Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

công tác xã hội với trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam tại làng trẻ hữu nghị - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.98 KB, 21 trang )

Đề tài: Công tác xã hội với trẻ bị nhiễm chất độc màu da
cam tại làng trẻ Hữu Nghị - Hà Nội
A.LÝ LUẬN CHUNG
I. Lý do chọn đề tài
“Chất độc màu da cam” – cụm từ mang tính hoá học đơn thuần này
đã và đang gây đau khổ cho biết bao thế hệ người Việt Nam. Mặc dù cuộc
chiến tranh tàn khốc mà Mỹ đã ggây ra ở Việt Nam đã chấm dứt cách đây
hơn 30 năm nhưng nỗi đau dai dẳng mà chất diệt cỏ đựng trong những thùng
chứa được đánh dấu bằng những băng sơn màu da cam gây nên vẫn từng
ngày từng giờ huỷ hoại cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Trong những
con người đó có cả những thế hệ con, cháu của những người đã từng tham
gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Những mảnh đất, nguồn nước bị nhiễm chất
độc điôxin vẫn từng ngày từng giờ ảnh hưởng tới sức khoẻ vsf môi truờng
sống của nhân dân, đồng bào ta.
Hậu quả của hơn 80 triệu lit hoá học (khoảng ½ là chất da cam ) chứa
gần 400 kg điôxin – một chất cực kỳ nguy hiểm mà Mỹ đã dải xuống Việt
Nam từ Qủang Bình tới mũi Cà Mau làm cho hơn 30 triệu ngươig Việt Nam
“họ sống đó, nhưng cuộc sống của họ ví như đị ngục trần gian “ (theo thông
tấn xã Việt Nam /Vì vỗi đau da cam ). Trong khi đó những người lính Mỹ đã
từng tam gia chiến tranh ở Việt Nam đã đuợc hưởng các chế độ hết sức ưu
đãi do ảnh hưởng bởi chất độc điôxin. Vậy mà những nạn nhân chất độc
màu da cam vẫn đang từng ngày từng giờ sống trong nỗi đau đớn về thể xác,
thiếu thốn về tinh thần lại không đuợc hưởng những gì mà bao người Mỹ
khác được hưởng. Mặc dù Đảng và Nhà nước, các tổ chức lien quan ở Việt
Nam hết sức quan tâm nhưng đời sống của người bị nhiễm chất độc màu da
cam vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Trẻ em là mầm xanh của đất nước, là thế hệ tương lai của cả một dân
tộc. Nhưng ở nước ta rất nhiều mầm xanh đã và đang thiéu những cơ hội
phát triển. Trong đó có đối tượng trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam. Đây là
nhóm đỗi tượng được nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm bởi lẽ hơn
ai hết các em đa phải gánh chịu nhiều tổn thương về cả vật chất lẫn tinh


thần. Chúng tôi hi vọng trong bài công tác xã hội lần này chúng tôi sẽ có cơ
hội hiểu hơn về tâm lý cũng như tình cảm của các em để ít nhiều có những
đống góp trong việc giúp các em khơi dậy tiềm năng của mình
II. Ý nghĩa của bài báo cáo
Chúng tôi đã vận dụng những tri thức, tài liệu, lý thuyết công tác xã
hội vào trong thực tiễn bài nghiên cứu của mình
- Qua bài nghiên cứu chúng tôi cũng đã làm rõ hơn các khái niệm về
trẻ em bị nhiễm chất độc da cam đioxin, trung tâm bảo trợ, phương pháp
công tác xã hội nhóm .
-Hệ thống lại một cách toàn diện bức tranh về trẻ em nhiễm chất độc
da cam thông qua đó chúng ta có thể nhìn thấy được cuộc đời, số phận của
những mảnh đời bất hạnh đó như thế nào
II. Mục tiêu, đối tượng, khách thể, phạm vi báo cáo
1. Xác định mục tiêu báo cáo
Vận dụng một số hình thức giúp đỡ, phương pháp tiếp cận thân chủ và
nhận biết cách thức nào là phù hợp cho nhóm thân chủ của mình
Xây dựng một số kỹ ăng chuyên môn nghiệp vụ về công tác xã hội để
giải quyết vấn đề của thân chủ lien quan đến vị trí, địa vị, quyền lợi của thân
chủ.
Giúp nhóm đối tượng nhận thức được khả năng của chính mình nhằm
tiến tới phát huy tiềm năng đó, phục hồi các chức năng xã hội bị suy giảm
Mang lại cho nhóm đối tượng niềm tin, sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn
tinh thần để nhóm đối tượng có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tìm hiểu thông tin đầy đủ chính xác về tinh hình trẻ em bị nhiễm chất
độc màu da cam tại làng trẻ Hữu Nghị như về số lượng, tuổi, giới tính, quê
quán.
2. Đối tượng ,khách thể, phạm vi báo cáo
Đối tượng báo cáo: Công tác xã hội hỗ trợ trẻ em bị nhiễm chất độc
màu da cam
Khách thể: trẻ em bị nhiễm chất độc màu da tại làng trẻ Hữu Nghị

Phạm vi nghiên cứu: trẻ em trong làng Hữu Nghị. Trong độ tuổi 6 -15
tuổi
III. Các khái niệm liên quan
Phương pháp công tác xã hội nhóm là sự vận dụng kĩ năng mang tính
chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế nhằm thay
đổi nhận thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội của
các thành viên trong nhóm
_ Chất độc da cam là chất ở dạng lỏng có chứa đioxin, sánh như
dầu, màu da cam, không tan trong nước, dễ xâm nhập qua lá và làm rối loạn
hệ điều tiết sinh trưởng của cây, nguy hiểm đối với người. (Theo từ điển
Tiếng Việt)
Trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam là những trẻ dưới 16 tuổi bị ảnh
hưởng bởi chất độc đioxin từ những thế hệ trước đã từng tham gia chiến
tranh và bị nhiễm chất độc màu da cam, các em phải chịu nhiều di chứng về
mặt vật chất hoặc trí tuệ và đựơc hưởng một số trợ cấp của nhà nước cho trẻ
bị nhiễm chất độc màu da cam
Trung tâm bảo trợ là nơi tập trung những hoạt động đỡ đầu và giúp
đỡ cho các tổ chức hoặc cá nhân có khó khăn
IV. Các lý thuyết áp dụng
Lý thuyết hệ thống của I FON BERTALARFFY
Lí thuyết của ông là lí thuyết sinh học và ông cho rằng “ Mọi tổ
chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và
ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một
bộ phận của xã hội
+ Theo lý thuyết này thì con người tồn tại trong xã hội với vai trò là
thành viên của nhiều hệ thống khác nhau:
- Hệ thống phi chính thức: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
- Hệ thống chính thức: tổ chức đoàn, đội, các hội…
-Nhóm hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học…
+ Con người đó chịu sự tác động nhất định của các hệ thống( tích cực

hoặc tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem
xét các mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân hoặc
nhóm đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống
đối với cá nhân, nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các
thống này đến cá nhân, nhóm.
+ Vận dụng vào thực hành công tác xã hội:
- Nhằm tạo dựng mối liên hệ mới giữa cá nhân, nhóm với các hệ
thống hỗ trợ.
- Giúp họ điều chỉnh các hành vi, thực hiện các tương tác mới ở trung
tâm và với hệ thống, nguồn lực khác ( gia đình người thân, và các tổ chức
đoàn thể trong và ngoài trung tâm)
- Góp phần điều chỉnh hoặc phát triển các hệ thống các chính sách xã
hội , an sinh xã hội sao cho phù hợp và giúp các thân chủ tiếp cận và nhận
được sự giúp đỡ kịp thời từ các chế độ chính sách đó.
+ Khi thực hành CTXH thì nhân viên CTXH không thể không chú ý
đến sự ảnh hưởng qua lại đó. Việc tạo dựng và phát huy những tiềm năng,
sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành công tác xã
hội.
Mô hình lý thuyết “ Tâm động học” của Freud
Tâm động học là những lý thuyết ẩn dấu sau luận điểm đánh giá được
hành vi xuất phát từ các động thái và những tương tác trong ý thức của con
người.
Mô hình lý thuyết “ Tâm động học” được xây dựng trên cơ sở học
thuyết của Freud và môn đệ của ông. Lý thuyết này được gọi là “tâm lý động
học” bởi lý thuyết này nhấn mạnh vào cách tư duy kích thích hành vi và cả
tư duy lẫn hành vi đều bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội của con người.
Nội dung của mô hình lý thuyết này là tập trung nghiên cứu những
hành vi, hành động của con người thông qua việc phân tích tâm lý, diễn trình
tâm lý bên trong, những nhân tố xã hội bên ngoài và xem xét chúng có ảnh
hưởng lẫn nhau như thế nào? Hướng đến việc giải quyết những vấn đề xuất

hiện từ sự “mất cân bằng giữa những cá nhân,nhóm và môi trường sống của
họ
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung tình hình trẻ bị nhiễm chất độc da cam trong cả
nước
1. Tình hình trẻ bị nhiêm chất độc màu da cam
Chiến tranh đã lùi xa nhưng những gì mà hậu quả chiến tranh để lại vô
cùng lớn lao và nặng nề. Làm sao kể hết biết bao xương máu cha ông ta đã
đổ xuống trên mảnh đất que hương vì độc lập, tự do của nước nhà. Và rồi đã
có bao mất mát đau thương như vết thương long không lành miệng, để cho
đến tận hôm nay nó vẫn còn âm ỉ sục sôi. Họ là nhữn người thương bệnh
binh đã hi sinh tuổi xuân của mình vì lý tưởng cách mạng. Để rồi ngày hôm
nay nạn nhân của cuộc chiến tranh ấy là những đứa trẻ chính là con của
những anh hung quả cảm, đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách
mạng.
Hiện nay nước ta có khoảng 4,8 triêu người bị nhiễm chất độc màu da
cam. Trong đó có hơn 3 triệu người trực tiếp ảnh hưởng và có khoảng hơn 1
triệu trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam. Những đứa trẻ có đôi chân
không bình thường, đôi tay không lành lặn…mang trên mình bao đớn đau, dị
tật luôn mặc cảm về bản thân mình
3. Hoàn cảnh và tâm lý chung của trể bị nhiễm chất độc màu da cam
Tuổi thơ của các em những nạn nhân chất độc màu da cam( bị di
chứng từ cha mẹ hoặc ông bà) hầu hết là những năm tháng sống trong đau
khổ, luôn mặc cảm tự ti về bản thân. Chưa hết hoàn cảnh những gia đình có
con, cháu bị nhiễm chất độc màu da cam thường rất khó khăn vì điều kiện
kinh tế hạn hẹp ( họ thường là những gia đình cựu chiến binh) trong tay
không có đồng vốn cần thiết và không đủ thời gian để lao động kiếm sống.
Những đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam thường trở thành gánh nặng
cho gia đình. Đa số trường em trẻ em nhiễm chất độc da cam khi sinh ra đã
bị dị dạng về ngoại hình, nếu không dị dạng về ngoại hình thì trẻ có thể bị

thiểu năng trí tuệ (trí tuệ kếm phát triển hơn những đứa trẻ bình thường). Có
gia đình ở thế hệ thứ hai không có biểu hiện bị nhiễm chất độc da cam
nhưng đến đời thứ ba thì chất độc da cam lại xuất hiện. Và điều đó trở thành
nỗi bất hạnh, mất mát,và đau thương của những gia đình và của xã hội.
Những em bị nhiễm chất độc màu da cam bị dị tật về ngoại hình
nhưng tinh thần hoàn toàn bình thường thì thường có tâm trạng buồn chán,
bi quan, thiếu hứng thú trong các hoạt động vì các em luôn mặc cảm với các
tật nguyền, xấu hổ trước tập thể đồng người, sợ bạn bè chê cười nên việc hoà
nhập cộng đồng với các em rất khó khăn. Một số em còn cảm thấy bất hạnh
về cuộc đời, về những gì người khác có thể làm được mà bản thân các em lại
không làm được điều đó. Biểu hiên tâm lý lo lắng cho số phận, định hướng
trong tương lai cũng thường gặp ở các em.
Những em bị thiểu năng về tinh thần trí tuệ thì hầu như không có cảm
xúc gì, các em hoàn toàn không có nhận biết về cuộc sống.
4. Các chính sách an sinh hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam
Để chia sẻ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, Việt Nam đã thành lập
Ủy ban 10-80 để điều tra về những hậu quả của chiến tranh hóa học và lập
Ban Chỉ đạo 33 để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh. Nhà nước ta đã
ban hành một số chính sách trợ cấp ưu đãi cho các nạn nhân chất độc da cam
là bộ đội, TNXP từ chiến trường trở về và con đẻ của họ; có chính sách trợ
cấp xã hội cho các nạn nhân là dân thường bị nhiễm chất độc da cam trong
chiến tranh tùy thuộc mức độ nhiễm và sức khỏe còn lại của họ nhằm giảm
bớt phần nào sự vất vả trong cuộc sống hằng ngày của họ
Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam cũng được thành lập với mục đích huy động sự giúp đỡ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho các nạn nhân chất độc da cam.
Ðến nay đã có hơn 425 nghìn nạn nhân chất độc da cam được cải thiện đời
sống, sức khỏe, vật chất và tinh thần.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam cũng được thành
lập, có chức năng bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam và là

đại diện pháp lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam quan hệ với
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Một trong những việc làm đầu tiên
của Hội là lập đề án "Giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam trong cuộc
sống". Ðồng thời, tổ chức thu thập hồ sơ chứng cứ, tiến hành khởi kiện dân
sự các công ty Mỹ sản xuất chất độc da cam để quân đội Mỹ sử dụng trong
chiến tranh Việt Nam.
Những năm qua, được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước và các cấp
chính quyền, các ngành và các tổ chức xã hội, sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân
dân trong cả nước và rất nhiều bạn bè quốc tế về tinh thân, vật chất, những
nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam cũng đang từng ngày, từng giờ, nỗ lực
vươn lên, vượt qua nỗi đau để tiếp tục cuộc sống và đấu tranh vì công lý
trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ. Chính sự nỗ lực này mà các nạn
nhân da cam Việt Nam đã và đang nhận được rất nhiều sự đồng cảm, động
viên, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân và những người có lương tri trên
toàn thế giới.
5. Thái độ của cộng đồng đối với trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam
Mặc dù được rất nhiều sự quan tâm của nhà nước cũng như là các tổ
chức xã hội nhưng trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam vẫn rất thiệt thòi. Ngay
trong môi trường xã hội thong thường các em đã chịu sự ghẻ lạnh thờ ơ của
một số bộ phận xã hội. Chúng ta đã chấp nhận và chứng minh được rằng các
em chịu hậu quả của chiến tranh đó cũng là một phần gián tiếp cống hiến
cho độc lập tự do của đất nước nhưng cồng đồng không đối xử với các em
như vậy, như những gì các em phải gánh chịu. Những người mẹ sinh con ra
mà chưa một lần nhìn thấy mặt con, chưa một lần nghe tiếng con gọi mẹ,
chưa một lần gọi tiếng cha ơi! Luôn là nỗi đau khôn cùng cho những đứa trẻ
vô tội đó ! Cồng đồng xã hội cần quan tâm hơn nữa tới các em đặc biệt là
phát triển kinh tế gia đình các em để hỗ trợ một cách tốt nhất cho các em.
II . Giới thiệu chung về làng trẻ Hữu Nghị -Xuân Canh –Hoài Đức –Hà
Nội
1. Sơ lược lịch sử hình thành của làng Hữu Nghị

Để chia sẻ một phần mất mát thiệt thòi, giảm gánh nặng cho gia đình
có con em bị nhiễm chất độc màu da cam, đồng thời được sự phối hợp của
uỷ ban dự án làng Hữu Nghị Việt Nam ở Mỹ và tổ chức quỹ trẻ em Việt
Nam ngày 18/3/1998 làng Hữu Nghị xã Vân Canh huyện Hoài Đức thành
phố Hà Nội được thành lập. Sự ra đời của làng Hữu Nghị là một trong
những dự án nhằm khắp phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ. giúp đỡ, nuôi
dưỡng giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, đặc biệt trong đó là
trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam. Làng còn được coi như là biểu tượng của
tình hữu nghị và sự hòa giải giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam.
Với nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa trị, dạy chữ, dạy
nghề, phục hồi chức năng có thời hạn, tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng cho
một số con cựu chiến binh bị bệnh khuyết tật do hậu quả của bố mẹ bị nhiễm
chất độc màu da cam/ dioxin. Trong làng hiện có 120 em và các cựu chiến
binh đang được nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tại làng. Các em tại đây
được giúp đỡ một các khá toàn diện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần với
mong muốn và hi vọng các em sớm bình phục hơn để có thể giảm bớt mặc
cảm tự ti hoà nhập với cộng đồng.
2. Cơ sở vật chất của làng phục vụ cho hoạt động công tác xã hội
Làng Hữu Nghị có tổng diện tích là 2,7 ha gồm:
+ 01 : Nhà điều hành
+ 01 : Trung tâm y tế
+ 01 : Biệt thự
+ 01 : Nhà khách
+ 01 : Trạm xá
+ 01 : Nhà ăn cho cán bộ công nhân viên và nhà nghỉ trưa ( G2 )
+ 02 : Nhà ở cựu chiến binh (G6, G7 )
+ 06 : Nhà ở các cháu ( từ T1 đến T6 )
+ 01 : Nhà ăn cựu chiến binh
+ 01 : Thư viện
+ 01 : Khu lớp học và trung tâm dạy nghề

Ngoài ra trong khuôn viên của làng còn có một sân vui chơi cho trẻ
em và sân chơi thể dục thể thao, một vườn rau sạch …Các trang thiết bị
tương đối đầy đủ đảm bảo cho hoạt động của làng.
Đội ngũ cán bộ gồm 62 người trong đó trình độ đào tạo Đại học,
Cao đẳng chiếm 45% ; trung cấp chiếm 30% ; lao động phổ thong là 25%.
Làm việc ở các bộ phận:
+ Ban giám đốc
+ Trung tâm y tế
+ Trung tâm giáo dục – hướng nghiệp
+ Phòng tài chính
+ Phòng hành chính
+ Quản trị
+ Phòng hậu cần
+ Tổ cựu chiến binh
+ Tổ bảo mẫu 1
+ Tổ bảo mẫu 2
Nguồn kinh pơhí hoạt động của làng từ ngân sách nhà nước chime
50%. Nguồn kinh phí tài trợ từ các nước thành viên của ủy ban quốc tế làng
Hữu Nghị chiếm 50% (Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Canada). Ngoài ra làng
còn nhận được sự hỗ trợ. giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và
ngoài nước và hiện vật. Quy chế và mô hình quản lý tài chính, tài sản thực
hiện theo đúng quy chế và các chế độ tài chính của nhà nước.
Nhìn chung cơ sở vật chất của làng Hữu Nghị - Hoài Đức –Hà Nội
khá đầy đủ nhưng để tạo những điều tốt nhất cho các em ở làng phát triển
toàn diện thì ban ngành, cơ quan cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa. giúp
đỡ nhiều hơn nữa về mặt vật chất cũng như tinh thần. Như vậy mới đảm bảo
và tạo điều kiện đầy đủ hơn nữa đẻ làng không ngừng phát triển.
3. Các chính sách công tác xã hội tại làng .
Làng Hữu Nghị là nơi nuôi dưỡng chăm sóc đón nhận những trẻ em bị
nhiễm chất độc màu da cam . Hằng năm thông qua Hội Cựu Chiến Binh ở

các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra, làng tiến hành xuống từng tỉnh để đón các
cháu về nuôi, mỗi năm làng nhận nuôi khoảng 120 trẻ em là con, em của cựu
chiến binh Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam. Những trẻ em được nhận
vào nuôi tuổi từ 6 đến 16 tuổi, có khả năng tự phục vụ bản thân. Được nhận
nuôi tại làng trẻ nhận được rất nhiều chính sách hỗ trợ, từ ăn ở, sinh hoạt, đi
lại đến học tập và học nghề.
+ Mỗi ngày trẻ nhận được chế độ ăn uống là 30.000 nghìn đồng chia
làm bốn bữa là sáng, trưa, chiều, tối. Làng có bộ phận hậu cần để lo việc ăn
uống của các trẻ em. Mỗi nhà có một đến hai người trong coi và chăm sóc
các em. Bữa sáng và tối các em được phát đồ ăn như: sôi, bánh mỳ, sữa,…
bữa trưa và chiều các em ăn cơm tại nhà ăn của làng.
+ Làng có các lớp dạy văn hoá từ lớp 1 đến lớp 4 cho trẻ, những trẻ
học từ lớp 5 trở lên được làng gửi đi học bên ngoài và có chính sách đưa đón
đi học.
+ Nếu các trẻ bị ốm đau nặng thì được đi khám chữa tại các bệnh viện
quân đội mà không phải chi trả viện phí và các dịc vụ khác.
+ Tại đây các em còn học nghề với 4 nghề là : làm hoa, may, thêu và
học vi tính. Nếu các sản phẩm các em làm ra tiêu thụ được thì các em được
hưởng.
+ Các em thường xuyên được đi làng tổ chức cho đi chơi, tham quan
cũng như xem và tham gia các chương trình giải trí.
+ Các em được thanh toán tiền tàu xe khi về vào các dịp lễ tết.
+ Các em được hưởng đầy đủ các dịch vụ vui chơi và giải trí tại nơi ở
như xem phim, hoạt động thể thao,…
+ Các em được làng trợ cấp hoàn toàn về quần áo, các đồ dùng sinh
hoạt hàng ngày.
+ Các em thường xuyên nhận được quà từ các tổ chức tình nguyện và
các đoàn tình nguyện vào thăm.
+ Ngoài ra các em còn được hưởng rất nhiều các chính sách khác,…
4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động công tác xã hội tại làng

Thuận lợi
Làng Hữu Nghị có rất nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng và
phát triển để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Từ những năm đầu thành lập đến nay làng Hữu Nghị luôn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành đặc biệt là các tổ chức ủng hộ
nước ngoài. Với truyêng thong “ lá lành đùm lá rách”, “ thương người như
thể thương thân” hằng năm làng luôn được các đồng chi cán bộ lãnh đạo
Đảng và Nhà nước đến thăm, ân cần động viên và chia sẻ các em có hoàn
cảnh đặc biệt.
Với những tấm lòng cao cả, làng Hữu Nghị là nơi thường xuyên được
đón nhận sự đóng góp hảo tâm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cac nhân từ
thiện. Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn thiết thực mang tính nhân văn sâu
sắc của những “tấm lòng vàng” dành cho trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ bị
nhiễm chất độc màu da cam.
Điều quan trọng phải kể đến là làng có đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức, những thầy cô giáo, những y bác sỹ dày dặn kinh nghiệm đã cống hiến
hết sức mình qua nhiều năm công tác trong ngành. Ngoài ra cùng với lòng
nhiệt tình, sự tận tuỵ tâm huyết với nghề, tình yêu thương và tinh thần trách
nhiệm luôn đặt chữ tâm lên đầu, đội ngũ cán bộ viên chức ở đây đã vươn lên
lỗ lực hết mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Họ xứng đáng được tôn
vinh như những người mẹ, người cha mang trong mình tình yêu thương lớn
lao vô bờ dành cho những đứa trẻ có mảnh đời bất hạnh, kém may mắn. Đây
chính là vấn đề tiên quyết quan trọng trọng quá trình xây dựng và hoạt động
công tác xã hội ở đơn vị.
Không những thế, làng Hữu Nghị đạt đựoc kết quả như hôm nay là do
quá trình lãnh đạo tài tình sáng suốt của ban giám đốc lãnh đạo. Đó là việc
quản lý điều hành, quy định của chính sách, và chương trình hoạt động một
cách có tổ chức và khoa học nhất. Chính vì vậy trong hơn 10 năm qua làng
đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, duy trì bọ máy lãnh đạo và quá
trình hoạt động vững chắc.

Khó khăn
Do quá trình hình thành xây dựng và phát triển đi lên từ điểm phát
thấp, khi mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mà các đối tượng trẻ bị
nhiễm chất độc màu da cam hầu hêt đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cơ
sở ban đàu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức phi cbhính
phủ cì vậy làng Hữu Nghị đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình xây
dựng, hoạt động và phát triển.Trước hết có thể nói thời gian làng Hữu Nghị
thành lập cho đến nay không hẳn goị là một quá trình lâu dài, trong khi cùng
với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước về mọi mặt. Làng
Hữu Nghị đang còn gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô phát
triển cả về chất lượng và số lượng. Đó là phạm vi tiếp nhận đối tượng mới
chỉ từ địa phận tỉnh Quảng Bình trở ra Bắc.
Bên cạnh đó các trang thiết bị, kỹ thuật máy móc chưa thực sự trở
thành quy mô hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cũng như học tập
của trẻ khuyêt tật do nhiễm chất độc màu da cam. Nhận thức về việc phục
hồi chức năng cho trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam của gia đình và xã hôịi
còn hạn chế. Chưa kể tới việc nhiều gia đình có trẻ khuyêt tật do bị nhiễm
chất dộc màu da cam còn gặp nhiều khó khăn không đủ điều kiện chăm sóc,
chữa trị.
Tất cả những khó khăn trên phần lớn là do thiếu vốn đầu tư vsf nguồn
kinh phí từ các tổ chức. Hầu hết quá trình hoạt động của làng đều dựa một
phần vào nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước, và từ các nước thành viên của
uỷ ban Hữu Nghị quốc tế. Về phía gia đình các em đa số đều có hoàn cảnh
khó khăn thuộc diện chính sách, vì thế mà nguồn kinh phí để xây dựng và
hoạt động trong quá trình phát triển của làng còn nhiều vấn đề bất cập, khó
khăn.
III. Công tác xã hội nhóm với trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam tại làng
trẻ Hữu Nghị
1. Lý do chọn nhóm
Sau quá trinh tiếp xúc nói chuyện tìm hiểu bước đầu tâm lý của các

em chúng tôi nhận thấy có Nhóm đối tương của chúng tôi tồn tại một số vấn
đề tâm lý như: Một số em tâm lý tự ti mặc cảm chưa hoà nhập nhóm,một số
em chưa quan tâm tới nhiệm vụ học tập của mình, giữa các em còn tồn tại
nhiều mâu thuẫn…
Các em là những đứa trẻ rất đáng thương, khuyết tật, khiếm khuyết
mang trên mình di chứng ảnh hưởng của chất độc màu da cam
Nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp
các em giải quyết mâu thuẫn nhỏ, xây dựng ý thức tự giác trong sinh hoạt và
học tập, chúng tôi đã chọn nhóm gồm 8 em ở tuổi từ 13 đến 15 tuổi để tiến
hành công tác xã hội nhóm.
Cùng với tấm lòng yêu thương trẻ thơ cũng như những gì rất đáng
yêu nơi đây, chúng tôi thực sự như được sống trong bầu không khí trẻ thơ,
vui nhộn. Để lại cho mỗi chúng tôi những kỷ niệm không thể phai mờ.
Bảng sơ yếu lý lịch của nhóm
stt
Họ và tên Giới
tính
Tuổi Quê
quán
Học
vấn
Tính cách
1
1
Đỗ Thị Yến Nữ 15 Quảng
Ninh
1/12 Thích trò chuyện, giao
tiếp. Ngoan hiền lành
nhưng hay dỗi, ngại
ngùng.

2
2
Nguyễn Thị
Liên
Nữ 12 Vĩnh
Phúc
1/12 Có năng khiếu thêu, rất
thích thêu. Nhưng trầm
tính, nhút nhát, sức
khoẻ yếu
3
3
Nguyễn Thị
Bình
Nữ 13 Nam
Định
Tiền
tiểu
học
Ngoan ngoãn, hiền
lành nhưng hay dỗi
hờn,không thích kết
bạn
4
4
Lê Thị
Huyền
Nữ 14 Nam
Định
1/12 Khá cởi mở, vui vẻ

nhưng ngại học và sinh
hoạt tập thể.
5 Phan Thị Nữ 13 Thanh 1/12 Khá xinh xắn, chăm
5 Dương Hoá chỉ, nhưng thường
buồn và có tâm trạng
6
6
Nguyễn
Hoàng
Ngọc
Nam 14 Nghệ
An
Tiền
tiểu
học
Thích trò chuyện, vui
vẻ,hay giúp đỡ mọi
người
7
7
Nguyễn
Văn Thiện
Nam 13 Hưng
Yên
1/12 Khá cởi mở với mọi
người, nhưng hay tự ái
và gây mâu thuẫn trong
nhóm.
8
8

Nguyễn
Văn Sỹ
Nam 14 Hà Nội Tiền
tiểu
học
Khá hoà đồng vui tính,
nhưng ý thức học chưa
cao.

1. Điểm mạnh, điểm yếu của nhóm.
2.1Điểm mạnh
Hầu hết các em trong nhóm đều ngoan, dễ vâng lời, lễ phép, tự giác.
Một số em có năng khiếu vẽ, thêu, may…
Các em có được tạo điều kiện tốt trong học văn hoá, được giáo dục
toàn diện. Trong đời sống sinh hoạt các em được quan tâm chăm sóc.
Thường xuyên được các tổ chức, cơ quan, các nhân từ thiện quan tâm hỗ trợ
trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Cô giáo chủ nhiệm cùng các ban phòng
tận tình, nhiệt huyết dạy dỗ, chăm sóc. Ngoài ra các em thường xuyên được
sinh hoạt hoà nhập cộng đồng cùng ccá sinh viên tình nguyện, sinh viên các
trường đại học,các đẳng…
Các em có cùng cảnh ngộ là những em bị nhiễm chất độc màu da cam,
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nên dễ dàng lien kết, cảm thông, chia
sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
2.2 Điểm yếu
Một số em mang tâm lý tự ti mặc cảm vì hoàn cảnh của mình, vì bản
thân khiếm khuyết kém cỏi.
Các em là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, tội nghiệp, các
em bị thiệt thòi về mọi mặt, thiếu định hướng tương lai…
Nhóm mới thành lập do vậy sự kien kết nhóm còn rời rạc, tinh thần
đoàn kêt chứ cao, còn tồn tại một số mâu thuẫn nhỏ.

2. Xác định vấn đề của nhóm đối tượng
Các thành viên trong nhóm còn nhút nhát, khép mình, tự ti mặc cảm
về bản thân.
Ý thức tự giác trong học tập và sinh hoạt chưa cao.
Các em chịu nhiều thiệt thòi tromng cuộc sống ngay cả đời sống vật
chất lẫn tinh thần. Vì thế các em luôn khao khát được cảm thông, chia sẻ,
được hoà nhập với cộng đồng…
3. Mục tiêu hoạt động của nhóm đối tượng
Trò chuyện, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em tự giác vươn
lên trong học tập và đời sống sinh hoạt.
Giúp các em tự tin vào bản thân trước mọi người để các em sớm hoà
nhập vào cộng đồng.
Giúp các em giải quyết các mối quan hệ mâu thuẫn nhằm giúp các em
đoàn kết, gắn bó hơn.
Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho các em sau những giờ học
tập căng thảng để các em có thể thư giãn và giải toả tâm lý(như tổ chức trò
chơi)
Tạo điều kiện để các thành viên bộc lộ và phát huy tiềm năng, tăng sự
tự tin của bản thân. Bên cạnh đó, tạo điều kiện, cơ hội để các thành viên bày
tỏ quan điểm, hoàn cảnh, nhu cầu để có sự thông cảm, sẻ chia.
4. Các hoạt động của nhóm công tác
S
tt
Mục tiêu Các hoạt động
1 Làm quen, tạo
lập mối quan hệ, xác
định vấn đề
- Gặp gỡ, giới thiệu thông tin về các
thành viên giứ nhóm đối tượng và nhóm
cộng tác

- Trò chuyện, tìm hiểu đặc điểm của
từng các nhân.
- Tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ
2 Tạo bầu không
khí nhóm thoải mái,
vui vẻ và giải quyết
mâu thuẫn nhóm
- Tổ chức trò chơi…
- Tổ chức văn nghệ…
- Nhắc nhở giải quyết mâu thuẫn, gắn
kết giữa các thành viên trong nhóm
3 Khuyến khích
tinh thần học tập, tinh
thần hỗ trợ, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ
trong học tập
- Cùng tham gia học bài và giảng bài
cho các em
- Giúp các em tìm ra phương pháp
học tập phù hợp với mỗi cá nhân thong qua
việc đưa ra ý kiến tham khảo.
- Tổ chức cho từng cả nhân học kèm,
tương hỗ lẫn nhau.
IV. Lượng giá kết quả sơ bộ
Qua một khoảng thời gian tham gia thực tập tại làng trẻ Hữu Nghị
chúng tôi đã vận dụng được những kĩ năng phương pháp vào thực tế, đó là
một quá trình không hề đơn giản bởi vì bản thân chúng tôi còn thiếu nhiều
kinh nghiệm, kĩ năng chưa sử dụng thành thạo
Tuy nhiên với sự tham gia nhiệt tình, nổ lực của cả nhóm chúng tôi
đã hoàn thành tốt chuyến đi thực tế và thu được kết quả như mong đợi

Tạo cho các em niềm vui khi được hoạt động tập thể và chơi trò chơi
Mặc dù chưa thấy được sự tiến bộ trong học tập của các em nhưng các em
đã có hứng thú hơn trong học tập
Giúp các em hoà đồng hơn với bạn bè trong lớp và cởi mở hơn trong
nhóm và nhóm tự quản lý các buổi sinh hoạt nhóm mình.
Chúng tôi đã giúp nhóm giải quyết được những mâu thuẫn nhỏ khiến
các thành viên tham gia nhiệt tình hơn, tích cực hơn…từ đó rính cố kết, đoàn
kết trong nhóm được củng cố.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định
như: chưa giúp từng thành viên giải quyết vấn đề cá nhân một cách triệt để.
V. Kết luận
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều trở
thành niềm vui niềm hạnh phúc của gia đình. Nhưng không ít gia đình trên
đất nước chúng ta nói riêng trên thế giới nói chung đã không được cảm nhận
niềm hạnh phúc đó. Đứa con đứa cháu mà họ mong chờ trở thành nỗi xót
thương cho cả cuộc đời của họ. Họ biết làm gì khi hình hài đứa trẻ của họ
không đầy đủ, không bình thường họ chỉ biết yêu nó chăm sóc nó với tất cả
tình thương của mình. Nhưng rồi đứa trẻ lớn lên và mỗi ngày nó lớn lên là
mỗi ngày vết thương trong long người làm cha mẹ càng thêm nặng nề. Ai
mà không mong con mình được khỏe mạnh được vui chơi học hành thế mà
họ (có thể là những người đã cống hiến xương máu cho tổ quốc) thì lại từng
ngày từng giờ chứng kiến nỗi đau mà con cháu mình đang phải chịu đựng.
Chỉ có những ai ở trong hoàn cảnh đó mới có thể thấu hiểu hết những gì họ
đã trải qua, và những gì trẻ em nhiễm chất độc da cam phải chịu đựng.
Chúng tôi, những sinh viên làm công tác xã hội hy vọng rằng có thể
đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình cùng vòng tay xã hội nhằm
giúp đỡ những con người bất hạnh đó.
Do thời gian làm báo cáo không nhiều chỉ trong vòng 3 tuần nên kết
quả mang lại chưa nhiều nhưng chúng tôi đã có những kế hoạch để thực
hành công tác xã hội với nhóm, tiếp tục hoàn thành một cách trọn vẹn cách

mục tiêu đề ra cho nhóm đối tượng. Và rất hị vọng nhóm hoạt động tốt sẽ là
nơi chia sẻ của các thành viên trong nhóm và nhân rộng mô hình ra các bạn
khác.
Chúng tôi cũng mong các cô giáo, nhân viên trong Làng quan tâm
nhắc nhở các em tiếp tục duy trì hoạt động. Hi vọng những gì chúng tôi làm
cho các em sẽ chăm sóc giúp đỡ tâm hồn tổn thương của các em vơi bớt đi
phần nào. Hi vọng xã hội giang rộng vòng tay hơn nữa đón các em vào long,
để các em được sống như những con người bình thường nhất, để tuổi thơ các
em luôn là khoảng thời gian vui vẻ hạnh phúc nhất.

×