Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lần chích heroin đầu tiên của nam thanh niên 16-15 tuổi có sử dụng ma túy và yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2006-2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 117 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


BÙI THỊ MINH HẢO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LẦN TIÊM CHÍCH HEROIN
ĐẦU TIÊN CỦA NAM THANH NIÊN 16 – 25 TUỔI
CÓ SỬ DỤNG MA TÚY VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HÀ NỘI NĂM 2006 – 2007

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60.72.76


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN MINH SƠN
T
S. LÊ MINH GIANG


HÀ NỘI – 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI





BÙI THỊ MINH HẢO



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LẦN TIÊM CHÍCH HEROIN
ĐẦU TIÊN CỦA NAM THANH NIÊN 16 – 25 TUỔI
CÓ SỬ DỤNG MA TÚY VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HÀ NỘI NĂM 2006 - 2007



LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG





HÀ NỘI – 2010

Lời cảm ơ
n

Trong 2 năm học tập v nghiên cứu tại trờng Đại học Y H Nội,
em luôn nhận đợc sự động viên, hớng dẫn v tạo điều kiện của các
thầy, cô giáo, các anh chị em, các bạn đồng nghiệp v của ngời thân.
Trớc hết, em xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học trờng Đại học Y H Nội,
khoa Y tế cộng cộng đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hon thnh

việc học tập trong 2 năm qua v thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Em xin by tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.Nguyễn Minh
Sơn v TS. Lê Minh Giang - Ngời thầy đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn
em trong suốt quá trình từ khi bắt đầu triển khai nghiên cứu đến khi
thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Em gửi lời cảm ơn đến các Thầy/ Cô
trong khoa Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức để
em hon thnh bản luận văn ny.
Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo cùng các anh/ chị/ em v
bạn đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu v Đo tạo HIV/AIDS,
trờng Đại học Y H Nội - cơ quan tôi đang công tác, đã tạo mọi điều
kiện trong quá trình học tập v cho phép tôi sử dụng số liệu nghiên cứu
do trung tâm triển khai để hon thnh bản luận văn của mình. Xin trân
trọng cảm ơn dự án Nghiên cứu hệ thống y tế - trờng Đại học Y H
Nội đã hỗ trợ kinh phí học tập cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp v những ngời
thân yêu trong gia đình đã luôn động viên v l chỗ dựa vững chắc để
tôi có đợc kết quả ngy hôm nay.

H Nội, tháng 11 năm 2010
Bùi Thị Minh Hảo

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học do bản thân tôi thực hiện việc phân tích và
viết bài.
Các số liệu trong bản luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố tại các công trình nghiên cứu
khoa học khác.
Hà Nội, tháng 11 năm 2010

Bùi Thị Minh Hảo

.


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
18
18
18
18
19
22
25
25
26
27
27
33
40
49
49
50
59
68
68

68
70
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI
ÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Thời gian: 03/2006 – 12/2007
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Chí số nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập thông tin
2.6. Sai số và cách khống chế
2.7. Xử lý số liệu
2.8. Đạo đức nghiên cứu
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
3.2. Đặc điểm lần tiêm chích heroin đầu tiên
3.3. Các nguy cơ trong lần chích heroin đầu tiên và yếu tố liên quan
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Các đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.
4.2. Đặc đỉểm lần chích heroin đầu tiên
4.3. Các nguy cơ trong lần chích đầu tiên và yếu tố liên quan
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm tiêm chích heroin lần đầu tiên
2. Các nguy cơ trong lần chích heroin đầu tiên và yếu tố liên quan
KHUYẾN NGHỊ
PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
BCH:

Bộ câu hỏi
BKT: Bơm kim tiêm
ĐHYHN: Đại học Y Hà Nội
ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu
HIV: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
HBV: Virus gây viêm gan tuyp B
HCV: Virus gây viêm gan tuyp C
IBBS: (HIV/STIs Intergrated Behavioral and Biological
Surveillance in Vietnam)
Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh
học HIV/STIs.
MOLISA: (Ministry of Labour Invalid and Social Affair)
Bộ lao động thương binh xã hội
PV: Phỏng vấn
PVS: Phỏng vấn sâu
STIs:
(Sexually transmitted infections)
Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục
UNODC: (United Nations Office on Drugs and Crime)
Văn phòng liên hiệp phòng chống ma túy và tội phạm
UNAIDS: (Uniting nations to prevent AIDS)
Liên hiệp thế giới phòng chống AIDS
YTCC: Y tế công cộng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Các đặc điểm
nhân khẩu học

27
29

31
33
33
34
36
36
37
37
38
39
39
40
41
41
42
43
45
47
Bảng 3.2
Đặc điểm sử dụng heroin
Bảng 3.3.Sử dụng các loại ma túy khác (ngoài heroin)
Bảng 3.4. Lý do chuyển sang chích heroin
Bảng 3.5. Lý do trước đó không chích heroin
Bảng 3.6. Địa điểm chích heroin lần đầu tiên
Bảng 3.7. Mối quan hệ của người hướng dẫn / tiêm chích cho đối tượng trong
lần chích đầu tiên

Bảng 3.8. Đặc điểm tuổi trong lần chích Heroin đầu tiên
Bảng 3.9. Người pha dung dịch heroin trong lần chích đầu tiên
Bảng 3.10. Loại dung dịch chích cùng heroin trong lần chích đầu tiên

Bảng 3.11. Thời gian từ lần chích đầu tiên đển lần chích tiếp theo
Bảng 3.12. Chích heroin hộ người khác
Bảng 3.13. Thời gian từ lần chích đầu tiên đến lần tự chích
Bảng 3.14. Chung dung dịch và dụng cụ tiêm chích heroin
Bảng 3.15. Phụ thuộc người khác trong lần chích heroin đầu tiên
Bảng 3.16. Không tự chích được heroin trong vòng 1 tháng sau lần chích đầu
tiên

Bảng 3.17.Yếu tố liên quan đến chung dung dịch heroin trong lần chích đầu
tiên

Bảng 3.18.Yếu tố liên quan đến chung bơm kim tiêm trong lần chích đầu tiên


Bảng 3.19.Yếu tố liên quan đến hành vi phụ thuộc vào người khác trong lần
chích đầu tiên

Bảng 3.20.Yếu tố liên quan đến khả năng tự chích được trong vòng 1 tháng
sau lần chích đầu tiên.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.Người chích heroi
n cho ĐT trong lần chích đầu tiên

35
38Biểu đồ 3.2.Xử lý bơm kim tiêm sau lần chích đầu tiên



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam
là một trong những nước trong khu vực Châu Á đang chứng
kiến sự gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV. Các kết quả nghiên cứu và giám sát trọng
điểm và kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học
HIV/STIs (IBBS) Việt Nam đều cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao ở
nhóm thanh thiếu niên tại các thành phố lớn [3]. Đây là một thực tế đán
g lo
ngại vì thanh thiếu niên là nhóm có tỷ trọng lớn trong tổng dân số và có hoạt
động kinh tế mạnh mẽ nhất trong lực lượng lao động của xã hội.
Mặc dù đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của thanh thiếu niên ở Hà
Nội phức tạp hơn so với các khu vực khác, nhưng những vấn đề mà họ đang
phải đương đầu có lẽ cũng là điển hình cho những vấn đề của t
hanh thiếu niên
trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng chống AIDS thành
phố thì 80% số trường hợp nhiễm HIV là người nghiện chích ma tuý; 90%
trong số này là nam giới; và 65% trong số họ ở độ tuổi từ 20 đến 29. Kết quả
điều tra giám sát hành vi sử dụng ma tuý năm 2000 cho thấy 18% các trường
hợp nghiện ma tuý ở Hà Nội có nhiễm HIV [1]. Đến năm
2006, kết quả điều
tra IBBS cho thấy 12% số nam giới nghiện chích ma túy có sử dụng chung
bơm kim tiêm trong vòng 6 tháng qua, tỷ lệ nam giới nghiện chích ma túy sử
dụng lại bơm kim tiêm của người khác trong vòng 1 tháng qua là 8% và đưa
người khác sử dụng lại bơm kim tiêm của mình là 7%. Cũng theo kết quả
IBBS, tỷ lệ nhiễm HIV trong năm 2006 của nhóm nam giới nghiện chích ma
túy đã tăng lên 23,9%. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người nghiện
chích m
a túy có hành vi nguy cơ ngay sau khi họ bắt đầu tiêm chích, điều này

có nghĩa là ngay từ khi bắt đầu tiêm chích, họ đã đối diện với nguy cơ lây
nhiễm HIV do dùng chung BKT. Nghiên cứu này cũng đưa ra nhận định rằng
HIV đang lây nhiễm nhanh trong nhóm nghiên chích ma túy trẻ tuổi và nhóm

2
mới tiêm chích ma túy [3]. Do đó có thể nói rằng lây nhiễm HIV/
AIDS ở
thanh thiếu niên sống tại các khu đô thị lớn như Hà Nội liên quan mật thiết
đến hành vi tiêm chích không an toàn.
Một trong những chiến lược quan trọng và hiệu quả giúp phòng lây
nhiễm HIV cho người sử dụng ma túy là không tiêm chích hoặc tiêm chích an
toan. Tuy nhiên, hầu hết người sử dụng ma túy sau một thời gian sử dụng ma
túy đều có xu hướng muốn chuyển sang tiêm chích.
Các nghiên cứu ở một số nước đã chỉ ra lần tiêm
chích đầu tiên là một sự
kiện có ý nghĩa trong cuộc đời của người sử dụng ma túy vì nó là giai đoạn
chuyển đổi làm tăng các nguy cơ đối với người sử dụng ma túy, bao gồm cả
nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, quá liều và nghiện ma túy
[36]. Vậy những đặc điểm của lần tiêm
chích heroin đầu tiên ở những thanh
niên có sử dung ma tuý ở Hà Nội như thế nào, những lý do dẫn đến việc tiêm
chích cũng như những nguy cơ của việc tiêm chích trong nhóm người sử dụng
ma tuý là gì?. Đã có nhiều nghiên cứu về đối tượng sử dụng/ tiêm chích ma
tuý, nhưng cho đến nay, các câu hỏi trên vẫn chưa được giải thích thỏa đáng.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đặc điểm lần tiêm chích heroin
đầu tiên của nam thanh niên 16 – 25 t
uổi có sử dụng ma túy và yếu tố liên
quan tại Hà Nội năm 2006 – 2007” với hai mục đích sau:
1) Mô tả một số đặc điểm lần tiêm chích heroin đầu tiên ở nhóm nam
thanh niên 16 - 25 tuổi có sử dụng ma túy tại Hà Nội.

2) Mô tả hành vi nguy cơ trong lần chích heroin đầu tiên và yếu tố liên
quan của nhóm nam thanh niên 16-25 tuổi tại Hà Nội năm 2006 - 2007.
Các hậu quả của lần chích heroin đầu tiên
Không có khả năng tự
chích trong vòng 1 tháng
sau lần chích đầu tiên.
Hành vi nguy
cơ trong lần
c

c
h
đ
ầu

t
i
ê
n
Phụ thuộc vào người
khác trong lần chích
heroin đầu
t
iên
Chung bơm kim
tiêm
Chung dung
dịch heroin
Chính sách tăng cường kiểm
soát ma túy dẫn đến:

- Khan hiếm heroin
- Khó mua heroin do:
o Đắt
o Không biết người bán …
Bản thân
- Tò mò về cảm giác khi chích
heroin (nhanh phê, kéo dài, …)
Bạn bè
- Áp lực từ phía những người sử
dụng heroin cùng
- Gặp khó khăn khi hút
- Che giấu (chích nhanh hơn hút)
- Thiếu tiền
Lần chích
heroin đầu tiên
Nhiễm
trùng ven
Nhiễm
HIV/HBV/
HCV và các
bệnh khác
Bị bắt/ bị
phát hiện
sử dụng
heroin
Shock
thuốc
Tăng liều
Sử dụng
thêm các

loại ma túy
khác
Sơ đồ phân tích vấn đề: Các nguy cơ trong lần chích heroin đầu tiên và yếu tố liên quan

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sử dụng/ tiêm chích ma túy trên thế giới và tại Việt Nam
Năm
2007, theo ước tính của UNODC toàn thế giới có khoảng 15,2 đến
21,1 triệu người sử dụng ma túy. Hơn một nửa số người sử dụng ma túy trên
thế giới sống ở Châu Á [47]. Đến năm
2008, đã có 148 nước trên thế giới báo
cáo có tình trạng tiêm chích ma túy, ước tính trên thế giới có 61 quốc gia hiện
có tình trạng tiêm chích ma túy, chiếm tới 77% dân số thế giới. Tính trên mức
độ quốc gia, tỷ lệ người tiêm chích ma túy tại mỗi nước dao động từ 0,02% tại
Ấn Độ và Cam-pu-chia cho đến 4,19% tại Georgia và 5,21% tại Azerbaijan.
Trung Quốc, Mỹ, Liên Bang Nga và Brazil là những nước ước tính có số
người tiêm chích ma túy nhiều nhất lên tới 45% tổng số người tiêm chích ma
túy trên toàn thế giới [47]
Ở Đông Á và Đông Nam Á, ước tính có khoảng 2,
8 đến 5 triệu người từ
15 đến 64 tuổi sử dụng ma túy trong năm qua. Riêng tại Trung Quốc, ước tính
có khoảng 19% đến 31% (khoảng 1,8 đến 2,9 triệu người. Heroin vẫn là loại
ma túy phổ biến ở Trung Quốc (Hồng Kông và Ma Cao), Indonesia, Malaysia
và Myanma. Tại Trung và Tây Nam Á, sử dụng ma túy vẫn là một vấn đề nổi
cộm. Kết quả điều tra dân số cho thấy tại Afghanistan, 1,4% dân số tại
khu
vực này có sử dụng ma túy trong năm qua. Tại Pakistan các con số báo cáo
đều cho thấy tình hình tiêm chích ma túy đang ngày càng tăng, một nghiên
cứu đã ước tính có đến 630.000 người sử dụng ma túy tương đương với 0,7%

dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 tại nước này, và có đến 77% những người
này sử dụng heroin. Tại Nam Á, Ấn Độ là nước có số người sử dụng ma túy
nhiều nhất, ước tính khoảng 3,2 triệu người (ước tính từ một nghiên cứu tiến
hành năm
2000). Trung và Cận Đông: với các số liệu hiện có thì việc sử dụng
heroin tại khu vực này đang tăng lên với sự trẻ hóa về tuổi của những người

sử dụng. Tuy nhiên, tại nhiều nước trong khu vực, khả năng thu thập và phân
tích các thông tin về tình hì
nh sử dụng và nhu cầu điều trị nghiện ma túy còn
hạn chế. Châu Âu là khu vực có số người sử dụng ma túy lớn thứ hai trên thế
giới tuy nhiên có sự khác biệt về xu hướng giữa Tây Âu và Đông Âu. Sử
dụng heroin đang ngày càng tăng tại Châu Phi trong khi đó, tại Châu Mỹ, sử
dụng heroin không có nhiều biến động tuy nhiên sử dụng các loại m
a túy khác
lại là một vấn đề đáng chú ý [47].
Tại Việt Nam
, việc sử dụng ma tuý đã tồn tại từ lâu. Cho đến cuối thế kỷ
19, hút thuốc phiện đã được coi như là một thói quen của những người giàu
có ở chốn thị thành. Sau ngày độc lập năm 1945, việc hút thuốc phiện ở miền
Bắc đã bị chính quyền mới cấm do thói quen đó được coi là không phù hợp
với quá trình xây dựng một phong cách xã hội chủ nghĩa mới của Việt Nam.
Ở miền Nam
, trong suốt thời kỳ chiến tranh, số lượng người sử dụng ma tuý
(bao gồm cả thuốc phiện và heroin) lên tới 150.000 người.

Bắt đầu thời kỳ
Đổi mới (1986) đã đánh dấu sự gia tăng người nghiện ma tuý, do một vài tỉnh
biên giới phía bắc trở thành nút quan trọng trong mạng lưới buôn bán ma tuý
của khu vực và toàn cầu, đặc biệt là heroin và các chất ma tuý tổng hợp khác

bắt nguồn từ vùng Tam giác vàng [48].

Theo Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy, đến năm 2004, toàn quốc có
170.400 người sử dụng ma túy, tăng 6% so với năm 2003. Bộ Lao động
thương binh xã hội cho biết số người sử dụng ma túy tại thành phố Hồ Chí
Minh là trên 30.000 người và tại Hà Nội là 15.697 người vào năm 2004. Ước
tính số người sử dụng ma túy tại Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm khoảng 36%
tổng số người sử dụng ma túy, không tính số người hiện đang ở trong các trại
cải tạo. Số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục Đào
tạo ước tính có khoảng trên 3.000 công chức và 652 sinh viên có sử dụng m
a
túy. 93% số người sử dụng ma túy là nam giới. Kết quả một cuộc điều tra của

UNODC và MOLISA vào năm 2000 cho thấy khoảng 80% số người nghiện
ma túy dưới 35 tuổi
và 52% là tuổi dưới 25. Heroin là loại ma túy sử dụng
phổ biến, đặc biệt trong nhóm trẻ và ở thành thị. Mặc dù, vẫn có trường hợp
hút thuốc phiện đen nhưng chỉ phổ biến ở những người già sống ở vùng nông
thôn và vùng núi và theo một kết quả điều tra của UNODC thì việc sử dụng
thuốc phiện đen đã nhanh chóng bị th
ay thế bởi hút và tiêm chích heroin. Trên
toàn quốc, số người sử dụng và chuyển sang tiêm chích heroin ngày càng tăng
[48]. Theo một ước tính của UNODC,
số người tiêm chích ma túy tại Việt
Nam hiện nay chiếm khoảng 0,25% đến 0,28% số người từ 15 đến 64 tuổi
[47
47
]

1.2. Sử dụng/ tiêm chích ma túy và các bệnh lây truyền qua đường máu

bao gồm HIV, HBV và HCV.
Khi mới được phát hiện, nhiễm HIV được xếp vào nhóm
bệnh lây truyền
qua đường tình dục, nhưng sau đó người ta đã xác định rằng việc sử dụng ma
túy bằng đường tiêm chích đã nhanh chóng trở thành một trong các phương
thức lây truyền HIV có ý nghĩa nhất. Có thể nói HIV lan truyền trong quần
thể những người tiêm chích ma túy nhanh hơn bất kỳ quần thể nào khác. Tình
trạng sử dụng chung bơm
kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn là
những hành vi nguy cơ rất phổ biến [ ].
HIV lan truyền nhanh chóng trong nhóm
người tiêm chích ma túy bởi vì
nhiều người trong họ dùng chung bơm kim tiêm. Kim tiêm mang máu đã
nhiễm vi rút có thể truyền vi rút trực tiếp vào máu của người lành. Dùng
chung bơm kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích khác với một người đã bị
nhiễm là nguyên nhân gây HIV rất cao [1]. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định,

những người nghiện chích ma túy khi đứng trước một sự lựa chọn giữa không
tiêm và tiêm với một mũi tiêm nhiễm khuẩn, nói chung họ sẽ chọn việc tiêm

với chiếc bơm k
im tiêm đã nhiễm bẩn đó. Trong điều kiện không có bơm kim
tiêm sạch, những người nghiện chích ma túy khi lên cơn vã thuốc thường
không quan tâm đến làm sạch bơm kim tiêm và việc khử trùng bơm kim tiêm.
Tiêm chích ma túy chính là nguyên nhân làm gia tăng số trường hợp
nhiễm HIV tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Tây Âu, Nam
Mỹ, Đông và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hiện 120 nước trên thế
giới đã báo cáo có n
gười nhiễm HIV do tiêm chích ma túy và tỷ lệ hiện mắc
HIV trong nhóm tiêm chích ma túy cũng rất khác nhau. Trung bình tỷ lệ hiện

nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy dao động trong khoảng từ 20% đến
40% tại 5 nước có báo cáo là Tây Ban Nha (39,7%); Liên Bang Nga (37,2%);
Việt Nam (33,9%); Cam-pu-chia (22,8%) và Libyan Arab Jamahiriya
(22,0%); Tỷ lệ này cao hơn 40% tại các 9 nước khác: Estonia (72,1%);
Argentina (49,7%); Brazil (48,0%); Kenya (42,9%); Myanmar (42,6%);
Thailand (42,5%); Indonesia (42,5%); Ukraine (41,8%) và Nepal (41,4%),
Tuy nhiên, trong mỗi nước thì tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy
cũng thay đổi rất nhiều tại từng vùng. Ví dụ như ở Trung Quốc, nhiễm HIV
trong nhóm tiêm chích ma túy chỉ tập trung ở 7 trong số 22 tỉnh. Hơn nữa, ở
Nga tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm tiêm chích ma túy cũng dao động từ 0,3% ở
Pskov, 12,4% ở Moscow, 32% ở St. Petersburg đến 74% in Biysk [47
47
].
Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 0,
8 đến 6,6 triệu người tiêm chích
ma túy nhiễm HIV, khu vực có số nhiều người tiêm chích ma túy là Đông Âu,
Đông Á, Đông Nam Á và Mỹ La tinh. Tại một số quốc gia và tỉnh thành tỷ lệ
hiện nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy cao hơn 40%. Ngoại trừ khu
vực cận Sahara Châu Phi, người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ
lớn trong số người những nhiễm HIV. Tại Tây Âu và Trung Á, hơn một nửa
số người nhiễm HIV là do tiêm chích ma túy [ ].

Toàn Châu Á ước t
ính có khoảng 4,5 triệu người tiêm chích ma túy,
trong đó Trung Quốc có số người tiêm chích ma túy cao nhất với ước tính
khoảng 2,4 triệu người. Ước tính có khoảng 70 000 đến 300 000 người tiêm
chích ma túy ở Cộng hòa Islamic thuộc Iran, trong khi đó số người tiêm chích
ma túy tại Pakistan dao động trong khoảng 54 000 đến 870 000 người (trung
tâm nghiên cứu quốc gia Iran về nghiện ma túy, 2008). Tiêm chích ma túy là

nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất tại một số nước ở Châu Á, có đến 16%
người tiêm chích ma túy nhiễm HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn cao hơn ở một
số nước khác. Ở Thái Lan, có khoảng 30% - 50% người tiê
m chích ma túy
nhiễm HIV (National AIDS Prevention and Alleviation Committee, 2008).
Hơn 1/3 số người tiêm chích ma túy tại Myanma (37,5%) nhiễm HIV và gần
¼ (23%) số người tiêm chích ma túy tại tại khu vực thành thị của Pakistan
nhiễm HIV. Hơn một nửa (52%) số người tiêm chích ma túy ở Indonesia
nhiễm HIV, tỷ lệ này cao hơn ở nữ tiêm chích ma túy (National AIDS
Commission, 2008). Tại Trung Quốc, ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
tiêm chích ma túy từ 6,7% đến 13,4%, tại một quận của tỉnh Yunnan có đến
54% số người tiêm chích m
a túy nhiễm HIV. Theo kết quả giám sát trọng
điểm tại Ấn Độ năm 2006, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy là
> 10% (National AIDS Control Organisation & National Institute of Health
and Family Welfare, 2007). Kết quả điều tra trong nhóm tiêm chích ma túy ở
Kabul cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C và viêm gan B trong nhóm tiêm
chích ma túy tương ứng là 36,6% và 6,5%. Tại Cộng hòa Islamic thuộc Iran,
có đến 67,5% số người tiêm chích ma túy nhiễm HIV (Iranian National
Center for Addiction Studies, 2008). Tại Bangladesh, các cuộc điều tra giai
doạn đầu đều cho kết quả tỷ lệ nhiễm HIV là rất thấp thì kết quả gi
ám sát
huyết thanh năm 2006 đã cho thấy có 7% người tiêm chích ma túy nhiễm HIV
ở Dhaka (Azim et al., 2008). Tỷ lệ người tiêm chích ma túy ở Châu Á có hành

vi nguy cơ cao, kết q
uả điều tra nhóm tiêm chích ma túy ở Pakistan cho thấy
2/3 số người người tiêm chích ma túy báo cáo có dùng chung bơm kim tiêm
trong vòng 1 tuần qua (Bokhari et al., 2007). Kết quả điều tra tại Trung Quốc
cũng cho thấy có tới 40% người tiêm chích ma túy có dùng chung bơm kim

tiêm (Wang et al., 2009) [49].
Năm 2003, Bộ y tế Việt Nam ước tính có khoảng 215.425 t
rường hợp
nhiễm HIV và tỷ lệ nhiễm HIV cả nước là 0,25%. Việc dùng chung bơm kim
tiêm trong nhóm tiêm chích ma túy là khá phổ biến và là nguy cơ để lan
truyền HIV rộng rãi trong quần thể này trên cả nước. Theo các số liệu chính
thức của chính phủ, có 29,3% số người tiêm chích ma túy trên cả nước được
xét nghiệm có kết quả HIV(+). Theo số báo cáo năm 2004 của nhóm công tác
về HIV/AIDS, dự phòng chăm sóc cho người tiêm chích ma túy và tù nhân,
số người tiêm
chích ma túy tại Việt Nam là 113.000 người và tỷ lệ hiện nhiễm
HIV trong nhóm tiêm chích ma túy tại một số khu vực lên đến 89,4%. Các
ước tính không chính thức cho thấy đến năm 2010 số người nhiễm HIV tại
Việt Nam có thể lên đến 350.975 người. Năm 2004, chính phủ đã đưa ra chiến
lược quốc gia phòng chống HIV đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 trong đó có
đề cập đến các nỗ lực giảm tác hại thông qua chương trình phát bơm kim tiêm
sạch và bao cao su. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực giảm số người sử dụng ma

túy đặc biệt là trong nhóm người trẻ tuổi. Một trong các phương pháp đó là
tăng cường cai nghiện cho người sử dụng ma túy. Hiện nay có khoảng 82
trung tâm cai nghiện được thành lập ở cấp tỉnh/ thành phố do MOLISA và
đoàn thanh niên quản lý và 7.100 cơ sở cai nghiện ở cấp quận/ huyện và địa
phương. Tuy nhiên, kết quả của các trung tâm cai nghiện còn thấp, tỷ lệ tái
nghiện rất cao vì các cơ sở này mới chỉ tập trung vào cai nghiện m
à ít chú ý
đến cung cấp các phương pháp phòng tái nghiện và giúp người nghiện tái hòa
nhập cộng đồng [48].

Hầu hết
các nước trên thế giới đều không chấp nhận việc sử dụng các

loại ma túy như heroin. Vì vậy, những người tiêm chích thường là những
người còn trẻ ở độ tuổi dễ bị lôi kéo nhất, họ thường phải trốn tránh và không
tới để nhận được sự giúp đỡ hay để biết các thông tin, thậm chí ở cả những
nơi sẵn có những thông tin đó [27].
Thuốc phiện và heroin là hai l
oại ma túy được sử dung khá phổ biến ở
những người nghiện chích ma túy. Việc chuyển từ hình thức sử dụng như hút,
hít sang tiêm chích thường sau một thời gian ngắn và chịu ảnh hưởng bởi các
lý do kinh tế. Sau khi hút một thời gian, người nghiện hết tiền và họ không
thể có nhiều tiền hơn để hút tiếp, vì vậy, họ chuyển sang chích cho cảm giác
mạnh hơn nhưng chỉ cần rất ít thuốc. Đây là một hành vi nguy cơ đáng báo
động và trên thực tế đã thúc đẩy tốc độ la
n truyền của HIV ở nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tần suất tiêm chích ma túy thường liên quan đến loại ma túy được sử
dụng và thời gian sử dụng ma túy. Do tác động bởi những đặc điểm của ma
túy là làm cho người sử dụng có nhu cầu tăng liều nên những đối tượng có
thâm
niên nghiện ma túy lâu thường có tần suất tiêm chích cao, điều này
đương nhiên là tăng nguy cơ lây truyền các bệnh do tiêm chích.
Ở những nơi đã có tình trạng tiêm chích ma túy, việc giảm cung cấp ma
túy không thôi thì cũng không hoàn toàn tốt, trên thực tế, việc đó làm tăng
hành vi tiêm chích có nguy cơ. Khi thuốc ma túy tràn ngập thì người nghiện
thường dùng đường hút hơn là đường tiêm chích, tuy nhiên, tiêm chích mang
lại sảng khoái với một liều nhỏ hơn thuốc hút, do đó người nghiện có thể
chuyển từ hút sang c
hích nếu nguồn cung cấp thuốc bị giảm đi. Một nghiên
cứu ở Calcutta cho thấy số bắt giữ các vụ heroin nhiều kéo theo tỷ lệ những
người nghiện chuyển sang chích tăng mạnh [8].


Các nhà nghiên cứu qua những thiết kế nghiên cứu khác nhau đã có kết
luận về các yếu tố nguy cơ làm
tăng khả năng nhiễm bệnh. Davises và Peters,
trong một mẫu nghiên cứu 364 đối tượng nghiện chích tại thành phố
Edinburgh, Scotland cho rằng những người nghiện chích ma túy sớm, không
có nghề nghiệp ổn định, có tiền sử bị giam giữ, có nguy cơ mắc các bệnh lây
truyền qua đường máu cao hơn những người khác và nguy cơ mắc bệnh tăng
lên nếu bị ra vào tù nhiều lần.
Một nghiê
n cứu quốc tế đã được tiến hành tại 5 thành phố là Glasgow
(Scotland), Lund (Thuỵ Sỹ), Sydney (Australia), Tacoma (Mỹ) và Toronto
(Canada) là những nơi HIV có mặt trong quần thể những người tiêm chích ma
túy và vẫn giữ nguyên ở mức độ hiện mắc thấp (< 5%). Cả ba thành phố đều
có ba yếu tố phòng bệnh chung đó là: tiến hành các chương trình phòng chống
trong khi tỷ lệ hiện nhiễm HI
V huyết thanh còn thấp, chương trình trao đổi
bơm kim tiêm và tiếp cận tại cộng đồng những người tiêm chích. Nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng có thể phòng lây nhiễm HIV cho những người tiêm chích
ma túy [12].
Một so sánh mới đây giữa các thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao và thấp
ở người tiêm
chích ma túy cho thấy các thành phố thành công trong việc thay
đổi dịch ở những người nghiện chích ma túy nhìn chung có 3 nét đặc trưng:
thứ nhất họ có sự quan tâm của cộng đồng hoặc là sự giáo dục đồng đẳng để
tiếp cận và tuyên truyền cho những người nghiện ma túy, kể cả những người
khác vì lý do nào đó không nhận được thông tin tuyên truyền về HIV/AIDS
hoặc không tham
gia điều trị và tham gia các hoạt động phòng chống HIV.
Thứ hai, họ đảm bảo rằng những người nghiện ma túy dễ dàng có được bơm
kim tiêm tiệt trùng với giá rẻ qua các hiệu thuốc hoặc là chương trình trao đổi

bơm kim tiêm. Và cuối cùng, tất cả các nước này đã bắt đầu chương trình can
thiệp dự phòng trước khi tỷ lệ nhiễm HIV tăng qua một điểm giới hạn. Các

phương pháp toán học đã chứng m
inh được rằng một khi quần thể những
người tiêm chích có > 10% thì tỷ lệ nhiễm hầu như tăng một cách cố định lên
40% đến 50% trong vòng vài năm tới [12].

1.3. Nghiên cứu về đối tượng sử dụng/ tiêm chích ma túy, lần tiêm chích
ma túy đầu tiên và các yếu tố liên quan đến lần tiêm chích ma túy đầu
tiên trên thế giới và tại Việt Nam.

1.3.1. Trên thế giới:
Các nghiên cứu trên thế giới trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy trẻ
tuổi thường tập trung vào lần tiêm chích ma túy đầu tiên, các yếu tố liên quan
đến lần tiêm chích đầu tiên và ảnh hưởng của lần tiêm chích đầu tiên đến
những nguy cơ trong thực hành sử dụng ma túy của đối tượng trong tương lai

[43].
Atwood trong nghiên cứu của m
ình năm 1999 đã chỉ ra rằng lần tiêm
chích ma túy đầu tiên là một mốc quan trong trọng cuộc đời của người sử
dụng ma túy, tuy nhiên, sự kiện này lại thường không có sự chuẩn bị từ trước
do đó người sử dụng ma túy thường phải đối mặt với nguy cơ phải dùng
chung bơm kim tiêm và dụng cụ tiêm chích [29].
Trong một nghiên cứu của mìn
h tại Indonesia, Nasir đã khẳng định rằng
có ít các nghiên cứu quan tâm đến bối cảnh xã hội của quá trình chuyển đổi
của hành vi tiêm chích ma túy, lần tiêm chích ma túy đầu tiên cũng như việc
tiếp tục duy trì hành vi tiêm chích ma túy tại các nước đang phát triển. Vì vậy,

trong nghiên cứu của mình về bối cảnh xã hội dẫn đến lần tiêm chích ma túy
đầu tiên, Nasir đã chỉ ra rằng chính đặc tính của loại heroin sử dụng tại
Indonesia (putaw) và yếu tố kinh tế xã hội cũng là một lý do dẫn đến việc đối
tượng sử dụng m
a túy chuyển sang tiêm chích lần đầu tiên và tiếp tục tiêm

chích ma túy t
rong những lần sử dụng tiếp theo. Hơn nữa, chính mối tương
tác giữa sự nghèo khổ, áp lực thể hiện nam tính và động lực của việc tham gia
vào nhóm đã đẩy những nam thanh niên tại một khu ổ chuột ở Indonesia đến
với lần tiêm chích ma túy đầu tiên của quá trình tiêm chích và phải đối mặt
với nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác [46].
Trong nghiên cứu về các bối cảnh liên quan đến lần tiêm
chích ma túy
đầu tiên trên 300 đối tượng mới tiêm chích ma túy tại Australia, Crofts cho
rằng lần tiêm chích ma túy đầu tiên là một thời điểm rất quan trọng đối với cả
cá nhân người sử dụng ma túy và với cả xã hội. Với cá nhân người sử dụng
ma túy thì lần tiêm chích ma túy đầu tiên là một mốc quan trọng đánh dấu
việc người sử dụng ma túy bước vào một quá trình sử dụng ma túy theo cách
thức mới với những trải nghiệm mới, bên cạnh đó là nguy cơ mắc các bệnh
lây truyền qua đường m
áu như HIV, HBV và HCV. Đối với xã hội, lần tiêm
chích đầu tiên của người sử dụng ma túy cũng làm tăng lên số lượng người
tiêm chích ma túy. Việc tiêm chích ma túy lần đầu tiên của đối tượng thường
không có sự chuẩn bị từ trước và thường diễn ra trong một nhóm có ít người
tham gia và đối tượng thường được bạn bè, người quen hoặc bạn tình là người
hướng dẫn cách tiêm chích trong lần đầu tiên [41].
Trong một nghiên cứu về mối tương quan với hành vi dùng chung bơm
kim
tiêm trong tương lai, Battjes nhận thấy rằng những người bắt đầu tiêm

chích heroin càng sớm thì các hành vi nguy cơ của tiêm chích càng cao và
tiêm chích càng nhiều [31].
Nghiên cứu của Novelli và cộng sự đã nhận thấy mối liên quan giữa tuổi
bắt đầu tiêm
chích lần đầu tiên với khả năng giảm nguy cơ dùng lại bơm kim
tiêm, nếu bắt đầu tiêm chích ma túy ở độ tuổi càng muộn và tự tiêm chích
trong lần đầu tiên thì nguy cơ dùng lại bơm kim tiêm tại thời điểm nghiên cứu
càng giảm, trong khi đó các đối tượng nếu dùng lại bơm kim tiêm ngay trong

lần tiêm chích đầu tiên thì nguy cơ chấp nhận dùng lại bơm k
im tiêm tại thời
điểm nghiên cứu càng cao [37].
Các yếu tố có liên quan đến lần tiêm
chích đầu tiên gồm: bỏ học sớm,
thất nghiệp, gia đình đổ vỡ, vô gia cư và đi tù. Những người khuyến khích
người khác tiêm chích ma túy là những người thất nghiệp, tiêm chích nhiều
loại ma túy khác [41].
Yếu tố kinh tế xã hội cũng là yếu tố dẫn đến và duy trì việc tiêm
chích
heroin, sự kết hợp của yếu tố nghèo đói, áp lực thể hiện nam tính, động lực
của việc tham gia nhóm cũng dẫn đến việc tiêm chích chuyên nghiệp [41].

1.3.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu của Vũ Văn Tâm về tình hình nhiễm HIV và các yếu tố nguy
cơ ở người nghiện chích ma túy tại thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả
năm 2000 cho thấy hơn 80% người sử dụng ma túy tại Quảng Ninh bắt đầu sử
dụng ma túy theo cách hút/ hít, tuy nhiên thời gian chuyển từ hút/ hít sang
chích rất ngắn chỉ trong vòng 6 tháng do lý do kinh tế. Tỷ lệ hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV của nhóm đối tượng nghi

ên cứu là khá cao, có tới 51,7% đối
tượng có dùng lại bơm kim tiêm trong số đó thì 47% đối tượng không bao giờ
làm sạch bơm kim tiêm trước khi dùng lại, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm
chích ma túy là 31,9% [21].
Nghiên cứu của Võ Thanh Nga về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV
của người nghiện chích m
a túy thành phố Hà Nội năm 2000 cho thấy có
81,3% đối tượng đã tiêm chích ma túy từ 3 năm trở lên, phần lớn các đối
tượng đều chuyển sang chích heroin sau 1 – 2 năm sử dụng; có tới 25,5% đối
tượng đưa cho người khác dùng lại bơm kim tiêm của mình cũng như 22% số
đối tượng dùng lại bơm kim tiêm của người khác, đặc biệt có đến 91,3% đối
tượng có tiêm
chích ma túy chung với bạn chích [17].

Nghiên cứu năm
2002 của Đinh Thị Hải Hà về kiến thức, hành vi về
HIV/AIDS của nhóm nghiện chích ma túy ở Lai Châu cho thấy tỷ lệ dùng lại
bơm kim tiêm trong tháng qua khá cao (25,6%); chủ yếu là dùng lại bơm kim
tiêm của bạn chích (96,2%) và chủ chích (36,4%) và thường xuyên làm sạch
bơm kim tiêm không đúng cách, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm đối tượng này là
36% [7].
Cũng năm 2002, nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Việt về kiến thức, thực
hành và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy
tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cho các đối tượng tham
gia nghiên
cứu đều có thời gian tiêm chích ma túy lâu (67,9% đối tượng tiêm chích ma
túy > 5 năm) chỉ có 3,6% đối tượng mới tiêm chích ma túy trong vòng 1 năm;
64,8% đối tượng thường tiêm chích tại những địa điểm công cộng, mặc dù tỷ
lệ báo cáo có dùng lại bơm k
im tiêm của đối tượng là thấp hơn so với các

nghiên cứu tiến hành cùng thời điểm tại Lai Châu (12%) trong số đó có
32,4% đối tượng không bao giờ làm sạch bơm kim tiêm, tủy nhiên tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy lại rất cao (69,1%) [26].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trần Hiển và cộng sự trên 1.606 đối
tượng nghiện chích ma túy tại 7 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình
Dương, Bình Phước, Long An và Sóc Trăng cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HI
V
trung bình trong nhóm đối tượng có thời gian sử dụng và tiêm chích ma túy từ
1 – 2 năm là 29,3%, tại hầu hết các tỉnh tỷ lệ hiện nhiễm là >= 30%, dao động
từ 16,8% đến 40,6% [13].
Nghiên cứu m
ô tả quá trình sử dụng heroin của 1270 thanh thiếu niên 16
– 29 tuổi có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2004 – 2005 cho kết quả về tuổi
bắt đầu sử dụng heroin là 18,5 tuổi trong số đó có 5,1% đã chích heroin ngay
trong lần sử dụng heroin đầu tiên; tuổi trung bình lần chích heroin đầu tiên là
22,5 tuổi [19]. Cũng rút ra từ nghiên cứu trên, Đỗ Thanh Hoa và cộng sự nhận

thấy sự khác biệt trong khoảng thời gian chuyển từ hút sang chích heroin
trong số các đối tượng có thời gian sử dụng m
a túy khác nhau, nghiên cứu đã
chỉ ra rằng các nam thanh niên càng sử dụng ma túy trong thời gian ngắn thì
khoảng thời gian chuyển từ hút sang chích càng ngắn. Điều này có nghĩa là
những nam thanh niên mới bắt đầu sử dụng ma túy trong thời gian từ năm
2000 trở lại đây thì thời gian chuyển từ hút sang chích heroin của họ ngắn hơn
so với những nam
thanh niên bắt đầu sử dụng ma túy từ những năm 1997 trở
về trước [10]. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy khoảng t
hời gian chuyển
từ hút sang chích ma túy ở những người nghiện ma túy ở Việt Nam thường từ
nửa năm đến một năm [50].

Có thể nói, các nghiên cứu nhóm đối tượng sử dụng/ tiêm chích m
a túy
tại Việt Nam là khá nhiều và phong phú, các nghiên cứu trên đều cho thấy
nguy cơ của tiêm chích ma túy với nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua
đường máu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều thu nhận các đối tượng sử
dụng/ tiêm chích ma túy trong thời gian khá dài và chỉ tập trung mô tả các
hành vi hiện tại các nguy cơ xuất phát từ hành vi tiêm chích ma túy, mà chưa
có nghiên cứu quan tâm đến lần tiêm chích heroin đầu tiên của đối tượng sử
dụng ma túy. Trong khi đó, một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng lần
tiêm
chích đầu tiên là một sự kiện có ý nghĩa trong cuộc đời của người sử
dụng ma túy vì nó là giai đoạn chuyển đổi làm tăng các nguy cơ đối với người
sử dụng ma túy, bao gồm cả nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường
máu, quá liều và nghiện ma túy [29].

1.4. Một số kh
ái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.4.1. Khái niệm về Lần tiêm chích heroin đầu tiên của nghiên cứu:
là lần đầu tiên đối tượng đưa heroin vào cơ thể mình bằng bơm kim
tiêm nhằm đạt được cảm giác thỏa mãn của bản thân.


1.4.2. Một số khái niệm về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV

Qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước [3], [4], [7],
[8], [10], [13], [18],[19], [37], [41], [43], [43], [44], [46], nghiên cứu xác định
một số đặc điểm
hành vi có nguy cơ trong lần tiêm chích heroin đầu tiên:
- Sử dụng chung dung dịch heroin trong lần chích heroin đầu tiên
- Sử dụng chung bơm kim tiêm trong lần tiêm chích heroin đầu tiên

- Nguy cơ của đối tượng giảm dần theo các cấp độ phụ thuộc của đối
tượng vào người khác trong lần đầu chích heroin:
o Đối tượng tự chuẩn bị dung dịch heroin và chích heroin một
mình
o Đối tượng được người khác hướng dẫn cách chuẩn bị dung dịch
heroin và cách tiêm chích rồi tự chích cho m
ình
o Đối tượng nhờ người khác chuẩn bị dung dịch heroin và chích hộ
- Nguy cơ của đối tượng giảm dần theo khoảng thời gian đối tượng có
thể tự chuẩn bị dung dịch heroin và tự tiêm chích được sau lần chích
heroin đầu tiên: Qua quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đưa ra
giả định rằng nguy cơ lây nhiễm HIV của đối tượng thay đổi trong gia
i
đoạn đầu quá trình tiêm chích heroin. Nguy cơ lây nhiễm HIV và các
bệnh lây truyền qua đường máu của đối tượng giảm nếu đối tượng có
được sự chủ động trong quá trình tiêm chích heroin. Sự thay đổi này
được đánh dấu bới khả năng tự chích heroin cho mình. Lần đầu tiên đối
tượng tự chích được là mốc đánh dấu việc nguy cơ lây nhiễm HIV của
đối tượng do tiêm chích giảm.

×