2
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
________________
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và
môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết
hợp ở rừng Đước Cần Giờ
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Đức Tuấn
Cộng tác viên: ThS. Huỳnh Thanh Tú
ThS. Nguyễn Thanh Hải
ThS. Cao Huy Bình
CN. Châu thị Thu Thủy
Thành phố Hồ Chí Minh
06/2012
3
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường
của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ” được thực hiện từ
tháng 12/2009 đến 06/2012.
Kết quả đề tài nghiên cứu đã đạt được như sau:
1. Hiện có 324 Đầm trong địa bàn rừng phòng hộ Cần Giờ, bao chiếm diện
tích mặt nước khoảng 3.083 ha, có năng suất bình quân hiện nay là 327,33
kg/ha/năm, tạo thu nhập bình quân cho mỗi hộ sản xuất Đầm từ 5 – 20 triệu
đồng/hộ/tháng. Kiểu sản xuất Đầm cũng giải quyết việc làm cho bình quân 1.157
lao động; Thu hồi được vốn đầu tư sau 4 năm hoạt động; Tạo ra 1.203 km đường
bờ đê bao đi bộ trong rừng.
2. Có sự khác biệt giữa cây Đước trồng bên trong và ngoài Đầm; chiều cao
trung bình trong Đầm là 14,053m, ngoài Đầm 14,048m; đường kính trung bình
trong Đầm là 12,45cm, ngoài Đầm 13,38cm. Điều này cho thấy trữ lượng rừng
Đước trồng bên trong Đầm thấp hơn so với bên ngoài Đầm.
3. Sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao của rừng đước chủ yếu là do sự
khác biệt về khả năng phân giải chất hữu cơ ở tầng mặt của sàn rừng (biểu hiện
thông qua tỷ lệ C/N tầng 10) và độ mặn ở tầng mặt của sàn rừng (biểu hiện thông
qua Ec tầng 10). Trong khi đó sự khác biệt về chiều cao của rừng đước Cần Giờ
bên trong và ngoài đầm là do hai yếu tố tác động chính là độ cao địa hình (HT)
và độ mặn ở tầng mặt của sàn rừng (biểu hiện thông qua Ec tầng 10).
4. Các giải pháp đề xuất trong quản lý của đề tải này chủ yếu là thi hành
luật Đất đai (2003), luật Thủy sản (2003) và luật Bảo vệ và phát triển rừng
(2003), nhằm quản lý bền vững hoạt động sản xuất của Đầm trong phạm vi rừng
phòng hộ Cần Giờ.
4
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
The research: “Evaluating the social economic and environmental effects
of sylvofishery model within Can Gio mangrove” carried on from December
2009 to June 2012. The result is as follow:
1. There are 324 natural shrimp trappers within Can Gio protected
mangrove, covers around 3,083 ha of water surface, average productivity is
327,33 kg/ha/year at this time, creating income for each owner household around
5 – 20 million VND/household/month. This model providing jobs for 1.157
laborers; the owners can take back the investment money after 4 years of
operation; these shrimp trappers forming 1,203 km of earthen dyke for patrolling
within mangrove forest.
2. It has differences between the planted Rhizophora apiculata trees inside
and outside of shrimp trappers; The average height of the tree inside is 14.053m,
outside is 14.048m; The average diameter of the tree inside is 12.45cm, outside
is 13.38cm. It shows that the mangrove productivity inside is lower than outside.
3. The differences of the growth height of planted mangrove mainly from
the differences of organic solving capacity on the surface of forest floor
(performed through the rate of C/N in 10cm soil layer) and the salinity on the
surface of forest floor (performed through the Ec of 10cm soil layer). While the
differences of the Can Gio planted Rhizophora apiculata height inside and
outside are effected by two mainly factors are the elevation of the terrain (HT)
and the salinity on the surface of forest floor (performed through the Ec of 10cm
soil layer).
4. The sustainable management resolutions for the sylvofihery model
recommended in this research focused mainly in the implementing the Law of
land (2003), Law of fishery (2003) and Law of Forest Protection and
Development (2003).
5
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt 3
Mục lục 5
Danh mục các bảng 7
Danh mục các hình 8
Danh mục chữ viết tắt 9
PHẦN MỞ ĐẦU 10
1. Tên đề tài 10
2. Mục tiêu 10
3. Nội dung 11
4. Sản phẩm đề tài 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.1. Nước ngoài 12
1.2. Trong nước 14
1.3. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 16
1.4. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 25
1.5. Lược sử nghề nuôi tôm tại Cần Giờ 28
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Nội dung nghiên cứu 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Chính sách nhà nước về thủy sản 39
3.2 Sự ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của kiểu sản xuất đầm tại
Cần Giờ 42
6
3.3. Sự ảnh hưởng về môi trường của kiểu canh tác Đầm 62
3.4. Các giải pháp cần thiết đối với kiểu sản xuất đầm trong rừng đước
Trồng tại Cần Giờ 86
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
4.1. Kết luận 97
4.2. Kiến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 103
7
DANH SÁCH BẢNG
SỐ
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG
1.1.
Tổng giá trị sản phẩm xã hội
27
1.2.
Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành thủy sản
27
3.1.
Phân theo độ tuổi
44
3.2.
Trình độ học vấn
44
3.3.
Lao động bình quân của Đầm
46
3.4.
Mức thu nhập trung bình tháng của hộ nuôi tôm (triệu đồng)
48
3.5.
Sản lượng thu hoạch từ nuôi tôm của các hộ gia đình
49
3.6.
Sản lượng thu hoạch tôm (kg/tháng) tại các xã khác nhau
49
3.7.
Sản lượng bình quân năm của một đầm
52
3.8.
Chi phí và thu nhập nuôi tôm của người dân trong các khu rừng
54
3.9.
Mức độ quan hệ giữa các tổ chức với các hộ sản xuất Đầm
59
3.10.
Ý kiến người dân về kết quả nuôi tôm
60
3.11.
Ý kiến mong đợi của người dân về việc nuôi tôm trong tương
lai
61
3.12.
Giá trị chiều cao địa hình trung bình (HT) bên trong và ngoài
đầm
62
3.13.
Trắc nghiệm thống kê sự khác biệt giữa trung bình HT trong và
ngoài đầm
63
3.14.
Lượng phù sa tích lũy trên sàn rừng trên 1 đơn vị diện tích
64
3.15.
Thành phần cơ giới đất bên trong và bên ngoài đầm
65
3.16.
Độ pH của đất bên trong và bên ngoài đầm
67
3.17.
Thế oxy hóa khử (Eh) của đất bên trong và bên ngoài đầm
68
3.18.
Độ dẫn điện của đất bên trong và bên ngoài đầm
69
3.19.
Tỷ lệ C/N giữa trong và ngoài đầm
70
3.20.
Các chỉ tiêu hóa tính của nước trong đất bên trong và ngoài
đầm
71
3.21.
Kết quả so sánh về đường kính rừng Đước bên trong và bên 72
ngoài Đầm
73
3.22.
So sánh sinh trưởng rừng đước bên trong và ngoài đầm
74
3.23.
so sánh về trữ lượng rừng đước trên các ô tiêu chuẩn bên trong
và bên ngoài đầm
75
3.24.
Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính theo tuổi giữa trong và
ngoài đầm
76
3.25.
Sinh trưởng tăng trưởng chiều cao theo tuổi giữa trong và ngoài
đầm
77
3.26.
Kết quả phân tích tương quan giữa sinh trưởng đường kính và
môi trường
80
3.27.
Kết quả phân tích tương quan giữa sinh trưởng chiều cao và
môi trường
82
3.28.
Phân tích biến số lượng phù sa và trữ lượng rừng Đước
83
8
DANH SÁCH HÌNH
SỐ
TÊN HÌNH ẢNH
TRANG
2.1.
Sơ đồ các bước nghiên cứu
30
3.1.
Sơ đồ mối quan hệ trong tổ chức sản xuất thủy sản dưới
tán rừng phòng hộ Cần Giờ
40
3.2.
Sơ đồ Venn về mối quan hệ của các hộ sản xuất Đầm
và các tổ chức xã hội có liên quan
57
3.3.
Sinh trưởng đường kính rừng đước theo tuổi giữa trong và
ngoài đầm
76
3.4.
Sinh trưởng chiều cao rừng đước theo tuổi giữa trong và
ngoài đầm
78
3.5.
Lượng tăng trưởng hằng năm về đường kính rừng đước bên
trong và bên ngoài đầm
78
3.6.
Lượng tăng trưởng hằng năm về chiều cao rừng đước bên
trong và bên ngoài đầm.
79
3.7.
Phương trình hồi quy giữa thể tích cây rừng và lượng phù sa
84
3.8.
Phương trình hồi quy giữa mật độ cây rừng và lượng phù sa
85
3.9.
Phương trình hồi quy giữa tỷ lệ C/CV và lượng phù sa tích
Lũy bên trong Đầm
86
3.10.
Cây vấn đề về tồn tại trong quản lý kiểu sản xuất Đầm trong
rừng Đước trồng tại Cần Giờ
87
9
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT
PS
Phù sa
HT
Giá trị chiều cao địa hình trung bình bên trong và ngoài đầm
C/N
Tỷ lệ giữa lượng carbon và nitơ
Ec
Độ dẫn điện
pH
Độ phèn
UBND
Ủy ban nhân dân
BQL
Ban Quản lý
BQL RPH
Ban Quản lý rừng phòng hộ
C/CV
Chiều ngang mặt cống/chu vi đầm
D
Đường kính
D(tán)
Đưuờng kính tán
Hvn
Chiều cao vút ngọn
Hdc
Chiều cao dưới cành
A
Năm tuổi
Dtb
Đường kính trung bình
Id
Độ tăng trưởng đường kính
Htb
Chiều cao trung bình
Ih
Độ tăng trưởng chiều cao
O
Ô tiêu chuẩn
M
Trữ lượng
10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của
kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ
Chủ nhiệm đề tài/dự án:TS. Lê Đức Tuấn
Cơ quan chủ trì:Chi cục Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2009 đến tháng 06/2012
Kinh phí được duyệt:220.000.000 đ (Hai trăm hai mươi triệu đồng)
Kinh phí đã cấp:
- Đợt 1: 140.000.000 đ theo TB số 304 TB-SKHCN ngày 23/12/2009
- Đợt 2: 58.000.000 đ theo TB số 129/TB-SKHCN ngày 11/11/2011
2. Mục tiêu:
Đánh giá được ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của kiểu
sản xuất đầm nuôi tôm quảng canh theo truyền thống dưới tán rừng Đước
trồng tại Cần Giờ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.
Trong những năm gần đây, kiểu sản xuất này đang gặp phải nhiều vấn
đề khó khăn như: Việc lấy đất để tu sửa đầm đập vẫn đang bị cấm theo quy
định của pháp luật (Luật Bảo vệ và phát triển rừng) trong khi hệ thống bờ
đầm sau nhiều năm sản xuất đã xuống cấp rất nhiều. Tình trạng ô nhiễm
nguồn nước ngày cảng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng
thu hoạch. Việc khoanh bao một diện tích rừng rất lớn có thể gây ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Đước, làm suy giảm chức năng
phòng hộ của khu rừng. Với nhiều khó khăn cùng tồn tại như vậy liệu mô
hình sản xuất này có còn mang lại hiệu quả về kinh tế cho người dân sống
gần rừng hay không? Có hay không việc ảnh hưởng của mô hình sản xuất
này lên sự sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Đước và nếu có thì ở mức độ
nào?
11
3. Nội dung:
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng về kinh tế xã hội của mô hình sản xuất đầm
trong khu vực rừng Đước trồng tại Cần Giờ.
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng về môi trường của kiểu sản xuất đầm trong
khu vực rừng Đước trồng tại Cần Giờ.
- Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý
bền vững kiểu sản xuất đầm trong khu vực rừng Đước trồng tại Cần Giờ.
4. Sản phẩm của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là một bộ số liệu về các ảnh hưởng của
kiểu sản xuất Đầm đến kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Cần
Giờ cùng một số giải pháp quản lý phù hợp căn cứ trên luật Đất đai (2003),
luật Thủy sản (2003) và luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2003).
12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng
Từ những thập kỷ trở lại đây, các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới
đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra nhiều học thuyết, quan điểm mới về cấu trúc và
quan hệ giữa thực vật rừng với hoàn cảnh ra đời. Những quan điểm này là cơ sở
khoa học cho việc nghiên cứu sinh trưởng cây rừng.
Theo V. Bertalanfly (1951), sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thông qua
sự đồng hóa. Như vậy, sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng
hóa những nguồn năng lượng của môi trường hoàn cảnh sinh thái rừng, dưới ảnh
hưởng của các quy luật nội tại cũng như các yếu tố bên ngoài của nó [19].
Sự phát triển của khoa học sản lượng rừng hiện được sự hỗ trợ của toán
học, phương pháp nghiên cứu từ mô tả định tính chuyển dần sang định lượng
dưới dạng các mô hình toán học chính xác.
Dựa vào hàm sinh trưởng ta biết được giá trị lớn nhất của đại lượng sinh
trưởng ở tuổi cuối cùng và tính được tốc độ sinh trưởng cực đại của cây rừng. Về
phương diện toán học, có thể coi sinh trưởng rừng và cây rừng là một hàm phụ
thuộc vào nhiều biến số: Tuổi cây (A), các điều kiện sinh thái (Si), biện pháp tác
động của con người (bi), … thì sinh trưởng là một hàm phụ thuộc vào các yếu tố:
y = f (A, Si, bi,…)
Trong đó f là dạng phương trình toán học thích hợp được xác định bởi các
phương pháp thống kê và phù hợp với các đặc tính sinh học của cây rừng. Nếu
như đồng nhất các yếu tố hoàn cảnh thì hàm số trên chỉ còn phụ thuộc vào tuổi.
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã nghiên cứu
với sự ứng dụng rộng rãi thống kê toán học, để tìm ra các hàm toán học thích hợp
cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng ở các vùng sinh thái
khác nhau trên các châu lục.
13
Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ
thích hợp với một số loài cây ở một vùng sinh thái cụ thể nào đó. Với các loài
cây khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học này có phù hợp
hay không cần có những nghiên cứu ứng dụng và kết luận về mức độ phù hợp
của chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng
(hay còn gọi là hàm sinh trưởng) được công bố và thường được vận dụng rộng
rãi trên thế giới:
+ Hàm Gompertz
1
.
0
.
a
A
a
e
emY
+ Hàm Backmann
)(.)(.)(
2
210
ALgaALgaaYLg
+ Hàm Korsun
)](.)(.[
0
2
21
.
ALnaALna
eaY
+ Hàm Thomasius
]1.[
)1(.
0
.
2
1
Aa
eAa
eaY
+ Hàm Mitscherlich
]1.[
2
1
).(
0
a
Aa
eaY
Trong đó: - Y là đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính …).
- m là giá trị cực đại có thể đạt được của Y.
- a
0
, a
1
, a
2
là các tham số của phương trình.
- A là tuổi cây rừng hay lâm phần.
- e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…).
Trong các hàm sinh trưởng đã được trình bày ở trên, có thể coi hàm
Gompertz là hàm cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh
trưởng khác.
1.1.2. Nghiên cứu về các phương thức sản xuất thủy sản truyền thống trong
rừng ngập mặn
- Ở Ấn Độ hệ thống canh tác truyền thống với sản phẩm thu được chủ yếu
là các loại cá, tôm chiếm một phần nhỏ trong sản lượng thu hoạch. Sản lượng cá
14
tôm thu hoạch tương đối thấp chỉ từ 200 đến 500 kg/ha/năm. Do trữ lượng của hệ
thống canh tác truyền thống thấp, người dân dần chuyển sang các mô hình nuôi
tôm khác cho năng suất cao hơn: mô hình nuôi ao truyền thống, mô hình quảng
canh, mô hình nuôi bán thâm canh, mô hình thâm canh. Hệ thống canh tác truyền
thống chiếm tỉ lệ thấp và chỉ còn được sử dung tại hai bang Tây Bengal và
Kerala. Hầu hết việc nuôi tôm hiện nay được thực hiện theo hai hình thức là
thâm canh từ năm 1990 và bán thâm canh từ những năm 1980
(Alagarswami,1995) [11].
- Dominique Gautier (2002), trong nghiên cứu của mình: “Sự kết hợp rừng
ngập mặn và nuôi tôm vùng bờ biển caribê ở Colombia” (The intergration of
Mangrove and shrimp farming on the caribean coast of Colombia) đã đưa ra
những ưu nhược điểm của phương thức sản xuất thủy sản dưới tán rừng truyền
thống. Bên cạnh những ưu điểm như cây rừng ngập mặn đóng vai trò như một bộ
lọc nước sinh học cho các loài thủy sản sinh sống, thu hút các đàn chim có ý
nghĩa trong du lịch sinh thái, thì phương thức canh tác truyền thống lại gây ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng và khả năng tái sinh của cây Đước [13].
1.2. Trong nước
- Lê Đức Tuấn và Phan Thị Anh Đào (1996) trong nghiên cứu về Nghề cá
trong rừng phòng hộ Cần Giờ cũng đề cập đến phương pháp canh tác thủy sản
truyền thống tại Cần Giờ. Phương pháp sản xuất truyền thống được chia thành
hai dạng: Đầm và Đập. Đập là việc đắp mặt đê chắn các ngọn rạch chính tạo
thành một diện tích mặt nước khoảng 1 ha để thu hoạch thủy sản tự nhiên hằng
tháng. Phương pháp này cho sản lượng thấp, chỉ vào khoảng từ 500 –
1.000kg/ha/năm. Đầm là phương pháp khoanh bao cả khu vực rừng xung quanh
các con rạch tạo thành một diện tích mặt nước lớn từ 10 – 30ha. Hằng năm, mỗi
hecta diện tích Đầm cho khoảng từ 1.000 – 1.500kg/ha/năm [14].
15
- Phan Nguyên Hồng và Mai Sỹ Tuấn (1996), nghiên cứu về mối tương tác
giữa hệ sinh thái rừng ngập mặn và canh tác thủy sản. Nghiên cứu đề cập đến các
vấn đề như ảnh hưởng của vật rơi và hệ thống rễ cây rừng ngập mặn lên việc
nuôi trồng thủy sản, những nguyên nhân gây mất rừng mà trong đó nuôi trồng
thủy sản đóng vai trò chủ chốt. Việc nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguyên
nhân gây ra tình trạng phá rừng mà nó còn gián tiếp gây ra sự xâm nhập mặn, sự
tích tụ mùn và xói mòn, sự ô nhiễm nguồn nước và đất cũng như việc lan truyền
dịch bệnh [15].
- Trần Phú Cường, Lê Quý Vượng và Đặng Trung Tấn (1996), trong
nghiên cứu “Tái lập hệ sinh thái rừng ngập mặn và nuôi tôm tại khu vực duyên
hải tỉnh Minh Hải” đã có nhận định: Việc làm đê bao quanh một diện tích nào đó
để giữ tôm trong một thời gian ngắn (làm Đầm) sẽ gặp khó khăn trong việc lấy
nước ra vào cũng như vệ sinh khu vực nuôi trồng. Khi có tôm chết, sự lan truyền
dịch bệnh là rất khó kiểm soát. Việc giữ một mực nước thích hợp trong Đầm cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây Đước là cần thiết [18].
- Hai tác giả Võ Văn Ngân và Nguyễn Thị Hoa (1996), trong bài báo cáo
“Thanh Phu forestry enterprise (Ben Tre) with its effective silvo-fishery
combination model” tại hội thảo quốc gia về mối quan hệ giữa việc tái lập rừng
ngập mặn và ngư nghiệp vùng duyên hải Việt Nam cho rằng, mô hình lâm ngư
kết hợp mang lại hiệu quả cao như:
* Rừng phát triển tốt, rừng phía trong phần đê bao phát triển tốt hơn phía
bên ngoài cả về đường kính và chiều cao.
* Sản lượng tôm thu hoạch tăng lên. Hiệu quả kinh tế của khu vực có Lâm
ngư kết hợp cao hơn từ 2 - 3 lần khu vực chỉ trồng Đước.
Tuy nhiên các tác giả lại không đưa ra phương pháp so sánh và đánh giá.
Bên cạnh đó việc xây dựng những đê ngăn nước lớn cao 1,2m, bề mặt rộng 4m,
16
đáy rộng 6m bằng cơ giới là hoàn toàn không khả thi với công tác quản lý rừng
ngập mặn tại Cần Giờ [20].
- Viên Ngọc Nam và các cộng sự cũng đã có một số nghiên cứu về tăng
trưởng của cây Đước trồng tại Cần Giờ: Tăng trưởng và cấu trúc rừng đước tại
khu thực nghiệm Huyện Duyên Hải (1988) [4], Tăng trưởng đường kính của
Đước tại huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh (1995) [6] hay Nghiên cứu xây dựng
một số biểu Lâm nghiệp cho cây Đước trồng để phục vụ công tác quản lý rừng
phòng hộ Cần Giờ (2004) [7].
- Phan Nguyên Hồng (1999) trong nghiên cứu về “Rừng ngập mặn Việt
Nam cho rằng độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài cây và phân bố rừng ngập mặn [3].
- Tác giả Quách Văn Toàn Em trong nghiên cứu của mình về ‘Nghiên cứu
đặc điểm sinh thái và sinh trưởng của cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) tái sinh
tự nhiên tại Khu dự trữ sinh quyền rừng ngập mặn Cần Giờ’ đã tiến hành đo đạt
và phân tích một số chỉ tiêu môi trường đất tại khu vực tiểu khu 14, 7, 4 như:
thành phần cơ giới, pH, Eh, EC, NPK, C/N, CHC. Các mẫu đất nghiên cứu được
thu thập trên 3 tiểu khu tại các độ sâu 10 và 40 cm, theo hai mùa mưa và khô [2].
1.3. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý
Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ
Chí Minh, cách trung tâm khoảng 70 km. Cần Giờ trước đây thuộc tỉnh Đồng
Nai, đến tháng 3 năm 1978 Cần Giờ được sát nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh
đến nay gồm 1 thị trấn, 6 xã, 20 ấp và 260 tổ dân phố.
Tọa độ địa lý của Cần Giờ ở từ 10
0
22' đến 10
0
40' vĩ Bắc và 100
0
46' đến
107
0
kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, phía Đông giáp huyện Long
Thành, Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, Long An và phía Nam giáp
biển Đông
17
Đất rừng và rừng chiếm 53,7%, diện tích sông ngòi và mặt nước chiếm
30,6 % diện tích.
Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài
hải sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì
vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là
ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Cần Giờ hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống
sông rạch dày đặc. Huyện được xác định có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc
phòng, là huyện ven biển, cửa ngõ hướng ra Biển Đông, có khu rừng Sác là lá
phổi của Thành phố.
1.3.2. Địa hình
Huyện Cần Giờ có địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích
thuộc đồng bằng thấp ven biển. Độ cao địa hình thay đổi không lớn, khoảng từ
0,2 - 0,5 m đến 1,3 - 1,5 m. Nhưng nhìn chung, hướng địa hình thấp dần từ Tây -
Bắc và Đông - Nam vào trung tâm địa bàn và hình thành dạng lòng chảo.
Khu Tây - Bắc và Đông - Nam thuộc khu vực cao nhất địa bàn (trừ Giồng
Chùa) có cao độ địa hình 1,0 - 1,5 m là khu vực đang được đô thị hóa mạnh mẽ
và cũng là khu vực nông nghiệp tốt nhất của địa bàn. Khu trung tâm, địa hình
thấp nhất (0,2 - 0,5 đến 0,7 - 0,9 m) là khu vực của rừng phòng hộ và nuôi trồng
thủy sản.
Đường bờ biển Cần Giờ - Long Hòa dài khoảng 14 km và phân bố theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc, mũi Đông Hòa ở phía Nam nhô ra Vịnh Đồng tranh
rộng khoảng 10 km và mũi Cần Giờ ở phía Đông Bắc nhô ra Vịnh Gành Rái.
1.3.3. Khí hậu
Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, nhìn chung mang đặc
tính nóng ẩm và chịu quy luật của gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa và khô
18
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
Lượng mưa: Lượng mưa tại huyện Cần Giờ nói chung thấp nhất thành
phố Hồ Chí Minh, trung bình từ 1.300mm đến 1.400mm hàng năm. Trong mùa
mưa, lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất khoảng
240mm.
Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối cao và ổn định. Biên độ nhiệt trong ngày từ
5
o
C - 7
o
C, trong các tháng thường nhỏ hơn 4
o
C.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5
và thấp nhất trong khoảng tháng 12 đến tháng 1
- Nhiệt độ bình quân năm là 25,8
o
C, được đo ở trạm khí tượng thủy văn
Đỗ Hòa. Nhìn chung nhiệt độ của huyện Cần Giờ có hơi giảm dần từ phía bắc
xuống phía nam nhưng không đáng kể.
Bức xạ: Lượng bức xạ trung bình ngày không chênh lệch nhau nhiều, luôn
đạt trên 300 calo/cm
2
/ngày. Lượng bình quân cao nhất vào tháng 3 với 14,2
Kcal/cm
2
/tháng, thấp nhất vào tháng 11 với 10,2 Kcal/cm
2
/tháng. Lượng bức xạ
thường giảm dần trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, lượng bức xạ
có thể biến động từ 14 Kcal/cm
2
/tháng xuống 10 Kcal/cm
2
/tháng.
Gió: Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính:
- Gió mùa Nam-Tây Nam, xuất hiện từ tháng 5-10, trùng với mùa mưa,
sức gió mạnh nhất thường vào tháng 7 và 8.
- Gió mùa Bắc - Đông Bắc, xuất hiện từ tháng 11 – 4, trùng với mùa khô,
mạnh nhất vào tháng 2 và 3.
Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi: Độ ẩm tại huyện Cần Giờ nói chung,
cao hơn các nơi khác trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ 4% - 8%. Trong
mùa mưa, độ ẩm từ 79% - 83%, ẩm nhất là tháng 9, đạt 83%. Trong mùa khô, độ
ẩm từ 74% -77%, khô nhất là tháng 4 chỉ đạt 74%.
19
1.3.4. Mạng lưới sông ngòi
Trong địa bàn của huyện Cần Giờ, Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ sông
chính chi phối toàn bộ thủy văn của hầu hết kênh rạch khác. Khu vực nghiên cứu
có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đan xen nhau (sông Thị Vải, Gò Gia, Cái
Mép và sông Lòng Tàu). Sông Lòng Tàu, Cái Mép có cửa sông dạng phểu
(estuary), chính vì vậy nên thủy triều lên mạnh phía sông Lòng Tàu, Cái Mép.
Hiện sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính, cho phép các tàu biển có tải
trọng dưới 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn. Phần lớn các sông có hướng Bắc-
Đông Bắc, dạng uốn lượn.
Chế độ thủy triều: Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ
bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày).
Biên độ triều khoảng 2 m khi triều trung bình và 4 m khi triều cường. Biên độ
triều lớn nhất thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau. Đỉnh triều cao
nhất thường xuất hiện vào tháng 10 và 11, thấp nhất vào tháng 4, 5.
Tính theo âm lịch, vào những ngày cuối và đầu tháng (29, 30, 1, 2, 3 ) và
những ngày giữa tháng con nước lên cao, lúc đó hầu như toàn bộ rừng bị ngập
mặn.
Độ mặn: Qua các số liệu đo độ mặn từ năm 1977 - 2010, cho thấy độ mặn
lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến ngập mặn phụ
thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều ở biển Đông và lưu lượng nước ở thượng
nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Vào tháng 4, nước biển chiếm ưu thế
hơn trong mối tương tác sông - biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong
vùng đất liền, do đó, độ măn của nước trong rừng được nâng cao lên. Ngược lại,
vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong lực
tương tác sông-biển, lúc dó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ
bớt độ mặn của nước trong khu vực.
20
1.3.5. Móng đá và địa chất trầm tích
Theo Võ Đình Ngộ và Nguyễn Siêu Nhân (2007), đồng bằng tạo nên Cần
Giờ được thành tạo từ phù sa mới (trầm tích Holoxen). Bên dưới phù sa mới là
phù sa cổ, trầm tích cổ, móng đá cứng. Sự thay đổi địa hình móng đá bên dưới có
ảnh hưởng quyết định đến bề dày các trầm tích hiện đại. Móng đá lộ ra ở các
vùng cao và chìm dần trong các vùng thấp.
Phù sa mới của huyện Cần Giờ được thành tạo trong giai đoạn biển tiến và
thoái từ khoảng 6.000 năm trở lại, vật liệu chính là sét xám xanh, xám trắng hoặc
nâu, không có thành tạo laterit, sét chiếm ưu thế và không chứa sạn sỏi. Ngoại
trừ khối andezit lộ ra ở Giồng Chùa, diện tích còn lại chủ yếu là phù sa mới và
được phân thành [8]:
- Trầm tích biển (mQ
2
IV
): Không lộ lên trên mặt đất và bị phủ bởi các trầm
tích trẻ hơn. Thành phần gồm lớp bùn xám xanh, phân bố khá liên tục và nằm
dưới mặt đất khoảng vài mét, giàu di tích thực vật và Trùng lỗ, hàm lượng
sulphat tổng số từ vài ngàn đến 20.000ppm; Canxi dồi dào trong khoảng 2.000 –
4.000ppm; mùn từ 1 – 3%; khoáng sét Montmorillonit chiếm ưu thế.
- Trầm tích bãi thủy triều (mQ
IV
2-3
): phân bố ở cửa sông Thêu, khu vực
giáp giữa tiểu khu 14 và 19, bề dày khoảng 10m trở lại, thành phần cát chiếm ưu
thế, một số nơi có thành tạo cát vôi.
- Trầm tích biển – đầm lầy (mbQ
IV
3
): còn được gọi là trầm tích rừng ngập
mặn hay trầm tích đầm mặn, phát triển trên các bãi thủy triều hoặc trầm tích
vũng vịnh, đang được hình thành và tiếp tục phát triển. Vật liệu mịn, giàu hữu
cơ, đôi nơi sự tích lũy các chất hữu cơ dồi dào sẽ tạo ra các vĩa than bùn. Hàm
lượng pyrite từ 2 – 10%, nguồn gốc của sự tạo phèn trong đất và các độc chất đối
với cây trồng. Sự có mặt pyrite trong trầm tích biển – đầm lầy Cần Giờ có lẽ liên
quan đến mực nước biển 2m hoặc muộn hơn. Bề dày trầm tích này khoảng 3m
trở lại.
21
Rừng ngập mặn, nhất là rừng Đước phát triển tốt trên trầm tích biển – đầm
lầy giàu sét và hạn chế hoặc cằn cỗi trên trầm tích biển – đầm lầy giàu cát.
1.3.6. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo Nguyễn Văn Đệ (2005), đất của Cần Giờ còn rất trẻ, đang hình thành
và chứa nhiều yếu tố bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp, nổi bật là phèn và
mặn, nhưng mặn giữ yếu tố chủ đạo. Hầu như toàn bộ đất đai trên địa bàn đều có
tầng sét chứa pyrite (tầng sinh phèn) nằm ở các độ sâu khác nhau, khoảng từ 20 -
80cm. Nhóm đất chính ở khu vực Cần Giờ là nhóm đất mặn phèn, gồm các loại
đất sau [1]:
- Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập
mặn thường xuyên (Mp
1
hm
2
): phân bố tập trung ở Tiểu khu 23, 19 và một ít ở
tiểu khu 2. . . Sét và thịt chiếm 85 – 95%. Đất đang được hình thành, chưa thật
ổn định, nhão toàn phẩu diện, giàu mùn, tầng mặt N tổng số khá từ 0,023 –
0,057%. Đất mặn nhiều, mặn toàn phẩu diện, tổng số muối tan rất cao, trên 4%;
SO
4
2-
tổng số ở tầng mặt 21.000ppm; Al
+3
trao đổi không đáng kể. Cây Đước
phát triển tốt trên loại đất này.
- Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước
(Mp
2
m
1
): loại đất này chiếm diện tích nhỏ ở tiểu khu 14, phía Bắc rạch Thiềng
Liềng. Thành phần chủ yếu là sét và thịt. Đất mặn trên toàn phẩu diện, SO
4
2-
tổng
số ở tầng mặt 3.500ppm, nhưng tầng giữa tăng lên 14.500 – 28.500ppm.
- Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn thường xuyên
(Mp
2
m
2
): phân bố nhiều nhất ở tiểu khu 14 và một số ít ở tiểu khu 23. Sét và thịt
chiếm 85 – 95%. Đất đang được hình thành, chưa thật ổn định, nhão toàn phẩu
diện. Loại đất này có cùng tính chất hóa đất của nhóm đất mặn phèn tiềm tàng,
tầng sinh phèn sâu.
Ngoài ra, ở huyện Cần Giờ còn hiện diện một số loại đất khác: Đất mặn
phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn theo con nước; Đất mặn phèn
22
tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn theo con nước; Đất
cát ngập triều; Đất bùn ngập triều . . .
1.3.7. Thảm thực vật và tài nguyên rừng
Rừng ngập mặn Cần Giờ là một quần thể động thực vật đa dạng, rất lý
tưởng cho mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ ngơi.
Diện tích rừng trước năm 1975 rất biến động do thiếu kiểm soát và ảnh hưởng
của thuốc khai quang. Từ năm 1978 rừng ngập mặn Cần Giờ được tập trung phục
hồi chủ yếu là trồng lại cây Đước và khoanh nuôi bảo vệ cho tái sinh tự nhiên
các loài khác trên bãi bồi. Sự phục hồi và phát triển tốt của hệ sinh thái rừng
ngập mặn đã tạo và môi trường sống thuận lợi cho các loài sinh vật. Nhiều loài
chim thú quý trở lại sinh sống và phát triển rất nhanh.
Về thực vật, theo điều tra của Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường
Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1999 có 35 loài thực vật thân gỗ thực sự ngập
mặn, hiên nay đã thống kê được 37 loài gồm: Đước, Đưng, Bần, Mấm, Giá, Dà,
Cóc, Xu, Sú, Vẹt…. Mức độ phong phú này so với các khu rừng ngập mặn trong
nước cũng như các nước trong khu vực châu Á là phong phú, ví dụ Campuchia
(26/35 loài), Thái Lan (37/35 loài), Indonesia (37/35 loài), Malaysia (35/35 loài),
Philippines (32/35 loài), Pakistan (5/35 loài), New Zealand (1/35 loài). Đồng thời
số loài cây gia nhập rừng ngập mặn tại Cần Giờ lên đến 120 loài với hầu như gần
đầy đủ so với khu vực miền Đông Nam Bộ.
Thảm thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được cấu thành bởi 15 loại quần xã
tạo nên mức độ đa dạng hết sức phong phú của các kiểu sinh cảnh tự nhiên cũng
như gây trồng trên đất ngập nước. Các kiểu sinh cảnh bao gồm:
- Quần xã Mấm trắng (Avicennia alba) phân bố trên đất mới bồi, bùn lõng.
Chúng mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Bần trắng (Sonneratia abla), Mấm đen
(Avicennia officinalis).
23
- Quần xã Mấm trắng – Bần trắng (Sonneratia alba) phân bố ở các cửa
sông, ven sông rạch bùn nhão.
- Quần xã Mấm trắng – Mấm đen phân bố ở vùng đất ổn định hơn.
- Quần xã Mấm đen – Đước (Rhizophora apiculata) phân bố trên vùng đất
ổn định ít ngập triều.
- Quần xã Đước – Mấm đen phân bố nơi có địa hình cao hơn và Đước dần
chiếm ưu thế.
- Quần xã Đước thuần loại, nằm trên vùng đất cao tương đối ổn định hoàn
toàn, các quần xã tự nhiên dần dần được thay thế bằng rừng trồng. Loại quần xã
này có diện tích lớn trở thành kiểu rừng quan trọng và chiếm ưu thế cho hệ sinh
thái toàn vùng (khoảng 19.849 ha).
- Quần xã Đước – cây bụi phân bố trên các vùng đất cao hơn, các loài cây
thân gỗ nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây Đước.
- Quần xã Đưng (Rhizophora mucronata) trên đất bãi bồi khá cao, toàn bộ
là rừng trồng.
- Quần xã Mấm quăn (Avicennia marina) phân bố ở các vùng đất chặt,
ngập triều cao, các ruộng muối bỏ hoang đã có Mấm quăn xuất hiện tự nhiên.
- Quần xã Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) phân bố trên vùng đất cao, sét
chặt, trên cả ruộng muối bỏ hoang.
- Quần xã Chà Là nước (Phoenix paludosa) phân bố trên vùng đất cao, sét
chặt, ít ngập triều, thuần loại hoặc hỗn giao với Ráng đại (Acrostichum aurerum),
Lức (Pluchea indicas), Tra Lâm vồ (Thespesia populnea)…
- Quần xã Dà (Ceriops tagal, C. zippeliana) – Cóc – Giá (Excoecaria
agallocha) phân bố trên đất sét chặt ngập triều, cao.
- Quần xã Ráng phân bố khá rộng trên vùng đất từ mặn sang lợ, nơi đất
cao chỉ ngập khi triều cường.
24
- Quần xã Bần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố ở vùng đất mới bồi
dọc bờ sông, nước lợ. Quần xã Bần chua có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao với
Mấm trắng, Mấm đen tùy theo độ cao của đất.
- Quần xã Dừa nước (Nypa fruiticans) phân bố dọc theo kinh rạch có độ
mặn thấp (nước lợ). Đất phù sa bồi đắp đã bắt đầu ổn định, chặt. Quần xã dừa
nước có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Mái dầm, Ô rô, Lác, Cói…
Về động vật, sau 22 năm phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ số lượng loài
cũng như số lượng cá thể đều tăng. Hiện nay theo khảo sát sơ bộ của dự án khả
thi Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Rừng Ngập Mặn Cần Giờ năm 1999 kết quả như
sau:
- Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống có trên 700 loài thuộc 44
họ, 19 bộ, 6 lớp, năm ngành.
- Khu hệ cá có trên 137 loài thuộc 39 họ và 13 bộ.
- Khu hệ động vật có xương sống trên cạn có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò
sát. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè
(Gekko gekko), Kỳ đà nước (Varanus salvator), Trăn đất (Python molurus), Trăn
gấm (Python reticulatus), Rắn Cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn Hổ mang
(Naja naja), Rắn Hổ chúa (Ophiophagus hannah), Vích (Chelonia mydas), Cá
sấu hoa cà (Crocodylus porosus)…
- Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài
chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác
nhau. Với 130 loài chim Cần Giờ có khu hệ chim phong phú hơn so với rừng
ngập mặn Cà Mau đã được bảo vệ tại các vườn chim chỉ có 83 loài.
So với các khu rừng ngập mặn khác trong nước cũng như một số nước
khác trong vùng châu Á Thái Bình Dương, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
mang tính đa dạng sinh học tương đối cao và phong phú.
25
1.4. Tổng quan về đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
1.4.1. Dân số
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 70.421,60 ha bao gồm 1 thị
trấn và 6 xã. Theo số liệu thống kê năm 2010 của huyện, dân số Cần giờ có
70.697 người gồm 35.489 nam và 35.208 nữ thuộc 17.471 hộ; trong đó 37.395
người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc 35.152 người. Tỷ lệ tăng
dân số bình quân năm 2010 là 0,91%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là
100,39 người/km
2
.
Phân bố dân cư không đồng đều trên toàn huyện, các điểm tập trung dân
theo cụm dân cư ấp hoặc xã nằm ven bìa rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong địa
phận 24 tiểu khu rừng phòng hộ, dân cư rất thưa thớt, chủ yếu khoảng 600 hộ gia
đình gồm các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng và các hộ đang sản xuất ngư
nghiệp dưới tán rừng. Các cụm dân cư vẫn mang đậm tính chất nông thôn, cụm
dân cư lớn nhất là xã Bình Khánh với 18.690 dân, thấp nhất là xã Thạnh An với
4.470 dân.
Về mức sống hiện nay, theo thống kê của huyện năm 2010 mức thu nhập
bình quân đầu người là 2.690.369đ/tháng. Hoạt động sản xuất chủ yếu là đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, muối, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng,
thương nghiệp và dịch vụ.
1.4.2. Cơ sở hạ tầng
Hiện trạng cơ sở hạ tầng trong phạm vi huyện Cần Giờ còn yếu kém rất
nhiều so với các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về giao thông
Đặc thù riêng của Cần Giờ là tiếp giáp với biển và hệ thống sông rạch
chằng chịt. Trước kia, đường thủy là tuyến giao thông chính của huyện Cần Giờ
trong lưu thông hàng hóa và đi lại của cư dân Cần Giờ, giữa các xã và với bên
ngoài. Hiện nay, tuy đã có hệ thống giao thông đường bộ nối liền giữa các xã (trừ
26
xã đảo Thạnh An) phục vụ cho việc đi lại của nhân dân trong huyện nối liền với
thành phố Hồ Chí Minh bằng phà Bình Khánh, nhưng hệ thống đường thủy vẫn
còn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Cần Giờ. Đặc biệt, hệ thống sông Lòng Tàu được xem là đường giao thông thủy
chính đê các tàu biển có tải trọng lên đến 20.000 tấn từ biển Đông vào cảng Sài
Gòn.
Về đường bộ, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Cần Giờ gồm một
trục đường chính (từ phà Bình Khánh đến thị trấn Cần Thạnh) đang được nâng
cấp mở rộng trãi nhựa lên đến 6 làn xe, dài 36,5 km và các tuyến đường liên xã
được trãi đá với lớp nhựa mõng đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân.
Ngoài ra, các đường nội xã cũng đã và đang được nâng cấp trãi bê tông, cầu khỉ
được thay thế và bê tông hóa trên 60%.
+ Về điện nước
Hệ thống mạng lưới điện trung – hạ thế của Cần Giờ được khởi công từ
năm 1990, cho đến nay gần như đã được hoàn chỉnh, bảo đảm cho nhu cầu sinh
hoạt, sản xuất cũng như hoạt động thương mại – dịch vụ - du lịch. Theo thống kê
năm 2010 của huyện Cần Giờ, đên nay đã có đến 90% hộ dân ở Cần Giờ được
cung cấp điện.
Về cung cấp nước sạch, hầu hết các xã đều có hệ thống cung cấp nước cục
bộ, đáp ứng được phần nào nhu cầu nước sạch trên địa bàn. Hiện nay nguồn cung
cấp nước sạch cho 5 xã: Bình Khánh - An Thới Đông - Tam Thôn Hiệp - Lý
Nhơn – Thạnh An chủ yếu được chở bằng sà lan cùng hệ thống đường ống dẫn
nước từ thành phố Hồ Chí Minh xuống, và từ nước mưa trữ được trong mùa
mưa. Riêng thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa do nằm trên giồng cát nên có thể
đào giếng, tuy nhiên, vào mùa nắng thì mực nước giếng thấp không đảm bảo vệ
sinh vì có nhiều phiêu sinh vật.