Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số biện pháp quản lý chuyên môn ở trường ptdtbt thcs số 2 nậm xây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.2 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN BÀN
TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG
PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY


Người thực hiện: LÝ XUÂN TÙNG
Chức vụ Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây
Tháng 3 năm 2013
Mục lục
Nội dung chính Trang
PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ 3
PHẦN B NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG
I. Những thuận lợi của nhà trường để triển khai thực hiện các
biện pháp quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học.
7
II. Những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng tới việc triển khai thực
hiện các biện pháp quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ
năm học.
7
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Xây dựng quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động chuyên
môn theo quy chế.
10
II. Tham mưu với hiệu trưởng nhà trường, phân công nhiệm vụ,
giao trách nhiệm, quy định quyền hạn của từng cá nhân, tổ chức


trong nhà trường.
12
III. Giao công việc cụ thể tới từng cá nhân trong từng tháng,
nghiệm thu hiệu quả công việc, xếp loại giáo viên từng tháng theo
mưc độ hoàn thành công việc.
13
IV. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, tổ chức thực hiện kế hoạch
chuyên môn.
17
V. Tổ chức thực hiện các biện pháp, huy động số lượng, duy trì sĩ
số học sinh.
18
VI. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thực hiện bồi
dưỡng giáo viên.
21
VII. Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức thực
hiện phụ đạo học sinh yếu kém.
22
CHƯƠNG IV HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN 23
PHẦN C KẾT LUẬN 24

2
PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên
nghiệp năm học 2012 - 2013. Trong đó có nhiệm vụ ”Tiếp tục nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý”. Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây gặp rất
nhiều trở ngại, khó khăn bởi một số lý do sau:
Nhà trường nằm trên địa bàn thôn Phù Lá Ngài, xã Nậm Xây cách trung tâm xã
7km đường đất. Có nhiệm vụ GD cấp THCS 4 thôn trên của xã Nậm Xây, dân

cư 100% là dân tộc Mông, còn nhiều hủ tục lạc hậu như tảo hôn, mê tín dị đoan,
thói quen canh tác du canh du cư, có nhiều tệ nạn XH như nghiện ma túy….Dẫn
tới ý thức tham gia GD của người dân rất hạn chế.
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa được đầu tư xây dựng gì, do giao thông
khó khăn. 100% là các nhà tạm, chưa đủ số phòng ở cho HS, không có nhà ăn,
không có sân chơi, bãi tập….Nhà trường chưa có đồ dùng thiết bị dạy học.
Đội ngũ nhà giáo có đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn. Tuy nhiên là đội ngũ trẻ,
kinh nghiệm công tác hạn chế. Đôi khi tư tưởng lập trường không vững vàng,
không yên tâm công tác, chán nản trong công việc. Do đứng trước khó khăn, thử
thách quá lớn của nhiệm vụ hiện tại. Chất lượng đội ngũ của nhà trường chưa
cao, đặc biệt là sự hạn chế trong phương pháp giảng dạy, sử dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới còn nhiều bất cập do năng lực trình độ giáo viên, do
trình độ học sinh, do đồ dùng thiết bị dạy học không có.
Chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp, chất lượng thực tế của học sinh rất
thấp so với yêu cầu. Trong các năm học trước chưa có một học sinh nào tham
gia các kỳ thi học sinh giỏi, hay tham gia thi văn nghệ, thể thao do các cấp tổ
chức. Thực tế còn có những học sinh đọc viết hạn chế, có những học sinh đi học
thất thường, nghỉ học dài ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khẳ năng nhận
thức, tiếp thu tri thức của học sinh còn thấp do môi trường GD ở gia đình không
có, chất lượng cuộc sống thấp kém. Kĩ năng giao tiếp, ứng sử của học sinh hạn
chế, đặc biệt là học sinh nữ do bất đồng ngôn ngữ, nữ giới phải làm việc gia
đình nhiều, không được tạo điều kiện cho đi học bằng nam giới.
Cán bộ quản lý của nhà trường cũng là quản lý trẻ, thiếu kinh nghiệm trong
công tác quản lý, chưa qua các lớp học về quản lý.
Đứng trước các thử thách nêu trên, với cương vị là phó hiệu trưởng nhà trường,
được bổ nhiệm ngày 24/8/2012, được hiệu trưởng nhà trường giao phụ trách
quản lý chuyên môn. Sau khi lên nhận công tác, tôi đã mạnh dặn thực hiện một
số biện pháp quản lý chuyên môn ở Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây,
nhằm cải thiện phần nào tình hình của nhà trường, công tác chuyên môn của nhà
trường hiện tại. Góp phần hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012 – 2013.

3
PHẦN B NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các khó khăn, hạn chế nêu trong phần đặt vấn đề là những thách thức lớn đối
với nhà trường, đặc biệt là cá nhân tôi. Bởi mới được bổ nhiệm làm công tác
quản lý, chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chưa nắm được hoạt
động, nhiệm vụ, vai trò của người quản lý chuyên môn là như thế nào. Ngay
trong thời gian đầu năm học, cá nhân tôi đã bước vào đọc nghiên cứu các văn
bản chỉ đạo của ngành như Luật giáo dục; Điều lệ trường THCS, trường THPT
và trường PT có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Quy định
chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28
/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo); Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2010/TT-BGDĐT, ngày 02 tháng 8 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về
Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013; Thông báo số
117/TB-BGDĐT ngày 26/02/2009 của Bộ GDĐT về Hội thảo “Chỉ đạo, quản
lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông”; Thông
tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT; quản lý, phối hợp
hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-
BGDĐT ngày 22/11/2011; Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);… Các quy chế, chỉ thị, văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên môn của Bộ GD&ĐT,
của UBND tỉnh Lào Cai, của Sở GD&ĐT Lào Cai, của UBND huyện Văn Bàn,
của Phòng GD&ĐT Văn Bàn.

Qua tìm hiểu các văn bản, tôi đã xác định được một số thông tin rất hữu ích
cho công tác quản lý chuyên môn của mình như:
Khái niệm về quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ
thống giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý giáo dục ở trường THCS được
thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường và thực
hiện nhiệm vụ giáo dục.
Quản lý chuyên môn: Là hoạt động của chuyên môn nhằm tập hợp, tổ chức,
huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu
trưởng phân công;
Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
4
Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu
trưởng uỷ quyền;
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng
các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong
tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa
phương;
Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với
học sinh và cộng đồng;
Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương
trong quản lí, chăm sóc học sinh bán trú.
Kết hợp giữu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường về giáo viên,
học sinh, điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm kinh tế, xã hội, phong tục tập
quán người dân. Tôi đã định hình ra vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của bản
thân. Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và cấp trên về nhiệm vụ trong năm học
2012 – 2013 như sau:

Phụ trách chuyên môn. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, xây dựng kế hoạch
phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, xếp thời khóa biểu.
Thực hiện báo cáo, thống kê liên quan công tác chuyên môn, chất lượng giáo
dục.
Quản lý công tác Hành chính cơ quan. Quản lý hồ sơ HS, kiểm tra nhận xét kí
duyệt sổ điểm , sổ đầu bài, sổ báo giảng, học bạ , danh sách tuyển sinh lớp 6.
Cùng với Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện Hội CMHS trong các hoạt
động giáo dục của nhà trường.
Tổ chức, quản lý, điều hành công tác dạy và học Quản lý việc thực hiện nội
dung chương trình, chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh
và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác.
Phụ trách hoạt động của tổ chức đoàn thể quần chúng.
Theo dõi xuất, nhập thực phẩm hàng ngày của HS, quản lý nền nếp ăn, ở HS
bán trú
Giảng dạy: Vật lý 9(2 tiết), công nghệ 9(1 tiết); Tổng số 3 tiết; TS học sinh dạy
78
Cũng qua tìm hiểu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, từ nhiệm vụ thực tế được
phân công, kết hợp vận dụng vào tình hình thực tế của nhà trường. Tôi xác định
các phương pháp quản lý, tác động chủ yếu vào yếu tố con người tác động trước
hết đến đội ngũ cán bộ giáo viên, tác động vào học sinh, tác động vào người
dân, sau cùng là tác động, tham mưu tới các lãnh đạo của chính quyền địa
phương thôn bản, chi bộ Đảng, UBND xã, Đảng ủy xã. Phương tiện quản lý chủ
yếu bằng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Thông tin đưa tới giáo viên qua nhiều
hình thức hội hop, thông qua thư ký hội đồng, thông qua người đứng đầu các tổ
chức trong nhà trường, thông qua bảng tin, thư điện tử,…Khâu cuối cùng là
quản lý hiệu quả công việc, nghiệm thu số lượng, chất lượng công việc. Từ đó
5
lên lộ trình, nội dung các biện pháp quản lý chuyên môn tại trường PTDTBT
THCS số 2 Nậm Xây năm học 2012 – 2013 như sau:
Xây dựng thể chế, nội quy, quy chế chuyên môn trong nội bộ nhà trường.

Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của năm học, xây dựng kế hoạch chuyên môn.
Kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần phù hợp với
đặc điểm tình hình của trường của địa phương, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kế
hoạch.
Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp phát triển số lượng và duy trì sĩ số học sinh.
Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng đại trà.
Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.
Xây dựng kế hoạch, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá.

6
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG
I. Những thuận lợi của nhà trường để triển khai thực hiện các biện pháp
quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học.
1. Về đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn, được đào tạo chuẩn
và trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao so với các trường trên địa bàn xã, đa số là các nhân
tố trẻ, năng động, sáng tạo trong công việc.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường tính đến thời điểm tháng
3/2013 là 19, trong đó Đại học 6, Cao đẳng 13
Chuyên môn đào tạo toán-lý 4, văn-sử 2, văn –GDCD 2, hóa-sinh 3, sinh-
địa 1, sử- địa 1, nhạc 1, mĩ thuật 1, tiếng Anh 1, thể dục 2, kế toán 1
2. Năm học 2012 – 2013 nhà trường được chuyển đổi thành loại hình trường
phổ thông dân tộc bán trú, với 75% học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ
trợ tiền ăn, hỗ trợ chi phí học tập, đang hoàn thiện thủ tục tách tài khoản riêng.
Đó là những điều thuận lợi trong việc huy động học sinh ra lớp, tổ chức nuôi ăn
ở học sinh tại trường, tổ chức học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Nhà trường được sự quan tâm đặc biệt của cấp Ủy đảng, chính quyền địa
phương trong việc huy động các nguồn lực tham gia giáo dục, tuyên truyền vận
động nhân dân tạo điều kiện cho con em đi học.
II. Những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện các
biện pháp quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học.

1. Những khó khăn về địa lý, tình hình kinh tế xã hội, nhận thức của người dân
về vai trò của giáo dục đã nêu sơ qua trong phần đặt vấn đề. Xin nói rõ thêm.
Nhà trường có nhiệm vụ giáo dục cấp THCS con em 4 thôn Giàng Dúa Chải,
Phù Lá Ngài, Phìn Hồ, Mà Sa Phìn. Ba trong bốn thôn cách xa trường từ 3 đến
5km, giao thông đi lại khó khăn cách suối, đèo dốc, trơn trượt. Dân cư là đồng
bào dân tộc Mông, định cư trên các sườn đồi, với thói quen bao đời du canh, du
cư sống phụ thuộc rừng. Trên địa bàn các thôn đặc biệt là Phìn Hồ, Mà sa Phìn
tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, sinh đẻ nhiều, nạn khai thác vàng trái phép.
Thiếu đất nông nghiệp cộng với thói quen canh tác lạc hậu nên tỉ lệ nghèo đói
cao, trẻ em phải tham gia lao động từ rất nhỏ, thường lứa tuổi tiểu học phải ở
nhà trông các em nhỏ, làm công việc gia đình, lứa tuổi THCS phải làm nương
rẫy, làm thuê cho bãi vàng. Cho nên công tác huy động, duy trì sĩ số học sinh kết
quả thấp, đặc biệt là vào các ngày mùa, mùa đông trời rét hại, rét đậm. Điển hình
như một số tuần của tháng 9/2012 thống kê được:
7
Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây
BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN
Tuần 3 (từ ngày 03/9/2012 đến ngày 08/9/2012)
Lớ
p
T
S
H
S
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Tổng kết
tuần
TSH
S
nghỉ

TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ

TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
6 32 15 17 10 22 9 23 8 24 8 24 8 24 58 134
7a 22 10 12 8 14 8 14 6 16 8 14 6 16 46 86
7b 23 11 12 11 12 8 15 6 17 6 17 6 17 35 90
8a 22 10 12 9 13 7 15 7 15 9 13 9 13 51 62
8b 22 9 13 10 12 6 16 5 17 7 15 8 14 37 87
9 39 17 21 7 32 7 31 10 28 8 32 5 33 54 177
Tổn
g
160
73 87 54 106 45 115 42 118 47 113 42 115 281 636
BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN
Tuần 4 (từ ngày 10/9/2012 đến ngày 15/9/2012)
Lớ
p
T
S
H
S
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Tổng kết
tuần

TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học

TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TS
HS
nghỉ
TSH
S đi
học
6 32 16 16 17 15 7 25 11 21 8 24 8 24 67 125
7a 22 12 10 7 15 6 16 7 15 7 15 7 15 46 86
7b 23 16 7 13 10 6 17 6 17 5 18 8 15 54 84
8a 22 11 11 10 12 8 14 10 12 10 12 11 11 60 72
8b 22 14 8 10 12 6 16 8 14 8 14 9 13 55 77
9 39 14 24 11 27 6 32 5 33 8 30 7 32 51 177
Tổn
g
160
84 76 68 92 39 121 47 113 46 114 49 111 333 621
2. Năm học 2011-2012, số lượng cán bộ giáo viên của nhà trường là 16, mức
độ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc 6, khá 10; Danh hiêụ thi đua Chiến sĩ thi đua
cơ sở 1, lao động tiên tiến 5. Qua đó thấy rằng các phong trào thi đua đã được
tiến hành, các giải pháp thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học đã được triển
khai. Song kết quả, hiệu quả công việc chưa thực sự đáp ứng được sự mong đợi
của Ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh đó cần chú ý thêm đặc điểm của độ
ngũ giáo viên là:
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng song chất lượng chưa đồng đều. Còn non trẻ

về tay nghề sư phạm, năng lực công tác.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động chuyên môn của một số GV còn hạn chế.
8
Việc vận dụng PPDH mới chưa phù hợp với các đối tượng học sinh vùng cao.
Do công tác ở trường có điều kiện khó khăn, nên nhiều giáo viên không yên
tâm công tác hằng năm có từ 4-5 giáo viên viết đơn xin chuyển. Riêng đầu năm
học 2012-2013 có 4 cán bộ, giáo viên chuyển đi nơi khác, hầu hết là các giáo
viên có năng lực.
3. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng là một vấn đề rất đáng nói. Khuôn viên
trường nằm chênh vênh trên một sườn đồi dốc, với bốn căn nhà gỗ tạm, 6 gian
dùng làm 6 phòng học, còn lại xếp thành 3 phòng ở học sinh, 2 phòng ở giáo
viên, vách gỗ gió lùa vào mùa đông, nền đất bụi vào mùa hè, ẩm ướt vào mùa
đông, nhà bếp thì làm tạm ở hai đầu hiên nhà học sinh. Không có phòng ăn,
không có phòng thí nghiệm thực hành, không có sân chơi, bãi tập. Nhà trường
chưa được trang bị bộ đồ dùng thiết bị dạy học theo quy định.
4. Số lượng học sinh theo kế hoạch năm học là 160, chia thành 6 lớp, học sinh
ở bán trú là 120. Do nhiều nguyên nhân như đã nêu ở trên, dẫn tới chất lượng
học sinh thấp, chất lượng đầu vào hằng năm cũng rất thấp. Đầu năm học nhà
trường đã tổ chức khảo sát chất lượng ở 8 bộ môn, xin đưa ra kết quả hai môn
toán và ngữ văn:
Môn Toán
Khối
lớp
Số
học
sinh
Số
bài
khảo
sát

Chia ra
Tổng số bài
khảo sát
dưới 5
Chia ra
Tổng số bài
KS từ 5 trở
lên
Chia ra
SL
Tỉ
lệ
Điểm
từ 0
đến
dưới 3
Điểm
từ 3
đến
dưới 5
SL Tỉ lệ
Điểm
từ 5
đến
dưới 7
Điểm
từ 7
đến
dưới 9
Điểm

9-10
6 32 29 29 25 29 0 0 0 0 0
0
7 45 40 35 88.9 20 15 5 9.1 5 0
0
8 44 41 19 46.3 14 5 22 53.7 22 0
0
9 39 36 18 50 17 1 18 50 18 0
0
Tổng 160 146 101 69.2 80 21 45 30.8 45 0
0
Môn văn
Khối
lớp
Số
học
sinh
Số
bài
khảo
sát
Chia ra
Tổng số bài
khảo sát
dưới 5
Chia ra
Tổng số bài
KS từ 5 trở
lên
Chia ra

SL
Tỉ
lệ
Điểm
từ 0
đến
dưới 3
Điểm
từ 3
đến
dưới 5
SL Tỉ lệ
Điểm
từ 5
đến
dưới 7
Điểm
từ 7
đến
dưới 9
Điểm
9-10
6 32
29 22 75.9 22 0 7 24.1 7 0
0
7 45
40 26 65 20 6 19 35 19 0
0
8 44
41 22 53.7 20 2 19 46.3 19 0

0
9 39
36 25 69.5 15 10 11 30.5 11 0
0
9
Tổng
160
146 95 65.1 77 18 56 34.9 56 0
0
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Đứng trước thực trạng nêu trên, đặt ra cho ban giám hiệu nhà trường rất nhiều
bài toán khó giải. Riêng cá nhân tôi là một hiệu phó nhà trường, không dám có
tham vọng giải quyết được nhiều vấn đề, chỉ xác định và đặt mục tiêu thực hiện
một số vấn đề như:
Đưa ra các biện pháp nhằm huy động, duy trì sĩ số học sinh ra lớp. Đạt mức tối
thiểu đảm bảo phổ cập giáo dục THCS.
Thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra các phong trào thi đua sôi nổi, không khí
làm việc nhiệt tình, phát huy được tinh thần trách nhiệm, phát huy được năng
lực, tạo ra tư tưởng yên tâm công tác của đội ngũ giáo viên.
Thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao dần chất lượng đội
ngũ, khắc phục phần nào các hạn chế của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy và
công tác tuyên truyền tại địa phương.
Thực hiện công tác phụ đạo học sinh nhằm cải thiện dần chất lượng học sinh,
không để cho học sinh ra trường hạn chế đọc viết, hạn chế tính toán, hạn chế
nhận thức, hạn chế giao tiếp ứng sử, góp phần đảm bảo phổ cập giáo dục
THCS.
Với mục tiêu xác định như vậy, xin đưa ra một số biện pháp quản lý chuyên
môn được tiến hành từ đầu năm học 2012 – 2013 tại trường PTDTBT THCS số
2 Nậm Xây.
I. Xây dựng quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động chuyên môn theo

quy chế.
Qua trao đổi với giáo viên, theo dõi nền nếp hoạt động chuyên môn thấy rằng
nhiều giáo viên còn chưa rõ về những việc cần phải thực hiện hằng ngày, thực
hiện hồ sơ có nhiều vướng mắc, giờ công chưa thực sự đảm bảo. Tôi xin ý kiến
hiệu trưởng soạn thảo quy chế thực hiện chuyên môn, để quy chế trở thành văn
bản pháp quy trong nội bộ trường học. Trong buổi hội nghị viên chức ngày
27/9/2012 dự thảo quy chế đã được thông qua và xin ý kiến đóng góp của hội
nghị, sau đó ra quyết định ban hành quy chế như sau:
PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN
TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2
NẬM XÂY
Số /QĐ- HT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nậm Xây, ngày 25 tháng 9 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy chế chuyên môn trường PTDTBT THCS số 2 Nậm
Xây
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY
10
Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT- BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-
2013;
Căn cứ Thông tư số 24 /2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt
động của trường phổ thông dân tộc bán trú;
Căn cứ Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định hế độ làm việc đối với giáo
viên phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 1857/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 của UBND tỉnh
Lào Cai ban hành kế hoạch thời gian năm học 2012-2013;
Căn cứ công văn Số 1044/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 14 tháng 9 năm 2011.
Một số quy định về chuyên môn trong các trường THCS, trường THPT và trung
tâm GDTX;
Căn cứ Kế hoạch số 787/KH-PGD&ĐT ngày 11/9/ 2012 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Văn Bàn về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-
2013;
Căn cứ tình hình thực tiễn của trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo QĐ này quy chế chuyên môn trường
PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây, năm học 2012 - 2013.
Điều 2 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông (Bà) BGH, tổ trưởng CM, cán bộ, giáo viên, nhân viên
chịu trách nhiệm thi hành QĐ này.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận
- BGH nhà trường;
- BCH công đoàn;
- Các tổ chuyên môn;
- Lưu VT.
Quy chế cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết các quy chế, văn bản hưỡng dẫn chỉ
đaọ chuyên môn của cấp trên, đồng thời vận dụng quy định chi tiết hơn các nội
dung như thực hiện soạn giáo án, thực hiện các loại hồ sơ, ngày giờ công, sử lý
vi phạm,
Ví dụ ‘‘Điều 6. Quy định về lên lớp, tham gia các hoạt động GD ngoài giờ
lên lớp.

Thực hiện theo Điều 16,17 Thông tư 24, ngoài ra quy định thêm và cụ thê
như sau
1. Chuẩn bị cho đáo trước khi lên lớp, tác phong nhanh nhẹn, ngôn ngữ mẫu
mực, thái độ thân thiện với học sinh, trang phục gọn gàng mẫu mực theo quy
định trong Nghị quyết nhà trường, không sử dụng điện thoại di động(nghe, gọi,
11
nhắn tin) trong giờ lên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, không sử dụng
chất kích thích trong giờ lên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nghiêm
cấm quát mắng, xúc phạm học sinh, hạn chế ngồi giảng. Vi phạm hạ 1 bậc xếp
loại/ 2 lần.
2. Ra vào lớp đúng giờ(quá 10 phút coi như bỏ tiết), GVCN có mặt trước 15
phút đầu giờ. Nghỉ 1 tiết dạy không lý do chỉ xếp hoàn thành nhiệm vụ. Nghỉ 1
buổi trở lên không lý do xếp loại kém, kèm theo các hình thức kỷ luật tùy theo
mức độ.
3. Trước mỗi tiết học kiểm tra sĩ số, trực nhật, vệ sinh, quản lý học sinh trong
tiết học, hạn chế cho ra ngoài; nhận xét, xếp loại giờ dạy sát với thực tế, ký sổ
đầu bài đầy đủ. Vi phạm hạ 1 bậc xếp loại/ 2 lần.
4. Có giáo án khi lên lớp, trong tiết dạy giành tối đa 10 phút đầu kiểm tra, ôn
tập, hệ thống kiến thức cũ cho HS. Lựa chọn kiến thức kĩ năng cơ bản tối thiểu
phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường. Vận dụng linh hoạt các phương
pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống và hiện đại sao cho phù hợp với đối tượng
học sinh.”
Với quy chế trên giáo viên sẽ có căn cứ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn,
đồng thời là căn cứ để quản lý, sử lý vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn.
II. Tham mưu với hiệu trưởng nhà trường, phân công nhiệm vụ, giao
trách nhiệm, quy định quyền hạn của từng cá nhân, tổ chức trong nhà
trường.
Căn cứ gợi ý của Phòng GD & ĐT, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng ra quyết
định phân công nhiệm vụ từng thành viên và công bố trong hội nghị viên chức

đầu năm học. Trong phân công niệm vụ cố gắng sắp xếp giáo viên thực hiện
công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoài ra đảm nhận các công việc khác
tùy theo năng lực, sở trưởng riêng từng người.
Ví dụ ‘‘2.5. Ông Bàn Văn Đức- giáo viên
Giảng dạy Toán 7a,b(10); Lí 6(1); HĐNGLL7a(0,5); TS HS giảng dạy 77
Kiêm nhiệm CN7a(4); TKHĐ(2)
Nhiệm vụ thư ký HĐ:
Ghi biên bản, nghị quyết các cuộc họp giao ban, họp hội đồng, họp hội đồng kỷ
luật, hội đồng thi đua khen thưởng và thực hiện một số nhiệm vụ khác do
Hiệu trưởng phân công.
Soạn thảo một số văn bản của nhà trường khi hiệu trưởng yêu cầu.
Truyền đạt các thông tin tới toàn thể CB, GV, NV khi nhà trường yêu cầu.
Vào sổ công văn đến, đi, ghi sổ đăng bộ.
Các nhiệm vụ khác thủ quỹ, tham gia trực bán trú.”
12
Bảng phân công nhiệm vụ còn quy định trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của
người đứng đầu các tổ chức trong nhà trường, các vị trí công tác khác.
Ví dụ ‘‘ 4.6. Nhiệm vụ GV phụ trách bán trú, trực bán trú.
Quản lý học sinh trong phạm vi nhà trường ngoài giờ học, tổ chức nền nếp ăn ở
bán trú, gọn gàng, đảm bảo vệ sinh.
Phối hợp với với TPT, GVCN trong việc giáo dục học sinh.
Phối hợp với TPT duy trì nề nếp chào cờ đầu tuần, nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe của
HSBT.
Phối hợp với nhân viên bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự trường học.’’
Thực hiện bảng phân công nhiệm vụ sẽ là căn cứ để nghiệm thu hiệu quả công
việc, từng tháng, từng kỳ và cuối năm học của cán bộ giáo viên.
III. Giao công việc cụ thể tới từng cá nhân trong từng tháng, nghiệm thu
hiệu quả công việc, xếp loại giáo viên từng tháng theo mưc độ hoàn thành
công việc.

Ngoài phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong cả năm học, tôi còn cụ thể
hóa nhiệm vụ tới từng tháng. Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp, điều lệ trường
trung học, các văn bản chỉ đạo chuyên môn và đặc điểm công việc từng thời
điểm trong năm học. Hàng tháng tổ chức họp với CBH công đoàn, các tổ
trưởng, ban hành biên bản giao nhiệm vụ của tháng, chẳng hạn như nhiệm vụ
tháng 10/2012:
PHÒNG GD & ĐT VĂN BÀN
TRƯỜNG PTDTBT THCS
SỐ 2 NẬM XÂY
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Nậm Xây, ngày tháng năm 2012
BIÊN BẢN GIAO NHIỆM VỤ GIÁO VIÊN THÁNG 10/2012
Nhiệm
vụ
Nội dung công việc giao
1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống( 5 tiêu chí)
Thực hiện theo 5 tiêu chí quy định tại Điều 4 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo TT số 30 /2009 /TT-BGDĐT) và CV số 660/BGDĐT-
NGCBQLGD.
2 Duy trì tỉ lệ chuyên cần lớp chủ nhiệm: 90%
Số buổi vận động HS ra lớp:………
3 Thực hiện công tác chủ nhiệm hằng ngày(5 nhiệm vụ chính)
(Hồ sơ nhủ nhiệm; Quản 15 phút đầu giờ; Tổ chức lao động, vệ sinh; Tổ chức GD
ngoài giờ lên lớp; Quản lý số lượng HS lớp)
4 Công tác phụ trách, trực bán trú(5 nhiệm vụ chính)
(Theo dõi nền nếp phòng ở; Xuất thực phẩm, tổ chức ăn bán trú; Tổ vui chơi, văn
nghệ, TT; Hướng dẫn, phụ đạo, quản HS tự học; Quản lý số lượng HS bán trú buổi
chiều, buổi tối)

5 Thực hiện hồ sơ(theo quy định tại CV 1044/SGD&ĐT-GDTrH) và xếp loại giờ dạy
(2 nhiệm vụ chính)
13
+XL hồ sơ: từ B trở lên(lấy kq kiểm tra cấp kiểm tra cao nhất trong tháng);
+XL giờ dạy: từ khá trở lên(lấy kq kiểm tra cấp kiểm tra cao nhất trong tháng);
6 Thực hiện các nền nếp chuyên môn (3 nhiệm vụ chính)
Ngày giờ công: đầy đủ; Lên KH, ký sổ đầu bài, vào điểm: đầy đủ; Dự giờ: 4 tiết, làm
ĐDDH: 1, sử dụng ĐDDH.
7 Phụ đạo học sinh yếu kém: (4 buổi)

8 Thực hiện công tác tổ trưởng chuyên môn( 5 nhiệm vụ chính)
+Lên KH và các hồ sơ theo quy định tại CV 1044/SGD&ĐT-GDTrH: đầy đủ;
+Quản lý tổ chuyên môn;
+Bồi dưỡng CM: số chuyên đề: 1, số giờ dư: 4;
+Thanh tra, kiểm tra: số lần: 1, số GV được KT:…(tất cả GV trong tổ)
+Tham gia nghiệm thu, xếp loại GV trong tổ
9 Thực hiện công tác tổng phụ trách Đội( 5 nhiệm vụ chính)
+Lên KH và các loại hồ sơ theo quy định;
+Theo dõi số lượng HS, nền nếp HĐ Đội;
+Tổ chức chào cờ, các buổi lễ;
+Tổ chức múa hát, vui chơi, TDTT cho HS;
+Tham gia đánh giá GV trong tháng.
10 Thực hiên công tác lao động(3 nhiệm vụ chính)
+Số buổi tham gia lao động: 4 buổi
+Tổ chức HS lao động(đối với GVCN): 4 buổi
+Kết quả lao động: hoàn thành tốt
Biên bản này lập thành 4 bản, 1 bản treo phòng HĐ, 1 bản chủ tịch CĐ giữ, 1 bản tổ
trưởng CM giữ, 1 bản hiệu trưởng giữ.
Chủ tịch công đoàn Tổ trưởng chuyên môn Hiệu trưởng
(ký tên và đóng dấu) (ký và ghi rõ họ tên) (ký tên và đóng dấu)

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu các tổ trưởng, tổng phụ trách
Đội, BGH quản lý theo dõi và nghiệm thu độc lập. Cuối tháng từ cá nhân giáo
viên tự nghiệm thu, xếp loại đến các tổ trưởng xếp loại giáo viên, sau cùng BGH
xếp loại tại phiên họp thi đua cuối tháng trên cơ sở kết quả của tổ chuyên môn.
Các kết quả được lưu lại làm căn cứ xếp loại cuối năm, minh chứng đó được lưu
dưới dạng một phiếu xếp loại như sau:
PHÒNG GD & ĐT VĂN BÀN
TRƯỜNG PTDTBT THCS
SỐ 2 NẬM XÂY
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Nậm Xây, ngày tháng năm 2012
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THÁNG 10/2012
Họ và tên giáo viên:
Trình độ chuyên môn:
Nhiệm vụ được giao: Nhiệm vụ kiêm nhiệm:
Trực tiếp giảng dạy (Lớp, môn học):
Nhiệm
vụ
Nội dung công việc được giao
Điểm

nhân tự
chấm
Điểm
tổ CM
chấm
Điểm
nhà
trường

chấm
Thang
điểm
1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: tỉ
lệ hoàn thành tốt /5 tiêu chí. Thực hiện
theo 5 tiêu chí quy định tại Điều 4 Chuẩn
10
14
nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo
viên trung học PT
(Ban hành kèm theo TT số 30 /2009 /TT-
BGDĐT) và CV số 660/BGDĐT-
NGCBQLGD)
2 Duy trì tỉ lệ chuyên cần lớp chủ nhiệm: tỉ
lệ duy trì được……./90%(các nhóm giáo
viên phụ trách lớp thực hiện)
Số buổi vận động HS ra lớp:………
20
3 Thực hiện công tác chủ nhiệm hằng
ngày: tỉ lệ hoàn thành tốt …… /5 nhiệm
vụ chính(GVCN thực hiện)(Hồ sơ nhủ
nhiệm; Quản 15 phút đầu giờ; Tổ chức lao
động, vệ sinh; Tổ chức GD ngoài giờ lên
lớp; Quản lý số lượng HS lớp)
20
4 Công tác phụ trách, trực bán trú: tỉ lệ
hoàn thành tốt………./5 nhiệm vụ chính
Theo dõi nền nếp phòng ở; Xuất thực
phẩm, tổ chức ăn bán trú; Tổ vui chơi, văn
nghệ, TT; Hướng dẫn, phụ đạo, quản HS tự

học; Quản lý số lượng HS bán trú buổi
chiều, buổi tối.
20
5 Thực hiện hồ sơ(theo quy định tại CV
1044/SGD&ĐT-GDTrH) và xếp loại giờ
dạy: tỉ lệ hoàn thành………./2 nhiệm vụ
chính
+XL hồ sơ: từ B trở lên(lấy kq kiểm tra cấp
kiểm tra cao nhất trong tháng);
+XL giờ dạy: từ khá trở lên(lấy kq kiểm tra
cấp kiểm tra cao nhất trong tháng);
20
6 Thực hiện các nền nếp chuyên môn: tỉ lệ
hoàn thành…………/3 nhiệm vụ chính
Ngày giờ công: đầy đủ; Lên KH, ký sổ đầu
bài, vào điểm: đầy đủ; Dự giờ: 4 tiết, làm
ĐDDH: 1
20
7 Phụ đạo học sinh yếu kém: tỉ lệ hoàn
thành………./4 buổi
10
8
Thực hiện công tác tổ trưởng chuyên
môn: tỉ lệ hoàn thành…………/5 nhiệm
vụ chính
+Lên KH và các hồ sơ theo quy định tại CV
1044/SGD&ĐT-GDTrH: đầy đủ;
+Quản lý tổ chuyên môn;
+Bồi dưỡng CM: số chuyên đề: 1, số giờ
dư: 4;

+Thanh tra, kiểm tra: số lần: 1, số GV được
KT:…(tất cả GV trong tổ)
+Tham gia nghiệm thu, xếp loại GV trong
tổ
10
9 Thực hiện công tác tổng phụ trách Đội: tỉ
lệ hoàn thành…………/5 nhiệm vụ chính
+Lên KH và các loại hồ sơ theo quy định;
10
15
+Theo dõi số lượng HS, nền nếp HĐ Đội;
+Tổ chức chào cờ, các buổi lễ;
+Tổ chức múa hát, vui chơi, TDTT cho HS;
+Tham gia đánh giá GV trong tháng.
10 Thực hiên công tác lao động: tỉ lệ hoàn
thành …/3 nhiệm vụ chính
+Số buổi tham gia lao động: 4 buổi
+Tổ chức HS lao động(đối với GVCN): 4
buổi
+Kết quả lao động: hoàn thành tốt
10
Tổng
GV tự xếp loại:
Tổng điểm:…… ; Tỉ lệ % so với tông số điểm được giao…….%; Xếp loại:……….
Tổ CM xếp loại:
Tổng điểm:…… ; Tỉ lệ % so với tông số điểm được giao…….%; Xếp loại:……….
Nhà trường xếp loại:
Tổng điểm:…… ; Tỉ lệ % so với tông số điểm được giao…….%; Xếp loại:……….
Giáo viên Tổ trưởng chuyên môn Hiệu trưởng
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) (ký và đóng dấu)

Hướng dẫn chấm điểm, xếp loại:
Chấm điểm:
Nhiệm vụ 1: Thực hiện tốt mỗi tiêu chí được 2 điểm
Nhiệm vụ 2, 3, 4, 5, 6:
Tỉ lệ, mức độ hoàn thành số
lượng, chất lượng công việc
được giao
Điểm
đạt
được
1% đến 10% 2
11% đến 20% 4
21% đến 30% 6
31% đến 40% 8
41% đến 50% 10
51% đến 60% 12
61% đến 70% 14
71% đến 80% 16
81% đến 90% 18
91% đến 100% 20
Nhiệm vụ 7, 8, 9 ,10:
Tỉ lệ, mức độ hoàn thành số
lượng, chất lượng công việc được
giao
Điểm
đạt
được
1% đến 10% 1
11% đến 20% 2
21% đến 30% 3

31% đến 40% 4
41% đến 50% 5
51% đến 60% 6
61% đến 70% 7
71% đến 80% 8
81% đến 90% 9
91% đến 100% 10
Xếp loại:
Tỉ lệ % điểm đạt được so với tông số điểm được giao Xếp loại
Dưới 50% Kém
Từ 50% đến 64% (Không có nhiệm vụ nào dưới 50% so với
nhiệm vụ giao)
Trung bình
Từ 65% đến 84% (Không có nhiệm vụ nào dưới 50% so với Khá
16
nhiệm vụ giao)
Từ 85% đến 100% (Không có nhiệm vụ nào dưới 50% so với
nhiệm vụ giao)
Xuất sắc
Thực hiện giao nhiệm vụ, nghiệm thu công việc từng tháng, nhằm xác định
cho giáo viên một đích phấn đấu cụ thể(thực tế có nhiều giáo viên mơ hồ không
biết làm gì), tạo ra không khí thi đua sôi nổi, công bằng trong tập thể nhà
trường. Quan trọng hơn tạo ra sự minh bạch, phát huy tính dân chủ, đoàn kết tại
đơn vị.
IV. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên
môn.
Công tác xây dựng kế hoạch chuyên môn và tổ chức thực hiện là công việc
bình thường của tất cả các quản lý chuyên môn. Cá nhân tôi cũng tham khảo,
học tập các kế hoạch của đồng nghiệp, xây dựng theo các khuân mẫu của họ.
Tuy nhiên có một điều tôi thấy các kế hoạch thường có tính chung chung, thiếu

tính định lượng. Chính vì thế tôi đã xác định một kế hoạch phải có một số yêu
cầu cụ thể như sau:
Cụ thể nội dung công việc, số đầu loại công việc.
Cụ thể yêu cầu, mức độ cần đạt của mỗi nội dung công việc, người thực hiện.
Cụ thể thời gian, thời hạn thực hiện công việc từng tháng, từng tuần, từng
ngày.
Cụ thể nghiệm thu kết quả, đánh giá tính khả thi của kế hoạch.
Xin đưa ra kế hoạch một tuần để làm minh chứng:
Tuần 23
Từ ngày 21/01/2013 đến 26/01/2013
Nội dung công việc Thời gian
thực hiện
Người thực
hiện
Kết quả
-Dạy học theo thời khóa
biểu, thực hiện các nền nếp
CM
Sáng: 21-
26/01
Giáo viên Hoàn thành lên lớp
HS nghỉ học nhiều
-Lao động lấy ngọn vầu,
ngon tre, lấy củi.
Chiều: 23-
24/01
GVCN, Học
sinh
Hoàn thành
-Khảo sát, lập DS học sinh

yếu kém(đọc viết chậm, tính
toán yếu)
Nộp PHT
8h00
Ngày 26/01
GVCN kết
hợp GVBM
Lớp 8B hoàn
thành, còn lại chưa
hoàn thành
-Thanh tra: đ/c N.Đức+Việt
đ/c Xuồng
đ/c Đỉnh+B.Đức
ngày 23/01
24/01
25/01
Đ/c Tuấn,
Tùng, Thái,
Đoàn,T.Hùng
XL đ/c N.Đức:
Khá; Việt: khá;
Xuồng: Khá; Đỉnh:
khá B.Đức:TB
-Viết sáng kiến kinh nghiệm Nộp bản dữ
liệu 30/01
Thái, Đoàn,
T.Hùng
Đang thực hiện
-Vận động HS ra lớp GV tự bố trí Giáo viên Tỉ lệ HS ra lớp:
17

thời gian đi 78%
Với kế hoạch cụ thể như trên, được công khai trên phòng Hội đồng, có nghiệm
thu kết quả. Sẽ tránh được việc phải hội họp nhiều, có căn cứ để đánh giá hoạt
động chuyên môn của nhà trường từng tuần, cả tháng. Kế hoạch đó là một bước
giao nhiệm vụ cho giáo viên đến từng ngày, cũng là căn cứ xếp laoị giáo viên
cuối tháng.
V. Tổ chức thực hiện các biện pháp, huy động số lượng, duy trì sĩ số học
sinh.
Trước thực trạng như đã thống kê về số lượng học sinh, chỉ khoảng trên dưới
70% học sinh đi học, bức thiết phải thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề
này. Tôi đã tham mưu với hiệu trưởng đề ra một số biện pháp như sau:
Quán triệt giáo viên, làm cho giáo viên thấy công tác huy động và duy trì số
lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng cá nhân và
nhà trường. Nhà trường giao chỉ tiêu từng tháng cho các nhóm giáo viên(mỗi
lớp có từ 2-3 giáo viên phụ trách, tùy số lượng học sinh). Yêu cầu giáo viên và
nhà trường theo dõi hằng ngày độc lập nhau, giáo viên theo dõi chấm công theo
mẫu:
TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY
BIỂU THEO DÕI TỈ LỆ CHUYÊN CẦN
Lớp… THÁNG……NĂM 201…
TT
H


tên
Ngày trong tháng
1 2 3 4 5 6

P K Tổng
1

Nhà trường theo dõi, nghiệm thu kết quả hàng tuần của các lớp theo mẫu:
Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây
BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN
Tuần:… (từ ngày…… đến ngày……….)
Lớp
TS
HS
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tổng kết tuần
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH

S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
Tỉ lệ
%
TSH
S đi
học
Tỉ lệ
%
6

7a

7b


8a

8b

9

Tổng

18
Hằng ngày, sau tiết 2 các lớp thống kê số lượng, lập danh sách những học sinh
nghỉ học từ 3 ngày trở lên, báo cáo nhà trường. Dựa vào đó BGH có phương án
yêu cầu giáo viên tổ chức đi vận động hoặc tham mưu với chính quyền địa
phương vận động.
Vào những thời điểm ngày mùa, thời tiết mưa, rét học sinh nghỉ học nhiều.
Nhà trường phân công, ra quyết định thành lập tổ vận động học sinh. Thường
xuyên có mặt tại thôn bản, tuyên truyền vận động, đưa học sinh đi học, báo cáo
nhà trường những trường hợp khó vận động, có nguy cơ bỏ học.
Ví dụ:
PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN
TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2
NẬM XÂY
Số: /QĐ- HT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nậm Xây, ngày 4 tháng 10 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập tổ vận động HS ra lớp trường PTDTBT THCS số 2 Nậm
Xây
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY
Căn cứ kế hoạch Số: …/KH-PTDTBT THCS, ngày tháng 9 năm 2012 về

việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thành lập tổ vận động HS ra lớp trường PTDTBT THCS số 2
Nậm Xây, nhiệm vụ và thời gian vận động HS ra lớp , gồm các ông, bà có tên
sau đây:
STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
Thời gian thực
hiện trong
tuần
1 Trần Văn Tuấn H/trưởng Tổ trưởng, chỉ đạo chung,
nhận báo cáo, hỗ trợ VĐ
Thứ 2, 4
2 Lý Xuân Tùng PHT Tổ phó, nhận báo cáo, hỗ
trợ vận động
Thứ 3, 5, 6
3 Bàn Văn Đức Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 2
4 Đỗ Văn Đoàn Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 4
5 Trần Đức Thái Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 3
6 Nguyễn Anh
Đức
Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 5
7 Hoàng Thế Hùng Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 6
8
Nguyễn Công
Toàn
Giáo viên
Thành viên, thống số kê HS
nghỉ, HS đi học, bố trí chỗ ở cho
HS

Cả tuần
19
9 Dương Văn Đỉnh Giáo viên
Thành viên, thống số kê HS
nghỉ, HS đi học, bố trí chỗ ở cho
HS
Cả tuần
10 Hoàng Thị Dần Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 2
11 Cao Thanh Việt Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 3
12
Trương Văn
Xuồng
Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 5
13 Tạ Văn Hùng Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 6
14 Hoàng Văn Tha Giáo viên Thành viên, vận động HS Thứ 4
Điều 2: Tổ vận động có trách nhiệm lập sổ nhật ký vận động, ghi lại các
hộ gia đình đã đến, nguyên nhân HS nghỉ học, số HS đã vận động ra lớp, lập
biên bản các hộ gia đình có HS nghỉ học từ 1 tuần trở lên(Có thể quay video
hoặc ghi âm bằng điện thoại di động làm minh chứng kèm theo sổ nhật ký). Nộp
và nhận sổ nhật ký cho BGH trước 11h30’ hàng ngày.
Điều 3: Các ông, bà có tên trong Điều 1 căn cứ Quyết định thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08/10/2012.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như Điều 1;
- Lưu: VT.
Một số bảng kèm theo thực hiện QĐ:
Mẫu sổ nhật ký vận động HS (Dành cho giáo viên đi vận động)
Ngày/
tháng/
năm

Giáo
viên đi
vận động
Họ tên
cha(mẹ)
HS
Thôn Họ tên
HS
Lớp
Số buổi
nghỉ học,
nguyên
nhân nghỉ
Đã đưa
ra lớp
(tích
dấu X)
Chưa đưa
được ra
lớp(tích
dấu X)
Mẫu sổ theo dõi HS nghỉ học, đi học (Dành cho đ/c Toàn, Đỉnh)
Ngày…… tháng …… năm…….(Cập nhật hằng ngày vào cuối buổi học)
STT Họ tên
cha(mẹ) HS
Thôn Họ tên HS
Lớp
Số buổi
nghỉ học
Đang nghỉ

(tích dấu X)
Đã ra
lớp(tích
dấu X)
Mẫu sổ nghiệm thu kết quả vận động HS ra lớp (Dành cho đ/c Tuấn, Tùng)

Ngày/tháng/năm Giáo viên đi vận động Số HS nghỉ Số HS đã đưa ra lớp

Để giữ học sinh ở lại trường, BGH chỉ đạo thực hiện một số biện pháp sau:
Tổ chức 4 phòng ở, 2 phòng nam, 2 phòng nữ theo thôn, anh em họ hàng được
xếp cùng giường, mỗi phòng ở đều có ti vi, đầy đủ chăn màn, mùa đông mua
20
cho mỗi học sinh một áo rét bằng các nguồn kêu gọi hỗ trợ. Hằng ngày giáo viên
phụ trách bán trú theo dõi, tổ chức học sinh dọn dẹp phòng ngăn nắp, sạch sẽ.
Tổ chức nấu cơm đầy đủ chất dinh dưỡng cho học sinh bán trú, chia cơm theo
suất ăn trong cặp lồng, ăn tập trung theo giờ quy định trên lớp học.
Buổi sáng học theo thời khóa biểu, buổi chiều phụ đạo 2 tiết còn lại tổ chức
các trò chơi dân gian như ném pao, kéo co, nhảy ba bố, chơi cù, chơi khang, đá
cầu,
Song song với các biện pháp nêu trên, BGH còn tham mưu với chính quyền
địa phương hỗ trợ nhà trường trong việc vận động học sinh ra lớp, sử lý vi phạm
trong lính vực giáo dục theo nghị định 49 và 40.
Từ đầu năm học UBND xã Nậm Xây đã tổ chức 4 lần vận động học sinh, 2 đợt
sử lý hành chính đối với các gia đình không cho con đi học.
Một số thôn như Phù Lá Ngày, Giàng Dúa Chải chi bộ Đảng phân công mỗi
Đảng viên phụ trách, theo dõi từ 5 đến 7 hộ gia đình có con đi học.

VI. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡng
giáo viên.
Với đặc điểm về tình hình học sinh, cở sở vật chất như đã nêu, giáo viên phải

giành nhiều thời gian cho công tác huy động số lượng. Dẫn tới chất lượng
chuyên môn của nhà trường thua kém nhiều so với các trường khác. Với tình
hình đó, tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và tổ chức thực hiện trong
năm học, trong kế hoạch có thể tóm tắt các nội dung thực hiện như sau:
Dự giờ khảo sát chất lượng đội ngũ đầu năm học, thời gian thực hiện trong
tháng 9 năm 2012.
Quán triệt thực hiện đầy đủ quy định dự giờ, cử giáo viên đi trường khác dự
giờ học hỏi chuyên môn từ 1-2 tiết/tháng/giáo viên.
Yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp 1
chuyên đề/tháng. Nhà trường tổ chức 1-2 chuyên đề/học kỳ, cử giáo viên tham
gia đầy đủ các chuyên đề của cụm các trường, chuyên đề của phòng GD & ĐT
tổ chức, sau mỗi lần tham gia họp chuyên môn toàn trường triển khai nội dung
đã tiếp thu được, tổ chức thực hành giảng dạy trên lớp theo tinh thần vận dụng,
chọn lọc nội dung tiếp thu sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường.
Phát động các đợt thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, gồm nhiều
nội dung. Trong đó có nội dung mỗi giáo viên đăng ký 1-2 tiết dạy khá giỏi,
giáo viên nào có thành tích tốt sẽ được tuyên dương, khen thưởng vào tiết chào
cờ kết thúc đợt thi đua hoặc buổi lễ mít tinh kỷ niệm.
Nhà trường yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra giáo viên 1
lần/tháng, nhà trường tổ chức thanh tra giáo viên 1 lần/học kỳ/giáo viên.

21
VII. Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức thực hiện phụ
đạo học sinh yếu kém.
Vấn đề học sinh yếu ở nhà trường là một vấn đề khó giải quyết nhất, cá nhân
tôi xác định phải tiến hành thường xuyên, tác động dần, chỉ có thề làm thay đổi
dần qua nhiều năm. Với mục tiêu như thế kế hoạch tổ chức thực hiện công tác
phụ đạo học sinh yếu được tiến hành các bước trong năm học như sau:
Ra quyết định thành lập hội đồng khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học
theo kế hoạch số 778/PGD & ĐT Văn Bàn về việc tổ chức khảo sát học sinh đầu

năm học 2012 – 2013. Qua đó phân loại lập danh sách các đối tượng học sinh
yếu kém.
Xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên phụ trách đứng lớp đảm bảo đinh
mức tiết dạy cả chính khóa và phụ đạo là 17 tiết/tuần, trung bình mỗi giáo viên
dạy 2 tiết phụ đạo/tuần. Xếp thời khóa biểu phụ đạo vào buổi chiều từ 2-3 tiết
một buổi, thường giáo viên có lịch phụ đạo cùng với lịch trực bán trú để sau tiết
phụ đạo tổ chức các trò chơi dân gian như đã nêu ở phần trên. Nội dung phụ đạo
cũng rất đơn giản có khi chỉ là ôn lại bài, tập đọc chép chính tả, tính toán đơn
giản.
Ngoài ra BGH đã họp thống nhất, giáo viên phải dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh, trên lớp thường xuyên ôn tập, hệ thống lại kiến thức cũ, đầu mỗi
tiết học giành khoảng 10 phút kiểm tra, ôn tập bài cũ. Thời gian còn lại lựa chon
các kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất truyền thụ cho học sinh, không yêu cầu cao
đối với học sinh.
22
CHƯƠNG IV HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Các biện pháp quản lý chuyên môn trình bày trên, đã được tiến hành tại trường
PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây từ đầu tháng 9/2012. Có thể có những biện pháp
không mới, nhưng có những biện pháp khác lạ, rất đặc thù phù hợi với điều kiện
thực tế của nhà trường. Cá nhân tôi không dám đưa ra vấn đề là làm thay đổi cả
diện mạo của nhà trường, nhưng dám chắc rằng trong năm học này có những
thay đổi nhỏ trong số các vướng mắc đã nêu ở phần thực trạng. Thực tế đã cho
thấy: Việc đưa ra quy chế chuyên môn, phân công nhiệm vụ, nghiệm thu công
việc từng tháng, lên kế hoạch cụ thể tới từng ngày đã làm thay đổi ý thức làm
việc của đa số các giáo viên, không còn hiện tượng vi phạm quy chế chuyên
môn, lề lối làm việc của nhà trường đi vào quy củ hơn, khoa học hơn hạn chế
được việc phải tập trung họp nhiều, không phải thường xuyên nhắc nhở quán
xuyến công việc. Hay việc thực hiện các biện pháp huy động số lượng đã có kết
quả cụ thể, vào thời điểm tháng 11-12/2012 tỉ lệ chuyên cần của nhà trường đã
đạt được khoảng gần 90%, ví dụ:

Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây
BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN
Tuần: 16 (từ ngày 03/12/2012 đến ngày 8/12/2012)
Lớp
TS
HS
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tổng kết tuần
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi

học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
TSH
S đi
học
TSH
S
nghỉ
Tỉ lệ
%
TSH
S đi
học
Tỉ lệ
%
6
32
2 30 2 30
2 30
3 29 3 29 2 30 14 7.3 178 92.7
7a
22

3 19 2 20
4 18
4 18 3 19 3 19 19 14.4 113 85.6
7b
23
3 20 2 21
2 21
3 20 4 18 2 21 16 11.6 122 88.4
8a
22
4 18 4 18
3 19
3 19 3 19 4 18 21 15.9 111 84.1
8b
22
4 18 3 19
3 19
5 17 5 17 4 18 24 18.8 108 81.2
9
39
2 37 2 37
1 38
1 38 2 37 2 37 10 4.3 224 95.7
Tổng
160
18 142 19 141
19 141
23 137 27 133 21 139 104 10.8 856 89.2
Tuy nhiên, có những biện pháp hiệu quả mang lại chưa cao, sự chuyển biến so
với thực trạng còn chậm, chưa đáp ứng được mục tiêu đạt ra. Điển hình là chất

lượng đội ngũ không có sự tiến bộ nhìn thấy, chất lượng học sinh yếu kém cũng
không được cải thiện hơn. Rõ rằng biện pháp bồi dưỡng giáo viên chưa được
thực hiện đúng cách, quyết liệt và triệt để, công tác phụ đạo học sinh chưa đi
đúng hướng. Các vấn đề trên cần phải thiếp tục thực hiện quyết liệt hơn, thay
đổi cách thức thực hiện, có nghiệm thu cụ thể hiệu quả thực hiện.
23
PHẦN C KẾT LUẬN
Qua nhiệm vụ được phân công, qua thực tế tìm hiểu, vận dụng các biện pháp
quản lý chuyên môn tại nhà trường. Đã giúp cá nhân tôi có thêm những hiểu biết
nhất định về các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp liên quan tới công việc
của mình, giúp tôi bước đầu tích lũy được một chút kinh nghiệm trong công tác
quản lý. Các biện pháp đó đã có tác dụng phần nào làm thay đổi dần, chuyển
biến dần chất lượng giáo dục của nhà trường.
Các biện pháp nêu trên có thể không phù hợp toàn bộ với tất cả các quản lý
chuyên môn, ở tất cả các trường. Nhưng theo nhận định của cá nhân tôi sẽ có
những nội dung hữu ích cho một số người, phù hợp với các trường có điều kiện
gần tương đồng với trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây.
Qua việc thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn tại nhà trường tôi thấy
rằng, mọi biện pháp quản lý trươc hết phải bám sát các nội dung chỉ đạo của cấp
trên, vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế của nhà trường, không tham vọng
có tác dụng tức thì mà phải thực hiện thường xuyên tác động dần dần, làm
chuyển biến dần thực trạng hiện tại và một điều quan trọng nhất tất cả các kế
hoạch đưa ra phải cụ thể, có đánh giá nghiệm thu khách quan, công bằng. Sẽ có
tác dụng thúc đẩy giáo viên tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực hiện sáng kiến này, tôi rất mong được các đồng chí có kinh nghiệm trong
công tác quản lý đóng góp ý kiến, nêu lên sự hay dở, chỉ ra sự đúng sai trong
công việc mà cá nhân tôi đang thực hiện. Một nguyên vọng nữa là rất mong
được các cấp có thẩm quyền sớm có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, có
phương tiện dạy học tối thiểu để giáo viên có cơ hội đổi mới phương pháp dạy
học, cán bộ quản lý đổi mới có hiệu quả công tác quản lý, đưa chất lượng giáo

dục của trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây đi lên.
Xin chân thành cảm ơn!
Nậm Xây, tháng 3 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN
LÝ XUÂN TÙNG
24

×