Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tóm tắt công trình nghiên cứu thi pháp truyện kiều của gs trần đình sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.02 KB, 16 trang )

Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

Tóm tắt cơng trình nghiên cứu “Thi pháp Truyện Kiều” của GS Trần Đình
Sử
A. MỞ ĐẦU
Sù ra đời của Thi pháp học hiện đại thay thế Thi pháp học truyền thống đã
đem đến cho những người nghiên cứu văn chương một kinh nghiệm mới trong
việc tìm hiểu và thưởng thức nghệ thuật chân thực. Nhà lý luận văn học Nga V.
Girmunxki khẳng định: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học)
với tư cách là một nghệ thuật”. Nghiên cứu văn học theo thi pháp học cho chóng
ta một cái nhìn về hình thức nghệ thuật của văn học ở các cấp độ, dẫn ta vào bản
chất sáng tạo văn học của nhà nghệ sỹ- vấn đề khó trong nghiên cứu.
Bằng những cơng trình nghiên cứu: Thi pháp học Truyện Kiều, Thi pháp học văn
học trung đại, Thi pháp học Tố Hữu… và đặc biệt là giáo trình Dẫn luận Thi pháp học,
GS Trần Đình Sử đã đưa đến một cơng trình có ý nghĩa như chiếc chìa khố vặn năng
giúp người nghiên cứu văn học có thể khám phá thế giới nghệ thuật của văn chương
theo Thi pháp học.
Bản tóm tắt cơng trình nghiên cứu “Thi pháp Truyện Kiều” của GS Trần
Đình Sử sau đây có thể coi là một ví dụ điển hình giúp ta có cái nhìn cụ thể và
thấy được tính khoa học, thuyết phục cũng như giá trị to lớn trong cách tiếp cận
đối của Thi pháp học với một tác phẩm văn học trung đại nói riêng và văn
chương nghệ thuật nói chung.
B. NỘI DUNG - TĨM TẮT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
THI PHÁP TRUYỆN KIỀU- GS TRẦN ĐÌNH SỬ

Chương I
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU THI PHÁP TRUYỆN KIỀU
Quá trình nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, tức là tìm hiểu nghệ thuật của


Nguyễn Du trong tác phẩm này đã trải qua nhiều chặng đường, tương ứng với
từng bước phát triển của ý thức nghiên cứu và ý thức nghệ thuật. GS Trần Đình
Sử đã điểm qua một vài chặng nghiên cứu lớn về phương diện thi pháp trong
lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều trên hai hướng tiếp cận cơ bản như sau:
1. Theo thi pháp học cổ điển
Ở hướng này có các nhà nghiên cứu nh Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh
Thị, Mộng Liên Đường chủ nhân, Đào Nguyên Phổ, Phạm Quỳnh, Đào Duy
Anh, Dương Quảng Hàm… Họ xem tác phẩm văn học do cảm vật mà ra, là
biểu hiện tấm lòng. Tác phẩm là tổng thể của các yếu tố riêng biệt. Các nhà nghiên
1


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

cứu này đánh giá nghệ thuật Truyện Kiều ở vào ngơi tuyệt đỉnh, có khuynh hướng
tách nội dung và nghệ thuật ra làm hai.
2. Theo thi pháp học hiện đại
Bước chuyển biến trong nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều diễn ra vào những
năm 40 khi các học giả sử dụng những phương pháp khoa học như phương pháp
tiểu sử và so sánh, so sánh và quy nạp, quan niệm phân tâm học của Freud…
đưa ra những kết luận có giá trị và khám phá chất lãng mạn trong hình tượng
nhân vật, song bên cạnh đó cũng có những quan điểm suy diễn, máy móc.
Sau cách mạng Tháng Tám, nghiên cứu Truyện Kiều được chuyển sang
hướng xã hội học và theo tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực với các tác giả nh Lê
Đình Kỵ, Vị Hạnh, Đặng Thanh Lê… xem xét tác phẩm trong quan hệ với hiện thực
đời sống xã hội.
Hai mươi năm cuối thế kỷ XX, việc nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều theo

quan niệm mới bắt đầu với những bài viết của GS Trần Đình Sử, Phan Ngọc…
Thành công của nhà khoa học là đã xem xét Truyện Kiều của Nguyễn Du như
một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn trên cơ sở cách tiếp cận “thao tác luận”… Theo GS
Trần Đình Sử mục đích của vấn đề nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều là vạch ra thực chất
sáng tạo của Nguyễn Du, xác định vai trò, địa vị và ảnh hưởng của Truyện Kiều trong tiến
trình của văn học cổ điển Việt Nam.

Chương II
TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN HOÁ, VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Nguyễn Du sáng tạo Truyện Kiều dùa trên cơ sở cốt truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân, người Trung Quốc. Do đó việc nghiên cứu so sánh Truyện Kiều với
văn hoá văn học Trung Quốc là rất cần thiết để tìm ra nét độc đáo, mới mẻ của
Nguyễn Du. Từ quan điểm đó, GS Trần Đình Sử đã xem xét Truyện Kiều trong
mối tương quan với các bình diện văn hố văn học Trung Quốc như sau:
1. Truyện Kiều – từ sự thật lịch sử đến sáng tạo nghệ thuật
Câu chuyện Vương Thuý Kiều và Từ Hải là có thật, nhưng từ sự thật lịch sử
tới sự thật nghệ thuật là cả một quá trình sáng tạo, tìm tịi của nhiều tác giả theo
đuổi đề tài này. “Truyện Kiều” ở Trung Quốc trải qua 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn ca ngợi cơng tích của Hồ Tơn Hiến, Hồ là nhân vật chính của
truyện
Bản ghi chép sớm nhất về sự tích Thuý Kiều- Từ Hải là “Kỷ tiễu trừ Từ Hải
bản mạt” của Mao Khôn ở đời Minh.
Bản tiếp theo là “Hồ Thiếu bảo bình nuỵ chiến cơng” của Chu Tiếp thời Sùng Trinh
đời Minh.
2


Bài tập điều kiện
Ngữ văn


Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

b. Giai đoạn chuyển sang ca ngợi Thuý Kiều và Từ Hải, Từ Hải là người
anh hùng
Trong tập “Ảo mộng- Tam khắc phách án kinh kỳ” của Mộng Giác đạo
nhân, Tây Hồ lăng tử xuất hiện vào thời Sùng Trinh có in “Truyện Kiều”.
Sau đó tiếp tục chủ đề trung nghĩa, Dư Hoài, cuối Minh- đầu Thanh, viết
“Vương Thuý Kiều” nhằm mục đích ghi cơng đức và nêu gương.
Đến “Vương Thuý Kiều truyện” của Hồ Khoáng, Từ Hải được ca ngợi là một người
anh hùng.
b. Giai đoạn chuyển sang chủ đề tình khổ và hồng nhan bạc mệnh
Thanh Tâm tài nhân đời Thanh mở rộng quy mô truyện trở thành tiểu thuyết
chương hồi lấy tên là “Kim Vân Kiều truyện”, các nhân vật mới được khai sinh. Tiểu
thuyết này được viết theo môtip cặp đôi truyền thống tài tử- giai nhân, thư sinh- kỳ nữ.
Thanh Tâm tài nhân đã làm phong phú thêm cho “Kim Vân Kiều truyện” với nội dung
xã hội đầy đặn, cuộc đời Kiều đa tai, đa nạn, đầy oan khổ, hình tượng Kiều được đổi
mới, nâng lên hạng giai nhân tài nữ.
d. Giai đoạn Nguyễn Du: “Thuý Kiều- nỗi đau của kiếp người”
Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau Thanh Tâm tài nhân hơn 100 năm, cách đặt
nhan đề “Đoạn trường tân thanh” cho thấy cách nhìn riêng của Nguyễn Du, cái nhìn
nhiều chiều và ln đứng về phía con người. Ơng khơng chạy theo thó tài tử giai nhân
để kể một “chuyện bất hủ” mà chính cảm hứng nhân đạo và nhân bản đổi mới lại
Truyện Kiều, nâng nó lên hàng kiệt tác thế giới.
2. Truyện Kiều và tiểu thuyết tài tử giai nhân
Tiểu thuyết tài tử giai nhân là dịng sáng tác phát tích từ tiểu thuyết đời Đường.
Đây là loại tiểu thuyết chương hồi thơng tục, đại chúng. Loại tiểu thuyết này có rất
nhiều nhược điểm về nghệ thuật: cốt truyện khuôn sáo, cách miêu tả nhân vật có phần
cơng thức, sơ lược. Tư tưởng chủ đạo là đề cao tài tình. Những biểu hiện này chúng ta
có thể thấy rõ trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân. Tiểu thuyết tài tử
giai nhân Trung Quốc có ảnh hưởng đậm nét đến văn học Việt Nam, đặc biệt ở các

truyện Nôm . Đặc biệt ở kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện của
Kim Vân Kiều truyện, điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân đối
với Truyện Kiều đồng thời cho thấy nhà văn vĩ đại có thể hồ vào đại chúng nhưng
vươn cao hơn hẳn về triết lý và nghệ thuật.
3. Truyện Kiều như một đối tượng của văn học so sánh
Nghiên cứu so sánh Truyện Kiều hơm nay khơng thể đóng khung trong phạm vi so
sánh đơn giản giữa hai tác phẩm Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, bởi bản thân
Truyện Kiều là sản phẩm của hành vi sáng tạo văn hố có bối cảnh rộng lớn. Trong q
3


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thấy rõ Truyện Kiều có mối quan hệ chặt chẽ
với đạo Phật, Nho giáo, với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, đặc biệt là tiểu thuyết
tài tử giai nhân. Với tư cách là truyện thơ Nơm, Truyện Kiều có mối quan hệ với thơ ca
cổ điển Trung Quốc. Nghiên cứu mối quan hệ này sẽ cho thấy sự kế thừa, ảnh hưởng và
sáng tạo vô song của Nguyễn Du.
So sánh trực tiếp Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện chóng ta thấy:
a.
Về chủ đề
Nguyễn Du tiếp thu ảnh hưởng của chủ đề tài mệnh tương đố nhưng đã đổi
mới thành “thân mệnh tương đố”.
b.
Về cốt truyện
Việc Nguyễn Du vay mượn cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện đồng thời
sáng tạo trong việc thay đổi điểm nhìn trần thuật, tiếp thu hệ thống sự kiện

nhưng kể theo một cách mới với cảm quan nhịp điệu mới để tạo nên một giọng
điệu mới cho kiệt tác.
c.
Về nhân vật
Tiếp thu hệ thống nhân vật của Kim Vân Kiều truyện nhưng Nguyễn Du có quan
niệm mới về con người, con người được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Nguyễn Du
nhấn mạnh ở Kiều con người nhân tình phổ biến với ý thức về sự may rủi, vô thường
của đời sống, sự mong manh nhỏ bé của kiếp người. Kiều trở thành biểu tượng của số
phận đau khổ, đầy đoạ.
d.
Phong cách học
Đây là lĩnh vực Truyện Kiều sáng tạo không Ýt và chịu ảnh hưởng không Ýt
từ văn liệu, điển cố, các biện pháp nghệ thuật của văn học Trung Quốc. Nguyễn
Du đã sáng tạo ngôn ngữ độc thoại nội tâm, nửa trực tiếp, các hình thức tu từ
được tác giả sử dụng theo cách riêng tạo thành phẩm chất mới của ngôn ngữ văn
học tiếng Việt.

Chương III
TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN HOÁ, VĂN HỌC VIỆT NAM
1. Ngâm khúc và Truyện Kiều
Các tác phẩm nh Chinh phụ ngâm khúc, Cung ốn ngâm khúc với hình thức
thể thơ song thất lục bát là những kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam, sức
ảnh hưởng của chúng vô cùng sâu rộng. Các bản dịch này xuất hiện trước Truyện
Kiều, do vậy có thể nói tới ảnh hưởng của chúng. Phan Ngọc khẳng định ngơn
ngữ mang tính chủ quan của Truyện Kiều là do chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ của
thể ngâm song thất lục bát, ảnh hưởng về cảm hứng và nội dung loại hình
(khuynh hướng văn học nhân đạo của thời đại về thân phận con người trong nhân
4



Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

thế). Về phương diện nghệ thuật tuy khác nhau về thể thơ nhưng nhiều biện pháp
nghệ thuật chung một nguồn cảm hứng, ngơn ngữ thơ ngẫu hố, đăng đối, ngơn
ngữ sóng đơi, lối trữ tình nhập vai, kết hợp nhuần nhuyễn văn liệu Hán vào văn
tiếng Việt. Từ đây có thể khẳng định khúc ngâm thể hiện vai trò đi trước, tạo tiền
đề và ảnh hưởng tích cực đến sự ra đời của Truyện Kiều.
2. Truyện thơ Nôm và Truyện Kiều
Truyện Nôm là một thể loại diễn ca, được viết ra để đọc hoặc ngâm. Nó là
hình thức văn học viết sơ khai bằng tiếng dân téc, hình thức thể thơ là thơ lục bát.
Truyện Nôm là loại truyện vừa trung đại, có xu hướng tiểu thuyết hố, đã chuẩn
bị dần dần những yếu tố quan trọng để xuất hiện Truyện Kiều, một tiểu thuyết
bằng thơ. Truyện Kiều là sản phẩm của văn mạch dân téc. Xét về nội dung,
Truyện Kiều tiếp tục những vấn đề của ngâm khúc và truyện Nơm trước nó, đặc
biệt của Hoa tiên để thực sự đạt được đỉnh cao của thể loại truyện Nôm. Về hình
thức, Truyện Kiều đã phát triển những nét mới trong thi pháp truyện Nơm và
ngâm khúc lên một trình độ cao chưa từng có. Truyện Kiều là sự kết tinh kỳ diệu
các thành tựu nghệ thuật văn học tiếng Việt thời đại ông.

Chương IV
TRUYỆN KIỀU- THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU
Có nhiều cách tiếp cận thế giới nghệ thuật mang tính quan niệm của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều. GS Trần Đình Sử đến với thế giới Êy bằng cách tìm hiểu những vấn
đề sau: cái cách Nguyễn Du hình dung về con người, thế giới (khơng- thời gian), câu
chuyện, cách kể chuyện và sự thể hiện gián tiếp của nhà thơ trong tác phẩm để biến cốt
truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện- Thanh Tâm tài nhân thành một kiệt tác
nghệ thuật vô song- Truyện Kiều.

1. Tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du
Những nho sỹ tài tử cùng thời vơi Nguyễn Du đều cảm nhận theo tinh thần của
nguyên tác là “tài mệnh tương đố” và cảm phục tác phẩm trước hết ở phương diện văn
chương. Một số học giả khác nh Đào Duy Anh, Hồi Thanh đã tìm tịi cái mới ở
phương diện nội dung. Nguyễn Léc đã tổng kết và phát huy các tư tưởng đó: “Có thể
nói Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại nhà thơ đang sống, trong
đó Nguyễn Du muốn nêu bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con người, nhất
là của người phụ nữ dưới sự áp bức của chế độ phong kiến lóc suy tàn. Có thể nói một
chủ nghĩa nhân đạo chõng mực cao cả nào đó có tính chiến đấu chống phong kiến là
nền tảng vững chắc cho tác phẩm vĩ đại này”.
Về chủ đề, xét kết cấu mở đầu- kết thúc của tác phẩm, ta thấy Truyện Kiều
không chỉ là câu chuyện tài mệnh tương đố mà còn là câu chuyện về chữ Tâm,
5


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

về mối quan hệ giữa Tài và Tâm. Là tác phẩm mượn cốt truyện của tiểu thuyết
tài tử giai nhân, Truyện Kiều có rất nhiều người tài, trọng tài. Nhưng mặt khác,
con người trong Truyện Kiều còn đề cao cái Tâm, tấm lòng. Tấm lòng là nguyên
tắc cao nhất mà con người phải nể nang, tôn trọng. Truyện Kiều cũng là một
truyện thương thân, xót thân, thấm thía nhất, xây dùng sao cho nhân vật tự cảm
thấy được cái thân đau đớn, ê chề, nhục nhã của mình. Chữ thân được ý thức
qua chữ mình, riêng, ai. Chính vì thế Truyện Kiều đã tuột khỏi mệnh đề tài
mệnh tương đố để chuyển sang mệnh đề con người nói chung, vượt lên giới tính,
tài năng bẩm phú đó là chủ đề Thân mệnh tương đố. Điều đó phản ánh tình trạng khổ
lao sâu nặng phổ biến của kiếp người mà Nguyễn Du đã trông thấy và thể nghiệm.

Điều sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du là đã biến nhân vật từ chính con người
đạo lý thành con người tâm lý. Yếu tố đạo lý, nghĩa lý vẫn còn nguyên nhưng trọng
tâm đã chuyển sang mặt tâm lý. Bằng việc đổi thay điểm nhìn trần thuật, Nguyễn Du
tạo điều kiện cho nhân vật được bộc lé đầy đủ tâm trạng của nó như là những con
người cá nhân phổ biến.
Nguyễn Du khai thác cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân ở phương diện tâm lý,
biến nó thành một cốt truyện tâm lý, nhằm phơi bày quá trình phát sinh, phát triển và
thay thế nhau của các trạng thái tình cảm, ý nghĩ của con người trong truyện. Muốn biểu
hiện được nội tâm nhân vật, Nguyễn Du lại phải đổi mới hình tượng Người kể chuyện.
Người kể chuyện trong Truyện Kiều là một người được cá tính hố, hơn thế, lời kể
chuyện được kịch tính hố. Đây là người kể theo ngơi thứ ba, thuộc loại người “biết hết”
nhưng tự giới hạn mình trong tầm nhìn của một nhân vật và kể chuyện như một người
cụ thể. Người kể chuyện còng đồng thời là một nhà thơ trữ tình. Do thay đổi trọng tâm
trần thuật sang thế giới tấm lòng của nhân vật, Nguyễn Du đã sử dụng chủ yếu là truyền
thống trữ tình lâu đời, huy động tối đa các thủ pháp trữ tình để miêu tả tình cảm nhân
vật. Ở đây có nhân người mà trữ tình, có nhân việc mà trữ tình, nhân sự vật mà trữ tình,
nhân cảnh mà trữ tình, rồi nghị luận trữ tình… Bằng sự tiếp thu sáng tạo và đổi mới đó,
Nguyễn Du đã tạo ra một kiệt tác vô song trong văn học Việt Nam và văn học thế giới.
2. Cái nhìn nghệ thuật về con người
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, cái nhìn nghệ thuật bao gồm nhiều bình
diện: bình diện xã hội, bình diện cá nhân, bình diện văn hố khu vực và bình diện
tính dân téc.
Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du có quan hệ máu thịt với các truyền thống nghệ
thuật phương Đông. Ở đây, con người được xây dựng theo mơ hình con người vũ trơ (có
thể gắn với ý niệm về tướng số). Do đó mà có thái độ tơn xưng với loại người tài tình này

6


Bài tập điều kiện

Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

và phân biệt với những người khác. Có thể nói có quan niệm con người đấng, bậc chi phối
sự cảm nhận và miêu tả.
Nhìn sâu hơn ta thấy Nguyễn Du cảm nhận con người theo một nhãn quan rất
dân téc. Có một cảm quan cây lá hoa trái của dân téc nông nghiệp lâu đời phủ trùm
lên nhân vật.
Một nét khác tiêu biểu cho truyền thống nghệ thuật mà Nguyễn Du tiếp thu là
quan niệm con người tỏ lịng. Đó là quan niệm xem con người là sự thể hiện của các
giá trị tinh thần bất diệt nh chí, tình, đạo, nghĩa. Con người chủ yếu được miêu tả
trong chõng mực nó bộc lé các phẩm chất đạo đức và được thể hiện qua nguyên tắc
tỏ lòng (thường thể hiện ở biện pháp ngoại hiện). Nh vậy Nguyễn Du đã đem quan
niệm con người tấm lòng mà đổi thay tự bên trong quan niệm con người tỏ lòng đã
cũ và mở ra những khả năng thể hiện tấm lòng trong tất cả sự phong phú và chiều
sâu của đời sống thực tại.
Gắn liền với sự đổi mới quan niệm về con người là khoảng cách gần gũi, thậm
chí đồng nhất của người kể chuyện đối với các nhân vật được miêu tả. Điều này
được thể hiện tập trung ở điểm nhìn trần thuật của truyện, người trần thuật Truyện
Kiều hầu như ln ln đặt mình vào cái bây giê và ở đây của nhân vật để thể
nghiệm mọi cảm xúc của chúng và khám phá ý nghĩa nhân cách không lặp lại của
mọi sự kiện đời sống. Các hiện tượng đời sống được miêu tả dưới cái nhìn nghệ
thuật nhiều chiều. Nguyễn Du thiên về khẳng định sự tồn tại của các nhu cầu cá nhân
con người với nội dung nhân đạo sâu sắc.
3. Không gian nghệ thuật của Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du là mét tiểu thuyết lưu lạc, kể về cuộc đời ba
chìm bảy nổi. Đặc điểm của tiểu thuyết lưu lạc là sự xuất hiện của nhiều không
gian xa lạ. Sau mỗi biến cố là nhân vật lại bị ném vào một không gian mới đầy
xa lạ, nhiều hiểm hoạ. Truyện Kiều có hai khơng gian. Thứ nhất là không gian

trước lưu lạc- là không gian cấm cung, giam hãm mà Kiều phải thoát để ra đi
theo tiếng gọi của hạnh phóc. Thứ hai là khơng gian lưu lạc- là không gian mà
mọi mối quan hệ của con người đã bị đứt tung, con người không cịn nơi bấu
víu, trở nên lênh đênh, vơ định, trơi dạt, lơ lửng. Do đó, đây chính là khơng gian
giúp bộc lé những phẩm chất phi lý tưởng của nhân vật ngay trong khơng khí
đạo đức lý tưởng rất đậm đặc. Truyện Kiều tuy sử dụng những địa danh cụ thể
của nước ngoài trong cốt truyện vay mượn nhưng tác giả của nó đã sáng tạo ra
mét khơng gian nội cảm với những mẫu gốc có ý nghĩa nhân sinh phổ qt, biến
khơng gian nghệ thuật thành một hình tượng có tầm khái qt nhân loại. Với
khơng gian này, người đọc lại không cảm thấy hết sức thân quen, gần gũi bởi đó
7


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

là cảm thức về một không gian xã hội thù địch với sự sống của con người.
Khơng ai có thể sống n ổn trong khơng gian đó… Khơng gian giam hãm và
không gian lưu lạc là hai không gian chủ yếu của cuộc sống mà con người phải
đối phó để tồn tại. Với hai khơng gian đó Nguyễn Du đã biểu hiện hết các cung
bậc tình cảm chân thật của con người đương thời và cịn có thể là của con người
nói chung.
Nói đến khơng gian Truyện Kiều ta cịn có thể nói tời khơng gian vũ trụ, yếu tố
quy định ngôn ngữ không gian trong tác phẩm: không gian “cõi ngồi” của Sư Tam
Hợp, khơng gian “trong mộng” của hồn ma Đạm Tiên hư hư ảo ảo. Điều quan trọng là
trong Truyện Kiều, tác giả thực sự giã từ không gian kịch một chiều để thực hiện một
không gian tiểu thuyết nhiều chiều đích thực góp phần tạo dùng cho không gian nội
cảm thêm mới mẻ và sâu sắc.

4. Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều
Đến với thời gian cuộc đời, Nguyễn Du không thể bỏ qua được thời gian định
mệnh là cái có vai trị chi phối khá mạnh trong thế giới quan đương thời (ảnh hưởng của
tư tưởng định mệnh). Đặc điểm của thời gian định mệnh là tất cả mọi sự kiện, chuyển
biến kết cục của đời người đều đã được định sẵn nh mét tất yếu khắc nghiệt. Đây thực
chất là một trật tự không gian siêu hình, chỉ tồn tại trong quan niệm của các nhân vật
chứ khơng có trong thời gian hành động và sự kiện. Nó tạo ra một tương lai mơ hồ, gợi
lên một sự chờ đợi phấp phỏng cho nhân vật, tức là làm nảy ra một tương quan với thời
gian cá nhân của nhân vật.
Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du là ở chỗ sáng tạo ra trong tác phẩm một
thời gian con người, thước đo sự tự thực hiện của con người phù hợp với địa vị
xã hội- lịch sử của họ. Ơng khơng nhìn theo con mắt tiên tri dửng dưng, lạnh
lùng mà nhìn nhân vật từ phía nhân vật, từ phía những mục đích, khát vọng, xu
hướng hành động của chúng. Và do vậy ông đi vào được với nhịp thời gian của cuộc
sống thực tại. Chính tương quan giữa khát vọng và hành động vươn lên cuộc sống hạnh
phóc, tự do, trong trắng với các thế lực đen tối, thống trị muốn đè bẹp con người vì lợi
Ých Ých kỷ đã tạo nên cái nhịp điệu thời gian gấp khúc, chồng chéo, sự kiện này chưa
xong, sự kiện khác đã ập tới, gối đầu lên nhau, xô đẩy, khi tai hoạ cũng như khi hạnh
phúc… Điều này phản ánh cảm quan hiện thực của Nguyễn Du.
Truyện Kiều thoát thai từ một hệ thống nghệ thuật, trong đó quan niệm thời
gian tuần hồn là một niềm tin vững chắc về mặt thẩm mỹ. Theo quan niệm này,
thời gian có thể đảo ngược. Vận động chủ yếu là sự biến hố, sự lặp lại cái đã có
(Hội ngộ- Tai biến- Đoàn tụ). Tương ứng với quan niệm này chính là thời gian ba
kiếp (kiếp trước- kiếp này- kiếp sau) phù hợp với quan niệm tu tâm. Nhưng chỗ sâu
8


Bài tập điều kiện
Ngữ văn


Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

sắc nhất trong cảm thụ thời gian của Nguyễn Du là đã thể hiện tính khơng đảo ngược
của những mất mát, đau khổ của con người.
Xét về thời gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật Truyện Kiều về cơ bản bị
quy về thời gian sự kiện, thể hiện tập trung trong tính liên tục của chúng. Sự
xuất hiện tương quan sự kiện với thời gian là một bước phát triển ý thức về hiện
thực, về cụ thể hoá và cá biệt hố. Điểm nổi bật của Truyện Kiều là có một hệ
thống tính thời gian. Thời gian hàng ngày đã mang lại cho sự kiện một hình thức
vật chất của thực tại. Nhìn chung, Nguyễn Du đã khơng kể lại các sự kiện một
cách giản đơn, mà bao giê cũng đặt chúng trong mét khung cảnh có khơng gian,
màu sắc và nhịp điệu riêng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng mét
dịng thời gian thiên nhiên nhịp nhàng tn chảy. Nhà thơ bao giê cũng phát
hiện tương quan của thời gian tự nhiên với sự sống con người để tạo cảm giác
thời gian. Ngoài thời gian sự kiện, do tính liên tục của biến cố tạo nên, Truyện
Kiều của Nguyễn Du cịn có mét dịng thời gian bốn mùa mải mốt trơi chảy,
khách quan, vơ tình. Thời gian trong Truyện Kiều cũng mang đậm tính ước lệ
nhằm tơ đậm ý nghĩa thực tại của sự kiện, bắt nguồn từ cảm nhận thời gian trong
truyền thống “bi thu ai đông” của thi ca cổ điển Trung Quốc.
Một đặc sắc nữa của thời gian nghệ thuật Truyện Kiều là Nguyễn Du không
chỉ kể ra mối liên hệ giữa các sự kiện mà còn gợi ra mối liên hệ với thời gian
của chúng. Bên cạnh dòng thời gian sự kiện, Truyện Kiều có thêm dịng thời
gian tâm trạng. Nguyễn Du đã thể hiện quan niệm thời gian hiện tại của tiểu
thuyết, là thời hiện tại chưa hoàn thành, đang diễn ra đầy phấp phỏng và chờ
mong.
5. Hình tượng tác giả Truyện Kiều
Hình tượng tác giả là sự biểu hiện cái “tôi” thứ hai của tác giả một cách
tổng hợp qua cái nhìn, giọng điệu, thể hiện tập trung cho quan niệm và hệ giá trị
của nhà văn.
Nguyễn Du không hề tự miêu tả mình trong Truyện Kiều nhưng ai đã đọc

Truyện Kiều thì khơng thể khơng nhận ra ơng qua tiếng nói, lời kể của nhân vật
các chi tiết, giọng điệu, cái nhìn- một chân dung được dệt bằng chính những từ
mà ông thường và thích dùng, những từ kết tinh quan niệm, tình cảm, kinh
nghiệm của ơng, vẽ nên diện mạo tâm hồn của ơng như qua các chữ “lịng”,
“ai”, “chút” …
Rõ ràng khắp nơi trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đều đóng dấu Ên chân
dung của ơng vào trong chữ nghĩa, ngơn ngữ. Nhờ đó, chúng ta nhớ đến câu nói
của Mộng Liên Đường về Nguyễn Du khiến ta nhớ mãi: “Nếu khơng có con mắt
9


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

nhìn xun sáu cõi, có tấm lịng nghĩ suốt nghìn đời thì làm sao có được bót lực
Êy!”.

Chương V
MƠ HÌNH TỰ SỰ VÀ NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT
1. Về hình thức tự sự của Truyện Kiều
Nghiên cứu hình thức tự sự của Truyện Kiều chính là nghiên cứu bản thân
sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong truyện.
Cái mới đích thực trong phương pháp tự sự của Truyện Kiều chỉ có thể là một
hình thức kể chuyện mang điểm nhìn bên trong của nhân vật, và một người kể
chuyện mang giọng điệu kể bộc lé thái độ tình cảm trực tiếp của người kể như là
người trong cuộc. Do đó mà nó kéo theo những đổi mới khác trong tả cảnh, tả
tình, đổi mới ngơn ngữ văn học.
Đến thế kỷ XVIII- với các hình thức ngâm khúc, xuất hiện với sự tiếp thu

hình thức tự sự của ca bản như Hoa Tiên, Nguyễn Du đã có cơ hội tổng hợp các
truyền thống tự sự và thơ để tạo thành một phương pháp tự sự mới. Nguyễn Du
đã đưa lời kể vào lăng kính cảm nhận của nhân vật, làm cho lời kể thấm đậm
cảm xúc và hướng tới phát hiện nội tâm nhân vật, và mặt khác, chuyển lời bình
luận mang tính suy lý quan phương của Thanh Tâm tài nhân thành lời cảm thán
đầy sức mạnh tình cảm.
Nói về sự việc thì Nguyễn Du khơng có nhu cầu kể lại sự việc cụ thể, cặn kẽ, mà
xem sự vật, sự việc như là cái cớ để tái hiện tâm trạng nhân vật, đi sâu vào trạng thái
tâm hồn và phản ứng tâm lý của nhân vật. Nguyễn Du đã biết hạn chế điểm nhìn tự sự
vào nhãn quan nhân vật.
Nguyễn Du tuy có vay mượn cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân trong Kim
Vân Kiều truyện song ông đã đổi thay mơ hình tự sự của Thanh Tâm tài nhân, từ
mơ hình kể ngơi thứ ba, khách quan, kèm bình luận đánh giá thiên về mặt lý trí,
sang mơ hình tự sự ngơi thứ ba mang tính cảm thụ cá nhân, kèm theo bình luận,
đánh giá thiên về cảm xúc. Do đó đã làm cho Truyện Kiều đạt được một chất
lượng mới chưa từng có.
2. Từ mơ hình cốt truyện và thể loại của Truyện Kiều đến khuynh hướng
cảm thương chủ nghĩa
Cốt truyện của Truyện Kiều được vay mượn từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều
truyện và do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của nghệ thuật dựng truyện của tiểu
thuyết Trung Quốc. Tuy nhiên, mơ hình cốt truyện Truyện Kiều có điểm khác
biệt, nó là một chuỗi chuyện gồm 13 chuyện và trong mỗi chuyện nhỏ lại có thể
bao gồm nhiều chuyện nhỏ hơn nữa. Đặc sắc của tự sự trong Truyện Kiều là tác
10


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17


giả có ý thức kể rành mạch từng chuyện, mỗi chuyện đều có mở, kết, có cao
trào, làm cho người đọc dễ theo dõi.
Truyện Kiều có hình thức bố cục bề ngoài của truyện tài tử giai nhân song bố cục bên
trong của nó chính là: sự báo hiệu của định mệnh, sự thực hiện của định mệnh và dấu hiệu
của định mệnh.
Cốt truyện Truyện Kiều mang đầy đủ đặc điểm cốt truyện của thể loại tiểu thuyết.
Truyện Kiều thuộc loại hình tình khổ, cảm thương và bi kịch mà cảm thương là chủ yếu.
Mơ hình tiểu thuyết cảm thương của Truyện Kiều gắn liền với khuynh hướng văn học
chủ nghĩa cảm thương ở Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn. Chủ nghĩa cảm thương này chủ
yếu thể hiện trong giọng điệu tác phẩm, và còn kéo dài ảnh hưởng đến văn học Việt Nam
đầu thế kỷ XX.
3. Chất thơ trữ tình trong Truyện Kiều
Nói tới chất thơ trữ tình là nói tới sự cảm xúc, cảm nhận của chủ thể, tính
chủ quan của con người. Chất thơ thể hiện ở sự nội cảm hố, nội tâm hố, cá
tính hố các sự vật, hiện tượng. Truyện Kiều từ lâu đã được xem là tác phẩm trữ
tình. Và việc tạo ra chất thơ trữ tình mới cho tác phẩm tự sự trong Truyện Kiều
không chỉ là một bước đổi mới đối với tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân mà
cũng là một bước đổi mới so với truyền thống tự sự chữ Hán và chữ Nôm ở Việt
Nam.
Biểu hiện của chất thơ trong Truyện Kiều:
• Chất thơ trong cảnh vật
• Trực tiếp miêu tả tình cảm cá thể của nhân vật
• Chất thơ trong lời văn và cấu trúc tự sự
Truyện Kiều có đủ các tính tự truyện, tính ký thác, nội dung tù ý thức,
nhưng ở đây tấm lòng thương đời, thương người mênh mông được thể hiện
trong một cấu trúc tự sự giàu chất thơ với những hình thức đặc thù của lời trần
thuật và ngôn ngữ thơ, làm cho chất thơ được kết tinh và biểu hiện nổi bật, tạo
nên vẻ đẹp và sự rung cảm cho tác phẩm. Cho nên không phải ngẫu nhiên Mộng
Liên Đường chủ nhân đã nhận định: “Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngọn

bót, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm
ngùi, đau đớn như đứt ruột”.
4. Độc thoại nội tâm và cấu trúc tự sự của Truyện Kiều
Theo quan niệm của Tamara Môtưlôva về khái niệm độc thoại nội tâm, hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm cả lời nửa trực tiếp, yếu tố dòng ý thức và lời thoại nội
tâm “trực tiếp, tự do”. Trong Truyện Kiều yếu tố độc thoại nội tâm chiếm một tỷ
lệ lớn với nhiều biểu hiện phong phú đã làm nên một thế giới tiếng nói mới mẻ
11


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

đặc biệt cho tác phẩm này. Độc thoại nội tâm đã làm cho lời trần thuật chủ thể
hoá, đối thoại của nhân vật cũng được độc thoại hoá và diện mạo tinh thần của
các nhân vật chính trở nên nổi bật, sắc nét. Hiện tượng này đã đổi mới hoàn toàn
phong cách tự sự trong Truyện Kiều, một bước đột phá truyền thống tự sự Trung
Quốc mà tác giả tiếp xúc, tạo ra một điểm khởi đầu truyền thống mới cho tự sự
Việt Nam.
5. Giọng điệu nghệ thuật cảm thương trong Truyện Kiều
Giọng điệu Truyện Kiều từ lâu đã được nhận ra nh “một tiếng kêu thương”
(Hoài Thanh)… gắn liền với cảm hứng nhân đạo và hiện thực. Mặt khác giọng
điệu cảm thương trong Truyện Kiều còn được xem như một hiện tượng nghệ
thuật được thể hiện qua các biểu hiện ngôn ngữ (như là một hiện tượng “siêu
ngôn ngữ”), gắn liền với hệ thống sự kiện, mơtip, hình ảnh đặc thù tạo nên “một
tiếng kêu thương đứt ruột” như nhan đề ban đầu của tác phẩm- Đoạn trường tân
thanh.
6. Màu sắc trong Truyện Kiều

Ở Nguyễn Du nổi bật lên là khuynh hướng dùng màu sắc để tạo thành các hình tượng
có nội dung khái qt rộng lớn, giàu giá trị thẩm mỹ. Như màu hồng trong Truyện Kiều
có nhiều giá trị biểu trưng: chỉ người con gái đẹp (bóng hồng), sù sống (hồng rụng, thắm
rời), nước mắt có máu (Nhìn nàng lã chã giọt hồng)… Ở Truyện Kiều màu nâu thuần t
là màu thiền, cịn màu đen thì chỉ mang ý nghĩa tiêu cực. Thế giới nghệ thuật của Nguyễn
Du đầy màu sắc quý phái, vương giả và lộng lẫy (vàng kim, hồng, xanh, vàng, bạc…).
Đặc biệt nhà thơ thích dùng từng cặp màu tương phản trong trần thuật, miêu tả. Bảng màu
ngị sắc trong Truyện Kiều Ýt tính tả thực mà nặng về tính biểu trưng, thể hiện những bản
chất bất biến trong mơ hình thế giới của tác giả. Nhưng Truyện Kiều khơng chỉ đơn thuần
có màu ngị sắc mà cịn có cả màu cảnh vật, sản phẩm của cảnh vật và tâm lý, là sự kết
hợp thuộc tính màu khách quan với cảm nhận chủ quan. Như vậy, màu sắc trong Truyện
Kiều cho ta thấy tính chất lưỡng tính của nghệ thuật loại hình trung đại- một mặt là các
môtip lặp lại sự ổn định, bất biến (ở đây là môtip màu sắc), và mặt khác là màu vẻ đa
dạng biến hố đậm tính cá thể và tính cảm xúc của tâm hồn.
7. Đối ngẫu trong Truyện Kiều
Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự, và có thể nghĩ rằng phép đối ngẫu đã
nâng cao chất lượng tự sự, miêu tả nghệ thuật của tác phẩm. Đối ngẫu trong
Truyện Kiều biểu hiện rất đa dạng, phong phú: đối ngẫu trong câu thơ, trong câu
lục, câu bát. Nó có thể là 3/3, 4/4 hoặc đối trong từng bộ phận của câu 2/2…
Trong văn học trung đại Việt Nam Truyện Kiều có tỷ lệ câu đối ngẫu cao nhất
và hình thức đa dạng nhất. Điều đó cho thấy Nguyễn Du không chỉ sử dụng
12


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

phép đối mà cịn có cả một ý thức đối làm nền tảng cho quan niệm thẩm mỹ của

ông về văn chương. Ơng đã làm cho hình thức đối của thể lục bát phát triển đến
tận độ, tạo thành thứ “lục bát tiểu đối”, làm nổi bật bản sắc tiếng Việt là thứ
tiếng “ưa nhịp chẵn hơn nhịp lẻ”.
Đỗi ngẫu cùng điển cố, sóng đơi, Èn dụ là những biện pháp tu từ tiêu biểu
cho phong cách học cổ điển của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, trong đó đối
ngẫu đã góp phần làm cho nghệ thuật tự sự sắc nét, hài hồ, giàu nhạc tính, vừa
tạo thành chất thơ đậm đà cho tác phẩm, vừa làm nên vẻ đẹp trau truốt tương
xứng cho lời văn. Nếu Èn dụ, điển cố làm ngôn ngữ Truyện Kiều trở thành ngôn
ngữ của biểu tượng, nội tại thì đối ngẫu làm cho tác phẩm thấm nhuần chất nhạc,
vừa giàu có chất hoạ hài hồ, vừa nhiều tương phản, tương xứng nhịp nhàng,
cân đối, đầy nhịp điệu, một phẩm chất không thể thiếu của mọi ngơn ngữ nghệ
thuật đích thực.
8. Phép sóng đơi trong Truyện Kiều
Sóng đơi (sóng hàng) là phép tu từ cổ xưa, trong đó các bộ phận giống nhau
của câu được lặp lại trong câu hay đoạn văn, thơ, làm cho cấu trúc lời văn được
chỉnh thể, rõ rệt, nhất quán, đồng thời do sự lặp lại mà tạo thành nhịp điệu mạnh
mẽ, như thác nước đổ từ trên cao xuống, hình thành khí thế của lời văn, lời thơ.
Truyện Kiều là tác phẩm vận dụng biện pháp này phổ biến nhất, tập trung nhất
và thành công nhất, đặc biệt là trong miêu tả dòng ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
Phép sóng đơi này càng đắc dụng khi thể hiện trong lời nói, ý nghĩ của nhân vật,
làm cho cái dịng cảm xúc trong tâm hồn tràn cả ra ngoài lời. Phép sóng đơi đã
làm cho văn Kiều có được thêm sức mạnh truyền thần mà không một truyện
Nôm nào sánh được.
9. Èn dô trong Truyện Kiều
Truyện Kiều sử dụng rất nhiều Èn dụ. Như GS Lê Trí Viễn nhận xét: “Cách nói
nhiều hình tượng trong Truyện Kiều là cách nói bằng Èn dụ, khơng có trang nào là
khơng thấy một vài Èn dụ”. Nhìn chung Èn dơ trong Truyện Kiều phần nhiều thuộc loại
“thay thế giản đơn” một đối tượng muốn biểu hiện bằng một đối tượng khác đẹp đẽ, cao
quý, thi vị và được sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại, hoặc đã quen thuộc nh là sáo ngữ.
Các sáo ngữ này có tác dụng cường điệu đặc trưng tình cảm của chúng. Dường nh

chóng ta thấy Nguyễn Du có “cảm quan cây, trái” khi nghĩ về cuộc đời (liễu, hoa, đố
trà mi, ngọc, hương, một tồ thiên nhiên, đào…). Các Èn dụ này đã có tác dụng gợi cảm
xúc yêu thương và đau đớn. Chúng không phải là Èn dụ nhận thức mà là biểu trưng cho
nhân vật và đã trở thành những Èn dụ biểu cảm. Các Èn dụ này không rời rạc, riêng lẻ,
mà là một chùm, một tập hợp thể hiện một hiện tượng đầy đặn và một cảm xúc toàn
13


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

vẹn. Nguyễn Du hầu như không dùng một từ ngữ hay một phương thức biểu đạt riêng
lẻ làm Èn dụ, mà dùng một chuỗi các sự vật tương đồng làm Èn dô, cho nên các dụ thể
mất đi ý nghĩa sáo ngữ, mà hoá thân vào dụ chỉ, khêu gợi dụ chỉ, mà con người ở dụ chỉ
đó cảm nhận về cuộc đời một cách tượng trưng. Nguyễn Du đã tiếp nhận kiểu Èn dô
trong thơ Đường và trong tục ngữ, ca dao theo hướng Èn dụ biểu hiện tính chất và biểu
cảm làm cho lời văn Truyện Kiều thêm thi vị và chứa chan tình cảm.
10. Điển cố trong Truyện Kiều
Điển cố là một trong những biện pháp tu từ cơ bản của văn chương cổ điển.
Trong Truyện Kiều điển cố được sử dụng khá nhiều. Phần lớn điển cố trong
Truyện Kiều đều được dùng trong lời thoại của nhân vật, đặc biệt là nhân vật
cao quý, bởi nó giúp nhân vật nói những điều khó nói một cách ý nhị và văn vẻ.
Ngồi ra, điển cố cịn được sử dụng trong lời tự sự, miêu tả chân dung, thể hiện
tình cảm, miêu tả tiếng đàn... Trong trần thuật, miêu tả điển cố được sử dụng
như Èn dụ để thể hiện trạng thái tình cảm, cảm giác của nhân vật, góp phần cụ
thể hố nhân vật. Đây là nét đặc sắc nhất của Nguyễn Du, vừa làm tăng thêm
chất thơ cổ điển, tao nhã, vừa tạo hiệu quả miêu tả tâm lý con người trong mơ
hình tự sự mới. Cùng với Èn dụ, điển cố tạo thành ngôn ngữ biểu tượng cổ điển

của Nguyễn Du, một ngôn ngữ biểu tượng cao xa, thâm thúy.
11. Nguyễn Du- nghệ sỹ ngôn từ
Trong văn học Tiếng Việt, chỉ đến Truyện Kiều thì ngôn từ mới tự đứng lên biểu
diễn như một nghệ thuật, cịn trước đó, tiếng Việt chủ yếu là sự diễn ý bằng ngơn từ
với các thủ thuật nào đó, với các mức độ tài hoa khác nhau nào đó.
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du với tư cách nghệ sỹ, ông đã đập vỡ cấu trúc ngôn
ngữ hàng ngày để tạo thành ngôn từ nghệ thuật (câu thơ “trốn” chủ từ, loại câu đảo
trang, ngơn từ ý tượng…). Ơng đã tránh ngôn từ tác giả thực dụng để sử dụng ngôn từ
đa chủ thể. Ông đã trao quyền tự sự cho người kể chuyện và cho nhân vật, làm cho
ngôn từ Êy có khả năng “nói” nhiều hơn.
Nguyễn Du đã phát hiện được các quy luật Èn kín của Tiếng Việt để giải cấu trúc
ngôn từ thực dụng và tái cấu trúc những biểu đạt mới, làm cho chúng tự nói lên bằng
cấu trúc của bản thân chúng, không thể dịch lại được bằng ngôn từ thông dụng mà
không làm mất mát ý nghĩa và vẻ đẹp cùng nhạc điệu của nó. Nhà nghệ thuật ngơn từ
khơng giản đơn là người giỏi thứ tiếng mình sử dụng, sử dụng một cách chính xác, đắc
địa, mà phải là người làm ảo thuật với ngôn từ Êy. Bằng kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn
Du đã chứng tỏ được điều đó.

Chương VI
SỨC SỐNG CỦA TRUYỆN KIỀU
14


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

1. Truyện Kiều và truyện Nôm sau nã
Truyện Kiều đã có tác động khơng nhỏ và để lại dấu vết trong các sáng tác

truyện Nôm sau nã nh Truyện Hoa Tiên- Nguyễn Thiện, Bích câu kỳ ngộ- Vũ
Quốc Trân, Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu, U tình lục- Hồ Biểu Chánh…
2. Truyện Kiều và đời sống văn học sau Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hoá và
văn học nước ta từ sau khi nã ra đời như các sinh hoạt văn hoá dân gian phái sinh từ
Truyện Kiều: tập Kiều, trị Kiều, bói Kiều, kể Kiều, vịnh Kiều và thơ về Nguyễn Du và
“Truyện Kiều”, lẩy Kiều… hay việc cải biên Truyện Kiều để diễn chèo, tuồng, cải
lương trên sân khấu…
3. Truyện Kiều nói mãi khơng cùng
Gần 200 năm Truyện Kiều chưa bao giê vắng bóng trên thi đàn và trong tâm
thức người Việt. Tính ra, từ những năm 20 trở đi, cứ trong vòng mười năm lại ré
lên một đợt nghiên cứu, phát hiện mới về Truyện Kiều. Tám mươi năm qua
Truyện Kiều chưa bao giê ngủ yên trong thư viện, nó ln ln bị đánh thức, tra
vấn để tham gia vào dòng chảy của cuộc sống hiện tại. Truyện Kiều không
ngừng sâu thêm, lớn thêm. Càng nghiên cứu, càng chiêm nghiệm, người ta càng
thấy Truyện Kiều vẫn đang ở phía trước, Truyện Kiều nói mãi khơng cùng.
C- KẾT LUẬN- Ý NGHĨA CƠNG TRÌNH

1. Đối với việc nghiên cứu Truyện Kiều- một tác phẩm văn học
trung đại
Truyện Kiều giữ vị trí quan trọng trong nền thi ca Việt Nam nói chung và nền
văn học cổ điển nói riêng. Tác phẩm đã “đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sỹ, sự
thăng hoa của thiên tài lên trên chủ nghĩa giáo huấn, biến văn học trung đại trở thành
văn học nghệ thuật, biến tiếng Việt thành tiếng Việt văn học đích thực, biến truyện
Nơm thành một thể loại nghệ sỹ”. Xác nhận tính sáng tạo tồn vẹn của Truyện Kiều,
mét tác phẩm được sáng tác dùa trên một tác phẩm có sẵn của nhà văn nước ngồi là
chỗ khó nhất trong nghiên cứu tác phẩm. Nhưng khi tiếp cận Truyện Kiều theo hướng
nghiên cứu Thi pháp học, GS Trần Đình Sử đã thành cơng qua việc tìm hiểu hệ thống
các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của Nguyễn Du, dẫn ta vào bản
chất sáng tạo văn học của nhà thơ để biến Truyện Kiều thành một áng văn chương

nghệ thuật vô song mà những phương pháp nghiên cứu trước Thi pháp học bất lực, chỉ
đem lại kết quả từng bộ phận.
Thi pháp học (bao gồm phong cách học nghệ thuật) cũng đang mở ra một chặng
đường mới- chặng đường tiếp nhận Truyện Kiều nh mét sáng tạo nghệ thuật.

2. Đối với việc nghiên cứu văn học nói chung
15


Bài tập điều kiện
Ngữ văn

Nguyễn Thị Loan - Cao học K17

Cơng trình cung cấp một hệ thống cơng cụ để từ đó, nếu thực sự hiểu và biết vận
dụng, người ta có thể tiến hành mơ tả các hệ thống thi pháp, chỉ ra nét sáng tạo riêng
biệt, khẳng định các giá trị truyền thống hoặc sáng tạo mới đối với một tác phẩm, một
tác giả, một giai đoạn văn học nói riêng hay một nền văn học nói chung.
Tuy nhiên nã cũng chỉ cho chóng ta thấy nã khơng phải là chìa khố vạn năng để
người đọc vận dụng có thể áp đặt dễ dãi vào bất cứ sáng tác văn học nào mà đòi hỏi
người nghiên cứu phải thực sự nghiêm túc, miệt mài, say mê, kiên nhẫn, tự điều chỉnh
giả thiết… trong suốt qúa trình làm việc mới đem lại kết quả thuyết phục.

3. Đối với bản thân người nghiên cứu văn học
Thi pháp Truyện Kiều của GS Trần Đình Sử có thể coi là một cơng trình khoa học
mẫu mực của một nhà nghiên cứu tâm huyết, tài năng, say mê và sáng tạo. Qua cơng
trình, chúng ta hiểu một cách sâu sắc, toàn diện hơn về kiệt tác Truyện Kiều của đại thi
hào Nguyễn Du trong cái nhìn đối sánh trong cả phạm vi hẹp (thể loại, loại hình…) và
phạm vi rộng (bối cảnh văn hoá…) lẫn trong tầng sâu cấu trúc nghệ thuật- những yếu
tố then chốt để biến cốt truyện- nhân vật và sự kiện vay mượn từ Kim Vân Kiều

truyện của Thanh Tâm tài nhân thành một sáng tạo văn hoá, văn chương tuyệt đỉnhTruyện Kiều. Từ đây chúng ta có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn và lý giải được
nhiều vấn đề còn tranh cãi xung quanh tác phẩm cũng như tác gia.
Tiếp cận một tác phẩm văn học theo hướng nghiên cứu thi pháp học hiện đại dù
còn mới mẻ và lạ lẫm với nhiều người song bằng hệ thống các luận điểm, luận cứ
cùng những lời dẫn giải, chú giải, so sánh mở rộng… và đối chiếu trực tiếp với
ngun bản Truyện Kiều, cơng trình này đã là một minh chứng thuyết phục cho một
hướng đi mới của nghiên cứu văn học được độc giả công nhận và đánh giá cao. Và nó
cịng cung cấp cho chóng ta một mơ hình chung nhất trong việc nghiên cứu thi pháp.
Với hướng triển khai dùa trên tư tưởng hình thức mang tính quan niệm chúng ta có thể
tiến hành khảo sát thi pháp của tác phẩm, của giai đoạn, thời kỳ văn học…
Cơng trình cũng khơng phải là điểm dừng cuối cùng của việc nghiên cứu Truyện
Kiều bởi chính tác giả đã khẳng định “Truyện Kiều còn nhiều Èn số, như ngọn núi cao
còn Èn trong tầng mây xa, như núi băng đầm mình trong lịng biển thẳm”. Biết đâu
chính từ cơng trình này của GS Trần Đình Sử lại chính là khởi nguồn cho nhiều hướng
nghiên cứu mới nhìn nhận về tác phẩm sống này?

16



×