Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.91 KB, 7 trang )


XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
LIÊN MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ
Mã số: V2010-06

THÔNG TIN CHUNG
Chủ nhiệm đề tài:ThS. Nguyễn Trọng Đức
Đơn vị công tác: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông, Viện
KHGD Việt Nam
Điện thoại: 0439427749
Thành viên: TS. Vũ Ngọc Anh; ThS. Nguyễn Hải Hà; Lê Thị Mai
Hương; Trịnh Thị Hà; Nguyễn Thị Bình.
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử
và Địa lí ở trường THCS và bước đầu đưa ra đề xuất cho việc vận dụng
quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt
Nam sau năm 2015.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn
(trong nước và thế giới)
- Lựa chọn nội dung một số chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử - Địa
lí.
- Thử nghiệm sư phạm (tại trường PTCS Thực nghiệm)
- Đề xuất cho việc vận dụng quan điểm tích hợp trong phát
triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu; hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia; thực nghiệm
sư phạm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1/ Về lí luận


Đề tài đã làm rõ một số khái niệm có liên quan như: Tích hợp; mức
độ tích hợp môn học. Đồng thời đề tài đã chỉ rõ nguyên tắc tích hợp môn
học:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
- Đảm bảo tính khoa học
- Có những nét tương đồng trong nội dung và phương pháp của các
môn học được tích hợp.
- Đảm bảo tính khả thi
2/ Về thực tiễn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các
môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
công dân…để tạo thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và
tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích
hợp nhưng không tạo môn học mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng
hòa Liên bang Đức; Hà Lan…
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện
trong một số môn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc
nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã
được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5.
Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học
chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung
học. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều
nội dung mới đã được tích hợp vào môn học.
Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qua trình
học tập có ý nghĩa; Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít
quan trọng hơn; Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ
giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp;
Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện
phát triển kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên khi thực hiện môn tích hợp
cũng gặp phải những khó khăn như: Còn mới đối với nhà trường, với GV,

với phương diện quản lý, tâm lý HS và phụ huynh HS cũng như các nhà
khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo GV
trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học, họ khó có
thể chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới cần sự kết hợp với
chuyên nghành khác mà họ đã gắn bó; GV và các cán bộ thanh tra, chỉ
đạo thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện
chương trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học sinh và những người
lớn khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ
có đã được học.
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, đề tài đã đưa ra một
số phương pháp để dạy học tích hợp hiệu quả:
- Dạy học theo dự án
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Trên cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp, tìm hiểu chương trình và
sách giáo khoa hai môn Lịch sử và Địa lí các cấp THCS, đề tài nghiên
cứu khả năng tích hợp môn Lịch sử và Địa lí:
Về mặt nội dung: Hai môn Lịch sử, Địa lí (phần địa lí dân cư, địa lí
kinh tế) đều có những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn,
đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ
mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tuy rằng mỗi môn học
có mục tiêu riêng. Như vậy Lịch sử chú ý tới tính Lịch đại, đến quá trình
hình thành và phát triển của xã hội, trong khi đó địa lí chú ý đến tính
không gian (lãnh thổ) của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay.
Tuy vậy, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự
kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định
với các điều kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí; các sự vật hiện
tượng địa lí cũng phát triển theo thời gian. Về mặt kỹ năng, Lịch sử và
Địa lí đều sử dụng phương tiện trực quan bản đồ, Atlat, tranh ảnh…khai

thác kiến thức. Vì vậy các kiến thức địa lí, lịch sử có thể hỗ trợ cho nhau
một cách đắc lực.
Về mặt phương pháp dạy học: Trong quá trình dạy học, GV lịch
sử, địa lí đã vận dụng phương pháp (PP) dạy học theo con đường qui nạp,
đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn tới những
nhận xét, kết luận mang tính khái quát. Không chỉ như môn địa lí, môn
lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một
phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến các hiện
tượng địa lí, sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh cần biết cách sử dụng bản
đồ khi học hai môn này.
Tuy nhiên giữa hai môn vẫn có sự khác biệt đáng kể: Môn địa lí
trong trường học Việt Nam, ngoài những kiến thức địa lí khu vực còn có
kiến thưc địa lí tự nhiên đại cương. Những kiến thức này liên quan đến
nhiều môn khoa học tự nhiên; trong việc xem xét các mối quan hệ giữa
không gian và thời gian, môn Lịch sử chủ yếu chú ý tới các PP dạy học
phân tích các sự kiện trong quá khứ, trong khi đó môn Địa lí tập trung
vào các sự vật, hiện tượng của hiện tại. Đối tượng nghiên cứu của môn
địa lí là các không gian khác nhau. Trong khi đó, đối với môn Lịch sử,
không gian chỉ là các điều kiện để giải thích, tìm hiểu các sự kiện lịch sử;
Trong việc khôi phục và tiếp cận các hiện tượng địa lí, lịch sử: nhiều hiện
tượng địa lí có thể khôi phục trong phòng thí nghiệm hoặt quan sát ngoài
thực địa, các hiện tượng, sự kiện lịch sử phải sử dụng các biện pháp hồi
tưởng để khôi phục lại, khó có thể tạo khung cảnh lịch sử ở trên lớp học.
Điều đó buộc giáo viên phải dùng lời hoặc dùng tranh ảnh để minh họa,
để tạo các biểu tượng lịch sử.
Cơ sở lí luận để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa
lí: Căn cứ vào nội hàm khái niệm tích hợp, các mức độ tích hợp đã được
trình bày.
Cơ sở thực tiễn: căn cứ vào xu hướng tích hợp các môn khoa học
xã hội ở một số nước trên thế giới; Thực tế ở Việt Nam, cấp tiểu học, nội

dung môn lịch sử và địa lí được tích hợp trong môn tự nhiên - xã hội (từ
lớp 1 đến lớp 3), lớp 4, 5 là môn địa lí; Nội dung chương trình sách giáo
khoa Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS Việt Nam có mối liên hệ chung về
mục tiêu, nội dung, phương pháp; kinh nghiệm dạy học dự án là một hình
thức tích hợp liên môn ở một số nước: Bỉ, Úc; Dạy học dự án ở Việt Nam
đặc biệt dựa vào tài liệu kinh nghiệm của dự án Việt – Bỉ; Định hướng
thực hiện vận dụng quan điểm tích hợp trong giai đoạn sau năm 2015.
Việc xây dựng chủ đề tích hợp được thực hiên theo một số nguyên
tắc sau: Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo
dục môn học; Bảo đảm tích hợp nội dung, phương pháp: Nội dung chủ đề
HS khai thác, vận dụng kiến thức của Bộ môn Lịch sử và Địa lí để phát
hiện và giải quyết vấn đề, chủ động, sáng tạo, hợp tác…; Gắn với thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh (HS); Phù hợp với năng lực của HS, phù hợp với điều kiện khách
quan của trường hiện nay; Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ
chức cho HS học tập tích cực, giúp HS khai thác kiến thức môn, phát hiện
một số kỹ năng, năng lực chung.
Các bước xây dựng chủ để tích hợp:
Bước 1: Phân tích nội dung chương trình của môn để tìm ra những
nội dung chung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại
được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn.
Bước 2: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp
với năng lực của HS.
Bước 3: Đề xuất và tiến hành xây dựng một số chủ đề cụ thể ở lớp
8 và 9
Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung chương trình môn Lịch
sử và Địa lí, các nguyên tắc đã đề ra và theo quy trình 4 bước đề tài đã
lựa chọn 2 chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 8 và lớp 9
như sau:

Chủ đề 1: Tìm hiểu Lịch sử - Địa lí khu vực Đông Nam Á (lớp 8)
Chủ đề 2: Tìm hiểu một số vấn đề của địa phương ví dụ là: Tìm
hiểu tài nguyên du lịch Hà Nội (lớp 9)
Kết quả thử nghiệm cho thấy: HS biết vận dụng kiến thức của hai
môn Lịch sử và Địa lí để tìm hiểu và giải quyết hai chủ đề. HS thấy hứng
thú khi giải quyết bài tập theo kiểu dự án. Tuy nhiên về phía giáo viên
vẫn còn lúng túng; không tự tin khi đảm nhận việc giảng dạy những nội
dung không thuộc chuyên môn của mình. Khả năng vận dụng liên kết
kiến thức giữa các môn của HS còn hạn chế.
Một số đề xuất:
+ Hai môn học vẫn trình bày riêng rẽ, nhưng cần lựa chọn một số
mục tiêu, nội dung chung để thực hiện tích hợp bằng cách sử dụng đồng
thời kiến thức của hai môn và thiết kế
3/ Một số khuyến nghị
Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường,
cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp
môn học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung
của nhiều nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học
theo hướng tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp
ứng được yêu cầu học tập tích hợp.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo GV trong các trường sư phạm từ
mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ GV khi thực
hiện chương trình tích hợp.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm
tra đánh giá theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp
môn hoc.

- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo
các phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp
Việt Nam

×