Tải bản đầy đủ (.ppt) (108 trang)

Giao duc bao ve moi truong bien dao.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 108 trang )

Sau tập huấn, HV có khả năng:
- Trình bày những nét khái quát về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo (TNMTBĐ) Việt Nam.
- Phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa của
một số môn học (5 môn học), từ đó xác định được
các bài học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục
TNMTBĐ.
-
Thiết kế KHBH(soạn bài) và dạy học theo hướng tích
hợp giáo dục TNMTBĐ.
- Liệt kê được các hình thức tổ chức (HTTC) các hoạt
động GDNGLL có nội dung giáo dục TNMTBĐ Việt
Nam.
- Tổ chức được các HĐGDNGLL có nội dung giáo dục
TNMTBĐ Việt Nam phù hợp với đặc điểm của địa
phương.
NỘI DUNG CHÍNH
Biển, hải đảo Việt Nam
Giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo trong một số môn học
Giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo qua HĐGDNGLL



1. Nêu quan niệm về:
-
Biển
-


Đảo
-
Quần đảo
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
Biển

Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của đại
dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với
đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo,
và ở phía trong bởi bờ đại lục (còn gọi là bờ biển).
(Thủy vực là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái
Đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt,
nước lợ hoặc nước mặn, với hình thái với quy mô
khác nhau.
Đại dương thế giới là toàn bộ các thủy vực có chứa
nước mặn của Trái Đất và không phân biệt ranh
giới. Như vậy, trên hành tinh của chúng ta chỉ tồn
tại duy nhất một đại dương thế giới)
Đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất
Biển

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và vùng thềm lục địa.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm
được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc
bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố.

Sơ đồ
đường cơ
sở
dùng để
tính chiều
rộng lãnh
hải ven bờ
lục địa
Việt Nam
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển
và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có
chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh
thổ đất liền của mình.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở.
Theo điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982 thì
chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát
với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải
cũng không quá 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài
lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ
sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc
quyền kinh tế có 188 hải lý).

Hình 1.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo
dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200
m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200
hải lí thì thềm lục địa ở nơi ấy được tính đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn
toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục
địa Việt Nam.
Như vậy theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền
trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km
2
tại Biển Đông.
Đảo và quần đảo
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi
thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Về nguồn gốc hình thành, đảo có thể là một bộ
phận của đất liền bị tách ra do hiện tượng sụt lún
của lục địa (ví dụ đảo Grơnlen của Đan Mạch ),
hoặc núi lửa phun ở đáy biển, đại dường (Haoai ),
cũng có thể do san hô
Đảo và quần đảo

- Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có
quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang
một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần
đảo Hoàng Sa, quần đảo Philipin ).
Trình bày:
I. Khái quát về biển, hải đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta.
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km và vùng biển

rộng khoảng 1 triệu km
2
.
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông,
bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Cả nước có 28 tỉnh/thành phố có biển
Lược đồ
28 tỉnh,
thành phố
có biển
2. Hệ thống đảo
Việt Nam
-
Vùng biển nước
ta có khoảng
4000 đảo lớn,
nhỏ được chia
thành các đảo
ven bờ và xa bờ
2. Hệ thống đảo Việt
Nam
- Hệ thống đảo ven bờ
chiếm hơn ½ tổng số
đảo, phân bố suốt từ
biên giới cực Bắc của
vùng biển Tổ quốc tại
tỉnh Quảng Ninh cho
đến sát biên giới phía
Tây tỉnh Kiên Giang.

2. Hệ thống đảo
Việt Nam
Một số đảo có diện
tích khá lớn và dân
số khá đông: Phú
Quốc, Cát Bà, Cái
Bầu, Phú Quý, Lý
Sơn, Côn Đảo.
Còn lại, phần lớn là
các đảo nhỏ hoặc
rất nhỏ.
2. Hệ thống đảo Việt
Nam
- Các đảo xa bờ gồm
Bạch Long Vĩ (Hải
Phòng) và hai quần
đảo Hoàng Sa
(thuộc thành phố
Đà Nẵng), Trường
Sa (thuộc tỉnh
Khánh Hòa).
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp (tiếp)
2. Nhớ lại các khái niệm:
-
Môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên
- Ô nhiễm môi trường
3. Nêu khái niệm về:
-
Môi trường biển.

-
Tài nguyên biển
-
Ô nhiễm biển
Khái niệm môi trường biển
Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có
thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay
các hành vi của con người và các sinh vật sống
trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển,
nước biển, đất tại đáy biển và các cơ thể sống trong
biển

×