Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

thuyết minh Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.38 KB, 62 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
THUYẾT MINH NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tên nhiệm vụ: Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái
biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững.
(Tiểu dự án số 01)
THUỘC DỰ ÁN
"Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ, hải sản vùng biển Việt Nam;
Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững"
Cơ quan chủ trì:
Cơ quan thực hiện:
Điện thoại:
Địa chỉ:
Chủ trì dự án:
Email:
Thời gian thực hiện:
Tổng kinh phí:
Hà Nội, tháng năm 2009
ĐỀ CƯƠNG TIỂU DỰ ÁN XÂY DỰNG TRÊN CƠ SỞ:
- Quyết định số 4226 QĐ/BNN - KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc phê duyệt danh mục các nhiệm vụ/ dự án bảo vệ
môi trường năm 2009.
- Các góp ý của hội đồng khoa học thẩm định nội dung thuyết minh đề cương ngày
21 tháng 02 năm 2009 tại Cục Khai thác và bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Tên dự án là" Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt
Nam phục vụ phát triển bền vững". Tuy nhiên, được hiểu là: "Tổng quan hiện trạng đa
dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững".
THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ
1. Tên nhiệm vụ:
Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh
học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục
vụ phát triển bền vững
2. Mã số quản lý:
3. Thời gian thực hiện:
(Từ đến tháng )
4. Cấp quản lý: Bé (x)
5. Kinh phí:
Nguồn: Ngân sách sự nghiệp môi trường Tổng sè:
6. Thuộc nhiệm vụ: Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
7 Lĩnh vực khoa học: Bảo vệ môi trường
8 Lý lịch chủ nhiệm nhiệm vụ:
Họ và tên:
Năm sinh:
Nam/Nữ:
Học hàm: Năm được phong học hàm
Học vị: Năm đạt học vị:
Chức danh khoa học: Chức vụ:
Điện thoại cơ quan:
Điện thoại nhà riêng:
Điện thoại di động:
Fax: Email:
Tên cơ quan đang công tác:
Địa chỉ cơ quan:
Địa chỉ nhà riêng:
9 Cơ quan chủ trì nhiệm vụ:
Tên cơ quan chủ trì dự án:
Điện thoại: Fax:

Email:
Website:
Địa chỉ:
Họ và tên thủ trưởng cơ quan:
Số tài khoản:
Ngân hàng:
Tên cơ quan chủ nhiệm nhiệm vụ:
Ghi chó:
Trong trường hợp tổ chức và cá nhân thấy cần trình bày cho rõ hơn một số mục nào đó của bản
thuyết minh này, có thể trình bày dài hơn, nhưng tổng số trang của thuyết minh không quá 25 trang (không
kể phần phụ lục về giải trình kinh phó nhiệm vụ).
II. NỘI DUNG CỦA NHIỆM VỤ
10 Mục tiêu của nhiệm vụ
* Mục tiêu lâu dài:
Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát
triển bền vững.
* Mục tiêu trước mắt:
• Có được tổng quan về hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái ở biển Việt
Nam.
• Có được đánh giá tổng hợp về hiện trạng đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái,
tình hình kiểm tra, nghiên cứu đa dạng sinh học biển Việt Nam, những kết quả đã
đạt được và những vấn đề tồng tại cần giải quyết.
11 Tình hình nghiên cứu và giải thích sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ
• Tình trạng nhiệm vụ:  Mới  Kế tiếp nhiệm vụ đã kết thúc giai đoạn trước

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của nhiệm vụ
Khái niệm về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái
Theo công ước đa dạng sinh học 1992 thì "đa dạng sinh học" có nghĩa là sự khác nhau
giữa các sinh vật sống ở tất cả các nơi, bao gồm: các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển,
các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà các sinh vật là một phần. Thuật

ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái, tức là
đa dạng sinh học được thể hiện ở 3 cấp độ, bao gồm: đa dạng kiểu gen (đa dạng di truyền),
đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (www.nea.gov.vn).
Công ước đa dạng sinh học 1992 định nghĩa "các hệ sinh thái" là một tổ hợp linh hoạt
của thực vật, động vật, của quần xã vi sinh vật và của môi trường vô sinh, các bộ phận hợp
thành này tương tác với nhau như một đơn vị chức năng.
Đa dạng sinh học hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá
trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi của chúng trong từng hệ sinh thái. Đa dạng
hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên. Nó có thể bao gồm
việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của
loài (www.nea.gov.vn).
• Ngoài nước:
Hiện nay, thế giới đang đứng trước nguy cơ mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng
sinh học diễn ra nhanh với tốc độ chưa từng thấy trên phạm vi toàn cầu. Nhiều hệ sinh thái
đã và đang bị xâm hại làm cho nơi sinh cư của các hệ sinh thái, các loài sinh vật, các nước
trên thế giới đã có những hành động cụ thể, trong đó công ước đa dạng sinh học năm 1992
là thoả thuận toàn cầu đầu tiên cung cấp một khuôn khổ toàn diện để giải quyết nhiều mặt
của việc bảo vệ đa dạng sinh học. Cho đến nay, các quốc gia tham gia công ước đa dạng
sinh học 1992 đã có những thành công nhất định trong quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý
các hệ sinh thái với mục đích bảo vệ đa dạng sinh học.
Từ những năm 1990 của thế kỷ 20, chính phủ Australia đã có những hành động cụ thể
để bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái (Anon, 1998; 2001; 2004). Đánh giá
biến động đa dạng sinh học, đa dạng loài và hiện trạng các hệ sinh thái đã được thực hiện
hàng năm thông qua các chương trình nghiên cứu, giám sát và quản lý có sự phối hợp đa
ngành. Thông tin về đa dạng sinh học ở các cấp độ khác nhau và hiện trạng các hệ sinh thái
có được từ các chương trình nghiên cứu, giám sát là cơ sở khoa học cho việc quản lý, bảo
vệ tính đa dạng sinh học và bảo tồn. Australia cũng đã xây dựng các chương trình bảo vệ
tính đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái nói chung và đa dạng sinh học trong nội tại các
hệ sinh thái.
Việc xây dựng các khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve, BR), bảo tồn biển

(MPA), khu vực cấm đánh bắt (No Take Zone, NTZ) là những hoạt động thiết thực nhằm
bảo vệ các hệ sinh thái nói chung và bảo vệ các loài sinh vật nói riêng. Khu bảo tồn biển
đầu tiên trên thế giới được thành lập ở bảng Floria, Hoa Kỳ vào năm 1935 với diện tích
18.850 (ha) mặt biển và 35ha vùng đất ven bê. Cho đến nay diện tích các khu bảo tồn biển
đã được hình thành khá nhiều. Theo kết quả nghiên cứu đến năm 1970, cả thế giới có 118
khu bảo vệ biển ở 27 Quốc gia nhưng đến năm 1995 trên toàn thế giới đã thống kê được
1.306 khu bảo tồn biển, phân bố tại 18 vùng địa lý sinh vật biển khác nhau (trong đó Việt
Nam nằm trong vùng số 13). Trong sè 1.306 khu bảo tồn biển đã thống kê có khoảng 640
khu được xác định là ưu tiên Quốc ia về bảo tồn Đa dạng sinh học.
Vùng biển Đông Nam Á là nơi có mức độ đa dạng sinh học biển cao. Chỉ tính riêng 2
Quốc gia Indonesia và Philippine cho thấy diện tích rạn san hô tại đây chiếm 77% diện tích
rạn san hô của khu vực. Theo số liệu nghiên cứu đến năm 2002 đã có 310 khu bảo tồn biển
được thiết lập nhằm bảo tồn nguồn lợi đa dạng sinh học tại khu vực.
Mặc dù hệ thống các khu bảo tồn biển trong khu vực Đông Nam Á được thiết lập
nhiều nhưng hiện trạng quản lý các khu bảo tồn có hiệu quả chưa cao, có đến 46% các khu
bảo tồn biển đã được thiết kế, nhưng quản lý không tốt. Nhiều khu vực vẫn bị tác động trực
tiếp từ các hoạt động bên ngoài. Để quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn biển cần có các
biện pháp song song trong việc bảo vệ và thiết lập hệ thống khu bảo tồn biển.
Tổng kết hơn 20 năm xây dựng và hoạt động của các khu bảo tồn biển trên thế giới,
G.Kelleher và C. Recchia (1998) đã nhận xét:
Với bối cảnh hiện nay, rất khó tách rời việc sử dụng tài nguyên với nhiệm vụ bảo tồn.
Mục tiêu kinh tế - xã hội thường quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động
của một khu bảo tồn. Vì vậy, bên cạnh các điều kiện thiên nhiên, mặt kinh tế, xã hội cũng
rất cần được chú trọng khi xác định địa điểm, tổ chức hoạt động, quản lý các khu bảo tồn.
Để mét khu bảo tồn đạt kết quả, sù tham gia của người dân địa phương với lợi Ých rõ
ràng cần được chú trọng ngay từ khi thành lập các khu bảo tồn và cả trong quá trình hoạt
động, quản lý sau này.
Quyết định thành lập một khu bảo tồn nên căn cứ trước hết vào những điều kiện kinh
tế - xã hội thực tế của địa phương, khả năng đảm bảo thực hiện các mục tiêu đặt ra, trong
đó có sự tham gia của địa phương hơn là sự hoàn thiện các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, ý

nghĩa khoa học, sinh thái của khu lựa chọn.
Về mối quan hệ của khu bảo tồn với cộng đồng dân cư địa phương, điều quan trọng là
không nên đối lập mục tiêu của khu bảo tồn với quyền lợi của cộng đồng địa phương.
Người dân địa phương sống lâu đời ở nơi đây, cần được tôn trọng, bằng cách để họ tham
gia, hoặc Ýt ra là được hỏi ý kiến trong xây dựng và quản lý khu bảo tồn.
Từ các thông tin về xây dựng và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên thế giới có thể
nhận xét nh sau:
Việc thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền và trên biển ngày càng được
đẩy mạnh trên thế giới. Hệ thống phân hạng của IUCN càng ngày càng được các nước coi
trọng, lấy làm cơ sở cho việc phân hạng các khu bảo tồn với sự điều chỉnh cần thiết tuân
theo điều kiện của mỗi nước.
Các thứ hạng II, III, IV chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các khu bảo tồn đã được thành
lập ở các nước. Có thể đây là các thứ hạng có hoạt động mang lại lợi Ých thiết thực (du
lịch, sản lượng thủy sản tăng) cho khu bảo tồn.
Trong việc xây dựng và quản lý, hoạt động của khu bảo tồn, khác với trước đây vai trò
của cộng đồng dân cư địa phương ngày càng được đề cao, chú trọng tới lợi Ých của khu
bảo tồn mang lại cho họ và cộng đồng trách nhiệm với họ. Việc xa rời, đối lập với địa
phương thường là một trong những nguyên nhân thất bại trong hoạt động của một khu bảo
tồn.
• Trong nước:
Tình hình điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi ở biển Việt Nam có vùng
đặc quyền kinh tế trên biển rộng trên một triệu km
2
, với rất nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ
nằm rải rác từ Bắc vào Nam, có bờ biển dài trên 3.200km và hệ thống sông ngòi dày đặc
chảy ra biển tạo nên các hệ thống cửa sông, đàm phá ven biển với những kiểu hệ sinh thái
đặc thù. Các hệ sinh thái đó là nơi cư trú của rất nhiều loài thủ sinh vật, tạo nên những khu
hệ sinh vật có tính đa dạng sinh học cao là cơ sở để phát triển kinh tế thủy sản (Bộ Thuỷ
sản, 1996).
Nghiên cứu đa dạng sinh học ở vùng biển Việt nam được tiến hành khá sớm. Các số

liệu thống kê về đa dạng sinh học biển Việt Nam đã được thu thập từ những thập kỷ đầu
của thế kỷ 20. Nghiên cứu của Maurice Rose (1926) đã công bố danh sách gồm 42 loài
thực vật phù du, 109 loài động vật phù du (1955), 119 loài chân mái chèo - Copepoda
(Maurice Rose, 1956) ở vịnh Nha Trang. Hamon (1956) đã đưa ra danh sách 11 loài hàm
tơ (Chaetognatha) tìm thấy ở biển Việt Nam.
Các chương trình điều tra tổng hợp biển Việt Nam và vùng phụ cận sau đó cũng đã
được tiến hành như: chương trình Việt - Trung )1959 - 1962), Việt - Xô (1960 - 1961),
chương trình NAGA của Mỹ (1959 - 1961), các chương trình điều tra của Trạm Nghiên
cứu Cá biển năm 1962 - 1965 … Hoàng Quốc Trương (1962, 1963, 1967), đã xác định
được 245 loài thực vật phù du ở vịnh Nha Trang. Shirota (1963) đã đưa ra mét danh sách
các loài sinh vật phù du biển gần bờ từ Huế trở vào với số lượng lên tới 984 loài. Reysae
(1968) đã xác định được 118 loài tảo silic (Bacilliriophyta) ở Cầu Đá, Nha Trang. Trong
kết quả điều tra các năm 1970 - 1972 tại khu vực cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy
và vùng gần bờ Quảng Ninh - Hải Phòng, Trương Ngọc An (1976) đã xác định được 210
loài thực vật phù du.
Nhiều chuyến điều tra, khảo sát sau đó trên các vùng biển của Việt Nam cũng đã được
tiến hành như: các chuyến điều tra nghiên cứu tổng hợp biển vùng biển Thuận Hải - Minh
Hải (1978 - 1980) (RIMF & IMR, 1979), các hợp tác nghiên cứu Việt - Xô (1979 - 1986)
chủ yếu trên các vùng biển Trung và Nam Bộ, các chuyến nghiên cứu trên các vùng biển
Đông và Tây Nam Bé (1981 - 1985)… đã góp phần xây dựng nên một bức tranh khái quát
về sự đa dạng phong phú các hệ sinh thái cũng như thành phần loài sinh vật tại vùng biển
Việt Nam. "Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam (1996)" là một sự tổng kết sơ lược những kết quả
nghiên cứu về biển Việt Nam gồm khoảng trên 2.000 loài cá với hơn 100 loài cá kinh tế.
Cá rạn san hô có khoảng 340 loài (chiếm khoảng 16,6%), 1.194 loài sinh vật phù du, trên
600 loài rong biển, 70 loài tôm biển… Khu hệ san hô cứng Việt Nam cũng được các tác giả
mô tả là khá đa dạng (Tuấn & Hoàng, 1996) với tổng số 69 giống san hô tạo rạn. Trong đó,
vùng biển ven bê Nam Trung Bộ có sự đa dạng về giống loài cao nhất (67 giống). Các
vùng biển Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ có số giống xấp xỉ nhau (48 và 49).
Vùng biển Tây Nam Bộ phát hiện được 43 giống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đưa
ra những khuyến cáo về các nguyên nhân gây giảm sút nghiêm trọng nguồn lợi biển. Trong

các năm 1993 - 1997, chương trình Biển Đông - Hải đảo tiến hành nghiên cứu ở vùng biển
quần đảo Trường Sa và vùng phụ cận đã xác định được tổng số 443 loài sinh vật phù du.
Trên cơ sở tổng kết các kết quả khảo sát động vật đáy biển Việt Nam từ 1959 đến 2001
ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển ven bờ, Nguyễn Xuân Dục (2003) đã đưa ra bản danh mục 352
loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc 143 giống, 43 họ, 8 bé, 3 lớp phụ. Các họ có mức độ đa
dạng sinh học cao là: Arcidae (8 giống, 22 loài); Solenidae (5 giống, 18 loài). Đa dạng sinh
thái vùng phân bố: Vùng bãi triều có 155 loài phân bố (chiếm 44% tổng số loài); Vùng ven
bờ ở độ sâu < 30m có 195 loài (56%); Vùng biển khơi, độ sâu > 30m, có 95 loài (27%). Số
loài phân bố trong chất đáy bùn cát là cao nhất (202 loài, 58%); Tiếp đến là chất đáy cát
bùn (54 loài, 15%); Với chất đáy bùn nhuyễn có 34 loài (10%); Sống chui đục trong đá và
bám trên đá có 31 loài (9%); Sống trong chất đáy là cát có 29 loài (8%); Sông chui đục
trong gỗ có 27 loài (họ Teredinidae và Pholadidae).
Từ kết quả nghiên cứu và tổng hợp số liệu đã có của nhiều công trình nghiên cứu về đa
dạng sinh học dải ven bờ Bắc Việt Nam, trong chương trình hợp tác Việt Nam - Italia
(2002 - 2004), Đỗ Công Thung và Massimo Sarti đã đưa ra bản thống kê danh mục thành
phần loài sinh vật biển dải ven bờ từ Trà Cổ đến bắc đèo Hải Vân gồm: 3.788 loài. Đây là
danh mục thành phần loài đầu tiên có được của Việt Nam về khu vực này. Trong đó gồm
1.790 loài đọng vật đáy (49,4%), 555 loài cá biển (15,3%), 494 loài thực vật phù du
(13,6%), 207 loài động vật phù du (5,7%), 259 loài rong cỏ biển (7,4%), 199 loài san hô
(5,5%), 115 loài thực vật ngập mặn (3,2%). Đặc biệt lần đầu tiên đã có được danh lục của
161 loài hải miên ở dải ven bờ phía bắc Việt Nam (Đỗ Công Thung, 2004).
Tại quần đảo Trường Sa, trong những nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã
pháth iện 739 loài ĐVĐ, 364 loài san hô, 322 loài cá rạn san hô, 255 loài rong biển. Bước
đầu thống kê được 13 loài thân mềm được ghi vào trong sách đỏ Việt Nam, bổ sung thêm
cho danh mục sinh vật quần đảo Trường Sa thêm 214 loài sinh vật phù du, 40 loài san hô,
31 loài rong biển, 132 loài cá. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng đã không gạp lại 90 loài tảo
và 97 loài động vật phù du đã từng gặp trong thời kỳ 1993 - 1997. Các nghiên cứu cũng
cho thấy xu thế biến động nguồn lợi, thành phần loài cá theo sự biến động của sinh vật phù
du là rất rõ rệt (Cảnh, 2005; Cảnh et al., 2005).
Năm 2001, trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các tiêu chí bảo tồn, dự án

thí điểm thành lập "Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Nha Trang)" đã được triển khai hoạt động
với sự tài trợ của Danida, WB - GEF và IUCN trên diện tích 13.000 ha. Sau 5 năm đi vào
hoạt động đến nay mô hình này đã được các chuyên gia trong nước và nước ngoài đánh giá
là thành công, hiệu quả và đang ngày càng nâng cao đa dạng sinh học trên các hệ sinh thái
trong vùng và lân cận. Kết quả của dự án đang làm cơ sở cho việc thành lập các khu bảo
tồn khác.
Năm 2003 - 2004 đề tài" nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản
lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô" đã triển kh ai va cho những cơ sở khoa học vững
chắc trong việc quy hoạch vùng này nhằm phát triển bền vững nguồn lợi (Khương et al.,
2005). Nội dung chủ yếu là khảo sát tính đa dạng sin học của các hệ sinh thái rạn san hô,
thảm rong cỏ biển, rừng ngập mặn, các vùng triều trogn khu vực.
Từ năm 2005 đến nay, đề tài " Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến
thành lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa
Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn lợi" đã được triển khai và đã thu được một
số kết quả đáng tin cậy về nguồn lợi cá rạn san hô và nguồn lợi hải sản ở vùng dốc thềm lục
địa (Khương, 2007). Những nghiên cứu gần đây nhất đã thống kê được 2.458 loài cá biển
(Chung & Định, 2005), 225 loài tôm biển, 53 loài mực (Bộ Thủy sản, 1996), 653 loài rong,
298 loài san hô (Tuấn & Hoàng, 1996), 15 loài cỏ biển (Tiến et al., 2002) và rất nhiều loài
thủy sinh vật khác. Trữ lượng hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn 2003 - 2005 ước tính
khoảng 3,1 triệu tấn tương ứng với khả năng khai thác khoảng 1,4 triệu tấn (Sơn, 2005), trữ
lượng tôm biển ước tính khoảng 0,058 triệu tấn, trữ lượng mực ước tính khoảng 0,12 triệu
tấn.
Biển Việt Nam là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nhiều
kiểu sinh thái điển hình như hệ sinh thái cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô, cửa sông,
vùng triều, đầm phá… Nghiên cứu đa dạng sinh học cấp độ hệ sinh thái ở biển và ven biển
Việt Nam đã được thực hiện khá nhiều trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra
bức tranh khá tổng thể về đa dạng sinh học của từng kiểu hệ sinh thái, tuy nhiên vấn đề tồn
tại hiện nay là các dòng thông tin của từng hệ sinh thái nằm rải rác và chưa được tập hợp
lại gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học đối với từng kiểu hệ
sinh thái. Những nghiên cứu về hiện trạng nguồn lợi ở một số hệ sinh thái điển hình có thể

liệt kê như sau:
- Những nghiên cứu về hệ sinh thái cỏ biển
Hệ sinh thái cỏ biển đã được nghiên cứu khá sớm bảo Balansa (1885), Tsang (1939),
Derouxx (1949), Dawson (1954), Feldmann (1957) và Phạm Hoàng Hộ (1960), song kết
quả nghiên cứu còn rất tản mạn, chủ yếu là dẫn liệu một số loài cỏ biển tìm thấy khi thực
hiện các công trình nghiên cứu về rong biển.
Cỏ biển là một hệ sinh thái đặc trưng ở vùng biển nông ven bờ, có vai trò quan trọng
đối với môi trường, nguồn lợi sinh vật và cấu trúc và động thái của các hệ sinh thái vùng
ven biển, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và ổn định điều kiện môi trường,
tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú và bãi đẻ cho nhiều loài hải sản, sản sinh vật chất hữu cơ cho
hệ sinh thái ven bờ (Đại, 2005). Cỏ biển nước ta mới thực sự được nghiên cứu từ những
năm 1995 trở lại đây (Tiến, Thanh và Đại, 2002). Từ năm 1996 - 1999, phân viện Hải
Dương học Hải Phòng và Viện Hải Dương Nha Trang thực hiện công trình nghiên cứu "Cỏ
biển Việt Nam", kết quả nghiên cứu đã thống kê được 15 loài cỏ biển, kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy khu hệ cỏ biển Việt Nam rất đa dạng, là một trong hai nước có thành phần
loài cỏ biển đa dạng nhất trong khu vực (Philipine có 16 loài). Cỏ biển Việt Nam phân bố
chủ yếu ở độ sâu 3 - 5m, tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển, ven đảo nhất định. Hệ sinh
thái cỏ biển là nơi sinh cư của rất nhiều loài thủy hải sản, trong đó có những loài quý hiếm
như Dugong, Vích. Tuy nhên việc khai thác nguồn lợi cỏ biển hiện nay còn chưa tốt, chưa
tận dụng được nguồn lợi. Trong khi đó việc khai thác thiếu tổ chức, chưa có cơ sở khoa
học đã tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của cỏ biển ảnh hưởng đồng thời tới nhiều
loài thủy hải sản sống trong đó.
Vùng biển vịnh Bắc bộ nhìn chung đều có các loài cỏ biển phân bố, chúng mọc thành
các quần xã thuần loại hoặc hỗn hợp với các loài khác tạo thành các thảm cỏ rộng hàng
trăm hecta ở các vùng cửa sông hay bãi triều, các đầm phá, các vùng vịnh và quanh các
đảo. Những khu vực tập trung cỏ biển ở vịnh Bắc bộ là: vụng Hà Cối, vụng Đầm Hà
(Quảng Ninh), đảo Trần, đảo Cô Tô - Thanh Lân, dảo Cái Chiên, đảo Quan Lạn, dảo Cát
Bà, đảo hòm Nồm, hòn La, Bạch Long Vĩ. Cỏ biển cũng phân bố nhiều ở các cửa sông
như: cửa Lạch huyện, cửa Nam Triều (Hải Phòng), cửa Trà Lí, cửa lân (Thái Bình, cửa Ba
lát (Nam Định), cửa Đáy (Ninh Bình), cửa Lạch Trường (Thanh Hoá), cửa Lạch Quèn, cửa

Hội (Nghệ An), cửa Nhượng (Hà Tĩnh), cửa Lý Hoà, cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa
Tùng, cửa Việt (Quảng Trị).
Trên thế giới có khoảng 58 loài cỏ biển thuộc 12 chi nằm trong 4 họ. Ở Đông Nam Á có
khoảng 16 loài và ở Việt Nam đã xác định được khoảng 9 loài (Tiến, Thanh & Đại, 2002).
Qua nghiên cứu của Đỗ Công Thung (2000) thì cỏ biển là nơi sống của rất nhiều loài
sinh vật. Đã xác định được 127 loài thuộc 54 họ động vật đáy, 151 loài rong biển, 88 loài
cá biển thuộc 51 hộ. Chiếm ưu thế là các loài cá Trích, cá Trình, cá Đối, cá Mú, cá Lượng,
cá Phèn và cá Bơn và một số loài cá san hô như: cá Bướm, cá Bàng Chài, cá Thia sống
trong các bãi cỏ biển.
Hệ sinh thái cỏ biển còn là nơi sống của rất nhiều Êu trùng. Đã xác định được Êu trùng
của 10 họ Tôm, 1 họ cua và 15 họ cá, ngoài ra còn Êu trùng của các loài thân mềm, hai
mảnh vỏ, ốc.
Ngày nay, do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có hoạt động khai
thác, đánh bắt thủy hải sản, độ che phủ của cỏ biẻn đã giảm đi rất nhiều. Số liệu điều tra
năm 1995 cho th Êy diện tích che phủ của các bãi cỏ biển ở vịnh Bắc Bộ khoảng 3.123
hecta, đến năm 2003 diện tích cỏ biển ở vịnh Bắc Bộ chỉ còn khoảng 603 hecta (Tiến,
2004). Một số vùng đã mất hoàn toàn các bãi cỏ biển (Quan Lạn, Đồng Rui, Tuần Châu,
Bồ Hòn và một số vùng thuộc Cát Bà), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay suy thoái của
hệ sinh thái cỏ biển là các tác động của con người vào hệ sinh thái. Quá trình cải tạo đất
nông nghiệp, xây dựng các công trình ở vùng ven biển, phát triển các đầm nuôi trồng thuỷ
hải sản và phương pháp đánh bắt hải sản huỷ diệt chính là những nguyên nhân trực tiếp
làm suy thoái các công trình ở vùng ven biển, phát triển các đầm nuôi trồng thủy hải sản và
phương pháp đánh bắt hải sản huỷ diệt chính là những nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái
các bãi cỏ biển ở vịnh Bắc Bộ.
Ở vùng biển Đông Nam Bộ, cỏ biển phân bố chủ yếu là vùng bãi triều Vĩnh Hảo (tỉnh
Bình Thuận), vùng biển quanh đảo Phú Quý và Côn Sơn (Tiến, Thanh & Đại, 2002). Ở
vùng ven đảo Phú Quý đã xác định được 6 loài cỏ biển, gồm: Thalassia hẻmpichii,
Syingodium isoetifolium, Cymodocea rotundata, Halodule ovalis, H. minor, H. uninervis.
Chúng mọc chung quanh đảo trên diện tích khoảng 300 ha, cả trên các bãi san hô đã chết.
Vùng biển quanh đảo Côn Sơn thành phần loài cỏ biển rất phong phú, phân bố từ vùng

triều thấp đến độ sâu 20m. Loài ưu thế ở vùng này là Thalassia hemprichii, Cymodocean
serrulata, Halodule pinifoia, Syingodium isoetifolium, chúng mọc tự nhiên trên các bãi san
hô đã chết hay trên đáy cát, cát bùn, dựa các lạch. Theo Nguyễn Văn Tiến (2004) thì ở các
bãi có biển đảo Phú Quý và Côn Sơn thường xuất hiện loài Dugon (bò biển).
Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc là nơi phân bố của các bãi có biển có diện tích
rất lớn, phải kể đến các khu vực: Rạch Vẹm (900ha), Hàm Ninh (300ha), Bãi Bổn (200ha),
Bãi Thơm (100ha), Bãi Dầm (120ha), khu vực Đông Nam An Thới (100ha), Bãi Vòng
(50ha). Khu vực phía Tây đảo tiếp giáp với Campuchia có độ sâu nhỏ, địa hình tương đối
bằng phẳng và khí hậu nhiệt đối rất thuận lợi cho sự phát triển của cỏ biển, tuy nhiên diện
tích cỏ biển ở khu vực này chưa được thống kê. Tổng diện tích cỏ biển ở quần đảo Phú
Quốc ước tính khoảng 3.650 ha (Hương et al., 2002). Các nghiên cứu về cỏ biển ở Phú
Quốc đã thống kê được 9 loài cỏ biển, gồm: Halophila minor, isoetifolium, Cymodocea
serulata, C. rotudatata, Thalassia hemprichii, trong đó loài Cymodocea serrulata là loài
chiếm ưu thế. Các thảm cỏ biển ở Phú Quốc nằm phân bố ở những độ sâu khác nhau, từ 1,5
- 7,5m, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng biển nông từ 2 - 3m (Hoà, 2002, Tiến, Thanh &
Đại, 2002).
- Những nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô
Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái quan trọng, là nơi sinh cư, kiếm mồi và
sinh sản của hầu hết các nhóm sinh vật biển. Nền đáy cứng tên rạn là nơi mà nhiều loài
sinh vật lấy làm giá bám và sinh trưởng như sò, trai ngọc, hải miên, hải quỳ Những hang
hốc trên rạn là nơi trú Èn thuận lợi cho nhiều loài sinh vật như cá con, động vật không
xương sống trong giai đoạn còn non. Rạn san hô được xem là nơi có năng suất sinh học
cao nhất so với các hệ sinh thái khác. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt
Nam nói chung là thuận lợi cho sự phát trểin của san hô tạo rạn, trừ các vùng chịu ảnh
hưởng của các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô phân bố ở hầu hết
các vùng nước nông ven bê, ven đảo có nền đáy chắc và rất giàu có ở các quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, tính chất phân bố và hình thái các rạn san hô tương đối khác
nhau giữa các vùng địa lý (Yết, 1998; Tuấn, 2005). Có 2 dạng rạn san hô được ghi nhận là:
Rạn riền, rạn nền, ngoài ra còn ven biển Nam Việt Nam còn có những vùng phân bố san hô
nhưng rạn khong được hình thành.

Nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô ở Việt Nam đã được triển khai thực hiện nhiều
trong thời gian gần đây, với gần 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở dải ven biển Việt
Nam. Thống kê số liệu cho thấy hiện trạng độ phủ của san hô trên các rạn không ở trạng
thái tốt. Phân chia theo thang độ phủ của English et al. (1997), chỉ khoảng 1% số rạn có độ
phủ cao trong khi số rạn có độ phủ thấp chiếm tới trên 31%. Số rạn có độ phủ trung bình và
khá chỉ là trên 41% và 26%. Số liệu thống kê cụ thể cho từng vùng rạn cho thấy ra rằng chỉ
những rạn ở vùng xa bờ hoạc xa các trung tâm dân cư mới duy trì được trạng thái tương
đối tốt. Tình trạng của rạn của rạn cũng phản ánh thông qua dẫn liệu về sinh vật trong rạn
san hô. Các nghiên cứ về các rạn san hô của Nguyễn Hữu Phụng & Nguyễn Văn Long
(1997) và Nguyễn Văn Long & Nguyễn Hữu Phụng (1997) chứng tỏ rạn san hô ở vùng
Nam Trung Bộ trương đối đa dạng về loài. Số liệu thống kê mật độ các loài chủ đạo cũng
phản ánh sự nghèo nàn nghiêm trọng của các loài sinh vật rạn có giá trị thực phẩm hoặc mĩ
n ghiệ. Nhiều loài trong chúng liên tục có số ghi bằng không trên các bảng số liệu khảo sát.
Vùng biển ven bờ thuộc bờ tây Vịnh Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên Ýt thuận lợi nhất
trên phương diện sinh thái san hô tạo rạn. Các yếu tố bất lợi là nhiệt độ thấp vào mùa đông
và ảnh hưởng lớn của dòng vật chất từ đất liền. Hầu hết các vùng này đều có đáy biển
nông, nhiều bùn. Vì vậy, rạn san hô ở bờ tây vịnh Bắc Bộ thường rất hẹp và chỉ phân bố tới
độ sâu 5 - 7m, ở những nơi xa, rạn mới có thể xuống đến 10m. San hô tập trung ở các đảo
tuyến ngoài vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, quần đảo Cô Tô, đông nam đảo Cát Bà, quần
đảo Long Châu, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Hòn Sơn Dương, Hòn La - Hòn Nồm và Cồn Cỏ.
Đã phát hiện được gần 200 loài thuộc 56 giống, trong đó có 186 loài san hô tạo rạn, chỉ 11
loài không tạo rạn. Các rạn riềm ven bờ đều không xuất hiện dọc đường bờ vịnh Bắc Bộ,
mà chủ yếu ở ven các cụm đảo trên thềm lục địa như Hạ Long, Cát Bà, ở vùng này đã xác
định được 152 loài thuộc 44 giống nằm trong 12 họ. Phong phú nhất về số lượng giống,
loài san hô ở vùng Hạ Long - Cát Bà là họ Faviidae (11 giống, chiếm 25%), tiếp đó là họ
Fungiidae (6 giống, chiếm 13,6%), Dendrophyllidae (5 giống, chiếm 11,4%), Pectinidae
( 4 giống, chiếm 9,1%), các họ khác có số lượng giống loài tí hơn. San hô khu vực Bạch
Long Vỹ có hình thái dạng riềm ven đảo với diện tích khoảng 300 ha. Độ phủ trung bình
của san hô trên rạn thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Hạ Long và Cát Bà được khảo sát năm
1998 là (40,6 ± 15,6%)%, Bạch Long Vĩ là (21,7 ± 19,0)% ở năm 1995.

Ở vùng biển Đông Nam Bé, san hô phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đảo Phú Quốc và
đảo Côn Sơn, đây là vùng biển có nhiệt độ nước thường xuyên >20
0
C và chịu ảnh hưởng
lớn của biển khơi. Địa hình ven đảo cũng hình thành nhiều vụng, vịnh tạo nên sự đa dạng
về sinh cảnh, hình thái rạn cũng rất đa dạng và có thể rộng từ 50 - 800m. Tiêu biểu cho
vùng này là san hô cụm đảo Côn sơn. Mặc dù chỉ là cụm đảo không lớn, song đã phát hiện
được gần 350 loài thuộc 63 giống, trong đó trên 300 loài thuộc 61 giống là san hô tạo rạn.
Chiếm ưu thế về diện tích che phủ san hô ở Côn Sơn là các rạn sạn hô tạo rạn. Chiếm ưu
thế về diện tích che phủ san hô ở Côn Sơn là các rạn san hô dạng rạn riềm, phần lớn là các
loài: Montipora aequitubeculata, Acropora hyacinthus, Motipora digitata, chúng phát triển
mạnh tạo nên các thảm san hô đơn loài.
Nghiên cứu về khu hệ sinh vật rạn san hô từ năm 1993 đến nay đã cung cấp danh mục
gần 1000 loài động vật không xương sống trên các rạn san hô ở vùng biển ven bờ Việt
Nam. Trong đó, các nhóm và số lượng loài tương ứng như sau: Thân mền đa dạng nhất
(500 loài) được ghi nhận, sau đó là giác xác (250 loài), Giun nhiều tơ (170 loài) và da gai
(100 loài), động vật vùng triều rạn san hô chiếm khoảng 200 loài, còn lại thuộc vào vùng
dưới triều. Cho đến nay, đã ghi nhận trên 400 loài thuộc 139 giống, 44 họ cá rạn san hô ở
biển Việt Nam. Trong đó, họ cá Thia đa dạng nhất (66 loài), sau đó là họ cá Mó (61 loài)
và cá Bướm (32 loài) (Tuấn, 2005). The kết quả nghiên cứu của (Tuấn & Hoàng, 1996), độ
ch e phủ san hô trung bình ở vùng Côn Đảo trong thời gian 1994 - 1995 ước tính khoảng
43%. Gần 70% rạn san hô được xếp hạng có độ phủ cao hoặc rất cao (51 - 75% và > 75%),
gồm các điểm ở hòn Bảy Cạnh, Bông Lan, Bãi Ông Cường, Mũi Chim Chim và Hòn Tre
Nhá.
Ở vùng biển Tây Nam Bộ, vùng ven bờ không thuận lợi cho san hô phát triển do đáy
biển có nhiều bùn, nước có độ trong thấp. Ở vùng biển này, san hô phân bố chủ yếu ở các
đảo xa bờ, tập trung thành các rạn khá rộng ở quần đảo Thổ CHu, Nam Du, An Thới và
nam đảo Phú Quốc. So với các vùng biển khác, chế độ thủy văn, động lực Ýt có những
biến động lớn. Do vậy, rạn san hô tương đối đồng nhất về hình thái. Sự khác biệt chủ yếu
nền đáy tạo nên. Các rạn thường có chiều rộng từ 50 - 100m và phân bố tới độ sâu 10 -

13m. Đã phát hiện được gần 270 loài thuộc 64 giống loài san hô cứng, trong đó có 61
giống san hô tạo rạn.
- Những nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có liên quan mật thiết với hệ sinh thái rạn san hô và hệ
sinh thái cỏ biển, là nơi cư trú, sinh sống, sinh sản cảu rất nhiều loài cá, nhuyễn thể, giác
xác, chân đầu, chim, thú và các loài động vật khác (Sâm et al., 2005). Ở Việt Nam, nghiên
cứu rừng ngập mặn có từ rất sớm, tuy nhiên người đầu tiên đề cập đến phân bố địa lý của
các quần xã cây rừng ngập mặn là Phan Nguyên Hồng, các công trình nghiên cứu của ông
đã được công bố vào các năm 1970, 1975, 1991, 1996 và 1999.
Theo Phan Nguyên Hồng (1991) thì rừng ngập mặn Việt Nam được chia thành 4 tiểu
vùng chính: 1), vùng ven biển Đông Bác (từ mũi Ngọc đến Đồ Sơn( 2) vùng đồng bằng
sông Hồng (từ Đồ Sơn đến Lạch Trường), 3) vùng ven biển Trung Bộ (từ Lạch Trường đến
Vũng Tàu) và 4) Vùng ven biển Nam Bộ (từ Vũng Tàu đến mũi Nài0.
Diện tích rừng ngập mặn Việt Nam được công bố vào các năm 1943, 1962, 1982 và
2000. Trong vòng 57 năm qua, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã giảm mất 253.210
ha, chiếm khoảng 62% tổng diện tích rừng ngập mặn năm 1943. Theo số liệu năm 2000,
diện tích rừng ngập mặn chỉ bằng 38% so với năm 1943. Điều này cho thấy tốc độ suy
giảm diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam là rất cao, khoảng 4.400ha/năm. Nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến diện tích rừng ngập mặn mất đi là phá rừng lấy đất làm nông nghiệp, khai
thác gỗ, củi quá mức, ô nhiễm môi trường và phá rừng ngập mặn lấy đất làm đầm nuôi
tôm.
Theo thống kê năm 200 thì diện tích rừng ngập mặn ở ven biển vịnh Bắc Bộ (từ Quảng
Ninh tới Hà Tĩnh) khoảng 34.123 ha chiếm khoảng 29,3% tổng diện tích rừng ngập mặn
toàn quốc. Theo nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1993) thì trong các hệ sinh thái rừng
ngập mặn ở Việt Nam có tới 77 loài cây ngập mặn khác nhau, thuộc nhóm: 1), cây ngập
mặn "thực thụ": có 36 loài thuộc 20 chi nằm trong 28 họ khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy ở miền Bắc Việt Nam có 17 loài cây
ngập mặn thực thụ trong tổng số 37 loài cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam, chiếm 46 %
tổng số loài (Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2005). Đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ở
Bắc Bộ là các loài: Trang (Kandelia obovata) phân bố nhiều biển đông Bắc Bộ và vùng

đồng bằng Bắc Bộ, Mắn (Avicennia marina) phân bố nhiều ở vùng ven biển đồng bằng Bắc
Bộ chúng có khả năng cố định các bãi bùn loãng mới bồi ven biển, nơi ngập nước khi triều
thấp. Tuy nhiên chiếm ưu thế tuyệt đối trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Bắc Bộ là loài Sú
(Aegiceras corniculatus), diện tích che phủ vùng ven biển Đông Bắc Bộ. Ngoài các quần
xã cây ngập mặn phân bố tự nhiên ở trên, trong những năm gần đây ở vùng ven biển đồng
bằng Bắc Bộ đã tích cực trồng các loại rừng ngập mặn, chủ yếu là quần thể nhân tạo Trang
(Kandelia obovata), Bần chua (Sonnneratia caseolaris).
Diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ
Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu) khoảng 49872
ha chiếm 32,1% tổng diện tích rừng ngập mặn toàn quốc. Các kết quả nghiên cứu đã công
bố cho thấy vùng ven biển Đông Nam nước ta có 32 loài cây ngập mặn thực thụ trong tổng
số 37 loài cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam, chiếm 84,4% tổng số loài (Sâm, Bình, Quế
& Phương, 2005).
Theo thống kê năm 200 thì diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển Nam Bộ (Cà
Mau, Kiên Giang) khoảng 58.607ha chiếm 37,7% tổng diện tích rừng ngập mặn toàn quốc.
Các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy vùng ven biển tỉnh Cà Mau và Kiên
Giang nước ta có 33 loài cây ngập mặn thực thụ trong tổng số 37 loài cây ngập mặn thực
thụ ở Việt Nam, chiếm 89 tổng số loài (Sâm, Bình, Quế & Phương, 2005). Trong đó có
những loài cây thân gỗ, phân bố phổ biến và rất phổ biến, có vai trò quan trọng cả về kinh
tế và môi trường trong vùng như Đước hay Đước đôi (Rhizophora apiculata), Bần chua
(Sonneratia caseolaris), Mắm trắng (Avicennia alba), Mắm đen (Avicennia officnalis), Bần
trắng (Avicennia alba), Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorrhiza), vẹt tách (Bruguiera
parviflora), dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops decanda), dừa nước (Nipa
fruticans),
Rừng ngập mặn là nơi cư trú, kiếm mồi và sinh sản của rất nhiều loài sinh vật, các kết
quả nghiên cứu cho thấy ở vùng Đông Bắc Bộ (Hải Phòng - Quảng Ninh) và vùng ven biển
đồng bằng Bắc Bộ có khoảng 245 - 355 loài động vật nổi và thực vật nổi, 136 - 400 loài
thân mền và giáp xác, 130 - 194 loài cá và rất nhiều các loài chim, lưỡng cư, bò sát sinh
sống. Các loài hải sản có quan hệ chặt chẽ với hệ sinh thái rừng ngập mặn là: cá Đối (có 11
loài thuộc hộ Mugilidae), cá chẽm, cá bống (có 15 oài thuộc họ cá bống đen), cá ngát, cá

dứa, tôm (tôm thẻ, tôm he, tôm sú và tôm rảo), cua ghẹ, sọ lông, sò huyết và ngao (Sâm,
Bình, Quế & Phương, 2005).
Như vậy, có thể nói công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy hải sản đã được thực
hiện ở hầu hết các hệ sinh thái, các thủy vực. Tuy nhiên dẫn liệu về các loài thủy sinh vật
còn nằm rải rác và chưa có tính hệ thống. Cùng với sự gia tăng cường lực khai thác, áp lực
khai thác lên nguồn lợi thủy hải sản ngày càng gia tăng, các hệ sinh thái cỏ biển, rạn san
hô, đầm phá, hồ chứa ở nhiều nơi phá vỡ cân bằng sinh thái làm cho nơi ở của các loài thủy
sinh vật bị thu hẹp. Hậu quả tất yếu của nó là sự suy thoái của các hệ sinh thái. Quản lý,
bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái là việc làm cần thiết nhằm tận dụng triệt để tiềm
năng của các hệ sinh thái mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững. Việc thiết lập các khu bảo
tồn biển, các khu vực cấm khai thác là những ví dụ điển hình cho việc khoanh vùng bảo v
các hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Một số thông tin về hệ sinh thái của sông
Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp sông b iển với hoạt động mạnh của thủy triều, có sự
pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn làm cho nồng độ muối biến đổi rất nhanh theo không
gian và thời gian (Vò Trung Tạng, 1994). Đây là khu vực có nguồn dinh dưỡng rất cao
thuận tiện cho sự phát triển cả về sinh lượng và số lượng các loài sinh vật, đồng thời là nơi
nuôi dưỡng Êu trùng, nơi đẻ trứng của rấtn hiều loài sinh vật. Do đó, hệ sinh thái cửa sông
là nơi có năng suất sinh học cao hơn so với các hệ sinh thái khác (Bộ Thủy sản, 1996). Độ
muối là một trong những thông số tác động trực tiếp đến khu hệ cá cửa sông. Dựa trên sự
thích nghi của cácc loài cá đối với sự biến động nồng độ muối của môi trường, khu hệ cá
cửa sông có thể chia thành 5 nhóm chính nh sau (Vò Trung Tạng, 2005):
- Nhóm cá nước ngọt đi xuống phần đầu cửa sông, nơi có độ muối thấp để kiếm ăn.
- Nhóm loài cửa sông chính thức và phân bố khắp vùng với nồng độ muối thấp và rất
biến động theo mùa, theo thủy triều. Chúng có thể di cư vào hạ lưu sông để kiếm mồi và
sinh sản.
- Nhóm cá biển rộng muối xâm nhập vào vùng cửa sông để kiếm ăn và sinh sản.
- Nhóm cá biển hẹp muối thường xuất hiện ở phần cuối cửa sông để vỗ béo và đẻ
trứng. Chúng xuất hiện nhiều vào thời kỳ mùa khô và khi triều cường.
- Nhóm cá di cư sông biển hoặc di cư biển sông.

Các nghiên cứu về khu hệ cá ở vùng cửa sông cho thấy, thành phần loài cá ở khu vực
này khá đa dạng. Đã thống kê được 512 loài thuộc 102 họ thuộc 24 bộ cá (Vũ Trung Tạng,
1994), trong đó có khoảng 20 loài cá sụn, còn lại là cá xương. Bộ cá (Vũ Trung Tạng,
1994), trong đó có khoảng 20 loài cá sụn, còn lại là cá xương. Bộ cá vược chiếm ưu thế
trong khu hệ cá cửa sông, với trên 46% trong tổng số họ và 55% trong tổng số lượng loài.
Các bộ khác có số lượng loài chiếm ưu thế là bộ cá chình, cá nheo, cá nóc, cá mặt quỷ và
cá bơn. Bộ cá trích tuy chỉ có 3 họ nhưng lại có số lượng loài khá dông, chiếm khoảng
8,6% tổng số loài (Vũ Trung Tạng, 2005), đóng vai trò quan trọng cho nghề cá ven bê.

Sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ:
(Thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì nhiệm vụ về lĩnh
vực nghiên cứu - năm được những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến nhiệm vụ,
những kết quả nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến nhiệm vụ,
nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của nhiệm vụ 0.
Tiểu dự án số 01 "Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển
Việt Nam phục vụ phát triển bền vững" là một nội dung thuộc dự án "Điều tra tổng thể đa
dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ, hải sản vùng biển Việt Nam; Quy hoạch và xây dựng hệ
thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững". Mục tiêu của tiểu dự án được xác
định là "Điều rị tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục
vụ phát triển bền vững", gồm 4 nội dung chính như sau: (1) có được bộ dữ liệu và đánh giá
tổng hợp về tình hình điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học biển Việt Nam từ trước đến
nay; (2): Có được quy trình điều tra và hướng dẫn thu thập mẫu vật, số liệu điều tra tổng
thể đa dạng sinh học vùng biển Việt Nam; (30: Nắm được hiện trạng phân bố của các kiểu
hệ sinh thái ở vùng biển Việt Nam (vị trí địa lý, diện tích, phân bố, ); hiện trạng và tiềm
năng sử dụng các hệ sinh thái biển điển hình và (4): Đề xuất được các giải pháp quản lý, sử
dụng hợp lý các hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững.
Dựa trên những góp ý của hội đồng khoa học thẩm định nội dung thuyết minh đề
cương "Tiểu dự án 01" ngày 21 tháng 02 năm 2009 tại Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu của tiểu dự án được xác định
lại là: "Tổng quan hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát

triển bền vững". Trên cơ sở đó, các mục tiêu trước mắt của dự án được xác định lại gồm:
(1): Có được tổng quan về hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái ở Việt Nam và (2):
Có được đánh giá tổng hợp về hiện trạng đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái, tình hình
điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học biển Việt Nam, những kết quả đã đạt được và những
vấn đề tồn tại cần giải quyết.
Hiện nay, những thông tin cơ bản về hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển
rất tản mát và chưa được tập hợp một cách hệ thống gây rất nhiều khó khăn cho việc quản
lý, bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ các h ệ sinh thái và đa dạng sinh học. Thông tin cập nhật về
hiện trạng phân bố, vị trí địa lý và diện tích của hầu hết các hệ sinh thái chủ yếu dựa trên
kết quả của các chuyến điều tra những năm trước đây, các thông tin cập nhật về hiện trạng
đa dạng sinh học và phân bố của các hệ sinh thái điển hình ở vùng biển nước ta thiếu hoặc
không có.
Tiểu dự án "Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt
Nam phục vụ phát triển bền vững" sẽ tập hợp những thông tin cần thiết về hiện trạng đa
dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái ở vùng biển và ven biển Việt Nam, phân tích được
những hạn chế, những thiếu sót trước đây về công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh
học, tạo cơ sở khoa học cho các tiểu dự án tiếp theo trong dự án 47 hoạt động.
Do đó, việc tổng hợp dữ liệu hiện trạng đa dạng sinh học và phân bố của các hệ sinh
thái biển Việt Nam là việc làm cần thiết, kết quả của dự án sẽ đưa ra bức tranh tổng thể về
hiện trạng dạng sinh học của một số hệ sinh thái biển và ven biển điển hình ở Việt Nam,
góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học, giảm thiểu suy thoái các hệ sinh thái và phục vụ
phát triển bền vững.

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan:
1. Anon (1998). Australia's National Report to the Fourth Conference of the Parties to
the Convention on Biological Diversity. Department of the Environment and
Heritage Published by Environment Australia.
2. Anon (2001). Australia's National Report to the Fourth Conference fo the Parties to
the Convention on Biological Diversity. Department of the Environment and
Heritage Published by Environment Australia.

3. Anon (2004). Australia's National Report to the Fourth Conference of the Parties to
the Convention on Biological Divesity. Department of the Environment and Heritage
Published by Environment Australia.
4. Nguyễn Tiến Cảnh (2005), "Đánh giá nguồn lợi sinh vật và hiện trạng môi trường
vùng biển quần đảo Trường Sa". Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển.
Tập 3, trang 98 - 132. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
5. Bùi Đình Chung và Trần Định (2005). Danh mục ban đầu các loài cá biển Việt Nam,
trang 200 - 210. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Đại (2005), "Phục hồi và bảo vệ các thảm cỏ biển - Mô hình quản lý và
phát triển bền vững vùng biển ven bờ. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về "Bảo vệ môi
trường và nguồn lợi thuỷ sản", Hải Phòng, ngày 14 - 15/01/2005. NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Hoà (2002). "Điều tra cỏ biển và Dugon ở vùng biển Phú Quốc. Tóm
tắt báo cáo hội nghị Biển Đông, Nha Trang 16 - 19/9/2002.
8. Phan Nguyên Hồng (1991). THảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Đại học Tổng hợp
Hà Nội. Luận án Tiến sĩ sinh học.
/>9. Từ Thị Hương, Nguyễn Văn Tiến và Lê Thị THanh (2002). "Một số nghiên cứu về
quần thể cỏ biển ở huyện đảo Phú Quốc. Tóm tắt báo cáo hội nghị Biển Đông, Nhà
Trang 16 - 19/9/2002.
10. Đỗ Văn Khương (2007). Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến
thành lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục
địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn lợi. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện
Nghiên cứu Hải sản.
11. Đỗ Văn Khương, Đỗ Công Thung và Nguyễn Quang Hùng (2005). Nghiên cứu bổ
sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô
Tô. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Hải sản.
12. Nguyễn Văn Long và Nguyễn Hữu Phụng (1997). "Nguồn lợi cá rạn san hô xugn
quanh đảo Cù Lao Cau tỉnh Bình Thuận. Báo cáo khoa học hội nghị sinh học biển
toàn quốc lần 1, trang. 141 - 151".

13. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1997). Thành phần loài, nguồn lợi và một
số đặc điểm sinh học của quần xã cá rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm. Báo cáo
khoa học hội nghị sinh học biển toàn quốc lần 1, trang 131 - 140.
14. Rimef &IMR (1979). Fish resources of Vietnam. The results of the investigations by
"R/V Bien Dong" - Part I: Report of the investigations by "R/V Bien Dong" in Vinh
Bac Bo (Gulf of Tonkin), June 1977 - June 1978, Part II: Report of the investigations
by "R/V Bien Dong" off the southeastern part of Vietnam, July 1978 - December 19;
Part III: Appendices to Part I and II. Reports of cruises No 1 - 21 by "R/V Bien
Dong", March 1977 - December 1979.
15. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế & Vũ Tấn Phương (2005). Tổng
quan rừng ngập mặn Việt Nam, Dự án ngăn ngừa suy thoái môi trường biển Đông và
vịnh Thái Lan - Hợp phần rừng ngập mặn, NXB Nông nghiệp Hà nội.
16. Bộ thuỷ sản (1996), Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà
Nội.
17. Đào Mạnh Sơn (2005), "Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công
nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam". Tuyển tập các
công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3, trang 133 - 188, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
18. Vò Trung Tạng (1994). Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam, Nhà xuất bản KHKT Hà
Nội, 272 trang.
19. Vò Trung Tạng (2005). Đa dạng sinh học của khu hệ cá và nghề cá cửa sông, những
giải pháp quản lý cho phát triển bền vững. Trong: Kỷ yếu hội thảo toàn quốc Bảo vệ
Môi trường và Nguồn lợi Thuỷ sản, trang 268 - 277, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội.
20. Đỗ Công Thung (2000). Quần xã sinh vật đáy thảm cỏ biển từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng.
Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh học quốc gia. Hà Noọi, ngày 8 - 9/2000: 465 - 468.
21. Nguyễn Văn Tiến (2004). Tiến tới quản lý hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh & Nguyễn Hữu Đại (2002). Có biển Việt Nam:
Thành phần loài, phân bố, sinh thái - sinh học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật

Hà Nội.
23. Võ Sĩ Tuấn (2005). "Một số vấn đề quản lý rạn san hô biển Việt Nam: Thành tự và
định hướng. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về "Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ
sản", Hải Phòng, ngày 14 - 15/01/2005. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
24. Võ Sĩ Tuấn & Phan Kim Hoàng (1996). "Thành phần loài san hô cứng (Scleractinia -
Hexacorallia - Anthozoa) ở vùng ven biển Nam Việt Nam (Specíe composition and
dỉtibution ò hard corals (Scleractinia - Hexacorallia - Anthozoa) in Vietnam)". Tuyển
tập nghiên cứu biển, Tập 7: 194 - 204.
25. Nguyễn Huy Yết (1998). "Kết quả nghiên cứu hệ sinh thái rạn san hô và xác định các
khu bảo tồn thiên nhiên biển Việt Nam". Tạp chí hoạt động khoa học, Bộ khoa học -
Công nghệ và Môi trường.
12 Cách tiếp cận (luận cứ rõ việc lựa chọn cách tiếp cận phù hợp đối tượng nghiên
cứu để đạt mục tiêu đề ra.
Tiếp cận chung:
Tổng quan hiện trang đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam được xây dựng
dựa trên những cănc ứ khoa học về điều kiện tự nhiên, môi trường và hiện trạng tài nguyên
sinh vật, được tổng hợp chọn lọc từ các chương trình điều tra nghiên cứu đã thực hiện. Tận
dụng các nguồn lực sẵn có về cơ sơ vật chất, nhân lực của các cán bộ khoa học, các chuyên
gia đầu ngành trong lĩnh vực đa dạng sinh học, hệ sinh thái, từ đó hoàn thiện nội dung
nghiên cứu của dự án.
Tiếp cận trên cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học cho việc xây dựng tổng quan hiện trạng đa dạng sinh học được dựa
trên tập hợp các luận cứ khoa học về hiện trạng, thực tiễn và yêu cầu đặt ra của việc điều
tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản biển Việt Nam.
Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây và đa dạng sinh học, nguồn
lợi, thông tin về hiện trạng đa dạng sinh học của một số hệ sinh htái biển và ven biển điển
hình sẽ được tập hợp, phân tích đánh giá.
13 Phương pháp nghiên cứu
Luận cứ rõ việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng phù hợp với
từng nội dung của nhiệm vụ; làm rõ tính mới; sáng tạo, độc đáo của phương pháp nghiên

cứu và kỹ thuật sử dụng).
Chó ý: Đối với nhiệm vụ quan trắc cần đưa ra danh mục các thông số quan trắc,
phương pháp phân tích, địa điểm quan trắc (tỉnh, huyện, xã) và bản đồ các điểm quan trắc
(nếu có).
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp chuyên gia: Kế thừa, tổng hợp dữ liệu, thông tin về hiện trạng đa
dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái từ các chương trình, đề tài, dự án đã thực hiện ở các cơ
quan khác nhau làm cơ sở cho việc xây dựng tổng quan đa dạng sinh học của từng hệ sinh
thái cụ thể.
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Cập nhật thêm các thông tin về đa dạng
sinh học ở cấp độ hệ sinh thái từ các nguồn khác nhau thông qua việc trao đổi thông tin
dưới hình thức hội nghị, hội thảo chuyên đề. Các htông tin cập nhật cùng với các thông tin
đã có sẽp hản ánh biến động đa dạng sinh học của các hệ sinh thái hteo thời gian.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp phân tích toàn bộ các dữ liệu, thông
tin về hiện trạng điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học cấp độ hệ sinh thái từ trước tới nay
sẽ cung cấp bức tranh tổng quát về hiện trạng đa dạng sinh học của một số hệ sinh thái
biển và ven biển điển hình. Những kết quả đạt được và những hạn chế cần giải quyết cũng
sẽ được phân tích đánh giá làm cơ sở cho việc điều chỉnh các hoạt động điều tra nghiên
cứu sau này của các tiểu dự án trong dự án tổng thể.
14 Nội dung triển khai nhiệm vụ (liệt kê và mô tả những nội dung triển khai công
việc cần tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra, trong đó chỉ rõ những nội dung mới;
nội dung quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm, công nghệ chủ yếu; dự kiến những
nội dung có tính rủi ro và giải pháp khắc phục nếu có).
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan tình hình điều tra đa dạng sinh học biển và ven biển
ở Việt Nam, từ trước đến nay trên cơ sở tổng hợp tài liệu từ các nguồn khác nhau gồm:
• Nội dung 1.1. Hệ sinh thái rạn san hô
• Nội dung 1.2. Hệ sinh thái cỏ biển
• Nội dung 1.3. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
• Nội dung 1.4. Hệ sinh thái cửa sông
• Nội dung 1.5. Hệ sinh thái bãi bồi và vùng triều

• Nội dung 1.6. Hệ sinh thái nguồn lợi hải sản
• Nội dung 1.7. Hệ sinh thái đầm phá
• Nội dung 1.8. Tập hợp các báo cáo chuyên đề thành báo cáo đánh giá tổng hợp
về tình hình điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học biển và ven biển.
Nội dung 2: Nghiên cứu tổng quan hiện trạng đa dạng sinh học của một số hệ sinh
thái điển hình ở biển và ven biển Việt Nam, gồm: (1) hệ sinh thái cỏ biển; (2) hệ sinh thái
rừng ngập mặn; (3) hệ sinh thái rạn san hô; (4) hệ sinh thái cửa sông; (5) hệ sinh thái bãi
bồi - vùng triều; (6) hệ sinh thái nguồn lợi hải sản và (7) hệ sinh thái đầm phá.
Công việc cụ thể cho từng tiểu nội dung gồm:
• Tổng hợp các tài liệu, dữ liệu hiện có về đa dạng sinh học của một số hệ sinh
thái điển hình.
• Xây dựng các báo cáo tổng quan chuyên đề về hiện trạng đa dạng sinh học
của một số hệ sinh thái điển hình ở biển và ven biển Việt Nam.
• Xây dựng các bản đồ tổng quát về phân bố của một số hệ sinh thái biển và
ven biển điển hình dựa trên nguồn tài liệu đã tập hợp được từ các nghiên cứu
trước đây.
Nội dung 3: Nghiên cứu tổng quan hiện trạng sử dụng các hệ sinh thái biển Việt
Nam, gồm: (1) hệ sinh thái cỏ biển; (2) hệ sinh thái rừng ngập mặn; (3) hệ sinh thái rạn san
hô; (4) hệ sinh thái cửa sông; (5) hệ sinh thái bãi bồi - vùng triều; (6) hệ sinh thái nguồn lợi
hải sản và (7) hệ sinh thái đầm phá. Công việc cụ thể cho từng tiểu nội dung gồm:
• Tổng hợp các tài liệu, dữl iệu hiện có về hiện trạng sử dụng một số hệ sinh thái
biển và ven biển điển hình ở Việt Nam.
• Xây dựng các báo cáo chuyên đề tổng quan hiện trạng sử dụng một số hệ sinh
thái biển và ven biển điển hình ở Việt Nam.
15 Hợp tác quốc tế
Tên đối tác Nội dung hợp tác
Đã hợp tác
Dự kiến hợp tác Không có Không có
16 Kế hoạch tiến độ thực hiện
TT Các nội dung, công

việc thực hiện chủ
yếu (Các mốc đánh
giá chủ yếu)
Sản phẩm phải đạt Thời gian (Ngày
tháng bắt đầu - kết
thúc)
Người, cơ quan
thực hiện
1 2 3 4 5
1 Nội dung 1:
Nghiên cứu tổng
07 bài báo cáo tình
hình điều tra đa
Từ tháng 4 -
12/2009
Đ.V. THi
Viện NCHS

×