Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên Cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.74 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Tóm tắt 2
II. Giới thiệu 3
III. Phương pháp 6
1. Khách thể nghiên cứu 6
2. Thiết kế nghiên cứu 7
3. Quy trình nghiên cứu 8
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 8
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 8
V. Kết luận và khuyến nghị 10
VI. Tài liệu tham khảo 13
VII. Phụ lục 14
Giáo án thực nghiệm 14
Kết quả học tập của học sinh trước và sau tác động 17
1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: “Một số phương pháp dạy học tích cực với phân môn tập đọc lớp 4”
I. Tóm tắt.
Chương trình tiểu học đóng một vị trí quan trọng, nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ cũng như các kỹ năng cơ bản khác. Góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng những phẩm chất,
năng lực và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học
cơ sở. Vì vậy phân môn tập đọc ở tiểu học có một vai trò hết sức quan trọng trong
chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Học tốt phân môn tập đọc
không những giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc - nghe - nói - viết mà còn tạo
điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Qua thực tế phân môn tập đọc
mặc dù đã được định hình khá rõ về nội dung, phương pháp giảng dạy, song khi lên
lớp, tiết tập đọc không ít giáo viên còn lúng túng, chất lượng giảng dạy chưa cao,
chưa phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy nâng cao


chất lượng dạy tập đọc ở lớp 4 trong các nhà trường là một yêu cầu cần được coi
trọng đúng mức bởi “Chất lượng đọc của học sinh là cơ sở để các em chiếm lĩnh
nội dung của văn bản, làm cơ sở để học sinh tiếp thu các môn học khác” và càng
đặc biệt với các em học sinh vùng sâu, vùng xa vùng biên giới đặc biệt khó khăn.
Nâng cao chất lượng dạy tập đọc, giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷ lệ học sinh đọc
yếu là một nhiệm vụ quan trọng và mang tính quyết định đến khả năng tiếp thu các
môn học khác của học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung, góp
phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường cũng như ngành đề ra.
Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng
nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm
quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, bản sắc văn hóa của
các dân tộc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo
2
Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho
các em cảm nhận được những rung cảm ,cảm xúc, thẩm mỹ, cảm nhận được vẻ
đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong
sáng tốt đẹp trong cuộc sống và trong mỗi xã hội của đất nước Việt Nam nói riêng
thế giới nói chung.
Ở tiểu học, theo chương trình Giáo duc phổ thông - cấp Tiểu học mục tiêu
của dạy tập đọc là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc,
nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Biết thêm những từ ngữ (gồm cả những thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) về lao
động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ tổ quốc
- Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính.
- Đọc đúng và rành mạch bài văn, nắm được ý chính của bài.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
trong thế kỷ XXI.
Giải pháp thực hiện:

Việc cho mỗi học sinh đọc một đoạn văn ngắn hoặc đọc khoảng 4 đến 8 câu
thơ trên lớp. Các em luyện đọc theo dãy cả lớp lắng nghe và sửa sai cho bạn. Khi
các bạn trong lớp phát hiện lỗi sai em học sinh đó tự sửa đến khi đọc tốt không sai
nữa là được (Chú trọng sửa lỗi cho học sinh dân tộc các tiếng có chứa âm đầu
như: V,L,Đ,B cách đọc, cách ngắt, nghỉ câu dài.)
Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 4
tại trung tâm trường PTDT Bán trú số 1. Lớp 4A1 là nhóm thực nghiệm, lớp 4 A2
là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện biện pháp tích cực khi dạy bài
“ Bàn tay cô giáo”. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng
học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã có khả năng đọc tốt hơn lớp đối chứng.
Kết quả kiểm tra cho thấy không có học sinh nào bị điểm dưới trung bình, các em
3
đọc rõ ràng , mạch lạc, ngắt nghỉ đúng và kết quả kiểm chứng Test cho thấy P <
0,029 có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng. Kết quả đó đã chứng minh rằng: để đạt được yêu cầu này giáo
viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc.
II. Giới thiệu.
1. Tìm hiểu thực trạng.
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp 4
còn hạn chế đạc biệt với các lớp 4 ở các bản lẻ, ngay cả giáo viên chưa tìm ra
phương pháp để nâng cao kết quả giờ đọc .
Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn học sinh theo
phương pháp mới cũng là đọc cá nhân, đọc theo nhóm, Nhưng giáo viên hầu hết
không kiểm soát được tốc độ đọc, cách đọc của học sinh, không sửa sai. Đây là
nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi
học tập đọc .
* Về giáo viên và học sinh.
Hiện nay còn một số giáo viên kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý sửa sai cho
học sinh, Ngoài ra các em học sinh dân tộc Thái, Kháng, H Mông còn phát âm
sai rất nhiều ở các phụ âm đầu, vần và dấu thanh. Cụ thể là nhiều học sinh mắc

lỗi đọc sai phụ âm đầu là: l/đ: “lên xuống” đọc là “đên xuống”, “đứng đầu” đọc
là “lứng lầu”, “ra vào” đọc là “ra bào”.
Một số học sinh mắc lỗi ở phần vần như: uya/ ia, đêm khuya/đêm
khia… Một số em lại đọc sai ở các dấu thanh như: lủng lẳng/lúng lắng, đã/đá.
Bên cạnh đó các em còn ê - a kéo dài, ngắt nghỉ hơi tuỳ tiện chưa biết
thể hiện được giọng đọc của mình, chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh
do chàng màng về nắm kiến thức chuẩn của học sinh từng khối lớp.
*Kết quả điều tra thực trạng.
4
Qua khảo sát thực trạng dạy và học tập đọc ở lớp 4 cho thấy kỹ năng đọc
chưa tốt, chưa chú ý sửa sai cho học sinh, chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học
sinh cho dù học sinh có đọc đúng.
Giáo viên hầu như không kiểm soát được học trò của mình khi đọc các em
chỉ cần đọc thuộc là được.
2. Giải pháp thay thế:
Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực (nhất là đối với học sinh
có điều kiện còn khó khăn trong học tập), khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản,
cần linh hoạt phương pháp dạy tập đọc nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Với lớp 3 học
sinh cần đọc đúng và rành mạch bài văn (đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 65 đến 70
tiếng/phút) để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp,
hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc.
- Hướng dẫn đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu, cần theo dõi học sinh
đọc để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ. Giáo viên nên chia nhỏ văn
bản cho nhiều học sinh được tham gia tích cực vào quá trình luyện tập, qua đó bộc
lộ năng lực đọc của từng cá nhân. Lắng nghe học sinh đọc, để cảm nhận được ưu
điểm hay hạn chế về kỹ năng đọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay
giúp đỡ kịp thời. Những thông tin ngược là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung
dạy học thiết thực, tránh áp đặt mang tính chủ quan.
Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức
được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý, từ đó học sinh sẽ học

tốt các môn học còn lại.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp: Học sinh nối tiếp nhau đoc từng đoạn
trong bài. Giáo viên theo dõi học sinh đọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ, cách
ngắt nhip thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn
chuyện với lời nhân vật (nếu có); hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được
chú giải trong SGK thông qua đọc; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa
phương (nếu có).
5
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm: có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi,
nhóm tư, dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp. Học sinh cần đọc và theo dõi
nhận xét bạn đọc. Giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không
ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác, có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận
kết quả đọc của bạn.
- Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt.
Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, giáo viên cần
luyện cho học sinh có cách đọc nhẹ nhàng, vừa phải.
- Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc
thầm đọc để hiểu văn bản.
- Hướng dẫn luyện đọc lại dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp
và đặc điểm của bài tập đọc, giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao
cho phù hợp cần theo dõi thời gian đọc của từng em tránh đọc nhanh quá hay chậm
quá: Luyện đọc tốt và thi đọc tốt một hoặc cả bài, đọc theo vai, tổ chức trò chơi học
tập có tác dụng luyện đọc Riêng đối với các bài học thuộc lòng, dù đã luyện đọc
kỹ, giáo viên cần bố trí thời gian để học sinh được học thuộc bài trên lớp với yêu
cầu tối thiểu cần đạt là: Học thuộc khoảng 6 đến 10 dòng thơ trên lớp.
3. Một số phương pháp áp dụng.
+ Nâng cao kỹ năng kể chuyện cho học sinh thông qua việc sử dụng phương
pháp sắm vai trong dạy học phân môn kể chuyện lớp 4.
+ Tác động của việc kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể với lời nói “ nguyên
tắc con số 3”, tranh ảnh để giải nghĩa từ ngữ trừu tượng trong dạy học môn Tiếng

Việt.
+ Sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học học sinh lớp 4.
4. Xác định vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp thu hút toàn bộ học sinh tích cực tham
gia vào việc rèn đọc, có hiệu quả với tất cả các đối tượng học sinh, tránh tình trạng
6
học sinh lợi dụng thời gian luyện đọc để làm việc riêng, nói chuyện riêng Trong
nghiên cứu này tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
1. Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có thu hút được hết
học sinh trong lớp tham gia rèn đọc không đọc như thế nào?
2. Việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có giúp cho việc
rèn đọc của học sinh được hiệu quả góp phần nâng cao khả năng đọc và phát âm
cho học sinh lớp 4 đặc biệt là học sinh dân tộc không?
5. Giả thuyết nghiên cứu.
1. Sẽ thu hút được hầu hết học sinh tham gia tích cực trong việc rèn đọc ở
các giờ tập đọc, giờ kể chuyện, phân môn học lịc sử
2. Sẽ làm cho việc rèn đọc của học sinh có hiệu quả trong quá trình rèn đọc,
qua đó sẽ làm cho khả năng đọc của các em được nâng lên.
III. Phương pháp.
1. Khách thể nghiên cứu.
Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp của khối 4. Vì đối tượng học sinh của
lớp 4 đã quen việc luyện đọc ở trên lớp. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp
thu bài và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác.
Để tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp là 4A1 và 4A2 các em đương tương
nhau về học lực, giới tính, hạnh kiểm. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính, lực học, hạnh kiểm của HS 2 lớp 4A1 và 4A2 tại trung tâm
Lớp Số học sinh Điểm
Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu
4A1 18 13 13 0 8 7 3
4A2 18 17 9 0 4 11 3

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái phát
biểu.
Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của các
môn học.
2.Thiết kế nghiên cứu.
7
Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà
trường để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học
sinh. Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 4A1 là lớp thực nghiệm và lớp 4A2 là lớp đối
chứng. Tôi chọn một bài tập đọc “ Tuổi ngựa” kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra trước tác động cho kết quả khác nhau nên tôi dùng phép
kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai
nhóm.
Sau khi đã có kết quả kiểm tra trước tác động tôi thấy rằng điểm trung bình
của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm
chứng độ chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động
Bảng 2. Kết quả khảo sát trước tác động.
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 5,8 6,1
P = 0,23
Kết quả cho thấy P = 0,23 > 0,05 vì vậy có thể kết luận sự chênh lệch điểm
số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương
nhau.
Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
đương tương (được mô tả ở bảng 3).
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm KT trước tác động Tác động KT sau tác động
Thực
nghiệm
01 Dạy có sử dụng các phương

pháp theo hướng tích cực
03
Đối chứng 02 Dạy không sử dụng các
phương pháp tích cực
04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập.
3, Quy trình nghiên cứu.
a, Chuẩn bị của giáo viên:
- Lớp đối chứng: Dùng phương pháp dạy học truyền thống.
- Lớp thực nghiệm: Dùng phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
8
b, Tiến hành dạy thực nghiệm:
GV dạy thực nghiệm vẫn theo thời khoá biểu của nhà trường. Hai lớp dạy
cùng bài “ Tuổi ngựa”. Sau tiết học tôi kiểm tra học sinh của hai lớp.
4, Đo lường và thu thập dữ liệu
Cả hai lớp học sinh đều học bài “ Bè xuôi sông La”.
Lớp 4A2 là lớp đối chứng học sinh được dạy theo phương pháp mà giáo viên
vẫn dạy như mọi khi.
Lớp 4A1 là lớp thực nghiệm được dạy theo hướng tích cực, tất cả học sinh
trong lớp đều được nhận xét sửa sai cho bạn, cho mình. Muốn làm được điều này
tất cả học sinh trong lớp phải lắng nghe bạn đọc để tìm ra chỗ đúng, chỗ sai của
bạn.
IV. Phân tích dữ liệu và một số bàn luận
1. Phân tích
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 6,1 7
Độ lệch chuẩn 1,24 1,37
Giá trị T – test 0,029
Chênh lệch giá trị TB

chuẩn ( SMD)
0,66
- Kết quả kiểm tra trước tác động đã cho thấy 2 nhóm là tương đương nhau. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả P =
0,029 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng là rất có ý nghĩa. Điểm chênh lệch này không phải là ngẫu nhiên mà là
do tác động mà có. Mặt khác không có học sinh nào được điểm dưới trung bình
điều đó cho thấy tất cả số học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một cách
tích cực đã mang lại kết quả cũng như chất lượng cao hơn cho phân môn tập đọc ở
lớp 3.
9
- Như vậy giả thuyết của đề tài : “Một số phương pháp dạy học tích cực với
phân tập đọc lớp 4” đã góp phần nâng cao chất lượng của phân môn tập đọc lớp 4
đã được kiểm chứng.
2. Một số bàn luận.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động cho kết quả như sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm = 7
- Điểm trung bình của lớp đối chứng = 6,1
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,9. Điều đó cho thấy điểm trung
bình của nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự chênh lệch lớn, lớp được tác
động đã có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm là SD = 0,66. So với bảng
tiêu chí của Cohen điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra của hai nhóm sau tác động là:
P = 0,029. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động.
Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tích cực hoá trong học phân
môn tập đọc giáo viên khi dạy phải chuẩn bị bài giảng khá công phu.
V. Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận.

Dạy tập đọc là việc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học. Nắm vững cách
đọc các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày, tăng hiệu
quả giao tiếp, giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống .
Muốn rèn cho học sinh đọc tốt trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư
phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì
trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học
sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe thầy đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước
để so sánh đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự
chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ cô đọc, nói đều phải chuẩn mực.
10
lớp 3C
lớp 3B
lớp 3B
lớp 3Blớp 3C
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học
đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều
khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý
thức tự giỏc của học sinh.
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo
khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng
dẫn rừ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách
giáo khoa Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều
ưu điểm nổi bật. Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đó
nắm được cơ bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể
thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của
người biên soạn là quan trọng song chưa đủ cũng đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng
tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu
quả cao.
Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương
pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc ngọng trong học sinh. Giáo viên

phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo.
Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh
giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu.
Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các
em đọc trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp,
trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn. Yêu cầu mỗi
học sinh phải có quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài
văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn học khác
như: Tập làm văn, kể chuyện
Trên đây là việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc cho học sinh lớp 3
trường Tiểu học nơi tôi công tác. Với phương pháp rèn đọc này sẽ có tiền đề để tiếp
11
tục dạy môn tập đọc ở lớp 4, 5 đạt kết quả tốt. Vì vậy nếu có thể cải tiến mở rộng
cách hướng dẫn theo đề tài này có thể áp dụng tốt khi dạy môn tập đọc lớp 4, 5 đáp
ứng những yêu cầu đòi hỏi cao hơn.
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng:
Muốn rèn luyện cho học sinh đọc tốt thì vai trò của người thầy giáo đặc biệt quan
trọng bởi người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn
cảm để học sinh bắt chước. Trong mỗi giờ tập đọc, người thầy phải hướng dẫn cách
đọc cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trỡ
uốn nắn, sửa chữa kịp thời tuỳ theo từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo.
Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu
trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiêm
của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là
môn tập đọc ở Tiểu học.
2. Kiến nghị.
- Sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của ngành và các cấp quản lý giáo dục cần sâu
sát và kịp thời hơn nữa.
- Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn và các hội thảo chuyên đề, các

lớp tập huấn chuyên đề về môn tập đọc lớp 3; cung cấp đồ dùng dạy, học và các tài
liệu tham khảo, Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia để học tập trau
dồi kiến thức. Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là môn tập đọc.
- Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
- Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho
giáo viên, cho học sinh trong khối, trong trường và toàn quận.
Người viết
Nguyễn Thanh Tuấn
12

VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoaTiếng Việt 4 tập 1 + 2
2. Tiếng Việt nâng cao 4
3. Bồi dưỡng văn và Tiếng Việt
4. Phương pháp rèn đọc tập 1+ 2
5. Sách giáo viên tập 1 + 2
13
6. Sách hướng dẫn tập 1+ 2
14
VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1. Kế hoạch kiểm tra trước tác động: Kiểm tra hai lớp 4A1 và 4A2 bài tập đọc:
Tuổi ngựa (Trang149 SGK4 – Tập 1)
2. Kế hoạch kiểm tra sau tác động: Kiểm tra 2 lớp 4A1 và 4A2 bài tập đọc: Bè xuôi
sông La Trang 27 SGK4 – Tập 2)
3. Giáo án dạy thực nghiệm.
Bài dạy: Bè xuôi sông La.
Các bước tiến hành:
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến

phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La, với tâm trạng
của người đi bè say mê ngắm cảnh và mơ ước về tương lai.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con
người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ
thù.
- HTL bài thơ.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Tranh minh họa bài đọc.
Trò: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:(1')
2. Kiểm tra:(3')
Hs đọc bài: "Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa" và nêu nội dung bài?
3. Bài mới:(32')
a, Giới thiệu bài:
b, Tìm hiểu bài:
- Hs đọc toàn bài.
- Hs đọc nối tiếp 3 khổ thơ.
- Gv nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
I. Luyện đọc:
3 khổ thơ.
- sông La, lát chun, lát hoa, táu mật,
15
- Hs luyện đọc theo cặp.
- Gv đọc mẫu.
*Yêu cầu hs đọc khổ thơ 1, trả lời:
? Bè xuôi sông La chở những loại gỗ quí
nào?
- Hs đọc khổ thơ 2:
? Sông La đẹp như thế nào?

? Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói
ấy có gì vui?
- Hs đọc khổ thơ còn lại:
? Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến
mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái
ngói hồng?
? Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát, bừng
tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì?
? Nội dung chính của bài thơ?
- Gọi 3 hs đọc tiếp nối bài thơ.
- Hs nhận xét cách đọc.
muồng đen.
II. Tìm hiểu bài:
- Bè chở: dẻ cau, táu mật, muồng đen, lát
chun, lát hoa,
- Nước sông La trong veo như ánh mắt,
hai bên bờ hàng tre xanh mướt Những
đợt sóng được nắng chiếu long lanh như
vẩy cá
- Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm
mình thong thả trôi theo dòng sông. Cách
so sánh như thể làm cho cảnh bè gỗ trôi
trên sông hiện lên rất cụ thể,
- Tác giả mơ tưởng đến ngày mai:
những chiếc bè gỗ được chở về
xuôi sẽ góp phần vào công cuộc
xây dựng lại quê hương đang bị
chiến tranh tàn phá.
- Tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong
công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp

bom đạn kẻ thù.
*Đại ý: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La
và tài năng, sức mạnh của con người Việt
Nam trong công cuộc xây dựng đất nước,
bất chấp bom đạn kẻ thù.
16
- Hs đọc đoạn văn trên bảng phụ và luyện
đọc diễn cảm.
- Hs nhẩm HTL bài thơ.
- Hs đọc thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ.
- Nhận xét, cho điểm.
III. Luyện đọc diễn cảm:
- Luyện đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2.
- 2-3 hs thi đọc diễn cảm.
- 3-4 hs thi đọc thuộc lòng
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung của bài?
- Về học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài sau.

4. Kết quả học tập của học sinh trước và sau tác động
17

×