Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Vai trò của cha mẹ trong hình thành nhân cách cho trẻ trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.71 KB, 29 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội hoá cá nhân là quá trình trong đó cá nhân với tư cách là một sinh vật
vốn có những đặc tính sinh học nhất định, tương tác với xã hội, thông qua sự giao
tiếp, học tập, hoạt động mà tập nhiễm những phẩm chất cần có để sống trong xã
hội. xã hội hoá cá nhân là quá trình hình thành nhân cách: chiếm lĩnh ngôn ngữ và
thế giới văn hoá, hình thành những tình cảm xã hội (tình cảm về phẩm giá, về
trách nhiệm ), lĩnh hội những chuẩn mực xã hội (về pháp quyền, về đạo đức ),
tiếp thu những quan niệm, niềm tin, định hướng giá trị, định hướng hành vi Xã
hội hoá cá nhân không phải chỉ là kết quả một chiều xã hội tác động đối với cá
nhân, mà còn là kết quả cá nhân tích cực tham gia đời sống xã hội. "Bản thân xã
hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũng
sản xuất ra xã hội như thế" (Mac). Nội dung, cơ chế của quá trình XHHCN thay
đổi tuỳ theo cấu trúc kinh tế - xã hội của xã hội trong những thời đại lịch sử cụ thể.
Thực chất xã hội hoá là quá trình chủ thể hoá các tri thức của xã hội, là sự
tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm xã hội thông qua lăng kính chủ quan và sự xét
đoán của mỗi cá nhân. Các cá nhân tiếp thu tri thức xã hội bằng cả hai con đường :
chính thức và không chính thức, tương ứng với các hình thức xã hội hoá và xã hội
hoá không chính thức. Xã hội hoá không chính thúc là kết quả tự nhiên của tương
tác xã hội giữa những nguời gần gũi nhất xung quanh như gia đình, nhóm bạn bè,
nhóm nghề nghiệp v.v…Ở đó, cá nhân học được nhiều điểu thông qua sự bắt
chước, quan sát và kinh nghiệm. Xá hội hoá chính thức là quá trình tiếp thu tri
thức, kinh nghiệm xã hội thông qua giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông, cao
đẳng, đại học, các truờng dạy nghề …là những cơ quan xã hội hoá chính thức.
Giáo dục khác với các dạng xã hội hoá khác ở chỗ, đó là một sự tác động của chủ
thể giáo dục đến đối tưọng giáo dục một cách tỷ mỉ trong những tổ chức chính
thức, theo những chương trình giáo dục được tiêu chuẩn hoá nhằm truyên đạt các
tri thức và kinh nghiệm xã hội tức là tri thức hoá và nghề nghiệp hoá cho con
người. Xã hội càng phát triển, xã hội hoá thông qua giáo dục càng tăng lên.1
Đặc điểm của quá trình xã hội hoá là các cá nhân không phải lĩnh hội các
kinh nghiệm xã hội ngay một lúc mà dần dần. Cũng như vậy, các cá nhân không
phải tiếp xúc với xã hội rộng lớn nói chung, không phải tham gia vào tất cả các tỏ


chức, môi trường xã hội mà thông qua những nhóm xã hội nhất định. Xã hội hoá
là quá trình đưa cá nhân vào các quan hệ xã hội. Những quan hệ đó lúc đầu rất hạn
hẹp rồi ngày càng mở rộng ra. 2
V ới sứ mệnh cao cả tái sinh sản con người, duy trì nòi giống, GĐ không chỉ
sinh đẻ mà con giáo dục con cái. Nói cách khác, muốn thực hiện sứ mệnh đó, chỉ
sinh đẻ, tái sinh sản về thể chất thôi chưa đủ, còn phải tái sản xuất con người về
mặt tinh thần nữa.
1
Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá. Lê Ngọc Văn, NXBGD, HN 1996, trang 9
2
Như trên, trang 14
Giáo dục con người là biến sinh thể tự nhiên thành một thực thế XH có thể
thích nghi và sống trong một XH hoàn toàn cụ thể thoe những yêu cầu của XH đó:
tiếp thu cách kiểm soát những đam mê sinh học, học và nắm vững những hành vi
nào được , những hành vi nào không được XH đó chấp nhận phát triển khả năng
làm mình giống như một thành viên của XH ấy. Đó là quá trình XH hoá và GĐ là
tác nhân đầu tiên XH hoá các thế hệ tương lai.
Chúng tôi đưa ra đề tài : “ Vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình
thành nhân cách trẻ em trong gia đình “ nhằm tìm hiểu vai trò cha mẹ trong hình
thành nhân cách trẻ em cũng như cách tiếp nhận của trẻ
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò của gia đình về việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em
- Đưa ra những nhận xét, khuyến nghị nhằm giúp cho các cha mẹ nhận thức và
thực hiện tốt vai trò của mình đồng thời cũng nâng cao vai trò của người cha và
người mẹ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa các khái niệm liên quan được sử dụng trong nghiên cứu :gia
đình.giáo dục , giáo dục gia đình, giáo dục,trẻ em, nhân cách
- Tìm hiểu về thực trạng vấn đề giáo dục hình thành nhân cách cho con cái của
các gia đình hiện nay (nhận thức của cha mẹ về giáo dục XHH cho trẻ , giáo dục

những kiến thức đối với cuộc sống, giáo dục ở mức độ và phương pháp như thế
nào )
- Phân tích các yếu tố tác động đến việc giáo dục hình thành nhân cách của cha
mẹ cũng như hành vi tiếp nhận của trẻ
- Tìm hiểu về những khó khăn của cha và mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân
cách con cái
- So sánh vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con trẻ trong hình thành nhân
cách
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của cha mẹ về việc giáo dục hình thành nhân cách trẻ em trong gia đình
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Cha mẹ có con trẻ
- Trẻ em trong gia đình
4.3. Phạm vi nghiên cứu : Khu vực Hà Nội và một số địa bàn lân cận
Thời gian khảo sát: từ tháng 10/2009-12/2010
Địa bàn khảo sát: Khu vực Hà Nội và một số địa bàn lân cận
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học
5.1. Phương pháp luận
Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng làm phương pháp luận. Giáo dục nhân cách là một bộ phận của
xã hội hóa cá nhân, nó có liên quan mật thiết với các yếu tố khác . Chính vì vậy,
khi nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong vấn đề giáo dục hình thành nhân cách cho
con cái phải xem xét từng trường hợp, từng điều kiện kinh tế,văn hóa,chính trị, xã
hội của từng gia đình. Đồng thời, chúng ta cũng phải đặt việc giáo dục hình thành
nhân cách trong mối liên hệ với các nhân tố khác như nhà trường, các nhóm xã
hội, truyền thông đại chúng. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét vấn đề đó trong
một quá trình lich sử cụ thể để xem vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình
thành nhân cách cho con cái từ trước đến nay có sự chuyển động như thế nào.
6.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học

6.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đọc và phân tích một số tài liệu liên quan
đến vấn đề giáo dục trong gia đình trong đó có giáo dục hình thành nhân cách cho
trẻ em. Đồng thời chúng tôi quan tâm đến báo cáo trên các tạp chí, sách, báo để
đưa vào những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton
Đối với đề tài này, chúng tôi áp dụng thuyết cấu trúc chức năng của Robert
Merton nhằm tìm hiểu vai trò của gia đình về giáo dục hình thành nhân cách cho
trẻ em trong gia đình
Trong đó, cấu trúc được hiểu là mối quan hệ giữa con người và xã hội được
định hình một cách ổn định, bền vững và chức năng được xem như là nhu cầu, lợi
ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra
hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận hành của cả hệ thống3. Nhìn chung trong
thuyết này, ông nhấn mạnh đến sự loạn chức năng. Theo đó, ông cho rằng một
hiện tượng xã hội đem lại những hệ quả tốt đẹp cho sự phát triển cấu trúc xã hội.
Mà mặt khác, nó cũng đem lại những sự tiêu cực, hể hiện qua sự loạn- phản chức
năng. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến chức năng trội và chức năng lặn, trong
đó thể hiện về ý nghĩa về việc phân biệt về hai loại chức năng này đối với xã hội.
Đặc biệt, ông cho rằng người nghiên cứu không nên tin ngay vào những tuyên bố
công khai về tác dụng, mục đích của hiện tượng mà cần phải đi tìm hiểu xem thực
tế ẩn chứa bên trong thì hiện tượng có chức năng ra sao và làm thay đổi cấu trúc ra
sao.
Áp dụng lý thuyết chúng tôi đưa ra nhận định gia đình là một thành phần của
cấu trúc xã hội, và là một loại thiết chế xã hội nó đảm nhiệm những chức năng cơ
bản. Do vậy nó phải thực hiện đầy đủ các chức năng để đáp ứng được các nhu cầu
của từng thành viên trong gia đình. Những người cha người mẹ là những người có

3
Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB KHXH, 2008, trang 242
mối quan hệ quan trong nhận có thể thay đổi nhân cách cho con trẻ “ Dạy con từ
tuổi còn thơ ”
1.1.2. Lý thuyết vai trò của Ralph Linton
Theo Ralph Linton, vai trò là một quan điểm cơ bản trong lý thuyết xã hội
học nó đánh giá cao những mong đợi xã hội gắn với những vị thế cụ thể và phân
tích thực hiện những mong đợi đó. Mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại
từ những hình mẫu xã hội khác nhau mà anh ta tham dự. Trong tiến trình cuộc đời
của mỗi cá nhân thực hiện một số những vai trò khác nhau lần lượt hoặc đồng thời
và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của cá nhân đó thực hiện từ khi sinh ra cho
đến lúc chết tạo thành nhân cách xã hội của người đó. Ralph Linton nói chúng ta
giữ các địa vị nhưng chúng ta đóng các vai trò. Vai trò và địa vị không thể tách rời
nhau. Sự phân biệt chúng chỉ trong nhận thức khoa học. Không thể cso vai trò mà
không có địa vị hoặc ngược lại. Vai trò trở thành một tập hợp các quyền và nghĩa
vụ đã được thể hóa có nghĩa là với vị trí mà các cá nhân xã hội hay tổ chức nắm
giữ thì chủ thể xã hội đó cần thực hiện tốt những mong đợi, bổn phận và trách
nhiệm ở vị trí đó.4
Ở đề tài nghiên cứu này ta có thể thấy rằng địa vị của người cha, người mẹ
gắn với những vai trò nhất định, cía mà xã hội, con cái mong đợi. Đó chính là
trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục phảm chất đạo đức cho con cái trong đó chức
năng xã hội hóa giúp con cái mình hòa nhập với xã hội. Vai trò đó chỉ được thực
hiện khi họ tham gia tích cực vào việc giáo dục hình thành nhân cách con trẻ, lình
hội những kinh nghiệm của cuộc sống, biết ứng xử với những giao tiếp bình
thường “Tiên học lễ , hậu học văn “ , “ Kính già yêu trẻ “ . “ Kính già già để tuổi
cho”. Và làm thỏa mãn những mong muốn của xã hội, của con cái đối với trách
nhiệm, nghĩa vụ cụ thể đối với từng cha mẹ trong những hoàn cảnh cụ thể
2. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:
2.1. Khái niệm “Gia đình”
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường giáo

dục nếp sống và hình thành nhân cách sống có tình có nghĩa, đoàn kết và giúp đỡ
lẫn nhau, có ý thức trách nhiệm của công dân, tôn trọng pháp luật và giữ gìn đạo
lý5
Gia đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên
cơ sở quan hệ hôn nhân( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết
thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha me, con cái, ông bà, họ hàng nội
ngoại ). Gia đình có thể hiểu như là một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối
của xã hội song có tính ổn định độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng
với tư cách là một thiết chế xã hội đặ thù. Những thành viên trong gia đình được
gứ bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách
hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ6.
4
Nguyễn Thị Huệ, Giáo dục giá trị truyền thống cho trẻ ở xã Trường Yên- Hoa Lư- Ninh Bình, 2004,
khóa luận tốt nghiệp
5
Từ điển Xã hội học, Thanh Lê, NXB KHXH, 2004, trang 532
6
Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ và gia dình, nay dổi thành viện phụ nữ khoa học và gia đình
2.2. Khái niệm “vai trò”
Vai trò là một tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi
của những người mang các địa vị Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tập
hợp hay nhóm các kỳ vọng, hành vi (Dahrandorf)7
2.3. Khái niệm “giáo dục”
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động đến một cách hệ thong đến sự phát
triển thể chất tinh thần của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó có những
phẩm chất và năng lực yêu cầu đề ra .Chức năng cơ bản của giáo dục là xã hội hóa
thế hệ trẻ , duy trì tính liên tục văn hóa của xã hội , sự truyền đạt những kinh
nghiệm lịch sữ xã hội được tích lũy trong quá trình phát triển của con người nhằm
đảm bảo quá trình tái sản xuất xã hội , đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hôi. Giáo
dục con cái trong gia đình diễn ra trong phạm vi gia đình khác với các thiết chế

khác , nó dựa trên huyết thống , tình cảm thiêng liêng và tính cá biệt của đối tượng
giáo dục
2.4 . Trẻ em:
Theo công ước quốc tế, Trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ khi luật pháp
quốc gia công nhận tuổi vị thành viên sớm hơn.
Theo pháp luật Việt Nam thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi
2.5 Giáo dục gia đình:
Giáo dục gia đình là sự tác động có hệ thống có mục đích của những
người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống gia đình đến đứa trẻ . Có những đặc
điểm sau: Thứ nhất: Tình xúc cảm , tình cảm,…Thứ hai,: Tính đa dạng nhiều
chiều. Thứ ba: Giáo dục trong gia đình mang tính cá biệt. Thứ tư: Giáp dục gia
đình mang tính thực tiễn Trươc hết giáo dục gia đình gắn bó với những thang giá
trị tồn tại trong gia đình và những thực tế gia đình vì vậy so với những giáo dục
từ nhà trường, xã hội giáo dục gia đình mang tính linh hoạt hơn , thích ứng
nhanh với những biến đổi của xã hội và bản thân trẻ em . Mặt khác nó được thực
hiện thong qua hoạt đông trực tiếp của gia đình . vì vậy ở gia đình lý thuyết luôn
gắn với thực hành , những lời dạy bảo luôn đi lèm với thực hiện của người lớn với
những nhiệm vụ và hoạt động cụ thể 8
2.6 Giáo dục đạo đức cho trẻ:
Giáo dục đạo đức bao gồm những nội dung cơ bản sau: Giáo dục giá trị
đạo đức:Giá trị theo nghĩa chung nhất có thể hiểu là cái mà làm cho khách thể nào
đó có lơi ích , có nghĩa , đáng quý với chủ thể thừa nhận Lợi ích xã hội là tiêu
chuẩn khách quan trong giáo dục đạo đức , do đó khi nào những nguyên tắc chuẩn
mực đạo đức phù hợp với những lợi ích xã hội được sự ủng hộ thì mới có giá trị.
Giáo dục chuẩn mực đạo đức: Chuẩn mực đạo đức có thể hiểu là những quy
chuẩn xã hội đặt ra trong đáo dức xã hội của con người . Khi thực hiện hành vi
ứng xử , chủ thể đạo đức dưah vào những chuẩn mực hình thành trong bản thân
7
Lý thuyết xã hội học, Vũ Quang Hào, NXB KHXH, 2000, trang
8 Vai trò cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức con cái độ tuổi THCS Hà Nội hiện nay- NT Tố Quyên

9 Vai trò cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức con cái độ tuổi THCS Hà Nội hiện nay- NT Tố Quyên
họ. Giáo dục hành vi đạo đức : Mọi hành vi được thực hiện do một động cơ nào
đó . Khi hành vi được hiện bỏi sự thôi thúc của ý thức đạo đức thì đó gọi là hành
vi đạo đức . Hành vi đó thể hiện ý thức của và văn hóa đạo đức của mỗi cá nhân .
Hành vi đạo đức tác động trực tiếp với con người và gắn liền ý thức với chuẩn
mực đạo đức.
Giáo dục lý tưởng đạo đức : Là những khát khao nguyện vọng , những tư tưởng
về tương lai tốt đẹp mà con người hằng mong ước vươn tới . Lý tưởng vai trò quan
trọng đối với hoạt động của con người . Người mà có lý tưởng cao đẹp thường sẽ
có yêu cầu cao đối với chính bản thân mình và luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm
đối với hoạt động sống và công việc
9
2.7 Giáo dục ứng xử có văn hóa cho trẻ
Giáo dục cho trẻ em về ứng xử có văn hoá là một trong những nội dung
quan trọng trong giáo dục gia đình. Ứng xử có văn hoá trong sinh hoạt đời sống xã
hội, trong sinh hoạt gia đình không chỉ là sự bắt buộc đối với mỗi con người mà
còn là nhu cầu của mỗi con người
2.8 Giáo dục truyền thống gia đình
Vấn đề giáo dục truyền thống gia đình đã được các gia đình quan tâm chú
ý, đặc biệt trong điều kiện cơ chế thị trường đang phát triển và sự giao lưu văn hoá
quốc tế đang nhộn nhịp, từng ngày tác động đến nhận thức và hành động của lớp
trẻ
2.9 Giáo dục nhận thức gia trị lao động
Trong gia đình lao động không thể thiếu. Kinh tế gia đình là hoạt động
mang lại những kinh tế phục vụ những nhu cầu thiết yếu cũng như hoạt động sống
của gia đình. Giáo dục giá trị lao động cho trẻ là làm cho trẻ biết yêu quí những
giá trị tạo ra “Một hạt lúa vàng , chin giọt mồ hôi” Để trẻ cảm nhận được ý nghĩa
của công việc cũng như biết yêu mến công việc của cha mẹ từ đó hình thành nên ý
thức biết tham gia vào công việc dù là nhỏ để có thể giúp đỡ cha mẹ
2.10 Giáo dục về sự công bằng

Cha mẹ là những người luôn luôn công bằng , không xu nịnh hay thiên vị
ai cả, chính việc đó sẽ là nền tảng cho con cái biết học hỏi tính công bằng hơn ,
Anh em hòa thuận luôn luôn yêu thương và đùm bọc nhau trong lúc hoạn nạn khó
khăn
2.11 Giáo dục trung thực và giữ lời hứa
Trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của con người , cha mẹ trung thực thành thật
, luôn dạy dỗ con cái điều hay lẽ phải. Anh em trung thực với nhau tạo nên không
khí hòa thuận gia đình vui vẻ và hạnh phúc. Giáo dục trung thực là giáo dục trẻ em
biết cư xử thành thật không dối trên lừa dưới cũng là hành vi chuẩn mực trong
nhân cách
2.12 Giáo dục hướng nghiệp:
Hướng nghiệp là một nội dung khá mói mẻ, lần đầu tiên trong lịch sử của
mình, gia đình phải đảm đương.
Chế độ XHCN thay đổi cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội, tạo điều kiện để
các cá nhân, các thế hệ chuyển từ một địa vị, một nhóm xã hội này snag địa vị,
nhóm xã hội káhoặc. “ nối nghiệp cha mẹ không phải là con đường độc nhất nữa”.
Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn hiện tại, cả xã hội lẫn gia đình đều vấp
phải bao vấn đề phứuc tạp, càng khiến người ta chỉ cốt sao có công ăn việc làm, có
lưọi cho ban thân, chứ rất ít tính đến nhu cầu của xã hội .
Trong nghiên cứu của xã hội gia đình người ta quan tâm tới vấn đề “ trong
gia đình ai là người hướng nghiệp cho con cái?”
2.13 Giáo dục giới tính:
Việc xoá bỏ chế độ phong kiến và mô hình gia đình của nó cùng những
chuẩn mực đạo đức gia đình cũ, xã hội mới đặt ra một nhiệm vụ giáo dục mới mẻ,
rất quan trọng nhưng đầy khó khăn: xây dựng cho thế hệ trẻ thái dộ đúng đắn đối
với vấn đề giới tính, giáo dục giới tính là một bộ phận khăng khít của gíáo dục
nhân cách.
Ngày nay với đà công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự giao lưu rộng rãi các phương
tiện thông tin đại chúng: truyền hình, phim ảnh, sách báo đang hình thành một loại
nhà trường thứ hai có chiều hướng truyền tải nhiều tri thức một cách ngẫu nhiên tự

phát đến trẻ vị thành niên trong đó có chiều hướng truyền tải nhiều tri thức một
cách ngẫu nhiên tự phát đến trẻ vị thành niên trong đó có cả những tri thức về tình
yêu, tình dục. Cái đúng có, nhưng cái lệch chuẩn, cái “không đúng lúc” cũng
không ít.
Tuổi phát dục của trẻ ngày nay, không còn như ngày xưa: nữ thập tam, nam
thập lục mà rút đi vài tuổi. Cuộc sống đô thị nhà cửa chật chội, cả nhà phải xem
chung một chương trình truyền hình, con cái trai gái ở tuổi nhi đồng thiếu niên
chưa có chỗ ngủ riêng, bố mẹ không có phòng riêng đã làm cho vấn đề ở nhiểu
trường hợp trở nên bức xúc gay cấn.
Tệ nạn “tảo dâm” thậm chí ‘có thai” ở tuổi vị thành niên có chiều hướng
tăng lên đang gây ra những mối lo âu cho các nhà quản lý xã hội, các nhà giáo
dục
Giáo dục giới tính, thậm chí giáo dục tình dục cho trẻ vị thành niên là vấn
dề cấp thiết cần được xem xét một cách hệ thống nghiêm túc trong bối cảnh phát
triển của xã hội ta hiện nay.
Khoái cảm tình dục ngày any tự thân nó được coi là một giá trị. trước đây
giáo dục giới tính coi quan hệ tình dụclà chính đáng khi gắn với hôn nhân và tình
yêu. Đời sống tình dục tựnó có giá trị riêng. Sự cần thiết của khoái cảm tình dcụ
không cần phải gắn với lý tưỏng nào hay sự mong muốn có con, mà bản thân nó
đã là chính đáng rồi.
Nhà trường cũng chủ trương mối quan hệ tính dục trong đó người ta đã
yêu nhau lâu dài và sâu sắc, giá trị hơn một cuộc găp nhau tạm bợ nhất thời nông
nổi. Giao hợp ngẫu hứng không bị kết án là hốn cư nam nữ hay vô trách nhiệm,
nhưng khôn gnên tiến hành. Nhà trường con chưa có htái độ rõ ràng đối với quan
hệ tình dục ngẫu hứng này.
Những nhiệm vụ giaó dục giới tính đặt ra không chỉ để thay thế cái cũ, để
khỏi xảy ra tình trạng “trống rỗng về đạo đức” mà xuất phát trước hết từ lý tuởng
đạo đức mới XHCN và nhu cầu thực tiễn xã hội.
Mặt khác, nét đặc trưng của xã hội hiện đại là thiếu niên phát triển nhanh
chóng về thể chất nhưng chậm về mặt xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về sinh lý ấy

được các nhà nghiên cứu mệnh danh rất chính xác là “gia tốc”. Nếu không giáo
dục giới tính đúng đắn thì dễ dẫn dến tình trạng bột phát , quá khích hoặc khủng
hoảng.
Giáo dục giới tính còn nhằm hình thành cho thế hệ trẻ những kiến thức
khoa học tối thiểu về giải phẫu cơ thể, cơ ché thụ thai và những biệ pháp tránh
thai, góp phần thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.
Giáo dục giới tính có tác dụng tốt đẹp : củng cố và ổn định gia đình
Giáo dục tính dục sẽ mang lại cho mọi người khả năng tạo ra những quyết
định liên quan đến quan hệ tình dục dựa trên sự đồng ý một cáh tự do đầy đủ và
hiểu biết.
Giáo dục cuộc sống tính dục và xã hội được coi là nền tảng trong nỗ lựuc
để có một kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng cũng như mang lại quan niệm đúng
đắn đúng đắn, tôn trọng và tích cực đối voí quan hệ tình dục và sức khoẻ.
Nghiên cứu việc giao hợp nam nữ sẽ giúp cho nam nữ quyết định khi nào
nên bắt đầu đời sống tình dục với các hậu quả, có thể đã biết trước , giúp họ ngăn
ngừa được nguy cơ có thai ngoài ý muốn và các bênh lây lan qua đường sinh dục.
CHƯƠNG 2
I. VAI TRÒ GIA ĐÌNH TRONG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CÁ NHÂN
Gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã
hội hoá ban đầu Nhưng chức năng xã hội hoá của gia đình không chỉ dừng lại ở
giai đoạn xã hội hoá ban đầu ( cung cáp các kinh nghiệm xã hội , nuôi nấng , chăm
sóc rèn luyện các thói quen, các kỹ năng , từ khi con nhỏ) mà còn diến ra suốt cả
cuộc đời con người với tư cách là một quá trình liên tục. Gia đình tham gia vào tất
cả các giai đoạn xã hội hoá trong chu trình sống của con người. ở giai đoạn nào vai
trò của gia đình cũng thể hiện rất rõ.8
+ Giai đoạn tuổi ấu thơ: gia đình là môi truờng xã hội hoá đầu tiên của
đứa trẻ. Chỉ sau khi sinh ra không lâu, trẻ sơ sinh đã hướng về thế giới xung quanh
và bắt đầu quá trình học hỏi. Các giác quan tai, mắt, mồm , da của trẻ hoạt động
thể hiện ở các cảm giác nghe, nhìn, ăn, uống, cảm giác nóng, lạnh… Sự chăm sóc
của các thành viên trong gia đình (mẹ, bố) như cho ăn, tắm rửa, thay tã lót, quần

áo, bế, ru trẻ v.v…và cách thức chăm sớc của họ như giờ giấc ăn, ngủ, tập ăn
những thức ăn ngoài sữa mẹ …đã giúp trẻ đào luyện các thói quen. Ở giai đoạn
này gia đình hầu như là môi truờng xã hội hoá và tác nhân xã hôi hoá duy nhất.
+ Giai đoạn tuổi mẫu giáo nhi đồng: cùng với việc tiếp tục đào luyện các
thói quen. Trẻ bắt đầu tập đóng các vai trò của người lớn, chúng mô phỏng hoạt
8
Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá. Lê Ngọc Văn, NXBGD, HN 1996, trang 12-15
động và quan hệ xã hội của người lớn thông qua các trò chơi. Bên cạnh gia đình ở
giai đoạn này trẻ em bắt đầu có những mối quan hệ với xã hội bên ngoài như bạn
chơi, bạn học, thầy, cô giáo. Trẻ bắt đầu chịu ảnh hưởng của của tivi, tranh ảnh
v.v…
+ Lứa tuổi thiếu niên: trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh,
bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người
xung quanh trước hết là với những ngưòi trong gia đình, thử sức trong các quan hệ
xã hội, tiến tới hình thành nhân cách độc lập Ở giai đoạn này, gia đình giúp đỡ và
cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ và ứng xử với
những ngưòi xung quanh, động viên, thông cảm, nầng đỡ các em khi thất bại và
nản trí, giúp các em những kiến thức, hiểu biết cần thiết đê tự chủ ở giai đoạn tiền
dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn.
+ Lứa tuổi trưởng thành: Cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành
những kinh nghiệm xã hội ổn định. chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc,
những tổ chức xã hội hay cộng đồng mới. Ở giai đoạn này xã hội hoá sơ cấp hầu
như đã hoàn thành, nhân cách về cơ bản được định hình. Lúc này gia đình giứp
các cá nhân trưỏng thành trả lời được 3 câu hỏi: Làm nghề gì để kiếm sống ( định
hướng nghề nghiệp); theo lối sống nào ( định hướng giá trị); yêu ai ( định hướng
hôn nhân)
+Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha làm mẹ: vai trò của ngừoi vợ,
nguòi chồng, người mẹ, người cha đã được nhận thức từ trong gia đình qua cách
ứng xử của cha mẹ đối với con cái. Gia đình tạo cho cá nhân động cơ và mong
muốn đi tới kết hôn và giúo cho các cá nhân biết cách ứng xử khi họ kết hôn. Một

nguời trứoc khi bước vào hôn nhân thường đã quan sát hôn nhân của cha mẹ trong
một thời gian dài. Các vai trò hôn nhân đuợc học hỏi chủ yếu từ các vai trò thể
hiện trong hôn nhân của cha mẹ. Mô hình hôn nhân của cha mẹ có vai trò cực kỳ
quan trọng đối với việc xã hội hoá vai trò hôn nhần và làm cha mẹ của con cái
+ Giai đoạn bước sang tuổi già: nguời trẻ tuổi có thể hình dung được cuộc
sống của mình khi bước sang tuổi già sẽ diễn ra như thế nào chính là nhờ quan sát
cuộc sống của những ngưòi già trong gia đình ( ông bà, cha mẹ). Do đó, ngưòi ta
biết cách chuẩn bị cho tuổi già. Nói cách khác là người ta học đựoc cách để trở
thành ngưòi già. kể cả việc phải học cách sống phụ thuộc vào nguời khác sau
những năm dài họ từng có cuộc sống độc lập. Gia đình giúp mỗi ngưòi đưong đầu
với tuổi già và cái chết
+ Giai đoạn cuối cùng của chu trình sống là chuẩn bị đón cái chết
Nhiều khi, do không nhận thức được quá trình xã hội hoá diễn ra suốt cả cuộc đời
của một con người và không thấy được vai trò của gia đình trong xã hội hoá các cá
nhân ở lứa tuổi trưởng thành mà người ta chỉ chú ý xã hội hoá đối với trẻ em và
giới hạn chức năng xã hội hoá của gia đình chỉ đối với lứa tuổi trước tuổi trưởng
thành, thậm chí trước tuổi học đường. Do đó người ta đi tới một cực đoan là khi
đứa trẻ đến tuổi học đường chuyển giao toàn bộ trách nhiệ giáo dục, Đào tạo cho
nhà trường và các tổ chức xã hội. Giáo dục xã hội là sự tiếp tục chứ không phải àa
sự thay thế cho giáo dục gia đình.
86.2
74.6
69.3
78.6
82.1
0
20
40
60
80

100
Mong
muốn
con cái

những
đức
Mong
muốn
con cái
hiếu
thảo
mong
muốn
con cái
khiêm
tốn
mong
muốn
con cái
biết
tôn
trọng
mong
muốn
con cái
biết
quan
tâm
Đức tính

Đức tính
II/ QUAN NIỆM CỦA GIA ĐÌNH VỀ SỰ GIÁO DỤC HÌNH THÀNH
NHÂN CÁCH TRẺ EM
Kết quả nghiên cứu của một số đề tài nghiên cứu khoa học gấn đây về gia
đình cho biết phần lớn các gia đình đều đặt kỳ vọng vào sự trưởng thành sau này
của con cái. Ví dụ két quả nghiên cứu khoa học của đề tài “ Vị trí, vai trò của gia
đình trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” do UBBVCSTEVN tiến
hành trong hai năm 1999-2000 cho biết, có đến 86,2% các bậc cha mẹ mong muốn
con cái có những đức tính giản dị, tiết kiệm, 74,6% mong muốn con cái hiếu thảo,
69,3% mong muốn con cái khiêm tốn, 78,6% mong muốn con cái biết tôn trọng
mọi người, 82,1% mong muốn con cái biết quan tâm đến ngưòi khác. Thậm chí
trong các gia đình có trẻ em hư thì gia đình cũng đạt rất nhiều kỳ vọng tốt đẹp ở
con cái.
Hình 1: Mong muốn của cha mẹ với con cái
Kết quả khảo sát 211 gia đình có trẻ em hư độ tuổi từ 11 đến < 16 tuổi tại
09 phường thuộc 06 quận nội thành Hà Nội vào thời điểm tháng 3-4 nắm 2001
thấy nổi bật có một số kỳ vọng của gia đình đối với con cái với tỷ lệ rất cao như:
học hành có bằng cấp cao, sống trung thực, lương thiện; trở thành người hữu ích
cho xã hội; hiếu thảo; có nghề nghiêp làm ăn. Trong khi đó có một số kỳ vọng
như: sự giàu có; quyền hành; sự nổi tiếng, những đièu mà ở một số người đã trở
thành khát vọng cháy bỏng, lại có tỷ lệ rất thấp.
Đa số các gia đình quan niệm giáo dục con cái hướng về truyền thống và cội
nguồn, hướng về các giá trị xã hội tốt đẹp dã được xã hội thừa nhận và hướng tới
sự tiến bộ của xã hội.
Từ việc tìm hiểu kỳ vòng đối với con cái cũng như quan niệm trong giáo dục con
cái của các nhóm gia đình đã cho thấy::
Thứ nhất, Đa số các gia đình đều đặt kỳ vọng vào con cái ở những mong
muốn rất nhân văn, nhân đạo: mong muốn con cái sau này học hành đến nơi đến
chốn, có bằng cấp cáo, có nghề nghiệp, sống lương thiện. có ích cho xã hội và hiếu
thảo với bố mẹ ông bà. Điều đó phản ánh đúng bản chất tâm lý con người Việt

Nam và truyền thống văn hóa của các gia đình Việt Nam
Thứ hai. Những kỳ vọng đối vói con cái về địa vị xã hội, sự nổi tiếng cũng
như về sự giáu có và quyền bình đẳng không phải là những kỳ vòng thiêt tha trên
hết đối với đa số các gia đình
Thứ ba. Quan niệm của gia đình đối với việc giáo dục con cái đã có xu
hướng rõ nét. Chỉ giữ lại những truyền thống có giá trị vình cửu như đạo hiếu, đạo
nghĩa, không có chú ý nệ cổ ( duy trì gia giáo, gia phong của gia đình, dòng họ, tô
tiên). Có xu hướng cải biến rõ rệt. Vừa theo truyền thống, vừa bổ sung thêm
những nội dung tiến bộ trong việc giáo dục con cái.
Thứ tư. Những kỳ vọng đối với con cái và những quan niệm về giáo dục
con cái của các nhóm gia đình thể hiện sự nhận thức tích cực trong việc định
hướng giáo dục trẻ em. Đây là những điểm cần khai thác động viên khích lệ để các
gia đình có trách nhiệm hơn, phát huy tích cực hơn vai trò của mình trong việc
giáo dục, xã hội hoá trẻ em trong gia đình.
Theo nguyên cứu : “ Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ
em lứa tuổi THCS ở Hà Nội hiện nay “của TS- Nguyễn Thị Tố Quyên – Hv
Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh cho thấy :
Nhìn chung chung hầu hết các bậc cha mẹ đã ý thức được sự ảnh hưởng của
lối sống của mình tới con cái và quan tâm đến thái độ của con đối với những ứng
xử hành vi riêng của bản thân. Qua khảo sát cho thấy , thời gian mà cha mẹ giành
đề giáo dục cho con phần lớn là dưới 1h/ngày ( chiếm 44.5 %) số gia đình và giáo
dục con với thời lượng khoang 3h / ngày chỉ có 3.5% . Như vậy hiện nay cha mẹ
không có nhiều thời gian để dạy con học rèn rũa giáo dục con . Như vậy với thời
lượng là dưới 1h thì liệu cha mẹ có quan tâm được đến những giáo dục đạo đức trí
thể , mĩ , kĩ cho con hay không? Thời lượng giáo dục 2-3h / ngày cũng chỉ rất nhỏ
( chỉ 10.5 %). Bận rộn với công việc với những mối quan hệ gắng sức xây dựng cơ
sở vật chất nhưng lại không dành thời gian phù hợp với những chức năng xã hội
hóa gia đình
giảng giải , 66.3
nêu gương , 47

khen thưởng ,
38.8
rèn luyện thói
quen , 38
trách phạt , 22.5
giảng giải nêu gương khen thưởng rèn luyện thói quen trách phạt
Hình 2: Hình thức giáo dục của cha mẹ
Số liệu phân tích cho thấy giảng giải (66.3%) nêu gương ( 47%) là 2
phương pháo được các cha mẹ cho là sử dụng nhiều nhất . Bên cạnh đó . 38.8 %
cha mẹ thường xuyên khen thưởng , 38 % dung phương pháp rèn luyện thói quen
22.5 % cha mẹ dung phương pháp trách phạt . Như vậy cha mẹ dung phương pháp
giảng giải là nhiều nhất
Khảo sát điều tra hơn 1000 gia đình có con đang học tiểu học và trung cơ
sở đã có 7,2% cha mẹ quan niệm việc giáo dục con cái là do nhà trường hoàn toàn
đảm nhiệm, gia đình chỉ chịu một phần nhỏ. Nhưng trên thực tế, đã có tới 25,5%
các bậc cha mẹ thừa nhận đã khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường1.
Thả nổi việc giáo dục con, đến khi con cái mắc khuyết điểm lại phạm vào tội che
dấu khuyết điểm của con. Khảo sát trên cũng cho thấy, khi nhà trường yêu cầu các
bậc cha mẹ đánh giá xếp loại 210 học sinh là con cái họ mà nhà trường đánh giá
hạnh kiểm chưa đạt yêu cầu, thì đã có tới 63,4% số học sinh thuộc danh sách trên
được bố mẹ các em nâng nên loại hạnh kiểm khá và tốt. Các bậc cha mẹ đã không
dám nói thật khuyết điểm của các em với nhà trường, sợ ảnh hưởng đến kết quả
học tập của con em mình!2. Bỏ mặc, khoán trắng cho nhà trường, đến khi con cái
mắc lỗi lầm thì bố mẹ lại rơi vào tâm trạng hẫng hụt, phàn nàn về sự bất lực của
mình đã không dạy bảo được con. Hậu quả tất yếu là nhiều bậc cha mẹ đã nổi cáu,
dẫn đến đánh đập trẻ, vi phạm quyền trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã bộc lộ quan
điểm của mình, cho rằng không dùng roi vọt thì không giáo dục được trẻ. Phổ
biến, các bậc cha mẹ cũng thừa nhận là không hiểu được, không nắm được các
phương pháp giáo dục trẻ.
CHƯƠNG 3

NỘI DUNG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO TRẺ EM
I. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
1. Giáo dục ứng xử:
Theo cuộc khảo sát 800 mẫu với cha mẹ và con cái trong huyện Từ Liêm – Hà
Nội của TS – Nguyễn Thị Tố Quyên – HV Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho
biết :
Hầu hết các cha mẹ đều hiểu rõ về nội dung giáo dục cách ứng xử mà họ
truyền tải., Những tỷ lệ chọn cách nội dung giáo dục đều rất cao. Sự lễ phép chiếm
nhiều ý kiến nhất (94%) . Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình ngoan ngoãn , lễ
phép với người lớn biết giúp đỡ ông bà cha mẹ . Điều này phản ánh đúng với
những đòi hỏi của xã hội ngày nay. Trong gia đình Việt Nam tính tôn ti trật tự
luôn được đề cao và là một nội dung rất quan trọng . Một trong những tiêu chuẩn
của người con ngoan là biết lễ phép ,kính trọng với người trên . Trong xã hội hiện
đại có rất nhiều vấn đề kỉ cương , phép nước được tôn trọng và giáo dục phép tắc .
lễ nghĩa với trẻ em là hướng tới giáo dục công dân biêt tuân thủ pháp luật trong
tương lai
Từ một vài dữ liệu thu thập được tại 3 địa phương (Thái Bình, Hà Tây,
Hà Nội), phần phân tích dưới đây đề cập đến sự tham gia của ông bà vào quá trình
giáo dục con cháu, cách thức, lĩnh vực mà họ thường làm cũng như thái độ của
con cái trưởng thành đối với việc ông bà dạy dỗ các con của họ. Tất cả các thông
tin này đều thể hiện qua sự đánh giá của những người con đã trưởng thành.
Với mẫu chọn trong nghiên cứu này, số gia đình 3 thế hệ cùng chung sống
nói chung là 37,6% với tỉ lệ ở khu vực nông thôn cao hơn so đô thị. Nói cách
khác, gần 1/2 số gia đình sống ở khu vực nông thôn và hơn 1/3 số gia đình sống ở
khu vực đô thị là các gia đình từ 3 thế hệ trở lên. Như vậy, cứ 10 gia đình thì ít
nhất trong 3 gia đình, ông bà có thể tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi dạy con
cháu nếu họ muốn. Đó là một tỉ lệ rất đáng kể.
Do đặc điểm của gia đình có nhiều thế hệ, ông bà có nhiều cách thức tham
gia vào quá trình giáo dục con cháu theo đánh giá của các con trưởng thành. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, cách thức giáo dục các cháu mà ông bà hay sử dụng

nhiều nhất là mang tính chất “tư vấn”, khuyên bảo cha mẹ cách dạy dỗ con trẻ
(92,8%). Trực tiếp dạy dỗ các cháu cũng là cách rất hay được sử dụng (77%). Hai
cách thức được dùng nhiều nhất trên đây khẳng định vai trò truyền thống, quan
trọng và trực tiếp của ông bà trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Phù hợp với cách thức chủ đạo của ông là “khuyên bảo”, “tư vấn” (chứ không đưa
ra quyết định giống như cha mẹ) nên dù có thể không đồng ý với cách dạy dỗ,
nhưng hình thức “không can thiệp” chiếm tỉ lệ đáng kể (20.4%). Nhưng điều đó
không có nghĩa là “không quan tâm”. Ít quan tâm, để tuỳ cha mẹ giáo dục các
cháu là cách được lựa chọn ít thường xuyên nhất (9.9%). Điều này khẳng định một
lần nữa, hầu hết những người được hỏi đều thống nhất về vai trò tích cực, không
thể thiếu của ông bà trong việc giáo dục con trẻ: “Khi ông bà còn sống thì ông bà
cũng hay bảo các cháu khi đi học về thì có việc gì giúp đỡ, đỡ đần bố mẹ. Ông bà
cũng luôn luôn khuyên bảo các cháu…” (Đ.T.M, nữ, tỉnh Thái Bình).
Khía cạnh mà ông bà quan tâm dạy dỗ các cháu nhiều hơn cả là cách ứng xử với
mọi người (91.6%), đứng thứ hai là chuyện học hành (80.3%) và vấn đề đáng
được quan tâm thứ ba là cách đi đứng, ăn mặc (65.3%). Điều này đã phản ánh
phần nào quan niệm truyền thống trong giáo dục con trẻ “tiên học lễ, hậu học
văn”. Hai trong số 3 lĩnh vực mà ông bà quan tâm liên quan đến dạy làm người,
còn lĩnh vực thứ ba liên quan đến học hành.
Hình 3:
So sánh giáo dục của ông bà với con cháu của thành thị và nông thôn
Khi được hỏi thái độ về việc giáo dục con cháu của ông bà, có 60% những
người được hỏi hoàn toàn đồng ý với cách dạy dỗ đó. Tỉ lệ này ở nông thôn lớn
gần gấp hai ở thành phố (41.1% so với 21.1%). Số người đồng ý một phần chiếm
một tỉ lệ khá lớn tới 38%. Điều này gián tiếp phản ánh sự khác biệt về cách thức
nuôi dạy con trẻ của 2 thế hệ giữa ông bà và cha mẹ như đã có dịp đề cập ở trên.
Dựa vào những kết quả sơ bộ vừa trình bày có thể hình dung ra một số yếu
tố tác động tới việc tham gia giáo dục con trẻ của ông bà ở Việt Nam nói chung.
Đó là xu thế gia đình hạt nhân ngày càng tăng, dù trong mẫu chọn của nghiên cứu
này con số đó mới là 57.8% với tỉ lệ ở thành phố cao hơn ở nông thôn. Có thể dự

báo rằng trong quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá, con số này sẽ có xu hướng
tăng.
Khi tỉ lệ gia đình 3 thế hệ trở lên ngày càng thu hẹp thì sự tham gia của ông
bà vào việc trực tiếp giáo dục con cháu sẽ giảm (ít nhất là về mặt thời gian và cơ
Thành thị, 41.1,
66%
Nông thôn, 21.1,
34%
Thành thị
Nông thôn
hội tiếp xúc trực tiếp). Lúc đó gia đình sẽ phải tìm cách thức thay thế khác như
tiếp xúc gián tiếp hay thông qua những buổi gặp mặt hàng tuần, hàng tháng và
nhiều hình thức khác. Tính chất của cách ứng xử thể hiện sự hiếu thảo của con
cháu đối với ông bà, theo nghĩa truyền thống, cũng có thể sẽ thay đổi. Thứ hai, quá
trình hiện đại hoá, hội nhập cũng có thể tạo khoảng cách lớn hơn giữa các thế hệ,
sự ảnh hưởng của ông bà với con cháu cũng có thể giảm. Làm sao phát triển mà
vẫn duy trì được mối quan hệ tốt giữa ông bà - cha mẹ - con cái, vì lợi ích và sức
khỏe tâm lý của cả người già và người trẻ, để ông bà vẫn đóng vai trò tích cực
trong quá trình xã hội hoá trẻ em theo hướng lành mạnh sẽ là một thách thức đối
với các gia đình Việt Nam.
2.Giáo dục lòng yêu nước và lòng nhân ái, lòng hiếu thảo :
2.1 Giáo dục lòng yêu nước : Theo nguyên cứu của TS – Nguyễn Thị Tố
Quyên:
Tỷ lệ phần trăm các gia đình giáo dục con mình về những vấn đề nội dung của
lòng yêu nước là rất lớn. Nói đến yêu nước là nói đến tự hào dân tộc , yêu dân tộc
thể hiện qua yêu người thân , bạn bè , thầy cô , trường lớp . Tất cả những biểu hiện
qua hành động cụ thể bằng những hành động cụ thể qua các chăm sóc gia đình,
ông bà cha mẹ khi ốm đau, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn , kình trọng thầy cô, bảo
vệ môi trường và giữ gìn của công….Giáo dục con cái yêu thương những người
xung quanh (78.5%) Yêu thương trường lớp (78% ) Giáo dục tích cực tham gia

các hoạt động nhân đạo (73.5 %). giáo dục yêu thương những người thân trong
gia đình ( 71% )
Hình 4: Giáo dục lòng yêu nước của cha mẹ
yêu thương
những người
xung quanh ,
78.5, 26%
Yêu thương
trường lớp , 78,
26%
dục tích cực tham
gia các hoạt động
nhân đạo, 73.5,
24%
giáo dục yêu
thương những
người thân trong
gia đình, 71, 24%
yêu thương những người
xung quanh
Yêu thương trường lớp
dục tích cực tham gia các
hoạt động nhân đạo
giáo dục yêu thương những
người thân trong gia đình
Yêu thương trường lớp , bạn bè thầy cô cũng là lòng yêu nước. Việc giáo dục cha
mẹ ở đấy cũng là cực kì quan trọng
Gia đình là môi trường quan trọng trong việc dạy các giá trị đạo đức truyền thống
cho các thế hệ, có ý nghĩa trong việc xây dựng cái gốc của nhân cách con người.
Vì thế các gia đình Việt Nam luôn coi trọng việc dạy đạo đức cho con em, coi đó

là việc làm, thường xuyên. Những giá trị này được thể hiện đậm nét trong lối sống,
trong nề nếp gia đình và truyền thống dòng họ. Vì vậy, có tới 73.3% các gia đình
ủng hộ việc cần phải giáo dục trẻ em tính lễ phép và 67.8% gia đình cho rằng cần
phải giáo dục trẻ em tính trung thực trong các quan hệ xã hội.
2.2 Lòng hiếu thảo cũng là một trong những nội dung được quan tâm giáo
dục nhiều nhất trong các gia đình hiện nay. Đó là một nguyên tắc, một quy chuẩn
đạo đức của con người. Theo điều tra xã hội học có tới 94.6% ý kiến người được
hỏi cho rằng họ được hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình qua ông bà, cha mẹ;
88.5% số người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho các cá nhân
trong gia đình. Đặc biệt, nhu cầu cần phải truyền dạy sự hiếu thảo cho con cái ở
các gia đình giàu có cao hơn các gia đình có thu nhập thấp. Như vậy, kinh tế càng
phát triển, đời sống càng được cải thiện thì việc giáo dục lòng hiếu thảo càng trở
nên cần thiết.
Hình 5: Ý kiến về giáo dục lòng hiếu thảo:
được hấp thụ
lòng hiếu thảo từ
gia đình qua ông
bà, cha mẹ; , 94.6
cần phải dạy dỗ
lòng hiếu thảo cho
các cá nhân trong
gia đình, 88.5
được hấp thụ lòng hiếu thảo
từ gia đình qua ông bà, cha
mẹ;
cần phải dạy dỗ lòng hiếu
thảo cho các cá nhân trong
gia đình
2.3 Đoàn kết - phẩm chất xã hội, giá trị truyền thống đang được tiếp tục phát
huy vai trò trong nội dung giáo dục gia đình. Có tới 80,8% số người được hỏi cho

rằng cần truyền dạy phẩm chất này trong gia đình và 86,4% các gia đình thường
xuyên giáo dục con cháu phẩm chất này. Như vậy, trong điều kiện của nền kinh tế
thị trường, với việc trên 80% số hộ gia đình khẳng định đoàn kết là một yếu tố
quan trọng, cần phải được truyền dạy cho con cháu, đây là chỉ báo đáng mừng, cần
được phát huy hơn nữa.
Hình 6: Hình thức giáo dục gia đình
giáo dục qua
những câu
chuyện gian khổ,
87.2
qua hình thức nêu
gương, 81.3
qua giáo dục các
lễ giáo trong gia
đình, 73.3
giáo dục qua những câu
chuyện gian khổ
qua hình thức nêu gương
qua giáo dục các lễ giáo
trong gia đình
Hình thức giáo dục đạo đức cho cá nhân trong gia đình được thực hiện qua
các cách khác nhau: 87,2% giáo dục qua những câu chuyện gian khổ, 81,3% qua
hình thức nêu gương, 73,3% qua giáo dục các lễ giáo trong gia đình. Như vậy
những nội dung giáo dục thông qua câu chuyện sinh động về tấm gương cuộc đời
của chính ông bà, cha mẹ là chất liệu sống có tác động tích cực, trực tiếp tác động
tới nhận thức và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Nhận thấy sự vượt
gian khổ của thế hệ đi trước, thế hệ nối tiếp dần hình thành và phát triển nhân cách
cá nhân của mình.
2.4 Giáo dục truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ:
Theo nghiên cứu của TS – Nguyễn Thị Tố Quyên cho thấy:

Vai trò giáo dục truyền thống trong gia đình được xây đắp từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Nói đến truyền thống là nói đến những giá trị tồn tại với thời
gian.Và truyền thống tốt đẹp của gia đình với những vật chất tinh thần của cha ông
, dòng họ để lại. Mức độ giáo dục truyền thống gia đình thể hiện như sau: Hơn một
nửa số cha mẹ (54.4%) cho rằng chỉ thỉnh thoảng giáo dục con cái về truyền thống
gia đình . Số cha mẹ thường xuyên giáo dục ít hơn ( 36%) . Sự chênh lệch giữa
mức độ thường xuyên và thình thoảng giáo dục truyền thống gia đình là không lớn
lắm Nhưng sự chênh lệch giữa mức không thường xuyên giáo dục truyền thống
gia đình ( chiếm 64% ) thì lại lớn gấp 2 lần so với mức độ thường xuyên.Điều đó
cho thấy việc giáo dục truyền thống gia đình chưa thực sự được phụ huynh quan
tâm. Gia đình la nơi có khả năng nhất trong việc bảo lưu và giữ gìn những bản sắc
dân tộc truyền thống văn hóa . Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy truyền thống
của gia đình cần đươc cha mẹ quan tâm và giáo dục con cái hơn
Giáo dục truyền thống gia đình và dòng họ được các gia đình quan tâm,
chú ý đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sự giao lưu văn hóa quốc tế nhộn nhịp
có những tác động đến nhận thức và hành động của lớp trẻ. Nghiên cứu của tác
giả Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý chỉ ra, có tới 84,4% gia đình thường xuyên
giáo dục con cái theo nề nếp gia đình, 70,6% theo truyền thống dòng họ. Như vậy,
giáo dục nề nếp gia đình và truyền thống dòng họ là điều được quan tâm trong
giáo dục gia đình. Tuy nhiên, những gia đình ông bà, cha mẹ có học vấn cao tỏ ra
quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này so với những người có trình độ học vấn thấp
(96,8% số cha mẹ có học vấn CĐ, ĐH, trung cấp rất quan tâm đến nề nếp gia đình,
trong khi đó tỷ lệ này ở những cha mẹ có trình độ PTCS là 78,4%).
Tác giả Nguyễn Đức Mạnh đưa ra số liệu chứng minh có tới 89.6% gia đình giáo
dục con cái theo gia giáo của gia đình, dòng họ; 91,9% giáo dục con cái theo gia
phong (phong cách ứng xử của ông bà, cha mẹ, tổ tiên); 97,7% giáo dục con theo
gia đạo; 97,9% giáo dục con cái theo truyền thống nhưng bổ sung thêm nội dung
mới phù hợp.
II. GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC TẬP HƯỚNG NGHIỆP
1. Kỳ vọng và quan niệm của cha mẹ với việc học hành của con cái

Đã là cha mẹ ai cũng mong muốn con cái mình có một tương lai tốt đẹp,
sáng lạn. Tâm lý chung của cha mẹ là mong muốn con mình học giỏi, ngoan
ngoãn, lễ phép…Tuy nhiên, ngày nay, một số bậc cha mẹ vì quá kỳ vọng vào khả
năng của con mình mà có những cách thức dậy con không phù hợp gây ảnh hưởng
tiêu cực đến kết quả học tập của con trẻ. Họ không hiểu được rằng con mình chỉ là
những đứa trẻ. Mà đứa trẻ cần sự uốn ắn mềm dẻo chứ không phải sự áp đặt, bắt
con phải như thế này, thế kia, phải theo những “kỳ vọng hoang tưởng” của cha mẹ.
ở đây, nên chăng các bậc cha mẹ không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người
thấu hiểu tâm lý và định hướng cho con trẻ học tập.
Trong nghiên cứu khảo sát 150 hộ gia đình thuộc phường Kim Liên – Hà Nội
gần đây của Viện xã hội học – Viện khoa học xã hội Việt Nam đã khái quát được
một số quan niệm và kỳ vọng của cha mẹ đối với việc học hành của con cái như
sau:
Hầu hết các bậc cha mẹ mong con cái sẽ học tốt để sau này có nghề nghiệp
ổn định. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục con của các bậc cha mẹ hướng đến các
mục tiêu đó lại khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, học vấn và nghề
nghiệp… của mỗi gia đình. Có tới 94,3 % (tỷ lệ cao nhất) số người được hỏi có kỳ
vọng con thứ nhất học hết đại học, cao đẳng. Tiếp đó là kỳ vọng con mình học hết
trung cấp (8%), trung học phổ thông (4,9%). Như vậy, có thể thấy, quan niệm
chung là học vấn cao sẽ dẫn tới vị thế xã hội cao. Nhiều bậc cha mẹ còn cho rằng
phấn đấu bằng học vấn là con đường tốt nhất cho con em họ. Điều này thật dễ hiểu
khi số lượng học sinh đăng ký dự thi các trường cao đẳng đại học ngày một tăng.
Trong những gia đình có học vấn khác nhau thì kỳ vọng đối với cấp học của
con cũng khác nhau. Bố mẹ có học vấn cao thì kỳ vọng con cái học cao đẳng, đại
học càng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ người mẹ mong muốn con trai học cao nhiều hơn tỷ
lệ người mẹ mong muốn con gái học cao, trong khi người bố lại không có sự phân
biệt về giới tính của con trong vấn đề này.
Như vậy, có thể thấy xu hướng của các bậc cha mẹ hiện nay là muốn con cái
mình học hết cao đẳng, đại học để có nghề nghiệp ổn định sau này. Tuy nhiên, vấn
đề này cũng cần đưa ra bàn luận thêm nhiêu nhiều hơn nữa, bởi lẽ với thực trạng

lao đông – việc làm ở Việt Nam hiện nay thì liệu học hết cao đẳng đại học liệu ra
trường kiếm việc có dễ hơn học các trường trung cấp, trường dạy nghề không?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của con cái
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của con cái như: môi trường học
tập, khả năng bẩn sinh, sự chăm chỉ của trẻ, sự quan tâm của cha mẹ, uy tín của
trường lớp… Nhưng theo một số nghiên cứu của chúng tôi, sự quan tâm của cha
mẹ là yếu tố đầu tiên giúp trẻ học tốt. Sự quan tâm này thể hiện ở việc bố mẹ biết
tạo cho con một môi trường học tập yên tĩnh, luôn quan tâm hỏi han việc học tập
của con; hướng dẫn, cùng suy nghĩ giải những bài tập khó với con. Sự quan tâm
còn thể hiện ở việc quan tâm đến các dụng cụ học tập cho con, đến tâm tư tình
cảm của con trẻ. ở đây, truyền thống, nề nếp gia đình cũng có tác động đến việc
học của các em. Nếu đứa trẻ sống trong một gia đình mà tối tối bố đọc sách, mẹ
khâu áo, cả bố mẹ đều sẵn sàng giải đáp những thắc mắc, giúp con làm những bài
toán khó thì chắc chắn việc học nó sẽ đạt kết quả cao hơn một đứa trẻ sông trong
môi trường gia đình tối tối bố say xỉn, mẹ quát nạt, đánh đập con cái.
Bên cạnh sự quan tâm của cha mẹ, sự chăm chỉ của trẻ cũng là một trong những
nhân tố có tác động lớn đến kết quả học tập. Một đứa trẻ chăm chỉ, có ý thức tự
giác học tập sẽ có được những kiến thức theo chiếu sâu và kết quả học tập cao hơn
những đứa trẻ lười biếng. Khả năng bẩn sinh của trẻ cũng có ảnh hửng đến kết quả
học tập của các em. Ngoài ra, nhân tố trường lớp có uy tín, sự giàu có của gia
đình… cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của con trẻ. Các bậc cha mẹ tại
phường Kim Liên đã đánh giá thứ bậc của các yếu tố trên như sau: Yếu tố đầu tiên
giúp trẻ học tốt là sự quan tâm của cha mẹ chiếm 47,4%, rồi tới sự chăm chỉ của
trẻ (38,0%), tiếp đó đến khả năng bẩn sinh của trẻ (33,3%), rồi đến sự giàu có của
gia đình (18,2%), tiếp đó là gia đình có người học cao (9,5%) và cuối cùng là
trường lớp có uy tín (3,8%).
sự quan tâm của
cha mẹ chiếm ,
47.4
sự chăm chỉ của

trẻ , 38
khả năng bẩn sinh
của trẻ , 33.3
sự giàu có của
gia đình, 18.2
gia đình có người
học cao , 9.5
trường lớp có uy
tín , 3.8
sự quan tâm của cha mẹ
chiếm
sự chăm chỉ của trẻ
khả năng bẩn sinh của trẻ
sự giàu có của gia đình
gia đình có người học cao
trường lớp có uy tín
Hình 7: Yếu tố ảnh hưởng đến học tập trẻ
Như vậy, rõ ràng sự quan tâm của cha mẹ cả về vật chất, tinh thần và thời gian
dành cho việc học của con có tác động mạnh nhất đối với kết quả học tập của con.
Ngoài ra, yếu tố chủ quan của đứa trẻ cũng góp phần quan trọng vào quá trình học
tập của chúng.
Trình độ học vấn của cha mẹ cũng có tác động đến việc học của con trẻ. Khi phân
tích mối tương quan giữa trình độ học vấn của người bố và khả năng học tập của
con cái thì thấy rằng không có ông bố nào có trình độ học vấn phổ thông cơ sở lại
có con học tốt cả. Tỷ lệ này chỉ có ở các ông bố có học vấn ở phổ thông trung học
và tăng lên ở những ông bố có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (tăng từ 65,8%
đến 70,5%).
Trong các chỉ báo đưa ra để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới việc học tập
của trẻ có hai chỉ báo được các bậc cha mẹ chú ý nhiều đó là việc bố mẹ kiểm soát
chương trình truyền hình và kiểm tra việc học hành của con cái. Gần 90 % con cái

học tập tốt là do bố mẹ thường xuyên kiểm soát chương trình xem ti vi của con.
Ngược lại, 30% con cái học tập trung bình là do bố mẹ không bao giờ kiểm soát
các chương trình ti vi mà con cái họ xem.
Việc bố mẹ trực tiếp kiểm tra việc học hành của con cái có ảnh hưởng mạnh nhất
đến kết quả học tập của chúng. Tỷ lệ học tốt giảm đáng kể từ 80,4% khi bố mẹ rất
thường xuyên kiểm tra việc học hành của con cái xuống còn 50% khi bố mẹ chỉ
thỉnh thoảng làm việc này. Tỷ lệ học trung bình cũng giảm đáng kẻ từ 50% khi bố
mẹ thỉnh thoảng kiểm tra việc học hành của con xuống còn 20% khi bố mẹ không
bao giờ làm việc đó. Như vậy, việc kiểm tra quá trình học tập của các em có ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của con trẻ … Điều này cũng dễ lý giải bởi
vì, ở tuổi mới lớn các em còn mải chơi chưa nhận được tầm quan trọng của việc
học nên cần có sự khuyến khích, dong giục đôi khi là kiểm soát của cha me hay
những người lớn hơn trong gia đình. Tuy nhiên, kiểm soát việc học hành của con
cái phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp của cha mẹ.
Trình độ học vấn của cha mẹ cao thì việc kiểm tra, đôn độc con cái học hành thuận
tiện hơn rất nhiều, cha mẹ có thể trực tiếp chỉ bảo việc học hành của con. Nếu
trình độ học vấn của các bậc cha mẹ hạn chế thì rất khó có thể kiểm tra theo dõi
được quá trình học tập của con trẻ. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều ông bố bà mẹ
học hết phổ thông trung học nhưng đành “bó tay” trước những bài tập hóc búa lớp
4, lớp 5 của con.
Bên cạnh đó, đặc thù nghề nghiệp cũng có tác động đáng kể đến việc học của con,
bởi vì, nghề nghiệp sẽ quy định địa vị của cha mẹ, thời gian ngoài công việc của
họ và chi phí cho việc học của con cái. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng của nghề
nghiệp đối đối với việc quan tâm đến con cái thể hiện ở mối quan hệ giữa nhu cầu
công việc và nhu cầu chăm sóc con cái tốt hơn. Khi đưa ra câu hỏi: Có bao giờ
ông bà giảm thời gian làm việc hoặc từ chối làm thêm để có thời gian chăm sóc
con cái? Kết quả cho thấy: Khoảng 1/3 người trả lời đã từng giảm thời gian làm
việc hay từ chối công việc làm thêm để chăm sóc con tốt hơn. Trong đó những
người lao động trí óc chú ý tới con cái hơn khi phải cân nhắc giữa công việc với
con em mình là 30% trong so sánh với nhóm nghề khác (Lao động chân tay, buôn

bán và các nghề khác): 13%, 30% và 32% theo tương ứng. Một điều đáng lưu ý là,
cũng với câu hỏi này thì số phụ nữ đã giảm thời gian làm hoặc từ chối việc làm
thêm chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nam giới (40% so với 23%).
Hình 8 :
Thời gian có thể cân nhắc giữa công việc và giáo dục con cái
Lao động trí óc,
30
Lao động chân
tay, 13
Buôn bán, 30
Nghề khác, 32
Lao động trí óc
Lao động chân tay
Buôn bán
Nghề khác
Với những kết luận này, phải chăng các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn
để kiểm soát các chương trình ti vi cũng như kiểm tra việc học tập, dành thời gian
nhiều hơn quan tâm đến các con mình để giúp chúng có kết quả học tập tốt hơn.
3. Mối liên hệ giữa cha mẹ với nhà trường
Sự liên hệ hai chiều giữa cha mẹ học sinh với nhà trường cũng là yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến việc học tập của con cái. Cha mẹ quan tâm đến việc học của con để
có hướng điều chỉnh mỗi khi việc học của con “có vấn đề” thì kết quả học tập của
chúng sẽ tốt hơn nếu không có sự quan tâm đó. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động tham
gia vào các hoạt động của nhà trường ở các mức độ thích hợp, mà quan trọng là
giữ mối liên lạc hai chiều giữa cha mẹ và giáo viên thông qua họp phụ huynh, trao
đổi cá nhân, sổ liên lạc, điện thoại… Qua những hoạt động đó, cha mẹ có thể biết
được hàng ngày con mình có đi học không, làm bài có đầy đủ không, biết rõ kết
quả học tập và phấn đấu của con. Mặt khác, cha mẹ cũng thông báo cho nhà
trường, giáo viên biết về tình hình phấn đấu, tu dưỡng, những đột biến đáng quan
tâm của con cái. Đóng góp với nhà trường, giáo viên để hoàn thiện công tác giáo

dục - giảng dậy ở nhà trường.
Sự hợp tác giữa gia đình (cha, mẹ) và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh đã được khẳng định từ lâu trong lý luận cũng như thực tiễn. Mối
quan hệ hợp tác này cần được duy trì và củng cố hơn nữa.
III.GIÁO DỤC NHẬN THỨC GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG
Đây cũng là một nội dung giáo dục được các gia đình đặc biệt chú ý, vì thế
có tới 84.8% gia đình dạy bảo con cái phải biết quý trọng đồng tiền và sức lao
động. Như vậy, việc quý trọng sức lao động và đồng tiền mà các gia đình giáo dục
con cái là cách để định hướng, điều chỉnh con cái hướng tới cái thiện, biết trân
trọng con người lao động và yêu thương bố mẹ mình hơn.
Những giá trị truyền thống được các gia đình dạy dỗ con cháu là bước đi
quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, các nội dung khác cũng
được các gia đình lựa chọn như: giáo dục lòng yêu nước, niềm tin vào cuộc sống,
lý tưởng chính trị, cách mạng, kiến thức chuyên môn, cách ứng xử văn hóa, cần
cù, chịu khó, năng động sáng tạo, trách nhiệm trong công việc, ý thức làm kinh tế,
kiếm tiền đó là những nội dung bao quát trong giáo dục gia đình.
Trong chức năng giáo dục của gia đình, ảnh hưởng của các thành viên tới
việc giáo dục các cá nhân trong gia đình rất lớn, như tục ngữ có câu “giỏ nhà ai,
quai nhà nấy”- phản ánh tầm ảnh hưởng có tính chất di truyền không chỉ về mặt
sinh học mà cả về mặt xã hội trong từng gia đình. Sự ảnh hưởng trực tiếp và lớn
hơn cả là những người trực tiếp nuôi dưỡng các thành viên từ nhỏ như ông bà, cha
mẹ, anh chị trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của cha mẹ, ảnh hưởng trực tiếp
đến sự hình thành tính cách của con cái. Tuy nhiên, do thiên chức và yếu tố giới
nên tầm ảnh hưởng đến tính cách của con cái từ phía cha mẹ là không giống nhau.
Người cha mang đậm bản chất nam tính, đặc biệt như tính mạnh mẽ, can đảm, tự
do, phóng khoáng, liều lĩnh, hung hăng, hiếu kỳ hay tìm hiểu. Người mẹ mang bản
sắc ảnh hưởng nữ tính hơn: mềm mỏng, trung thực, thật thà, điềm đạm, nề nếp.
Sau đó đến ảnh hưởng từ phía ông bà, anh chị và cũng do đặc điểm giới tính, độ
tuổi mà sự ảnh hưởng cũng có nhiều điểm khác nhau.
Gia đình truyền thống được bảo vệ bằng lý luận, bằng phong tục, bằng lễ

nghi và bằng cả pháp luật. Cái phải bảo vệ là trật tự trên dưới, trên là cha mẹ, anh
chị và chồng, dưới là con, là em, là vợ, trên còn là đàn ông, dưới còn là đàn bà.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là một quan hệ theo tình nghĩa và theo
kinh điển Nho giáo. Theo quan điểm Nho giáo mối quan hệ trong gia đình là do
tính trời: ai sinh ra cũng biết yêu cha mẹ, anh chị em thương yêu nhau. Tình dựa
vào tính trời được lý hóa thành nghĩa và quy định thành lễ. Nghĩa và lễ có ý nghĩa
chuẩn mực cho con người. Con người sống đúng lễ nghĩa sẽ theo đúng trật tự trên
dưới mà cũng theo đúng tình của lòng mình, giữ được hòa mực. Theo lễ nghĩa
cũng có nghĩa là theo cái chuẩn chung chứ không theo ý riêng của bản thân. Con
người sống theo ý riêng của mình là nhân tố gây nên tổn thương cho sự hòa thuận.
Vì lẽ đó, trong gia đình truyền thống người ta hạn chế cái tôi, cái cá nhân, khuyến
khích sự kính trên nhường dưới, không so đo tị nạnh để nhường nhịn tha thứ. Tuy
nhiên, cũng chính trong xã hội đó, tác động của chức năng giáo dục đối với sự
hình thành nhân cách con người luôn theo một nhóm khuôn mẫu quen thuộc lặp đi
lặp lại mà ai cũng phải thực hiện theo. Nếu bất kỳ một cá nhân nào có hành động
chống trả lại ngay lập tức sẽ bị gia đình, làng xóm, xã hội khai trừ, từ bỏ. Như hiện
tượng con gái không chồng mà chửa theo luật lệ của làng thì sẽ bị gọt đầu bôi vôi
và đuổi khỏi làng; bất hiếu với cha mẹ sẽ bị làng đánh; nam nữ thụ thụ bất thân,
Đất nước bước vào thời kỳ CNH - HĐH, hội nhập quốc tế, xã hội có những
chuyển mình và đổi sắc về mọi mặt thì các chức năng của gia đình cũng có nhiều
thay đổi, các cá nhân trong gia đình biến đổi theo sự phát triển tất yếu của xã hội,
hay rộng ra là sự thay đổi của con người Việt Nam. Gia đình từ chỗ là một đơn vị
sản xuất (chủ yếu làm nông nghiệp và một phần thủ công), chuyển sang mở rộng
các ngành nghề khác (công nghiệp, dịch vụ ), gia đình nhiều thế hệ thành gia
đình hạt nhân. Sự thay đổi đó khiến cho các mối quan hệ trong gia đình có nhiều
điểm khác trước: tính độc lập và tự chủ của người vợ và con cái tăng lên; quan hệ
hôn nhân dựa trên tính tự nguyện, Các thành viên trong gia đình dần dần tham
gia vào các hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội bên ngoài khuôn khổ gia đình,
điều đó đem lại sự xáo trộn về quan hệ gia đình là không thể tránh khỏi. Các mối
quan hệ trong gia đình thay đổi dẫn đến việc thực hiện chức năng giáo dục - hình

thành nhân cách con người từ trong gia đình có nhiều điểm khác trước.
IV. GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Giáo dục giới tính là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống hiện
nay, bởilẽ trong tình hình Việt Nam đang hội nhập thế giới, bên cạnh những nét
văn minh, tích cực chúng ta cần tiếp thu, thì những hành vi ngoại lai không phù
hợp với chuẩn mực văn hóa, lối sống của chúng ta đang xâm nhập vào giới trẻ.
Điều này đã dẫn tới một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay có sống buông thả,
sống thực dụng. Hậu quả là sự gia tăng tình trạng mang thai sớm, tình trạng nạo
phá thai của các nữ thanh niên. Các tai biến do thai sản, lây nhiễm các bệnh qua
đường tình dục, trong đó có cả HIV – AIDS gia tăng.
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em do các cô gái
tuổi vị thành niên sinh ra, chiếm khoảng 11% tổng số sinh. Mỗi năm có khoảng 20
triệu trường hợp nạo phá thai không an toàn, 95% ở các nước đang phát triển.
Theo thống kê của các ngành hữu quan ở Việt Nam (điều tra tổng cộng trên 20
trường đại học với 2000 sinh vên nam nữ ), có khoảng 50% sinh viên có hành vi
thân mật với người khác giới và trên 50% trong số sinh viên đó đã có quan hệ tình
dục trước hôn nhân. Cũng theo uỷ ban Quốc gia về phòng chống AIDS, ở nước ta
số người phát hiện chính thức nhiễm HIV tính đến tháng 5/2002 là 49.000, trong
đó khoảng 93-94% đang ở lứa tuổi 13 – 29. Tất nhiên con số đó không có nhiều ý
nghĩa bởi đó chỉ là những con số phát hiện được, các nhà chuyên môn cho rằng số
người nhiễm HIV/AIDS ở nước ta lên tới khoảng 180.000. Những con số trên
cảnh báo xã hội chúng ta về sự suy giảm nòi giống dân tộc, nguồn nhân lực quốc
gia và tình hình bất ổn xã hội trong tương lai.
An toàn tình dục và sức khoẻ sinh sản là một phần của tổng thể sức khoẻ
con người trong cả cuộc đời. Nó liên quan chặt chẽ với đời sống vật chất và tinh
thần, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Tuổi vi thành niên là
lứa tuổi luôn tự khẳng định mình, nhân cách chưa hoàn thiện, tâm lý bồng bột
chưa chín chắn, nhưng mong muốn khám phá thế giới mãnh liệt và không loại trừ
khám phá tình dục. Trong khi đó các em lại ít có hiểu biết về giới tính, tình dục,
kinh nghiệm sống và đặc biệt là hành vi tự kiềm chế bản thân. Trước tình hình

thực tế như trên, trang bị kiến thức về giới tính, sinh lý sinh sản cho các em trước
khi bước vào tuổi dạy thì là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm giúp các em hiểu
biết về tình dục và cách đề phòng những điều bất lợi có thể xảy ra. Những thông
tin tốt được cung cấp cho thanh thiếu niên giúp cho các em có trách nhiệm trong
quan hệ tình dục, tránh tác hại do quan hệ tình dục gây nên và tránh quan hệ tình
dục sớm.
Trong xã hội chúng ta có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau về vấn đề
giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho trẻ vị thành niên. Có những người cho
rằng: đưa vấn đề giáo dục giới tính vào nhà trường là “ vẽ đường cho hươu chạy”.
Vì thế họ cho rằng không cần phải giáo dục trong nhà trường mà để trẻ tự phát
triển tự nhiên, đến lúc nào đó tự trẻ sẽ hiểu được. Cũng có những quan điểm cho
rằng nhất thiết cần phải giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho thanh niên
hiện nay, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên nhằm nâng cao năng lực, giảm thiểu
những tác hại do thiếu hiểu biết gây ra. Nhưng cho tới nay nhà nước chưa đưa
chương trình giáo dục giới tính vào nhà trường giảng dạy vì những điều kiện chủ
quan và khách quan khác nhau. Trong điều kiện đó thì giáo dục giới tính trong gia
đình là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất, nhằm nâng cao sức khoẻ sinh
sản và đảm bảo cho thanh, thiếu niên một cuộc sống tình dục an toàn và giảm
thiểu những tác hại do thiếu hiểu biết gây ra. Giáo dục giới tính ngay trong từng
gia đình đòi hỏi trước hết chính những bậc phụ huynh phải là những người nắm
vững kiến thức về giới tính tình dục một cách khoa học; biết được kỹ năng giáo
dục và hơn cả là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn luôn được
chan hoà cởi mở và chia sẻ lẫn nhau. Chỉ như vậy, quá trình giáo dục giới tính cho
con cái mới đạt hiệu quả và kết quả là chính con em mình có thể kiếm soát đuợc
hành vi tình dục, có trách nhiệm trong quan hệ tình dục, hạn chế tối đa những rủi
ro từ quan hệ tình dục gây nên.
Chúng ta đã biết, gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người,
trong đó bố mẹ là những ngưòi có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nhân
cách của con cái. Cách cư xử giữa bố - mẹ là bài học sớm nhất đối với trẻ về cách
ứng xử giới tính giữa một người nam và một người nữ. Trẻ sẽ tiếp thu dần dần

những kiến thức giới từ chính gia đình mình. Từ đó dần theo năm tháng hình thành
những hành vi, thái độ mang tính chất giới nam hay nữ được mọi ngưòi và xã hội
chấp nhận.
Cha mẹ tiến hành giáo dục cho con cái về giới tính, sinh lý sinh sản là một
quá trình giáo dục từ mức độ thấp tới mức độ cao. Tuỳ vào sự phát triển dần dần
tâm lý của trẻ theo lứa tuổi mà các bậc cha mẹ có những cách thức, nội dung sao
cho phù hợp với từng lứa tuổi. Lúc trẻ còn nhỏ (3-6 tuổi) thì nội dung giáo dục nên
đơn giản, dễ hiểu, nhưng nội dung ấy phải có ý nghĩa nhất định và tác dụng bước
đầu hình thành trong trẻ những kiến thức về sự khác biệt giữa nam và nữ, như chỉ
cho trẻ biết được sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ ở tóc, trẻ nam thường phải cắt
tóc ngắn, trẻ nữ thì thường để tóc dài, hay sự ăn mặc của trẻ nam cũng khác trẻ nữ,
trẻ nam ăn mặc những bộ quần áo gọn gàng mang tính thể thao, trong khi đó trẻ nữ
lại mặc những quần aó màu sắc sặc sỡ. Cũng có thể cha mẹ hướng cho trẻ và bảo
trẻ rằng những em nữ thường chơi trò chơi có tính chất khác biệt so với trẻ
nam, như trẻ nam chơi bóng đá, trẻ nữ chơi đồ hàng và xắm vai mang tính chất
phân biệt giới như em trai xắm vai chú bộ đội, em gái xắm vai cô giáo. Tất cả
những kiến thức đơn giản đó bước đầu giúp cho trẻ có dược thói quen ứng xử theo
giới. Rất nhiều bậc cha mẹ đã đối mặt với những câu hỏi của trẻ ở giai đoạn này
như: “ Em bé được sinh ra từ đâu”, “ Tại sao lại có em bé”. Nhiều cha mẹ đã
không giải thích cho trẻ hoặc giải thích sai lệch. Điều cần nói ở đây là cha mẹ
không nên né tránh, hay phớt lờ những câu hỏi đại loại như vậy. Trong trường hợp
này cha mẹ cần trả lời là: con sẽ biết và hiểu khi con lớn hơn một chút. Hoặc con
lớn hơn một chút cha mẹ sẽ trả lời cho con. Sự trả lời như vậy sẽ kích thích tính
ham khám phá của trẻ. Khi trẻ lớn hơn một chút (6-10 tuổi), trẻ đã hiểu biết hơn
trước rất nhiều, bố mẹ có thể dạy cho trẻ cách thức ứng xử, ăn nói theo giới mà xã
hội chấp nhận. Đối với trẻ nữ, ngưòi cha, người mẹ dạy trẻ cách ăn nói nhẹ nhàng,
tính dịu dàng trong giao tiếp, biết nội trợ và biết làm dẹp cho bản thân. Đối với trẻ
nam, lại có cách dạy khác, cha mẹ dạy cho các con tính thẳng thắn cương quyết,
quyết đoán… Nội dung giáo dục sẽ được cha mẹ cung cấp nhiều hơn, phong phú
hơn, mang tính thiết thực hơn và thẳng thắn hơn khi trẻ ở lứa tuổi lớn hơn nữa (11-

15). Lúc này trẻ bước vào giai đoạn tiền dạy thì. Cha mẹ từ những hiểu biết của
mình dạy cho con sự chuẩn bị tâm lý để đón nhận sự thay đổi của cơ thể như có
hành kinh ở con gái, sự phát triển cơ bắp và mộng tinh của con trai… Những điều
đó giúp trẻ tránh hoang mang do sự thay đổi căn bản sinh lý của trẻ, hạn chế sự
ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động học tập và giao tiếp xã hội của
trẻ. Nếu như ở giai đoạn trước việc giáo dục giới tính cho trẻ có ý nghĩa bước đầu

×