Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

quy định ly thân trong luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.81 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Tiêu Đề Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cuộc sống vợ chồng rất phức tạp và không thể tránh khỏi những
mâu thuẫn xích mích giữa hai vợ chồng dẫn đến hôn nhân rơi vào tình trạng bế
tắc. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà họ không muốn ly hôn để chấm dứt
quan hệ vợ chồng trước pháp luật hoàn toàn, do đó họ chọn giải pháp ly thân.
Vậy ly thân là như thế nào, ly thân xuất phát từ đâu, tại sao họ lại chọn ly thân,
có nên quy định ly thân trong luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hay không, …
Ở bài viết này là sự hiểu biết và ý kiến cá nhân của em về những vấn đề đó.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những vấn đề chung về ly thân
Ly thân là dấu hiệu căn bản của khủng hoảng hôn nhân. Sống ly thân
không phải khi nào cũng có ý nghĩa là một trong hai người đi ở chỗ khác. Trong
cùng một căn hộ người ta vẫn có thể sống ly thân bằng cách ăn riêng, ngủ
riêng.v.v… Có lẽ đó là hình thức hay gặp nhất của ly thân vì nó đơn giản và
không ồn ào, lại khó bị người khác phát hiện. Do vậy quy mô của hiện tượng này
không thể xác định được dù chỉ bằng số liệu tương đối.
1
1.1. Nguồn gốc và quan điểm của các nước về ly thân
Ly thân là chấm dứt nghĩa vụ sống chung giữa vợ chồng trong khi quan hệ
hôn nhân không chấm dứt.
Theo học thuyết Mác – Lênin về hôn nhân và gia đình thì vấn đề ly thân
có nguồn gốc từ tôn giáo. Theo quan điểm của hội Thiên chúa, việc lấy vợ, lấy
chồng của nam, nữ là do “Chúa” tạo lập, hôn nhân có tính “bất khả đoạn tiêu”,
vợ chồng phải “ăn đời ở kiếp” với nhau, không được ruồng bỏ nhau, quan điểm
của giáo hội thường cấm vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, hôn nhân là hiện tượng xã
hội có nội dung khá đa dạng. Trong thực tế cuộc sống chung giữa vợ và chồng
có nhiều trường hợp vì nhiều nguyên nhân, lí do, động cơ mà nảy sinh xung đột,
mâu thuẫn sâu sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung. Pháp luật
theo quan điểm tôn giáo thường cấm vợ chồng ly hôn và chế định ly thân được


quy định trong luật với mục đích ban đầu coi ly thân là giải pháp nhằm giải tỏa
xung đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ chồng “sống riêng”.
Ly thân được đặt ra để giải quyết mối quan hệ vợ chồng của những người
theo công giáo khi giữa vợ chồng đã có những mâu thuẫn mà không thế sống
chung vì luật giáo hội cấm ly hôn. Mặc dù vậy, ly thân không phải là chỉ để áp
dụng riêng cho những người theo công giáo. Do đó, nhiều người không theo
công giáo cũng lựa chọn giái pháp ly thân để giải quyết quan hệ vợ chồng khi
cuộc sống chung không được như ý. Dần dần, chế định ly thân được áp dụng
rộng rãi, một số nước áp dụng chế định ly thân như một giai đoạn chuyển tiếp
trước khi đi đến ly hôn.
Hiện nay trên thế giới có nhiều nước công nhận quyền được ly thân của vợ
chồng và quy định về ly thân. Một số nước phân biệt ly thân về pháp lý với ly
thân thực tế. Ly thân về pháp lý là trường hợp vợ chồng yêu cầu ly thân và Tòa
2
án ra quyết định công nhận ly thân. Ly thân thực tế là trường hợp vợ chồng tự
nguyện sống riêng mà chưa có quyết định của một có quan thẩm quyền . Pháp
luật một số nước quy định ly thân thực tế là một trong những căn cứ để giải
quyết cho vợ chồng ly hôn, ví dụ: pháp luật Singapore, Philippin, Pháp,
Canađa… Pháp luật một số nước không quy định ly thân như: Việt Nam, Trung
Quốc , Nhật Bản…
1.2. Căn cứ ly thân và hậu quả pháp lý của ly thân
Pháp luật của mỗi quốc gia quy định về căn cứ ly thân có khác nhau. Nhìn
chung, pháp luật các nước đều quy định căn cứ ly thân giống như căn cứ ly hôn.
Hậu quả pháp lý về ly thân về bản chất là hoàn toàn khác với hậu quả pháp
lý về ly hôn. Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng mà chỉ chấm dứt
việc sống chung. Tuy nhiên, do vợ chồng không cùng sống chung với nhau nên
phát sinh vấn đề là giải quyết về tài sản và con chung. Những nước mà pháp luật
quy định vợ và chồng có tài sản chung thì khi ly thân tài sản chung được chia.
Nguyên tắc chia tài sản chung giống như khi vợ chồng ly hôn. Một nguyên tắc
mà các quốc gia đều áp dụng là ly thân sẽ dẫn đến biệt sản. Về vấn đề con chung

thì các nước đều quy định phương thức giải quyết giống như khi vợ chồng ly
hôn. Ly thân chấm dứt khi vợ chồng về chung sống với nhau. Trong trường hợp
này thì chế độ biệt sản chỉ chấm dứt khi vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản
(hợp đồng). Nếu bản án ly thân đã được chuyển thành bản án ly hôn theo yêu cầu
của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật thì các bên chấm dứt quan hệ vợ
chồng. Các vấn đề về tài sản, về con chung giải quyết theo quy định chung về ly
hôn.
3
II. Vấn đề ly thân trong pháp luật Các nước và Việt Nam
2.1.Vấn đề ly thân theo pháp luật một số nước
2.1.1 . Pháp luật của Pháp
Có thể tuyên bố ly thân theo yêu cầu của một bên hoặc của hai vợ chồng
trong những trường hợp có các căn cứ giống ly hôn. Người bị kiện trong vụ ly
hôn có thể có đơn phản tố xin ly thân, người bị kiện trong vụ ly thân có thể có
đơn phản tố xin ly hôn. Nếu nhận được cả đơn ly hôn và ly thân thì thẩm phán
tuyên bố cho ly hôn do lỗi của cả hai bên. Các thủ tục ly thân có thể áp dụng theo
thủ tục ly hôn.
Hậu quả pháp lý của ly thân là không chấm dứt hôn nhân nhưng chấm dứt
nghĩa vụ ở chung. Nếu vợ mang tên chồng thì có thể vẫn được giữ tên đó, nếu
chồng ghi họ của vợ liền tên mình thì vợ có thể yêu cầu không cho chồng dùng
họ của mình nữa. Nếu ly thân do hai người cùng yêu cầu thì họ có thể ghi trong
bản thỏa thuận khước từ quyền thừa kế mà họ được hưởng theo quy định của
pháp luật. Ly thân dẫn đến tách riêng về tài sản. Thời điểm có hiệu lực của ly
thân giống như ly hôn. Khi ly thân, một bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên có
khó khăn, túng thiếu mà không tính đến lỗi của bên nào. Các vấn đề khác giống
như hậu quả của ly hôn.
Chấm dứt hôn nhân: Nếu vợ chồng tự nguyện về vơi nhau thì ly thân chấm
dứt. Phải có công chứng thư xác nhận sự quay về chung sống vơi nhau. Chế đọ
tài sản vẫn riêng biệt, trừ khi vợ chồng thỏa thuận một chế đọ tài sản trong hôn
nhân mới. Theo yêu cầu của vợ chồng , bản ly thân sẽ được chuyển thanh ly hôn

nếu việc ly thân kéo dài 3 năm. Trong mọi trường hợp việc ly thân có thể chuyển
thành ly hôn theo yêu cầu của hai vợ chồng.
4
Điều 255 Bộ Luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp: Thẩm phán có thể cho
phép:
1. Cho phép vợ chồng ở riêng;
2. Giao cho một bên sử dụng nhà ở và đồ đạc của gia đình; hoặc phân chia
việc sử dụng đó cho cả 2 bên;
3. Ra lệnh giao lại cho mỗi bên quần áo và vật dụng cá nhân;
4. Ấn định tiền cấp dưỡng và khoản tạm ứng về lệ phí tư pháp mà một bên
phải trả cho bên kia;
5. Cấp cho mỗi bên khoản tạm ứng về phần của họ được hưởng trong khối
tài sản chung, nếu thấy cần thiết.
Thông thường, pháp luật của nhà nước tư sản quy định về ly thân và hậu
quả pháp lí của ly thân rất chặt chẽ. Tòa án giải quyết ly thân thường dựa trên cơ
sở lỗi của vợ, chồng. Hậu quả pháp lí của ly thân không làm chấm dứt quan hệ
vợ chồng trước pháp luật, chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa
vợ chồng theo luật định. Khi ly thân, vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt cư” họ
được miễn nghĩa vụ “đồng cư” trong nhà, vợ chồng không còn sống chung với
nhau, họ được quyền ở riêng. Hậu quả pháp lí của ly thân đặt vợ chồng rơi vào
tình trạng “biệt sản”. Khi ly thân, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia mỗi
bên vợ, chồng được nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung theo quyết
định của tòa án; phần tài sau này thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng; tức là
chế độ cộng đồng tài sản (tài sản chung của vợ chồng) chấm dứt khi vợ chồng
sống ly thân. Tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước
pháp luật, giữa vợ và chồng vẫn ràng buộc trách nhiệm đối với nhau và với con
chung: Vợ chồng vẫn phải chung thủy với nhau, không được kết hôn với người
5
khác, phải có nghĩa vụ đóng góp phí tổn vào nhu cầu đời sống chung của gia
đình, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con chung…

Sau một thời gian vợ chồng sống ly thân, nếu xung đột, mâu thuẫn vợ
chồng đã được dàn xếp, vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ bản án ly thân
trước đây và tái hợp chung sống bình thường. Nếu không thể tái hợp được trong
thời gian sống ly thân (thông thường theo quy định của pháp luật là từ 3 năm đến
5 năm), vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án sửa đổi án ly thân trước đây thành án
ly hôn để được chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
2.1.2. Pháp luật của Thái Lan
Pháp luật Thái Lan quy định về ly thân hết sức mờ nhạt. Trong Chương
quy định về quan hệ vợ chồng chỉ có một Điều có liên quan đến ly thân, Bộ
Luật Dân sự Thái Lan Điều 1462 có quy định: “Khi sức khỏe về thể xác hoặc tinh
thần hoặc hạnh phúc của vợ chồng bị lâm nguy, nếu cứ tiếp tục chung sống, thì
cặp vợ chồng bị lâm nguy đó có thể yêu cầu Tòa án cho phép ly thân khi còn hiểm
họa đó đe dọa; và trong trường hợp này, Tòa án có thể ra quyết định là vợ hoặc
chồng phải cung cấp một số tiền vừa phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để phụng
dưỡng người kia”. Theo Điều luật này thi khi sức khỏe (thể xác và tinh thần)
hoặc hạnh phúc của vợ hoặc chồng bị lâm nguy nếu cứ tiếp tục sống chung thì
vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án cho phép ly thân khi còn bị hiểm họ đó đe
dọa. Khi tuyên bố ly thân Tòa án có thể quy định hoặc một người phải cung cấp
một số tiền vừa phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để phụng dương người kia.
2.1.3. Pháp luật của Canađa
Tòa án tuyên bố ly thân khi ý nguyện sống chung của vợ chồng đã bị vi
phạm nghiêm trọng như: vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng đưa ra chứng cứ có
6

×