Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG mâu THUẪN căn bản TRONG xã hội PHƯƠNG tây TRUNG đại ( v – XVII )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.31 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Lịch Sử

BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CỔ - TRUNG ĐẠI
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH NHỮNG MÂU THUẪN
CĂN BẢN TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY
TRUNG ĐẠI ( V – XVII )
GVHD : Th.S Triệu Thị Nhân Hậu
SVTH : Thái Văn Nam
MSSV : 1356040046
Lớp : Lịch Sử K39
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 1 năm 2015
1
MỤC LỤC
Chương 1 3
Cơ sở hình thành xã hội phương Tây trung đại 3
1.1Sự sụp đổ của xã hội La Mã cổ đại 3
1.2 Qúa trình phong kiến hoá xã hội phương Tây trung đại 5
1.2.1 Sự hình thành chế độ ruộng đất phong kiến 5
1.2.2 Nguồn gốc giai cấp nông nô 5
1.2.3 Trang viên hoá nền kinh tế 6
1.3 Đặc điểm Kinh tế - chính trị phương Tây trung đại 7
1.3.1. Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ phong kiến ( sơ kỳ trung đại từ thế kỷ V đến thế kỷ XI ) 7
1.3.2 . Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến ( trung kỳ trung đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV ) 9
1.3.3 . Thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ( hậu kỳ
trung đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII ) 10
Chương 2 12
Những mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây trung đại 12
2.1 Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại ( V – XI ) 12


2.1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục và phong kiến nhà thờ 12
2.1.2 Đấu tranh giai cấp giữa nông nô với lãnh chúa phong kiến 13
2.1.3 Mâu thuẫn giữa Vua với Lãnh chúa (lãnh chúa thế tục và lãnh chúa nhà thờ) 14
2.2 Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại ( XI – XV ) 15
2.2.1 Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến 15
2.2.2 Đấu tranh giữa thợ thủ công chống quý tộc thành thị 17
2.2.3 Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng 18
2.3 Mâu thuẫn xã hội phương Tây hậu kỳ trung đại 19
2.3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến 19
2.3.2 Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản 20
Kết Luận 21
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 25
2
Chương 1
Cơ sở hình thành xã hội phương Tây trung đại
1.1Sự sụp đổ của xã hội La Mã cổ đại
Từ những thế kỷ đầu Công nguyên - tức là thời kì đầu của đế chế La Mã, chế độ sở
hữu ruộng đất đã phát triển lên cao độ. Giai cấp quý tộc chủ nô , đứng đầu là hoàng đế đã
sở hữu đến mức tối đa ruộng đất trong đế quốc. Bản đồ đế quốc La Mã vô cùng rộng lớn :
phía Đông tới bờ sông Ơfrát ( Lưỡng Hà ), phía Tây tới bờ Đại Tây Dương , phía Bắc tới
sông Ranh, sông Đanuýp, phía Nam tới sa mạc Xahara. Nhưng lúc này trong xã hội có
những mâu thuẫn trở nên sâu sắc và việc thất bại từ các cuộc chiến tranh đã dần dần làm
cho nền sản xuất kinh tế trong của La Mã lâm vào tình trạng bế tắc, mầm mống của sự
suy vong cũng bắt đầu từ đó, chính quyền trung ương ngày càng rệu rã, rơi vào khủng
hoảng, không đủ sức chi phối các tập đoàn chủ nô và các thế lực phân quyền cát cứ ở địa
phương.
Cùng với đó phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ điển hình cũng lung lay đến tận
gốc. Giai cấp quý tộc địa chủ ra sức chiếm đất đai làm cho nông dân mất hết ruộng đất,
thoát ly sản xuất. Nền kinh tế dựa trên cơ sở bóc lột nô lệ đã trở nên lỗi thời và kìm hãm
sức sản xuất phát triển . Quan hệ sản xuất phong kiến từng bước nảy sinh, phát triển.

Những điền trang lớn bóc lột người lao động theo kiểu phong kiến xuất hiện.
Sự khủng hoảng của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ được biểu hiện rõ thông
qua các cuộc đấu tranh của nô lệ, lệ nông ở Xixin, ở Gôlơ vào thế kỷ III SCN. Đến cuối
thế kỷ IV, phong trào lại dấy lên và phát triển mạnh mẽ trở thành cuộc chiến tranh nông
dân rầm rộ. Những cuộc khởi nghĩa đó làm cơ sở tồn tại của đế quốc La Mã càng thêm
thối nát. Mặc dù xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình ở La Mã sụp đổ nhưng đó là một xã
hội có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử phát triển phương Tây nói riêng và lịch sử nhân loại
nói chung, đưa xã hội Hy Lạp, La Mã phát triển lên đến đỉnh cao, là một kiểu mô hình
nhà nước mới tiến bộ hơn nhà nước cộng sản nguyên thuỷ, đánh dấu bước phát triển của
nhân loại trong việc phát triển kinh tế.
Bước vào thế kỷ thứ V TCN, Các bộ tộc người Giécmanh ở vùng phía Tây sông Ranh
và phía Đông sông Enbơ đang trong thời kỳ hình thành giai cấp và nhà nước, họ đã tiến
vào và chinh phục vùng đất La Mã. Từ đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình phong
kiến. Những yếu tố của phương thức sản xuất phong kiến đang chín muồi trong lòng đế
quốc La Mã đã đóng vai trò rất lớn trong quá trình đi đến xác lập chế độ phong kiến. Sự
3
sụp đổ của La Mã đã đẩy nhanh việc xóa bỏ những hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ, mở
đường cho sự thắng lợi của phương thức sản xuất phong kiến, loại trừ khả năng tái lập nó
trong các vương quốc man tộc Franks. Mặt khác, sự phát triển trong nội bộ xã hội của các
bộ lạc Giécmanh cũng đã cho phép tạo ra khả năng sẵn sàng tiếp thu các yếu tố của chế
độ phong kiến La Mã .
1.2 Qúa trình phong kiến hoá xã hội phương Tây trung đại
1.2.1 Sự hình thành chế độ ruộng đất phong kiến
Trong quá trình chinh phục vương quốc La Mã, các bộ tộc người Germanh đã chiếm
được rất nhiều ruộng đất. Trên cơ sở đó, họ đã mang đất đai phân cấp cho các tướng lĩnh
thân cận và ban tặng các giáo hội Kitô giáo nên họ trở giai cấp địa chủ phong kiến Giai
cấp địa chủ phong kiến phương Tây bao gồm 4 bộ phận: Thủ lĩnh người Germanh, những
thân binh người Germanh, quý tộc chủ nô La Mã đầu hàng và nhà thờ.
Đến thế kỷ VIII, chính sách ban cấp ruộng đất của phương Tây có sự thay đổi quan
trọng. Để xây dựng chế độ chính trị trung ương tập quyền, đồng thời tổ chức lại lực

lượng quân đội, nhà vua đã ban cấp ruộng đất cho kị binh, đồng thời lấy kị binh làm lực
lượng nòng cốt của quân đội nhà nước. Các kị binh giúp nhà vua dẹp các quý tộc phiến
loạn ở địa phương. Ngược lại, nhà vua ban cấp đất cho các kị sĩ của mình bằng đất công
thu được của quý tộc phong kiến theo một chế độ gọi là phong thân – bồi thần.
Theo đó, người được phong đất gọi là bồi thần, người ban cấp đất đai cho bồi thần gọi
là Tôn chủ (phong thân cho bồi thần). Bồi thần khi được ban cấp đất phải có nhiệm vụ
cung cấp binh lính cho phong quân và đóng nghĩa vụ về kinh tế. Tôn chủ có nhiệm vụ
bảo vệ bồi thần của mình. Sự ban cấp đất đai như vậy đã hình thành nên bậc thang đẳng
cấp phong kiến đó là Vua => công tước => hầu tước => bá tước => tử tước => nam
tước.Những người chủ của các lãnh địa được gọi chung là lãnh chúa, quý tộc.
Lãnh chúa lớn nhận đất từ vua được gọi là công tước và phải thực hiện nghĩa vụ
bôi thần đối với nhà vua. Lãnh địa của công tước thường rất lớn, họ ban cấp đất đai của
mình cho người khác gọi là hầu tước, những hầu tước này phải thực hiện nghĩa vụ bồi
thần đối với các công tước. Tiếp đó các hầu tước ban cấp đất đai cho bá tước. Với hình
thức lãnh địa này, chế độ ruộng đất phong kiến được hình thành và giai cấp phong kiến
ngày càng trở nên đông đảo.
Nhưng chẳng bao lâu, chính sách phong cấp ruộng đất ấy cũng có tác dụng ngược lại,
chẳng bao lâu thế lực của các của các lãnh chúa lớn mạnh trở thành những ông vua con ở
địa phương không phục tùng chính quyền trung ương nữa. Do đó, một mâu thuẫn được
4
xác lập xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại là mâu thuẫn giữa Vua với lãnh chúa phong
kiến.
1.2.2 Nguồn gốc giai cấp nông nô
Cuối thời kì của đế quốc La Mã mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô trở nên gay gắt. Thời
kỳ này các chủ đại trang viên cấp cho nô lệ nhà ở riêng và cắt trang viên của mình thành
từng mảnh đất nhỏ giao cho nô lệ tự cày cấy với những nông cụ súc vật và giống má do
chủ cung cấp. Đến vụ thu hoạch nô lệ chỉ cần nộp phần lớn hoa lợi cho địa chủ chủ nô,
người nô lệ đã dần trở thành người lệ nông. Người lệ nông so với nô lệ họ có được chút ít
tự do, được hưởng một phần lợi ích từ ruộng đất. Đời sống của lệ nông thời gian đầu có
được cải thiện nhưng về sau vì túng thiếu, lệ nông phải vay mượn nên ngày càng bị lệ

thuộc vào chủ nô.
Thời gian đầu lệ nông họ đấu tranh bằng cách bỏ trốn, nhưng về sau họ nổi dậy khởi
nghĩa kết hợp với nô lệ. Lệ nông trở thành một động lực cách mạng lật đổ chế độ chiếm
hữu nô lệ. Lệ nông là giai cấp quá độ từ nô lệ lên nông nô.
Khi chiếm được đế quốc La Mã, người Germanh đã ban tiến hành ban cấp đất đai,
trong đó bộ phân binh sĩ người Germanh cũng được ban cấp đất đai với số lượng ít. Như
vậy binh sĩ người Germanh cùng với lệ nông trở thành giai cấp nông dân tự do.
Trong xã hội còn có nông dân nửa tự do, họ là những người có địa vị cao hơn nô lệ,
nhưng lại thấp hơn lệ nông. Họ cũng được giao cho một mảnh đất để canh tác và truyền
mảnh đất ấy từ đời này sang đời khác. Ngoài ra cũng còn một bộ phận nhỏ những người
nô lệ lao động nông nghiệp khác.Tuy nhiên, giai cấp nông dân tự do vì các nguyên nhân
như thiên tai mất mùa, gia súc chết không canh tác được, chịu thuế khoá nặng nề, đi làm
nghĩa vụ binh dịch … nên rất nhiều nông dân bị phá sản, họ phải bán ruộng đất trở thành
những người không có tư liệu sản xuất, họ chỉ còn cách nhận ruộng đất của lãnh chúa đẻ
làm làm ăn và trở thành nông dân lệ thuộc.
Do sự tranh chấp đất đai giữa các lãnh chúa để tăng cường quyền lực nên ruộng đất
của những người nông dân tự do có nguy cơ bị các lãnh chúa chiếm đoạt, do đó người
nông dân tự do chỉ còn cách dâng ruộng đất cho lãnh chúa hoặc giáo hội nhờ họ che chở
rồi xin nhận lại mảnh đất ấy để cày cấy. Như vậy, nông dân tự do không những đã mất
quyền sở hữu đất đai của mình mà bản thân mình cũng không còn là người tự do nữa. Từ
đó những người nông dân tự do và cả đời con cháu của họ đã trở thành nông nô.
Về mặt chính trị, tuy nông nô chưa hoàn toàn mất tự do, nhưng họ bị lệ thuộc vào
lãnh chúa về mặt thân thể . Họ không được tự tiện rời bỏ ruộng đất mà chủ giao cho, hơn
nữa con cháu về sau cũng phài kế thừa và làm nông nô cho lãnh chúa. Như vậy, tuy nông
5
nô không hoàn toàn mất tự do, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào lãnh chúa nhưng thực tế
thì đời sống và địa vị của họ không hơn nô lệ được bao nhiêu.
1.2.3 Trang viên hoá nền kinh tế
Trong thời kỳ cuối của chế độ La Mã các trang viên đã xuất hiện. Khi người Germanh
xâm chiếm đế quốc La Mã và thành lập các trang viên, các lãnh chúa thường dựa vào các

cơ sở có sẵn như các điền trang của chủ nô La Mã trước kia, chỉ những nơi không có các
cơ sở cũ thì họ mới thành lập những trang viên hoàn toàn mới.
Tuỳ theo từng nơi mà diện tích của trang viên cũng khác nhau. Các trang viên thường
bao gồm một ngôi làng (đôi khi nhiều hơn) là chỗ ở của các nông dân tự do và không tự
do. Một con suối với một hoặc hai cái ao… Vùng đất canh tác ở trong các trang viên
được chia làm nhiều phần, phần lớn hơn thường thường giữa 1/3 hoặc 1/2 gồm có ruộng
đất của địa chủ, phần khác là phần đất nhà chung được canh tác trồng trọt thuộc quyền
sử dụng của nhà thờ, phần còn lại được phân thành tài sản của tá điền và đất chung.
Trang viên phong kiến là những đơn vị kinh tế tự cấp tự túc. Ngoài việc sản xuất nông
nghiệp, trong trang viên còn sản xuất thủ công nghiệp . Cho nên, trong các trang viên
ngoài những nông nô làm ruộng còn có những nông nô làm nghề thủ công như thợ mộc,
thợ rèn, thợ dao kiếm, thợ vàng bạc, thợ tiện… Các trang viên về cơ bản có thể thoả mãn
được nhu cầu về lương thực – thực phẩm cũng như các loại đồ dùng hàng ngày của lãnh
chúa và nông nô. chỉ có những thứ không sản xuất được như muối, sắt, và các thứ hàng
xa xỉ như vải, lụa, hương liệu, vũ khí thì trang viên mới phải mua từ bên ngoài. Do đó,
kinh tế hàng hoá phương Tây sơ kỳ trung đại chưa có gì đáng kể, tình trạng được kéo dài
cho đến khi thành thị ra đời.
1.3 Đặc điểm Kinh tế - chính trị phương Tây trung đại
1.3.1. Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ phong kiến ( sơ kỳ trung đại từ thế
kỷ V đến thế kỷ XI )
a. Đặc điểm kinh tế
Khi vương quốc của người Germanh được thành lập do trình độ phát triển kinh tế của
họ còn thấp (cuối thời kỳ công xã nguyên thủy), vì sự yếu kém nên họ đã tàn phá nền
kinh tế hàng hóa trong các thành thị La Mã cổ, làm cho nền kinh tế phương Tây ở thời sơ
kỳ trung đại hết sức thấp kém.
Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ điển hình La Mã sụp đổ, cùng với sự phân chia
ruộng đất và phong tước vị (phong tước – kiến địa) cho nhau thì phương thức sản xuất
phong kiến ra đời làm hình thành nên những giai cấp mới cho xã hội phương Tây. Những
6
giai cấp mới đó là giai cấp nông nô và giai cấp lãnh chúa phong kiến bao gồm bộ phận

quý tộc thế tục và quý tộc nhà thờ.
Đặc điểm kinh tế chủ yếu thời sơ kỳ trung đại là quá trình lãnh địa hóa đất đai, kinh
tế sơ kỳ trung đại phương Tây là nền kinh tế tự cấp tự túc, thủ công nghiệp và nông
nghiệp chưa tách rời nhau. Toàn bộ hoạt động kinh tế trong xã hội phong kiến sơ kỳ đều
tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Người chủ trong các lãnh địa gọi chung là lãnh
chúa. Người sản xuất chính là nông nô.
Kinh tế thời sơ kỳ trung đại cũng chịu ảnh hưởng lớn của Giáo hội Kitô giáo, Giáo hội
chiếm đoạt rất nhiều ruộng đất trở thành một bộ phận trong giai cấp lãnh chúa, đó là lãnh
chúa, quý tộc phong kiến nhà thờ. Bộ phận này cùng với quý tộc phong kiến thế tục đã
bóc lột tô thuế nặng nề từ nông nô.
b.Tư tưởng chính trị - xã hội
Chế độ trang viên hoá nền kinh tế làm cho mỗi lãnh địa trở thành một quốc gia riêng,
có chính quyền, tổ chức quân đội và một chế độ kinh tế tài chính riêng Tuy vậy giữa
các lãnh chúa vẫn có những mối quan hệ với nhau theo quan hệ phong thân – bồi thần,
một lãnh chúa có thể là người phong thân, bảo vệ quyền lợi của lãnh chúa này nhưng
cũng có thể là bồi thần thực hiện những nhiệm vụ đối với lãnh chúa khác. Vì vậy thời đó
có câu ngạn ngữ “ bồi thần của bồi thần của ta không phải là bồi thần của ta ”.
Chính trị - xã hội, xuất hiện sự phân chia giữa hai quyền lực đó là quyền lực chính trị
và quyền lực tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa thần quyền và thế quyền rất gay gắt. Xong,
nhìn chung trong thời kỳ này thần quyền luôn chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Nhà vua
khi muốn có quyền lực phải được nhà thờ chấp thuận, Giáo hội lợi dụng lòng tin của
nhân dân để bảo vệ củng cố chế độ phong kiến.
Ở Tây âu thời kì Pêpanh lên nắm quyền thay cha là Sáclơ Mácten, với ý định thâu
tóm quyền lực vào trong tay mình Pêpanh đã thỉnh cầu giáo hoàng La Mã “ trong một
nước, người làm vua không có thực quyền, trái lại người không làm vua lại nắm thực
quyền thì làm thế nào?”. Giáo hoàng La Mã trong lúc đang gặp khó khăn rất lớn vì người
Lôngbác xâm nhập đất Italia cần được chính phủ Franks giúp đỡ . Do đó, giáo hoàng đã
trả lời Pêpanh là người nắm thực quyền nên xưng làm vua. Năm 756 Pêpanh đã đem
những vùng đất chiếm được của người Lôngbác giao cho giáo hoàng. Cho thấy quyền lực
của Giáo hội thiên chúa giáo chi phối thế quyền nhà nước Tây Âu. Thời kỳ này cũng

được xem là “ đêm trường ” tăm tối và khắc nghiệt – Giai cấp quý tộc phong kiến thoả
hiệp, cấu kết với tăng lữ quý tộc đàn áp và thống trị nông nô.
7
Về văn hoá, đây là thời kỳ thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Nhà thờ là nơi chiếm
nhiều ruộng đất và hình thành nên bộ phận phong kiến nhà thờ tương đối lớn, nhà thờ
cũng là nơi nắm quyền lực chính trị, pháp luật … Thế giới quan thần học bao trùm lên
triết học, luật học và chính trị.
1.3.2 . Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến ( trung kỳ trung đại từ thế kỷ
XII đến thế kỷ XV )
a. Kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại
Kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại đươc chứng kiến sự ra đời của các thành thị,
diễn ra từ trong các thế kỉ X, XI. Trước đây, thời sơ kỳ trung đại kinh tế của phương Tây
phát triển trong các điền trang của lãnh chúa theo mô hình khép kín, kinh tế nông nghiệp
chưa tách rời khỏi thủ công nghiệp. Bước vào trung kỳ trung đại do sự ra đời của các
công cụ mới, kỹ thuật mới và chủ yếu là năng suất lao động tăng làm cho sản thừa trong
nông nghiệp xuất hiện nên thợ thủ công thoát ly khỏi nông nghiệp, người thợ thủ công
lấy những sản phẩm của mình trao đổi với sản phẩm nông nghiệp. Dần dần họ trở thành
mầm mống của tầng lớp thị dân.
Sự tách rời của nền kinh tế nông nghiệp với thủ công nghiệp đưa đến sự ra đời của
tầng lớp thị dân, tầng lớp thị dân muốn trao đổi hàng hoá đòi hỏi phải cần phải có thị
trường, thị trường đó phải là nơi có đông người qua lại để dễ trao đổi, phải là nơi có tư
liệu sản xuất, nơi có an ninh. Những nơi đó có thể là ngã ba sông, ngã ba đường, ngã tư
đường, các tu viện, thành thị La Mã cổ đại Do đó, những nơi này trở thành những thành
thị đầu tiên của nền kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại. Cũng chính sự ra đời của các
thành thị trên các thành thị của La Mã cổ đại nên trong giai đoạn đầu tầng lớp thị dân
chịu sự áp đặt, chi phối của quý tộc phong kiến. Từ đó dẫn tới sự mâu thuẫn giữa tầng lớp
thị dân với lãnh chúa phong kiến nhằm giành quyền tự trị của các thành phố.
Sự ra đời của thành thị là điều kiện để phát triển tầng lớp thị dân, thợ thủ công, thợ
học việc và thành thị cũng là nơi diễn ra các phong trào đấu tranh của thị dân, các tầng
lớp khác trong xã hội. Như vậy, có thể nói rằng thành thị chính là môi trường, không gian

đưa đến sự hình thành và phát triển các mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại.
Đặc điểm nền kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại là sự tách rời của nền kinh tế
nông nghiệp với thủ công nghiệp, sự ra đời của các thành thị và sự phát triển của kinh tế
thương nghiệp.
b. Về tư tưởng chính trị phương Tây trung kỳ trung đại
8
Phương Tây thời trung kỳ trung đại vẫn chịu sự khống chế và chi phối rất lớn bởi tư
Thiên Chúa giáo. Giáo hội Thiên Chúa giáo không chỉ là một tổ chức tôn giáo mà còn là
một tổ chức kinh tế phong kiến. Giáo hội chiếm hữu rất nhiều ruộng đất, có tới 30% diện
tích đất đai cày cấy và hàng vạn nông nô ở Tây Âu thuộc quyền sở hữu của Giáo hội
Thiên Chúa giáo.
Chính trị trung kỳ trung đại hình thành liên minh giữa Vua và tầng lớp thị dân ( Vua
cần tiền,tầng lớp thị dân cần địa vị hợp pháp ). Vua trấn áp những lãnh chúa lớn bằng các
cuộc chiến tranh và tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại giáo hội bằng các hình thức
đánh thuế, hạn chế quyền lực. Một số vua chúa của các nước như Anh, Pháp. Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha đã đoàn kết với tầng lớp thị dân để đánh bại bọn quý tộc phong kiến,
xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. Một số
quốc gia khác như Đức, Italia do thị dân phân tán không tập trung ủng hộ nhà vua nên
nhà vua chưa thực hiện được chế độ phong kiến tập quyền. Vì vậy, cho nên phương Tây
trung kỳ trung đại tồn tại cả hai chế độ phong kiến là phong kiến phân quyền và phong
kiến tập quyền.
1.3.3 . Thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và nảy sinh quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa ( hậu kỳ trung đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII )
a. Đặc điểm kinh tế thời hậu kỳ trung đại
Đặc điểm lớn về kinh tế thời kỳ này là sự giải thể của các phường hội thủ công thay
vào đó là sự ra đời của các công trường thủ công đó là công trường phân tán, công trường
tập trung, công trường hỗn hợp. Với sức phát triển của kinh tế và cải tiến kỹ thuật đã đưa
đến nhũng mầm mống cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến.
Chủ nghĩa tư bản ra đời dựa trên hai điều kiện cơ bản là vốn (tư bản) và sức lao động.
Muốn có vốn và sức lao động thì đòi hỏi phải tích luỹ. Sự tích luỹ vốn và sức lao động đó

của được Karl Marx gọi là tích luỹ ban đầu hay tích luỹ nguyên thuỷ.
Nhà tư bản tích luỹ vốn qua việc buôn bán nô lệ và hoạt động cướp biển. Việc buôn
bán nô lệ của các nhà tư bản ban đầu đã hình thành nên “ Nền thương nghiệp tam giác”.
Qua việc buốn bán nô lệ từ Châu Phi qua Châu Mỹ người tư bản Châu Âu đã tích luỹ
được một số vốn. Nhưng sự buôn bán nô lệ Châu Phi đã làm cho Châu Phi thiếu thốn
người lao động và dân số suy giảm. Hoạt động cướp biển đã hình thành nên các đội
thương thuyền, hãng tàu buôn. Cướp biển là một trong những nguồn đưa lại sự tích luỹ
vốn rất nhiều.
Quá trình tích luỹ sức lao động của tư bản ở Anh bằng hình thức “rào đất cướp ruộng”
những nhà tư bản đã đuổi nông nô ra khỏi đất đai của lãnh chúa. Trước đây người nông
9
dân bỏ trốn ra khỏi các lãnh địa thì đó là một trong những tội nặng nhất có thể xử tử hình.
Sau khi chủ nghĩa tư bản ra đời đã đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất, vì thế giai cấp nông
dân được tự do về mặt thân thể nhưng họ bị tước đoạt về tư liệu sản xuất nên phải ra các
thành thị bán sức lao động trở thành người làm thuê trong các công trường thủ công. Họ
trở thành giai cấp vô sản. Chính sự tích luỹ tư bản ban đầu và sau này là sự áp bức bóc lột
thậm tệ giai cấp vô sản trong các công trường thủ công đã hình thành mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ở Tây Âu, chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở nước Italia từ rất sớm (thế kỷ XIV), do ở
miền Bắc nước Italia tập trung chủ yếu các đầu mối giao dịch hàng hoá Đông – Tây như :
Venise, Gêneo, Florence, Milan
Mặt khác, giai cấp tư sản đại diện cho một phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương
thức sản xuất phong kiến. Dưới chế độ phong kiến, tuy giai cấp tư sản cũng là giai cấp
bóc lột ( bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê ), nhưng lại là giai cấp bị trị và bị
chế độ phong kiến kìm hãm, đồng thời giai cấp tư sản mới ra đời nên chưa có quyền lực
và địa vị chính trị. Do đó, quan hệ sản xuất tư bản cũng tạo ra mối mâu thuẫn căn bản
nhất trong xã hội thời hậu kỳ trung đại đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến.
b. Tư tưởng chính trị thời hậu kì trung đại
Bắt đầu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII chế độ phong kiến ở phương Tây bước vào

thời kỳ tan rã. Giai cấp tư sản đang từng bước trưởng thành và lớn mạnh, không khoan
nhượng với chế độ phong kiến, họ muốn xoá bỏ đẳng cấp phong kiến, đòi tách vấn đề
nhà nước pháp quyền ra khỏi tôn giáo… xây dựng nền tảng của thể chế dân chủ tư sản.
Trong cuộc đấu tranh chống nền quân chủ chuyên chế của giai cấp địa chủ phong kiến và
giới quý, nhà thờ … các nhà tư tưởng tư sản đã nêu lên những học thuyết, những tư tưởng
về pháp quyền tự nhiên, về chủ nghĩa tự do.
Hệ tư tưởng phong kiến – giáo hội là trở ngại lớn cho sự ra đời của hệ tư tưởng – văn
hoá của giai cấp tư sản , cho nên ngay khi mới ra đời, giai cấp tư sản đã dùng chủ nghĩa
nhân văn và nền văn hoá cổ đại để phê phán, đả kích nền văn hoá phong kiến – giáo hội
và vận động nhân dân chống lại giáo hội thiên chúa giáo .
10
Chương 2
Những mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây trung đại
Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa
các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau.
Mâu thuẫn xã hội là sự đối lập, xung đột, đấu tranh giữa các giai cấp trong xã
hội với nhau do sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội mâu thuẫn
với nhau. Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung đại có thể hiều là mâu thuẫn xã hội
giữa các giai cấp, tầng lớp diễn ra trong một khoảng không gian xác định là Châu
Âu trong khoảng thời gian xác định, đó là khoảng thời gian từ thế kỷ V đến thế kỷ
XVII –XVIII ( thời kỳ trung đại ).
Xã hội phương Tây trung đại tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài ( V –
XVII ), trong khoảng thời gian đó có những mốc thời gian đánh dấu sự phát triển
về kinh tế - văn hoá – giáo dục của xã hội phương Tây. Do đó, trong những mốc
thời gian đánh dấu sự tiến bộ của xã hội bên cạnh sự phát triển của các mâu thuẫn
cũ còn có sự hình thành và phát triển của các mâu thuẫn mới.
2.1 Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại ( V – XI )
2.1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục và phong kiến nhà thờ
Sự phân phong ruộng đất cho nhà thờ và giáo hội Cơ đốc giáo đã làm cho bộ phận

này ngày càng lớn mạnh và chi phối mạnh mẽ hoạt động của nhà nước. Nhà vua và tầng
lớp đã hiến rất nhiều ruộng đất kèm theo nông nô cho giám mục, tu viện trưởng để tầng
lớp tăng lữ cao cấp này cầu nguyện Chúa Trời tha thứ cho những tội ác mà chúng gây ra,
nhằm củng cố thế lực của chúng. Giáo hoàng, giám mục và các tu viện chiếm hữu rất
nhiều ruộng đất của những người lao động sản xuất phụ thuộc. Còn những người nghèo
khổ vì mê tín nên đã tin vào những lễ bái, những lời cầu nguyện và những lời dụ dỗ của
những vị cha xứ, tu sĩ đã cúng những tài sản cuối cùng của họ cho nhà thờ và tu viện.
11
Nguyên nhân chủ yếu của mối mâu thuẫn này là do quý tộc nhà thờ có nhiều ưu thế .
Một là, về mặt kinh tế quý tộc nhà thờ sở hữu nhiều đất đai hơn quý tộc thế tục. Hai là, về
mặt giáo dục- chính trị nhà nước phụ thuộc chặt chẽ vào nhà thờ.
Nhưng mối mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục và phong kiến nhà thờ là mối mâu
thuẫn trong giai đoạn này là mâu thuẫn có thể điều hoà được. Việc nổi dậy đấu tranh đòi
quyền lợi của nông dân với các lãnh chúa là hết sức mạnh mẽ. Vì vậy, quý tộc thế tục và
quý tộc nhà thờ phải liên minh với nhau để đàn áp cuôc khởi nghĩa của nông dân.
2.1.2 Đấu tranh giai cấp giữa nông nô với lãnh chúa phong kiến.
 Nguyên nhân mâu thuẫn
Cuộc sống của các lãnh chúa trong các trang viên, lãnh chúa có uy quyền của một ông
vua trong trang viên ấy, thâu địa tô, xử án, đánh giặc, đúc tiền… lãnh chúa có thể lập
triều đình riêng, lâu đài, thành quách riêng. Để có cuộc sống xa xỉ ấy các lãnh chúa
thương bóc lột nông nô trong lãnh địa, tổ chức những cuộc cướp giật Công việc chính
của lãnh chúa trong các trang viên là bóc lột lao động tự nông dân bằng việc ngồi hưởng
phần hoa lợi, các khoản tiền thuê do nông dân sử dụng các dịch vụ trong trang viên.
Ngoài ra công việc của họ là ăn chơi và đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân.
Cuộc sống của nông nô ở các trang viên, trong xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại còn
một giai cấp khác đông hơn hết và bị đày đọa hơn hết đó là nông dân trong các lãnh địa.
Người nông dân chỉ có bổn phận cày bừa, trồng tỉa để cung cấp vật thực cho xã hội. Tuy
sống nhờ vào họ nhưng các lãnh chúa lại đối với họ khinh khi, bạc đãi. Nông dân chia ra
thành 5 loại hình chính, mặc dù sự phân biệt này không được áp dụng chặt chẽ. Họ là
người tự do, tá điền, dân quê, hạng cùng đinh và nông nô . Những người tự do và tá điền

bị trói chặt vào các lãnh chúa bởi khoản tiền thuê bao, và họ chỉ có một tài sản ít ỏi. Các
nông nô là những người nông dân điển hình sống dưới ách nô lệ .
Về đời sống kinh tế người nông dân bị gắn chặt vào miếng đất khi lãnh chúa ban cho
họ và ở miếng đất ấy họ gặp toàn khổ nhục, nhà ở là một túp lều thiếu ánh sáng, giường
là một tấm ván và một bị rơm, ghế ngồi là một bó rạ, đồ bếp núc toàn bộ bằng gỗ Khi
lao động trên mảnh đất mà lãnh chúa giao cho nông nô đem công sức ra làm rồi ăn một
phần, còn một phần họ phải đem nộp cho các lãnh chúa. Không phụ thuộc vào trình độ,
năng lực, năng suất lao động miễn là nông nô phải nộp đủ địa tô.
Về mặt pháp luật họ bị ràng buộc với các lãnh chúa rất nhiều. Do đó pháp luật là
phương tiện để đàn áp và bóc lột nông nô. Dù cực khổ nhưng người nông nô không được
tự ý rời bỏ miếng đất của lãnh chúa. Họ có thể bị bán đợ hoặc cũng có thể là quà biếu đi
kèm với miếng đất họ cày khi lãnh chúa tặng miếng đất đó cho một người khác .
12
Sự mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại chính là sự đối kháng
giữa hai giai cấp căn bản trong xã hội. Một bên là những người nông dân (nông nô) với
một bên là lãnh chúa phong kiến (lãnh chúa phong kiến và lãnh chúa phong kiến trong
tầng lớp tăng lữ). Dưới sự bóc lột của lãnh chúa, người nông dân đã đứng lên đấu tranh.
Cuộc đấu tranh của giai cấp nông nô trong xã hội phong kiến ở mỗi thời kỳ khác nhau, ở
từng khu vực khác nhau.
 Một số các phong trào đấu tranh của nông nô
Giai đoạn đầu ở Tây Âu các cuộc khởi nghĩa của nông dân chỉ ở quy mô nhỏ và chỉ
giới hạn trong một khu vực nhất định. Nội dung và mục đích đấu tranh của họ là chống
lại sự nông nô hóa.
Ở Đông Âu , có phong trào của phái Paul tại Byzantine và cuộc khởi nghĩa Toma của
người Slave. Nhiều nơi nông nô tiến hành đốt cháy kho tàng của lãnh chúa , bỏ trốn tiến
hành vũ trang khởi nghĩa , lao động dối trá trên ruộng đất. Họ khởi nghĩa bằng các loại vũ
khí như rìu, búa , liềm hái.
Ngoài ra, còn có một số các phong trào khác như phong trào Xten-lin-ga, phong trào
của nông dân Dắc-xen, cuộc khởi nghĩa của nông dân Nóoc-măng-di, cuộc khởi nghĩa
của nông dân ở công quốc Brơ-ta-nhơ

 Kết quả và ý nghĩa của các phong trào đấu tranh
Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa này của nông dân đều không đem lại sự thay đổi nhiều
và đều bị các lãnh chúa đàn áp, các cuộc đấu tranh đó của nông dân không tiêu diệt được
chế độ phong kiến vì nông dân không đại diện cho cho một phương thức sản xuất nào
tiến bộ hơn phương thức sản xuất phong kiến, chỉ từ thế kỷ X–XI khi nền kinh tế phát
triển đưa đến sự ra đời của các thành thị và giai cấp mới thì phong trào đấu tranh của giai
cấp nông dân mới thực sự có hiệu quản. Mặc dù vậy, xong cuộc đấu tranh này của nông
dân thực sự là động lực thúc đẩy xã hội phong kiến tiến lên. Những cuộc đấu tranh đó đã
hạn chế sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân. Sự thắng lợi của
cuộc đấu tranh của nông dân là thủ tiêu chế độ nông nô. Sự thắng lợi của của cuộc đấu
tranh của nông dân đã mở đường cho sức sản xuất xã hội phát triển, làm cho chế độ
phong kiến từ giai đoạn hình thành sang giai đoạn phát triển rồi suy vong.
2.1.3 Mâu thuẫn giữa Vua với Lãnh chúa (lãnh chúa thế tục và lãnh chúa nhà thờ)
Do việc phân phong đất đai của nhà vua cho quý tộc, làm hình thành nên hình thái
phong thân - bồi thần. Dần dần mỗi trang viên phong kiến ở địa được cai trị bởi những
ông vua con. Vì vậy quyền lực của nhà vua không thể tập trung được mà đó là chế độ
13
chính trị phân quyền. Nhà vua ngày càng bị hạn chế quyền lực và chỉ có quyền hạn trong
lãnh địa của mình. Do vậy mâu thuẫn cũng bắt đầu khi nhà vua muốn tập trung quyền lực
vào trong tay mình. Ví dụ: Ở Tây Âu, từ những chính sách phân phong ruộng đất thời
Sáclơ Mácten cho đến Sáclơmanhơ đã dẫn đến sự hình thành giai cấp phong kiến đông
đảo. Giai cấp phong kiến ấy là cơ sở của chính quyền nhà vua để bên trong thì đàn áp các
thế lực chống đối, bên ngoài thì gây chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ. Tác dụng
ngược lại của những chính sách ấy là chẳng bao lâu thế lực của các lãnh chúa lớn mạnh
trở thành những ông vua con ở địa phương không phục tùng chính quyền trung ương nữa,
do đó tình trạng chia cắt đất nược diễn ra một cách phổ biến ở Tây Âu và kéo dài trong
nhiều thế kỷ.
Mâu thuẫn giữa Vua với các lãnh chúa diễn ra trong nhiều thế kỷ liên tiếp như vậy
nhưng không đạt được kết quả gì, quyền lực của các lãnh chúa vẫn rất lớn cho tới khi sự
ra đời của các thành thị và tầng lớp thị dân. Sự ra đời của tầng lớp thị dân đã làm thay đổi

bộ mặt của xã hội phong kiến làm hình thành liên minh giữa Vua và tầng lớp thị. Vua trấn
áp những lãnh chúa lớn bằng các cuộc chiến tranh và tiến hành các cuộc đấu tranh chống
lại giáo hội bằng các hình thức đánh thuế, hạn chế quyền lực. Một số vua chúa của các
nước như Anh, Pháp. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã đoàn kết với tầng lớp thị dân để đánh
bại bọn quý tộc phong kiến, xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ
phong kiến tập quyền.
Như vậy, mâu thuẫn giữa Vua với lãnh chúa phong kiến phải tới thời kỳ trung kỳ
trung đại khi sự phát triển kinh tế đưa đến sự lớn mạnh của giai cấp nông nô trở thành thị
dân, vì cả hai đều có chung một kẻ thù ngăn cản sự phát triển và quyền lực là quý tộc,
lãnh chúa phong kiến nên mâu thuẫn giữa nhà Vua với lãnh chúa mới từng bước được
giải quyết. Quyền lực dần dần được tập trung trong tay nhà Vua.
2.2 Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại ( XI – XV )
2.2.1 Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến
 Nguyên nhân hình thành mâu thuẫn
Nguyên nhân chính hình thành nên mối mâu thuẫn giữa thị dân và lãnh chúa phong
kiến là do khi các thành thị được hình thành thì được xây dựng chủ yếu trên đất đai của
lãnh chúa, có những thành thị không chỉ được hình thành trên đất đai của một lãnh chúa
mà của nhiều lãnh chúa. Ví dụ: Pari, Bôve, Amiêng Do đó thành thị bị phụ thuộc vào
lãnh chúa phong kiến và các thị dân phải coi lãnh chúa là tôn chủ của mình. Lãnh chúa
bóc lột nặng nề, sách nhiễu đủ điều và đối xử tàn tệ đối với thị dân. Thị dân phải nộp thuế
thân, thuế hàng hoá, phải đi sưu dịch và binh dịch, thị dân bị xét xử bất công trong những
14
toà án của lãnh chúa, lãnh chúa vào các thành thị cướp không hàng hoá và tài sản của thị
dân, giết hại thương nhân Trước tình hình ấy các thị dân đã đoàn kết lại tổ chức ra các
hội nghề nghiệp để giúp đỡ nhau kinh doanh công thương nghiệp và hạn chế sự bóc lột,
sách nhiễu của lãnh chúa.
 Mục tiêu đấu tranh
Khi lực lượng của thị dân ngày càng lớn mạnh, thị dân đã liên tiếp chống lại lãnh
chúa phong kiến. Mục tiêu đấu tranh là giải phóng thành thị và sau đó là thành lập chính
quyền tự trị của thành thị. Ở Tây Âu. Phong trào giải phóng này đã bắt đầu diễn ra từ thế

kỷ XI và trở thành sôi nối, rộng rãi trong thế kỷ XII (được gọi là phong trào cách mạng
công xã thành thị).
 Những hình thức đấu tranh chủ yếu của các thành thị
Để đạt được mục đích đó các thị dân thành thị đã đấu tranh dưới nhiều hình thức, một
số thành thị giàu đã dùng tiền để nộp cho các lãnh chúa xin chuộc lại sự tự do cho thành
thị mà được giải phóng, Cách đấu tranh này có thể đưa lại sự tự trị cho các thành thị, thị
dân ít bị đổ máu nhưng đòi hỏi các thành thị phải có kinh tế cao, vì thường thì lãnh chúa
đòi hỏi một số tiền rất lớn. Cũng có những thành thị áp dụng cách đấu tranh bằng vũ lự ,
một số thành thị khác thì áp dụng cả hai cách (cuộc đấu tranh thành thị Laon ở Bắc
Pháp).
 Một số cuộc đấu tranh điển hình chống lãnh chúa phong kiến của thị dân.
Cuộc đấu tranh bằng con đường bạo lực diễn ra sớm nhất ở Milano vào đầu thế kỷ
XI.
Năm 1108, để có được sự tự trị, thành phố Laon ở Bắc Pháp đã nộp cho lãnh chúa
Gôđri một khoản tiền lớn, đồng thời nộp cho vua Lui VI của pháp để được vua công
nhận. Đến năm 1112 sau khi Gôđri tuyên bố xóa bỏ sự tự trị của thành phố này thì các thị
dân đã khởi nghĩa vũ trang giết chết Gôđri và lập lại sự tự trị của thành phố .
Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị của thành thị ở Tây Âu diễn ra rầm rộ nhất là
trong hai thế kỷ XII, XIII. Ở các thành phố ở Ý như Vénéza, Génova, Firenze… đã xây
dựng thành những nước cộng hòa.
Một số thành thị như Paris, Orleans, Lyon ở Pháp và các thành thị Lincoln, Oxford ở
Anh , v.v cũng được hưởng quyển tự trị nhưng không hoàn toàn.
 Kết quả những cuộc đấu tranh của thành thị chống lãnh chúa phong kiến.
15
Kết quả của những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của thành thị với lãnh chúa phong
kiến là hàng loạt các thành thị tự trị ra đời, những thành thị này lập ra chính quyền riêng.
Tuy mức độ tự trị của các thành phố giành được có khác nhau, nhưng có một điểm chung
giống nhau là cư dân các thành thị đều là người tự do, họ không phải chịu sự ràng buộc
nào vào lãnh chúa phong kiến. Trong quá trình ấy, một tục lệ đã ra đời là lãnh chúa phong
kiến không được lùng bắt nông nô của mình sau 101 ngày.

2.2 .2 Đấu tranh giữa thợ thủ công chống quý tộc thành thị
 Nguyên nhân của mâu thuẫn tầng lớp thợ thủ công với quý tộc thành thị
Trong cuộc đấu tranh chống lại lãnh chúa phong kiến giành quyền tự trị cho các thành
thị thợ thủ công là lực lượng có vai trò quan trọng nhất. Chính quyền tự trị của thành thị
lúc đầu do toàn thể thị dân bầu ra nhưng sau đó, chính quyền đó đã trở thành đặc quyền
của một số thị dân giàu có. Giới thị dân giàu có này có ưu thế về tiền tài và chính trị nên
đã dễ dàng nắm được chính quyền dần dần họ trở thành tầng lớp quý tộc thị dân quyền
quý hay thị dân quý tộc. Tầng lớp thị dân quý tộc đã thi hành chính sách cai trị có tính
chất đẳng cấp hẹp hòi rõ rệt, đặc biệt là chúng áp dụng một chế độ thuế khoá bất công có
lợi cho chúng và thiệt hại đến các tầng lớp thị dân bên dưới. Ai phản đối lại chúng đều bị
chúng dùng bộ máy chính quyền để đàn áp. Như vậy nguyên nhân chính của mối mâu
thuẫn là tuy các thợ thủ công là lực lượng có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh
chống lại lãnh chúa phong kiến nhưng khi giành được thắng lợi họ không những không
được hưởng thành quả đó một cách xứng đáng mà ngược lại học phải chịu những chính
sách bất công của quý tộc thành thị.
 Mục tiêu đấu tranh của thợ thủ công chống quý tộc thành thị
Thế kỷ XIII – XV, khi tổ chức phường hội thủ công vững chắc, thợ thủ công đã đấu
tranh mạnh mẽ với quý tộc thành thị. Mục đích của cuộc đấu tranh là giành được một số
chức vụ trong thành phố, quan trọng hơn là thành lập một chính quyền mới. Người ta gọi
những cuộc đấu tranh này là “ cuộc cách mạng của phường hội ”. Mục tiêu đấu tranh là
lật đổ sự thống trị của quý tộc thành thị và giành lấy chính quyền.
 Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu
Điển hình như cuộc đấu tranh ở Côlônhơ, phường hội đã giành được thắng lợi trong
cuộc đấu tranh với quý tộc thành thị vào năm 1396. Tiếp đó đến năm 1482 một cuộc khởi
nghĩa mới của quần chúng thị dân rộng rãi do các chủ xưởng và nhà buôn bị gạt ra khỏi
chính quyền lãnh đạo đã diễn ra nhưng bị thất bại. Các phong trào đấu tranh của thị dân ở
các thành phố khác như Vênêxia, Giênôva, Italia, Hawmbua, Phirenxê
16
 Kết quả của phong trào đấu tranh
Nhìn chung các phong trào đấu tranh của thị dân trong các phường, hội ở các thành

phố diễn ra với quy mô và kết quả khác nhau nhưng những thành quả đấu tranh không
thuộc về tất cả thợ thủ công của các phường hội mà bị các phường hội giàu có lũng đoạn.
Một số thành thị, thị dân đã lật đổ được sự thống trị của quý tộc thành thị và giành được
chính quyền như ở Koln (Đức), Firenze (Italia).
2.2.3 Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng
 Nguyên nhân của mối mâu thuẫn giữa thợ bạn và chủ xưởng
Thủ công nghiệp phát triển trong các phường, hội, lao động sản xuất chính là thợ bạn (
thợ học việc). Theo quy định của phường hội sau một thời gian học việc, rồi khi đã thành
thạo nghề nghiệp thì thi lên làm thợ cả và ra mở xưởng riêng sau đó sẽ gia nhập vào
phường hội. Nhưng tới thế kỉ XIII – XIV do sự tăng lên về số lượng của người thợ cả dẫn
đến việc tăng thêm số xưởng được mở quyền lợi của thợ cả cũ càng bị thu hẹp. Vì vậy, để
hạn chế sự cạnh tranh và buộc thợ bạn tiếp tục phục vụ mình những người thợ cả thực
hiện những biện pháp ngăn cản thợ bạn trở thành thợ cả như: tăng thời gian học việc, tặng
quà cho chủ xưởng, tăng tiền học phí, làm một tác phẩm để chứng minh trình độ tay
nghề. Về sau người thợ cả càng bóc lột thợ bạn nặng hơn như tăng thêm cường độ lao
động làm việc, giảm tiền lương.
 Mục đích đấu tranh
Trước sự bóc lột của thợ cả, thợ bạn việc đã tổ chức thành những đoàn thể riêng gọi là “
hội anh em ”, “ hội thợ bạn ” để đấu tranh với thợ cả và nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
 Hình thức đấu tranh và một số cuộc đấu tranh tiêu biểu
Các hình thức đấu tranh chủ yếu của hội thợ bạn là bãi công, đình công, đòi tăng lương,
giảm giờ làm, phá hoại, tẩy chay Những cuộc đình công tiêu biểu như ở Luân Đôn
( Anh ), Cônxtanxơ ( Đức ), Fribua ( Thuỵ Sĩ ), Xienna và Phirenxê ( Italia ).
 Kết quả của các cuộc đấu tranh
Các cuộc đấu tranh mặc dù còn nhỏ bé, chưa có sự liên kết giữa phường hội. Song, cũng
đã làm cho nhiều thợ cả và một số phường hội bị phá sản. Nhiều phong trào đấu tranh đã
thu hút đông đảo lực lượng tham gia bao gồm thợ thủ công phá sản, người làm công nhật,
phu khuân vác, dân nghèo thành thị . Các phong trào đấu tranh này không chỉ chống lại
thợ cả, chủ xưởng trong các phường hội mà với tất cả tầng lớp giàu có và có thế lực ở
thành thị .

17
2.3 Mâu thuẫn xã hội phương Tây hậu kỳ trung đại
2.3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến
Bước vào thế kỷ XVI – XVII, địa vị kinh tế, chính trị của giai cấp quý tộc phong
kiến đã giảm sút. Mặc dù chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, sự bóc lột nông dân phụ
thuộc ở phương Tây vẫn còn tồn tại nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
hàng hoá – tiền tệ đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bắt đầu giải thể, quan hệ sản
xuất tư bản dần dần được xác lập.
Ở nông thôn, địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư sản, họ trở thành tầng lớp quý
tộc mới. Quý tộc mới về mặt xã hội trở thành giai cấp đặc biệt gắn quyền lợi với giai cấp
tư sản. Nguyện vọng của chúng là muốn biến quyền chiếm hữu ruộng đất hiện có thành
quyền sở hữu tài sản, hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến. Ngược
lại, chế độ phong kiến tăng cường kiểm soát quyền chiếm hữu của quý tộc mới, bảo vệ
chặt chẽ những quyền lợi và ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo hội. Giai cấp tư sản
mới ra đời chưa có địa vị chính trị, lại bị giai cấp phong kiến kìm hãm, chèn ép nên giai
cấp tư sản dễ dàng liên minh với giai cấp quý tộc mới để chống lại toàn bộ chế độ phong
kiến chuyên chế.
Như vậy, chế độ phong kiến ra sức kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản
họ trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Để xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa thì giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh với nhau lật đổ chế độ phong kiến.
Tuy nhiên, cương lĩnh ruộng đất của quý tộc mới hoàn toàn đối lập với nguyện vọng của
nông dân. Trong khi nông dân muốn thủ tiêu toàn bộ quyền tư hữu ruộng đất để người
cày có ruộng thì quý tộc mới chỉ muốn chuyển từ hình thức tư hữu phong kiến sang hình
thức tư hữu tư sản. Vì vậy, có những cuộc cách mạng không thủ tiêu được triệt để những
tàn dư phong kiến, không giải phóng thực sự cho giai cấp nông dân.
Chủ nghĩa tư bản ra đời đã dẫn đến sự hình thành một hình thức mới của nhà nước
phong kiến, đó là chế độ quân chủ chuyên chế. Vì chưa đủ sức mạnh và khả năng giành
chính quyền cho nên giai cấp tư sản đã tích cực ủng hộ nhà vua để loại trừ các thế lực cát
cứ phong kiến. Tuy nhiên, Nhà nước quân chủ chuyên chế đó chỉ là biểu hiện của sự liên
minh tạm thời giữa giai cấp tư sản và vương quyền, vì chính quyền phong kiến không

bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của chủ nghĩa tư bản. Một khi giai cấp tư sản đã đủ
mạnh thì việc lật đổ chế độ phong kiến chỉ còn là vấn đề thời gian
18
2.3.2 Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
Như đã nêu, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản những giai cấp và mâu thuẫn
mới trong xã hội cũng hình thành. Trở thành một trong những mâu thuẫn của xã hội
phương Tây hậu kỳ trung đại, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng
lạo đông làm thuê. Giai cấp tư sản có nguồn gốc từ những nông nô thời trung cổ, sau đó
đã nãy sinh ra những thị dân các thành thị đầu tiên, từ dân cư thành thị này nảy sinh ra
những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản vốn là những người thợ cả
đứng đầu phường hội. Họ chưa có địa vị chính trị trong xã hội phong kiến, thậm chí còn
bị chính xã hội phong kiến khinh miệt, nhưng họ lại nắm trong tay nhiều của cải. Giai cấp
tư sản hình thành dựa trên sự bóc lột, sự lam lũ của giai cấp vô sản.
Giai cấp tư sản kinh doanh theo hình thức tư bản chủ nghĩa (công xưởng thủ công,
công ty thương mại, ngân hàng, trang trại). Giai cấp tư sản bóc lột thậm tệ những người
công nhân làm thuê; dùng hình thức cạnh tranh để làm phá sản những người thợ thủ công
phường hội; gây ra nhiều đau khổ cho công nhân, thị dân nghèo và nông dân.
Giai cấp vô sản có nguồn gốc từ những người thợ bạn và người làm công trong các
phường hội, khi người thợ cả của phường hội phát triển thành tư sản thì họ trở thành
người vô sản theo trình độ tương ứng. Giai cấp vô sản là những người bị mất tư liệu sản
xuất, nên buộc phải bán sức lao động của mình làm thuê trong các công trường của giai
cấp tư sản. Giai cấp vô sản không những bị bóc lột thậm tệ bởi giai cấp tư sản mà còn bị
đè nén bởi chế độ phong kiến.
Quan hệ sản xuất tư bản ra đời trong lòng xã hội phong kiến, nhiệm vụ của giai cấp
tư sản là xoá bỏ chế độ phong kiến, nhưng vì khi mới ra đời giai cấp tư sản còn chưa đủ
sức mạnh, chịu sự kìm hãm của giai cấp phong kiến và cả chế độ phong kiến. Mặt khác,
quyền lợi của giai cấp tư sản khi mới ra đời cũng trùng với quyền lợi của quần chúng
nhân dân (nông dân). Vì vậy, giai cấp tư sản đã liên kết với giai cấp quần chúng nhân dân
lật đổ chế độ phong kiến. Nhưng khi chế độ phong kiến bị lật đổ thì giai cấp tư sản đã

phản bội lại quyền lợi của giai cấp vô sản.
Giai cấp công nhân làm thuê là một bộ phận của giai cấp vô sản, họ xuất hiện vào nửa
cuối thế kỷ XIV. Mặc dù là lực lượng còn non yếu nhưng giai cấp công nhân bị giai cấp
tư sản bóc lột tàn tệ như làm việc 15 giờ một ngày, tiền lương ít ỏi, thường bị đánh đập,
cúp phạt.
Số lượng giai cấp công nhân và giai cấp vô sản ngày càng nhiều nên họ đã nổi dậy đấu
tranh chống lại chủ xưởng. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của thợ in Liông ( Pháp ) nổ ra
19
năm 1539 với mục đích đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Phong trào kéo
dài tới năm 1544 mới bị dập tắt.
Kết Luận
Lịch sử trung đại phương Tây kéo dài 12 thế kỷ ( V – XVII ) trong đó căn cứ theo tiến
trình của lịch sử phong kiến có thể chia làm ba thời kỳ là sơ kỳ, trung kỳ và mạt kỳ.
Có thể nói một cách thiết thực rằng phong kiến sơ kỳ cho ta thấy được mối mâu
thuẫn chủ yếu trong xã hội là giữa vua với lãnh chúa, giữa lãnh chúa với nông nô.
Còn phong kiến trung kỳ cho ta thấy rõ mối mâu thuẫn giữa quý tộc thành thị, thợ
thủ công và thương nhân. Đối với phong kiến hậu kỳ cũng cho ta thấy được mâu
thuẫn căn bản giữa hai phương thức sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa : tư
sản mâu thuẫn với vô sản đồng thời tư sản cũng mâu thuẫn với quý tộc phong kiến.
Trong thời mạt kỳ trung đại kéo dài từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII là thời kỳ
tan rã của chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập vào tất cả các nền
kinh tế ở các nước Tây Âu. Tuy buổi đầu hình thành sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản còn nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa tư bản đã thể hiện rõ tính hơn hẳn của
mình so với chế độ phong kiến và đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với xã hội lúc bấy
giờ.
Về kinh tế - xã hội, tuy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ mới cung cấp một bộ
phận không nhỏ trong toàn bộ sản phẩm của xã hội, nhưng đó là các sản phẩm
thuộc các lĩnh vực đặc biệt quan trọng như khoáng sản, công cụ lao động, vũ khí
đồng thời các công trường thủ công đã cung cấp phần lớn số lượng hàng hoá trao
đổi trên thị trường. Do vậy bộ mặt kinh tế của các nước khác hẳn trước kia những

hình thức sản xuất mang tính chất phong kiến cũng ngày càng bị chủ nghĩa tư bản
chi phôi mạnh mẽ.
Về Chính trị, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự xuất hiện một hình
thức mới của nhà nước phong kiến, đó là chế độ quân chủ chuyên chế. Vì chưa đủ
khả năng giành chính quyền, giai cấp tư sản đã tích cực ủng hộ nhà vua đề loại trừ
các thế lực cát cứ phong kiến, duy trì sự thống nhất của đất nước, đảm bảo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
 Tóm lại, chủ nghĩa tư bản đã thể hiện rõ sự hơn hẳn chế độ phong kiến về mọi
mặt và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến. Chính vì thế chế
độ phong kiến chỉ còn là vấn đề trên thời gian .
Để có được một Châu Âu phát triển rực rỡ như ngày nay thì việc đánh giá và
nhìn
20
nhận đúng đắn ý nghĩa của lịch sử trung đại trong lịch sử loài người là một việc rất
quan
trọng và cần thiết. Các học giả tư sản đã có những quan điểm lệch lạc về giai đoạn
lịch sử
này vì chỉ nhìn nhận vào sự hoạt động của văn hoá mà cho thời kỳ này là một thời
kỳ đen
tối trong lịch sử loài người, là đêm trường trung đại. Đồng thời trong khi đấu tranh
chống
chế độ phong kiến và sự ra đời của giai cấp tư sản chỉ nhìn thấy ở mặt tiêu cực.
Xã hội phong kiến phương Tây trung đại bao hàm rất nhiều các mối mâu thuẫn
chủ
yếu là do sự đối kháng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Bên cạnh đó sự phát
triển
kinh tế trong từng thời kì đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của các giai cấp, tầng
lớp,
đặc biệt là tầng lớp quý tộc phong kiến và nông nô.
Các mối mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây căn bản là : quý tộc phong

kiến
với nông nô ( thế kỷ V – X ), quý tộc thành thị với thợ thủ công và thương nhân ( thế
kỷ
21
XI – XV ), tư sản và với vô sản và tư sản, vô sản với quý tộc phong kiến ( thế kỷ XVI –
XVII ). Chính những mối mâu thuẫn nảy sinh đó là một trong những yếu tố quan
trọng
dẫn đến sự bùng nổ những phong trào đấu tranh giành quyền tự trị cho giai cấp bị
trị.
Mặt khác, chính sự kết hợp của kinh tế và xã hội kết hợp với mâu thuẫn mới ở hậu
kỳ
trung đại đã dần đưa chế độ phong kiến phương Tây rơi vào khủng hoảng, đòi hỏi
phải có
một quan hệ sản xuất mới cùng một chế độ mới để đáp ứng thực trạng của xã hội
phương
Tây lúc bấy giờ, đó là phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản
ngay
từ khi mới ra đời đã tỏ ra hơn hẳn chế dộ phong kiến về mọi mặt và đã gây ra những
ảnh
hưởng lớn lao đối với xã hội phong kiến. Việc thay chế độ phong kiến bằng một
phương
22
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một điều thực tế và hiển nhiên.
Dựa trên các quan điểm đánh giá trên cộng với phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác –
Lênin chúng ta có thể đánh giá được một cách khách quan và đúng đắn thời kỳ
trung đại.
Như đã trình bày ở trên phương thức sản xuất phong kiến tiến bộ hơn phương thức
sản
xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến có những điều kiện thuận

lợi hơn
cho sự phát triển nền kinh tế xã hội, đặc biệt là có những khả năng lớn về sự phát
triển
trao đổi và quan hệ thương mại (V.I. Lênin – Bàn về Nhà nước) vì thế phương thức
sản
xuất tư bản chủ nghĩa có thể xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến. Bên cạnh đó
chúng
ta cũng phải thấy được những mặt hạn chế của chế độ phong kiến như sản xuất
thấp kém;
văn hoá tối tăm do bị tôn giáo chi phối; sự tàn bạo, hiếu chiến và hoang phí của bọn
quý
tộc phong kiến; đời sống đen tối của người nông nô.
23
Thực ra dù cho trong giai đoạn đầu sự phát triển về kinh tế và văn hoá có chậm
chạp như thế nào đi nữa thì phương thức sản xuất phong kiến vẫn là một bước tiến
của lịch sử so với chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ thế kỷ XV trở về sau, lịch sử trung đại
phương Tây đã lật sang những trang tương đối huy hoàng với những thành tựu mới
về sự phát triển của công thương nghiệp, của văn hoá nói chung và khoa học kỹ
thuật nói riêng. Hơn nữa, chính trong thời trung đại các quốc gia và các dân tộc ở
Châu Âu đã hình thành . Cuối cùng chính từ trong lòng chế độ phong kiến đã “ thai
nghén ” một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn đó là chủ nghĩa tư bản. Vì vậy
phủ nhận hoặc đánh giá không thoả đáng giai đoạn lịch sử này đều là những quan
điểm phiến diện thiếu khoa học.


24
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
1. PGS. Đặng Đức An - PGS.TS Lại Bích Ngọc cùng một số tác giả khác . Đại
cương lịch sử Thế giới ( Tập I ). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Nguyễn Hiếu Lê – Thiên Giang . Lịch sử thế giới thời Trung cổ ( Cuốn II ). Nhà

xuất bản Văn hóa thông tin.
3. Lưu Minh Hàn . Lịch sử thế giới Trung cổ ( Tập 2 ). Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh .
4. ThS. Phan Trọng Hòa – TS. Lê Quốc Hùng. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới. Nhà xuất bản Hồng Đức . 2012
5. Đặng Đức An – Phạm Hồng Việt. Lịch sử thế giới trung đại ( Tập 1 ). Nhà xuất
bản Giáo dục. 1978.
6. Lương Ninh – Đặng Đức An. Lịch sử thế giới trung đại ( Tập 2 ). Nhà xuất bản
Gíao dục. 1978.
7. Nguyễn Gia Phu – Nguyễn Văn Ánh và một số tác giả khác. Lịch sử thế giới
Trung đại. Nhà xuất bản Gíao dục Việt Nam. 2010.
8. Norman Davies. Lịch sử Châu Âu. Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.
9. PTS. Nguyễn Ngọc Đào – PTS. Phạm Hồng Thái cùng một số các tác giả khác.
Lịch sử Nhà nước pháp luật thế giới. Nhà xuất bản Đồng Nai.





25

×