Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.99 KB, 43 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Lời nói đầu
Gia đình là tế bào, nền tảng vững chắc của xã hội. Chính từ nơi đây,
nhân cách của mỗi con người được hình thành, nuôi dưõng và phát triển trong
cái nôi của mái ấm gia đình.Trong gia đình cũng như trong xã hội, mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ mang tính chất thiêng liêng và cao
quý nhất. Quan hệ đó không chỉ phát sinh dùa trên quan hệ huyết thống mà
còn được phát sinh trên cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ nuôi đối với
con nuôi. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã khẳng định:” Để
phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng
thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc,yêu thương
và thông cảm ”.Trẻ em có quyền được sống trong gia đình, được cha mẹ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Không có sự chăm sóc, giáo dục nào tốt hơn sự
chăm sóc, giáo dục của gia đình. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, vì nhiều
nguyên nhân khác nhau mà có rất nhiều trẻ em không nhận được sự chăm sóc,
giáo dục của gia đình, đặc biệt là những trẻ em mồ côi cha, mẹ; trẻ em bị bỏ
rơi mà không xác định được cha mẹ.Việc chăm sóc, giáo dục những trẻ em
này là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.Nhiều hình thức bảo trợ của
xã hội đã ra đời như trại trẻ mồ côi, làng SOS… nhưng sự chăm sóc và giáo
dục có hiệu quả nhất đối với những trẻ em này là được nhận làm con
nuôi.Việc nuôi con nuôi là một biện pháp pháp lý bảo đảm tốt nhất cho quyền
được sống trong gia đình của trẻ em, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về tinh
thần, ước muốn quyền được làm cha, mẹ của người nhận nuôi đối với trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt.
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử xã
hội loài người. Đây là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn
nhân và gia đình. Hiện nay, việc nhận nuôi con nuôi vì mục đích nhân đạo
1
Luận văn tốt nghiệp
luôn được nhà nước quan tâm, khuyến khích.Các văn bản quy phạm pháp luật


quy định về điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi đã được ban hành.Tuy nhiên,
các quy định của pháp luật nuôi con nuôi còn nhiều bất cập, nhiều quy định
còn chưa rõ ràng, cụ thể, nhất là quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
nuôi con nuôi, nhiều khía cạnh của quan hệ nuôi con nuôi chưa có quy phạm
điều chỉnh dẫn đến chưa giải quyết được những vấn đề phức tạp nảy sinh
trong thực tế. Từ ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài:
“Con nuôi trong luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000” là một
yêu cầu cấp thiết, khách quan nhằm hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi với ý
nghĩa là một biện pháp bảo đảm quyền được sống trong gia đình của trẻ em.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt
Nam về nuôi con nuôi, làm rõ những vấn đề còn hạn chế, chưa hoàn thiện của
pháp luật nuôi con nuôi. So sánh, đánh giá ưu điểm của biện pháp nuôi con
nuôi với các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em khác.Trên cơ sở đó có
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi, bảo đảm tốt hơn
quyền được sống trong gia đình của trẻ em.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật nuôi con nuôi,
nghiên cứu, đánh giá tình hình nuôi con nuôi trong nước qua những năm gần
đây, để thấy được những vấn đề còn tồn tại của pháp luật nuôi con nuôi.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc nuôi con nuôi giữa cỏc công dân
Việt Nam với nhau, thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không đề cập đến việc
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và người được nhận nuôi là trẻ em.
Phương pháp nhiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên cơ sở đó, đề tài được nghiên
cứu bằng cách kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kê, để xem xét vấn đề được toàn diện và đạt hiệu quả cao.

2
Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT NUÔI
CON NUÔI
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NUÔI CON.
1.1 Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội
Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đã có từ lâu trong lịch sử, quan
hệ xã hội này xuất hiện là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng các nhu cầu tinh
thần và vật chất của con người.Hiểu theo cách thông thường, nuôi con nuôi là
một người hoặc cả hai người (là vợ chồng) nhận chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa
trẻ mà do hoàn cảnh nhất định không có sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đẻ,
gia đình ruột thịt.Mối quan hệ được hình thành giữa người nhận nuôi và người
được nhận làm con nuôi là mối quan hệ cha mẹ và con. Quan hệ xã hội đặc biệt
này được xã hội thừa nhận, có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi con nuôi được coi nh quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ.
Dưới góc độ xã hội, quan hệ nuôi con nuôi là quan hệ mang tính tự
nguyện, xuất phát từ cả hai phía người nhận nuôi và người được nhận nuôi.Sự tự
nguyện Êy có nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là do yếu tố tình cảm chi
phối. Đó là người nuôi muốn nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một đứa trẻ. Đem tình
yêu thương của mình tạo ra một mái Êm gia đình cho những đứa trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt nhằm làm cho đứa trẻ có điều kiện phát triển đầy đủ về thể chất,
tinh thần, và lớn hơn cả là ước muốn được xác lập mối quan hệ cha mẹ và con
với người được nhận nuôi.Với tư cách là một quan hệ xã hội, quan hệ nuôi con
nuôi không đòi hỏi những điều kiện chặt chẽ mà chủ yếu đáp ứng những nhu cầu,
lợi Ých của con người về vật chất như có thêm lao động, người thừa tự, có người
chăm sóc khi tuổi già hoặc về mặt tinh thần như sự cảm thông, chia sẻ, ước muốn
quyền được làm cha, mẹ.
3

Luận văn tốt nghiệp
Như vậy,dưới góc độ xã hội, nuôi con nuôi có thể được hiểu
là:”việc thiết lập quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, giữa người nhận nuôi con
nuôi và người được nhận làm con nuôi, làm phát sinh mối quan hệ gia đình mới
được xã hội thừa nhận, nhằm thoả mãn những nhu cầu và lợi Ých nhất định của
các bên.
1.2 Nuôi con nuôi là một quan hệ pháp luật.
Dưới góc độ pháp lý, quan hệ nuôi con nuôi được điều chỉnh bởi các
quy phạm pháp luật.Việc nuôi con nuôi được công nhận bới cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền được thể hiện qua việc đăng ký nuôi con nuôi và trở thành một
quan hệ pháp luật. Do đó, có thể hiểu quan hệ pháp luật nuôi con nuôi là “những
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi được các quy phạm pháp
luật điều chỉnh”.Giống như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật nuôi
con nuôi có đầy đủ ba thành phần: chủ thể, khách thể, nội dung.
- Chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi là bao gồm: người cho con
làm con nuôi, người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.Người
cho con làm con nuôi có thể là cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ.Người nhận nuôi
con nuôi có thể là người độc thân, hoặc hai người là vợ chồng hợp pháp. Người
được nhận làm con nuôi là người dưới 15 tuổi hoặc là người trên 15 tuổi nếu
thuộc các trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định.
- Khách thể của quan hệ nuôi con nuôi là những lợi Ých mà các bên
chủ thể hướng tới.Những lợi Ých đó có thể là những lợi Ých về tinh thần, hoặc
vật chất, hoặc cả hai. Nội dung của quan hệ pháp luật nuôi con nuôi là quyền và
nghĩa vụ pháp lý của chủ thể do pháp luật quy định cụ thể cho các chủ thể khi
tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Quan hệ nuôi con nuôi là một quan hệ pháp luật, nên nó có đầy đủ
đặc điểm chung của các quan hệ pháp luật. Theo Đ44 BLDS 2005 thì quyền
đựơc nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi là quyền nhân thân của
mỗi người được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, quan hệ nuôi con
nuôi là một quan hệ đặc thù nên pháp luật nuôi con nuôi cũng có những đặc điểm

riêng:
4
Luận văn tốt nghiệp
Quan hệ nuôi con nuôi không làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa
nguời nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Quan hệ cha mẹ và
con không phát sinh trên cơ sở sinh học tự nhiên mà được xác lập trên cơ sở pháp
lý. Bởi vì, nếu các bên có quan hệ sinh thành ra nhau thì quan hệ đó sẽ trở thành
quan hệ huyết thống trực hệ mà không còn là quan nuôi con nuôi. Do đó, giữa
nguời nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi,về nguyên tắc không
thể là cha mẹ và con hoặc ông bà và cháu, “ trường hợp người có quan hệ họ
hàng là ông bà xin nhận cháu hoặc anh chị em xin nhận nhau làm con nuôi, thì
không giải quyết” (theo quy định tại điểm c, khoản 2, tiểu mục 1 Mục II thông tư
số 08/2006/TT-BTP ).
Không giống như quan hệ cha mẹ đẻ và con là quan hệ sinh học tự
nhiên.Quan hệ nuôi con nuôi xác lập quan hệ cha mẹ và con trên cơ sở pháp lý.
Do đó, trong quan hệ nuôi con nuôi không phải bất cứ ai cũng trở thành cha mẹ
nuôi và con nuôi. Chỉ những người đáp ứng được những điều kiện nhất định của
pháp luật mới trở thành cha mẹ nuôi và con nuôi.
Quan hệ nuôi con nuôi là một quan hệ pháp luật hôn nhân và gia
đình, mang đặc điểm của một quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là tồn tại
một cách lâu dài, bền vững, không xác định thời hạn tồn tại của nó. Bởi vì, trong
quan hệ này chỉ có thế xác định được thời điểm bắt đầu quan hệ là thời điểm
đăng ký nhận nuôi con nuôi mà không thể xác định trước được thời điểm kết thúc
của quan hệ đó. Tình cảm giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận
làm con nuôi là bền vững, sâu sắc không khác gì quan hệ cha mẹ và con về huyết
thống.
1.3. Khái niệm chế định nuôi con nuôi
Chế định pháp luật nuôi con nuôi có thể hiểu là “tổng hợp các quy
phạm pháp luật cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực nuôi
con nuôi, cụ thể là điều chỉnh việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền

và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nuôicon nuôi”. Chế định pháp luật
nuôi con nuôi thể hiện thái độ của Nhà nước trong lĩnh vực này nhắm đảm bảo
quyền và lợi Ých hợp pháp của các bên chủ thể, đặc biệt là bảo vệ quyền và lợi
5
Luận văn tốt nghiệp
Ých của trẻ em được nhận làm con nuôi, làm cho các quan hệ này phát triển phù
hợp với lợi Ých chung của toàn xã hội, đảm bảo được quyền của trẻ em.
Chế định pháp luật nuôi con nuôi bao gồm các quy phạm hình thức và
các quy phạm nội dung. Các quy phạm hình thức quy định các thủ tục xác lập
quan hệ con nuôi.Các quy phạm nội dung quy định mục đích nuôi con nuôi, điều
kiện nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi , các quyền và nghĩa vụ của chủ
thể khi tham gia quan hệ nuôi con nuôi, trách nhiệm của một số cơ quan, tổ chức
trong lĩnh vực nuôi con nuôi.


Chương 2
CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2000
I/ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NUÔI CON NUÔI
2.1.Mục đích của việc nuôi con nuôi
Khoản 1 Điều 67 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Nuôi con nuôi là
việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi cn nuôivà người được
nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom,
nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”. Theo đó, có thể
hiểu rằng việc nuôi con nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận
nuôi và người được nhận làm con nuôi. Đây là mục đích chính mà các bên trong
quan hệ mong muốn thiết lập khi tham gia quan hệ nuôi con nuôi và đây cũng là
điểm khác biệt cơ bản của hình thức nuôi con nuôi với các hình thức chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em khác. Bởi vì được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bằng các
hình thức khác nhau nên mức độ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với trẻ là có
sự khác nhau.Do vậy,việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được nhận làm con

nuôi mới chỉ là một phần mục đích của nuôi con nuôi. Đối tượng chủ yếu của
việc cho, nhận con nuôi là trẻ em và việc cho, nhận con nuôi chỉ được thực hiện
vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.Việc nuôi con nuôi phải hướng tới mục tiêu bảo vệ
6
Luận văn tốt nghiệp
trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em, đặc biệt là quyền được sống trong gia đình. Vì
vậy, mục đích chính của việc nuôi con nuôi là nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và
con trong gia đình, hình thành một mái ấm gia đình, mang lại hạnh phúc cho trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt như bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ, bị khuyết tật , không có
gia đỡnh.Mục đớch nuôi con nuôi là nền tảng bảo đảm việc cho, nhận con nuôi
thực sự vì mục đích nhân đạo, vì lợi ích của trẻ em. Pháp luật nghiêm cấm các
trường hợp lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình
dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác (khoản 3 Điều 67 Luật
HN&GĐ năm 2000).Do đó, pháp luật cần có quy định cụ thể mục đích của việc
nuôi con nuôi để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của trẻ được nhận làm con nuôi,
ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
2.2 Ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện
tính nhân đạo, đảm bảo cho người được nhận nuôi, đặc biệt là trẻ em được sống
trong mái ấm gia đình, trong tình yêu thương, đùm bọc, chở che của cha mẹ,
được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và có đầy đủ điều kiện để phát
triển về thể chất, tinh thần.Việc nuôi con nuụi cũn mang lại niềm vui, niềm hạnh
phúc cho người nhận nuôi, đáp ứng niềm mong muốn được thực hiện quyền làm
cha, làm mẹ của họ và đảm bảo cho người nhận nuôi được hưởng sự chăm sóc,
thương yêu của con cái khi về già.
Đối với toàn xã hội hiện nay, nuôi con nuôi còn là một biện pháp hữu hiệu giải
quyết tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ, góp phần ngăn ngừa trẻ em phạm tội,
hoặc các hành vi lạm dụng trẻ em vào mục đích vô nhân đạo.
2.3 So sánh nuôi con nuôi với một số hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em
khác.

- Hình thức nuôi dưỡng trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt là một hình thức phổ biến nhất để chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hình thức
này thường có quy mô lớn và mang tính tập thể. Đây cũng chính là điểm khác
7
Luận văn tốt nghiệp
biệt lớn nhất so với hình thức nuôi con nuụi.Ở hình thức này không có quan hệ
cha mẹ và con.
- Hình thức nhận đỡ đầu là một hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Trong hình thức chăm sóc này, người đỡ đầu thường không trực tiếp chăm
sóc, nuôi dưỡng người được đỡ đầu. Giữa người nhận đỡ đầu và người được đỡ
đầu không có quan hệ gia đình, không có quan hệ cha mẹ và con.
- Hình thức gia đình thay thế là một hình thức mới được quy định trong
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gia đình thay thế là “gia đình hoặc cá nhân
nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Hình thức này có
những điểm giống so với hình thức nuôi con nuôi như người được chăm sóc nuôi
dưỡng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, có tính chất gia đình riờng.Tuy
nhiờn, vẫn có những đểm khác biệt : việc nuôi dưỡng trẻ em tại gia đình thay thế
chỉ mang tính tạm thời, không lâu dài và bền vững.Giữa người được nuôi dưỡng
và người nuôi dưỡng không có quan hệ cha mẹ và con. Người được nuôi dưỡng
không có quan hệ gia đình với những người trong gia đình thay thế. Hình thức
này chủ yếu nhằm mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em gặp những khó khăn
đột xuất mà tạm thời cha mẹ đẻ không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng tại gia
đỡnh mỡnh như trường hợp: cha mẹ chấp hành hình phạt tù, cha mẹ bị chết do tai
nạn hay thiên tai…
- Hình thức giám hộ là hình thức chăm sóc thay thế nhằm mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, đặc biệt là trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng phù
hợp với đạo đức xã hội. ( theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Bộ luật dân sự

2005). Trong quan hệ giám hộ, người giám hộ không có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà
chỉ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ và việc chăm sóc này
chủ yếu bằng tài sản của người được giám hộ.Giữa người giám hộ và người được
giám hộ không có quan hệ cha mẹ và con. Trong khi đó, trong quan hệ nuôi con
8
Luận văn tốt nghiệp
nuôi giữa các bên có quan hệ cha mẹ và con, nghĩa vụ nuôi dưỡng là nghĩa vụ bắt
buộc đối với cỏc bờn.
Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản về bản chất pháp lý của hình thức nuôi con
nuôi và giám hộ là: nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa
người nhận nuôi và con nuôi, thể hiện sự gắn bó lợi ích của hai bên. Còn việc
giám hộ chỉ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
chưa thành niên trong những điều kiện nhất định mà không làm phát sinh quan
hệ cha mẹ và con trước pháp luật.
- Điều kiện pháp lý: Do bản chất của các hình thức trên là khác nhau nên
việc xác định điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có khác nhau. Việc nuôi con
nuôi hình thành quan hệ cha mẹ và con nên điều kiện đối với hình thức này đòi
hỏi chặt chẽ, được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Hậu quả pháp lý: Việc nuôi con nuôi làm phát sinh các quyến và nghĩa
vụ của cha mẹ và con, bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài
sản.Giữa người nhận nuôi và con nuôi đều có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn
nhau.Người con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ nuụi.Kinh phớ chăm sóc,
nuôi dưỡng người con nuôi là của cha mẹ nuụi.Đối với hình thức giám hộ bằng
các nguồn khác nhau như: của cha mẹ đẻ,của người thân được giám hộ, bằng
nguồn tài trợ hoặc bằng sự tự nguyện của người giám hộ.
- Chấm dứt: Căn cứ chấm dứt đối với các hình thức trên cũng khác nhau:
Đối với việc nuôi con nuụi cỏc căn cứ chấm dứt được quy định tại Điều 67 Luật
HN&GĐ năm 2000.Đó là khi có những hành vi của một bên hoặc cả hai bên đối
với nhau dẫn đến việc tiếp tục quan hệ nuôi con nuôi là không thể tiếp tục duy trì
được (thông thường là do lỗi của đương sự).Cũn với việc giám hộ,căn cứ chấm

dứt quy định tại Điều 72 Bộ Luật Dân sự 2005. Theo đó, căn cứ chấm dứt việc
giám hộ có thẻ xảy ra ngoài ý muốn của đương sự, mà không có lỗi của cỏc bờn
(VD: người được giám hộ được nhận làm con nuôi)
Một điểm khác biệt đáng kể nũa là việc giám hộ có thể thay đổi người
giám hộ khi có những căn cứ tại Điều 70, 71 Bộ Luật Dân sự 2005, còn đối với
9
Luận văn tốt nghiệp
việc nuôi con nuụi thỡ không thể thay đổi người nuôi con nuôi mà chỉ có thể
chấm dứt việc nuôi con nuụi.Trong trường hợp thay đổi người giám hộ có thể có
người giám hộ mới nên không làm chấm dứt quan hệ giám hộ.
Như vậy, việc nuôi con nuôi và các hình thức chăm sóc khác, đặc biệt là
hình thức giám hộ có những nét tương đồng và khác biệt nhất định.Việc làm sáng
tỏ vấn đề trên có thể hiểu rõ hơn về bản chất của việc nuôi con nuôi và có ý nghĩa
thiết thực đối với quá trình áp dụng pháp luật.
II/ ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUễI
Điều kiện nuôi con nuôi được pháp luật hiện hành quy định gồm: điều
kiện của người nhận làm con nuôi, điều kiện của người nhận nuôi con nuôi, điều
kiện về ý chí của những người liên quan.
2.1 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình : “ người
được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.” Như vậy, đối
tượng chủ yếu của việc nhận nuôi con nuôi là trẻ em.Những người có độ tuổi
dưới mười lăm tuổi là những người chưa trưởng thành đầy đủ về thể chất và trí
tuệ, là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa có khả năng nhận
thức đầy đủ hành vi của mỡnh nờn cần sự chăm sóc, giáo dục của người lớn, đặc
biệt là của cha mẹ và gia đình. Mặt khác, do mục đích của việc nhận nuôi con
nuôi ;là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa cỏc bờn nên người nhận nuôi con
nuôi thường muốn nhận những trẻ nhỏ làm con nuôi, tình cảm với người con
nuôi được gắn bó ngay từ đầu như cha mẹ đẻ và dễ thiết lập.
Như vậy, quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi theo

khoản 1 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình là hợp lý, phù hợp với các quy định
của các ngành luật khác (như Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004) và các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Theo
10
Luận văn tốt nghiệp
Điều 3 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em thì đây là những người cần có sự quan
tâm đặc biệt: “những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó, trong những trường hợp đặc biệt, người trên mười lăm tuổi
có thể được nhận làm con nuôi nếu đối tượng thuộc một số trường hợp đặc biệt:
“là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con
nuôi người già yếu cô đơn.”
- Trường hợp thứ nhất: là những người thương binh, người tàn tật, người
mất năng lực hành vi dân sự.Những người này do bị hạn chế về thể chất hoặc
tinh thần, khó có thể tự đảm bảo được cuộc sống cho mình, thường họ có hoàn
cảnh khó khăn, cần có sự chăm sóc, giúp đỡ.Nếu được nhận làm con nuôi thì họ
được chăm sóc, nuôi dưỡng từ phía gia đình, cha mẹ.Quy định trên thể hiện tinh
thần nhõn đạo,phự hợp với đạo lý, truyền thống đạo đức xã hội của dân tộc
“thương người như thể thương thõn”.
Những người trên mười lăm tuổi trong những hoàn cảnh trên có thể nhận
làm con nuôi và không bị giới hạn về độ tuổi nhưng vẫn phải đảm bảo khoảng
cách về độ tuổi với người nhận nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Hôn
nhân và Gia đình , Do đó có thể thấy,quy định trên chỉ áp dụng đối với một số
trường hợp nhất định vì trong trường hợp người là thương binh, người tàn
tật,người mất năng lực hành vi dân sự mà tuổi của họ đã cao thì điều kiện trên sẽ
khó được đảm bảo.Bởi vì nếu người nhận nuôi hơn con nuôi phải từ hai mươi
tuổi trở lên thì họ khó có thể thực hiện được việc chăm súc,nuụi dưỡng do sự suy
giảm về sức khỏe hoặc các điều kiện khỏc…
Trường hợp thứ hai là người trên mười lăm tuổi làm con nuôi người già
yếu,cụ đơn .Những người già yếu cô đơn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống
do sự suy giảm về sức khỏe, không có con cái để chăm súc.Vỡ vậy, họ cần có nơi

nương tựa, cần người chăm sóc giúp đỡ. Đây cũng là trường hợp ngoại lệ mà
nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh đất nước phải trải qua nhiều nam
dài chiến tranh, có rất nhiều người đã hiến dâng những người con cho sự nghiệp
bảo vệ Tổ Quốc hay do những nguyên nhân khách quan khác. Quy định trên
11
Luận văn tốt nghiệp
nhằm đảm bảo lợi ích của người nhận nuôi con nuôi. Trong thực tế, những người
trên mười lăm tuổi đã có thể chăm súc,nuụi dưỡng người già yếu cô đơn, góp
phần giảm bớt sự khó khăn trong cuộc sống,sinh hoạt và tình cảm của họ.
Như vậy, độ tuổi thông thường đối với người được nhận làm con nuôi là
từ mười lăm tuổi trở xuống.Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định người
được nhận làm con nuôi là người chưa thành niờn(vớ dụ : Ở Trung Quốc độ tuổi
của trẻ em được nhận làm con nuôi là dưới mười bốn tuổi). Pháp luật Việt Nam
cho phép người trên mười lăm tuổi được nhận làm con nuôi trong trường hợp đặc
biệt là hợp lý và mang tính nhân đạo, thể hiện bản chất của CNXH.
2.2 Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi
Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi là nền tảng đảm bảo môi trường
gia đình cho trẻ em khi được nhận làm con nuụi.Điều kiện của người nhận nuôi
con nuôi là cơ sở thực hiện được mục đích nuôi con nuụi,đảm bảo những điều
kiện tốt nhất để thực hiện việc nuôi con nuụi.Hơn nữa,việc nuôi con nuôi nhằm
mục đích xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được
nhận làm con nuụi.Để người nhận nuôi con nuôi thực hiện tốt chức năng quyền
làm cha mẹ, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trụng nom,nuụi
dưỡng,chăm sóc, giáo dục tốt thì người được nhận nuôi phải đáp ứng được cấc
điều kiện nhất định.Cỏc điều kiện này được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000, bao gồm các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Theo quy định của BLDS năm 2005 thì người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không phải là người bị mất năng
lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự.Người có năng lực hành

vi dân sự đầy đủ có thể nhận thức và làm chủ hành vi của mỡnh.Họ cú sự trưởng
thành về tâm lý, nhận thức và thể hiện rõ ý chí tự nguyện khi nhận nuôi con
nuụi,cú khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Mặt
khỏc,đối với người từ mười tám tuổi trở lên, họ có thể tự lao động kiếm sống. có
12
Luận văn tốt nghiệp
thu nhập để tự nuôi sống bản thân và người khỏc.Do đú họ có thể tham gia vào
quan hệ nuôi con nuôi để chăm sóc ,nuôi dưỡng người con nuôi.
Đồng thời,quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được
nhận nuôi, nhất là trẻ em,đảm bảo cho trẻ em làm con nuôi được chăm súc,nuụi
dưỡng trong môi trường tụt nhất,cú cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác.
- Người nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên :
Đây là khoảng cách tối thiểu giữa người nhận nuôi và người được nhận
làm con nuôi. Tuổi của người nhận nuôi phụ thuộc vào tuổi của người con nuôi
mà không bị giới hạn một độ tuổi tối thiểu nhất định.Thụng thường, những người
trên hai mươi tuổi là những người đó cú sự trưởng thành nhất định. Họ đó cú
nhận thức và kinh nghiệm sống nhất định và có thể có những điều kiện vật chất
đảm bảo cho cuộc sống.Do đó, họ có thể chăm lo, giáo dục con cái. Quy định
khoảng cách này là phù hợp với quy định tuổi kết hôn và tuổi sinh con theo pháp
luật(Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000), phù hợp với mục đích nuôi
con nuụi,phự hợp với độ tuổi đáp ứng quyền làm cha, làm mẹ đối với người
nhận nuôi. Với độ tuổi đó, người nhận nuôi nhận thức được trách nhiệm của
mình đối với con cái trong gia đỡnh.Mặt khỏc, giữa hai thế hệ kế cận có một
khoảng cách về tuổi tác, đảm bảo được sự tôn trọng và khả năng nuôi dưỡng,
giáo dục con cái, cỏh ứng xử trong gia đình đạt hiệu quả và tụt đẹp hơn.
-Người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt:
Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của con,do đó
đảm bảo cho trẻ sống trong một gia đình lành mạnh là đảm bảo cho trẻ được
chăm súc,giỏo dục tụt nhất. Tuy nhiờn,về điều kiện này, pháp luật quy định chưa
cụ thể, rõ ràng, vẫn mang tính chung chung bởi vì phạm trù đạo đức là một phạm

trù xã hội rộng lớn, chưa có những quy định chuẩn mực nên có thể xem xét tư
cách đạo đức của người nhận nuôi qua các yếu tố: quan điểm sống,thỏi độ với trẻ
em, gia đình, với việc giáo dục trẻ em và trách nhiệm đối với cuộc sống, bản
thân, gia đỡnh…Ngoài ra, có thể xem xét tư cách đạo đức qua lý lịch tư pháp,
mối quan hệ với mọi người xung quanh. Trong quan hệ nuôi con nuôi, ngoài việc
13
Luận văn tốt nghiệp
xem xét các yếu tố trên, có thể kết hợp với yếu tố được quy định tại khoản 5 Điều
69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Đó không phải là người đang bị hạn
chế quyền làm cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án vỡ cú một
trong các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác;
ngược đãi hoặc hành hạ những người thân thích của mình và xâm phạm đến
những quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Điều kiện về tư cách đạo đức của người nhận nuôi con nuôi tạo điều kiện
cho người được nhận nuôi được sống trong một môi trường gia đình lành mạnh,
đảm bảo sự hình thành và phát triển tốt nhất của người con nuôi về thể chất, tinh
thần và nhân cách đạo đức.
- Người nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông
nom,chăm súc,nuụi dưỡng, giáo dục con cái:
Đây là điều kiện quan trọng để trẻ em được nhận làm con nuôi có được sự chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tụt nhất.Tuy pháp luật không quy dịnh cụ thể điều kiện
thực tế là bao gồm những điều kiện gì nhưng ta có thể hiểu được đó là điều kiện
về kinh tế, thời gian , sức khỏe…
Điều kiện về thời gian có thể hiểu được là đó là khoảng thời gian hợp lý
cho việc chăm sóc, giáo dục con cái. Điều kiện về sức khỏe có thể hiểu là người
nhận nuôi có sức khỏe bình thường và điều kiện về kinh tế là điều kiện về tài
chính, điều kiện vật chất khác để đảm bảo cho người con nuôi được hưởng sự
nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ nuôi. Đây là những điều kiện tối thiểu rất quan
trọng tạo cơ sở cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho người con nuôi, đặc
biệt là trẻ em.

Tuy nhiên, quy định này khó được đảm bảo trong trường hợp người già
yếu cô đơn nhận người trên mười lăm tuổi làm con nuôi vì trong trường hợp này
chính người nhận nuôi mới là người cần được trông nom, chăm sóc, bản thân họ
khó có thể đáp ứng được điều kiện trờn.(vớ dụ về điều kiện sức khỏe ). Vớ
vậy,cú quan điểm cho rằng quy định này không áp dụng đối với trường hợp
14
Luận văn tốt nghiệp
người già yếu,cụ đơn nhận người trên mười lăm tuổi làm con nuụi.Trong trường
hợp đặc biệt này, việc nuôi con nuôi là vì lợi ích của người nhận nuôi.
-Người nhận nuôi con nuôi không phải là những người quy định tại khoản
5 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Đó là những người không nằm
trong tình trạng là người đang bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa
thành niên hoặc đang bị kết án mà chưa được xúa ỏn tớch về một trong các tội cố
ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược
đãi hoặc hành hạ ông, bà,cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp;
mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em;
có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội. Việc luật quy định người nhận nuôi con nuụi khụng thuộc các trường hợp
trên nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của trẻ em được nhận làn con nuôi,
đảm bảo việc những trẻ em được nhận làm con nuôi được chăm sóc, giáo dục,
nuôi dưỡng bởi những người thực sự có mong muốn nhận nuôi con nuụi.Đảm
bảo được mục đích của việc nuôi con nuôi, ngăn chặn những người có ý định
nhận nuôi con nuôi với mục đích trục lợi, hoặc thực hiện các hành vi trái pháp
luật với con nuụi.Những người đã từng có những hành vi này không đủ tư cách
nuôi con nuôi bởi họ đã từng xâm hại đến những người than của mình, đặc biệt là
đã từng xâm hại đến trẻ em, nên nếu những người này được nhận nuôi con nuụi
thỡ họ có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em được nhận làm con nuôi, không
đảm bảo được quyền của trẻ em, không đảm bảo cho trẻ em được nhận làm con
nuôi một gia đình trọn vẹn, đảm bảo được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một gia

đình tốt.MẶt khỏc,quy định này nhằm ngăn chặn, loại trừ những hành vi tương
tự có khả năng xâm hại đến trẻ em được nhận làm con nuôi trong tương lai.Tuy
nhiờn,quy định tại khoản 5 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình lại không cụ thể
nên rất dễ tạo ra nhiều chác hiểu khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp
luật nờn khụng đảm bảo được đầy đủ quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi.
15
Luận văn tốt nghiệp
Các điều kiện trên áp dụng chung cho trường hợp hai vợ chồng cùng nhận nuôi
con nuôi, theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình: “ trong trường
hợp vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện
quy định tại Điều 69 của Luật này.”Theo pháp luật Việt Nam, vợ chồng là người
khác giới và có quan hệ hôn nhân hợp phỏp.Vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp
pháp là quan hệ vợ chồng được xác lập trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện kết hôn
và có đăng ký kết hụn.Trường hợp nam, nữ sống chung không đăng ký kết hôn,
có đủ các điều kiện kết hôn thì trong một số trường hợp có thể được công nhận là
vợ chồng. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng
10 năm 2001: Trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03 tháng 1
năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được công nhận là có quan hệ vợ
chồng.Trường hợp nam, nữ sống chung trước ngày 01 tháng 1 năm 2001 nếu
đăng ký kết hôn trước ngày 01 tháng 1 năm 2003 thì cũng được công nhận có
quan hệ hôn nhân hợp pháp. Nam, nữ sống chung như vợ chồng sau ngày 01
tháng 1 năm 2001 nếu không đăng ký kết hôn thi không được công nhận là vợ
chồng.
Theo khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “ một người
chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai người là vợ chồng.” Do đó,
chỉ có hai vợ chồng hợp pháp mới có thể cùng nhận nuôi con nuụi.Quy định này
nhằm bảo đảm cho trẻ em được chăm súc,nuụi dưỡng trong một gia đình trọn
ven, hạn chế tranh chấp về quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi giữa cỏc bờn khi
cỏc bờn không phải là vợ chồng.Tuy nhiên, tất cả các trường hợp vợ chồng cùng
nhận nuôi con nuôi thì cả hai vợ chồng cùng phải tuân theo các điều kiện quy

định tại Điều 69 mà không có ngoại lệ, ngay cả trường hợp vợ hoặc chồng nhận
nuôi con nuôi riêng của bên kia thì người nhận nuôi vẫn phải thỏa mãn các điều
kiện đó. Điều này làm hạn chế việc nhận nuôi con nuôi là con riêng của vợ hoặc
chồng mình, dẫn đến hạn chế khả năng trẻ em được sống trong một môi trường
gia đình trọn vẹn.
2.3. Sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong việc nuôi con nuôi
16
Luận văn tốt nghiệp
Các chủ thể trong quan hệ cho nhận nuôi con nuôi gồm người nhận nuôi
con nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ và bản thân người được nhận làm con
nuôi.Sự thể hiện ý chí của các chủ thể này trên cơ sở tự nguyện là yếu tố quan
trọng đảm bảo cho việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý.
Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi:
Người muốn nuôi dưỡng, chăm sóc một đứa trẻ nhằm xác lập quan hệ cha
mẹ và con giữa hai bên để thỏa mãn nhu cầu nhất định của bản thân hay của gia
đình họ.Chớnh bản thân người nhận nuôi mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ
mong muốn của họ trong việc nhận nuôi con nuụi.Việc nhận nuôi con nuôi là do
chính bản thân người nhận nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ
động và nhận thức được hậu quả pháp lý của nú.Sự tự nguyện ấy phải xuất phát
từ nhu cầu tình cảm của người nhận nuôi và phải phù hợp với lợi ích của người
được nhận làm con nuôi mới được coi là hợp pháp. Do đó, sự thể hiện ý chí của
người nhận nuôi là rất quan trọng.
Ý chí của người nhận nuôi con nuôi phải được thể hiện một cách khách
quan thong qua Đơn xin nhận nuôi con nuụi.Trong đú người nhận nuôi có thể
bày tỏ ý chí của mình trong việc xin nhận đích danh đứa trẻ mà mình mong muốn
nhận nuôi hoặc nêu đặc điểm của đứa trẻ phù hợp với nguyện vọng của mình.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng muốn nhận nuôi con nuôi thì phải thể
hiện ý chí chung của hai vợ chồng, khi đó người được nhận nuôi sẽ là con nuôi
chung của hai vợ chồng.Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có vợ hoặc chồng nhận
nuôi con nuôi riêng mà bên kia không đồng ý thì họ không thể cùng nhận nuôi

con nuôi chung, vì vậy quan hệ cha mẹ và con cũng không phát sinh.Điều này sẽ
hạn chế quyền được sống trong gia đình một cách trọn vẹn, đầy đủ của người
được nhận nuôi, nhất là đối với người chưa thành niờn.Đõy là vấn đề cần được
pháp luật về Hôn nhân và Gia đình quy định cụ thể để điều chỉnh thống nhất.
- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ:
Cha mẹ đẻ có quyền cho con làm con nuôi, đõy là một quyền nhân thân
của cha mẹ khi họ không đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc vì lợi ích
17
Luận văn tốt nghiệp
tụt nhất của trẻ, đảm bảo cho trẻ có được chăm sóc tụt nhất.Theo quy định tại
Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Việc nhận người chưa thành
niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được
sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ người đú”. Sự đồng ý của cha mẹ đẻ phải
xuất phát từ sự tự nguyện của họ, trên cơ sở nhận thức được ý nghĩa và hậu quả
pháp lý của việc cho con mình làm con nuôi người khác và phù hợp với quyền và
lợi ích của đứa trẻ. Ý chí của cha mẹ đẻ phải hoàn toàn độc lập, không chịu bất
cứ một tác động, dụ dỗ, ép buộc nào hay của một áp lực nào khác. Nội dung của
ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi người khác và sự đồng ý đó phải
được thể hiện khách quan bằng văn bản. Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ sẽ có
trong một số trường hợp sau:
- Khi cha mẹ đẻ đều còn sống và có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có
sự đồng ý của cha và mẹ đẻ của đứa trẻ đó trong việc cho con làm con nuôi, kể
cả trong trường hợp cha mẹ đẻ đã ly hôn (khoản 1 Điều 26 Nghị định 158/CP)
Khi một bên cha hoặc mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự thì chỉ cần có sự đồng ý của người kia ( Điều 26 Nghị định
158/CP).
Khi không xác định được cha đẻ hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ thì cần có sự
đồng ý của một trong hai người trên.
Tóm lại, sự đồng ý của cha mẹ đẻ là điều kiện bắt buộc trong trường hợp
người được nhận làm con nuôi chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất

năng lực hành vi dân sự. Sự đồng ý đó thể hiện sự gửi gắm, tin tưởng của họ đối
với những người nhận nuôi con nuôi, đem lại hạnh phúc cho người con nuôi,
đồng thời để tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này giữa cha mẹ đẻ và cha
mẹ nuôi.
-Sự thể hiện ý chí của người giám hộ:
Cũng theo quy dịnh tại khoản 1 Điều 71 của Hôn nhân và Gia đình năm
2000 : “Nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định
được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.”
18
Luận văn tốt nghiệp
Người giám hộ chỉ có quyền thể hiện ý chí cho người mình giám hộ được
làm con nuôi trong trường hợp cả cha mẹ đẻ người được nhận làm con nuôi đã
chết, không xác định được hoặc đều mất năng lực hành vi dân sự.Người giám hộ
có thể là giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử hoặc người đứng đầu cơ sở nuôi
dưỡng ( trong trường hợp trẻ có nguồn gốc bị bỏ rơi, bị bỏ lại cơ sở y tế hoặc khi
trẻ em đó được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, đó cú giấy của cha mẹ đồng ý cho con
làm con nuôi hoặc cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó mất năng lực hành vi dân sự).
Như vậy, sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ trong trường hợp
trên phải được thể hiện bằng văn bản và dựa trên sự tự nguyện.Nếu có sự lừa dối,
cưỡng ép hoặc tác động của một áp lực nào đó để đạt được sự đồng ý này thì việc
nuôi con nuôi sẽ không được chấp nhận.
- Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi;
Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:
“ Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng
ý của trẻ em đú” trừ trường hợp người đó mất năng lực dân sự hoặc hạn chế năng
lực hành vi dân sự. Sự đồng ý của trẻ trong trường hợp trên là điều kiện bắt buộc
để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý. Đây là quyền thể hiện ý chí, quyền bày
tỏ ý kiến của trẻ em.quyền này được quy định tại Điều 12, Điều 13 Công ước
của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Điều 20 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em.

Trẻ từ chín tuổi trở lên tuy chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng
đã có khả năng nhận thức nhất định về môi trường sống và hệ quả của việc làm
con nuôi, có thể nhận biết và thể hiện ý chí của mỡnh cú muốn làm con nuôi
người khác hay không, nhận thức một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến bản
thân. Đứa trẻ có quyền quyết định độc lập trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với
nhận thức, tình cảm của đứa trẻ. Trên cơ sở có sự đồng ý của đứa trẻ thì việc
nhận nuôi con nuôi mới có giá trị pháp lý.
Tóm lại, sự thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi có ý
nghĩa thiết thực làm phát sinh hiệu lực của việc nuôi con nuôi, đồng thời nhằm
19
Luận văn tốt nghiệp
ngăn chặn và hạn chế tiêu cực có thể xảy ra, đảm bảo lợi ích chính đáng của cỏc
bờn, nhất là quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ được nhận làm con nuôi.
2.4 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Ý chí của Nhà nước trong việc nuôi con nuôi thể hiện thông qua việc công
nhận hay không công nhận việc nuôi con nuụi trờn cơ sở xem xét ý chí tự nguyện
của cỏc bờn, thẩm tra các điều kiện cần thiết.Sự công nhận của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thể hiện qua việc tiến hành đăng ký nuôi con nuôi và ra
quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Đây là cơ sở pháp lý làm phát sinh
quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi.
Trước kia, thủ tục đăng ký giao nhận nuôi con nuôi giữa công dân Việt
Nam với nhau được thực hiện theo Nghị định 83/CP và sau này được thay thề bởi
Nghị định 158/CP có hiệu lực từ ngày 1/4/2006 về đăng ký hộ tịch và quản lý hộ
tịch (viết tắt là Nghị định 158).
- Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 158: “Ủy ban nhân dân cấp
xã (UBND), nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi
con nuụi”. So với quy định tại Điều 35 Nghị định 83 thì Ủy ban nhân dân cấp xã,
nơi cư trú của người xin nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi
thực hiện đăng ký nuôi con nuôi. Với việc đăng ký tại UBND cấp xã, nơi cư trú

của người nhận nuôi có nhiều ưu điểm hơn vì ở UBND cấp xã, nơi cư trú của
người nhận nuôi có điều kiện nắm rõ và kiểm tra các điều kiện của người nhận
nuôi một cách tốt nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được
nhận làm con nuôi. Việc xác định tại địa phương khác sẽ có khó khăn hơn.
Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, theo khoản 2
Điều 25 Nghị định 158/CP thì thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được xác
định: “ Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ
rơi đăng ký việc nuôi con nuụi’, trong trường hợp trẻ em đó được đưa vào cơ sở
nuôi dưỡng thì thẩm quyền đăng ký thuộc về UBND cấp xã, nơi có trụ sở của cơ
sở nuôi dưỡng đó.
20
Luận văn tốt nghiệp
Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi:
Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi theo Nghị định 158/CP đã được rút gọn
thủ tục, điều kiện thuận tiện hơn rất nhiều so với Nghị định 83/CP, bao gồm
những giấy tờ pháp lý sau:
1/ Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi. Văn bản này thể hiện ý
chí của những người có liên quan: người nhận nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ,
hoặc bản thân trẻ từ chin tuổi trở lên. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến
hành kiểm tra, xác minh tính tự nguyện của cỏc bờn và tiến hành đăng ký thủ tục
nuôi con nuôi.
2/ Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. Đây là cơ
sở để xác định lý lịch, nguồn gốc, độ tuổi, giới tính của người được nhận làm con
nuôi và là cơ sở để xem xét các điều kiện khác như: sự chênh lệch độ tuổi với
người nhận nuôi, ý chí thể hiện của người con nuôi, ý chí của cha mẹ đẻ….
3/ Biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, nếu trường hợp người
được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi. Biên bản này có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi, thể hiện ý chí của
người cho trẻ em làm con nuôi khi trẻ em được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng.
Trên đây là những giấy tờ cần thiết tối thiểu đối với hồ sơ đăng ký việc

nuôi con nuôi. Trong những trường hợp nhất định ( cán bộ Tư pháp hộ tịch
không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự0 thỡ cũn phải xuất trình
các giấy tờ khác như: Giấy CMND của người đi đăng ký để xác định về cá nhân
người đó; Sổ đăng ký hộ khẩu; Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy
đăng ký tạm trú có thời hạn để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký (Điều 9
Nghị định 158/CP).
Như vậy, qua xem xét hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi ta thấy quy định
các giấy tờ trên là chặt chẽ, hợp lý và thuận tiện, nhằm đảm bảo việc nuôi con
nuôi được thực hiện theo đúng trình tự pháp luật.
Trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi:
21
Luận văn tốt nghiệp
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 158/CP thì : “ Người nhận nuôi con
nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi tại UBND cấp xã, nơi đăng ký việc
nuôi con nuôi. Trước khi đăng ký, cán bộ Tư pháp hộ tịch kiểm tra, xác minh các
nội dung: tính tự nguyện; tư cách người nhận nuôi; mục đích nhận con nuôi. Sau
thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con
nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì UBND cấp xã đăng ký việc
nuôi con nuôi. Khi đăng ký, các bên có liên quan phải có mặt, cán bộ Tư pháp hộ
tịch ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhận việc nuôi
con nuôi.
- Thời hạn đăng ký nhận nuôi con nuôi:
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 83/CP thì thời hạn đăng ký việc nuôi
con nuôi là bảy ngày, trong trường hợp cần xác minh thờm thỡ thời hạn kéo dài
không quá bảy ngày. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 158/CP thì thời hạn
đăng ký việc nuôi con nuôi rút ngắn là năm ngày và thời hạn kéo dài không
được quá năm ngày.
Như vậy, về trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định
khá cụ thể và thuận tiện, thời hạn được rút ngắn, đảm bảo quyền lợi của cỏc bờn
khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi.

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi ở các vùng dân tộc thiểu số được thực hiện
theo Nghị định số 32/CP. Quy định tại Nghị định này có phần đơn giản hơn
nhằm phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và khuyến khích đồng bào thực hiện
đúng các quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 32/CP thì
thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có thể ở UBND cấp xã nơi người nhận
nuôi hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản, phum, sóc, nơi cư trú của người nhận nuôi
hoặc người được nhận nuôi. Lệ phí cho việc đăng ký nuôi con nuôi cho người
dân ở vựng sõu, vựng xa được miễn.
Trên đây là trinh tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn còn trường hợp nuôi con nuôi không có đăng ký (nuôi con nuôi thực tế).
Về vấn đề này, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 21/01/1988 đã hướng dẫn: “
22
Luận văn tốt nghiệp
Đối với những trường hợp nuôi con nuôi trước ngày Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 1986 có hiệu lực (ngày 03/1/1987) thì vẫn có giá trị pháp lý( trừ những việc
nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột
sức lao động hoặc sử dụng con nuôi trong những hoạt động xấu xa, trục lợi, trái
với đạo đức xã hội và pháp luật).Nếu việc nhận con nuôi trước đây chưa được
ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuụi đó được mọi người công nhận, cha
mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ đối với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có
những hậu quả pháp lý do Luật định”. Như vậy, theo quy định của Nghị quyết 01
thì quan hệ nuôi con nuôi thực tế xác lập trước ngày 03/1/1987 vẫn được pháp
luật thừa nhận.
Vấn đề này được tiếp tục điều chỉnh tại Điều 17 Nghị định 32/2002/NĐ-
CP quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu
số: “Những trường hợp nhận nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 01 tháng 01
năm 2001( ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật) mà
chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện theo
quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và trên thực tế, quan hệ giữa
cha mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập, cỏc bờn đã thực hiện đầy đủ các quyền

và nghĩa vụ của mỡnh thỡ được pháp luật công nhận và được Nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nuôi con nuụi”.
Như vậy, Pháp luật về Hôn nhân và Gia đình hiện hành chỉ thừa nhận việc
nuôi con nuôi thực tế xác lập trước ngày 01/01/2001 đối với vùng đồng bào dân
tộc thiểu số với nhau, các quan hệ nuôi con nuôi xác lập sau ngyaf 01/01/2001
chỉ được pháp luật công nhận sau khi thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
Tóm lại, các điều kiện về nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 được quy định tương đối đầy đủ và cụ thể, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của cỏc bờn, đặc biệt hướng tới lợi ích của trẻ em, phù hợp với quy
định của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam tham gia và ký kết:
23
Luận văn tốt nghiệp
“Trong mọi hoạt động đối với trẻ em, những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là
mối quan tâm hàng đầu”( Điều 3).
III/QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG QUAN HỆ NUễI
CON NUÔI
2.1.Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi.
Việc nhận nuụi con nuôi hợp pháp làm phát sinh quan hệ cha mẹ,và con
giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuụi.Theo quy định tại Điều
74 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cú cỏc
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, kể từ thời điểm
đăng ký việc nuôi con nuụi”.Cha mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con như quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con và ngược
lại.Quy định này của Luật thể hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa con
nuôi và con đẻ, con nuôi cú cỏc quyền và nghĩa vụ nhân thân như con đẻ. Quyền
và nghĩa vụ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi pháp sinh kể từ thời
điểm đăng ký con nuôi.Các quyền và nghĩa vụ của cỏc bờn bao gồm quyền và
nghĩa vụ về nhân thân, quyền và nghĩa vụ về tài sản.
2.2. Quyền và nghĩa vụ nhõn thân giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Cha, mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi
dưỡng,chăm súc,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của
con;chăm lo việc hoc tập và giáo dục để con pháp triển lành mạnh về thể chất, trí
tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, công dân có ích cho
xã hội (Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đỡnh).Cha mẹ nuôi không được
phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được
lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xỳi giục,ộp buộc
con làm những việc trỏi phỏp luật,trỏi đạo đức xã hội( khoản 2 Điều 34 Luật Hôn
nhân và Gia đỡnh).Cha mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền giáo dục con,chăm lo và
tạo điều kiện cho con học tập(Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đỡnh).Cha mẹ nuôi
theo quy định tại Điều 39 là người đại diện cho con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự,trừ trường hợp con nuôi có người khác
24
Luận văn tốt nghiệp
làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.Luật quy định các quyền
và nghĩa vụ của cha,mẹ nuôi tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền của trẻ
em khi được nhận làm con nuụi,đảm bảo cho trẻ em được nhận làm con nuôi
được yêu thương,chăm súc,nuụi dưỡng,giỏo dục trong môi trường gia đỡnh.Cỏc
quy định này của luật giúp cho cha mẹ nuôi ý thức được trách nhiệm chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục người con nuôi.
Con nuôi có bổn phận yờu quý,kớnh trọng,biết ơn, hiếu thảo với cha
mẹ,lắng nghe những lời khuyên bảo đúng dắn của cha mẹ,giữ gìn danh dự,truyền
thống gia đình. Con nuôi có nghĩa vụ và quyền chăm súc,nuụi dưỡng cha mẹ
nuôi theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ nhân thân được quy định trong các Điều 34,
Điều 35, Điều 37, Điều 39, Luật còn quy định các quyền và nghĩa vụ nhân thân
khác giữa cha mẹ nuôi và con nuụi.Cỏc quyền và nghĩa vụ nhân thân này xuất
phát từ bản chất đặc thù của quan hệ nuôi con nuôi là các quan hệ này không
hình thành từ quan hệ huyết thống,quan hệ sinh học mà hình thành trên cơ sở
nuôi dưỡng,chăm sóc giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Các quyền và nghĩa vụ nhân

thân giữa cha mẹ nuôi và con nuôi gồm có quyền yêu cầu thay đổi họ tên cho con
nuôi của cha mẹ nuôi, quyền yêu cầu xác định dân tộc của con nuôi. Quyền yêu
cầu thay đổi họ tên của người con nuôi là một quyền quan trọng, giúp người nhận
nuôi con nuôi ý thức được vai trò của mỡnh, giỳp cho người được nhận làm con
nuụi,đặc biệt là những trẻ em được nhận làm con nuôi có thể hòa nhập vào gia
đình của cha mẹ nuôi. Việc thay đổi tên họ của trẻ em trên 9 tuổi được nhận làm
con nuôi phải có sự đồng ý của trẻ em đó theo Khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân
và Gia đình. Quy định này bảo đảm “quyền được bày tỏ ý kiến”của mình theo
Điều 20 Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em.Việc xác định dân tộc của
người con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Bộ Luật dân sự
2005.Người con nuôi được xác dịnh dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ,nếu cha
mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con nuôi được xác định
theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ tùy theo tập quán hoặc thỏa thuận của cha mẹ
25

×