1.2: Phác đồ Dịch Học theo định nghĩa
1.3: THUYẾT ÂM DƯƠNG

Âm dương là một khái niệm chỉ sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, không chỉ một cái
gì đó cụ thể. Âm dương có thể là dài ngắn, cao thấp, lớn bé, dày mỏng, thiện ác, phúc
họa…

Âm dương là hai mặt đối lập, hai yếu tố tương phản nhưng luôn dựa vào nhau và
chuyển hóa lẫn nhau. Cực dương tất âm, cực âm tất dương, làm cơ sở cho nhau tồn tại
và phát triển
1.4:THUYẾT NGŨ HÀNH

Bản chất thuyết ngũ hành:
- Kim : Biểu thị các dạng kim loại, có tính cứng, thanh tĩnh.
- Mộc : Biểu thị loại hình cây cối, tính sinh sôi, vươn lên.
- Thủy: Biểu thị nước, hơi lạnh, tính hàn, hướng xuống.
- Hỏa : Biểu thị lửa, khí nóng, tính nhiệt, hướng lên.
- Thổ : Biểu thị đất, đá, tính tàng trữ, trưởng thành.

Sự vận động tác dựng lẫn nhau của 5 loại vật chất cơ bản này đã tạo nên sự tiến hóa phát triển vạn vật trên
thế gian này.

Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương khắc
1.5: THIÊN CAN – ĐỊA CHI
Bảng 1.1
Bảng 1.2

1.6: KINH DỊCH ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC

Toán học: Hệ Nhị phân.

Quân sự: Một số quẻ phân tích về thắng bại trong chiến trận và phân tích thắng bại.

Luật pháp: một số quẻ nói về hình pháp, cải huấn.

Y học: Trong Đông y quan niệm quẻ Khảm – Thận, quẻ Ly – Tim…

Các lĩnh vực khác: Triết học, Kiến trúc xây dựng, khí tượng…
PHẦN2:QUẺDỊCH&CÁCHLẬPQUẺDỊCH
2.1: QUẺ DỊCH
LẬP MỘT QUẺ DỊCH ĐẦY ĐỦ

Có 8 quẻ Dịch cơ bản (quẻ đơn) là: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn với đặc trưng như sau:
Bảng 2.1

Mỗi quẻ đơn có 3 hào, đọc từ dưới lên là Hào 1, Hào 2 và Hào 3. Hào
vạch liền gọi là Hào Dương, vạch đứt gọi là Hào Âm.
Ví Dụ: Quẻ Đoài ta có:
_ _ Hào 3 (Hào Âm)
___ Hào 2 (Hào Dương)
___ Hào 1 (Hào Dương)

Hai quẻ đơn xếp chồng lên nhau cho ta một Trùng quái, như vậy sẽ có 8x8=64 Trùng quái.
Ví Dụ: Quẻ Địa Hỏa Minh Di có:
_ _ Hào 6- Hào Thượng cửu (hào lục hay hào Thượng)
_ _ Hào 5- Hào Cửu ngũ (hào ngũ- hào Quý vị)
_ _ Hào 4- Cửu tứ (hào tứ)

___ Hào 3- Cửu tam (hào tam)
_ _ Hào 2- Cửu nhị (hào nhị)
___ Hào 1- Sơ lục (hào sơ)
Cách đọc trùng quái: Đơn đọc trước (Địa), dưới đọc sau (Hỏa), từ cuối (có thể là 1 hoặc 2 từ) là tên của trùng quái đọc sau
cùng (Minh Di)
Bảng kể tên 64 trùng quái (quẻ Dịch)
Trong 64 Trùng quái có 10 trùng quái lục xung:

Bao gồm 8 trùng quái bát thuần (quái trên trùng quái dưới)

Hai trùng quái:

Thiên Lôi Vô Vọng

Lôi Thiên Đại Tráng
2.2: CÁCH LẬP QUẺ DỊCH THEO THỜI GIAN

2.2.1: Xác định số cho thời gian
+

Giờ:
- Giờ Tý số 1
- Giờ Sửu số 2
- Giờ Dần số 3
- Giờ Mão số 4
- Giờ Thìn số 5
- Giờ Tị số 6


- Giờ Ngọ số 7

- Giờ Mùi số 8
- Giờ Thân số 9
- Giờ Dậu số 10
- Giờ Tuất số 11
- Giờ Hợi số 12


Giờ Tí (23h-1h), Sửu (1h-3h), Dần (3h-5h), Mão(5h-7h), Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Ngọ (11h-13h), Mùi(13h-15h), Thân
(15h-17h), Dậu (17h-119h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h)
+

Ngày (Âm lịch):

- Ngày mồng 1 số 1
- Ngày mồng 2 số 2
- Ngày mồng 3 số 3
- Ngày mồng 4 số 4
- Ngày mồng 5 số 5
- Ngày mồng 6 số 6

- Ngày 30 số 30

+ Tháng (Âm lịch):
- Tháng Giêng (Dần) số 1
- Tháng Hai (Mão) số 2
- Tháng Ba (Thìn) số 3
- Tháng Tư (Tị) số 4
- Tháng Năm (Ngọ) số 5
- Tháng Sáu (Mùi) số 6


- Tháng Bảy (Thân) số 7
- Tháng Tám (Dậu) số 8
- Tháng Chín (Tuất) số 9
- Tháng Mười (Hợi) số 10
- Tháng Mười một (Tý) số 11
- Tháng Mười hai (Sửu) số 12

+

Năm (Âm lịch):


- Năm Tý số 1
- Năm Sửu số 2
- Năm Dần số 3
- Năm Mão số 4
- Năm Thìn số 5
- Năm Tị số 6

- Năm Ngọ số 7
- Năm Mùi số 8
- Năm Thân số 9
- Năm Dậu số 10
- Năm Tuất số 11
- Năm Hợi số 12
Bảng 2.1
2.2.2: Mã hóa 8 quẻ đơn theo số dư tính toán

2.2.3: Tính toán lập quẻ
+ Quẻ Chủ: là thời gian đầu của sự việc cần dự đoán.

- Thượng Quái
Lấy tổng A gồm các số của Ngày + Tháng + Năm chia cho 8, được số Dư tra bảng 2.1 được quẻ trên
(Thượng Quái)
- Hạ Quái
Lấy tổng B gồm các số của Giờ + Ngày + Tháng + Năm chia cho 8 được số dư, tra bảng 2.1 được quẻ dưới
(Hạ Quái)
* Chú ý: Nếu tổng A và b không có số dư thì lấy số dư là 8 để tra bảng 2.2

+ Quẻ Biến: là thời gian sau kết thúc của sự việc.
- Xác định hào động biến
Lấy tổng B chia cho 6 thì được số Dư. Số Dư chính là Hào động biến.
*Chú ý: khi số dư bằng 0 thì hào 6 là hào động biến. Hào động - biến từ dương sang âm và ngược lại.
+ Quẻ Hỗ: là thời gian giữa của sự việc cần dự đoán.

THẦN CƠ TẠI ĐỘNG HÀO
Ví dụ: Theo nguyên tắc trên ta có quẻ Chủ và quẻ Hỗ như sau:
Ví dụ: Lập quẻ Cho giờ Tuất (11), ngày Canh Thìn (14), tháng Đinh Sửu (t12), năm Giáp Ngọ (7).
- Lấy tổng A=14+12+7=33. Chia 8 dư 1 tra bảng được quẻ Càn làm thượng quái,
- Lấy tổng B= A+11= 44. Chia 8 dư 4 tra bảng được quẻ Chấn làm Hạ quái
- Lấy Quẻ Càn chồng lên quẻ Chấn. Ta được quẻ Chủ là THIÊN LÔI VÔ VỌNG
- Lấy tổng B chia cho 6. Dư 2, vậy hào 2 động biến từ Âm sang Dương (quẻ Chấn biến sang quẻ Đoài). Ta được quẻ Biến là quẻ
Thiên Trạch Lý.


PHẦN 3: DỰ ĐOÁN THEO QUẺ THỂ VÀ DỤNG
1/ Thế nào là quẻ Thể, quẻ Dụng

Trong một trùng quái gồm 6 hào, ghép lại từ 2 quẻ đơn là quẻ Thượng (quẻ Ngoại) và quẻ Hạ (quẻ Nội). Quẻ đơn
nào có chứa hào động gọi là Quẻ Dụng. Quẻ đơn không có hào động gọi là Quẻ Thể.


Quẻ Thể là “mình”, quẻ Dụng là “người” hoặc “sự việc”
VÍ DỤ: Ở ví dụ trước được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, hào 2 động biến. Vậy ta có quẻ Thể và quẻ Dụng như sau:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ CỦA QUẺ THỂ VÀ DỤNG

Quẻ Thể phải vượng mới tốt.

Khí của quẻ Thể suy đều là không cát lợi.

Quẻ khắc Thể phải suy mới tốt.

Quẻ Dụng, quẻ Hỗ, quẻ Biến thừa vượng đều là cát lợi, nhưng không được khắc quẻ Thể, nếu khắc thì nguy hại.

Nếu trong các trùng quái có quẻ sinh Thể thì dù quẻ Thể có suy yếu cũng không nguy hại lắm. Ngược lại, khi quẻ trong
quẻ ngoài không có quẻ sinh Thể thì dù quẻ Thể có vượng cũng không cát lợi.

Quan hệ sinh khắc Thể Dụng như sau:
Thể khắc Dụng thì việc lanh lợi.
Dụng khắc Thể thì việc bất lợi
Dụng sinh Thể thì việc thuận lợi.
Thể sinh Dụng thì việc chưa chắc đã lanh lợi.
Dụng Thể tỷ hoà (đồng Hành với nhau) thì việc thường là thuận lợi.
Không có quẻ khắc Thể thì việc chắc sẽ thành công.
Trình tự tiến hành dự đoán theo quẻ Thể, quẻ Dụng.
Trình tự dự đoán theo các bước sau:

Bước 1: Lập quẻ Chủ, quẻ Biến và quẻ Hỗ.

Bước 2: Xem lời quẻ và lời hào của Chu Dịch để dự đoán dữ lành.

Bước 3: Xác định quẻ Thể, quẻ Dụng và phân tích tương quan ngũ Hành sinh khắc của các quẻ.


Bước 4: Phân tích tổng hợp để đưa ra lời dự đoán.
QUAN HỆ TƯƠNG SINH TƯƠNG KHẮC GIỮA CÁC QUẺ DỊCH

×