Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu về xử trí sản khoa đối với thai phụ mắc bệnh thận tại bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 1-2006 đến tháng 12-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 97 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y h nội




Lê Quang Trung



Nghiên cứu về xử trí sản khoa đối với
thai phụ mắc bệnh thận tại bệnh viện bạch mai
từ tháng 1/ 2006 đến tháng 12/ 2008


Chuyên ngnh: Phụ sản
Mã số : 60.72.13


Luận văn thạc sỹ y học

Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Phạm Bá Nha







H Nội - 2010



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự giúp đỡ
chân thành về tinh thần và kiến thức từ các thầy giáo, các nhà khoa học, đồng
nghiệp từ các lĩnh vực khác nhau.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu, Khoa sau Đại học, Bộ Môn Phụ Sản, Trường Đại học
Y Hà Nội.
Ban Giám Đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Ban Giám Đốc Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Phụ Sản, Khoa Thận Tiết
Niệu - Bệnh viện Bạch Mai, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Bá Nha, giảng viên
Bộ môn Phụ Sản - Trường Đại học Y Hà Nội, người Thầy đã dìu dắt tôi trong
học tập và trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn, các Thầy Cô trong hội đồng bảo vệ đề
cương, các anh chị đồng nghiệp đã giúp tôi trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 1 - 2010.
Tác giả



Lê Quang Trung


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Hà Nội, tháng 01 - 2010
Tác giả


Lê Quang Trung












MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm cấu trúc giải phẫu và sinh lý học của hệ tiết niệu 3
1.1.1. Giải phẫu học hệ tiết niệu 3

1.1.2. Sinh lý học hệ tiết niệu 4
1.2.3. Chức năng của thận 6
1.2. Thay đổi về hệ tiết niệu trong khi có thai 8
1.2.1. Thay đổi về thận 8
1.2.2. Thay đổi đường bài niệu 9
1.3. Các thể lâm sàng, chẩn đoán lâm sàng bệnh thận khi có thai 9
1.3.1. Bệnh cầu thận 10
1.3.2. Bệnh kẽ ống thận 13
1.3.3 Sỏi thận 13
1.3.4. Suy thận 15
1.3.5. Bệnh lý khác của thận 18
1.4. Ảnh hưởng của bệnh thận đến thai nghén 18
1.4.1. Đẻ non 18
1.4.2. Thai suy dinh dưỡng 18
1.4.3. Sảy thai, thai lưu 19
1.4.4. Tử vong mẹ và thai nhi 19
1.5. Ảnh hưởng của thai nghén đến bệnh thận 19
1.5.1. Suy thận 19
1.5.2. Viêm cầu thận 20
1.5.3. Thận hư 20
1.6. Hướng xử trí bệnh thận thai nghén 20

1.6.1. Điều trị nội khoa 20
1.6.2. Xử trí sản khoa 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 U
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 23
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 23
2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn 23

2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 24
2.3 Các bước tiến hành 24
2.4. Phương pháp thống kê 27
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 U
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 28
3.1.1. Tuổi 29
3.1.2. Nghề nghiệp 29
3.1.3. Số lần mang thai. 30
3.1.4. Tiền sử bệnh lý thận - tiết niệu 30
3.1.5. Tỷ lệ các loại bệnh thận 31
3.2. Liên quan giữa thai nghén và bệnh thận 32
3.2.1. Đặc điểm chính bệnh thận - tiết niệu 32
3.2.2. Liên quan giữa bệnh thận và thai nghén 35
3.3. Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận 39
3.3.1. Bệnh thận và hướng xử trí sản khoa 39

3.3.2. Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận theo tuổi thai 43
3.3.3. Điều trị nội khoa phối hợp 47
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận trong thời kỳ thai nghén 51
4.1.1. Xử trí sản khoa ở thời điểm tuổi thai < 22 tuần 61
4.1.2. Xử trí sản khoa ở thời điểm tuổi thai < 22 – 37 tuần 62
4.1.3. Xử trí sản khoa ở thời điểm tuổi thai đủ tháng 64
4.1.4. Biến chứng trong thời kỳ mang thai 64
4.2. Xử trí nội khoa phối hợp sản khoa 68
4.2.1. Chế độ chăm sóc 68

4.2.2. Một số nhóm thuốc chính điều trị bệnh thận trong thời kỳ thai
nghén 69

KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
: Bệnh nhân
Đ/M
: Động mạch
ĐCTN
: Đình chỉ thai nghén
GRF
: Mức lọc cầu thận (Glomerular Fitration Rate)
H/C
: Hội chứng
HCTH
: Hội chứng thận hư
ICD
:
Phân loại bệnh tật quốc tế
( International Classification of Diseases)
JNC
Ủy ban Quốc gia chung về phòng chống, phát hiện, đánh giá, và

điều trị tăng huyết áp
(Joint National Committee on Prevention,
Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure)
MDRD
: Công thức mức lọc cầu thận (Modification of Diet in Renal
Disease)
MLT
: Mổ lấy thai
RFI
: Chỉ số suy thận (renal faillure index)
ST
: Suy thận
TC
: Tử cung
THA
: Tăng huyết áp
VCT
: Viêm cầu thận
WHO
: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VI (1997) 10
Bảng 1.2. Ước lượng mức độ suy thận theo creatinin huyết tương 17
Bảng 3.1. Tỷ lệ sản phụ mắc bệnh thận tại viện theo từng năm. 28
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh thận - tiết niệu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 30
Bảng 3.3. Phân bố bệnh thận theo từng thể bệnh 31

Bảng 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh lý cầu thận 32
Bảng 3.5. Giá trị trung bình các chỉ số cận lâm sàng 34
Bảng 3.6. Tỷ lệ suy thận của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 34
Bảng 3.7. Liên quan giữa số lần mang thai và chức năng thận 35
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chức năng thận và thai lưu 36
Bảng 3.10. Liên quan chức năng thận với tuổi thai 37
Bảng 3.11. Liên quan nồng độ các chỉ số xét nghiệm và tình trạng cân nặng
trẻ sơ sinh (trẻ từ 28 tuần trở lên) 38

Bảng 3.12. Giá trị trung bình tuần sinh và cân nặng sơ sinh 38
Bảng 3.13. Mối liên quan tăng huyết áp và đình chỉ thai nghén 39
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa chức năng thận và can thiệp sản khoa tuổi thai
< 22 tuần 40

Bảng 3.15. Mức độ suy thận và phương pháp xử trí sản khoa tuổi thai < 22
tuần 40

Bảng 3.16. Liên quan giữa mức độ suy thận và phương pháp xử trí sản khoa
tuổi thai 22 - hết 37 tuần 41

Bảng 3.17. Liên quan giữa chức năng thận và hướng xử trí sản khoa tuổi thai
đủ tháng 42

Bảng 3.18. Liên quan giữa chức năng thận và phương pháp xử trí sản khoa
tuổi thai đủ tháng 42

Bảng 3.19. Tuổi thai và can thiệp sản khoa 43

Bảng 3.20. Phương pháp xử trí sản khoa cụ thể ở tuổi thai < 22 tuần 44
Bảng 3.21. Xử trí sản khoa tuổi thai từ 22 đến hết 37 tuần 45

Bảng 3.22. Liên quan giữa chức năng thận và hướng xử trí sản khoa tuổi thai
đủ tháng 46

Bảng 3.23. Nhóm thuốc chính trong điều trị bệnh thận 47
Bảng 3.24. Xử trí nội khoa phối hợp 48
Bảng 3.25. Nhóm thuốc hạ áp trong điều trị bệnh thận và thai nghén 49
Bảng 3.26. Nhóm thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh thận và thai nghén .49
Bảng 3.27. Nhóm thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh thận và thai nghén .50
Bảng 3.28. Nhóm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh thận và thai nghén 52



























DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tuổi bệnh nhân theo nhóm 29
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 29
Biểu đồ 3.3. Số lần thai nghén của bệnh nhân 30
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cầu thận 31
Biểu đồ 3.5. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VI 32
Biểu đồ 3.6. Mức độ thiếu máu trên thai phụ mắc bệnh thận 33
Biểu đồ 3.7. Phân loại bệnh nhân suy thận theo độ suy thận 36
























DANH SACH BENH NHAN
STT Họ và Tên Tuổi NN Địa chỉ Ngày vào Ma BA
1 Dương Thị A 35 LR Phú Gia - Hương Khê - Hà Tĩnh 20/12/07 N18/1378
2 Trần Ngọc A 26 CN Bạch Sam - Mỹ Hào - Hưng yên 28/11/08 N17/66
3 Nguyễn THị C 39 LR Đông Thanh - Đông Sơn - Thanh Hóa 30/10/07 N03/71
4 Lê Thị C 26 LR Công Liêm - Nông Cống - Thanh Hóa 26/12/07 N04/33
5 Nguyễn Thị C 31 LR Tam Hiệp - Phúc Thọ - Hà Tây 26/8/08 N05/134
6 Phạm Thị C 30 CB Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội 29/8/08 N04/311
7 Phùng Thị C 24 LR Thạch Thám - Quốc Oai - Hà Tây 13/7/06 N04/130
8 Nguyễn Thị C 30 LR Tứ Xã Lâm Thao - Phú Thọ 26/10/07 N03/76
9 Phạm thị Đ 21 LR Thôn Rạch - Nam Trực - Nam Định 1/6/07 N03/40
10 Nguyễn Thị Kim D 27 CB Chùa Hàng - Lê Chân - hải Phòng 24/7/08 N04/259
11 Phạm Thị D 30 CN Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội 21/10/08 N05/176
12 Phạm thị D 22 Nt Trấn Hưng- Vĩnh Bảo _ Hải Phòng 6/8/07 N10/9
13 Lê Thị D 40 LR Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh 14/7/06 N17/35
14 Đoàn Thị D 26 cn Thanh Tuyền _ Thanh Liêm - Hà Nội 20/9/07 N05/111
15 Đoàn thị D 26 LR Thanh tuyền - Thanh Liêm - Hà Nam 1/10/07 N03/76
16 Nguyễn Thị Thanh H 34 CB Nam Hồng - Hoàng Lĩnh - Hà Tĩnh 7/9/06 N05/91
17 Nguyễn thị H 27 NT Trương Vương -Uông bí - Quảng Ninh 17/3/08 083/246
18 Vũ Thị H 27 LR Tân hòa - Vũ Thư - Thái Bình 19/6/06 N05/198
19 Hồ Thị Thúy H 28 CB Ngọc Sơn - Quỳnh Lưu - Nghệ An 5/2/07 N08/3
20 Đỗ Thị H 28 LR Vân Tiến - Yên Lạc - Vĩnh Phúc 16/10/08 N04/335
21 Nguyễn Thị H 29 LR Đào Thịnh - Trấn Yên - Yên Bái 30/10/08 N20/104

22 Trần thị H 25 NT Giao Lạc - Giao Thủy- Nam định 26/6/07 082/704
23 Trần Thị H 30 NV Vân Sa - Tản Hồng - Ba Vì - Hà Tây 24/3/06 N03/19
24 Nguyễn Thị H 28 CN Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội 15/9/07 N18/985
25 Nguyễn thị H 29 CN Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội 25/12/08 082/38
26 Trần Thị H 23 SV TT Thường Tín - Thường Tín - Hà Tây 27/4/06 N11/20
27 Lương Thu H 25 CN Phan Đình Phùng - Tp Thái Nguyên 27/4/08 N22/1
28 Vũ Thị H 31 LR Nam Hà - Đồng Hỷ- Thái Nguyên 13/8/07 E03/15
29 Vũ Thị H 24 LR Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội 23/2/07 N04/47
30 Trần Thị Thanh H 26 ND TT Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội 1/3/07 N18/243
31 Đặng Thị H 24 KT Cộng Đồng - Lộc An - Nam Định 15/6/06 N04/135
32 Hoàng Thị H 22 LR Tam Vị - Lục Nam - Bắc Giang 24/10/08 N18/243
33 Vũ Thị H 24 LR Nguyên Hòa - Phù Cừ - Hưng Yên 12/11/08 N20/140
34 Hoàng Thị Kim H 27 CN Mỹ Phúc - TP Yên Bái - Yên Bái 22/1/07 N04/10
35 Nguyễn Thị H 27 TD Tổ 9 - phường chí kiên - Bắc cạn 19/12/08 N04/447
36 Phạm Thị Thúy H 31 NV Trung Phụng - Đống Đa - Hà Nội 13/7/07 N04/262
37 Trần thị H 38 LR Xuân Hòa-Xuân Trường - Nam Định 17/4/08 231/94
38 Trịnh Thị H 6 TD Ái Quốc - Lộc Bình - Lạng Sơn 22/8/06 N18/708
39 Đỗ Thị H 21 LR Thiệu Châu - Thiệu Hóa - Thanh Hóa 24/11/08 N05/23
40 Vũ Thị H 27 NT Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai - Hà Nội 3/10/07 I50/8
41 Lê Thị H 34 NT Khu 5 - Trần Hưng Đạo - TP Hạ Long 3/1/06 N18/256
42 Ngô Thu H 23 NT Ô chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội 25/4/07 N03/32
43 Đinh Thúy Lan H 28 CN Đồng thái - An Dương- Hải Phòng 19/5/07 N05/43
44 Nguyen Thu H 23 NT Ô chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội 22/6/07 N18/746
45 Lê Thị Thanh H 34 GV Thái Học - Chí Linh - Hải Dương 14/11/08 N03/112
46 Bùi thu H 27 GV Đình trì-Lọng Giang-Bắc Giang 15/ 8 /06 N132/482

47 Phan Thị H 26 LR Mỹ tân - Mỹ Lộc - Nam Định 18/4/07 N04/152
48 Chu thị H 36 LR Mễ Sơn- Văn giang- Hưng Yên 8/6/06 083/845
49 Nguyễn Thanh H 32 CB Phương Mai -Đống Đa- Hà Nội 20/4/07 005/53
50 Trần Thị H 24 LR Liêm Chính - Phủ Lý - Hà Nam 5/12/06 N30/28

51 Nguyễn Thị H 31 NT Cầu Che - Ngô Quyền _ Hải Phòng 12/7/07 N04/317
52 Phạm Thị H 22 CN Di Sử - Mỹ Hào -Hưng Yên 9/2/08 N04/44
53 Trần Thị Thanh H 25 KT Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội 17/4/08 N04/132
54 Trần Thị Thanh H 25 NV Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội 16/7/08 N18/892
55 Hoàng thanh H 27 NV Hoàng Văn Thụ - Tp Bắc Giang 12/9/08 002/1
56 Vũ Ngọc K 25 NT Bình Hàn - TP Hai Duong -Hai Duong 7/10/08 M32/714
57 Nguyễn Thị Thanh L 23 LR Thạch Chung- Thạch Hà - Hà Tĩnh 11/8/06 M32/14
58 Nguyễn T Hương L 20 LR Cự Đằng - Thanh Sơn - Phú Thọ 1/6/06 N39/1
59 Vũ Thị L 23 LR Thụy Phong - Thái Thụy - Thái Bình 21/12/07 N04/31
60 Phạm Thị Hương L 29 KT Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội 14/4/08 N18/645
61 Nguyễn Ngọc L 26 NT Hàng Bài - Hoàn Kiếm - Hà Nội 25/2/07 082/242
62 Nguyễn Thị L 25 LR Thủy Long - Thọ Sơn - Thanh Hóa 8/11/08 005/217
63 Nguyễn Thị L 40 LR Hồng Sơn - Mỹ Đức - Hà Tây 2/11/06 N20/119
64 Bế Thị L 40 LR TT Đông Khê - Thạch An - Cao Bằng 21/5/07 N04/47
65 Nông thị L 25 NV Hòa Thuận-Phục Hóa- Cao Bằng 28/5/08 N30/19
66 Nguyễn Thị L 37 LR Đồng Văn - Thanh Chương - Nghệ An 21/3/06 N08/20
67 Triệu Thị Thùy L 25 NV Mai Động - Hoàng Mai - Hà Nội 3/1/08 N/892
68 Vũ Thị L 25 CN Hải trung - Hải Hậu - Nam Định 25/2/08 N05/46
69 Phạm Thị L 37 LR Văn Bối - Duy Tiên - Hà Nam 24/02/08 083/176
70 Nguyễn Thị L 27 LR Thiện tám - Thiện Hóa - Thanh Hóa 23/3/07 M32/212
71 Lê thị Tuyết M 32 GV Văn mỗ-TX Hà Đông - Hà Nội 23/12/06 082/1493
72 Đoàn Thị M 37 LR Chợ Vòi - TT Thường Tín - Hà Tây 11/5/08 N20/34
73 Nguyễn Thị M 20 CN TT Lâm - Ý Yên - Nam Định 1/5/07 N20/18
74 Nguyễn Thị M 22 LR Tân Hương - Lạng Giang- Bắc Giang 16/01/06 N05/2
75 Nguyễn Thị M 21 CN Tống Thị Nam - Đông Mỹ - Thái Bình 21/7/08 N18/821
76 Trần Thị M 28 LR Đại Sơn - Quỳnh Lưu - Nghệ An 12/5/07 N18/256
77 Trần Thị N 37 LR Chân Khê - Từ Sơn - Bắc Ninh 3/1/06 N18/1306
78 Nguyễn thị N 31 GV Cẩm thượng - Cẩm xuyên - Hà Tĩnh 19/7/07 N04/345
79 Lê Thị N 25 LR Đại Đồng-Tiên Du-Bắc Ninh 7/6/08 N04/21
80 Hoàng Thị N 39 LR Lai Vu - Kim Thành - Hải Dương 2/1/07 N04/26

81 Trần Thị N 24 ND TT anh Sơn - Anh Sơn - Nghệ An 29/8/06 N05/102
82 Nguyễn Thị Minh N 23 LR Sông Bàng - TX Cao Bằng -Cao Bằng 6/12/06 N04/276
83 Lê Thị N 24 NV TT Cẩm Thúy - Thanh Hóa 11/12/08 N04/3
84 Trần Minh N 28 GV Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội 28/3/08 231/45
85 Phùng Việt N 27 NT TT Xuân Mai - Chương MỸ - Hà Tây 4/6/06 N04/135
86 Cao Thị N 25 NT Quán Trữ - Kiến An - Hải Phòng 19/12/06 N34/2
87 Nguyễn Thị N 32 CN TT Đô Lương - Đô Lương - Nghệ An 31/5/07 I10/637
88 Nguyễn Thị Hồng N 25 CN TP Thanh Hóa - Thanh Hóa 17/3/08 083/246
89 Trần thị N 23 LR Du Tiến _Mỹ Đức- Hà Nội 13/5/08 N32/6
90 Bùi Thị O 22 CN Hồ Tùng Mậu- Ân Thi - Hưng Yên 1/10/06 N05/91
91 Nguyễn THị O 29 LR Liên Mạc - Ứng Hòa - Hà Tây 20/6/07 N18/588
92 Nguyễn thị O 35 CB Nông Cống - Thanh Hóa 31/3/08 N05/24
93 Lê Thị P 24 LR Trường Thi - TP Thanh Hóa- Thanh Hóa 28/2/07 Z31/17
94 Lê Thị Hoàng P 24 CN Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội 30/3/07 N04/101
95 Lê Thị Q 25 LR Hải Thượng Lãn Ông - Thanh Hóa 23/8/06 N11/50

96 Lã Thị Q 26 LR Quảng Ninh - Mê Linh - Vĩnh Phúc 20/11/06 N10/19
97 Nông Thị Q 19 LR Hương Sơn - Lạng Giang - Bắc Giang 31/5/07 N03/39
98 Trần Thị S 30 LR Quỳnh Thuận- Quỳnh Lưu- Nghệ An 21/ 7 /06 N18/756
99 Bế Thi S 21 LR Chấn Ninh - Văn Quang - Lạng Sơn 21/5/07 N04/162
100 Trần Thị S 25 CN Định Quả - Thanh Sơn - Phú THọ 10/1/08 N04/27
101 Dài Tuyết T 34 CN Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội 28/7/08 N04/342
102 Lê minh T 24 GV cát Linh- Đống Đa - Hà Nội 28/12/06 083/972
103 Đỗ Thị T 35 NT Hà An - TP Hạ Long - Quảng Ninh 15/8/06 N04/80
104 Nguyễn Thị T 33 LR TT Vị Xuyên - Vị Xuyên - Hà Tây 21/1/08 N05/166
105 Nguyễn Thị T 27 CN TT Vị Xuyên - Vị Xuyên - Hà Giang 16/7/08 N/892
106 Cao Thị T 22 CN Minh Đức - Ừng Hòa - Hà Tây 22/7/08 N20/71
107 Nguyễn T Phương T 31 LR Trần Hưng Đạo - Đề Thám - Thái Bình 11/8/08 N04/264
108 Triệu Thị T 35 LR Nà pét - Chợ Đồn - Bắc Cạn 6/6/07 N18/723
109 Vũ thị T 36 CB Thanh Xuân Trung - Thanh Xuân- Hà Nội 14/6/07 N04/269

110 Nguyễn Thị T 24 CN Cao Minh - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 26/4/06 N04/75
111 Nguyễn thị T 23 NT Hoàng Văn Thụ -Hoàng Mai - Hà Nội 5/5/08 005/97
112 Nguyễn Thị T 25 NV Dương Hà - Gia Lâm - Hà Nội 18/3/07 N05/54
113 Trần Thị T 30 NT TX Hưng Yên - Hưng Yên 20/5/06 N18/165
114 Lê Thị T 28 CN Hải Trung - Hải Hậu - Nam Định 23/7/07 N18/744
115 Hoàng Thu T 27 NT Trần Nguyên Hãn - Lê Chân - Hải Phòng 26/7/06 080/542
116 Lý Thị Thanh T 28 BH Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội 6/9/06 N05/90
117 Lê Thị Thu T 32 GV Vạn Hương - Đồ Sơn - Hải Phòng 23/4/08 N04/191
118 Nguyễn Thị T 24 NT Nga Thúy - Nga sơn - Thanh Hóa 18/10/08 N17/52
119 Nguyễn Thị T 29 NT Bạch Đằng - Hai Bà Trưng - hà Nội 11/11/08 082/38
120 Nguyễn Thị T 29 CB Hai Bà Trưng - Hà Nội 10/1/06 082/891
121 Lê thị thủy T 28 TD Sơn Trường - Hương sơn - Hà Tĩnh 11/7/06 N17/3
122 Phạm Thị T 30 LR Thọ Nguyệt - Xuân Trường - Nam Định 25/3/08 N17/11
123 Vũ Thị T 35 LR Nam Hồng - Tiền Hải - Thái Bình 1/4/08 N17/16
124 Hoàng Thị T 22 ND TT Thương Tín - Thương Tín - Hà nội 11/8/08 082/1261
125 Chu Thị T 34 TD Phố cũ - Hợp Quang- Cao BẰng 6/8/08 N03/36
126 Ngô Thị Hồng T 26 KT Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nôi 6/7/08 082/1025
127 Nguyễn Thị T 31 LR Phúc Sơn -Gia Tĩnh - Thanh Hóa 21/4/06 N17/12
128 Hoàng Thị T 29 LR Tiến Dũng - Yên Dũng - Bắc Giang 9/3/07 N05/23
129 Nguyễn Thị T 41 LR Quảng Bình - Quảng Xương - Thanh Hóa 5/7/07 N18/729
130 Trần Thị T 30 LR Minh Quang - tam Đảo - Vĩnh Phúc 22/5/08 N04/123
131 Đỗ Thị V 33 LR Văn Yên - Yên Bái 3/3/06 N112/18
132 Nguyễn Thị V 31 CB Quang Trung - TX Hưng Yên - Hưng Yên 20/10/08 N20/136
133 Phạm thị V 31 LR Như thụy- Lập thạch-Vĩnh Phúc 20/ 4 /06 N03/27
134 Trần thị thanh V 26 NT Phương Mai -Đống Đa- Hà Nội 24/6/08 N05/136
135 Phạm Thị V 31 LR Lưu Thủy - Lập Thạch - Vĩnh Phúc 9/4/06 N03/27
136 Nguyễn Thị Y 32 LR Quảng Hai - Quảng Xương - Thanh Hóa 10/4/07 N20/20
137 Vũ Thị Y 29 CN Việt lập - Tân yên - Bắc Giang 28/12/08 N18/405
138 Hoàng Ngọc Y 24 TD Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội 17/5/08 N20/56
139 Nguyễn thi Y 29 LR Việt Lập - Tân Yên - Bắc Giang 27/12/08 N18/405





1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thận là một cơ quan có chức năng quan trọng trong cơ thể. Thận có hai
chức năng chính là: Chức năng ngoại tiết có tác dụng đào thải khỏi cơ thể các
sản phẩm không cần thiết đối với cơ thể. Chức năng nội tiết duy trì số lượng
hồng cầu và huyết áp [2], [4], [11].
Bệnh thận và tình trạng thai nghén liên quan mật thiết với nhau. Khi có
thai nghén làm tăng nguy bệnh thận tiềm tàng cũng như ảnh hưởng của bệnh
thận đối với sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu khẳng
định bệnh thận gây ra nhiều bệnh lý cho thai nhi và trẻ sơ sinh [67], [68].
Phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, nói chung bệnh thận - tiết niệu có xu
hướng nặng lên, dễ suy thận, tử vong. Bệnh thận - tiết niệu có nhiều biểu hiện
lâm sàng phức tạp, đa dạng, đặc biệt trên phụ nữ có thai vì khi có thai cơ thể
có những thay đổi rất lớn về giải phẫu, sinh lý gây khó khăn cho việc chẩn
đoán và điều trị bệnh. Bệnh thận ở phụ nữ có thai nếu không được chẩn đoán
sớm, điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh diễn biến phức tạp, khó đánh giá,
điều trị cũng như tiên lượng bệnh.
Thai nghén là nguyên nhân, là yếu tố thuận lợi gây hậu quả xấu đến
phụ nữ mắc bệnh thận nhiều tai biến nguy hiểm cho thai phụ cũng như thai
nhi. Theo David. Jones và John P. Hayslett: Tỷ lệ đẻ non ở thai phụ mắc bệnh
thận là 59%, tỷ lệ thai chậm phát triển trong tử cung là 39 %, [28]. Theo Bear
R.A: Những thai phụ có bệnh thận từ trước và có huyết áp bình thường làm
tăng tỷ lệ tiền sản giật [25]. Theo nghiên cứu Okundaye (1998) [58] tử vong
chu sinh là 8,2%.
Sự liên quan ảnh hưởng qua lại giữa bệnh thận và thai nghén là một

lĩnh vực đáng quan tâm. Vai trò của người bác sĩ sản khoa là bằng mọi cách
làm giảm tối đa các tai biến thai sản do bệnh thận.

2
Ở trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu bệnh lý thận với thai
nghén như: Katz AI, Davison JM, Jungers P Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có
công trình nào nghiên cứu bệnh thận với thai nghén và sinh đẻ một cách đầy
đủ. Với tiến bộ y học việc phát hiện và xử trí bệnh thận đối với phụ nữ trước
trong khi có thai giúp phần kiểm soát thai nghén cao nguy cơ.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu về xử trí sản khoa đối với thai phụ mắc bệnh thận tại
Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2006 đến 12/2008”.
Mục tiêu đề tài:
1. Nhận xét về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận tại Bệnh viện
Bạch Mai, từ 01/01/2006 đến 31/12/2008.
2. Nhận xét về điều trị nội khoa phối hợp ở thai phụ mắc bệnh thận
trong thời gian này.
















3
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm cấu trúc giải phẫu và sinh lý học của hệ tiết niệu
1.1.1. Giải phẫu học hệ tiết niệu
* Hình thể ngoài và liên quan của thận: Mỗi người có hai thận nằm
hai bên cột sống, trong hố thận và sau phúc mạc. Thận có hình hạt đậu, màu
đỏ tím, mật độ chắc. Mỗi quả thận dài khoảng 11,25 cm, rộng khoảng 5- 7,5
cm, dày khoảng 2,5 cm. Trọng lượng ở phụ nữ trưởng thành 115 – 155gram
chiếm khoảng 0,5% trọng lượng cơ thể [3].
Thận phải nằm thấp hơn thận trái khoảng 12mm vì nó bị khối gan to
đẩy xuống. Thận có hai mặt, hai bờ và hai cực. Thận phải liên quan với gan,
đoạn II tá tràng, đại tràng lên, tĩnh mạch chủ dưới. Thận trái liên quan với
lách, đuôi tụy, dạ dày, động mạch chủ bụng.
* Hình thể trong của thận
Thiết đồ cắt ngang thận chia làm hai vùng: Vùng vỏ ở ngoài nhạt màu,
vùng tuỷ có các tháp MALPIGI được cấu tạo bởi các ống góp và quai
HENLE. Đỉnh tháp MALPIGI được gọi là nhú thận nơi có khoảng 15 ống góp
đổ nước tiểu vào đài thận giữa các tháp là các cột Bertin [2], [6].
Cầu thận nằm trong vùng vỏ thận. Đó là 1 bóng tròn, kín và lõm giữa.
Cấu tạo bởi 2 lớp biểu mô mỏng thông với ống thận gọi là màng BOWMAN.
Bên trong là cuộn mao mạch gọi là tiểu cầu MALPIGI.
Cấu trúc cơ bản của thận là các nephron, nephron vừa là các đơn vị cấu
trúc vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi nephron bao gồm tiểu cầu thận và
ống thận, cả hai thận có khoảng 1,6 triệu cầu thận (1.5-2,4 triệu) tạo ra diện
tích màng lọc.


4
Ống thận gồm 3 đoạn ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống
lượn gần bắt nguồn từ cực niệu cầu thận, gồm một đoạn cong queo va một
phần thẳng nằm ở vùng vỏ thận. Thiết đồ cắt ngang, thành ống được cấu tạo
bởi một hàng tế bào gồm 5 – 6 tế bào hình tháp xếp sát nhau, bề mặt tế bào
có một lớp vi nhung mao gọi là diềm bàn chải để làm tăng diện tiếp xúc của
bề mặt tế bào ống thận. Quai HENLE là một ống hình chữ u đi sâu vào tuỷ
thận nối ống lượn gần với ống lượn xa, nhánh xuống thành ống mỏng tạo bởi
một lớp tế bào dẹt, các tế bào này có khả năng vận chuyển natri rất cao, thành
ống không có tính thấm nước. Ống lượn xa nằm trong vỏ thận có đoạn tiếp
giáp với cực niệu cầu thận mà nó phụ thuộc, các tế bào thành ống phía cực
niệu xếp sát nhau dầy đặc gọi là vết đặc (Maculadensa) là một thành phần của
bộ máy cầu thận. Maculadensa có chức năng tham gia vào cơ chế thông báo
ngược (feedback) cầu - ống thận.
Nước tiểu trong 3 đoạn trên đổ vào ống thẳng rồi tới lỗ gai thận. Gai
thận nằm trong thành xoang, chụp lấy đỉnh tháp MALPIGI. Xoang thận có
khoảng 8-12 gai thận. Nước tiểu từ gai thận đổ vào ống thẳng rồi vào đài con
và đổ vào đài lớn và ra bể thận.
* Niệu quản, bàng quang và niệu đạo
Từ thận đi xuống có hai niệu quản hai bên chạy dọc hai bên cột sống.
Hai niệu quản đổ vào đổ vào bàng quang. Nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài
qua niệu đạo [3].
1.1.2. Sinh lý học hệ tiết niệu
* Cơ chế lọc qua màng cầu thận:
Cầu thận có chức năng lọc máu để tạo ra nước tiểu đầu. Cơ chế lọc ở
cầu thận giống như sự trao đổi chất ở các mao mạch. Quá trình lọc thực hiện
theo cơ chế siêu lọc phụ thuộc vào các yếu tố như: áp lực lọc (PL) tác dụng

5
đẩy dịch ra qua màng cầu thận, diện tích màng lọc (S), khả năng siêu lọc của

màng lọc (K), mức lọc cầu thận (MLCT) = PL x K x S [1], [2].
- Áp lực lọc (PL) tính theo công thức: PL = PH – (PK + PB)
+ PH: Áp lực thủy tĩnh của mao mạch thận (trung bình khoảng
60mmHg) có tác dụng đẩy dịch từ trong mạch vào bao Bowman.
+ PK: Áp suất keo trong lòng mạch, có tác dụng giữ nước và các chất
hòa tan ở lại trong lòng mạch, giá trị trung bình khoảng 32 mmHg.
+ PB: Áp suất trong bao Bowman, tác dụng ngăn cản sự lọc, giá trị
trung bình 18mmHg.
Quá trình lọc ở cầu thận diễn ra khi PL > 0.
* Thành phần của dịch lọc cầu thận
So sánh thành phần huyết tương với nước tiểu đầu ta thấy rằng thành
phần gần giống nhau, nhưng protein và lipid không có trong nước tiểu đầu.
Các chất không phân ly như ure, creatinin có nồng độ cao hơn trong huyết
tương [2].







Hình 1.1. Sơ đồ mức lọc ở cầu thận

6
* Lưu lượng lọc cầu thận
Mỗi ngày hai thận lọc được khoảng 180 lít dịch, trung bình trong mỗi
phút có khoảng 1200ml máu chảy qua hai thận (khoảng 650ml huyết tương
qua 2 thận), mỗi phút thận có khoảng 125ml huyết tương được lọc qua cầu
thận vào khoang BOWMAN gọi là lưu lượng lọc cầu thận.
* Cơ chế tự điều hòa lưu lượng lọc cầu thận

Lưu lượng lọc cầu thận phải luôn hằng định thông qua quá trình tự điểu
chỉnh. Tại nephron có cơ chế điều hòa ngược: Cơ chế điều hòa ngược làm
giãn tiểu động mạch đến và làm co tiểu động mạch đi, cơ chế này xảy ra hoàn
toàn hoặc một phần tại phức hợp cạnh cầu thận. Cơ chế co tiểu động mạch đi
và giãn tiểu động mạch đến hoạt động đồng thời giúp lưu lượng cầu thận
được duy trì [1], [2], [6].
* Cơ chế tái hấp thu và bài tiết tích cực ở ống thận
Lượng nước tiểu đầu khi đi qua hệ thống ống thận, nhiều chất được tái
hấp thu, nhiều chất được bài tiết thêm để tạo thành nước tiểu chính thức đổ
vào ống góp, rồi đổ vào đài bể thận. Quá trình hấp thu và bài tiết phụ thuộc
vào các yếu tố chính như: Huyết áp, thành phần hóa học trong máu, hệ nội
tiết, thần kinh, thuốc lợi niệu , sản phẩm nước tiểu cuối còn khoảng 1,5lít
mỗi ngày [4], [6].
1.2.3. Chức năng của thận
* Bài xuất chất độc và chất cặn bã
Đào thải các sản phẩm tạo ra do quá trình chuyển hoá các chất trong cơ
thể như: Ure, creatinin và axit lactic do hoạt động của cơ sinh ra. Ngoài ra
nhiều thuốc tiêm hoặc uống, các chất màu, chất độc được đào thải qua đường
thận [4], [6].

7
* Điều hoà các thành phần của máu
+ Điều hoà chuyển hoá khác thông qua tái hấp thu và phân giải một số
chất như insulin, glucagons, parathyroid, calcitonin, β
2
– microglobulin.
+ Duy trì sự hằng định của nội môi, quan trọng nhất là cân bằng thể
tích và các thành phần ion của dịch trong cơ thể [4].
* Điều hoà huyết áp
Khi khối lượng máu qua thận giảm đi thì thận sản xuất ra Renin, chất

này có tác dụng biến đổi chất Angiotensinogen có trong máu thành
Angiotensin I, chuyển hóa thành Angiotensin II, Angiotensin II có thụ thể AT1
và AT2.
Khi tác động trên AT1 có tác dụng gây co mạch thận và toàn thân, tăng
tái hấp thu natri ở ống lượn xa, ống lượn gần gây giữ muối, giữ nước, tăng
thải kali làm tăng HA. Ngoài ra, còn có tác động hoạt hoá cytokin gây viêm,
suy giảm chức năng nội mạc mạch máu, phì đại tăng trưởng tế bào cơ tim và
mạch máu, xơ hoá tim và mạch máu, tái cấu trúc mô và tăng sản xuất các chất
oxi hoá, tăng nhạy cảm với huyết khối.
Khi tác động trên AT2 có tác dụng ngược lại với AT1: giãn mạch thận
và toàn thân, giảm tái hấp thu natri ở thận,giảm quá trình gây viêm, ức chế sự
tăng trưởng tế bào, giảm xơ hoá cơ tim.
Angiotensin II tác động tới tuyến thượng thận bài tiết ra Aldosteron có tác
dụng giữ natrri tăng thể tích dịch ngoại bào. Aldosteron tăng sẽ tác động
ngược làm giảm Renin. Huyết áp tăng lên thì khối lượng máu vào thận cũng
tăng, do đó có thể coi cơ chế sản xuất ra Renin như một cơ chế điều hoà tự
động đảm bảo khối lượng máu vào thận. Bệnh nhân viêm thận mạn do máu
vào thận ít cũng gây tăng huyết áp [11], [50].

8
* Sản xuất ra Erythropoietin
Thận sản xuất ra yếu tố tiếp nhận Erythropoietin có tác dụng biến đổi
protein máu thành Erythropoietin có tác dụng quan trọng trong sản sinh hồng
cầu, kích thích tạo tế bào tiền nguyên hồng cầu từ tế bào gốc, kích thích tổng
hợp hemoglobin, kích thích vận chuyển hồng cầu lưới từ tủy xương ra máu
ngoại vi [4], [21].
1.2. Thay đổi về hệ tiết niệu trong khi có thai
1.2.1. Thay đổi về thận
Khi người phụ nữ mang thai, hai thận tăng kích thước khoảng 1cm và
nặng thêm khoảng 4,5 g, mức lọc cầu thận tăng 50% và lưu lượng máu qua thận

cũng tăng 200 - 250 ml/ phút [1], [7], [12]. Theo Lindheimer và Weston PV
mức lọc giữ nguyên hoặc giảm khi tuổi thai 26 tuần đến 36 tuần [54].
Khi có thai, chức năng bài tiết của thận thay đổi biểu hiện bằng sự mất
một số chất dinh dưỡng trong nước tiểu, các acid amin và vitamin tan trong
nước tìm thấy trong nước tiểu của thai phụ nhiều hơn so với người không có
thai. Protein và hồng cầu thường không có trong nước tiểu [12].
Trong nước tiểu thai phụ có thể có chút đường, do độ lọc máu qua cầu
thận tăng nhưng độ tái hấp thu ở ống thận không tốt, nghiên cứu Davison. JM
[29] và Hytten cho thấy đường niệu cao trong suất thai kỳ có thể là biểu hiện
của tổn thương chức năng thận hay một bệnh thận tiềm ẩn [44], [52].
Khi mang thai có sự bất thường trong tổng hợp các chất có tác dụng co
mạch hay các thụ thể ở tế bào cận tiểu cầu thận quanh động mạch đây là
nguyên nhân chính gây thay đổi huyết động tại thận [12], [5]. Hậu quả là sự
thay đổi huyết động ở phụ nữ khi mang thai được thể hiện ở ure huyết giảm vì
máu bị pha loãng và tăng dịch ở các khoang, tổ chức kẽ. Khi có thai và sinh
đẻ bệnh thận có xu hướng nặng lên, rối loạn thanh thải có thể làm tăng nguy
cơ tiền sản giật – sản giật [9], [18], [28], [40].

9
1.2.2. Thay đổi đường bài niệu
Khi có thai, từ quí hai thời kỳ thai nghén sự thay đổi nội tiết cùng với
thể tích tử cung to nhanh chèn ép vào vùng lân cận trong tiểu khung trong đó
có niệu quản và bàng quang. Khi niệu quản bị chèn ép dẫn đến đài - bể thận
và niệu quản giãn to, giảm nhu động [12].
1.3. Các thể lâm sàng, chẩn đoán lâm sàng bệnh thận khi có thai
Theo Sharon E. Maynrd và Ravi Thadhani trong bệnh thận, đo lường
chức năng thận và protein niệu là những tiêu chuẩn đầu của cận lâm sàng
bệnh lý. Với sự thay đổi hormone và chức năng máu khi mang thai thì chức
năng thận được thay đổi, những thay đổi này cần đánh được giá đúng chức
năng thận trong thai kỳ và giúp cho việc lựa chọn thuốc phù hợp trong điều trị

bệnh thận [65].
Theo Smith [49], thu gom nước tiểu trong 24 giờ, dự toán creatinine là
tiêu chuẩn vàng cho dự toán mức lọc cầu thận trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, nghiên cứu Eileen và cộng sự (1996) [32], chỉ ra rằng trong
24 giờ creatinin bài tiết tương đối không đổi trong thời kỳ mang thai, bài tiết
creatinin có thể sử dụng dự toán thay cho việc thu gom nước tiểu trong 24 giờ.
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng công thức Cockcroft - Gault [28],
thuận tiện cho việc tính độ thanh thải creatinin và ước đoán chức năng thận.
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội tăng huyết áp Quốc tế (WHO -
International Society of Hypertension), chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp
tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [69].
Khi nghiên cứu THA, chúng tôi sử dụng phân loại tăng huyết áp theo
JNC VI do tính chất thực tiễn và khả thi[69].


10
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VI (1997)
Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)
Tối ưu < 120 < 80
Bình thường 90 - 130 60 - 85
Bình thường cao 130 - 139 85 - 89
THA:
Độ 1
Độ 2
Độ 3

140 - 159
160 - 179
≥ 180


90 - 99
100 - 109
≥ 110

1.3.1. Bệnh cầu thận
1.3.1.1. Viêm cầu thận cấp
Là hậu quả của rối loạn miễn dịch nguyên nhân chính là liên cầu khuẩn
tan máu nhóm A, phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu và lắng đọng ở
màng lọc cầu thận [1], [35], phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính xác thì
bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng [49], [64].
Theo Nadler N và cộng sự, tần xuất mắc bệnh viêm cầu thận cấp trong
cộng đồng 1/40.000 thai phụ khỏe [56].
Theo nghiên cứu Packham và cộng sự, THA trong bệnh cầu thận chiếm
46 % [59].
Chẩn đoán viêm cầu thận cấp: Thường biểu hiện sau một nhiễm khuẩn
cấp ở hầu họng, da

11
+ Cơ năng: Bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ hoặc không sốt, đau
ngang vùng thắt lưng, đái ít có thể vô niệu.
+ Lâm sàng: Phù là triệu chứng quan trọng, thường phù từ hai mí mắt,
phù mặt rồi lan ra toàn thân. Tính chất phù trắng, phù mềm, ấn lõm.
Nước tiểu: ít, đục hoặc đỏ
Huyết áp: Tăng cao [34].
+ Xét nghiệm:
Sinh hoá máu: Ure máu tăng, creatinin tăng, tốc độ máu lắng
tăng, số lượng hồng cầu giảm, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Nước tiểu: Protein 0,5 – 5g/24h, hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt.
1.3.1.2. Viêm cầu thận mạn
Câù thận bị xơ hoá, mất dần cấu trúc. Khi mất 70% nephron mới có

biểu hiện lâm sàng [4]. Nguyên nhân chưa thực sự rõ ràng, có thể do viêm cầu
thận cấp chuyển sang hoặc do viêm mạn từ đầu Biểu hiện là dịch lọc cầu
thận giảm, tăng ure, creatinin, acid uric [44], [45].
Chẩn đoán viêm cầu thận mạn:
+ Lâm sàng
Phù: Trắng, mềm, ấn lõm. Có khi chỉ phù nặng 2 mí mắt, hoặc
phù to toàn thân và cổ trướng.
Tăng huyết áp: Thường tăng huyết áp cả hai chỉ số.
Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt
+ Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu: Urê tăng, Creatinin tăng, số lượng hồng cầu giảm.
Xét nghiệm nứơc tiểu: Protein niệu 2 -3 g/24h, hồng cầu niệu, trụ
niệu (trụ trong, trụ hạt) [1], [7], [51].

12
1.3.1.3. Bệnh của tổ chức liên kết
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) thường gặp ở nữ giới và có thể biểu hiện
ngay từ khi còn trẻ. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh dựa vào 11 thông số của Hội
Khớp học Mỹ (1997) [37], [68]. Khi có 4/11 tiêu chuẩn trong đó có protein niệu
dương, tính hồng cầu niệu thì được chẩn đoán là viêm cầu thận Lupus [1].
Theo Garstein M và cộng sự [37], khi có thai bệnh lupus có thể nặng
lên, sự suy giảm chức năng thận được chứng minh.
Theo
R. A. Bear, những bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống dù đang
tiển triển hay không, có hay không có viêm thận lupus thì cũng không nên có
thai [25].
1.3.1.4. Hội chứng thận hư
Theo thống kê ở Hoa Kỳ [42], tần xuất mắc bệnh trong cộng đồng
khoảng 2/100000. Chức năng giữ protein của cầu thận giảm đồng thời tế bào
ống thận có hiện tượng nhiễm mỡ. Lượng protein trong nước tiểu nói lên

phạm vi tổn thương của cầu thận, chức năng ống thận bình thường [1], [4].
Theo Niaudet P. và cộng sự [72] hội chứng thận hư nguyên phát ở
người trưởng thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh cầu thận, chiếm khoảng 27%
tổng số bệnh nhân bị bệnh cầu thận.
Theo Studd sự phát triển của thai liên quan rất mật thiết với nồng độ
albumin máu và mức độ tăng huyết áp [68].
Chẩn đoán hội chứng thận hư:
+ Lâm sàng: Phù, phù trắng phù mềm, ấn lõm.
+ Xét nghiệm:
Sinh hoá máu: Protein < 60g/lít. Albumin < 30 g/lít. Cholesterol >
6,5mmol/lít.
Sinh hoá nước tiểu: Trụ mỡ, trụ lưỡng chiết. Protein niệu > 3g/24giờ.

×