Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại cộng đồng dân cư xã thủy biều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.54 KB, 41 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ



Cải thiện vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân không những
là yếu tố cơ bản của cuộc sống mà còn là điều kiện tiên quyết để giảm tử
vong ở bà mẹ và trẻ em, phòng chống bệnh tật, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
Đây chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của con người, đặc biệt là
người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy
trong những năm qua, ngành Y tế nước ta đã có rất nhiều nỗ lực triển khai
các hoạt động nhằm cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường, tuyên truyền
giáo dục người dân thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch
nâng cao sức khoẻ.
Trong các chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho người dân ở
vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi ở nước ta hiện nay thì vệ
sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc
biệt và xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển khu
vực này. Trong nhiều năm qua, công tác này đã liên tục được đề cập đến trong
nhiều loại văn bản của Đảng, Nhà nước như nghị quyết Trung ương VIII, IX,
chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói, giảm nghèo, chiến lược quốc gia
về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2000-2020, nhằm tăng
nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ
sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người dân
nông thôn, góp phần thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo và từng bước
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt đối với các vùng cao, vùng sâu,
vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được vẫn
còn rất xa so với mục tiêu quốc gia. Theo điều tra của Cục y tế Dự phòng và
Môi trường (Bộ Y tế), chỉ có 18% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà


2
tiêu đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành. Nghĩa là còn hơn 80% người dân
nông thôn nước ta (hay khoảng 50 triệu người) chưa được sử dụng nhà tiêu đủ
tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Điều này cho thấy hầu hết chất thải của con người
chưa được xử lý đúng cách ở khu vực nông thôn gây ô nhiễm đáng kể nguồn
đất, nước, thực phẩm và môi trường xung quanh. Mới chỉ có 12% người dân
nông thôn có hành vi rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng
xà phòng sau khi đi vệ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tới trên
50 bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ phân người và gia súc. Hiện nay tỉ lệ
các bệnh dịch từ gia súc, gia cầm đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới.
Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và
tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng.
Mặt khác, nước ta là một nước trong đó 70% dân số làm nghề nông, do
vậy vấn đề sử dụng hóa chất BVTV của người dân cũng cần quan tâm. Việc
sử dụng hóa chất BVTV ngày càng nhiều, đồng thời với lợi ích mang lại cũng
đã đem đến những hậu quả xấu đối với con người và môi trường sinh thái, đi
ngược lại nỗ lực nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Tình
hình tái sử dụng chai lọ đựng hóa chất BVTV, việc súc rửa bình phun thuốc
BVTV gây ô nhiễm nguồn nước mặt đã được báo chí đề cập gây lo ngại cho
sức khỏe cộng đồng cũng là những thông tin liên quan đến vệ sinh môi trường
cần quan tâm. Xuất phát từ các lý do nêu trên, chúng tôi muốn thực hiện đề
tài: “Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại
cộng đồng dân cư xã Thủy Biều”, mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng vệ sinh môi trường tại xã Thủy Biều, thành phố Huế
2. Đánh giá nhận thức về vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá
nhân của người dân tại địa bàn nghiên cứu.


3
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
1.1.1. Tình hình chung
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002, nước và nhà tiêu
không hợp vệ sinh đứng thứ 10 về các yếu tố đóng góp vào gánh nặng bệnh
tật trong các nước đang phát triển như nước ta [25].
1.1.1.1. Về nguồn nước
Nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt của con người và là nhu cầu
không thể thiếu được. Đồng thời nước cũng là môi trường trung gian truyền
bệnh cho người, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) và Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): Nước sạch là nước
máy, giếng khoan, giếng khơi, nước mưa, nước suối được bảo vệ [7]. Với
định nghĩa như vậy, báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002 đã so
sánh tỷ lệ người thành thị và nông thôn được tiếp cận với nước sạch ở Việt
Nam so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á: Ở thành thị nước ta có
95% dân số được tiếp cận với nước sạch, tỷ lệ này ở Thái Lan là 95%, ở
Philippin 92%, Indonesia 90% và Campuchia là 45%. Còn khu vực nông
thôn, tỷ lệ dân số được tiếp cận với nước sạch ở nước ta là 71%, ở Thái Lan là
81%, Philippin 79%, Indonesia 69% và Campuchia là 26% [5]. Như vậy ở
nước ta, tỷ lệ người ở thành thị tiếp cận với nước sạch khá cao (95%), ngang
bằng với Thái Lan và cao hơn Philippin và Indonesia. Nhưng ở nông thôn,
tỷ lệ này thấp hơn Thái Lan và Indonesia. Trên thế giới, theo báo cáo của
UNEP về tình hình thực hiện thập kỷ cung cấp nước và vệ sinh môi trường từ
năm 1990 đến năm 2000, ở thời điểm năm 2000 có 82% dân số thế giới được

4
cung cấp nước sạch còn 18% không được cung cấp nước sạch hoặc trong tình
trạng thiếu sinh hoạt và ăn uống, trong số đó 63% thuộc Châu Á và 28% ở

Châu Phi, trong khi tỷ lệ này tương ứng ở Châu Mỹ và Châu Âu là 7% và
2%. Điều đó cho thấy các nước đang phát triển và kém phát triển thì tỷ lệ dân
số không được cung cấp nước sạch rất cao [4].
Theo qui định của Bộ Y tế nước ta: nước máy, nước mưa, nước giếng
khoan, nước máng lần không có nguồn ô nhiễm trong vòng 7 m tính từ nguồn
nước được coi là nước sạch. Theo qui định này thì hiện nay 80% dân số nước
ta đang ăn uống bằng nguồn nước sạch. Tuy nhiên ở nước ta, nước giếng
khoan, nước máng lần, nước giếng khơi nếu sử dụng để ăn uống ngay mà
không qua xử lý sẽ không đảm bảo vệ sinh và không coi là nguồn nước sạch
được [23]. Theo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002: tỷ lệ người
dân được sử dụng một số nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt ở nước ta năm
1992 như sau: 20% dân số dùng nước máy,12% dùng nước giếng khoan, 4%
dùng nước mưa, 11% dùng nước giếng khơi, 20% dùng nước sông hồ [24].
Năm 1997 tỷ lệ này tương ứng là 30,6%, 15%, 13%, 10% và 12%. Năm 2001
tỷ lệ dân số sử dụng các nguồn nước trên tương ứng là 45,9%, 16%, 21%,
14% và 10%. Kết quả trên cho thấy, ở nước ta vào thời điểm năm 2001, tỷ lệ
số dân sử dụng nước máy cao nhất với 45,9%; 16% dân số sử dụng nguồn
nước giếng khoan và 14% sử dụng nước giếng khơi. Kết quả trên cũng cho
thấy, tỷ lệ số hộ dân sử dụng nguồn nước sạch như nước máy tăng nhanh qua
các năm và tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước sông hồ có giảm đi. Nhưng theo
báo cáo của Bộ y tế chỉ 1/3 dân số xử lý nước trước khi sử dụng. Hơn 1/3 dân
số dùng nước giếng khơi và nước mưa để ăn uống nhưng trong đó chỉ có
2,9% dân số sử dụng nước có xử lý, còn 23,4% dùng nước không xử lý và
8,5% dùng nước gần nguồn ô nhiễm [6]. Theo kết quả tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Tổng cục thống kê thì cả

5
nước có 8,28% số hộ nông thôn dùng nước máy để nấu ăn (Trong đó xã miền
núi là 3,03% số hộ, xã vùng cao là 2,60%). Tỷ lệ hộ dân dùng nước giếng
khoan là 27,9%, giếng xây là 26,79%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ dùng các loại nước

giếng này đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08%. Tỷ lệ hộ dân dùng
nước sông, hồ, ao, nước suối để nấu ăn trong cả nước là 13,24%; trong đó
miền núi, vùng cao có tỷ lệ là 11,96% [4]. Như vậy, ở khu vực nông thôn tỷ
lệ số hộ được tiếp cận với nước sạch thấp hơn đáng kể so với các hộ dân ở
khu vực thành thị. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
nguồn nước sạch hầu hết các vùng, miền ở nước ta còn thấp. Tỷ lệ chung vào
năm 2002 khoảng 50%. Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước được coi là sạch bao
gồm giếng khoan và nước máy còn rất thấp (6,8% và 6,6%). Hơn một nửa
(53,2%) số hộ gia đình trong các điều tra sử dụng nước giếng đào cho ăn
uống và sinh hoạt, ở vùng duyên hải miền Trung tỷ lệ này là 99,5%. Đa số
(66,0%) các hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long dùng nguồn nước từ
sông kênh rạch. Tỷ lệ chung ở 7 vùng sinh thái được điều tra có số hộ dùng
nguồn nước sạch là 15,5%. Nước từ các nguồn trên đều là nước ngầm nông
bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi sinh vật, có nhiều nguy cơ phát triển các
bệnh dịch đường tiêu hoá khi sử dụng. Do vậy, vấn đề nguồn nước dùng cho
ăn uống rất đáng được quan tâm giải quyết ở các địa phương, đặc biệt là vùng
sâu vùng xa [2].
1.1.1.2. Về sử dụng nhà tiêu
Phân người và gia súc là yếu tố truyền nhiễm chủ yếu của nhiều bệnh
nhiễm trùng, ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh đường ruột. Sử dụng các nhà
tiêu không hợp vệ sinh hoặc không có nhà tiêu gây ô nhiễm môi trường tạo
nguy cơ mắc bệnh hệ tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn,
viêm gan A, giun sán , các bệnh này góp phần gây suy dinh dưỡng và thiếu
máu do thiếu sắt, làm kém sự phát triển thể chất và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ

6
em và làm giảm sức khỏe cho người lớn cũng như cộng đồng dân cư. Người
chết bởi những bệnh liên quan đến tiêu chảy chủ yếu là trẻ em [35]. Theo báo
cáo của tổ chức UNEP vào thời điểm năm 2002, thế giới có 2,4 tỷ người
không được tiếp cận với các công trình vệ sinh, trong đó có 1,3 tỷ người ở Ấn

Độ và Trung Quốc. Trong tổng số những người không được tiếp cận với nhà
tiêu hợp vệ sinh thì 80% là ở Châu Á, 13% là Châu Phi, trong khi chỉ có 5%
dân số Châu Mỹ Latinh và 2% dân số Châu Âu không được tiếp cận với nhà
tiêu hợp vệ sinh [36]. Như vậy khu vực các nước đang và chậm phát triển tỷ
lệ số người không được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh rất cao. Rõ ràng đói
nghèo đang đặt ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với người dân ở khu vực này,
trong đó có vấn đề vệ sinh môi trường. Cũng theo UNEP, tình hình ô nhiễm
môi trường do chất thải của con người tỷ lệ nghịch với tỷ lệ số hộ gia đình
có nhà tiêu hợp vệ sinh, điều đó có nghĩa là tỷ lệ số hộ có nhà tiêu cao chưa
hẳn là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải của con người đã giảm đi,
mà quan trọng nó đánh giá bằng số hộ dân cư có nhà tiêu hợp vệ sinh. Tức là
chất thải của con người phải được xử lý trước khi đổ vào môi trường. Ở rất
nhiều nơi trên thế giới hiện nay, nhất là các nước đang phát triển và chậm
phát triển, mối liên quan giữa hệ thống vệ sinh và chất thải của con nguời
đang là vấn đề cần lưu tâm [34].
Theo định nghĩa quốc tế, nhà tiêu hợp vệ sinh bao gồm nhà tiêu nối với
cống thoát, có bể phốt, thấm dội nước, hố xí một ngăn hoặc hai ngăn. Còn
hố xí không hợp vệ sinh là hố xí được đổ hàng ngày, hố xí chung hoặc hố
xí công cộng, nhà tiêu lộ thiên [8]. Theo định nghĩa này, kết quả điều tra y tế
quốc gia năm 2001-2002 cho thấy tỷ lệ người thành thị ở nước ta có nhà tiêu
hợp vệ sinh là 81%, vẫn thấp so với Thái Lan (98%) và Philippin (97%),
nhưng cao hơn so với Indonesia (64%) và Campuchia (62%). Còn ở nông
thôn, tỷ lệ người sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ở nước ta rất thấp (39%), thấp

7
hơn nhiều so với Thái Lan (97%), thấp hơn Philippin và Indonesia (64% và
43%), chỉ cao hơn Campuchia (5%). Điều đó cho thấy thực trạng vấn đề hố xí
hợp vệ sinh ở nông thôn Việt Nam đang đặt ra các yêu cầu trong hoạch định
chính sách phát triển của khu vực này.
Cũng theo báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 cơ cấu

sử dụng các loại nhà tiêu ở nước ta như sau: Năm 1992 có 9% dân số sử dụng
nhà tiêu tự hoại, bán tự hoại và năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên là 26%. Với
loại nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu thấm dội nước thì năm 1992 có 7% dân số
sử dụng và năm 2002 là 20%. Loại hố xí đơn giản được người dân sử dụng
nhiều nhất vào những năm 1997 với 37% và đến năm 2002 vẫn còn 32%
người dân sử dụng. Cho đến năm 2002 thì vẫn còn 14% dân số sử dụng nhà
tiêu tập thể. Tỷ lệ số dân không có nhà tiêu đã giảm từ 26% vào năm 1992
xuống 13% vào năm 2002 [7]. Điều đó cho thấy tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh
tăng dần qua các năm, nhất là tỷ lệ số dân sử dụng nhà tiêu tự hoại và bán tự
hoại, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm. Tỷ lệ dân số không sử dụng nhà tiêu
cũng giảm dần, nhưng tỷ lệ dân số sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh vẫn
còn cao. Còn theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 16,91% số hộ dùng nhà tiêu
tự hoại, 5,77% dùng nhà tiêu thấm dội nước, 22,6% sử dụng nhà tiêu 2 ngăn,
1,68% dùng nhà tiêu chìm có ống thông hơi, 41,81% dùng nhà tiêu khác và
11,18% số hộ không có nhà tiêu. Trong đó khu vực các khu vực đồng bằng
sông Cửu Long có số nhà tiêu không hợp vệ sinh và không có nhà tiêu cao
nhất (81,58%), khu vực Tây Bắc có tới 58,65 số hộ có nhà tiêu không hợp vệ
sinh và 27,18 số hộ không có nhà tiêu, tiếp đến là khu vực Tây nguyên tương
ứng là 45,58 và 30%, khu vực Đông Bắc: 40,28 và 14,56% [26].
Như vậy, ở nước ta vấn đề nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất nhiều yếu kém.
Hoạt động vệ sinh môi trường còn chưa được chú ý nhất là ở các vùng nông

8
thôn. Nguy cơ môi trường bị ô nhiễm do phân người khá cao. Số hộ gia đình
có nhà tiêu được xem là hợp vệ sinh gồm nhà tiêu dội nước và 2 ngăn chiếm
một tỷ lệ thấp. Nơi có tỷ lệ loại nhà tiêu này cao nhất ở đồng bằng sông Hồng
(36,9% và 48%), thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (7,0% và 2,4%).
Loại hố xí thùng, một ngăn rất phổ biến ở các vùng với tỷ lệ chung 40,6%,
cao nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (68,3%) và thấp nhất ở duyên hải miền Trung

(13,0%). Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long loại nhà tiêu thường gặp là nhà
tiêu cầu chiếm tỷ lệ 46,4% [26].
1.1.2. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Sử dụng thuốc bảo vệ thực là rất cần thiết trong nông nghiệp góp phần
bảo vệ mùa màng, làm tăng năng suất, sản lượng lương thực, hoa quả và rau
màu. Từ một nước không đủ lương thực đến nay nước ta đã đứng vào hàng
thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo; sản lượng cây trồng và xuất khẩu; sản
phẩm từ cây công nghiệp như cà phê, cao su, mía, hạt điều…đều tăng mạnh.
Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội, hóa chất bảo vệ thực vật
rất nguy hiểm cho sức khỏe người lao động, ảnh hưởng đến cộng đồng và môi
trường sống.
Việt Nam là một nước có trên 85,7 triệu dân đứng thứ 3 Đông Nam Á
và thứ 13 trên thế giới, dân số vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp và lâm
nghiệp chiếm đến 70% việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chủ yếu là lưu
hành trong dân cư các vùng nông thôn trồng cây nông nghiệp và cây công
nghiệp, nguy cơ tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật là rất lớn.
Ở nước ta, vào những năm cuối thập kỷ 80 số lượng hóa chất bảo vệ
thực vật được sử dụng là 10.000 tấn/năm, sang những năm đầu thập kỷ 90 số
lượng đã tăng lên gấp đôi 21.400 tấn/năm vào năm 1995, tăng lên gấp 3 lần
vào năm 1994 là 30.000 tấn/năm và tăng gấp 5 lần vào năm 2005 là 50.000

9
tấn/năm. Hiện nay, hóa chất BVTV không còn là mặt hàng độc quyền của nhà
nước, theo cơ chế thị trường, tư nhân đã chiếm ưu thế trong việc mua bán, vận
chuyển thuốc BVTV. Người sử dụng mua hóa chất bảo vệ thực vật tự do, ai
cũng có thể mua dễ dàng ngoài chợ, điều này cho thấy lượng hóa chất bảo vệ
thực vật trôi nổi ngoài thị trường như thế nào; việc quàn lý và hướng dẫn
người nông dân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chưa được quản lý chặt chẽ,
số vụ ngộ độc do thuốc hóa chất bảo vệ thực vật hàng năm xảy ra cho người
sử dụng ngày càng nhiều.

Trong các loại hoá chất bảo vệ thực vật hiện đang sử dụng ở Việt Nam
có khoảng 200 loại hoá chất bảo vệ thực vật bao gồm 83 loại trừ bệnh, 52 loại
diệt cỏ và 8 loại diệt chuột và 9 loại kích thích hay điều hoà sinh trưởng.
Chủng loại hoá chất bảo vệ thực vật đang sử dụng rất đa dạng, hiện nay nhiều
nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ - clo hữu cơ thuộc nhóm độc từ Ia, Ib đến II
và III sau đó là các nhóm Cacbamat và pyrethroId.
Tuy chủng loại nhiều như vậy, song nông dân ở các vùng trồng lúa đặc
biệt ở những vùng trồng rau thường là do thói quen hoặc do sợ rủi ro và hiểu
biết còn hạn chế vì mức độ độc hại của hoá chất đã quen dùng, mà đã quen
dùng thường là hoá chất trừ sâu có độc tính cao thậm chí đã bị cấm sử dụng ở
Việt Nam như Monitor, Wofatox
Kết quả điều tra mức độ sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật năm 1992
– 1993 ở 8 huyện thuộc đồng bằng sông hồng cho thấy các hoá chất bảo vệ
thực vật đã sử dụng chủ yếu là nhóm lân hữu cơ (56%). Trong đó phổ biến
nhất là Wofatox (25,53% - 35,40%) và Monitor (18,94% – 91,13%). Trong
nhóm cacba mat (35%) Padan được sử dụng nhiều nhất (3,94% -> 16,91%).
Trong các hoá chất diệt nấm Validacin được sử dụng nhiều ở vùng trồng
lúa (67%) [7].

10
156 hộ nông dân được điều tra ở Tiền giang có 52 loại hoá chất bảo vệ
thực vật đang được lưu hành: Monitor được sử dụng phổ biến nhất sau đến
Anvil và methylparathion.
Các vùng trồng rau hiện đang sử dụng nhiều hoá chất bảo vệ thực vật
nhất, ở các vùng trồng thuốc lá chủ yếu sử dụng Monitor – Wofatox Bassa.
Kết quả điều tra 100 hộ trồng chè ở Phú Thọ và 100 hộ trồng lúa và rau
ở thanh trì Hà Nội thì 100% số hộ chủ yếu sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật là
Monitor, 10% có dùng thêm Diphterex, Basa, Wofatox và validamicin.
1.2. BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN NƢỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
Ở nước ta, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mức sống và nhận

thức của phần lớn dân cư còn hạn chế, những tác động của bệnh tật liên quan
đến nước và phân đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng rất rõ rệt. Mặc
dù việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho dân cư đô thị và nông
thôn ngày càng được cải thiện, các bệnh tật liên quan đến nước vẫn là một vấn
đề lớn ở Việt Nam. Bệnh lỵ và tiêu chảy vẫn còn rất phổ biến. Chỉ trong vòng
4 năm gần đây, đã có khoảng 6 triệu ca thuộc 6 loại bệnh liên quan đến nước.
Chi phí trực tiếp cho việc khám chữa các bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét
khoảng 400 tỷ đồng (Ngân hàng Thế giới và Bộ Y tế, 2004). Đó là chưa kể
đến những bệnh dịch lớn, có xu thế gia tăng hay đang đe doạ nghiêm trọng
sức khoẻ và tính mạng cộng đồng dân cư trong thời gian gần đây như các dịch
sốt xuất huyết, SARS, cúm gia cầm, sốt và viêm đường hô hấp do các virus
lạ, vv
Tổng kết trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở
người dân là 44% với giun đũa, 23,1% với giun tóc và 28,6% với giun móc.
Điều kiện vệ sinh môi trường kém cũng như thiếu các hành vi vệ sinh và ăn
uống không sạch là nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở
36,7% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. Tái sử dụng nước thải, phân người,

11
phân động vật trong sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp là một tập quán lâu
đời và phổ biến ở Việt Nam. Sử dụngnước thải tưới lúa, nuôi cá đã giúp năng
suất lúa, cá tăng cao hơn bình thường, giá thành sản phẩm rẻ hơn so với sử
dụng phân bón hoá học hoặc thứcăn công nghiệp. Tuy nhiên người ta cũng
nhận thấy có đến hàng chục loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước thải
và phân dùng trong nông nghiệp, có nguy cơ và gây ảnh hưởng lớn đến sức
khoẻ cộng đồng. Cũng đã có nhiều nghiên cứu ở nước ta khẳng định vấn đề
này [29].
Một trong những mục tiêu chính của cấp nước và vệ sinh là nhằm ngăn
ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tật có liên quan đến nước về điều
kiện vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Vậy làm thế nào để có các biện

pháp phòng và chống, giảm nguy cơ mắc các bệnh này. Vấn đề là phải lập
được các ''rào cản'' hiệu quả và bền vững trên con đường lan truyền bệnh tật.
Để lập được các rào cản hiệu quả và bền vững việc phân loại các bệnh đóng
vai trò rất quan trọng, giúp cho lựa chọn các giải pháp cấp nước và vệ sinh,
kiểm soát bệnh tật và ô nhiễm hợp lý. Hiện nay có nhiều cách phân loại bệnh
khác nhau được áp dụng, phần lớn được xây dựng theo khía cạnh sinh học,
dịch tễ, y học, Tuy nhiên , xét từ góc độ ''phòng bệnh hơn chữa bệnh'', và từ
góc độ của người làm quy hoạch, quản lý cơ sở hạ tầng hay các kỹ sư cấp
thoát nước và vệ sinh môi trường, thì cách phân loại, xét đến hình thức lây
nhiễm của các bệnh trong môi trường là phù hợp nhất [36].
Các báo cáo khác nhau đều ghi nhận có trên 80% bệnh đường ruột hiện
nay đều bắt nguồn từ nguồn nước không an toàn, Tổ chức Y tế Thế giới đã
phân loại 4 cơ chế khác biệt của các bệnh liên quan đến nguồn nước là:
• bệnh do uống nước bị nhiễm phân (water-borne);
• bệnh do tiếp xúc với nước bẩn (water-wasted);
• bệnh do các sinh vật sống trong nước gây ra (water-based);

12
• bệnh do côn trùng sinh sản trong nước gây ra (water-related insect
vector).
Và 3 bệnh do chất lượng hóa học của nuớc gây ra:
+ Nhiễm độc asen do hàm lượng Asen cao
+ Nhiễm độc flo răng do hàm lượng Flo cao
+ Nhiễm độc nitrat do hàm lượng Nitrat cao

















13
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Tất cả hộ gia đình và người dân (trưởng thành, > 18 tuổi) sinh sống
trong hộ gia đình tại xã Thủy Biều, thành phố Huế.
- Công trình xử lý phân, cung cấp nước, nhà tắm và xử lý nước thải tại
hộ gia đình. Sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp.
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu: vệ sinh môi trường có nhiều lĩnh vực,
do điều kiện hạn chế, trong đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát một số vấn đề
như sau:
Xử lý phân người và gia súc, cung cấp nước, nhà tắm và xử lý nước
thải tại hộ gia đình. Sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Thủy Biều nằm cách kinh thành Huế 6 km về phía Tây Nam. Là
một trong năm xã ngoại thành, nằm ở rìa Tây-Nam thành phố, ba bề bao bọc
bởi sông Hương, phía Đông giới hạn bởi đường Huyền Trân Công Chúa, tiếp

giáp xã Thủy Xuân, không một địa chỉ nào của thành phố Huế có được ưu thế
tiếp cận dòng sông này từ nhiều góc độ khác nhau, từ chiều rộng đến chiều
cao - xét về góc nhìn thị giác - phong phú đến như vậy. Vị trí địa dư: xã Thủy
Biều có 657,3 ha diện tích tự nhiên và 9.929 nhân khẩu trong đó có 2212 hộ
gia đình, Đông giáp phường Thủy Xuân và phường Phường Đúc, thành phố
Huế, Tây giáp xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Nam giáp xã Thủy Bằng,
huyện Hương Thủy, Bắc giáp phường Hương Long, thành phố Huế.

14
Thủy Biều là xã đặc điểm của vùng nông thôn có hệ thống nhà vườn,
nằm trong hệ thống cộng đồng làng xã nên tập quán của người dân trong phát
triển kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một bộ phận nhỏ là cán bộ viên
chức, một bộ phận khác buôn bán và dịch vụ.
Toàn xã có 6 thôn
+ Thôn Long Thọ
+ Thôn Trường Đá
+ Thôn Đông Phước 1 (242 hộ)
+ Thôn Đông Phước 2
+ Thôn Lương Quán
+ Thôn Trung Thượng (336 hộ)
Mạng lưới y tế cơ sở xã Thủy Biều có một trạm y tế gồm 1 bác sĩ, 1 y
sĩ và 12 cộng tác viên y tế đã qua đào tạo. Trạm y tế chịu sự quản lý chỉ đạo
của trực tiếp từ Trung tâm Y tế thành phố Huế và Ủy ban nhân dân xã Thủy Biều.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả
2.3.1. Cỡ mẫu và qui trình chọn mẫu
* Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang [17]

2
2
2/
)1(.
d
ppZ
n




Trong đó:
- n: cỡ mẫu
- z: độ tin cậy (p = 0,05  z = 1,96)
- p: tỷ lệ ước đoán từ một nghiên cứu trước đó

15
Trong đề tài, chúng tôi chọn p = 54% (Tỷ lệ hộ gia đình ở nước ta có
nhà tiêu hợp vệ sinh, ước tính dựa trên báo cáo của Điều tra dân số và nhà ở
của nguời Việt Nam năm 2009)
- d = 0,06 (khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên
cứu và tỷ lệ quần thể.)
265
06,0
)54,01(54,0.96,1
2
2


n


Như vậy, số mẫu cần chọn n ≥ 265, cụ thể trong đề tài này, chúng tôi
chọn 270 hộ gia đình để khảo sát.
* Qui trình chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp mẫu chùm
- Bước 1: chọn thôn, xã Thủy Biều có 6 thôn. Lập danh sách 6 thôn rồi
chon ngẫu nhiên 2 thôn. Hai thôn được chọn là thôn Đông Phước 1 và thôn
Trung Thượng
- Bước 2: chọn hộ gia đình. Tại mỗi thôn được chọn, lập danh sách chủ
hộ (dựa vào sổ hộ khẩu của gia đình) thành 1 bảng. Dùng bảng số ngẫu nhiên
để chọn mỗi thôn 135 hộ. Tại mỗi hộ gia đình, chọn những người trên 18 tuổi
để phỏng vấn (ưu tiên chọn chủ hộ gia đình)
2.3.2. Thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng phương pháp phỏng vấn - quan sát
* Công cụ thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có sẵn, kết hợp quan sát mô tả trực tiếp
tại các hộ gia đình được chọn (dùng bảng kiểm).
* Nội dung thu thập thông tin
+ Phần hành chính: Các thông tin về hộ gia đình và người được
phỏng vấn
- Tuổi, giới;

16
- Trình độ học vấn;
- Nghề nghiệp của người được phỏng vấn và các thành viên hiện
sống trong gia đình,(những người đi làm ăn xa thường xuyên từ 6 tháng
trở lên sẽ không ghi nhận).
+ Tình hình vệ sinh môi trường
- Xử lý phân người và gia súc
- Công trình cung cấp nước

- Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
- Sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
+ Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường
- Nhận thức về nhà tiêu hợp vệ sinh và bệnh do phân người và gia súc
gây nên.
- Nhận thức về sử dụng nước sạch và bệnh do nước gây ra cho sức
khỏe con người.
- Nhận thức về sử dụng phân người và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
+ Hành vi vệ sinh cá nhân
- Rửa tay trước khi ăn uống, chuẩn bị thức ăn và sau khi đi tiêu, đi tiểu
2.3.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ trạm y tế xã về tình hình sử dụng nước, sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và bệnh liên quan đến nước của
người dân tại địa phương.
- Dùng phương pháp phỏng vấn và quan sát tại hộ gia đình, điền các
thông tin thu được vào phiếu điều tra cá nhân.
2.3.2.2. Đánh giá các chỉ số nghiên cứu
* Nhóm các chỉ số về vệ sinh môi trường, các công trình vệ sinh.
Theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y

17
tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại
hố xí như sau:
- Hố xí chìm có ống thông hơi.
+ Quy định về xây dựng: Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; Mặt sàn, máng và rãnh
dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu. Miệng hố phân cao hơn mặt đất
xung quanh ít nhất 20cm. Có nắp đậy lỗ xí. Nhà xí được che chắn kín, ngăn
được nước mưa. Ống thông hơi có đường kính ít nhất 9 cm, cao hơn mái nhà
xí ít nhất 40 cm và có lưới chắn ruồi.

+ Quy định về sử dụng và bảo quản: Sàn nhà xí sạch, không có giấy,
rác. Giấy bẩn bỏ vào lỗ xí. Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ xí sau mỗi
lần đi đại tiện. Không có mùi hôi thối. Không có ruồi hoặc côn trùng trong
nhà xí; Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tiểu. Lỗ xí thường xuyên
được đậy kín.
- Hố xí tự hoại:
+ Quy định về xây dựng: Bể xử lý gồm 3 ngăn; Bể chứa phân không bị
lún, sụt; Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt. Mặt sàn nhà xí
nhẵn phẳng và không đọng nước; Bệ xí có nút nước; Có ống thông hơi.
+ Quy định về sử dụng và bảo quản: Có đủ nước dội, dụng cụ chứa
nước dội không có bọ gậy; Không có mùi hôi, thối. Nước từ bể xử lý chảy
vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra xung quanh. Sàn nhà xí sạch,
không có rêu trơn, giấy, rác. Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ xí (nếu là giấy tự tiêu)
hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy. Không có ruồi hoặc côn trùng
trong nhà xí. Bệ xí sạch, không dính, đọng phân. Nhà xí được che chắn kín,
ngăn được nước mưa.
- Nước sinh hoạt hợp vệ sinh: Giếng xây cách chuồng gia súc, hố xí
20m, đường kính 0,8 - 1,5 m, sâu 7 - 8 m, bờ xung quanh giếng cao hơn mặt

18
đất khoảng 0,8 m, sân giếng rộng >1m, có rãnh thoát nước, có giá để treo gầu.
Thực hiện đánh giá chất lượng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chí của
giai đoạn I theo quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế:
Nước sinh hoạt hợp vệ sinh là nước giếng, nước mưa, nước ao, hồ được
bảo vệ không bị ô nhiễm (có nắp đậy, có bờ che chắn). Nước này dùng cho
tắm rửa là chính; nếu dùng cho ăn uống thì phải lắng, lọc, khử trùng và đun
sôi. Đánh giá nguồn nước nhìn bằng mắt thường: nước trong, không màu,
không mùi, vị, không có mạch ngang thấm vào.
* Đánh giá nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường:
Nhận thức về xử lý phân và sử dụng phân người (có 4 câu hỏi): trả lời

đúng 4 câu đạt điểm tốt, trả lời đúng 3 câu đạt điểm trung bình và trả lời đúng
1-2 câu điểm điểm yếu. Nhận thức về nguồn nước sạch và sử dụng nước (có 3
câu hỏi): trả lời đúng 3 câu đạt điểm tốt, trả lời đúng 2 câu đạt điểm trung
bình và trả lời đúng 1 câu điểm điểm yếu. Nhận thức về hành vi vệ sinh cá
nhân (có 2 câu hỏi): trả lời đúng 2 câu đạt điểm tốt, trả lời đúng 1 câu đạt
điểm trung bình và không trả lời đúng câu câu nào cả, đạt điểm yếu
2.3.3. Xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê y học có sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
và EPI INFO 6.04d.




19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Giới
41,5%
58,5%
Nam Nữ

Biều đồ 3.1. Phân bố giới của người dân
* Nam giới chiếm 58,5% cao hơn nữ 41,5%.
43
31,5
25,5
0

5
10
15
20
25
30
35
40
45
18-49 50-60 > 60
18-49
50-60
> 60

Biều đồ 3.2. Phân bố tuổi của người dân
* Nhóm tuổi 18-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,0%).

Tỷ lệ
Tuổi

20
27,0
8,5%
36,7%
27,8%
Tiểu học
THCS
THPT
CĐ-ĐH


Biều đồ 3.3. Phân bố học vấn của người dân
* Mức học vấn của người dân được phân thành 4 bậc, trong đó bậc
trung học cơ sở chiếm 36,7%.

34,1
9,6
8,1
16,2
19,4
12,6
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Làm nông Buôn bán Nội trợ Công nhân
viên
Hưu trí, già
cả
Dịch vụ
Làm nông Buôn bán Nội trợ Công nhân viên Hưu trí, già cả Dịch vụ

Biều đồ 3.4. Phân bố nghề nghiệp của người dân
* Nghề nghiệp của người dân được phân thành 6 nhóm, trong đó nhóm
làm ruộng chiếm tỷ lệ cao hơn cả, 31,1%.


21
3.2. THỰC TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
3.2.1. Công trình xử lý phân tại hộ gia đình
Bảng 3.1. Công trình xử lý phân
TT
Loại hố xí
Tần số
Tỷ lệ
1
Không có
2
0,8
2
Tự hoại và bán tự hoại
262
97,0
3
Hố xí thấm dội nước
0
0
4
Hố xí hai ngăn
0
0
5
Hố xí đất chìm
6
2,2
Tổng cộng
270

100
* Tại địa bàn nghiên cứu, người dân chủ yếu sử dụng loại hố xí tự hoại
và bán tự hoại, chiếm 97,0%, còn lại một ít sử dụng hố xí đất chìm (2,2%).
62,6%
20,4%
17,0%
Tốt
Trung bình
Kém

Biều đồ 3.5. Đánh giá tình trạng vệ sinh hố xí
* Tình trạng vệ sinh của hố xí: loại trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất,
62,6%. Loại kém chiếm 20,4%.

22
Bảng 3.2. Sử dụng phân (người) trong nông nghiệp
TT
Sử dụng phân
Tần số
Tỷ lệ
1
Có sử dụng
0
0
2
Không sử dụng
270
100
Tổng cộng
270

100
* 100% đối tượng đều không sử dụng phân người trong nông nghiệp
3.2.2. Sử dụng nƣớc tại gia đình
Bảng 3.3. Nguồn nước gia đình đang sử dụng
Loại nguồn nƣớc
Tần số
Tỷ lệ
Nước máy
261
96,7
Nước giếng
26
9,6
Nước sông
23
8,5
Nước mưa
83
230,7
* Loại nguồn nước sử dụng đa dạng (nước máy, nước giếng, nước
sông, nước mưa). Trong đó 96,7% hộ đều có sử dụng nước máy.
Bảng 3.4. Công trình cung cấp nước
Công trình cung cấp nƣớc
Tần số
Tỷ lệ
Nước máy
241
89,3
Nước giếng xây
20

7,4
Giếng khoan
6
2,2
Không có
3
1,1
Tổng số
270
100
* Số lượng hộ có công trình nước máy chiếm đa số 89,3%. Tuy vậy,
vẫn có 3 hộ không có công trình cấp nước tại gia đình.

23
15,4
69,2
15,4
0
10
20
30
40
50
60
70
<10m 10-20m >20m
<10m
10-20m
>20m


Biều đồ 3.6. Khoảng cách từ giếng đến nguồn ô nhiễm gần nhất
* Phần lớn khoảng cách từ giếng đến nguồn ô nhiễm, từ 10 đến 20m
chiếm 69,2%.
3.2.3. Nhà tắm và công trình xử lý nƣớc thải
Bảng 3.5. Nhà tắm tại gia đình
Nhà tắm
Tần số
Tỷ lệ
Có nhà tắm
193
71,5
Không có nhà tắm
51
18,9
Có nhà tắm nhưng đã hỏng
26
9,6
Tổng số
270
100
* Số hộ có nhà tắm chiếm tỷ lệ khá cao 71,5%
Bảng 3.6. Xử lý nước thải tại gia đình
Xử lý nƣớc thải
Tần số
Tỷ lệ
Hố tích trữ nước thải sinh hoạt
- Có
- Không

18

252

6,7
93,3
Vị trí đổ nước thải
- Chảy vào ao, hồ
- Chảy ra ruộng
- Chảy vào vườn nhà

16
8
228

6,3
3,2
90,5
Tỷ lệ
Tuổi

24
* Phần lớn hộ gia đình (93,3%) không có hố tích trữ nước thải sinh
hoạt. Nước thải chủ yếu đổ vào vườn nhà (90,5%).
3.2.4. Chăn nuôi gia súc và sử dụng phân bón
Bảng 3.7. Chăn nuôi gia súc tại gia đình
Nuôi gia súc (heo, bò, trâu)
Tần số
Tỷ lệ
- Có
- Không
49

221
18,1
81,9
Vị trí nuôi gia súc
- Nuôi trong chuồng
- Thả rông

49
0

100
0
* Số gia đình có nuôi gia súc (heo, trâu, bò) chỉ chiếm 18,1%.
Bảng 3.8. Sử dụng phân bón
Sử dụng phân bón
Tần số
Tỷ lệ
- Có
- Không
256
14
94,8
5,2
Loại phân bón
- Phân người
- Phân gia súc
- Phân hóa học
- Phân gia súc + phân hóa học

0

46
98
112

0
18,0
38,3
43,7
Cách sử dụng phân gia súc
- Dùng phân tươi
- Dùng phân ủ

0
158

0
100
Thời gian ủ phân
- < 3 tháng
- 3-6 tháng
- > 6 tháng

66
92
0

25,8
74,2
0


25
* Đa số hộ gia đình tại địa bàn khảo sát đều là nhà vườn, nên việc sử
dụng phân bón cho cây trồng chiếm tỷ lệ rất cao 94,8%. Tuy nhiên không
có hộ nào sử dụng phân người. 100% hộ sử dụng phân đã ủ, thời gian ủ
phân từ 3 đến 6 tháng chiếm 74,2%. Tỷ lệ hộ sử dụng phân hóa học + phân
gia súc là 43,7%.
3.2.5. Sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
Bảng 3.9. Sử dụng thuốc trừ sâu

Sử dụng thuốc trừ sâu
Tần số
Tỷ lệ
- Có
- Không
92
178
34,1
65,9
Cách xử lý bao bì thuốc trừ sâu
- Chôn, đốt
- Tái sử dụng
- Vứt bỏ ngoài ruộng, vườn

54
0
38

58,7
0
41,3

Nơi rửa dụng cụ phun thuốc trừ sâu
- Rửa ở kênh, mương
- Rửa ở ao, ruộng
- Đưa về nhà rửa nước giếng

30
62
0

32,6
67,4
0
* Chỉ có các hộ làm nông mới sử dụng thuốc trừ sâu (100%). Cách xử
lý bao bì thuốc trừ sâu chủ yếu chôn hoặc đốt 58,7%. Nơi rửa dụng cụ phun
thuốc trừ sâu chủ yếu ở ao, ruộng.

×