Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

công tác xã hội cá nhân với trẻ khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.57 KB, 44 trang )

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và các
cộng đồng quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ và phát triển trong tương
lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Thế nhưng, nhiều trẻ em khi sinh ra đã phải chịu
những thiệt thòi khi mang trong mình những dị tật bẩm sinh vĩnh viễn không nghe được
âm thanh của cuộc sống, không được ríu rít trò chuyện với nhưng đứa bạn cùng lứa, hay
không thấy được ánh sáng của cuộc đời…
Trong những năm gần đây, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) được xã hội quan tâm.
Luật Người khuyết tật được ban hành là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền được cơ hội phát
triển. Chỉ đạo ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể: Ban chỉ đạo giáo
dục khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) được củng cố, hoàn thiện theo
từng giai đoạn đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước về giáo dục khuyết tật ngày càng sâu
sát, chặt chẽ. Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện có chuyên viên
phụ trách, các cơ sở giáo dục có giáo viên cốt cán về giáo dục khuyết tật. Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của các bậc học đều có nội dung về giáo dục hòa nhập
(GDHN); các tổng kết năm học của ngành đều đã đánh giá công tác GDHN.
Các hoạt động về NKT đã được tăng cường qua các thông tin đại chúng và các hoạt
động gây quỹ cho NKT được các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội thực hiện ngày càng
nhiều hơn.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “An sinh xã hội và Công tác xã hội cá
nhân đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật- mồ côi Thị Nghè” là
đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn góp
một phần nhỏ về mặt lý luận đồng thời mở ra một số hướng đi mới cho NKT tại trung
tâm.
2/ Mục tiêu của đề tài
SVTH: Tống Thị Lan 1
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Đề tài được chọn báo cáo với mục đích áp dụng các kiến thức, kỹ năng, phương
pháp CTXH cá nhân trong làm việc với trẻ khuyết tật. Đồng thời, qua đề tài sẽ tìm hiểu


được thực trạng thực hiện các chính sách xã hội, dịch vụ xã hội đối với trẻ khuyết tật tại
Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật- mồ côi Thị Nghè. Từ đó, đưa ra một số mô hình, giải
pháp trong CTXH nhằm nâng cao các chương trình, chế độ chăm sóc – giáo dục, hướng
nghiệp cho trẻ khuyết tật tại trung tâm nói riêng và cho cả nước nói chung.
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1/ Đối tượng nghiên cứu: An sinh xã hội và Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khuyết
tật tại trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật- mồ côi Thị Nghè
3.2/ Phạm vi nghiên cứu: Trẻ khuyết tật tại Trung tâm
4/ Ý nghĩa của đề tài
Đề tài sẽ đánh giá cụ thể thực trạng công tác thực hiện các chính sách xã hội, dịch
vụ xã hội đối vớiTKT tại Trung tâm HTPTGDHN trẻ khuyết tật tỉnh Đăk Lăk.Đồng thời,
các kiến thức, kỹ năng về CTXH nhóm đối với TKTcũng sẽ được áp dụng vào đề tài báo
cáo tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng cụ thể qua các giải pháp và
làm tài liệu tham khảo cho các bạn cùng ngành nghề và các lĩnh vực liên quan.
5/ Phương pháp thực hiện
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành bài báo cáo, tôi đã thực hiện các
phương pháp sau:
- Thu thập và tổng hợp thông tin tìm hiểu được từ đơn vị thực tập;
- Phân tích và đánh giá thông tin;
- Áp dụng phương pháp của CTXH cá nhân trong làm việc với thân chủ là trẻ
khuyết tật;
6/ Kết cấu của đề tài
Chương 1 : Tổng quan về Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật- mồ côi Thị Nghè
SVTH: Tống Thị Lan 2
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Chương 2 : Thực trạng về công tác an sinh xã hội tại Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tât- mồ
côi Thị Nghè
Chương 3 : Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật tại trung tâm
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TỒNG QUAN VỀ TRUNG TÂM BẢO TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT –

MỒ CÔI THỊ NGHÈ
1/ Quá trình hình thành và phát triển
1.1/ Vị trí địa lý và diện tích của trung tâm
Trung tâm Bảo Trợ Trẻ Tàn Tật Mồ Côi Thị Nghè là Cơ sở Xã hội trực thuộc Sở
Lao Động Thương Binh & Xã Hội TP.HCM. Thành lập từ năm 1975, tiếp nhận từ Viện
Dưỡng lão Phú Mỹ của Cơ sở tôn giáo.
Trụ sở chính:153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Điện thoại: 08. 3 899 6563 – 08 3 899 3738 Fax: 08 3 5140451
- Số FAX: 08 3 5140451 - Email:
Cơ sở 2: 916 Nguyễn Văn Cừ, Phường Lộc Phát, Thị xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng
- Điện thoại – Fax: 063 3 862660
Email :
1.2/ Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Bảo Trợ Trẻ Tàn Tật Mồ Côi Thị Nghè tiền thân là Nhà nuôi Mầm Non
sáu. Sau khi Nhà nước tiếp quản, hệ thống mầm non trả lại cho giáo dục thì đặt tên là
Trung tâm.
Trung tâm tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ tàn tật, bị bỏ rơi thuộc địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, đa số trẻ bị bỏ rơi là trẻ bại não và chậm phát triển. Trung tâm có lưu
lượng bình quân là 400 em trong độ tuổi từ sơ sinh đến 16 tuổi. Ngoài ra Trung tâm còn
tổ chức tiếp nhận giáo dục phục hồi cho 200 trẻ khuyết tật tại cộng đồng. Tổng số trẻ ở
SVTH: Tống Thị Lan 3
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Trung tâm như sau: nội trú có 360 em trong đó có 200 nam và 160 nữ; bán trú gồm 180
em; mới nhận 4 em sơ sinh và số trẻ chết là 3 em.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của trung tâm có 240 người, bao gồm: Nhân viên
Hành chính, Y Bác sỹ, Nhân viên Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, Thầy cô giáo,
Nhân viên trực tiếp chăm sóc các em và Nhân viên cấp dưỡng, phục vụ… Trong đó,
Thầy cô giáo có bằng cấp là 53 người, có 1 Bác sĩ và điều dưỡng, nhân viên vật lí trị liệu
là 20 người, nhân viên hành chính là 34 người, còn lại là nhân viên cấp dưỡng.
Hầu hết các em mang trên mình những khiếm khuyết, đa số cần hỗ trợ trong

những sinh hoạt hằng ngày nhưng có một số em cần phải được chăm lo toàn bộ trong
sinh hoạt cá nhân… Vì vậy đòi hỏi cán bộ công nhân Trung tâm phải có tâm, không quản
ngại khó khăn, độc hại, lây nhiễm… Với tất cả lòng yêu thương, tâm huyết dành cho các
em 24/24 giờ, nhằm xoa dịu nỗi đau, sự mất mát mà các em phải gánh chịu, giúp các em
có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc, phát triển theo khả năng trong mái ấm đầy tình thương
của Trung tâm Thị Nghè.
Hiện nay, Trung tâm có 3 Cơ sở:
- Cơ sở chính dành cho các trẻ mồ côi khuyết tật với 7 Khoa trực tiếp chăm sóc các em
theo lứa tuổi, dạng khuyết tật; 1 Khoa săn sóc đặt biệt dành cho trẻ bệnh nặng; 1 Trạm y
tế điều trị bệnh cho các em; 1 Phòng phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu, hoạt động trị
liệu, tâm vận động; 1 Phòng Quản lý Giáo dục phụ trách dạy văn hóa.
- Cơ sở Bán trú với 10 lớp học chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật tại cộng đồng, giúp cá
em có điều kiện phục hồi chức năng vận động, học văn hóa, phát triển ngôn ngữ, luyện
tập giao tiếp.
- Cơ sở 2 Bảo Lộc – Lâm Đồng dành cho ccs em mồ côi khuyết tật trưởng thành không
có khả năng kiếm việc làm tại thành phố. Trung tâm tổ chức cho các em lao động sản
xuất trồng trà, cà phê, rau xanh và chăn nuôi giúp các em ổn định cuộc sống lâu dài.
2/ Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ
2.1/ Hệ thống tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: 5 phòng ban và 8 khoa
SVTH: Tống Thị Lan 4
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Sơ đồ tổ chức
2.2/ Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm
Chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm là tiếp nhận, nuôi dưỡng, chữa bệnh,
phục hồi chức năng vận động và giáo dục văn hóa, giáo dục nhân cách cho trẻ mồ côi bại
não, bại liệt, chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ.
2.3/ Hoạt động của trung tâm từ khi hình thành đến nay
Trung tâm tổ chức dạy văn hóa từ mẫu giáo đến lớp 3 nhằm giúp các em phát triển
nhận thức, giao tiếp và rèn luyện nhân cách. Chương trình rèn luyện đạo đức, lễ giáo, kỹ

năng sống theo khả năng của từng em, giúp các em có ứng xử phù hợp chuẩn mực xã hội.
ngoài những giờ học trên lớp, Trung tâm còn tổ chức cho các em học vẽ, học vi tính, học
đàn, thể dục và múa hát… Đối với một số em khiếm thị, khiếm thính, Trung tâm tổ chức
cho các em đi học tại các trường chuyên biệt. Các em chậm phát triển nhẹ, Trung tâm tổ
chức cho các em học tại các trường công lập bên ngoài cùng trẻ bình thường.
SVTH: Tống Thị Lan 5
Giám đốc
PGĐ
PT: Huấn luyện
PGĐ
PT: Tổ chức hành chính
nhân sự
PGĐ
PT: Chuyên môn
Điều trị
Phục
hồi:
-Y tế
-Vật lý
-Trị liệu
Chăm sóc:
-Trạm xá
-Thiểu năng 1
-Thiểu năng 2
-Phục hồi
Giáo dục
phục
hồi:
Tổ chức
giáo dục

Văn
phòng:
-Văn thư
-Tài vụ
Phục vụ:
-Bảo vệ
-Cấp
dưỡng
-Phục vụ
Cơ sở
2( Lộc Phát
– Bảo Lộc)
Huấn luyện
trẻ hòa nhập
vào xã hội
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Trung tâm cũng chú trọng chương trình sinh hoạt vui chơi, dã ngoại, tham gia lễ
hội giúp các êm phát triển tính năng động, sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ giao tiếp
nhất là giúp các em biết tự chủ, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng người khác.
Như vậy, Trung tâm có rất nhiều hoạt động phong phú, đa dạng giúp cho các em
được phát triển ngày càng tốt hơn. Và Trung tâm còn cần hơn nữa những sự giúp đỡ,
lòng hảo tâm từ các cá nhân, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội để các em có nhiều hơn nữa
những ước mơ, hạnh phúc trong cuộc sống.
3/ Những thuận lợi và khó khăn
3.1/ Thuận lợi
Vị trí địa lý: Trung tâm có vị trí địa lí thuận lợi, do nằm ở trung tâm thành phố
nên tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các trường đến thực tập, tình nguyện.
Về phía đối tượng: Các em ở Trung tâm rất hiếu khách, đa số dễ tiếp xúc.
Đội ngũ cán bộ: Có nhiều kinh nghiệm và rất tâm huyết với nghề.
Nhân viên hưởng lương theo chế độ Nhà nước, bình quân lương từ 2.000.000

đồng – 3.000.000 đồng/tháng. Đa số nhân viên ở Trung tâm đều có lòng yêu nghề và có
tình thương rất lớn đối với các em ở đây.
Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất trung tâm tương đối tốt, tạo điều kiện cho các em vui
chơi, giải trí và học tập.
3.2/ Khó khăn
Khó tuyển nhân viên. Bởi vì một mặt là phải có hộ khẩu thành phố mới được
tuyển vào công nhân viên, mặt khác do áp lực của công việc nên nhân viên không chịu
được. Vì vậy, việc tuyển nhân viên và giữ chân họ rất khó.
Vấn đề phát triển của các em rất hạn chế, nhất là phát âm, có em hiểu được nhưng
lại không nói.
Như vậy, sau 37 năm thành lập và phát triển, quá trình hoạt động có nhiều biến cố
do nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau. Nhưng trên cơ sở hoạt động thực tế cán bộ,
công nhân viên của Trung tâm đã nỗ lực phấn đấu không ngừng trong công tác chăm sóc,
SVTH: Tống Thị Lan 6
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
nuôi dạy các em, bởi tấm lòng tương thân tương ái, cán bộ nhân viên Trung tâm đã vận
động các tấm lòng hảo tâm để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các em ở đây.
Trung tâm cũng rất mong hơn nữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với
tấm lòng nhân ái vì tương lai các em, tạo điều kiện về mọi mặt để Trung tâm phát huy tốt
chức năng, nhiệm vụ.
4/ Những dịch vụ hỗ trợ thân chủ tại trung tâm
4.1/ Giáo dục
Trung tâm tổ chức dạy văn hóa từ mẫu giáo đến lớp 3 nhằm giúp các em phát triển
nhận thức, giao tiếp và rèn luyện nhân cách .
Chương trình rèn luyện đạo đức, lễ giáo, kỹ năng sống theo khả năng của từng em,
giúp các em có những ứn xử phù hợp chuẩn mực xã hội.
Ngoài những giờ học tại lớp, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động khác như học
vẽ, học vi tính, học đàn, thể dục và múa hát…cho các em. Đối với một số các em khiếm
thị, khiếm thính, Trung tâm tổ chức cho các em đi học tại các trường chuyên biệt.Các em
chậm phát triển nhẹ, trung tâm tổ chức cho các em học tại các trường công lập bên ngoài

cùng trẻ bình thường.
4.2/ Y tế
Khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp
nhằm đảm bảo sức khỏe cho các em.
Phục hồi chức năng: giúp các em bị khuyết tật vận động được điều trị, tập luyện
dần phục hồi các chức năng cơ bản.
4.3/ Sinh hoạt
Trung tâm chú trọng chương trình sinh hoạt vui chơi, dã ngoại, tham gia lễ hội
giúp các em phát triển tính năng động, sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ giao tiếp và
nhất là giúp các em biết tự chủ, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng người khác.
SVTH: Tống Thị Lan 7
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI TRUNG
TÂM BẢO TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT- MỒ CÔI THỊ NGHÈ
2. 1/ Qui mô, cơ cấu đối tượng
Tại trung tâm quy mô cơ cấu đối tượng được phân theo độ tuổi và các dạng bệnh tật.
Bảng 1: Tổng hợp đối tượng tính đến ngày 31/12/2013
Đối
tượng
Tổng
số
nam Nữ tăng Giảm Tổng
số
nam Nữ
Nội trú
Bán trú
Tổng
cộng
Nguồn: báo cáo công tác 2013, kết quả thực hiện nghị quyết CBCC năm 2013 và kế
hoạch công tác năm 2014.

Bảng 2: Phân theo độ tuổi
Độ tuổi Nội trú Bán trú Tổng cộng
Dưới 18 tháng
Từ 19 tháng –5 tuổi
Từ 6 tuổi –10 tuổi
Tuổi từ 11 - 15 tuổi
Tuổi từ 16 -17 tuồi
18 tuổi trở lên
Tổng cộng
Nguồn: báo cáo công tác năm 2013, kết quả thực hiện nghị quyết CBCC năm 2013 và kế
hoạch công tác năm 2014.
SVTH: Tống Thị Lan 8
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Bảng 3: Phân theo bệnh lý.
Bệnh lý Nội trú Bán trú Tổng cộng
Khiếm thị
Khiếm thính
Chậm phát triển trí tuệ
Bại não
Tự kỉ
Hội chứng down
Di chứng sốt bại liệt
Loạn dưỡng cơ thể
Suy tuyến giáp
Đục giác mạc
Não úng thủy
Thiếu chi
Bình thường
Tổng cộng
Nguồn: báo cáo công tác năm 2013, kết quả thực hiện nghị quyết CBCC năm 2013 và kế

hoạch công tác năm 2014.
 Miễn giảm học phí, chăm sóc phục hồi chức năng đối với học sinh khu bán trú
Học sinh thuộc diện con gia đình chính sách được miễn giảm học phí.
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộcdiện hộ nghèo.
Các học sinh mà gia đình có đơn xin miễn giảm học phí.
 Chăm sóc, chữa trị cho các em khu nội trú
Chế độ ăn hàng tháng
Khám và điều trị bệnh
Công tác phục hồi chức năng
SVTH: Tống Thị Lan 9
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Công tác quản lí giáo dục
2. 2/ Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
 Tiếp nhận trẻ vào học bán trú
Khi gia đình có nhu cầu cho trẻ nhập học tại trung tâm thì trung tâm tiến hành khám đầu
vào theo ba mục:
01: phiếu tìm hiểu khả năng trẻ khuyết tật (theo mẫu hồ sơ – văn bản số 04/TT-BT)
02: bệnh án( theo mẫu hồ sơ – văn bản số 04/TT-BT)
03: Phiếu khám tâm vân động (theo mẫu hồ sơ –văn bản số 06/TT- VLTL)
Sau khi khám đầu vào đạt các tiêu chuẩn thì trung tâm yêu cầu trung tâm hoàn
thành các giấy tờ sau:
01: đơn xin gửi con vào cơ sở bán trú (theo mẫu hồ sơ –văn bản số 01/TT-BT)
02: bản cam kết (theo mẫu hồ sơ-văn bản số 02/TT-BT)
03: Phiếu tìm hiểu đặc điểm trẻ (theo mẫu hồ sơ – văn bản số 03/TT-BT)
04: Một bản sao hộ khẩu
05: Giấy khai sinh của trẻ
06: hai tấm hình 2x3 của trẻ
07: một bản sao chứng minh nhân dân của cha mẹ
08: một bản xét nghiệm HIV, HbSAg (viêm gan B)
09: Một bản xét nghiệm IDS (lao phổi)

Sau khi đã hoàn thành các giấy tờ như trên trung tâm sẽ hoàn thành hồ sơ bao
gồm:
01: Phiếu tiếp nhận học sinh vào học tại cơ sở bán trú
02: Hợp đồng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, PH…
SVTH: Tống Thị Lan 10
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
03: Quyết định tiếp nhận.
Sau khi có quyết định tiếp nhận thì học sinh bắt đầu học tại trung trung tâm.
 Đối với học sinh được miễn giảm học phí tại cơ sở bán trú.
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ xin miễn giảm học phí tại cơ sở bán trú cho học sinh gồm
Đơn xin miễn giảm học phí (nêu rõ hoàn cảnh gia đình và lí do xin được miễn giảm học
phí) có xác nhận của chính quyền địa phương.
Giấy đề nghị miễn giảm của chính quyền địa phương (áp dụng đối với trường hợp
được chính quyền đia phương công nhận là hộ gia đình nghèo)
Các giấy tờ khác có lien quan để chứng minh gia đình thuộc diện được miễn giảm.
Lưu ý: Hộ gia đình nghèo phải có mã số hộ nghèo do chính quyền địa phương cấp.
Bước 2: Cơ sở bán trú cử cán bộ trực tiếp xuống gia đình học sinh và chính quyền địa
phương để xác minh cụ thể (nếu cần thiết)
Bước 3: Tổ xét duyệt miễn giảm học phí của trung tâm xét duyệt mức miễn giảm học phí
cụ thể theo 3 mức.
Mức 1 (miễm giảm 100%) áp dụng cho các học sinh thuộc một trong những
trường hợp sau:
Gia đình học sinh có 2 trẻ khuyết tật trở lên được chính quyền địa phương xác
nhận thuộc diện: hộ gia đình nghèo, gia đinh chính sách (thương binh liệt sĩ,…), gia đình
bị ảnh hưởng chất độc hóa học.
Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, cả cha lẫn mẹ không còn
khả năng lao động và không có nhà ở phải ở nhà thuê đồng thời trong gia đình đang nuôi
dưỡng 2 con trở lên còn đang đi học.
Mức 2 (miễn giảm 50%) áp dụng cho học sinh thuộc một trong những trường
hợp sau:

SVTH: Tống Thị Lan 11
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Là con của nhân viên đang công tác tại trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị
Nghè và công tác trong ngành Lao động – Thương binh và xã hội.
Gia đình học sinh được chính quyền địa phương xác nhận thuộc diện: hộ gia đình
nghèo, gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ,…) hoặc học sinh thuộc diện trẻ: bị mất
cha hoặc mẹ, bị cha hoặc mẹ bỏ rơi, cha mẹ không còn khả năng lao động và gia đình
đang nuôi dưỡng 2 con trở lên còn đang đi học.
Gia đình bị ảnh hưởng chất độc hóa học.
Mức 3 (miễn giảm 30%) áp dụng cho học sinh thuộc một trong những trường
hợp sau:
Gia đình học sinh được chính quyền địa phương xác nhận thuộc diện: hộ gia đình
nghèo, gia đình chính sách (thương binh , liệt sĩ,…).
Học sinh thuộc diện trẻ: bị mất cha hoăc mẹ, bị cha hoặc mẹ bỏ rơi, cha mẹ không
còn khả năng lao động.
Những trường hợp gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gửi đơn xin
được miễn giảm học phí mà không thuộc các trường hợp nêu trên thì tùy vào tình hình tài
chính của đơn vị và kết quả xác minh thực tế. Giám đốc trung tâm sẽ xem xét quyết định
miễn giảm ở mức phù hợp.
Bước 4: Các hồ sơ hoàn tất và kết quả tổ xét duyệt miễn giảm hococ5phi1 được trình về
ban giám đốc ký ban hành quyết định miễn giảm sau đó thong báo, niêm yết danh sách
học sinh được miễn giảm tại cơ sở bán trú cho gia đình học sinh biết để thực hiện.
2. 3/ Tình hình thực hiện chính sách
2.3.1/ Công tác về y tế
Công tác khám và điều trị bệnh: Các em được kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp
thời phát hiện và điều trị cho các em được hiệu quả. Các bệnh lý thường gặp ở các em
khuyết tật tại trung tâm và số lượt điều trị tính từ 31/01/2013 đến 10/02/2013
SVTH: Tống Thị Lan 12
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Thực hiện chương trình luyện tập cho các em như: phục hồi chức năng hô hấp cho

trẻ bị bại não ở các khoa, tiến hành khám lượng giá và tập vận động cho các em nội trú
giúp các em ngăn ngừa biến dạng. Chỉnh sửa, làm giày nẹp cho các em. Đánh giá lại cách
thức tư thế ăn, lượng giá chức năng sinh hoạt hằng ngày cho các em.
- Trang bị hồ bơi để thủy trị liệu cho các em
- Trang bị phòng tâm vận động và phòng cảm giác với đầy đủ trang thiết bị nhằm
giúp các em cảm nhận được cảm giác, giảm các hoạt động quá kích và tăng khả
năng tập trung.
Bảng 6: Kết quả công tác phục hồi chức năng
Công tác phục hồi Số trường hợp
Đi độc lập
Đi được bằng khung
Vận động tập (vận động thụ động +vận động có trợ giúp)
Sử dụng được dày nẹp
Chỉnh vẹo cột sống
Các em tự múc ăn
Tự ngồi
Chỉnh tư thế tốt
Lấy đàm giúp các em hô hấp tốt
Tâm vận động
Tổng
Nguồn: Báo cáo công tác năm 2013, kết quả thực hiện nghị quyết CBCC năm 2013 và kế
hoạch công tác năm 2014.
Tổng số lượt các em được tập luyện tại khu nội trú: 277x3 lần/ tuần = 831 lượt
tập/tuần x4 tuần = 3324 lượt tập/tháng x 12 = 39888 lượt tập/năm
Tổng số lượt các em được tập luyện tại khu bán trú 184 em x 3 lần/tuần = 552 lượt
tập/tuần x 4 tuần = 2208 lượt tập/tháng x 12 = 26496 lượt tập/ năm
SVTH: Tống Thị Lan 13
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác dinh dưỡng: chế độ ăn hang tháng cho các
em được ngân sách cấp ở 2 mức 600.000 đồng/em/tháng và 480.000 đồng/em/tháng (từ

tháng 7/2010), ngoài chế độ do ngân sách cấp các em còn được hỗ trợ thêm tiền ăn từ
nguồn dự án, nguồn từ thiện trong và ngoài nước. Bình quân mỗi em được hỗ trợ thêm
427.000 đồng/em/tháng, nâng chế độ ăn của bình quân hang tháng của các em là từ
900.000 đồng/em/tháng đến 1.200.000 đồng/em/tháng.
2.3.2/ Công tác phục hồi chức năng
Công tác giáo dục: Công tác quản lý giáo dục luôn được chú trọng, hang ngày các
giáo viên đều soạn giáo án và lên tiết dạy theo thời khóa biểu và các môn học bao
gồm:toán, tiếng việt, môi trường xung quanh, vẽ, tô màu, múa, hát, kể chuyện, đọc thơ,
đặc biệt là rèn luyện kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
Về văn hóa: Chương trình học năm nay được đặt trọng tâm trong việc phát triển
nhận thức, khả năng giao tiếp, giáo dục lễ giáo và kỹ năng hữu dụng trong sinh hoạt hằng
ngày nhằm tạo điều kiện cho các trẻ em có thể tự phục vụ bản thân và hội nhập xã hội,
những môn học trên được lồng ghép trong những trò chơi sinh động, những buổi tham
quan, dạo chơi qua đó các em tiếp thu dễ dàng và nhớ lâu hơn.
Trung tâm cũng trang bị cho mỗi lớp học một máy tính nhằm hỗ trợ cho các em
không thể cần viết trong việc học tập, qua đó các em biết dùng các chữ cái để ráp thành
vần, thành câu có nghĩa. Ngoài ra các em còn được vui chơi, giải trí trên máy vi tính qua
các trò chơi sinh động vừa học vừa chơi do giáo viên trung tâm thiết lập phần mềm.
Về kỹ năng: Chương trình rèn luyện kỹ năng trong năm học tập trung chủ yếu tập
luyện cho các em biết tự phục vụ bản thân. Kết quả đạt được các em nhỏ đã biết tự đi vệ
sinh đúng nơi, đúng cách, các em lớn đã ý thức tốt hơn khi được giao nhiệm vụ, biết dọn
chén, lau bàn sau khi ăn, giặt và xếp khăn…
Về sinh hoạt vui chơi: Ngoài giờ học văn hóa, hang tuần các em còn được sing hoạt
ngoài trời với trò chơi sinh động, đi siêu thị, đi chợ nấu ăn,tham quan Thảo Cầm Viên,
SVTH: Tống Thị Lan 14
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Đầm Sen,…Đây là các hoạt động giúp các em tiếp xúc môi trường xung quanh, dạn dĩ và
hội nhập cộng đồng tốt hơn.
Trung tâm trang bị một thư viện với đầy đủ các loại sách báo như: giáo dục nhân
bản, chuyện cổ tích, truyện tranh, sách tô màu, sách dán hình thông minh…Một số trò

chơi thư giãn như: nặn đất sét, tô tượng, xếp hình, vẽ tranh, tô màu. Qua thư viện nhằm
giúp các em phát triển nhận thức, phát triển kỹ năng cầm nắm và phát huy tính sáng tạo,
đặc biệt qua trò chơi cùng với sự giải thích của giáo viên đã giúp các em nhận biết và hạn
chế những hành vi chưa đúng.
Qua học tập, rèn luyện nhân cách, rèn luyện kỹ năng lồng ghép trong chương trình
vui chơi giải trí đã ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh môi trường như biết nhặt rác, quét
sân, lau dọn bàn ghế, lau nhà, và giúp đỡ nhau trong các sinh hoạt hằng ngày…
2. 4/Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng
2.4.1/ Mô hình tập trung
Với mô hình này áp dụng với trẻ em đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại khu nội
trú của trung tâm. Tại đây các em được chăm sóc nuôi dưỡng, khám và điều trị bệnh định
kỳ để đảm bảo sức khỏe. Công tác phục hồi chức năng cũng rất được quan tâm để các em
có thể hòa nhập được với cuộc sống đồng thời công tác quản lý giáo dục được chú ý để
các em có được những hiểu biết trước khi chuyển về mô hình xã hội thu nhỏ hòa nhập
cộng đồng tại cơ sở Bảo Lộc.
2.4.2/ Mô hình hội thu nhỏ hòa nhập cộng đồng tại cơ sở Bảo Lộc
Theo quy định, những người khuyết tật, bại não, tâm thần được Nhà nước nuôi
suốt đời trong các trung tâm BTXH. Vấn đề ở chỗ nuôi để tồn tại thì dễ nhưng làm sao
giúp họ sống tự lập, để họ cảm thấy mình vẫn là những người có ích mới là điều khó. Từ
những trăn trở đó, mô hình làng khuyết tật đã được trình UBND thành phố với mục đích
lập nên một xã hội thu nhỏ cho những người khuyết tật có thể lao động, hòa nhập công
SVTH: Tống Thị Lan 15
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
đồng, dần quen với cuộc sống ngoài xã hội. Được thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm
Đồng chấp thuận, làng trẻ khuyết tật Bảo Lộc ra đời vào tháng 06/1994.
Sơ Nguyễn Hoàng Oanh, người quản lý cơ sở khuyết tật cho biết, gần 20 năm
trước, những ngày đầu tiên mới “bỏ phố vào rừng” xây dựng cơ sở, núi rừng còn hoang
vu, dân cư thưa thớt, điện thắp sang còn chưa có, nhà lá tạm bợ dột nát. Đến nay khu
trung tâm của cơ sở đã có gồm ba dãy nhà lầu khang trang, trong làng đã có gần 100
người khuyết tật được đón nhận, trong đó phần lớn là người bị bại não, điếc hoăc bại liệt,

người lớn nhất đã xấp xỉ 50 tuổi.
Cơ sở gồm những đối tượng người khuyết tật đã qua một khóa phục hồi chức năng
cơ bản tại Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè, đã đủ 15 tuổi trở lên và nếu
là người có các bệnh liên quan về trí não thì đã phục hồi được khoảng 70-80%, đã có thể
làm được những việc tối thiểu như tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân được…
Tùy theo mức độ có thể hòa nhập mà các đối tượng có thể xếp vào một trong ba
mô hình: sống tập trung tại “gia đình lớn” cùng các sơ và nhân viên quản lý, sống trong
những gia đình tự quản hoặc lập gia đình riêng.
Sau một thời gian được huấn luyện trong khu trung tâm chính, họ sẽ được chuyển
về sống tại các nhà tự quản. Mỗi nhà có từ 7-8 người, trong đó có một người được bầu
lên làm tổ trưởng, làm anh Hai, chị Hai trong nhà. Ngày đi làm việc ngoài vườn, đi học
văn hóa, tối về xem vô tuyến hay sinh hoạt tập thể. Những người khuyết tật trong làng đã
chứng minh “tàn nhưng không phế” bằng cách lao động để có thể gần như tự nuôi sống
bản thân mình. Họ trồng rau, hái chè, chăn nuôi gia súc gia cầm và thậm chí lập nên cả
một xưởng may để may vá quần áo cho những người trong làng
Ngoài việc phục hồi sức khỏe, tinh thần qua lao động, những người khuyết tật còn
than gia các khóa học văn hóa và vật lý trị liệu. Lớp học của người khuyết tật cũng khác
lớp học của người bình thường: một cô chỉ có mấy trò, có khi chật vật vài bữa mới đánh
vần được vài con chữ…
SVTH: Tống Thị Lan 16
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
2.4.3/ Mô hình chăm sóc trợ giúp trẻ từ cộng đồng
Hòa chung xu thế phát triển của đất nước, nhận thức rõ tầm quan trọng của mô hình
chăm sóc trợ giúp trẻ từ cộng đồng, Trung tâm Bảo Trợ Trẻ Tàn Tật Mồ Côi Thị Nghè đã
có những bước đi đúng đắn và phù hợp trong công tác chăm sóc – giáo dục cho trẻ mồ
côi và trẻ khuyết tật theo đúng Luật NKT năm 2010. Điều này thể hiện rõ qua các chính
sách cũng như những thành tích đạt được của Trung tâm. Các chế độ, chính sách đều đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu và sự phát triển của trẻ. Nhờ sự quan tâm, lòng yêu nghề, tấm
lòng nhân ái với trẻ khuyết tật, tập thể Ban lãnh đạo, CB – GV – NV của Trung tâm đã
đoàn kết cùng nhau chăm lo cho trẻ, tất cả vì tương lai của TKT.

Mô hình này còn tạo ra để hỗ trợ các em có gia đình ngoài cộng đồng được chăm
sóc trợ giúp một cách có khoa học để các em có thêm những kỹ năng trong cuộc sống
cũng như giúp cho gia đình các em có thời gian lao động tăng thu nhập.
2. 5/ Nguồn lực thực hiện
Cũng như rất nhiều các trung tâm trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói
chung thì Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật- mồ côi Thị Nghè cũng thành lập và hoạt động
chủ yếu dựa trên nguồn ngân sách và các chính sách của Nhà nước ban hành.
Ngoài ra trung tâm còn vận động được các nguồn tài trợ từ thiện từ các tổ chức, cá
nhân, doạnh nghiệp trong địa bàn TPHCM cũng như các tỉnh lân cận. Nguồn hỗ trợ này
góp phần đảm bảo cho cuộc sống về vật chất và tinh thần của các đối tượng trong trung
tâm được ổn định hơn. Vì so với thực tế nguồn ngân sách nhà nước chi cho việc chăm
sóc các đối tượng trong trung tâm là không thể đảm bảo. Chính vì vậy công tác vận động
tài trợ của Trung tâm là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua Trung tâm bảo trợ trẻ
em tàn tật- mồ côi Thị Nghè đã làm tốt công tác này.
Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn tài trợ thì các cán bộ
công nhân viên làm việc trong Trung tâm cũng là nguồn lực quan trọng để góp phần đảm
bảo được cuộc sống đối tượng cũng như mọi hoạt động của trung tâm. Nhân viên ở trung
tâm không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như nâng cao trách nhiệm mà
SVTH: Tống Thị Lan 17
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
minh chứng là cuộc sống cũng như mọi hoạt động trong trung tâm đang được ổn định và
phát triển.
2. 6/ Những vướng mắc khi thực hiện chính sách.
Do các em tại trung tâm đông, nhu cầu của các em cần có một chế độ ăn uống tập
luyện để mong rằng các em phát triển tốt trong khi đó nguồn hỗ trợ từ chính sách của nhà
nước cho các em còn ít chưa đảm bảo thực hiện được các chính sách đã đưa ra. Bên cạnh
đó trung tâm cũng còn những vướng mắc sau gây khó khăn cho việc thực hiện các chính
sách, mô hình phát triển:
- Số lượng giáo viên và cán bộ chuyên môn còn hạn chế, chưa đồng đều về chất
lượng.

- Giáo viên phụ trách các lớp chuyên biệt còn hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm dạy học, đặc biệt là các kiến thức, kỹ năng cập nhật cho các nhóm trẻ
thuộc các dạng khiếm thính, khiếm thị và khuyết tật trí tuệ.
- Giáo viên phụ trách CTS và giáo dục mầm non chưa được bồi dưỡng chuyên
môn để có thể đảm bảo tư vấn hỗ trợ trẻ khuyết tật, đặc biệt trẻ tự kỷ.
CHƯƠNG 3 : CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI
TRUNG TÂM
1/Tiếp nhận ca và nhận diện vấn đề ban đầu
SVTH: Tống Thị Lan 18
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Theo sự phân công ngẫu nhiên của nhóm, tôi đã được phân công vào lớp học có
tên là Bồ Câu Trắng. Ngày 19/2/2014, với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra trong buổi thực
hành này, tôi đã tiếp xúc và trò chuyện với chị là kiểm huấn viên của tôi cũng là giáo viên
dạy lớp Bồ Câu Trắng .
Họ tên đối tượng : Chị Nguyễn Thị Thu Hồng Tuổi: Giới tính: Nữ
Địa chỉ đối tượng : Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật- mồ côi Thị Nghè
Địa điểm thực hiện : Lớp Bồ Câu Trắng
Thời gian : 09 giờ. Ngày 19 tháng 02 năm 2014
Phúc trình lần thứ : 01
Mục tiêu cuộc phúc trình : Tìm hiểu thông tin về lớp
Người thực hiện : Tống Thị Lan.
Mô tả nội dung cuộc vấn đàm
Nhận xét cảm
xúc hành vi
của đối tượng
Cảm xúc kỹ
năng sinh
viên sử
dụng
Nhận xét

của cán bộ
hướng dẫn
hoặc kiểm
huấn viên
SV: Em chào chị! Em có thể nói
chuyện với chị một chút được không
ạ?
KHV: Ừ, chào em! Có chuyện gì
không em?
SV: Dạ thưa Chị! Em xin tự giới thiệu,
em tên là Lan, là sinh viên khoa Công
tác xã hội, trường Đại học Lao động –
Xã hội TP.HCM tới Trung tâm mình
để thực tập và em được phân công tới
lớp của chị.
Thưa chị! Qua cuộc gặp gỡ và trao đổi
với lãnh đạo Trung tâm, em được biết
chị là giáo viên của lớp và em cũng
biết đối tượng chăm sóc, giáo dục của
lớp mình là những trẻ em có hội
chứng Down, chậm phát triển, khuyết
tật, tự kỷ. Vậy chị có thể cho em biết
thêm là hiện tại tổng cộng tổ mình có
Ánh mắt dò
xét
Cười thân
thiện và cúi
đầu chào
Nói với
giọng nhỏ

nhẹ, sử dụng
kỹ năng tạo
lập mối quan
hệ
Kỹ năng đặt
câu hỏi và
khai thác
SVTH: Tống Thị Lan 19
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
bao nhiêu trẻ được không chị?
KHV: 20 bé em à!
SV: Nhiều bé như vậy chắc là các chị
dạy mệt lắm phải không chị?
KHV: Ồ, không như em nghĩ đâu!
Bọn trẻ lớp chị hầu như biết tự phục
vụ cho bản thân rồi, có 2 trẻ thì cứ tới
bữa ăn là phải hỗ trợ thôi.
SV: Dạ, à, chị ơi! Em sẽ bắt đầu thực
tập từ 19/02 tới khoảng cuối tháng 4
có gì mong chị giúp đỡ và chỉ bảo cho
em nhiều ạ.
KHV: Có gì đâu chị cũng từng là sinh
viên giống em thôi, có gì chị sẽ giúp
mà.
SV: Dạ, em sẽ cố gắng để giúp được
các em nhiều hơn. Em cảm ơn chị vì
buổi nói chuyện hôm nay. Thời gian
tới, có lẽ em sẽ phải làm phiền tới chị
nhiều. Em mong chị thông cảm nếu
con có gì sai sót.

KHV: Không có gì đâu em, em cần
biết gì thì cứ hỏi. Chị sẵn sàng trả lời!
SV: Vậy em cảm ơn chị nhiều! Em
chào chị .
KHV: Chào em!
Nhiệt tình trả
lời câu hỏi do
tôi đưa ra
Gật đầu và
cười thân thiện
thông tin
Chăm chú
lắng nghe
Vui khi cô
nói sẽ giúp
đỡ vì điều
này nghĩa là
kỹ năng tạo
lập mối quan
hệ đã được
vận dụng
thành công
- Những kết quả đạt được:
o Biết được một số thông tin về tổ như: Số lượng các em trong lớp học;
o Tạo lập được mối quan hệ với giáo viên của trẻ cũng là người kiểm huấn;
o Nhận được sử giúp đỡ tận tình từ KHV;
- Những tồn tại và khó khăn:
o Do là buổi đầu tiên nên không có nhiều thời gian khai thác thông tin sâu
hơn;
- Kế hoạch lần sau: Tạo lập mối quan hệ và làm quen với thân chủ khi đã lựa chọn

được;
Xác định vấn đề ban đầu
SVTH: Tống Thị Lan 20
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Khi tới thực tập tại trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật và mồ côi Thị Nghè tôi đã
được phân công vào lớp do hai cô Nguyễn Thị Thu Hồng và cô Phấn phụ trách, lớp có
tên là Bồ Câu Trắng. Ngay buổi đầu tiên vào lớp tôi được hai cô và các em ở đây tiếp đón
niềm nở. Sau màn chào hỏi, giới thiệu của tôi và các em đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng
sâu sắc. Trong đó có một em gái để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là em L.X.M, em
có đôi mắt to và đen, dáng người nhỏ nhắn. Từ những ấn tượng đầu tiên đó và qua trình
tiếp xúc tìm hiểu trong hai buổi sau đến với lớp tôi đã quyết định chọn M làm thân chủ
trợ giúp trong quá trình thực tập công tác xã hội cá nhân của mình.
Sau buổi tiếp xúc, trò chuyện với M tôi có thể nhận diện một số vấn đề ban đầu
như sau: M là một trẻ khuyết tật yếu hai chi dưới, M còn bị bại não (đã phẫu thuật). Em
mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhưng nhờ sự giúp đỡ, cưu mang của mẹ nuôi em, cũng là cô giáo
chủ nhiệm lớp là chị Nguyễn Thị Thu Hồng em được gia đình chị nhận làm con nuôi từ
năm 2008, em sống cùng gia đình chị đến nay cũng đã 6 năm. Trong các buổi học em
nhận thức khá nhanh so với các bạn trong lớp. Hằng ngày thấy các bạn chơi đùa, chạy
nhảy đôi mắt em ánh lên những nỗi buồn, lúc ấy em còn nói với tôi một câu giờ tôi còn
nhớ mãi “chị ơi! Em muốn được như các bạn”. Trong giao tiếp em đôi khi còn nói trống
không chủ ngữ và phát âm chưa chuẩn. Sau tuần đầu tiên tiếp nhận thân chủ tôi thấy thân
chủ gặp một số vấn đề như: di chuyển khó, phát âm chưa chuẩn, làm toán còn hơi chậm.
2/ Thu thập thông tin về thân chủ
2.1/ Phúc trình lần 01
Họ tên đối tượng : L.X.M Tuổi: 13 Giới tính: Nữ
Địa chỉ đối tượng : 457/1B, Nơ Trang Long, phường 13, Quận Bình Thạnh.
Địa điểm thực hiện : Lớp Bồ Câu Trắng
Thời gian : 08h00 Ngày 19 tháng 02 năm 2014
Phúc trình lần thứ : 01
Mục tiêu cuộc phúc trình : Tạo lập mối quan hệ, làm quen với M

SVTH: Tống Thị Lan 21
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Người thực hiện : Tống Thị Lan.
Mô tả nội dung cuộc vấn đàm
Nhận xét cảm
xúc hành vi
của đối tượng
Cảm xúc kỹ
năng sinh
viên sử dụng
Nhận xét của
cán bộ
hướng dẫn
hoặc kiểm
huấn viên
SVTT: Chào em!
TC: Chào chị.
SVTT: Em biết chị tên gì không?
TC: Không biết.
SVTT: Chị tên Lan, M nhớ tên chị
chưa nào?
TC: Dạ.
SVTT: Hôm nay M học môn gì?
TC: Môn Toán.
SVTT: Ừ, đúng rồi. Năm nay M mấy
tuổi rồi?
TC: Mười ba ạ.
SVTT: Lớp học của mình tên gì M
nhỉ?
TC: Trắng

SVTT: Cái gì Trắng M nhỉ?
TC: Bồ Câu Trắng
SVTT: Đúng rồi, Bồ Câu Trắng. Vậy
trong lớp M thích chơi với bạn nào
nhất?
TC: Thái, Nhã, Thương
SVTT: Sao M lại thích chơi với bạn
Thái, bạn Thương và Bạn Nhã?
TC: Thái hay lấy nước cho em uống
SVTT: Vậy còn bạn Thương với Nhã
SVTH: Tống Thị Lan 22
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
thì sao?
TC: Thương với Nhã hay nói chuyện.
SVTT: Nghĩa là bạn Nhã với Thương
hay nói chuyện với M nên M thích hai
bạn ấy phải không?
TC: Dạ.
- Những kết quả đạt được:
o Tạo lập được mối quan hệ với thân chủ.
o Biết được mối quan hệ giữa thân chủ và các bạn trong lớp.
o Thông qua việc quan sát thấy TC yếu liệt hai chi dưới.
o Sinh viên biết vận dụng các kỹ năng như: kỹ năng đặt câu hỏi khai thác
thông tin, kỹ năng quan sát.
- Những tồn tại và khó khăn:
o Chưa khai thác được nhiều thông tin về thân chủ;
o Lần đầu tiên tiếp xúc thực tế một ca nên SVTT chưa có được kinh nghiệm.
- Kế hoạch lần sau:
o Tiếp xúc với TC nhiều hơn để hiểu rõ hơn về TC.
o Tìm hiểu thông tin về gia đình thông qua thân chủ.

o Tìm hiểu được vấn đề mà TC đang vướng mắc
2.2/ Phúc trình lần 02
Họ tên đối tượng : Tuổi: 13 Giới tính: Nữ
Địa chỉ đối tượng : 457/1B, Nơ Trang Long, phường 13, Quận Bình Thạnh.
Địa điểm thực hiện : Lớp Bồ Câu Trắng
SVTH: Tống Thị Lan 23
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Thời gian : 08h00 Ngày 25 tháng 02 năm 2014
Phúc trình lần thứ : 02
Mục tiêu cuộc phúc trình : Tìm hiểu thông tin về gia đình, vấn đề của TC
Người thực hiện : Tống Thị Lan
Mô tả nội dung cuộc vấn đàm
Nhận xét cảm
xúc hành vi
của đối tượng
Cảm xúc kỹ
năng sinh
viên sử dụng
Nhận xét
của cán bộ
hướng dẫn
hoặc kiểm
huấn viên
SVTT: Hôm nay M còn nhớ tên chị
không đấy!
TC: Chị Lan.
SVTT: M giỏi quá. Sáng nay ai chở
M đi học vậy?
TC: Dạ, mẹ nuôi.
SVTT: Mẹ nuôi chở M đi học rồi về

đi làm hả?
TC: Dạ không, mẹ nuôi của em kia
kìa! ( chỉ cô giáo Hồng)
SVTT: Vậy cô Hồng là mẹ nuôi của
M?
TC: Dạ.
SVTT: M ở với mẹ nuôi lâu chưa?
TC: Sáu năm rồi ạ.
SVTT: Sáng nay M ăn gì chưa?
TC: M ăn xôi, mẹ nuôi mua cho M
đó.
SVTT: M sướng nhất rồi nha, có mẹ
nuôi mua đồ ăn sáng cho nè. Vậy
hai cô giáo M thương ai nhất?
TC: Thương mẹ nuôi nhiều nhất.
SVTH: Tống Thị Lan 24
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
SVTT: Thương mình cô Hồng mẹ
nuôi thôi, thế M có thương cô Phấn
không?
TC: Dạ, có. Thương hai cô luôn. Chị
ơi! Chị làm được cái này không?
SVTT: Có chị cũng làm được giống
M nè, ai dạy cho M làm cái này
vậy?
TC: Ba nuôi dạy, Thái với Nhã cũng
làm được luôn.
SVTT: Các bạn giỏi quá, ba nuôi M
tên gì?
TC: tên ( không nghe rõ)

SVTT: Tên Sáu
TC: Dạ.
SVTT: Vậy M ở với ba mẹ nuôi với
ai nữa?
TC: Dạ, M có chị gái nuôi học lớp
12.
SVTT: Nhà M tới trường xa lắm
không?
TC: Không.
SVTT: Nhà M ở quận nào?
TC: Quận Bình Thạnh.
SVTT: Bây giờ, các anh chị sinh
viên sẽ mở phim hoạt hình cho các
bạn xem, M thích xem phim hoạt
hình không?
TC: Dạ thích.
SVTT: Vậy chúng ta cùng xem nha!
- Những kết quả đạt được:
o TC đã nhớ được tên của sinh viên.
SVTH: Tống Thị Lan 25

×