Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

dự án đầu tư kinh doanh cà phê khu vực đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.1 KB, 52 trang )

Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN THỊ KIM TRANG



THIẾT LẬP DỰ ÁN QUÁN CAFÊ ĐÔNG HẠ TẠI KHU
MỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG



Chuyên ngành : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
















Long Xuyên tháng 5 năm 2009

GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 1
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





THIẾT LẬP DỰ ÁN QUÁN CAFÊ ĐÔNG HẠ TẠI
KHU MỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG




Chuyên ngành : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ KIM TRANG
Lớp : DH6KD1 Mã số Sv: DKD052072

Người hướng dẫn : TH.S. NGUYỄN THÀNH LONG









Long Xuyên tháng 5 năm 2009
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 2
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG


Người hướng dẫn : Th.s. Nguyễn Thành Long
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)






Người chấm, nhận xét 1 : …………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




Người chấm, nhận xét 2 : …………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)






Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày … tháng … năm ……





GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 3
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1

Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 4
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1

Mục lục

Mục lục 4
Danh mục bảng 6
Danh mục hình 7
Danh mục phụ lục 7
Danh mục các từ viết tắt 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 11 U
1.1 Bối cảnh- cơ hội đầu tư 11
1.2 Năng lực chủ đầu tư 11
1.3 Mục tiêu của dự án 12
1.4 Phương pháp thiết lập dự án 12
1.4.1 Nghiên cứu dung lượng thị trường 12
1.4.2 Nhu cầu khách hàng 12
1.4.3 Nước uống giải khát - dịch vụ kèm theo 12
1.4.4 Các yếu tố cạnh tranh của các đối thủ 13
1.5 Tổng quan dự án 13
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CAFÊ GIẢI KHÁT 15
2.1 Kết quả nghiên cứu thị trường 15
2.1.1 Dung lượng thị trường 15
2.1.2 Nhu cầu và đặc điểm khách hàng 15
2.1.3 Thức uống được khách hàng lựa chọn 16
2.1.4 Đối thủ cạnh tranh 17
2.2 Nhà cung cấp 18
2.2.1 Nhà cung cấp cafê 18
2.2.2 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Long 19
2.2.3 Co-opmart Long Xuyên 20
2.2.4 Tạp hoá Trang 20
2.2.5 Các chợ 20
2.3 Thị trường và khách hàng mục tiêu 20

2.4 Chiến lược tổng quát 20
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ THỨC UỐNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TỔ CHỨC
NHÂN SỰ 23
3.1 Thiết kế nước uống 23
3.2 Thiết kế dịch vụ 24
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 5
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
3.3 Bố trí mặt bằng - Giải pháp xây dựng 25
3.3.1 Bố trí mặt bằng 25
3.3.2 Giải pháp xây dựng 26
3.4 Kế hoạch mua sắm và sử dụng TTB, CCDC 29
3.5 Tổ chức hoạt động 32
3.5.1 Cơ cấu tổ chức - bố trí công việc 32
3.5.2 Yêu cầu nhân sự và cách thức tuyển dụng 33
3.5.3 Cơ cấu lao động và mức lương dự kiến 33
3.6 Tiến độ thực hiện toàn dự án 34
3.7 Hoạch định chiến lược 34
3.7.1 Chiến lược giá 34
3.7.2 Chiến lược chiêu thị 35
3.8 Công suất thiết kế và doanh thu dự kiến 37
3.9 Dự kiến chi phí NVL chế biến 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN 41
4.1 Hoạch định nguồn vốn 41
4.2 Cơ cấu nguồn vốn và kế hoạch trả nợ vay 42
4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 42
4.4 Xác định hiệu quả tài chính của dự án 44
4.5 Rủi ro 45
4.5.1 Phân tích độ nhạy NPV, IRR 45
4.5.2 Một số tình huống khả dĩ 46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 47
5.1 Một số điểm chính của dự án 47
5.2 Hạn chế 48
PHỤ LỤC 49








Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 6
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Danh mục bảng


Bảng 2.1 - Tỷ lệ khách hàng chọn các nhóm thức uống 17
Bảng 3.1 - Tỷ lệ NVL/DT cho các nhóm thức uống 23
Bảng 3.2 - Chi phí tiện ích hàng năm 24
Bảng 3.3 - Khai toán chi phí xây dựng 27
Bảng 3.4 - Chi phí mua TTB, CCDC mau hỏng 29
Bảng 3.5 - Kế hoạch mua sắm và phân bổ CCDC, TTB sử dụng 2 năm 30
Bảng 3.6 - Kế hoạch mua sắm và khấu hao TTB, CCDC sử dụng 3 năm 31
Bảng 3.7 - Cơ cấu lao động và mức lương dự kiến cho từng lao động 33
Bảng 3.8 - Chi phí lương NV hàng năm 34
Bảng 3.9 - Tiến độ thực hiện dự án 34
Bảng 3.10 - Mức giá dự kiến cho các nhóm nước uống 35
Bảng 3.11 - Chi phí chiêu thị vào ngày khai trương 36

Bảng 3.12 - Chi phí chiêu thị cho các năm 36
Bảng 3.13 - Thiết kế công suất số lượng khách hàng mối năm 37
Bảng 3.14 - Doanh thu dự kiến qua các năm 38
Bảng 3.15 - Chi phí NVL hàng năm 39
Bảng 4.1 - Nhu cầu vốn lưu động 41
Bảng 4.2 - Tổng vốn đầu tư ban đầu 41
Bảng 4.3 – Cơ cấu nguồn vốn 42
Bảng 4.4 - Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay 42
Bảng 4.5 - Tổng hợp chi phí hoạt động hàng năm 43
Bảng 4.6 - Dự toán lãi lỗ của dự án 44
Bảng 4.7 - Dòng ngân lưu của dự án 44
Bảng 4.8 - Sự thay đổi của NPV, IRR theo doanh thu 45
Bảng 4.9 - Độ nhạy NPV, IRR theo tỷ lệ giảm của giá bán 46
Bảng 4.10 - NPV kì vọng theo khuynh hướng biến đổi 46



Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
Danh mục hình

Hình 2.1. Lưới “ Sự nhạy cảm về giá/ Mức quan tâm đến sự khác biệt 21
Hình 3.1. Kết cấu mặt bằng quán cafê Đông Hạ 28
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức quán cafê Đông Hạ 32
Hình 4.1. Sự thay đổi của NPV theo biến động của doanh thu 45


Danh mục phụ lục
Phụ lục 1 - Định mức chi phí NVL cho 50 ly cafê 49
Phụ lục 2 - Định mức chi phí NVL cho 100 ly trà lipton 49
Phụ lục 3 - Định mức chi phí NVL nước ngọt Sting 49

Phụ lục 4 - Định mức chi phí NVL cho 10 ly kem 50
Phụ lục 5- Chi phí điện sinh hoạt hàng tháng 50
Phụ lục 6 - Chi phí nước sinh hoạt hàng tháng 50
Phụ lục 7 - Chi phí nước sinh hoạt hàng năm 51
Phụ lục 8 - Chi phí điện tiêu thụ hàng năm 51
Phụ lục 9 – Danh sách khách hàng được phỏng vấn 51










GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 7
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1

Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 8
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1

Danh mục các từ viết tắt

TT
Từ viết tắt
Diễn giải
1.
CCDC

: Công cụ dụng cụ
2.
CF
: Dòng tiền thực (CashFlow)
3.
CSTK
: Công suất thiết kế
4.
ĐH
: Đại Học
5.
ĐHAG
: Đại Học An Giang
6.
ĐTXDCB
: Đầu tư xây dựng cơ bản
7.
Đvt:
: Đơn vị tính
8.
KH
: Khấu hao
9.
K.H
: Khách hàng
10.
NVL
: Nguyên vật liệu
11.
TB

: Trung bình
12. TIP
: Tổng ngân lưu theo quan điểm tổng vốn đầu
tư (Total Investment Point of view)
13.
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
14.
TNR
: Thu nhập ròng
15.
TPLX
: Thành Phố Long Xuyên
16.
TTB
: Trang thiết bị
17.
SV
: Sinh viên














Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG


Lời cảm tạ

Sau những năm tháng nghiên cứu, học tập trên giảng đường trường Đại Học An
Giang. Đến nay tôi đang chuẩn bị tốt nghiệp Đại Học bằng công trình nghiên cứu
khoá luận tốt nghiệp của mình. Tất cả kết quả đạt được sau 4 năm Đại Học của tôi,
ngoài quá trình học tập của bản thân, một phần còn nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của
thầy cô giáo, nhà trường. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của bạn bè và hơn hết là của gia
đình tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của tôi đến những người đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập của mình. Trước hết, xin chân thành cảm ơn các giảng viên
trường Đại Học An Giang, các thầy cô trong khao kinh tế quản trị kinh doanh đã
giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kĩ năng hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Thành Long.
Sự giúp đỡ tận tình của thầy góp phần to lớn vào việc hoàn thành đề tài nghiên cứu
của tôi. Xin gửi đến thầy lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, cái nôi đã nuôi dưỡng tôi khôn lớn cho đến
bây giờ. Cảm ơn sự nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ đã cho tôi ăn học như ngày nay.
Chúc ông bà, cha mẹ luôn khoẻ và hạnh phúc.
Đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thành cũng nhờ vào sự giúp đỡ của 2 bạn:
Trương Ngọc Kim Ai lớp DH6KD1 và bạn Phạm Thanh Nhàn DH6B. Hai bạn đã
cùng tôi nghiên cứu, khảo sát thị trường, giúp tôi trong quá trình đi lại. Tôi xin chúc
2 bạn luôn thành công và gặp mọi điều tốt đẹp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến chú Phạm Văn Nỉ, người đã cung cấp cho tôi những
thông tin liên quan đến công trình của tôi. Thay lời cảm ơn chân thành, tôi xin chúc
cho chú có được nhiều niềm vui và luôn thành công trong kinh doanh.

Cảm ơn tất cả những người bạn lớp DH6KD1 đã luôn ủng hộ cho tôi có thêm niềm
tin trong cuộc sống và hoàn thành đề tài của mình tốt hơn.








GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 9
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1

Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG


Lời nói đầu


Hiện nay, có rất nhiều loại hình dịch vụ đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn
thành phố Long Xuyên. Một trong các loại hình kinh doanh phổ biến là dịch vụ quán
cafê đang phát triển rầm rộ với nhiều phong cách khác nhau. Chỉ tính riêng trong nội
ô thành phố, đã có hơn 30 quán lớn nhỏ hoạt động, đa phần các quán đều hoạt động
có hiệu quả. Điều này khẳng định tiềm năng kinh doanh quán cafê giải khát là khá
lớn. Bên cạnh đó, trường Đại Học An Giang đang mở rộng quy mô là cơ hội lớn cho
việc kinh doanh dịch vụ cafê giải khát, do tập trung một lượng lớn sinh viên học tập
tại đây.
Dựa trên cơ sở đó, dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới Đại Học An Giang được
thiết lập, với mong muốn có thể thực hiện được trong thực tế, đem lại lợi nhuận cho
chủ đầu tư.

Nội dung của dự án được thể hiện trong 5 chương, nhằm mô tả tổng quan về dự án,
thiết kế các vấn đề liên quan và phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Nội dung cụ
thể được thể hiện trong các chương sau:
- Chương 1: Mô tả tổng quan về dự án đầu tư bao gồm: (1) Cơ hội và mục tiêu
của dự án, (2) năng lực chủ đầu tư, (3) cách thiết lập dự án. Trong cách thiết
lập dự án có bước nghiên cứu thị trường, là cơ sở phân tích trong chương 2.
- Chương 2: Phân tích các kết quả nghiên cứu được về thị trường cafê giải khát
gồm: (1) khách hàng, (2) nhà cung cấp, (3) đối thủ cạnh tranh. Dựa trên kết
quả phân tích được, chủ đầu tư có kế hoạch thiết kế các chiến lược, bố trí mặt
bằng và dự toán chi phí mua sắm các trang thiết bị, công cụ dụng cụ. Các kế
hoạch được trình bày trong chương tiếp theo.
- Chương 3: Chiến lược về thức uống, giá bán và các chiến lược chiêu thị được
mô tả cụ thể trong chương này. Các loại chi phí hoạt động hàng năm được dự
toán thông qua các chiến lược đã được thiết kế. Trên cơ sở dự toán chi phí và
các chiến lược đề ra, chủ đầu tư dự kiến mức doanh thu kỳ vọng sẽ đạt được
hàng năm.
- Chương 4: Hoạch định cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án. Tổng hợp tất cả
các chi phí hoạt động hàng năm, căn cứ vào mức doanh thu dự kiến giúp chủ
đầu tư xác định được mức lãi lỗ hàng năm của dự án. Đồng thời xác định
được sự đáng giá của dự án thông qua các chỉ số tài chính đạt được. Bên cạnh
đó, có thể dự báo một số rủi ro dự án gặp phải.
- Chương 5: Tổng hợp các điểm chính của dự án. Một số hạn chế trong quá
trình thiết lập dự án và đề xuất.
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 10
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Dự án đầu tư liên quan đến nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do kiến
thức cá nhân có hạn nên trong quá trình thiết lập dự án không tránh khỏi những sai
sót nhất định. Rất mong được sự cảm thông từ người đọc.
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG





CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương này sẽ tập trung vào các nội dung sau: (1) bối cảnh và cơ hội đầu tư, (2) chủ
đầu tư và năng lực chủ đầu tư, (3) mục tiêu dự án đầu tư, (4) phương pháp thiết lập
dự án, (5) các nét chính của dự án đầu tư.
1.1 Bối cảnh- cơ hội đầu tư
Hiện nay trên địa bàn TPLX có rất nhiều quán cafê hoạt động. Qua khảo sát thực tế
cho thấy từ quán bình dân đến các quán sang trọng, quán nào cũng khá đông khách.
Điều này chứng tỏ thị trường quán cafê tại Long Xuyên khá lớn.
Bên cạnh đó, xung quanh khu cũ trường ĐHAG có rất nhiều quán cafê lớn nhỏ hoạt
động nhưng mỗi quán đều có một lượng khách hàng tương ứng với quy mô của
mình. Phần lớn khách hàng tại các quán này là SV do địa bàn hoạt động gần trường
học. Dựa trên bối cảnh hiện tại này và dự đoán khu mới ĐHAG đi vào hoạt động sẽ
tạo cơ hội lớn để kinh doanh loại hình cafê giải khát dành cho SV.
Vùng đất cánh đồng hoang được quy hoạch là cơ hội lớn cho việc kinh doanh loại
hình dịch vụ cafê giải khát. Không chỉ có trường ĐHAG hoạt động mà còn có trường
Cao Đẳng Y Tế An Giang, bệnh viện, các hộ dân cư sẽ mọc lên làm cho khu này trở
nên sầm uất, náo nhiệt. Chính vì vậy, nhiều công nhân viên chức, SV….sẽ tập trung
khá đông tại nơi đây, xu hướng tìm một nơi giải trí trong lành, thoáng mát sau một
ngày làm việc, học tập mệt mỏi là cần thiết đối với họ. Điều này cũng cho thấy
không chỉ có khách hàng là SV mà còn có công nhân viên chức và những người dân
xung quanh cũng có thể là khách hàng tiềm năng của quán cafê tại đây.
Trước bối cảnh và cơ hội đó, việc xây dựng và kinh doanh dịch vụ quán cafê rất phù
hợp với thực tế, đây cũng là cơ sở hình thành đề tài “ Thiết lập dự án quán cafê Đông
Hạ tại khu mới trường ĐHAG”.
1.2 Năng lực chủ đầu tư
Chủ đầu tư quán Đông Hạ là ông Phạm Văn Nỉ, từng kinh doanh loại hình cafê giải

khát. Có một số năng lực sau:
- Tài chính: Có sẵn mặt bằng xây dựng cơ sở với tổng diện tích 378m
2
. Tuy
nhiên vốn đầu tư ban đầu cho dự án còn phụ thuộc một phần vào nguồn vốn
từ ngân hàng (khoảng 300 triệu).
- Quản lý: Chủ đầu tư đã từng hoạt động loại hình kinh doanh cafê giải khát
nên ít nhiều cũng có kinh nghiệm quản lí, điều hành các hoạt động của quán.
Đặc biệt, có nhiều chính sách thu hút và giữ chân lao động. Am hiểu nguồn
cung cấp NVL phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Kỹ thuật: Chủ yếu là kỹ thuật trang trí và thiết kế không gian quán trông đẹp
mắt và thu hút được khách hàng. Riêng kỹ thuật pha chế phụ thuộc vào nhân
viên pha chế.
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 11
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG

1.3 Mục tiêu của dự án
- Thu hút đối tượng khách hàng là SV bằng chiến lược giá thấp, đa dạng sản phẩm và
không gian rộng rãi thoáng mát.
- Đem lại lợi nhuận kinh doanh cho chủ đầu tư.
1.4 Phương pháp thiết lập dự án
Dự án được thiết lập qua 2 bước chính: (1) Nghiên cứu thị trường cafê giải khát, (2)
Soạn thảo dự án.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường cafê giải khát gồm:
1.4.1 Nghiên cứu dung lượng thị trường
- Mục tiêu của việc tìm hiểu dung lượng thị trường là xác định được số lượng khách
hàng hàng ngày đến các quán cafê, thấy được tiềm năng của loại hình cafê giải khát,
lấy đó làm cơ sở cho việc thiết kế công suất phục vụ cho quán.
- Phương pháp chủ yếu là khảo sát trực tiếp số lượng khách hàng tại các quán cafê

quanh trường ĐHAG. Khảo sát tại 3 quán có quy mô khá tương đồng nằm trên
đường Võ Thị Sáu, phường Mỹ Xuyên là: (1) Nhựt Phương, (2) Cafê Thu, (3) Cafê
Sao Việt. Tổng hợp lượng khách hàng hàng ngày đến các quán này sau đó ước lượng
mức trung bình và đưa ra công suất thiết kế nhằm đạt được mục tiêu của dự án.
1.4.2 Nhu cầu khách hàng
Mục tiêu:
- Hiểu được hành vi và nhu cầu tiêu dùng cafê giải khát của khách hàng. Đây là
công đoạn quan trọng nhằm trả lời được các câu hỏi: (1) mục đích SV đến
quán cafê, vấn đề quan trọng cần tìm hiểu là (2) các yếu tố nào thu hút họ
đến quán cafê, (3) chi phí họ sẵn sàng chi trả cho một ly nước giải khát là bao
nhiêu.
- Các thông tin về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của SV là dữ liệu quan trọng
giúp chủ đầu tư có kế hoạch tổ chức phục vụ, thiết kế cơ sở vật chất của dự
án sao cho khả thi nhất, nhằm thu hút được đông đảo khách hàng theo sở
thích của họ. Từ đó có thể đạt được mục tiêu mà dự án đề ra.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
Trò chuyện trực tiếp với các khách hàng: cuộc trò chuyện tập trung đi sâu vào 3 câu
hỏi nêu trên, nhằm đưa ra các kết quả chính cần đạt được cho dự án. Người phỏng
vấn ghi chép các thông tin thu được để làm dữ liệu xử lí. Lọc ra các đặc điểm chung
về nhu cầu và hành vi tiêu dùng cafê giải khát của SV. Các kết quả chính sẽ được
trình bày trong chương 2 (nhu cầu và đặc điểm khách hàng).
1.4.3 Nước uống giải khát - dịch vụ kèm theo
Việc tìm hiểu số lượng từng nhóm thức uống được khách hàng lựa chọn tại các quán
cafê thì cần thiết cho việc quyết định chi phí mua các NVL cho từng nhóm sản phẩm
bán ra. Đồng thời tỷ lệ khách hàng lựa chọn các nhóm sản phẩm có tác động đến
doanh thu dự kiến của chủ đầu tư nên việc tìm hiểu này rất quan trọng.
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 12
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là nhằm trả lời được câu hỏi : Trong các nhóm

sản phẩm giải khát (cafê, trà, nước đóng chai, nước ép, sinh tố…), nhóm nào được
khách hàng lựa chọn nhiều nhất khi đến quán cafê.
Đối với các loại thức uống như sinh tố, kem hay nước ép trái cây thì hầu hết tại các
quán cafê quanh trường ĐHAG không có các sản phẩm này. Vì vậy, việc khảo sát
được tiến hành tại các quán thuộc hàng sang trọng, có giá cả khá cao (quán cafê Phố
trên đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình). Ghi chép lại số lượng từng nhóm
thức uống khách hàng đã chọn, tổng hợp và đưa ra tỷ lệ của từng nhóm thức uống,
làm cơ sở để ước lượng doanh thu.
1.4.4 Các yếu tố cạnh tranh của các đối thủ
Việc đánh giá các chiến lược của đối thủ nhằm tìm ra được ưu điểm của đối thủ để
có thể áp dụng, phát hiện nhược điểm của đối thủ để tránh. Áp dụng các chiến lược
của đối thủ đã thực hiện thành công nhằm thu hút được đông đảo khách hàng, đồng
thời tìm ra các chiến lược mới khác với đối thủ.
Phương pháp đánh giá là thu thập ý kiến từ khách hàng, nhận biết được yếu tố thu
hút khách hàng đến quán đó thường xuyên.
Kết quả cụ thể sẽ được trình bày trong chương 2 (phần đối thủ cạnh tranh).
Bước 2: Soạn thảo dự án
Căn cứ vào tất cả các thông tin thu được ở trên, dự án sẽ được soạn thảo với các nội
dung sau:
- Mục tiêu của dự án
- Thị trường quán cafê-sản phẩm giải khát: (1) nhu cầu và đặc điểm khách hàng,
(2) thị trường mục tiêu, (3) phân tích đối thủ cạnh tranh, (4) lựa chọn nhà cung
cấp, (5) đề ra các chiến lược tổng quát.
- Thiết kế thức uống – dịch vụ kèm theo: (1) Thiết kế sản phẩm giải khát, (2)
thiết kế dịch vụ kèm theo nhằm thu hút đông đảo khách hàng, (3) hoạch định
các chiến lược cụ thể.
- Thiết kế cơ sở vật chất - tổ chức phục vụ: (1) Cơ sở vật chất: qui mô, bố trí mặt
bằng - thiết kế không gian, hoạch định công suất, mua sắm các TTB, CCDC.
(2) Tổ chức nhân sự: cơ cấu tổ chức, tuyển dụng và đào tạo lao động.
- Phân tích tài chính: (1) Nguồn vốn và cơ cấu vốn: nhu cầu vốn, hoạch định

nguồn vốn. (2) Xác định kết quả hoạt động kinh doanh. (3) Phân tích các chỉ
số tài chính.
- Những rủi ro của dự án: (1) Nhận dạng, mô tả và đo lường rủi ro, (2) phân tích
độ nhạy các biến quan trọng, (3) phân tích các tình huống khả dĩ.
- Các kết luận và đề xuất.
1.5 Tổng quan dự án
- Tên quán: Quán cafê Đông Hạ
- Địa điểm: KDC Tiến Đạt, phường Mỹ Phước, TPLX, An Giang.
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 13
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
- Sản phẩm giải khát: Cũng như các quán cà phê khác trên địa bàn TPLX, Đông
Hạ sẽ cung cấp và phục vụ khách hàng các sản phẩm được chế biến từ cà phê,
từ các loại trái cây để tạo ra những dạng nước ép trái cây, một số thức uống
đóng chai. Bên cạnh đó, sẽ có những sản phẩm đặc trưng cho quán.
- Thời gian dự kiến hoạt động: Dự kiến dự án sẽ được hoạt động trong 5 năm.
- Dự kiến thời gian bắt đầu xây dựng: Tháng 7 năm 2009.
- Dự kiến thời gian đi vào hoạt động: Tháng 10 năm 2009.
- Dự kiến tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án: 1.7 tỷ bao gồm cả chi phí mua đất
là 945 triệu đồng. Như vậy dự kiến tổng vốn xây dựng cơ sở, dự phòng và mua
sắm TTB cho dự án khoảng 770 triệu đồng.
- Vốn cần vay từ ngân hàng là 300 triệu đồng, thời hạn 2 năm, lãi suất
11%/năm, tại ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển chi nhánh An Giang.




















GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 14
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG



CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CAFÊ GIẢI KHÁT

Trong chương 1 đã trình bày phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu về thị trường
cafê giải khát. Đến chương này sẽ (A) đưa ra các kết quả thu được từ nghiên cứu
gồm: (1) Dung lượng thị trường, (2) khách hàng và đặc điểm khách hàng, (3) sản
phẩm cafê giải khát và dịch vụ kèm theo, (4) đối thủ cạnh tranh. Chọn (B) nhà cung
cấp, từ đó xác định được (C) thị trường mục tiêu.
2.1 Kết quả nghiên cứu thị trường
2.1.1 Dung lượng thị trường
Chỉ tính riêng trên địa bàn phường Mỹ Xuyên dã có hơn 13 quán cafê lớn nhỏ hoạt
động. Nhìn chung quán nào cũng có một lượng khách hàng tương ứng với quy mô
hoạt động (số chỗ ngồi). Qua việc khảo sát số lượng khách hàng đến các quán cafê

xung quanh trường ĐHAG cho được kết quả cụ thể như sau:
Như vậy trung bình mỗi ngày có 350 người khách đến một quán cafê có công suất
phục vụ tối đa gần 140 chỗ. Hầu hết các quán có địa điểm hoạt động rất gần nhau,
nhưng đều thu hút được một lượng khách hàng nhất định. Điều này khẳng định tiềm
năng của loại hình cafê giải khát là rất lớn. Dựa vào con số 350 khách hàng ngày,
chủ đầu tư có kế hoạch thiết kế công suất phục vụ cho quán Đông Hạ là 420 khách
mỗi ngày.
Quan sát tại các quán này cũng cho thấy phần lớn khách hàng thuộc đối tượng là SV
(khoảng 85%), còn lại thuộc đối tượng khác. Qua đó, có thể xác định SV là đối tượng
khách hàng chính của dự án này.
2.1.2 Nhu cầu và đặc điểm khách hàng
Nhu cầu của khách hàng khi đến quán cafê:
Qua cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng tại các quán cafê cho thấy những điểm
chung trong mục đích đến quán cafê của khách hàng.
Không chỉ có nhu cầu giải khát, những người khách khi bước vào một quán cafê giải
khát cũng có những nhu cầu khác, cụ thể: Có đến 23/23 (100%) khách hàng đều có
cùng nhu cầu trao đổi hoặc trò chuyện với bạn bè khi đến quán cafê giải khát. Trong
số đó, có 17 khách hàng cho biết họ cũng thường đến quán cafê để thư giãn bằng
việc nghe nhạc hoặc xem tivi ở quán. Bên cạnh nhu cầu giải khát còn có nhu cầu ăn
sáng (6/23 khách hàng có thói quen như vậy). Không nhiều khách hàng đến quán vì
nhu cầu học tập, có 4/23 khách hàng vào quán uống cafê vì nhu cầu này. Đây cũng là
những khách hàng thường xuyên mang máy tính xách tay đến quán cafê để sử dụng
WIFI miễn phí.
Như vậy, mỗi khách hàng đều có những nhu cầu riêng khi đến quán, nhìn chung lại
có 2 nhu cầu chính khi khách hàng đến quán cafê: (1) trò chuyện và trao đổi với bạn
bè, (2) thư giãn. Bên cạnh đó còn có nhu cầu ăn và học tập.
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 15
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
Đặc điểm khách hàng:

Quan sát thực tế tại các quán cafê cho thấy cho thấy hầu hết đối tượng khách hàng
đều là SV (tuy nhiên còn có những đối tượng khách hàng khác). Trong số đó, có
khoảng 80% khách hàng là nam giới, còn lại khoảng 20% là nữ. Trong kết quả
nghiên cứu dung lượng thị trường cũng đã thể hiện rõ thời gian khách hàng đến các
quán cafê: Khách hàng vào buổi sáng cũng khá đông nhưng thường không đến cùng
lúc; thời lượng họ ngồi khoảng 0.5h-1.5h/1lần. Lượng khách hàng đến quán đông
nhất vào buổi tối (hầu hết các quán đều phục vụ gần tối đa công suất của mình); tuy
nhiên, lượng khách hàng buổi tối đông nhất vào khoảng 19h30’ đến 21h; thời gian họ
ngồi lại khoảng 1.5h-2h/1lần. Vào buổi trưa (12h-17h) lượng khách hàng ít lại, thời
gian khách ngồi lại quán cũng khoảng 1-1.5h/1lần.
Các yếu tố thu hút khách hàng đến quán:
Yếu tố đầu tiên thu hút được số lượng đông đảo khách hàng tại các quán là do giá rẻ.
Thái độ phục vụ của nhân viên cũng là một trong những yếu tố tạo được sự thu hút
khách hàng đến quán thường hơn. Bên cạnh đó, sự đầy đủ về phương tiện nghe, nhìn
(quạt, báo chí, truyền hình cáp, dòng nhạc) và sự mát mẻ ở quán cũng mang đến cho
họ sự thoải mái và đó cũng là yếu tố thu hút họ đến quán.
Phần lớn khách hàng thích sự phục vụ nhanh chóng. Một số khác mong muốn được
cung cấp đầy đủ dịch vụ ăn lẫn uống.
Chi phí sẵn sàng chi trả cho 1 ly nước giải khát:
Hầu hết khách hàng đã quen với giá cả tại quán cafê mà họ thường đến (Thu, Sao
Việt hay Nhựt Phương). Chính vì vậy, khi được trao đổi về mức giá của một ly nước
giải khát có thể chấp nhận được thì họ đưa ra những mức giá bằng hoặc có chênh
lệch đôi chút với mức giá tại các quán đó, cụ thể:
- Khách hàng thể hiện sự đồng tình với mức giá 6.000-10.000đ/1ly đối với các loại
nước uống nằm trong nhóm cafê được thể hiện qua con số 26% (6/23 người), mức
giá 6.000-8.000đ được 48% (11/23) khách hàng chấp nhận. Tỷ lệ 26% còn lại đưa ra
mức giá thấp hơn 5.000-8.000đ/1ly.
- Con số 49% thể hiện tỷ lệ khách hàng chấp nhận mức giá 7.000-11.000đ/1ly nước
ép. Có 42% ý kiến khách hàng đồng ý với mức giá 8.000-12.000đ. Còn lại là số
khách hàng hài lòng với mức giá 7.000-9.000đ.

- Đối với thức uống sinh tố, mức giá khách hàng đưa ra không mấy chênh lệch với
sản phẩm nước ép. Kết quả tỷ lệ khách hàng đưa ra các mức giá có sự trùng hợp khá
lớn: khoảng 2/3 khách hàng đồng ý đưa ra mức giá 8.000-13.000đ/1ly sinh tố. Số
lượng còn lại thể hiện tỷ lệ khách hàng chấp nhận với mức giá 7.000-10.000đ/1ly.
- Các sản phẩm trà hay nước uống đóng chai, thức uống khác chủ đầu tư có kế hoạch
thiết kế giá sát với mức giá của các quán cafê hiện có quanh trường ĐHAG. Đồng
thời cũng căn cứ vào chi phí NVL, giá thành của từng đơn vị sản phẩm và dựa trên
mức lợi nhuận mong muốn của mỗi sản phẩm. Từ đó định ra mức giá phù hợp cho
các loại sản phẩm này.
2.1.3 Thức uống được khách hàng lựa chọn
Các loại thức uống được chia thành 6 nhóm: (1) cafê, (2) trà và thức uống khác, (3)
nước uống đóng chai, (4) nước ép trái cây, (5) sinh tố, (6) các loại kem. Kết quả khảo
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 16
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
sát số lượng từng nhóm thức uống được khách hàng lựa chọn được thể hiện qua bảng
2.1 dưới đây:
Bảng 2.1 - Tỷ lệ khách hàng chọn các nhóm thức uống
TT Nhóm
Tỷ lệ
(%)
1 Cafê 37
2 Trà + khác 23
3 Nước đóng chai 13
4 Nước ép 10
5 Sinh tố 8
6 Kem 9

Tổng 100







Kết quả cho thấy trong 6 nhóm thức uống thì cafê được phần lớn khách hàng lựa
chọn nhiều nhất khi vào quán cafê (37%). Có 23% khách chọn các loại thức uống
thuộc nhóm trà và nhóm khác (nước rau má, đậu nành, đậu xanh, dừa lạnh ). Dựa
vào đây có thể xác định được cafê là thức uống chủ yếu trong các quán cafê.
2.1.4 Đối thủ cạnh tranh
Loại hình cafê giải khát là loại hình kinh doanh không có gì mới mẻ, những ai có vốn
đầu tư nhỏ cũng có thể làm chủ một quán cafê tương ứng với số vốn đó. Điều này dễ
dàng nhận biết được từ thực tế: quanh khu ĐHAG nằm trên đường Võ Thị Sáu có đã
có hơn 13 quán lớn nhỏ hoạt động. Chính vì vậy, có thể dự đoán số lượng quán cafê
tại khu mới trường ĐHAG sẽ ở mức tương tự như thế. Do đó, cạnh tranh là đều
không thể tránh khỏi khi hoạt động kinh doanh loại hình cafê giải khát tại đây.
Hiện tại đã có hơn 6 quán lớn nhỏ đã và sắp đi vào hoạt động tại khu vực đường Ung
Văn Khiêm và trong KDC Tiến Đạt. Trong đó, đối thủ của Đông Hạ dự kiến là quán
cafê Nhựt Phương, các quán nhỏ có cách thiết kế rất đơn giản đã hoạt động và có địa
điểm thuận lợi (nằm ngay trước cổng trường ĐHAG mới).
Nhựt Phương đã được đa số khách hàng biết đến (phần lớn là SV) vì đã hoạt động
lâu năm tại khu cũ ĐHAG, giá cả lại rẻ (4.000đ/ly cafê) đối với SV nên chỉ mới khai
trương đã thu hút được đông đảo khách hàng. Chính vì kinh doanh lâu năm như vậy
nên chủ đầu tư Nhựt Phương am hiểu nhiều về tâm lý khách hàng từ đó hoạt động
kinh doanh có hiệu quả. Quán này cũng có đầy đủ phương tiện nghe nhìn, báo chí,
đặc biệt quán thường trực tiếp các chương trình bóng đá khi có sự kiện, những lúc
như vậy thu hút được rất đông khách hàng đến quán.
Đây sẽ là một trong những đối thủ cạnh tranh của Đông Hạ khi đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, diện tích kinh doanh không rộng (100-110m
2

) nên lượng khách cũng sẽ
không nhiều. Đồng thời, các thức uống không đa dạng và khách hàng chủ yếu cũng
chỉ là nam giới.
Các quán khác nằm ngay trên đường Ung Văn Khiêm và đối diện trường ĐH mới là
các quán phục vụ cho những người học lái xe từ trước đến giờ, nên khả năng thu hút
SV không cao. Cách thiết kế không gian quán cũng như TTB, các phương tiện nghe
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 17
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
nhìn rất đơn giản, cách thức phục vụ cũng không thật sự chu đáo. Chính vì vậy,
Đông Hạ cũng không đặt nặng tính cạnh tranh với các quán đó.
Một trong những đối thủ cũng cần nói đến là quán cafê Cánh Đồng Hoang ngay trên
đường Ung Văn Khiêm sắp đi vào hoạt động trong vài tháng tới. Quán này được thiết
kế với không gian rất đẹp mắt và diện tích rộng rãi, thoáng mát dạng sân vườn, sang
trọng. Dựa vào cách thiết kế như vậy, có thể dự đoán khách hàng mục tiêu mà quán
này hướng đến phục vụ là các đối tượng công nhân viên chức, những người có thu
nhập cao. Giá cả sản phẩm giải khát sẽ cao hơn nhiều so với mức giá dành cho SV.
Đây là đối thủ không đáng lo ngại cho Đông Hạ vì khách hàng mục tiêu khác nhau.
Nhưng cũng phải kể đến nếu giá cả quán này đưa ra không chênh lệch nhiều với giá
dành cho SV. Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho quán Đông Hạ do không có được
lượng khách hàng như mong muốn.
Đối thủ tiềm ẩn:
Tại khu mới trường ĐHAG này còn rất nhiều bãi đất trống chưa được xây dựng nhà
cửa, cơ sở gì nên khả năng mọc lên những quán cafê giải khát là rất có thể.
Những ai có một số vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng là có thể làm chủ một quán
cafê với quy mô bằng hoặc hơn quán Nhựt Phương hiện tại ở khu mới này. Vì vậy
nên khả năng đạt được lượng khách hàng mà quán Đông Hạ mong đợi là rất thấp.
Khả năng mở rộng quy mô hoạt động của quán cafê Thu hay Sao Việt có thể xảy ra,
vì trên thực tế cafê Nhựt Phương cũng đã mở rộng quy mô hoạt động của mình tại
địa điểm mới này và đang dần hiệu quả. Hai quán này cũng có thế mạnh là am hiểu

khách hàng và giá cả cũng phù hợp với túi tiền của khách. Nếu một trong 2 quán
(Thu hoặc Sao Việt) hoặc cả 2 đầu tư mở rộng kinh doanh ở khu mới này thì khả
năng thu hút được đông đảo khách hàng là rất lớn. Lượng khách hàng của Đông Hạ
ước tính sẽ không nhiều. Từ đó làm giảm doanh thu dự kiến.
2.2 Nhà cung cấp
Như đã giới thiệu chủ đầu tư am hiểu nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho
hoạt động của quán Đông Hạ. Dưới đây là một số nhà cung cấp các nguyên vật liệu
cho quán mà chủ đầu tư lựa chọn khi quán đi vào hoạt động:
2.2.1 Nhà cung cấp cafê
Cafê Ngọc Phụng
Địa chỉ: Lý Thái Tổ, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, AG.
Tên cafê Ngọc Phụng cũng đã có xuất hiện tại Long xuyên với mô hình quán cafê và
đại lí phân phối. Ngọc Phụng sẽ tài trợ bảng hiệu, dù che ho quán khi đã hợp tác.
Mức giá cho một kí cafê bột là 70.000đ loại thơm. Do có đại lý ngay tại địa bàn
Long Xuyên nên khả năng cung cấp mặt hàng cafê cho quán sẽ đều đặn và đảm bảo
được số lượng cần thiết.
Hàng hoá được giao tận nơi, phương thức thanh toán cũng dễ dàng: cuối mỗi tháng
thanh toán một lần bằng tiền mặt. Vào ngày khai trương Ngọc Phụng hỗ trợ cafê bột
với giá chỉ còn 70% giá trị hàng được giao.
Ngoài ra, Ngọc Phụng sẽ cử nhân viên pha chế tại công ty đã qua lớp đào tạo về pha
chế đến quán trong 2 tháng đầu, sau khi khai trương. Nhân viên này sẽ làm người
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 18
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
pha chế chính cho quán và hướng dẫn cách pha chế các thức uống cho 1 nhân viên
khác mà quán Đông Hạ đã chọn làm người pha chế sau này.
Về mặt chất lượng thì chưa có một nghiên cứu nào về sở thích của người tiêu dùng
Long Xuyên đối với các loại cafê của các nhà sản xuất, nên rất khó cho chủ đầu tư
lựa chọn hương vị cafê sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là SV.
Cafê Lâm Chấn Âu

Địa chỉ: 40 Hai Bà Trưng- TP. Long Xuyên – AG.
Cafê Lâm Chấn Âu cũng được nhiều người tiêu dùng cafê ở Long Xuyên biết đến.
Giá thấp nhất của một kg cafê bột là 70.000đ, phương thức thanh toán là tiền mặt vào
cuối tháng. Không có chính sách giảm giá hàng cung cấp vào ngày khai trương quán.
Lâm Chấn Âu cũng có những hỗ trợ nhưng rất hạn chế cho các đối tác chỉ có hỗ trợ
hộp đèn. Cơ sở này không có hỗ trợ bàn, ghế, dù che cho quán, không trực tiếp đào
tạo nhân viên pha chế cho quán mà chỉ giới thiệu nhân viên pha chế.
Lâm Chấn Âu có cơ sở sản xuất ngày tại TPLX nên khả năng cung cấp sẽ được đảm
bảo đều đặn và đầy đủ.
Đại lí cafê Trung Nguyên:
Địa chỉ: 111-113, Nguyễn Huệ, TP. Long Xuyên, AG.
Giá bán 1kg cafê bột cho các quán là 70.000-85.000đ. Tuy nhiên, Trung Nguyên đã
có hoạt động kinh doanh theo loại hình cafê giải khát tại Long Xuyên nên không có
hỗ trợ gì cho đối tác.
Theo nhân viên pha chế cho biết, trung bình 1kg cafê có thể pha 50 ly cafê vừa pha
sẵn vừa pha fin sao cho cafê có độ đậm vừa và thơm ngon. Nếu mỗi ngày số lượng
khách uống cafê là 155 người thì chỉ bán được 3-3,5kg cafê. Do đó, Đông Hạ chọn
nhà cung cấp cafê bột là Ngọc Phụng để được đảm bảo việc giao hàng tận nơi và
được hỗ trợ từ ban đầu.
2.2.2 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Long
Đây là doanh nghiệp tư nhân chuyên phân phối các mặt hàng nước giải khát đóng
chai của các thương hiệu nổi tiếng: Pepsi, Coca, Number one, Mirinda, các loại nước
suối đóng chai……với đầy đủ chủng loại sản phẩm có mặt trên thị trường được
nhiều người tiêu dùng biết đến. Địa điểm không cách xa quán Đông Hạ (3202, Đinh
Trường Sanh, P. Đông Xuyên, LX, AG) nên có thể gọi hàng bất cứ lúc nào. Phương
thức thanh toán cũng thuận lợi cho quán khi trở thành đối tác của Hoàng Long: Chỉ
cần thanh toán 70% giá trị của hàng đã giao vào cuối mỗi tháng, lần giao hàng đầu
tiên được giảm 5% giá trị các mặt hàng. Hàng hoá sẽ được kiểm kê đúng chất lượng
và số lượng, vừa đảm bảo được số lượng và chất lượng hàng được giao. Chủ đầu tư
đã khảo sát các mức giá của các nhà phân phối đối với mặt hàng này. Đối với các

loại thức uống đóng chai thì giá cả tại các đại lí đều ngang nhau, thường dao động từ
75000đ-135000đ/1kết (24 chai, lon). Việc chọn lựa Hoàng Long làm nhà cung cấp
do điều kiện thanh toán thuận lợi và gần địa điểm hoạt động của quán Đông Hạ.



GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 19
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
2.2.3 Co-opmart Long Xuyên
Cung cấp nhiều loại nguyên liệu dùng cho pha chế các loại thức uống như: các loại
trà, me muối, tắc, cacao, sữa tươi, sữa chua các loại….Những nguyên liệu này chỉ có
đủ trong Co-opmart, còn tại các tiệm tạp hoá thì cái có, cái không nên gây khó khăn
cho việc mua nguyên liệu. Giá cả các loại nguyên liệu này tại Co-opmart không cao
hơn khi mua bên ngoài. Vì vậy mỗi khi thiếu nguyên vật liệu pha chế có thể tìm mua
chúng nhanh nhất tại siêu thị này.
Tuy nhiên các loại nguyên lịêu này có khi không hết cùng một lúc mà cái hết trước
cái hết sau, nên cũng có thể linh hoạt tìm mua tại các tiệm tạp hoá lớn ở các chợ gần
quán.
2.2.4 Tạp hoá Trang
Nằm ngay chợ Long Xuyên, mua bán các loại đường, sữa, đậu, bột…Đây là một
trong những tiệm tạp hoá lớn tại chợ Long Xuyên chuyên cung cấp các mặt hàng trên
với giá sỉ nên giá cả các mặt hàng rẻ hơn các tiệm bán lẻ từ 200- 800đ/1đơn vị sản
phẩm. Hàng hoá sẽ được giao tận nơi khi mua với số lượng nhiều nên không tốn thời
gian và công sức vận chuyển lại đảm bảo được số lượng hàng cần mua. Quán Đông
Hạ chủ yếu đặt mua đường và sữa nên thường mua với số lượng lớn, vì vậy sẽ giảm
bớt được chi phí chuyên chở cũng như chênh lệch giá cả.
2.2.5 Các chợ
Các loại trái cây dùng làm nước ép, sinh tố có thể tìm mua dễ dàng tại các chợ. Hầu
hết chợ nào cũng có đủ loại trái cây với nhiều sạp, vựa bày bán. Tại đây có thể lựa

chọn được những loại trái cây tốt và ngon. Có thể chọn chợ đầu mối Long Xuyên là
thuận tiện và đầy đủ các loại trái cây nhất.
2.3 Thị trường và khách hàng mục tiêu
Chủ đầu tư xác định lựa chọn khách hàng trọng tâm của quán là SV, thông qua việc
khảo sát dung lượng thị trường cho thấy nhu cầu đến quán cafê giải khát của đối
tượng này là rất lớn.
Thị trường mục tiêu: quán Đông Hạ xác định thị trường mục tiêu cho quán là hai
phường trên địa bàn TPLX (1) Mỹ Phước và (2) Mỹ Xuyên. Nguyên nhân lựa chọn
thị trường này làm thị trường mục tiêu vì gần địa điểm hoạt động, dự đoán đây là thị
trường tiêu thụ tiềm năng và rộng lớn do gần trường học, KDC.
2.4 Chiến lược tổng quát
Kết quả khảo sát nhu cầu và đặc điểm khách hàng cho thấy phần lớn khách hàng ít
quan tâm đến sự khác biệt và rất nhạy cảm về giá. Dựa vào đặc điểm này, chủ đầu tư
quyết định lựa chọn chiến lược cạnh tranh tổng quát là (1) chi phí sản xuất thấp và
(2) chiến lược cạnh tranh bằng dịch vụ khách hàng. Hai chiến lược này được chọn
dựa trên cơ sở phân tích ma trận 2 chiều: lưới “sự nhạy cảm về giá/ mức quan tâm
đến sự khác biệt” do công ty Strategic Planning Associates đề ra như hình 2.1 dưới
đây:



GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 20
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 21
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1











Hình 2.1. Lưới “ Sự nhạy cảm về giá/ Mức quan tâm đến sự khác biệt

Diễn giải:
Hầu hết SV có sự nhạy cảm cao về giá cả các loại thức uống tại các quán cafê- giải
khát, đồng thời ít quan tâm đến sự khác biệt nên chiến lược chi phí sản xuất thấp
được lựa chọn là hợp lý.
Bên cạnh đó cũng cần thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, để thu hút đựơc nhiều
khách hàng hơn do loại hình kinh doanh cafê - giải khát đang ngày càng có nhiều đối
thủ cạnh tranh hoạt động.

Tóm tắt
Việc khảo sát thị trường cafê giải khát là dữ liệu quan trọng giúp chủ đầu tư thiết kế
cơ sở vật chất cũng như trong việc thiết kế thức uống và đề ra các chiến lược kinh
doanh trước khi bước vào hoạt động.
Kết quả khảo sát cho thấy ứng với công suất 140 chỗ ngồi của một quán cafê, TB
hàng ngày có 350 khách. Trong đó, 80% khách hàng là nam giới, 85% khách hàng
thuộc đối tượng SV. Dung lượng khách hàng đông nhất vào các buổi tối trong ngày.
Qua việc trao đối trực tiếp với khách hàng thu được các kết quả chính như sau:
Khách hàng đến quán đều có nhu cầu riêng, trong đó có 2 nhu cầu chính là: (1) trò
chuyện với bạn bè, (2) nhu cầu thư giãn. Ngoài ra còn có nhu cầu ăn uống và học tập
nhưng không nhiều.
Kết quả trao đổi cũng cho thấy được yếu tố thu hút khách hàng cụ thể: (1) giá rẻ là
yếu tố đầu tiên, (2) thái độ nhân viên phục vụ, (3) không gian thoáng mát với đầy đủ
các phương tiện nghe nhìn. (4) Có thể vừa ăn và vừa uống không mất nhiều thời

gian.
Đa số khách hàng chấp nhận mức giá 5.000-8.000đ cho các loại nước cafê. Giá các
loại nước ép có thể dao động từ 7.000-12.000đ. Các loại nước sinh tố có mức giá từ
7.000-13.000 là mức giá khách hàng chấp nhận được.
Rất quan
tâm đến sự
khác biệt
R
ất nh
ạy
cảm về
g

Ít quan tâm
đến sự khác

biệt
Ít nhạy cảm về giá
Chiến lược cạnh
tranh bằng dịch vụ
khách hàng

Chiến lược chi phí
sản xuất thấp
Chiến lược sản
phẩm đặc chủng
Khác biệt hoá mà
không thay đổi chất
lượng sản phẩm
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG

Kết quả phân loại các nhóm thức uống được khách hàng chọn lựa: nhiều nhất là cafê
(37%), thứ hai là các thức uống từ trà và thức uống khác (23%), và 13% tổng số
khách hàng chọn nước uống đóng chai.
Thị trường và khách hàng mục tiêu Đông Hạ hướng đến là 2 phường: Mỹ Xuyên và
Mỹ Phước do đây là nguồn tiêu thụ gần nhất. SV sẽ là đối tượng khách hàng chủ yếu
của Đông Hạ khi vào hoạt động.
Đối thủ của Đông Hạ là những quán cafê trên đường Ung Văn Khiêm, trong đó có
Nhựt Phương, đối thủ tiềm ẩn là cafê Thu hay Sao Việt khi mở rộng đầu tư sẽ là đối
thủ đáng ngại nhất do am hiểu nhiều tâm lý khách hàng.
Chủ đầu tư lựa chọn cafê Ngọc Phụng làm nhà cung cấp nguyên liệu cafê cho quán,
các nhà cung cấp các nguyên liệu khác: DNTN Hoàng Long, tạp hoá Trang tại chợ
Long Xuyên và các nguyên liệu chế biến phụ sẽ được mua tại các chợ hay siêu thị
Co-opmart.
























GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 22
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ THỨC UỐNG, CƠ SỞ VẬT
CHẤT VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường và các vấn đề đã được trình bày ở chương 2,
theo đó chủ đầu tư có cơ sở (1) thiết kế thức uống và các dịch vụ kèm theo phù hợp
với năng lực của mình và nhu cầu của SV, (3) đưa ra phương phương án bố trí mặt
bằng và các giải pháp xây dựng. Căn cứ vào kết quả số lượng khách hàng hàng ngày,
chủ đầu tư lên kế hoạch (4) mua sắm các TTB, CCDC phục vụ kinh doanh, (5) tổ
chức hoạt động, đề ra (6) tiến độ thực hiện toàn dự án. Phần (7) đề ra các chiến lược,
và cuối cùng (8) ước lượng doanh thu.
3.1 Thiết kế nước uống
Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, Đông Hạ sẽ có những thức uống chủ yếu sau:
cafê là thức uống đặc trưng của quán, các loại trà, nước uống đóng chai và các thức
uống thông thường khác mà các quán cafê dành cho SV cũng đã có. Bên cạnh đó, sẽ
cung cấp các thức uống mà hầu hết các quán cafê xung quanh trường ĐHAG chưa
cung cấp: sinh tố, nước ép, kem. Tuy các loại thức uống này đã có mặt tại các quán
nhỏ lẻ (quán sinh tố hay chỉ đơn thuần là quán kem) nhưng Đông Hạ vẫn hy vọng
chiếm được một lượng khách hàng có nhu cầu dùng các loại thức uống này vì chất
lượng không gian tốt hơn hẳn các quán sinh tố hay quán kem đó, lại có thêm nhiều
dịch vụ đi kèm.

Trong mỗi nhóm sản phẩm sẽ có những sản phẩm đặc trưng cho quán chẳng hạn:
cafê Đông Hạ, nước ép Đông Hạ hay trà Đông Hạ…. với giá cả vẫn bình thường, tạo
thêm sự tò mò cho khách và muốn dùng thử.
Các loại thức uống được phân thành 6 nhóm với tỷ lệ chi phí NVL/doanh thu như
sau:
Bảng 3.1 - Tỷ lệ NVL/DT cho các nhóm thức uống
TT Nhóm thức uống
Tỷ
lệ
(%)
1 Cafê 27
2 Trà +khác 23
3 Nước uống đóng chai 40
4 Nước ép 31
5 Sinh tố 31
6 Kem 36
Ghi chú: Cụ thể từng tỷ lệ xem thêm phần phục lục đính kèm (Phụ lục 1 đến 4)
Trong đó, nhóm nước ép và sinh tố được tính theo tỷ lệ TB của các nhóm còn lại.



GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 23
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
3.2 Thiết kế dịch vụ
Ngoài sự phục vụ chu đáo của nhân viên quán ( là đều kiện nhất thiết phải có), quán
sẽ phải thiết kế thêm các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm mang đến giá trị gia
tăng cho khách hàng. Dự kiến chi phí tiện ích hoạt động hàng năm của quán như sau:
Bảng 3.2 - Chi phí tiện ích hàng năm
Đvt: 1000đ

Năm Khoản mục Thành tiền
Tổng chi
phí
Nước sinh hoạt
3.613
Điện năng tiêu thụ
11.864
Chi phí điện thoại, WIFFI
6.000
1
Chi phí mua báo
5.400
26.877
Nước sinh hoạt
3.794
Điện năng tiêu thụ
13.050
Chi phí điện thoại, WIFFI
6.120
2
Chi phí mua báo
5.400
28.364
Nước sinh hoạt
3.984
Điện năng tiêu thụ
14.355
Chi phí điện thoại, WIFFI
6.242
3

Chi phí mua báo
5.400
29.981
Nước sinh hoạt
4.183
Điện năng tiêu thụ
15.790
Chi phí điện thoại, WIFFI
6.367
4
Chi phí mua báo
5.400
31.740
Nước sinh hoạt
4.392
Điện năng tiêu thụ
17.369
Chi phí điện thoại, WIFFI
6.495
5
Chi phí mua báo
5.400
33.656
Ghi chú: Cụ thể về chi phí của từng tiện ích được thể hiện trong phụ lục 5 đến phụ
lục 8. Trong đó:
- Chi phí điện thoại, WIFI dự kiến tăng 10% mỗi năm.
- Lượng nước tiêu thụ tăng 5% mỗi năm.
- Điện năng tiêu thụ mỗi ngày 20 KW. Mỗi năm tăng giá 10%.
- Chi phí báo: 15.000đ/ngày.
- Số cuộc điện thoại gọi đi: 5 cuộc/ngày (2.000đ cuộc). Tổng chi phí điện thoại gọi đi

hàng tháng là 300.000đ.
- Phí thuê bao WIFI hàng tháng: 200.000đ.
- Tổng chi phí điện thoại, WIFI hàng tháng là 500.000đ. Dự kiến từ năm 2 trở đi chi
phí này tăng 2% mỗi năm.


GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 24
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1
Thiết lập dự án quán cafê Đông Hạ tại khu mới ĐHAG
Một số dịch vụ khách hàng được cung cấp:
Cung cấp dịch vụ WIFI (đảm bảo tốc độ) miễn phí để khách hàng dễ dàng truy cập
internet. Một máy tính xách tay được đặt ngay giữa khu 1, thích hợp để khách hàng
có thể truy cập thông tin khi có nhu cầu.
Một thức ăn nhẹ (hạt dưa, hạt hướng dương…) được bày trên bàn khách để khách
hàng dùng miễn phí, có thể tạo được cảm tình cho khách hàng nhiều hơn.
Những khi thời tiết nóng nực, khách hàng sẽ được cung cấp miễn phí một ly nước
mát (rau má, trà thanh nhiệt ) thay vì ly tẩy đá như bình thường. Các quán cafê dành
cho SV chưa có quán nào cung cấp thêm dịch vụ này. Chính vì vậy, có thể thu hút
được khách hàng hơn với dịch vụ nước uống miễn phí này.
Các phương tiện nghe nhìn, báo chí được trang bị đầy đủ và được đặt ở vị trí thuận
lợi cho khách dễ dàng nghe và thấy. Trực tiếp các chương trình và các sự kiện nổi
bật (đặc biệt là thể thao) đúng thời điểm. Trong thời điểm hiện nay, truyền hình cáp
rất phổ biến nên việc kết nối truyền hình cáp rất cần thiết, nhằm đa dạng hoá các
chương trình truyền hình, tạo cho khách hàng được thư giãn nhiều hơn.
Theo kết quả khảo sát cho thấy SV không quan tâm nhiều về dòng nhạc. Tuy nhiên,
sẽ tuỳ vào từng thời điểm mà quán có các dòng nhạc riêng sao cho phù hợp với thời
điểm đó và tâm lý SV. Chẳng hạn: từ 6h-10h sẽ có nhạc sôi động một chút, 10h-15h
nhạc nhẹ lại, 15h-20h30’ phát nhạc sôi động trở lại và sau cùng là phát nhạc nhẹ
nhàng và rất êm dịu.
Để giữ chân khách hàng lâu dài, người quản lý, đội ngũ nhân viên tiếp cận khách

hàng sẽ tìm hiểu sở thích của khách hàng chẳng hạn như: chỗ khách thích ngồi, thức
uống khách thường uống, uống như thế nào, loại nhạc nào đa số khách hàng thích
nghe nhất và các chương trình nào trên truyền hình khách hàng muốn xem nhiều nhất
để có thể đáp ứng kịp thời và đúng yêu cầu của khách hàng.
Nhận thấy quán cafê Thu hoạt động kinh doanh có hiệu quả không chỉ vì am hiểu
khách hàng mà còn đáp ứng nhu cầu ăn sáng của khách. Tận dụng hiệu quả này,
Đông Hạ có kế hoạch liên kết với những người buôn bán thức ăn sáng bán tại quán,
khách hàng có thể vừa ăn sáng vừa uống cafê mà không sợ mất nhiều thời gian.
Khách hàng khi cần tính tiền chỉ việc nhấn vào hệ thống chuông báo tính tiền đã
được trang bị, lắp đặt sẵn trên mỗi bàn khách ngồi.
3.3 Bố trí mặt bằng - Giải pháp xây dựng
3.3.1 Bố trí mặt bằng
Mặt bằng quán được thiết kế đảm bảo yêu cầu mỹ quan và giao thông thuận tiện.
Xác định địa điểm xây dựng: Đông Thịnh 8, Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang.
Quy hoạch tổng thể đã ổn định có nhiều tiềm năng. Dự kiến các khu nhà trọ, kí túc
xá dành cho SV sẽ được xây dựng đông đúc, lại gần địa điểm hoạt động nên khả
năng có được khách hàng là rất cao.
Gần thị trường tiêu thụ (trường học, hộ dân cư…).
Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước tốt. Giao thông thông suốt, mạng lưới
điện thuộc đường dây chính nên sự cố mất điện không thường xuyên xảy ra.
GVHD: Th.s. Nguyễn Thành Long Trang 25
SVTH: Trần Thị Kim Trang_DH6KD1

×