Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

định hướng dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.32 KB, 53 trang )

Báo cáo khoa học
Định hướng dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa từ
góc độ phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lí do chọn đề tài
Việc giảng dạy văn học là một bộ phận không thể thiếu trong việc hình
thành và phát triển nhân cách HS trong nhà trường . Vì tác phẩm văn chương
chứa đựng trong nó những nguồn tri thức vô cùng phong phú và đa dạng, đã
được cô đọng lại trong một số lương câu chữ nhất định. Con đường nhận thức
của HS là đi từ việc “ hiểu thế giới bên ngoài để hiểu chính bản thân mình, nhận
thức để tự nhận thức” (Phan Trọng Luận). Tuy nhiên để việc tác động vào tâm
hồn HS , gây chấn động tâm hồn các em không phải là chuyện dễ dàng. Muốn
HS chiếm lĩnh được tác phẩm, người GV cần có định hướng rõ ràng. Định
hướng là một vấn đề then chốt của phương pháp luận dạy học văn. Định hướng
dạy văn góp phần khắc phục những bất cập trong dạy học văn truyền thống (tức
là HS thụ động ghi chép những kiến thức do GV truyền đạt mà không có sự tư
duy để tự nhận thức). Đồng thời định hướng dạy văn cũng giúp cho quá trình
học văn của HS thành quá trình tự nhận thức, tự giáo dục, tự phát triển.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường “ tinh anh và tài năng nhất” của
nền văn học sau 1975. Lộ trình sáng tạo nghệ thuật của ông là lộ trình làm việc
say mê, bền bỉ, khát khao kiếm tìm, bộc lộ những trăn trở day dứt của một trái
tim khắc khoải với nghệ thuật và con người. Chớnh nhà văn Nguyên Ngọc đã dự
đoán: “Nhất định rồi sẽ cần có cả một khoa nghiên cứu về nhà văn hết sức đặc
sắc của một giai đoạn đặc sắc như giai đoạn mấy mươi năm nay của văn học
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
1
Báo cáo khoa học
nước ta”. Thật vậy, Nguyễn Minh Châu đã trở thành tâm điểm cuả sự quan tâm
chú ý trong giới nghiên cứu văn học hiện nay.
Những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đưa vào chương trình THPT đã
chiếm được cảm tình và sự trân trọng của bạn đọc . Năm 1991 trong chương


trình cải cách giáo dục, truyện ngắn “ Mảnh trăng cuối rừng” lần đầu tiên có mặt
trong SGK lớp 12 và vẫn tiếp tục được giảng dạy cho đến năm 2007. Năm 2005,
SGK thí điểm lớp 12 chương trình THPT đổi mới đã đưa truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” vào phần văn học Việt Nam sau 1975. Và đến 2008, tác phẩm
chính thức có mặt trong chương trình lớp 12 đại trà. Mặc dù chưa chính thức
dạy học tác phẩm này nhưng chúng tôi rất hứng thú và đam mê tác phẩm. Qua
việc thực hiên báo cáo này, chỳng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc
nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu trong chương trình Ngữ văn mới. Đồng thời qua đõy, chúng tôi sẽ có cơ
hội thu hoạch kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu văn
học của bản thân và đồng nghiệp.
II- Lịch sử vấn đề
Con đường để tác phẩm văn chương đến với người đọc chính là thông qua
quá trình tiếp nhận. Nhờ quá trình này mà những giá trị của tác phẩm được khơi
dậy, được đánh thức và toả sáng. Sáng tạo và tiếp nhận là quá trình có mối quan
hệ biện chứng, chúng như hai mặt của một vấn đề mà mỗi mặt đều có những đặc
điểm riêng biệt. Yêu cầu đối với người nghệ sĩ là phải sáng tạo ra những tác
phẩm văn chương có lượng giá trị thẩm mĩ cao, cung cấp cho người đọc một cái
nhìn đa dạng, mới mẻ và sâu sắc về cuộc sống và những vấn đề trong cuộc sống.
Tác phẩm chỉ thực sự là sản phẩm thẩm mĩ nếu nó chạm đến và làm ngân vang
lên trong tâm hồn người đọc những thế giới mà bản thân họ - nếu không được
tiếp xúc với tác phẩm thì không thể có được. Cái đích đi đến đầu tiên và cuối
cùng của tác phẩm không gì khác ngoài con người. Vì thế, đọc tác phẩm, người
đọc phải đồng thời sống hai cuộc đời: cuộc đời trong tác phẩm và cuộc đời thực
của chính họ,đồng thời phải có được cái nhìn so sánh, đối chiếu giữa hai thế giới
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
2
Báo cáo khoa học
mà họ đang thể nghiệm.Cho nên, quá trình tiếp nhận của người đọc không hề
đơn giản là quá trình tiếp thu thụ động mà ngược lai, nó là quá trình có tính chủ

quan , tính dị biệt rất cao.Chỉ có những con đường chung chứ không có con
đường duy nhất cho chúng ta khi bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Qỳa trình tiếp nhân văn học trong nhà trường THPT vừa mang những đặc
điểm của quá trình tiếp nhận văn học nói chung vừa mang những đặc điểm khu
biệt của một bộ môn khoa học được giảng dạy nói riêng. Trong cơ chế dạy học
mới, HS được coi là trung tâm trong quá trình dạy và học văn . Cho nên dù tổ
chức hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm bằng cách thức nào thì người GV cũng phải
luôn chú ý đến tính tích cực, chủ động , sáng tạo của HS trong việc cảm thụ và
sáng tạo.
Nguyễn Minh Châu cùng với cỏc sáng tác của ông sau 1975, đã trở thành
một hiện tượng của văn học giai đoạn chuyển mình, nhận được rất nhiều sự
phản hồi của giới nghiên cứu như các bài viết của Ló Nguyờn, Phạm Vĩnh Cư,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khải, Chu Văn Sơn, Tôn Phương Lan Đõy là những
công trình có tính chất nghiên cứu lí luận về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, chỉ ra vị trí, vai trò và đóng góp của nhà văn với công cuộc đổi mới
của văn học. Hầu hết các tác giả đều chỉ ra sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật,
trong cái nhìn của nhà văn với cuộc đời và con người.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm được viết trong
không khí của công cuộc đổi mới nờn nó cũng mang hơi thở mới của văn học
đương đại. Đây là tác phẩm hay, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người
đọc và giới nghiên cứu. Ở góc độ nghiên cứu, trong công trình “ Bến quê - một
phong cách trần thuật giàu chất triết lớ” GS Trần Đình Sử đã đánh giá: “ Chiếc
thuyền ngoài xa là truyện về nghịch lí đời thường và từ tác phẩm, ta thấy toỏt
lờn bao suy nghĩ da diết về chõn lớ nghệ thuật và đời sống” . Tiến sĩ Niculin
trong công trình “Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh” (Lại Nguyên Ân
dịch), đã nhận định rằng: “ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xua tan làn khói
lãng mạn phủ lên hình ảnh đã trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
3
Báo cáo khoa học

buồm mờ ảo trong không gian xa rộng của biển cả, người chủ thuyền trở nên
hung bạo vì cuộc sống trống rỗng, tẻ nhạt, luôn đánh đập người vợ. Nhưng
truyện còn có ý nghĩa rộng lớn hơn. Nó dường như khơi gợi người ta nờn nhỡn
kĩ vào những gì ẩn sau cái vẻ đẹp bề ngoài để nhớ đến trách nhiệm của người
nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người”. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong “
Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Chõu” viết: “ Chiếc thuyền ngoài xa phê
phán cách nhìn lãng mạn một chiều về cuộc sống, đồng thời đặt ra trách nhiệm
của nghệ thuật là phải đào sâu, khám phá để tìm ra bản chất của hiện thực”. Tiến
sĩ Trịnh Thu Tuyết trong bài viết “ Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Chõu” đó chỉ ra rằng: “ Chiếc thuyền ngoài xa có cốt truyện xây dựng trên
những nguyên tắc luận đề. Từ một xung đột đầy nghịch lí, Nguyễn Minh Châu
nêu ra một vấn đề nhận thức cần suy nghĩ. Cốt truyện dựa trên sự phát hiện của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh để từ đó đưa ra đề nghị: nhận thức bản chất của hiện
thực phải có cái nhìn đa diện và tỉnh tỏo” . Ở góc độ phương pháp dạy học văn,
có thể kể ra một vài bài viết mang tính chất tiên phong thử nghiệm như: “Để góp
phần dạy tốt hơn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chõu”
(Nguyễn Thanh Tú. Tạp chí Giáo dục, số 196/ 2008), “ Vận dụng quan điểm dạy
học phát triển trí thông minh của HS vào dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Chõu”(Đinh Văn Đoàn .H.ĐHSPHN 2006), Đặc biệt, cần phải
kể đến công trình “ Định hướng dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Chõu” (luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Lan
Hương Hà Nội 2004) là công trình mở ra một hướng tiếp cận tác phẩm tuy
không mới nhưng giúp người đọc có cái nhìn đối chiếu tương đối toàn diện về
thi pháp thể loại truyện ngắn và sự đổi mới trong tư duy thể loại của Nguyễn
Minh Châu sau 1975 trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Việc tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có thể đi bằng nhiều con
đường như: đi tìm yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn (Phạm Vĩnh Cư), phân
tích tác phẩm bằng việc giải mã các hình tượng ám ảnh ngay trong văn bản tác
phẩm của ông (Đỗ Đức Hiểu- Chu Văn Sơn), tìm hiểu cấu trúc tình huống của
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn

4
Báo cáo khoa học
truyện ngắn (Bùi Việt Thắng), chất thơ trong truyện ngắn (Nguyễn Thanh
Hựng) Tuy nhiờn, tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng từ góc độ phong cách nghệ thuật còn là
một vấn đề mới. Vì thế, trong phạm vi báo cáo “ Định hướng dạy học tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Chõu”
chúng tôi mạnh dạn khai thác cách tiếp cận mới này để mong gúp thờm một con
đường, một cách thức tìm hiểu tác phẩm. Đồng thời giúp bạn đọc có được cái
nhìn sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
III- Phạm vi nghiên cứu
Báo cáo tập trung nghiên cứu vấn đề “ định hướng dạy học tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu từ góc độ phong cách nghệ
thuật”(chủ yếu là phong cách nghệ thuật của nhà văn sau 1975).
Để làm cơ sở cho vấn đề của mình, chúng tôi bàn từ vấn đề lí luận định
hướng trong dạy học nói chung, định hướng trong dạy học văn nói riêng, đồng
thời trên cơ sở của việc khái quát những đặc điểm phong cách nghệ thuật (nhất
là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và cách nhìn về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và hiện thực cuộc sống, cách nhìn về con người của tác giả sau 1975)
chúng tôi đưa ra một số phương pháp và biện pháp thích hợp để dạy học tác
phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa “ từ góc độ phong cách nghệ thuật. Phần cuối,
chúng tôi mạnh dạn đưa ra Giáo án thể nghiệm để cụ thể hoá những lí luận đã
đưa ra.
IV- Phương pháp nghiên cứu
+ phương pháp nghiên cứu lí luận
+ phương pháp phân tích tổng hợp
+ phương pháp so sánh đối chiếu
+ phương pháp nghiên cứu liên ngành
+ phương pháp thể nghiệm


Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
5
Báo cáo khoa học
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG TỪ GÓC ĐỘ
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
I- Định hướng dạy học tác phẩm văn chương- một giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở THPT
1- Thế nào là định hướng?
Định hướng có nghĩa là xác định một phương hướng, một con đường đi
nhằm đạt đến một kết quả, một mục đích nhất định.
Như vậy, định hướng được xem là khâu đầu tiên, khâu thứ nhất trong quá
trình hoạt động đạt mục đích của con người. Để định hướng được vấn đề một
cách tốt nhất, chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc, đặt vấn đề
trong nhiều mối liên hệ so sỏnh,đặc biệt, phải chú ý đến tính mục đích của vấn
đề. Phải có cái nhìn bao quát để việc định hướng không bị sai lệch so với yêu
cầu, nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời phải tìm được phương thức thực hiện phù hợp.
2- Định hướng trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường THPT
2.1- Định hướng trong dạy học
Định hướng trong dạy học hiện nay không còn là vấn đề mới. Vì hoạt
động dạy - học là hoạt động đòi hỏi tính mục đích rất cao. Dạy học theo định
hướng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phù hợp với quan điểm
dạy học “lấy HS làm trung tõm” trong lí luận dạy học hiện đại.
Tính định hướng trong dạy học ở trường THPT thể hiện ở những phương
diện khái quát như: chương trình, mục tiêu, SGK, hay biểu hiện cụ thể trong
từng giáo án, từng tiết học, từng phương pháp dạy học nói riêng đối với từng
môn học.Kết quả giáo dục là thành tố biểu hiện tập trung nhất tính định hướng
trong dạy và học ở trường THPT. Những tri thức mang tính định hướng phải
phù hợp với các yêu cầu xã hội, phục vụ được các yêu cầu tồn tại và phát triển

Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
6
Báo cáo khoa học
không ngừng của xã hội, tạo sự thích ứng cao giữa cá nhân với sự biến đổi của
môi trường kinh tế- xã hội.
Định hướng trong dạy học ở nhà trường phổ thông vừa là nhiệm vụ, yờu
cầu vừa là mục đích phải đạt được trong giáo dục.
Dạy học theo định hướng trong trường phổ thông đòi hỏi người GV phải
tự trang bị một vốn kiến thức và kĩ năng sư phạm sâu rộng để biến hoạt động
truyền đạt tri thức thành hoạt động có mục đích và có sản phẩm. Bản chất của
quá trình dạy học định hướng đồng nhất với quá trình nhận thức độc đáo của HS
dưới vai trò chỉ đạo của GV.
2.2 - Định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong trường THPT
Trong giai đoạn bùng nổ tri thức hiện nay, vấn đề định hướng dạy học tác
phẩm văn chương trong nhà trường cần phải được quan tâm đúng mức. Sự thay
đổi trong tâm lí và thị hiếu làm cho con người xa lạ với văn học nói chung, môn
Văn học nói riêng. Nhận thức được đúng đắn vấn đề này, đồng thời ý thức được
vai trò, nhiệm vụ của môn Văn trong việc bồi dưỡng, phát triển nhân cách con
người, các nhà lí luận và giảng dạy Văn học đã đề cập đến vấn đề định hướng
dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường THPT.
Ngay từ cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, qua các công trình nghiên cứu như
“Rốn luyện tư duy học sinh qua giảng dạy văn học” (1969) của Phan Trọng
Luận, “Vấn đề giảng dạy văn học theo thể loại”(1970) của Trần Thanh Đạm,
Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Huỳnh Lý,Đàm Gia Cẩm, “Ngụn ngữ học và
môn giảng Việt Nam ở trường học” (1970) của Hoàng Tuệ , “Tu từ học với vấn
đề giảng dạy ngữ văn” (1979) của Đinh Trọng Lạc , “Đọc và tiếp nhận văn
chương”(1986) của Nguyễn Thanh Hùng , “Phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương theo loại thể” (2001) của Nguyễn Viết Chữ vấn đề định hướng trong
dạy học văn đã được đặt ra ở những mức độ khác nhau.
Việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong trường THPT có cơ

sở lí luận là lí thuyết tiếp nhận. Việc tiếp nhận phải lấy sáng tác làm tiền đề và
mối quan hệ giữa chúng không phải là sự thụ động mà trái lại, mang tính chủ
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
7
Báo cáo khoa học
động và định hướng rất rừ. “Tỏc phẩm thực sự chỉ được tạo thành bởi những kí
hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết, cho nên bản thân nó chưa có giá trị gì hết,
nến có cũng chỉ là đôi chút, cái quan trọng là người đọc” (Mô sac- nhà thơ Xô
Viết cũ).
3. Tác dụng của việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong
trường THPT
Định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong trường THPT hứa hẹn
nhiều tiềm năng mới cho việc khám phá tác phẩm văn học ở chiều sâu. Một tác
phẩm văn chương có thể được tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau từ thời
đại lịch sử, tác giả đến bản thân văn bản. Mặt khác, dạy học định hướng đòi hỏi
sự phối hợp giữa GV- HS nhằm giải phóng khả năng nhận thức độc đáo của HS,
trên cơ sở đú trỏnh những suy nghĩ nông cạn, hời hợt, thiên lệch về tác phẩm do
HS đã được định hướng bởi GV. Nhưng đồng thời, GV không được áp đặt mà
phải kích thích và phát huy được năng lực tiềm ẩn, tính tích cực chủ động, tự
giác trong mỗi HS, nhằm phát huy vai trò chủ thể nhận thức của bạn đọc HS.
Tóm lại, “Việc định hướng phân tích tác phẩm văn chương trở nên quan
trọng và cần thiết để điều chỉnh và giới hạn những khả năng lí giải nhất định,
tránh những mâu thuẫn trong nhận thức có thể xảy ra ở quá trình tiếp nhận của
HS, đồng thời giúp HS xây dựng được một cách hiểu đúng, tương đối thống
nhất, phù hợp với chõn lớ khách quan của tác phẩm và phù hợp với mục đích
của giáo dục, của môn học và giờ học”(Nguyễn Thị Lan Hương).
II- Định hướng dạy học tác phẩm từ góc độ phong cách nghệ thuật
1- Phong cách nghệ thuật là gì?
Phong cách nghệ thuật là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành lí luận,
nghiên cứu văn học, được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu

chuyờn sõu về tác giả và tác phẩm. Phong cách nghệ thuật là “một phạm trù
thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các
phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
8
Báo cáo khoa học
một nhà văn ”(Theo Từ điển văn học của PGS Lê Bỏ Hỏn, GSTS Trần Đình
Sử, GS Nguyễn Khắc Phi).
Ở Việt Nam,vấn đề phong cách nghệ thuật là một vấn đề rất được quan
tâm. Các nhà nghiên cứu lí luận như Lờ Bỏ Hỏn, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê
Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Nguyễn Đăng Mạnh đều có những bài viết sâu sắc về
vấn đề này. Dù tiếp cận ở những góc độ khác nhau nhưng các tác giả đều thống
nhất nhấn mạnh ở tính độc đáo trong sáng tác của mỗi tác giả. Phong cách nghệ
thuật biểu hiện ở tư tưởng nghệ thuật độc đáo, cách cảm nhận (thế giới, con
người) độc đáo, hệ thống các phương tiện biểu hiện độc đáo (đáng chú ý nhất là
giọng điệu).
2- Phong cách nghệ thuật với vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương
trong trường THPT là một vấn đề mới
Tác phẩm văn học là “chõn trời đón đợi”, “một đề án tiếp nhận” (Kons taz)
chứa đầy những thông tin thẩm mĩ được chắt lọc và cụ đỳc trong số lượng câu
chữ có hạn . Những giá trị thẩm mĩ ấy được khai thác đến đâu và bằng cách nào là
tuỳ thuộc vào vốn sống, nhận thức, năng lực và sở thích của người tiếp nhận.
Tác phẩm văn chương chủ yếu được tiếp cận từ góc độ thể loại, kết cấu,
ngôn ngữ, nhõn vật,hỡnh tượng Việc tiếp cận tác phẩm từ góc độ phong cách
nghệ thuật của tác giả rất ít được nói đến như một luận điểm lớn, một con đường
chủ yếu, một hướng đi tích cực.
2.1- Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà văn và tác phẩm
Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tác phẩm nghệ
thuật là kết quả, là sản phẩm tinh thần của nhà văn và cuộc sống. Cho nên,
“nghệ thuật dù muốn chộp đỳng thực tại đến mức nào cũng không thể không

mang khuynh hướng và chất phong cách của tác giả” (Nguyễn Khải). Nó là sản
phẩm chủ quan nên bản thân nó phải mang tính tư tưởng, tính quan niệm. Như
dòng sông đổ nước ra biển cả, nhà văn cũng đổ những ý tưởng nghệ thuật của
mình vào tác phẩm, tạo cho nó một tiếng nói riêng. Vì thế, muốn tìm hiểu thế
giới nghệ thuật của nghệ sĩ, không gì tốt hơn việc khám phá tác phẩm của họ.
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
9
Báo cáo khoa học
Ngược lại, chính việc hiểu sâu sắc thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật
của tác giả sẽ mở đường cho việc cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm được
đúng đắn và sâu sắc hơn.
2.2- Khó khăn từ việc định hướng dạy học tác phẩm văn chường từ góc
độ phong cách nghệ thuật của tác giả
Trong nhà trường THPT,vốn kiến thức về lí luận văn học được giảng dạy
chưa nhiều vì đây là kiến thức khái quát tương đối khó, đòi hỏi ở HS sự tư duy
cao. Cho nên đặt vấn đề phong cách tác giả thành con đường để cảm hiểu tác
phẩm, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế.
Nguyễn Minh Châu là một tác giả của văn học thời kì đổi mới, mang
trong mình những vận động biến chuyển phức tạp. Đặc điểm nổi bật trong các
sáng tác của ông là tính triết lí, tính luận đề. Cho nên, tiếp nhận những tác phẩm
của ông phải đặt chúng vào dòng chảy của thời đại và trong mối tương quan với
những đặc trưng nổi bật trong phong cách tác giả. Đây là một công việc không
hề đơn giản.
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
10
Báo cáo khoa học
Chương II
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975
VÀ TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
I- Nguyễn Minh Châu trong công cuộc chuyển mình của văn học sau

năm 1975
Trong giai đoạn trước năm 1975, văn học tập trung chú ý đến vấn đề vận
mệnh dân tộc, cộng đồng và lịch sử. Cảm hứng bao trùm là cảm hứng sử thi và
anh hùng ca. Nhân vật là những con người lí tưởng, đẹp đẽ và giàu chất lãng
mạn, là những biểu tượng của cả một dân tộc anh hùng. Trong bối cảnh ấy,
Nguyễn Minh Châu cũng đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm
có giá trị trong đó đáng chú ý là ba tác phẩm:”Cửa sông, Dấu chân người lính,
Lửa từ những ngôi nhà”. Ông được coi là nhà văn viết về đề tài chiến tranh đầy
tài năng với những khám phá, phát hiện mới về chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam trong những con người mang phẩm chất của cả cộng đồng. Những
vấn đề của xã hội được nhà văn đưa ra “ một cách rõ nét và tự nhiên, không có
gì gò bó, khiên cưỡng”(Phong Lê).
Sau 1975, cùng với cả dân tộc, văn học bước sang thời kì mới. Đây là thời
kỡ “cú những sự chuyển động rất phong phú, sâu sắc và phức tạp - một thời kì
chuyển mình trở dạ quằn quại của đất nước, của xã hội, của con người và văn
học” (Nguyên Ngọc). Đây là thời kì đặt ra cho người cầm bút những vấn đề rất
bức thiết. Việc đánh giá lại con người sao cho khỏi phiến diện , một chiều, được
coi là vấn đề trăn trở không yên với các nhà văn . Đổi mới và đổi mới như thế
nào? Đó là câu hỏi đặt ra cho những cây bút ở giai đoạn này nhằm đáp ứng được
những thị hiếu mới của công chúng và cũng là để phù hợp với sự phát triển tự
thân của văn học.
Những dấu hiệu của sự đổi mới trong văn học được nhận ra là: từ hướng
ngoại đến hướng nội, từ sự kiện, vấn đề đến con người, từ số phận cộng đồng,
dân tộc đến số phận cá nhân của từng con người được thể hiện trong tác phẩm
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
11
Báo cáo khoa học
của một số tác giả văn xuôi như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Mạnh Tuấn, Bảo
Ninh
Với Nguyễn Minh Châu, dấu hiệu của sự trăn trở đổi mới đã xuất hiện khi

ông nhận ra những cái thiếu của văn học “Qủa thật, những trang viết về chiến
tranh của ta thiếu một cái gì thực là giáp mặt với kẻ thù, với cuộc sống, chúng ta
vẫn còn thiếu một cái gì vừa cật lực vừa trí tuệ” (Trang sổ tay viết văn, Văn nghệ
quân đội, tháng 3 năm 1971). Ông sớm bắt nhịp vào công cuộc chuyển mình của
văn học một cách “ lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường mà cực kì dũng cảm”
(Nguyên Ngọc). Qỳa trình thay máu của nhà văn diễn ra từ từ nhưng khá sâu sắc
và toàn diện. Sự nhạy bén và kiên quyết trong ngòi bút Nguyễn Minh Châu sở dĩ
có được là do ụng cú một quan niệm, một chủ trương đúng đắn: đưa văn học trở
về những quy luật vĩnh hằng của đời sống con người, ông đặc biệt nhấn mạnh tính
chân thật của văn học. Ông cho rằng “ Viết văn là phải đào xới đến tận cựng cỏi
đỏy của cuộc đời” để “săn tỡm cỏc quy luật”. Đồng thời, ông phê phán sự “ dễ dãi
về cách nhìn và sự phô bày đời sống một cách đơn giản và dễ dãi về nghệ thuật
trình diễn đời sống chưa được khúc xạ qua lăng kính nghệ thuật”.
Xuất phát từ trong quan niệm và tâm huyết của nhà văn với cuộc sống, lại
gặp luồng gió mới của thời đại, Nguyễn Minh Châu không khó khăn gì khi thay
đổi tư duy nghệ thuật của mình. Nhà văn thả bút vào vương quốc của tình đời,
tình người để khuấy động lên những giông tố vốn được che đậy bởi một lớp
sương mờ ảo. Điều này chứng tỏ nhà văn đã nhìn đời bằng con mắt nghiêm khắc
hơn. Có điều, đi vào con đường chông gai này, cây bút Nguyễn Minh Châu
không phải không gặp những khó khăn, trở ngại. Khi những sáng tác đầu tay của
ông ra đời, ông nhận được không ít những ý kiến đánh giá, phản hồi trái ngược.
Triều Dương cho rằng: “ Lối viết của Nguyễn Minh Châu bộc lộ sự lan man, rối
rắm để người đọc không bắt được chủ đích hoặc hiểu như thế nào cũng được”.
Phan Cự Đệ, Xuân Thiều cũng nhận xét về sự khó hiểu trong cách viết của nhà
văn. Nhưng, như một người bộ hành kiên trì và dũng cảm, Nguyễn Minh Châu
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
12
Báo cáo khoa học
đã dần tỏ rõ bản lĩnh, tài năng và trở thành người mở đường “tinh anh và tài hoa
nhất”, “người đi được xa nhất” (Nguyên Ngọc).

II- Đổi mới trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu sau
1975
1- Quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực cuộc sống
Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức, của tư duy. Do đó, đời
sống là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật, đồng thời là chiếc chìa khóa
giải thích được những hiện tượng phức tạp của nghệ thuật. “Nhà văn luôn là con
đẻ của thực tại, là con đẻ của một hoàn cảnh và một kiểu cách quan hệ nhất
định”(Hà Minh Đức)
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu bắt rễ rất sâu vào hiện thực
cách mạng, vào cuộc kháng chiến lâu dài mà vô cùng anh dũng của dân tộc. Cho
nên, trong bầu không khí chung của văn học thời kì “mỗi con người là một chiến
công, một tượng đài” ấy, những trang viết của ông hào sảng, sáng ngời những
tấm gương chiến đấu gan hùng, dũng cảm, mang trong mình lí tưởng của thời
đại, những phẩm chất của dân tộc.
Sau 1975, tác phẩm của nhà văn đã chuyển hướng đề tài. Đưa nền văn
học mang tính sử thi và tính vĩ mô trở về với những con người bình thường
trong cuộc sống bình thường là sự biểu hiện rõ ràng, cụ thể nhất của sự đổi mới
của văn học thời kì này nói chung và của Nguyễn Minh Châu nói riêng. . Xuất
phát từ sự đề cao tính trung thực của người nghệ sĩ , ông xác lập lại mối quan hệ
mới giữa hiện thực và tác phẩm văn học. ễng cho rằng: hiện thực trong tác phẩm
phải là một hiện thực đầy đủ và toàn diện. Nhà văn không thể núi cỏi “vĩ đại,
anh hựng”mà quên đi cái đau thương, mất mát. Nhà văn phải làm công việc
giống như một người thợ quét đi “lớp men trữ tình hơi dày” được phủ lên hiện
thực một thời để trả hiện thực về đúng gương mặt của nó- dù đó là hiện thực có
nhiều mặt trái. Ông quan niệm một cách rõ ràng: “ Phản ánh hiện thực không có
nghĩa là xâu chuỗi các sự kiện lâu nay văn xuôi viết và chiến tranh đã làm, tất cả
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
13
Báo cáo khoa học
các thể loại văn học đều phải lấy con người làm đối tượng phản ỏnh”(Viết về

chiến tranh- Văn nghệ quân đội.số 11 năm 1978).
Nguyễn Minh Châu đưa ra một quan niệm về hiện thực rất cụ thể, ông đòi
hỏi hiện thực trong sáng tác phải là hiện thực đã được chắt lọc, tái tạo, không
phải là hiện thực ở dạng mô phỏng, sao chép. Viết về hiện thực, nhà văn luôn có
ý thức làm một cuộc đối sánh giữa hiện thực được phản ánh và hiện thực đang
tồn tại ngoài cuộc đời. Đồng thời, ông cố gắng ngụp lặn thật sâu vào cuộc đời để
khám phá và phát hiện ra những mặt trái, những phần khuất của hiện thực để “
lột mặt nạ nó ra”. Chỉ cần điểm qua và đặt các tác phẩm:“ Những người đi từ
trong rừng ra”, “Cửa sụng”. “ Miền chỏy” với “Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành”, “Cỏ lau” , “ Bên đường chiến tranh”, “Mựa trái cóc ở miền Nam”
chúng ta có thể nhận ra độ chênh giữa hai giai đoạn sáng tác của nhà văn. Có thể
núi,sau năm 1975, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu không tập trung vào
mảng đề tài hiện thực chiến tranh nữa mà ngòi bút của ông chú ý đến một hiện
thực bề sâu trong tâm hồn con người. Những tác phẩm của ông thực sự làm cho
người đọc phải chú ý đến những vấn đề, những chủ đề mà nó đặt ra: số phận
thiệt thòi bất hạnh của con người . Qua số phận của những con người như Quỳ,
Thai, Hạng, Lực, Quảng ta nhận ra một hiện thực khác trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu: hiện thực được đặt trong mối quan hệ với số phận cá nhân,
rất cụ thể, chân thực, được soi chiếu ở nhiều góc độ. Tóm lại, những sáng tác
sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu đã thực sự chạm đến và là rung lên
những thanh âm nhỏ bé của cuộc đời. Những tác phẩm này đem lại một nhận
thức mới mẻ và sâu sắc cho người đọc.
Sự đổi mới trong trong quan niệm về hiện thực của Nguyễn Minh Châu
có nguồn gốc sâu xa từ sự thay đổi tư duy nhận thức: từ chiều rộng đến chiều
sâu, xuất phát từ ý thức, trách nhiệm cao của nhà văn với cuộc sống, từ sự nhạy
bén và cảm quan mới mẻ của nhà văn với cuộc đời.
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
14
Báo cáo khoa học
2- Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người

Con người là đối tượng nhận thức, là cỏi đớch đồng thời là chủ thể sáng
tạo của nghệ thuật. Việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là một
trong những phương diện quan trọng nhất để khám phá quá trình vận động, đồi
mới của tư duy nghệ thuật trong tiến trình văn học. GS Trần Đình Sử trong công
trình nghiên cứu “Dẫn luận thi pháp học” viết: “Quan niệm nghệ thuật về con
người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoỏ thõn thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tao nờn
giỏ trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng đú” . Quan niệm nghệ thuật về
con người có nguyên nhân từ thời đại, lịch sử đồng thời bắt rễ từ cá tính sáng tạo
và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Vấn đề này không nhất thành bất biến mà
có sự vận động trong từng thời kì, trong bản thân từng tác giả, tạo nên sự phong
phú trong văn học.
Tìm hiểu chặng đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu ngay từ những
tác phẩm đầu tay có thể khẳng định: vấn đề con người luôn luôn được nhà văn ý
thức một cách sâu sắc. Nếu trước năm 1975, hoà chung với dòng chảy của nền
văn học mang tính sử thi, Nguyễn Minh Châu cũng quan tâm đến con người ở
những phương diện cộng đồng, lịch sử. Đó là những con người mang trong mình
vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cao thượng- kiểu nhân vật lí tưởng. Đó là hình ảnh
cô giáo Thuỳ, bác Thỉnh, ông Vang, là cụ Lâm, Nguyệt, Lãm, là anh Lữ,
Khuờ mỗi người là một kho báu bí ẩn, là những hạt ngọc để chúng ta chiêm
ngưỡng và ngợi ca. Họ như sống cuộc đời của cả dân tộc anh hùng, một thời đại,
một thế hệ anh hựng Sau 1975, khi hiện thực đã thay đổi, các nhà văn dường
như cũng nhận ra những vấn đề mới của cuộc sống, con người mà trước đây
chiến tranh bom đạn hoặc lí tưởng đã che khuất. Vẫn là những con người bước
ra từ cuộc chiến tranh nhưng giờ đõy họ được đặt vào những môi trường, hoàn
cảnh cụ thể của cuộc sống đời thường và vì thế cũng phát lộ những chiều sâu
mới. Điều đó vừa khơi nguồn sáng tạo vừa đặt ra yêu cầu cho những người cầm
bút. Nguyễn Minh Châu và những người cầm bút cùng thế hệ đã sớm nhận ra
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
15

Báo cáo khoa học
yêu cầu đổi mới ấy của văn học, các sáng tác của họ đã bắt đầu đặt ra những vấn
đề mà hiện thực yêu cầu. Số phận cá nhân với những xung đột trở thành đối
tượng nhận thức của nghệ thuật và trở thành chuẩn mực để nhà văn khám phá
thế giới. Có thể kể đến một vài tác phẩm tiêu biểu như “ Ngoại tỡnh” (Nguyễn
Mạnh Tuấn), “Thõn phận tỡnh yờu”(Bảo Ninh), “Sống với thời gian hai
chiều”(Vũ Tú Nam), “Một cõi nhân gian bộ tớ”(Nguyễn Khải) , “Thời xa
vắng”(Lê Lựu), “Đỏm cưới không có giấy giỏ thỳ”(Ma Văn Khỏng) Gúp vào
văn học giai đoạn này những tác phẩm như: “Bức tranh”, “ Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành” nhà văn cũng thể hiện được những khám phá mới mẻ của
mình về con người. Trong bài trả lời phỏng vấn Báo Văn nghệ số 5,6 ra ngày
1/2/1986 Nguyễn Minh Châu đã nói: “ Tôi muốn dùng ngòi bút của mình để
tham giả trợ lực vào cuộc đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt bên trong mỗi con
người”. Vì vậy, tỡm cách phân tích các quan hệ sâu kín của các hiện tượng và
tình huống cá biệt để làm bật lên các phức hợp phong phú và sống động của đời
sống chính là con đường nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu đã đi. Hướng ngòi
bút vào vấn đề thế sự, đời tư, con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn này hiện lên với một hình hài khác. Không còn tiếng súng, không có
sự hi sinh nhưng những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn tìm thấy âm vang
nhức nhối của cuộc sống thường nhật, những sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ, những
cuộc chiến đầy trăn trở giằng xé trong nội tâm của mỗi con người. Tóm lại, các
tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đã xây dựng con người trong
nhiều mối quan hệ, được soi chiếu ở nhiều góc độ. Với quan niệm “ cuộc đời
không có những thỏnh nhõn” và với “nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải
về con người” nhà văn đã viết như là để trả những gì “cũn thiếu, còn nợ “ cuộc
sống.
3- Đổi mới về các thủ pháp nghệ thuật
3.1- Đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
“Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá
nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực.

Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
16
Báo cáo khoa học
Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống
trong một thời kì lịch sử nhất định”(Hà Minh Đức). Trước 1975, Nguyễn Minh
Châu viết chủ yếu về người lính, nhân vật chưa có nột riờng, độc đáo. Sau 1975,
nhà văn “hướng nội”, chạm vào mạch ngầm bên trong của đời sống, nhân vật
của ụng đó suy nghĩ , hành động theo sự dẫn dắt của nội cảm hơn là vận động
theo sự chỉ đạo của nhà văn. Thời kì này, ụng đó xây dựng thành công những
nhân vật tính cách, số phận. Một số kiểu nhân vật đặc trưng của Nguyễn Minh
Châu giai đoạn này như: kiểu nhân vật số phận (cụ Xiêm trong “Dấu chân
người lớnh”, mẹ Êm trong“ Miền chỏy”, bỏc Thụng trong “Sống mãi với cây
xanh”; Thai, Lực trong “ Cỏ lau”; lão Khúng trong “Phiờn chợ Giỏt”) ; kiểu
nhân vật sám hối(người họa sĩ trong “Bức tranh”, nhà văn T trong “Sắm vai”);
kiểu nhân vật thoỏi hoỏ (Quang trong “Cơn giụng”, Toàn trong “ Mùa trái cóc ở
miền Nam”) ; kiểu nhân vật triết lí (Hương và Phai trong truyện ngắn cùng tên,
Nhĩ trong “ Bến quờ”, nghệ sĩ nhiếp ảnh trong “ Chiếc thuyền ngoài xa”).
Để xây dựng nhân vật, nhà văn sử dụng một thủ pháp quen thuộc là
phân tích tõm lớ nhân vật. Nhưng nếu trước 1975, thủ pháp nghệ thuật này mới
chỉ dừng lại ở “kể và tả”(Dấu chân người lính) thì ở “ Miền cháy, Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền Nam ” nhà văn đã chú ý đến
những giằng xé bên trong của con người. Thủ pháp này ngày càng được nhà văn
phát triển và hoàn thiện qua các sáng tác về sau. Một trong những thủ pháp quan
trọng và đạt hiệu quả cao trong việc tái hiện thế giới nhân vật đó là độc thoại nội
tâm. Vì “ Không thể biến con người sống thành một khách thể câm lặng, khách
thể của một nhận thức vắng mặt, một hình thức hoàn kết. Ở con người bao giờ
cũng có một cái gì đó mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hành động
tự do của sự tự ý thức và của lời nói. Điều này không thể xác định được từ bên
ngoài, từ sau lưng con người”(Bakhtin). Độc thoại nội tâm có khi được nhà văn
thể hiện như những “dũng ý thức” tự nhiên của nhân vật, dường như độc lập với

chính tác giả, hoặc có khi là việc sử dụng những yếu tố tõm lớ xác thực để việc
độc thoại trở nên cụ thể và chân thực hơn.Việc sử dụng độc thoại nội tâm tạo
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
17
Báo cáo khoa học
nên tính đối thoại, tính triết lí của những trang truyện Nguyễn Minh Châu trong
“ Sắm vai”, “Một lần đối chứng”, “Chiếc thuyền ngoài xa”, “ Mùa trái cóc ở
miền Nam” Bên cạnh đó, nhà văn rất chú ý đến yếu tố ngoại hình và tên gọi
của nhân vật. Dấu ấn thời gian, của sự từng trải, của sự vất vả, của nghề nghiệp
thường được ông quan sát và thể hiện ngay khi miêu tả nhân vật, làm toát lên số
phận và một nét tính cách nào đó của nhân vật (Chiếc thuyền ngoài xa).
3.2- Đổi mới trong cách xây dựng tình huống và điểm nhìn trần thuật
Trước 1975 nhà văn thường sử dụng những tình huống thử thách bên
ngoài như chiến tranh, cái chết để nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất, lí
tưởng như trong các tác phẩm: “Dấu chân người lớnh”, “Cửa sụng”, “Mảnh
trăng cuối rừng “ Sau 1975, Nguyễn Minh Châu chủ yếu đặt nhân vật vào tình
huống tự nhận thức, tình huống tõm lớ trong mối quan hệ với chính mình, qua
đó nhân vật tự bộc lộ thế giới nội tâm của chính mình. Có thể kể đến một số
nhân vật như: “người hoạ sĩ” trong truyện ngắn “ Bức tranh”, “người thủ thành”
trong “Dấu vết nghề nghiệp” Trong tâm hồn nhân vật luôn diễn ra một cuộc
đấu tranh âm thầm mà quyết liệt rồi cuối cùng là lời tự thú. Người ta đã đặt tên
cho các tình huống nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là tình huống tương
phản, tình huống thắt nút, kiểu tình huống bất ngờ, Đặt nhân vật vào những
tình huống này, nhà văn muốn đưa ra một vấn đề là quá trình tự nhận thức, tự
tìm lại chính mình, tự hoàn thiện chính mình của mỗi con người. Điều này tạo
nên chiều sâu cho tác phẩm đồng thời thể hiện niềm tin của nhà văn với con
người.
Điểm nhìn trần thuật luôn được nhà văn thay đổi để tạo ra hệ giá trị
khác nhau về cùng một vấn đề, một con người. Qua đó nhà văn làm cho hiện
thực phản ánh trong tác phẩm được đánh giá theo nhiều cách khác nhau ở những

góc độ khác nhau. Đõy chớnh là cách nhà văn lôi kéo độc giả vào tác phẩm của
mình, gây sự đối thoại trong lòng độc giả, buộc họ phải trăn trở để tự tìm cho
mình một cách đánh giá đúng đắn và toàn diện nhất.
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
18
Báo cáo khoa học
3.3- Đổi mới trong giọng điệu trần thuật và ngôn ngữ
Trước năm 1975, hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu là đơn
giọng. Chất giọng chủ đạo thường là ngợi ca, hào sảng , tràn đầy niềm tin và tự
hào, tràn đầy nhiệt tỡnh,lớ tưởng. Đó là giọng điệu sử thi đã bao trùm lên nền
văn học cả một giai đoạn rất dài. Hơn nữa, nhà văn thường đóng vai trò là người
phát ngôn cho nhân vật của mình.
Sau 1975, để phù hợp với nội dung phản ánh đó cú sự thay đổi căn
bản, giọng điệu cũng phải thay đổi. Từ chất giọng ngợi ca một chiều chuyển
sang giọng điệu hướng nội mang nhiều sắc thái đối thoại, đa thanh , nhuốm sắc
thái “ trầm hùng, ưu tư, trỏch nhiệm”(Vừ Thị Kiều Phương). Nhân vật phõn thân
, tác giả hoỏ thõn, lỳc nén chặt, lúc cao trào. Đặc biệt, tác phẩm cuối cùng- “
Phiên chợ Giỏt” đó đạt đến “một văn bản đa thanh “(Đỗ Đức Hiểu).
Có thể nói, sự đổi mới trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu là sự
thay máu khá toàn diện của một nhà văn ý thức rất sâu sắc về vai trò, sứ mệnh
của người nghệ sĩ trong công cuộc “trở dạ quằn quại” của văn học và trong việc
giúp con người nhận ra chính mình đồng thời giúp con người tìm lại chính mình.
III- Biểu hiện cụ thể phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”
1- “ Chiếc thuyền ngoài xa” và hoàn cảnh ra đời của nó
Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983 in lần đầu trong tập “ Bến
quờ” . Mãi đến năm 1985, khi NXB Văn học làm một tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu viết sau 1975 thì “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn
chọn làm tên chung cho tập truyện ấy. Truyện ngắn thực sự đã thu hút được bao
trái tim độc giả và luôn là một “ kết cấu vẫy gọi” để người đọc khám phá và suy

ngẫm về những phát hiện của tác giả về cuộc sống,con người và nghệ thuật.
Như vậy, tác phẩm văn học nằm trong giai đoạn văn học sau 1975. Lúc
này,chiến tranh kết thúc, hoà bình lặp lại và văn học dân tộc cũng bước sang
những trang viết mới. Các nhà văn cần có sự đổi mới, cần phải khẳng định được
phong cách nghệ thuật của mình trong dòng văn học mới. Ở giai đoạn này,
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
19
Báo cáo khoa học
Nguyễn Tuõn cú “ Người lái đũ sụng Đà”, Nguyễn Khải có “ Mùa lạc” Và
Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đường “ tinh anh và tài hoa nhất”.
Nhà văn tự ý thức “Khụng cú một nghề nào mà kết quả công việc lại có thể cắt
nghĩa rõ rệt chân giá trị của người làm ra nó như nghề viết văn” và cả cuộc đời
cầm bút của ông là một minh chứng cho điều ông đã nói.
Các tác phẩm của ông trong giai đoạn này đã đặt ra một yêu cầu lớn về sự
đổi mới tư duy nghệ thuật và trở thành nơi thể nghiệm cho những phương pháp
sáng tác mới, những góc độ tiếp cận mới. Nói như thế để biết rằng, tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Nó được
coi là truyện ngắn tiêu biểu cho sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu sau 1975.
2. Biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”
2.1 Quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống
Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta nhớ đến lời tâm sự của nhà
văn:“Mỗi truyện ngắn , tôi đều nêu ra một trường hợp cụ thể và xen vào mạch
kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hay báo động điều gì đú”. Trong tác
phẩm, qua câu chuyện bức ảnh nghệ thuật của phóng viên ảnh, người đọc nhận
ra tư tưởng của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống:
Nghệ thuật không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài mà phải thấu thị đến bề sau, bề sâu
của cuộc đời không hề đơn giản. Nghệ thuật phải tập trung vào tâm điểm của đời
sống là con người với số phận đa đoan, với mọi nhọc nhằn ,khổ đau, bất công

và bi kịch.
Quan niệm như thế không có nghĩa là Nguyễn Minh Châu phủ nhận cái
đẹp của nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu chỉ muốn người nghệ sĩ hóy nhỡn sâu
hơn vào những gì bên trong ,ở phía sau cái đẹp ấy. Hình ảnh “chiếc thuyền
ngoài xa” kia cũng là biểu trưng cho văn học nghệ thuật. Nghệ thuật rất đẹp,
giống như chiếc thuyền ngư phủ mờ sương. Đồng thời, nó cũng mang dáng dấp
của hiện thực cuộc sống. Nơi đú cú biết bao nhiêu điều bất ngờ, có cả đau khổ,
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
20
Báo cáo khoa học
nghịch lí, bất công trong cuộc sống thường nhật của những con người vùng biển.
Mặc dù nghệ thuật và cuộc sống không đồng nhất. Nghệ thuật cũng không hẳn
toàn là cái đẹp. Nhưng rất tiếc, cái xấu lại nằm trong cái đẹp. Bên trong chiếc
thuyền nhỏ bé kia là những đau khổ quằn quại của một trái tim nhẫn nhục cam
chịu của người đàn bà và những hành vi vũ phu tàn bạo của người đàn ông.
Người nghệ sĩ ban đầu “bối rối, tưởng chính mình khám phá ra chõn lớ
của sự toàn Thiện, toàn Mĩ, hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn do cái đẹp của
ngoại cảnh mang lại” .Nhưng liền sau đó, anh ta lại chứng kiến một cảnh cực
xấu, nó tạo nên sự ám ảnh trong tâm trí của người nghệ sĩ khi anh phát hiện ra
nghịch cản éo le. Anh tìm hiểu và ngộ ra, vỡ lẽ ra nhiều điều mà trước đó anh
không nghĩ đến. Đú chớnh là suy nghĩ da diết về chõn lớ nghệ thuật, về đời
sống, về mối quan hệ của chúng cũng như về trách nhiệm của người làm nghệ
thuật là phải “ đào xới” đến tận cựng cỏi đỏy của cuộc đời.
Hà Minh Đức có nhận xét: “ Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc
đời và trang sách liền nhau”. Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” đã dựng lên
bức tranh hiện thực cuộc sống đầy những nghịch lí. Đồng thời, “ Chiếc thuyền
ngoài xa” cũng gợi ra ý nghĩa giữa khoảng cách về nghệ thuật và đời sống.
Dường như lâu nay, nghệ thuật trong đó có văn chương vẫn tiếp cận đời sống ở
một cự li khá xa. Qua cái nhìn từ một khoảng cách xa, chiếc thuyền hiện ra với
vẻ đẹp thơ mộng. Nhưng ở bên trong con thuyền ấy còn chứa đựng biết bao sự

thật của cuộc đời rất đa đoan, đầy ngang trái. “Chiếc thuyền ngoài xa” là biểu
tượng về hiện tương cuộc sống còn đầy bí ẩn vẫn mời gọi người nghệ sĩ tìm đến
để khám phá, hiểu thấu và đồng cảm.
2.2 Quan niêm mới về con người
“Chiếc thuyền ngoài xa” mang tính triết lớ khỏ rừ nhưng không đơn thuần
là một truyện ngắn luận đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống. Sức
hấp dẫn và cũng là điều ám ảnh người đọc ở tác phẩm còn là sự xót xa,day dứt
của nhà văn với nỗi khổ đau của con người, những nghịch lí ngang trái của cuộc
đời mà ở đây là cuộc sống của một gia đình dân chài ở ven biển miền Trung.
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
21
Báo cáo khoa học
Trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, con người được đặt trong mối quan
hệ phức tạp, trong hoàn cảnh nghịch lí và là con người của sự thức tỉnh.
2.2.1 Con người với hoàn cảnh
Hình ảnh người đàn bà trong truyện là một thân phận lam lũ, cay cực. Chị
luôn là nạn nhân của những cơn mưa đòn của người chồng vũ phu. Sự ám ảnh
của người đàn bà nơi trái tim người nghệ sĩ là “ một người đàn bà vùng biển cao
lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân
dưới ướt sũng, khôn mặt rỡ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đờm”. Người đàn bà
chỉ là một trong đám đông những người lam lũ, lao khổ, đông đúc, vô danh.
Tại sao người đà bà ấy lại cam chịu nhẫn nhục trước hành động “ ba ngày
một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng “ của người chồng? Câu trả lời chỉ có
được khi ta đồng cảm , xót thương, thấu hiểu hoàn cảnh của người đàn bà đó mà
thôi. “Là bởi cỏc chỳ không phải là đàn bà. Chưa bao giờ cỏc chỳ biết như thế
nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ụng ” Thì ra
trong một gia đình chài lưới trên chiếc thuyền vú bố lênh đênh không thể thiếu
bàn tay và sức lực của người đàn ông cho dù anh ta có man rợ và hung bạo. Nó
cũng giống như chiếc thuyền kia cũng cú lỳc yên bình êm ả, mang vẻ đẹp mơ
màng nhưng cũng cú lỳc nó phải vật lộn với biển động dữ dội. Thử hỏi trong

cuộc mưu sinh luôn phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập trên biển kia,
bàn tay người phụ nữ cú chốo chống nổi không?
Hơn nữa, chị ta còn là mẹ của một “ sắp” con nhỏ. Trái tim của người đàn
bà ấy giành trọn cho lũ con . Chị phải cam chịu hi sinh để gia đình được yên ổn ,
để lũ con mình được bữa ăn no . Và có đặt trong hoàn cảnh của chị, ta mới dễ
thông cảm cho người chồng vũ phu. Phải chăng vì phải vật lộn với dòng đời
nghiệt ngã quá nhiều, phải nuôi quá nhiều con thêm cả sự thất học đã biến ông ta
từ một người hiền lành thương vợ thành một kẻ cục súc, vũ phu đến tàn bạo? Vì
cuộc sống quá khổ và hắn phải giả toả bằng cách trút giận lên người đàn bà, coi
người đàn bà như là nguyên nhân nỗi khổ mà hắn phải chịu. Hình tượng người
đàn bà trong truyện đã gián tiếp cho chúng ta cái nhìn về con người với hiện
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
22
Báo cáo khoa học
thực cuộc sống. Chúng ta không thể chạy trốn số phận mà phải đối diện với nó,
dũng cảm vượt qua hoàn cảnh. Người đàn bà ấy đã chấp nhận hoàn cảnh , ý thức
rõ được hoàn cảnh của mình và thấy được trách nhiệm của mình. Người đàn bà
có sức ám ảnh ghê gớm, giúp người nghệ sĩ đánh giá vấn đề sâu sắc hơn.
2.2.2 Con người tự nhận thức
Con người ở đây được đặt trong một thời điểm gay cấn mà tại đó, nhân
vật bừng ngộ ra một chân lí nào đó về cuộc sống và bản thân. Trong tác phẩm “
Chiếc thuyền ngoài xa”, nhân vật tôi - nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng tiêu biểu cho đặc
điểm nhõn vật tự nhận thức.
Ban đầu, anh có nhiệm vụ chụp một bức ảnh “ tĩnh vật hoàn toàn không có
con người” nhưng thực tế, hình ảnh con người không thể bị tước bỏ. Chiếc thuyền
vú bố hiện ra gắn liền với hình ảnh chủ nhân của nó. Anh tưởng vừa phát hiện ra
vẻ đẹp toàn bích của tự nhiên thỡ cựng lúc đó, anh được chứng kiến cảnh tượng
đau lòng, vô cùng bất hạnh của con người: một người chồng đánh vợ tàn nhẫn,
người vợ bị hành hạ mà vẫn lạy lục và xin toà không cho bỏ chồng. Người thợ
nhiếp ảnh đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Dường như khi đưa ra

vấn đề này, nhà văn đang đối thoại với bạn đọc về những vấn đề cập nhật đang
diễn ra bộn bề, đầy nghịch cảnh và éo le trong cuộc sống. Tấm ảnh chính là sự
nhận thức lại đầu tiên của người thợ ảnh. Ban đầu anh ngộ nhận, tưởng mình vừa
khám phá ra chõn lớ của tự toàn bích, toàn thiện của nghệ thuật, khám phá thấy
cái khoảnh khắc trong ngần và hạnh phúc nơi tâm hồn. Tuy nó là cái nhìn duy mĩ
nhưng nó cũng lí giải cho chõn lớ nghệ thuật: thành công trong sáng tạo nghệ
thuật cần phải có tâm và có tài nhưng không thể thiếu sự may mắn. Nhưng sau đó
anh lại phát hiện ra cảnh xấu bên trong cái đẹp . Nó giỳp anh nhận ra nghịch lí, để
anh tìm hiểu khám phá ra những ngang trái gai góc trong cuộc đời.
Qua câu chuyện của người đàn bà vùng biển, người nghệ sĩ đã thấy mình
bừng ngộ, vỡ lẽ ra nhiều điều. Trước kia, anh nghĩ đơn giản nờn khuyên người
đàn bà bỏ chồng. Nhưng khi nghe những câu nói của người đàn bà ở phiên toà,
anh đã phải suy nghĩ lại về suy nghĩ của mình về cái đa diện, khó luận giải của
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
23
Báo cáo khoa học
con người. Những câu nói của người đàn bà trong phiên toà chẳng có gì to tát
nhưng nó là những câu nói rút gan rút ruột từ trái tim của người mẹ, người vợ.
Chính những lời nói đú đó khiến cho người nghệ sĩ nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn ngời
sáng của người đàn bà: bên trong cái vẻ thô kệch kia là một trái tim chan chứa
bao yêu thương. Từ đó, người nghệ sĩ nhận ra sự đa đoan của cuộc đời và sự phi
lí của nó. Đồng thời cũng khơi dậy trong anh ta ý thức về nghệ thuật chân chính:
nghệ thuật phải đào sâu xới tận những góc cạnh khuất lấp của cuộc sống.
2.3 Thủ pháp nghệ thuật
2.3.1 Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
Nghiên cứu tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” ta thấy tiêu biểu có hai
loại hình nhân vật: nhân vật tự nhận thức và nhân vật số phận. Để xây dựng
thành công hai loại nhân vật này, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nhuần nhị bút
pháp miêu tả ngoại hình, phân tích tõm lớ và độc thoại nội tâm của nhân vật.
Nhân vật tự nhận thức chính là nhân vật tôi và nhân vật Đẩu.Ban đầu,cả

hai đều nhìn vấn đề từ bề ngoài của nó. Họ chỉ thấy sự phi lí trong hành động của
người đàn bà khi cam chịu nhẫn nhục, lạy xin toà đừng bắt mình bỏ chồng mà
không nhìn thấy nguồn cơn sâu xa của sự hi sinh lặng lẽ , đầy cao thượng của
người đàn bà. Họ không biết cuộc sống có những quy luật riêng của nó. Cuộc
sống luụn cú những xù xì gai góc, bên cạnh những hạnh phúc cũn cú khổ đau và
bất hạnh. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một thông điệp đúng
đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều
chiều, phát hiện ra bản chất thật sau cái vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
người đàn bà lại tiêu biểu cho loại nhân vật số phận . Bên cạnh người
chồng và những đứa con trong gia đình nghèo khổ , chị đã hiện lên rất sinh động
và gây ám ảnh với người đọc. Bằng bút pháp miêu tả ngoại hình nhân vật,
Nguyễn Minh Châu đã khắc hoạ một diện mạo xấu xí, thô kệch: mái tóc tổ quạ
,thân hình to lớn cùng với tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới , nửa thân dưới
ướt sũng. Những đường nét đó không chỉ làm hiện lên hình ảnh người đàn bà
thiệt thòi về nhan sắc mà còn thiệt thòi về số phận. Chị là người đàn bà lao động
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
24
Báo cáo khoa học
nghèo khổ ,lam lũ, vất vả đồng thời chị cũng phải hứng chịu những bất công
ngang trái mà cuộc sống đưa lại cho chị. Cứ “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trân nặng” , người đàn bà nhẫn nhục cam chịu sự hành hạ của người chồng.
Khi có cơ hội được giải thoát khỏi người chồng, chị đã không chọn con đương
giải thoát đó mà chấp nhận và đương đầu với số phận. Chị đâu sống cho mình
mà sống cho con, cho gia đình nhỏ bé của mình nhiều hơn.
2.3.2 Tình huống, điểm nhìn trần thuật
* Tình huống: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có hai tình huống:
một tình huống để có truyện và một tình huống trong truyện.
Tình huống đầu tiên chính là việc nhân vật tụi- Phùng đó vượt 600km đến
vùng biển để phục kích cảnh biển trong sương. Đó vừa là nhiệm vụ, vừa là khao
khát của người nghệ sĩ. Và cuối cùng người thợ ảnh tràn ngập hạnh phúc tưởng

mỡnh đó tìm thấy cái tận Thiện, tận Mĩ- “ một bức tranh mực tàu của người
danh hoạ thời cổ” Nhưng nó “ im phăng phắc” và “ chìm trong màn sương”. Ta
đặt câu hỏi: liệu rằng cuộc sống có bình yên thanh thản như vậy không? Hay
đằng sau những dáng dấp nên thơ kia là cả một trận bão đời đầy nghiệt ngã ?
Tình huống thứ hai chính là tình huống tự nhận thức của người nghệ sĩ,
xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Nó khụng phủ nhận hay bác bỏ mà bổ sung cho nhau
để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn và đúng đắn hơn. Từ chiếc thuyền thơ mộng
ấy lại bước ra một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông rút thắt
lưng đánh người đàn bà túi bụi còn người đàn bà thì nhẫn nhục cam chịu, không
bỏ chạy, không chống trả. Tại toà, người đàn bà xin toà đừng bắt bỏ chồng vỡ lớ
do thật đơn giản: sống nghề biển thì trên thuyền không thể thiếu người đàn ông.
Nó bất ngờ với tất cả mọi người , kể cả người kể chuyện lẫn người đọc. Nhưng
nó không hề vụ lớ vỡ nó là thực tế cuộc sống. Nó buộc người ta phải nhận thức
lại tất cả. Nghệ thuật chỉ phát hiện được vẻ đẹp bên ngoài của cuộc sống thỡ dự
cái đẹp đú cú tuyệt vời đến đâu vẫn là chưa đủ. Cuộc sống chỉ có hạnh phúc yêu
thương mà cũn cú cả khổ đau nước mắt. Chõn lớ cuộc sống chính là sự luôn tồn
tại những nghịch lớ,ộo le, không đơn giản như bề ngoài của nó.
Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn
25

×