Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

trách nhiệm pháp lý khách quan trong luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.92 KB, 13 trang )

Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN THÂN BÀI
I. Trách nhiệm pháp lý khách quan trong luật quốc tế
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý khách quan
2. Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý khách quan
3. Thực hiện trách nhiệm pháp lý khách quan
II. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý khách quan
1. Trách nhiệm pháp lý khách quan với thiệt hại do phương tiện
bay vũ trụ gây ra.
2. Trách nhiệm pháp lý với thiệt hại trong lĩnh vực năng lượng hạt
nhân
3. Một số trách nhiệm pháp lý khách quan khác trong vấn đề môi
trường
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 1
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
BÀI TẬP HỌC KỲ
CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài: Trách nhiệm pháp lý khách quan trong luật quốc tế, thực tiễn thực
hiện.
Bài làm:
PHẦN MỞ ĐẦU
Trách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung và trách nhiệm pháp lý khách
quan nói riêng là một chế định độc lập trong pháp luật quốc tế. Nó bao gồm
tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế trong trường hợp thực hiện các
hành vi mà luật không cấm, gây thiệt hại cho chủ thể khác và phải có nghĩa vụ
đáp ứng về mặt vật chất của bên bị hại. Trách nhiệm pháp lý khách quan thể


hiện tính chất cưỡng chế trong luật quốc tế để buộc chủ thể có hành vi gây
thiệt hại, tuy không vi phạm pháp luật quốc tế nhưng để nhằm bảo vệ quyền
lợi của chủ thể khác, trách nhiệm này phải được điều chỉnh và thực thi bằng
các quy định trong pháp luật quốc tế.
PHẦN THÂN BÀI
I. Trách nhiệm pháp lý khách quan trong luật quốc tế
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý khách quan
a. Định nghĩa
Trách nhiệm pháp lý khách quan là một loại trách nhiệm pháp lý quốc
tế mà theo đó một bên chủ thể gây ra thiệt hại bởi hành vi mà luật quốc tế
không cấm nhưng phải có nghĩa vụ đến bù thiệt hại mặt vật chất cho chủ thể
bị hại đã được các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh. Do đó, trách nhiệm
pháp lý khách quan còn được gọi là trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây
ra bởi hành vi luật quốc tế không cấm.
b. Đặc điểm
- Trách nhiệm pháp lý khách quan luôn là trách nhiệm vật chất. Sở dĩ
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 2
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
trách nhiệm pháp lý khách quan luôn là trách nhiệm vật chất mà không phải là
trách nhiệm phi vật chất nào khác là vì: Trách nhiệm vật chất chỉ được đặt ra
khi có thiệt hại trong thực tế, bên cạnh đó trong trách nhiệm pháp lý khách
quan chủ thể gây ra thiệt hại không có lỗi, do đó pháp luật quốc tế không bắt
các chủ thể này phải có nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm phi vật chất như
thông qua các hành động hứa không vi phạm tiếp, xin lỗi, trả đũa…
- Trách nhiệm pháp lý khách quan được đặt ra đối với thiệt hại gây ra
bởi hành vi pháp luật quốc tế không cấm. Đây là loại thiệt hại nằm ngoài ý chí
của chủ thể sử dụng, bất chấp các biện pháp bảo đảm mà các quốc gia hữu
quan đã áp dụng trong khi sử dụng. Các hành vi gây thiệt hại của chủ thể
thường liên quan đến các nguồn nguy hiểm cao độ như phương tiện bay vũ
trụ, năng lượng hạt nhõn…là những đối tượng mà khó có khả năng kiểm soát

kiểm soát, vận hành an toàn một cách tối đa.
- Trách nhiệm pháp lý khách quan được quy định trong trong các ngành
luật chuyên biệt, trong các công ước quốc tế…
c. Cơ sở pháp lý
Hiện tại các quy phạm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do
thực hiện hành vi mà luật quốc tế không cấm được ghi nhận trong các luật
chuyên biệt:
(1)
- Luật hàng không dân dụng quốc tế
- Luật vũ trụ quốc tế
- Luật biển quốc tế
Một số công ước cụ thể điều chỉnh trách nhiệm này:
- Công ước về trách nhiệm quốc tế với thiệt hại do phương tiện bay vũ
trụ gây ra 1972.
- Công ước Paris về trách nhiệm trước bên thứ ba trong lĩnh vực năng
lượng hạt nhân 1960.
- Công ước Brussels bổ sung cho công ước Paris về trách nhiệm trước
1
Xem trang 485, Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, 2004.
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 3
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân 1963
- Công ước về trách nhiệm của người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm
1962.
- Công ước Vienna về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân
1963.
- Công ước về bồi thường thiệt hại phát sinh do phương tiện bay nước
ngoài gây ra cho người thứ ba trên mặt đất 1952
2. Căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý khách quan
Trách nhiệm pháp lý khách quan với ý nghĩa là quan hệ pháp lý quốc tế

có nội dung cơ bản là nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua phù hợp với
các thỏa thuận riêng biệt đề thực hiện bồi thường thiệt hại phát sinh do các
chủ thể thi hành các hoạt động hợp pháp và quyền của các quốc gia bị hại yêu
cầu bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở các thỏa thuận riêng biệt.
Có ba điều kiện được coi là cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý khách
quan:
- Cơ sở pháp lý: Trách nhiệm pháp lý khách quan này phải được quy
định thành các quy phạm pháp luật trong các điều ước quốc tế về các quyền
và nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể trong từng trường hợp cụ thể. Nếu
không có các điều ước quốc tế kể trên, các quốc gia không có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do việc họ thực hiện các hoạt động hợp pháp mà gây ra thiệt
hại.
- Cơ sở thực tiễn: Có sự kiện pháp lý làm phát sinh hiệu lực áp dụng
của các quy phạm pháp lý nêu trên. Nguồn gốc xuất hiện của sự kiện làm phát
sinh hiệu lực áp dụng các quy phạm pháp lý có quan hệ với yếu tố hoàn cảnh
đặc biệt là sự xuất hiện tình thế khi quốc gia mất khác năng kiểm soát đối với
sự vận hành nguồn nguy hiểm cao độ, do xuất hiện quá trình không mong
muốn, bất ngờ, không thể khắc phục trong trang thiết bị, vật liệu, từ đó làm
phát sinh sự đe dọa gây thiệt hại ngoài ý muốn. Sự đe dọa này không thể khắc
phục được với việc áp dụng các biện pháp hiện có.
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 4
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
- Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại phát sinh.
Mối quan hệ nhân quả thể hiện ở việc thiệt hại phát sinh phải là do có sự kiện
pháp lý tác động vào mà không phải do yếu tố bất kỳ nào khác, nếu không có
sự kiện pháp lý sẽ không có thiệt hại xảy ra.
3. Thực hiện trách nhiệm pháp lý khách quan
Khi xác định tính chất, mức độ thiệt hại để giải quyết trách nhiệm bồi
thường từ việc quốc gia thực hiện các hành vi mà luật quốc tế không cấm, có
thể áp dụng thiệt hại thực tế để giải quyết vấn đề bồi thường vì với thiệt hại

này, nghĩa vụ bồi thường của quốc gia gây thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc.
Thiệt hại trực tiếp được hiểu là giá trị tài sản đã bị phá hoại hoặc hủy hoại và
các chi phí mà quốc gia bị hại đã bỏ ra để loại bỏ thiệt hại đó. Đối với trách
nhiệm pháp lý khách quan, có thể áp dụng các hình thức sau:
- Đền bù bằng tiền hoặc hiện vật. Đối với hình thức này, nguyên tắc
chung của việc bồi thường là sự bồi thường phải tương xứng với thiệt hại xảy
ra, và phải bồi thường toàn bộ. Đây là hình thức chủ yếu để thực hiện trách
nhiệm này,
- Ngoài ra, có thể áp dụng hãn hữu hình thức thực hiện trách nhiệm
khác như hình thức thay thế thiệt hại bằng việc chuyển giao cho chủ thể bị hại
những đối tượng tương xứng về ý nghĩa và giá trị, thay thế đối tượng mất đi.
II. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý khách quan
1. Trách nhiệm pháp lý khách quan với thiệt hại do phương tiện
bay vũ trụ gây ra.
Trách nhiệm pháp lý khách quan này được quy định tại các công ước,
nghị định thư về hàng không dân dụng, về phương tiện bay vũ trụ như: Công
ước Montrean 1999, Công ước về trách nhiệm quốc tế với thiệt hại do phương
tiện bay vũ trụ gây ra 1972.
- Công ước về trách nhiệm quốc tế với thiệt hại do phương tiện bay vũ
trụ gây ra có hiệu lực vào tháng 9 năm 1972. Nội dung của công ước quy định
các quốc gia có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi các phương tiện bay vũ
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 5
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
trụ do quốc gia đó phóng ra ra gây thiệt hại cho các đối tượng trên mặt đất
hoặc các phương tiện bay khác, đồng thời công ước cũng quy định rõ các thủ
tục khiếu nại cho chủ thể bị thiệt hại. Tính đến ngày 1/1/2008, có tất cả 86
quốc gia (trong đó 24 quốc gia đã ký ) và 3 tổ chức quốc tế liên chính phủ bao
gồm: Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), tổ chức khai thác vệ tinh khí tượng châu
Âu (EUMETSAT) và tổ chức vệ tinh viễn thông châu Âu (EUTELSA) đã phê
chuẩn Công ước này.

(2)
- Các vấn đề trách nhiệm pháp lý cho các thiệt hại trên bề mặt trái đất
gây ra bởi các đối tượng không gian có lẽ là lần đầu tiên đưa đến sự chú ý lớn
của cộng đồng quốc tế trong đầu thập niên 1960. Cụ thể, tại một cuộc họp
tháng 9 năm 1962 của Ủy ban sử dụng Không gian ngoài Khí quyển vì Mục
đích Hoà bình của Liên Hợp Quốc (COPUOS), đại diện Hoa Kỳ đã đưa ra
trước toàn hội nghị một mảnh kim loại nặng khoảng 14 pounds được tìm thấy
tại một đường phố ở Manitowoc, Wisconsin, đây được coi là một phần của
Sputnik IV do Liờn Xụ phóng lên tháng 5 năm 1960. Tiếp sau đó năm 1970,
Hoa Kỳ lại đưa ra một mảnh vỡ của phương tiện bay không gian Liờn Xụ
nặng tới 650 pounds. Rất may là không có chấn thương nghiêm trọng hoặc
bất kỳ thiệt hại những sự cố trên. Đến tháng 3 năm 1972, Công ước về trách
nhiệm quốc tế với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ đã được thông qua lần
cuối cùng. Và chỉ 6 năm sau, như một sự dự báo trước những gì sẽ xảy ra,
ngày 06 tháng một 1978, vệ tinh do thám Cosmos 954 của Liờn Xụ đó rơi
xuống vùng lãnh thổ rộng lớn phía tây bắc Canada. Tai nạn này đã dẫn đến vụ
việc yêu cầu đòi bồi thường đầu tiên được thực hiện và sau này được giải
quyết theo thỏa thuận giữa Liờn Xụ và Canada.
(3)
Sau khi vụ việc xảy ra,
Chính phủ Canada đã đưa ra một bản yêu cầu đòi bồi thường gửi đến Liờn Xụ
do thiệt hại gây ra bởi Comos 954. Đến ngày 2/4/1981, Liên Xô và Canada đã
thông qua Nghị định thư giữa Chính phủ Liờn Xụ và Chính phủ Canada về
2
Xem />3
Xem An Alternative Proposal to Modernize the Liability Regime for Surface Damage Caused by Aircraft to
Address Damage Resulting from Highjackings or Other Unlawful Interference - Christopher M. Petras, Lt
Col, USAF
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 6
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ

việc giải quyết các yêu cầu bồi thường cho thiệt hại gây ra bởi Comos 954 ký
kết tại Mỏt-xcơ-va, Liờn Xụ. Nội dung chính của bản Nghị định thư giữa
Liờn Xụ và Canada là Chính phủ Liờn Xô phải chi trả cho Chính phủ Canada
tổng số tiền là 3,000,000.00 CAD (Ba triệu đô la Canada) trong việc giải
quyết toàn diện và triệt để tất cả các vấn đề liên quan đến sự tan vỡ của vệ
tinh Comos 954 của Liên Xô vào tháng 1 năm 1978.
(4)
2. Trách nhiệm pháp lý với thiệt hại trong lĩnh vực năng lượng hạt
nhân
Từ trước năm 1997, chế độ trách nhiệm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực
năng lượng hạt nhân chủ yếu tập trung ở hai đạo luật:
- Công ước Vienna 1963 của tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA) về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân có hiệu lực từ 1977.
Các quốc gia tham gia vào Công ước Vienna chủ yếu là ở bên ngoài Tây Âu,
bao gồm: Argentina, Bulgaria, CH Séc, Hungary, Lithuania, Mexico, Ba Lan,
Rumani, Nga, Slovakia, Ukraina.
(5)
- Công ước Paris 1960 của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) về trách nhiệm trước bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
có hiệu lực từ 1968 được bổ sung bằng Công ước Brussels 1963. Công ước
Paris bao gồm tất cả các nước Tây Âu, ngoại trừ Ai-len, Áo, Luxembourg và
Thụy Sĩ. Quốc gia tham gia cả 2 Công ước Paris và Brussels là: Bỉ, Đan
Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Na Uy, Slovenia, Tây Ban Nha,
Thụy Điển, Vương quốc Anh.
(6)

- Sau thảm họa Chernobyl năm 1986, IAEA đã tập trung hơn vào tất cả
các khía cạnh của vấn đề trách nhiệm pháp lý hạt nhân nhằm hoàn thiện
những vấn đề cơ bản và thiết lập một chế độ trách nhiệm pháp lý toàn diện
hơn. Năm 1988, trên kết quả của nỗ lực chung của IAEA và OECD / NEA,

4
Xem />5
Xem thêm / Documents / ước / liability_status.pdf
6
Xem thêm:
/>
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 7
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
Nghị định thư Joint liên quan đến việc vân dụng các quy định của Công ước
Viên và Công ước Paris đã được thông qua và có hiệu lực vào năm 1992.
- Năm 1997, các thành viên của IAEA đã thông qua Công ước về bồi
thường bổ sung cho những thiệt hại hạt nhân (CSC).
Pháp luật quy định nguyên tắc của trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
năng lượng hạt nhân như sau:
(7)
- Các chủ thể thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt
nhân có trách nhiệm đối với bất kỳ một thiệt hại do họ gây bất kể có lỗi hay
không có lỗi.
- Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý là vấn đề bắt buộc đối với hoạt động
trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
- Thẩm quyền tư pháp riêng biệt: chỉ có tòa án quốc gia nơi xảy ra tại
nạn hạt nhân mới có thẩm quyền xét xử.
Tuy nhiên không phải vấn đề nguyên tắc về an toàn trong năng lượng
hạt nhân không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Những thảm họa có thể kể
đến sau đây:
- Ngày 28/3/1979, nước Mỹ đã chứng kiến sự cố rò rỉ chất phóng xạ
nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Đảo Ba Dặm (Three Mile Island) ở
bang Pennsylvania. Sau đó 7 năm, vào ngày 26/4/1986, tai nạn hạt nhân dân
sự tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại đã xảy ra tại Chernobyl thuộc Liên bang
Xô Viết (ngày nay nằm trên lãnh thổ Ukraine). Đây được coi là vụ tai nạn hạt

nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường
chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía
tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavi, Anh quốc, và Đông Hoa
Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm
trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng
60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus . Theo bản báo cáo năm 2006
của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba
7
Xem />Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 8
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
nước cộng hoà Xô Viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn
trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Những ước
tính và những con số về thiệt hại của thảm họa đưa ra khác nhau rất xa. Một
bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ
em vì ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9.000 người, trong số
gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ
chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong
bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy
rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết
thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.”
(8)
Có hai giả thuyết chính thức xung đột với nhau về nguyên nhân gây tai
nạn. Giả thuyết đầu tiên được đưa ra vào tháng 8 năm 1986 và chỉ buộc tội
những người điều hành nhà máy điện. Giả thuyết thứ hai do Valeri Legasov
ủng hộ và được đưa ra năm 1991, coi nguyên nhân vụ tai nạn là do những yếu
kém trong thiết kế lò RBMK, đặc biệt là các thanh điều khiển.
Sau thảm họa lịch sử này, Chính phủ Xô Viết và sau này là Ukraina đã
phải chi trả một khoản tiền lớn (hiện nay không có một con số chính xác nào)

cho việc bồi thường thiệt hại cũng như khắc phục hậu quả sau này. Tuy nhiên
do mức ảnh hưởng của thảm họa rất rộng rãi và lâu dài, vấn đề bồi thường
thiệt hại có lẽ là một trách nhiệm khó khăn và nan giải đối với rất nhiều nạn
nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của thảm họa.
Nhận thức được vấn đề trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, một lĩnh vực có tính nguy hiểm, rủi ro
cao, cũng như phù hợp với pháp luật quốc tế, mỗi quốc gia có ngành công
nghiệp này đều có những khoản quỹ bảo hiểm rủi ro trong lĩnh vực hạt nhân:
(9)
8
Xem />9
Xem Xem />Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 9
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
- Ở Mỹ, Luật Price Anderson 1957 được coi là luật đầu tiên trên thế
giới về vấn đề trách nhiệm pháp lý toàn diện cho các tai nạn hạt nhân. Hơn
200 triệu USD đã được chi trả cho các khoản tiền bồi thường từ khi Luật
Price Anderson có hiệu lực. Trong số tiền này, 71 triệu USD được chi trả cho
việc bồi thường vụ tai nạn Three Mile Island 1979.
- Ở Anh, đạo luật về năng lượng 1983 cũng quy định những mức giới
hạn bồi thường trong các trách nhiệm pháp lý một cách cụ thể hơn. Năm
1994, mức giới hạn được quy định là 140.000.000 Ê, bằng với mức quy định
trong công ước Paris và Brussels. Chính phủ Anh đang có kế hoạch tăng mức
giới hạn lên trên trên 140.000.000 vào năm 2010, hướng tới mức 700.000.000
EUR theo Nghị định thư Paris/Brussels 2004 (khi nó bắt đầu có hiệu lực)
- Nga là quốc gia tham gia Công ước Vienna từ năm 2005 với khoản
tiền bảo hiểm trách nhiệm pháp lý bao gồm 23 công ty bảo hiểm trong nước
khoảng $350,000,000. Ukraina cũng ban hành một đạo luật về trách nhiệm
pháp lý trong phạm vi quốc gia vào năm 1995 và đã được sửa đổi để phù hợp
với Công ước Vienna, mà nó đã gia nhập vào năm 1996. Ukraina cũng là
quốc gia tham gia vào Nghị định thư Joint và tham gia ký kết Công ước về

bồi thường bổ sung cho những thiệt hại hạt nhân (CSC).
3. Một số trách nhiệm pháp lý khách quan khác trong vấn đề môi
trường
Vụ rò rỉ nghiêm trọng nhất thế giới là "vụ thảm án Bhopal" ở Ấn Độ.
Sáng sớm ngày 3 tháng 12 năm 1984, một xưởng nông dược của Công ty liên
hợp Mỹ sản xuất các hợp chất cacbon ở ngoại ô Bhopal, Ấn Độ, 45 tấn chất
độc chứa trong bình khí nén trong hầm ngầm, đó là chất iso cyanua methyl
lỏng chảy ra hết trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ. Những đỏm khúi nồng nặc
cuồn cuộn ô nhiễm quanh vùng làm cho 200.000 người bị ngộ độc, hơn 1.500
người chết ngay tại chỗ. Theo điều tra, sau hơn 1 năm xảy ra vụ này, cư dân
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 10
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
Bhopal đã đẻ ra rất nhiều quái thai. Sau khi xảy ra, người ta gọi thành phố
Bombay là thành phố chết.
(10)
Ngay trong đêm 3 đến rạng sáng 4-12-1984, có ít nhất 1.750 người
thiệt mạng ngay tức khắc khi hàng tấn khí độc rò rỉ từ một xí nghiệp sản xuất
thuốc trừ sâu thuộc công ty Mỹ Union Carbide ở Bhopal, miền trung Ấn Độ.
Khoảng 2.500 người khác đã chết vào một tuần sau đó, và theo các tổ chức
bảo vệ các nạn nhân và gia đình họ, có ít nhất 10.000 người chết trong thời
gian tiếp theo. Tổng cộng, có hơn nửa triệu người đã bị tác động bởi khí độc
và gần như tất cả dân cư trong vùng đều cú cỏc vấn đề về bệnh hô hấp khiến
họ không thể thích ứng được với lao động nặng nhọc. Các báo cáo cho biết có
từ 120.000 - 150.000 nạn nhân bị nhiễm các bệnh phổi và ung thư từ vụ rò rỉ
này. Sau một cuộc đấu tranh tư pháp dai dẳng, công ty Mỹ Union Carbide
(được Dow Chemical mua lại) đã chịu bồi thường 470 triệu USD cho chính
phủ Ấn Độ theo một thỏa thuận được ký kết vào năm 1989. Vào lúc đó, tòa án
tối cao Ấn Độ đã phán quyết chính phủ trả cho các nạn nhân và gia đình họ
chỉ 8,6 triệu rupi (186.510 USD), phần còn lại được gửi vào Ngân hàng trung
ương Ấn Độ để dự phòng chi trả cho các vụ kiện tụng mới. Kể từ đó đến nay,

hàng ngàn người đã đấu tranh yêu cầu được bồi thường về những hậu quả mà
họ phải gánh chịu như viêm phổi, sinh con dị dạng.
(11)
Những vụ rò rỉ như vậy đôi khi cũng xảy ra ở các nước khỏc. Cú những
xưởng hóa dược đem chất thải đổ ra biển hoặc chôn xuống đất. Việc làm đó
đều đe dọa con người. Năm 1978, một trận bão xảy ra ở bang New York làm
bật tung những thùng chứa chất thải của một nhà máy hóa chất, chôn ở một
lòng sông cũ, làm cho những thùng bị rỉ vỡ thủng, chất độc rò ra làm cho cây
cỏ chết thối đen, trẻ em chơi nghịch ở đó bị bỏng tay chân mặt mũi, bệnh máu
trắng tăng vọt trong dân cư ở đây, đồng thời phụ nữ có mang đã đẻ ra những
quái thai.
10
Xem />11
Xem />Bhopal/40042194/159/
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 11
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ
PHẦN KẾT LUẬN
Sự phát triển ngày càng hiện đại của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và
việc ứng dụng các thành quả khoa học, công nghệ này trong thực tiễn một mặt
đem lại sự phát triển to lớn của nền văn minh nhân loại, nhưng mặt khác đó
cũng là nguy hiểm tiềm có nguy cơ tàng ảnh hưởng đến cuộc sống con người,
tạo ta những thảm họa, những bi kịch thảm khốc. Việc pháp luật quốc tế quy
định về chế định trách nhiệm khách quan công cụ pháp lý cần thiết, quan
trọng nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm luật quốc tế, nâng cao hơn nữa
trách nhiệm của các chủ thể luật quốc tế khi thực hiện các hoạt động của
mình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người bị hại và cộng
đồng quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 12
Môn công pháp quốc tế – Bài tập học kỳ

1. Giáo trình Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật HN –Nxb. CAND –
2004
2. An Alternative Proposal to Modernize the Liability Regime for
Surface Damage Caused by Aircraft to Address Damage Resulting from
Highjackings or Other Unlawful Interference - Christopher M. Petras, Lt Col,
USAF.
3. International Liability for Damage Caused by Space Objects - Carl
Q. Christol
4. Transboundary damage in international law - Hanqin Xu
5. Liability and environment: private and public law aspects of civil
liability - Lucas Bergkamp
6. Công ước về trách nhiệm quốc tế với thiệt hại do phương tiện bay
vũ trụ gây ra 1972.
7. Công ước Paris về trách nhiệm trước bên thứ ba trong lĩnh vực năng
lượng hạt nhân 1960.
8. Công ước Brussels bổ sung cho công ước Paris về trách nhiệm trước
bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân 1963
9. Công ước Vienna về trách nhiệm dõn sự đối với thiệt hại hạt nhân
1963.
10.Website: /> />thuong-cho-cac-nan-nhan-o-Bhopal/40042194/159/
/>
Đỗ Hoàng Lâm – QT32C057 13

×