Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.15 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Môi trường là nơi con người sinh ra,lớn lên,tồn tại phát triển.Mơi trường cịn là nơi
con người nghỉ ngơi,hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên ban cho.
Môi trường gắn liền với con người,những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực
tiếp,gián tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của giống nịi.Nhưng hiện nay mơi trường ngày
càng suy thối và có những biến động cực kì phức tạp như:hạn hán,lũ lụt,sạt lở đất,xâm
thực của thuỷ triều,sóng thần,động đất,...Các thành phần của mơi trường bị ơ nhiễm
nghiêm trọng.
Trước tình hình đó,bảo vệ mơi trường (BVMT) là một trong những mối quan tâm của
toàn cầu .Ở nứơc ta ngày17-10-2001 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 1363/ QĐTTG : Đưa các nôi dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân . Sách giáo khoa sinh
học 9 có đoạn nêu rõ : Mỗi quốc gia cần có biện pháp khơi phục mơi trường ,bảo vệ
thiên nhiên để phát triển bền vững .
Sinh học là môn học giúp học sinh có những hiểu biết về khoa học ,về thế giới
sống ,kể cả con người trong mối quan hệ với mơi trường ,có tác dụng tích cực trong việc
giáo dục thế giới quan nhân sinh quan khoa học nhằm nâng cao chất lượng của cuộc
sống.Môn sinh học ở trường phổ thơng có khả năng tích hợp các nội dung giáo dục
BVMT,đặc biệt trong phần 2 của chương trình sinh học 9 : SINH VẬT VÀ MƠI
TRƯỜNG .
Để hình thành cho các em có những kiến thức về mơi trường ,mối quan hệ con người
và môi trường ,tài nguyên và mơi trường, ơ nhiểm mơi trừơng ,suy thối mơi trường.Có
thái độ hành vi về mơi trường như có ý thức bảo vệ mơi trường ,sử dụng hợp lí tài
ngun thiên nhiên ,có tình cảm u q thiên nhiên ,đất nước tôn trọng những vẻ đẹp
thiên nhiên ,di sản văn hố ,có thái độ thân thiện với mơi trường...
Với lí do trên tôi đã chọn đề tài giáo dục bảovệ mơi trường .Với thời gian có hạn ,khả
năng có hạn tôi giới hạn đề tài trong phạm vi đưa ra một vài BIỆN PHÁP GIÁO DỤC

1


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG


SINH HỌC 9.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng:
Nghị quyết số 41 của trung ương ngày 15-11 – 2004 của bộ chính trị về mơi trường
trong thời kỳ cơng nghiệp hố. hiện đại hố đất nước đã chỉ rõ : Đưa nội dung giáo dục
BVMT , sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân , tăng dần thời lượng tới hình
thành mơn học chính khố đối với cấp học phổ thơng .
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên, giáo dục BVMT đượcBộ Giáo Dục- Đào tạo đã ra
chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT xác định nhiệm vụ trọng tâmtừ nay
đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi
trường và bảo vệ mơi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua
các hoạ động ngoại khố, xây dựng mơ hình nhà trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với các
vùng, miền.
Hiện nay ở cấp học trung học cơ sở giáo dục BVMT chưa phải là mơn học chính khố
nên việc tích hợp giáo dục BVMT vào mơn học có liên quan đến kiến thức về mơi
trường là đều cần thiết .Nhưng kiến thức giáo dục BVMT không phải muốn đưa vào bài
học nào củng được , mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề
mơi trường mới có thể tích hợp được .
Vậy chúng ta cần xác định nội dung kiến thức bảo vệ mơi trường , phương pháp tích
hợp , mục tiêu tích hợp , địa chỉ tích hợp trong bài giảng sao cho hợp lí Mục tiêu giáo
dục BVMT trong sinh học 9 phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối
đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường .Các em phải í thức được rằng giữ
gìn bảo vệ mơi trường sống phải từ các hoạt động bình thường ,ngay trong lớp học ,giờ
chơi,lúc nghỉ ngơi ,sinh hoạt trong gia đình ,nơi công cộng.Xa hơn nữa lúc làm việc trên
đồng ruộng, trồng rừng ,trong nhà máy cơng sở.Và có khả năng cải tạo môi trường xung
quanh bằng những việc làm đơn giản mà hiệu quả ,củng có thể nảy sinh những ý tưởng
mới mẻ về BVMT trong giới trẻ.
2



Các bài học trong các chương: Sinh vật và môi trường, hệ sinh thái , con người dân số
và môi trường , bảo vệ môi trường sách giáo khoa viết rất rõ ràng .
Các khái niệm :Môi trường , quần thể sinh vật, quần xã sinh vật hệ sinh thái sách giáo
khoa trình bày rõ ràng dễ hiểu.
Luật mơi trừng được quốc hội sữa đổi thông qua năm 2005.
Tài liệu giáo dục BVMT trong môn sinh học trung học cơ sở được bộ giáo dục đào tạo
đưa về nhà trường.
2. Kết quả của thực trạng:
Kiến thức về môi trường trong từng bài học nhiều, thời gian trong tiết dạy thì có hạn.
Giáo viên giảng dạy(bản thân) mơn sinh học đã được tập huấn về phương pháp tích hợp
nội dung giáo dục BVMT trong tiết học. Song phương pháp chưa được nhuần nhuyễn
dẫn đến việc giảng dạy khai thác kiến thức môi trường hoặc dạy lồng ghép giáo dục
BVMT và hướng dẫn học sinh thực hiện các hành vi bảovệ môi trường còn lúng túng.
Một số bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ vấn đề bảo vệ môi trường ,khơng có
í thức giữ gìn vệ sinh cơng cộng,cịn xả rác ....Giữa nhận thức và hành vi BVMT chưa
thật sự thống nhất.
Nhà vệ sinh cho giáo viên ,học sinh của nhà trường chưa đảm bảo số lượng, chất
lượng.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện:
Sau khi nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
1. Khi giảng dạy các khái niệm về môi trường, quần thể sinh vật ,quần xã sinh vật hệ
sinh thái ,phải làm cho học sinh thật sự hiểu rõ các khái niệm này
2. Chọn lọc các bài học có nội dung tích hợp về bảo vệ mơi trường
3. Lựa chọn phương pháp tích hợp, nội dung tích hợp hợp lí.
4. Giáo dục BVMT thơng qua các tiết thực hành
5. Phối hợp với các GV bộ môn khác
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
3



1. Khi giảng dạy các khái niệm về môi trường, quần thể sinh vật ,quần xã sinh vật
hệ sinh thái ,phải làm cho học sinh thật sự hiểu rõ các khái niệm này
Khi giảng dạy các khái niệm về môi trường, quần thể sinh vật ,quần xã sinh vật hệ sinh
thái ,phải làm cho học sinh thật sự hiểu rõ các khái niệm này ,và cho được ví dụ về quần
thể, quần xã sinh vật . hệ sinh thái .Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa quần thể
người và quần thể sinh vật khác.Hiểu được vì sao có sự khác nhau đó.Từ đó học sinh
thấy đựơc con người có tác động tích cực ,tiêu cực đến mơi trường.
2. Chọn lọc các bài học có nội dung tích hợp về bảo vệ môi trường.

4


Bài

Nội dung tích hợp

Bài 41:Mơi trừơng và - Khái niệm mơi trường,vai trị các nhân tố sinh thái
các nhân tố sinh thái.
Bài 42 - 43:Các nhân tố - Nhận biết các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời
sinh thái ảnh hưởng đến sống sinh vật
đời sống sinh vật
Bài 44: Ảnh hưởng lẩn - Bảo vệ đa dạng sinh hoc,giữ cân bằng sinh học tránh sự
nhau giữa các sinh vật.

cạnh tranh

Bài 45 – 46 Thực hành.

- Tìm hiểu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống

sinh vật.

Bài 48 :Quần thể người

- Gia tăng dân số là nguyên nhân dẫn đến suy thối mơi
trường ,ơ nhiễm mơi trường,tàn phá rừng và tài nguyên
khác.

Bài 49 : Quần xã sinh - Các lồi trong quần xã ln có quan hệ mật thiết với
vật

nhau.Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế
ở mức độ phù hơp với khả năng của môi trường ,tạo nên
sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Bài 50 :Hệ sinh thái.

- Các sinh vật trong quần xã ln gắn bó với nhau bởi
nhiều mối quan hệ,trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai
trị quan trọng được thể hiện qua chuổi thức ăn ,lưới thức
ăn .Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

Bài 51 - 52 : Thực hành - Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học,bảovệ hệ sinh
hệ sinh thái.

thái .Đề xuất các biện pháp bảo vệ các loài sinh vật đang
bị lùng bắt khai,khai thác.

Bài 53 :Tác động của - Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đối
con người đối với môi với môi trường ,làm biến mất một số loài sinh vật ,làm

trường

giảm các hệ sinh thái hoang dã ,làm mất cân bằng sinh
thái .Phá huỷ thảm thực vật ,gây ra xố mịn, thối hố
5
đất ,ơnhiểm mơi trường ,hạn hán ,lũ qt.

Bài 54 :Ơ nhiễm mơi - Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ


3. Lựa chọn phương pháp tích hợp, nội dung tích hợp hợp lí.
3.1. Phương pháp trần thuật kể chuyện:
Phương pháp này dùng để sử dụng mô tả sự vật hiện tượng của môi trường như:kể về
một số cảnh quan độc đáo của thiên nhiên như:Núi Non Nước ở Đà Nẵng,Động Phong
Nha ở Quảng Bình ...Hay những đặc sản nổi tiếng ở một số nơi của nước ta như:Nhãn
lồng ở Hưng Yên,cam xã Đoài,xoài Lái Thiêu ,các vùng trồng lúa đặc sản để tiếnVua ở
Mường Thanh,thời chế độ Phong Kiến. Để giữ mãi những vùng đặc sản nổi tiếng của
đất nước ,cần thiết phải chú ý giữ gìn điều kiện tự nhiên cho vùng đó.Một khi mơi
trường bị ơ nhiễm, như đất đai,nguồn nứơc ... thì đặc sản vùng đó cũng khơng cịn.
Để góp phần giữ gìn sự trong sạch khơng khí cho đừờng phố , người ta thường lập
nên những công viên cây xanh .Cây ,hoa ,cỏ được coi là những máy lọc khơng khí tự
nhiên : hút bụi giảm tiếng ồn, diệt khuẩn ,hấp thụ khí cacbonic ..... và cung cấp khí o xi
cho con người
3.2. Phương pháp giảng giải :
Dùng phương pháp này để giải thích vấn đề khó.Cần nêu lí lẽ,các dẫn chứng để làm
rõ những kiến thức mới khó về mơi trường .
Ví dụ bài hệ sinh thái ,giáo viên giải thích hệ sinh thái hồn chỉnh ,tương đối ổn định
như sau:Trong một hệ sinh thái hồn chỉnh ,mọi thành phần của nó được cân bằng,thực
vật cung cấp thức ăn và o xi cho động vật ,sản phẩm thải của động vật được tái chế trong
đất cung cấp dinh dưỡng cho thực vật để sinh trưởng phát triển .Sau khi động vật thực

vật chết đi,xác của chúng được vi sinh vật phân giải vào trong đất ,bay hơi trong khí
quyển .Như vậy động vật ,thực vật,vi sinh,các nhân tố vô sinh của môi trường tồn tại
cùng nhau ,tựa vào nhau khống chế lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất:Đó là một hệ
sinh thái bền vững.
Bài quần xã sinh vật giáo viên giải thích cân bằng sinh học trong quần xã :Các nhân
tố vô sinh ( khí hậu,nhiệt độ độ ẩm....) các nhân tố hữu sinh như thức ăn, kẻ thù ,dịch
bệnh .Ngoại cảnh thay đổi làm biến đổi số lượng cá thể trong quần xã , nhưng giữa các
quần thể trong quần xã luôn luôn diễn ra mối quan hệ hổ trợ và đối địch ,chính mối quan
6


hệ đói địch này làm cho số lượng cá thể của mỗi thể được khống chế ở mức độ nhất định
phù hợp với khả năng của môi trường , tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã .
Học sinh hiểu khái niệm cân bằng sinh học là cơ sở của biện pháp phòng trừ sâu
bệnh bằng biện pháp đấu tranh sinh học, dùng sinh vật có ích tiêu diệt sâu bệnh,khơng
gây ơ nhiễm mơi trường .Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ động vật có ích .
3.3. Phương pháp vấn đáp:
Phương pháp này giáo viên đưa ra các câu hỏi học sinh trả lời , hoặc ngược lại.
Ví dụ bài quần thể người, mục tăng dân số và phát triển xã hội giáo viên có thể hỏi:
-Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nước ta nghèo nàn và lạc hậu là do
đâu?
- Dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì?
-Vì sao chúng ta phải thực hiện triệt để pháp lệnh dân số?
Bài tác động của con người đối với mơi trường, có thể hỏi học sinh:
-Những tác động nào của con người làm cho tài nguyên đất bị suy giảm?
-Những hoạt động nào của con người đã làm suy giảm tài nguyên nước?
-Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho rừng bị thu hẹp nhanh?
-Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho môi trường tự nhiên bị suy giảm nhanh?
Giáo viên kết luận:Do dân số tăng quá nhanh làm cho nhu cầu về nơi ở,lương thực,thực
phẩm,thuốc men,học hành ...tăng nhanh dẫn tới q trình đơ thị hố,xây dựng các khu

cơng nghiệp,đừờng sá , cầu cống....đều tăng nhanh . Đây chính là nguyên nhân vừa trực
tiếp,vừa gián tiếp làm cho môi trường tự nhiên
bị suy giảm nhanh
Theo tơi việc sử dụng các câu hỏi hợp lí này khuyến khích học sinh quan tâm đến các
vấn đề mơi trường và dự đốn các vấn đề mơi trường xảy ra trong tương lai
3.4. Sử dụng phương tiện trực quan:
Cho học sinh sưu tầm các loại tranh ảnh về phong cảnh đẹp ,những loài thú quý hiếm từ
các nguồn sách ,báo,tạp chí ,mạng intenet.Nếu có đièu kiện giáo viên có thể dùng băng
hình ,bài giảng điện tử vì tranh ảnh trong băng hình ,trong giáo án điện tử,nó sinh
7


động ,phong phú về số lượng,hình ảnh âm thanh tốt nhát ,gây ấn tượng sâu sắc cho học
sinh .
Qua phương tiện trực quan, các em biết yêu thiên nhiên có ý thức bảo tồn tài nguyên
của đất nước ,có thái độ thân thiện với môi trường
3.5. Phương pháp học tâp hợp tác:
Ví dụ bài 54-55 dạy bài này dưới dạng hội thảo.Yêu cầu cả lớp xem trước nghiên
cứu kỹ nội dung bài học: Các nguồn gây ô nhiểm , các tác nhân gây ô nhiểm ,hậu quả
của ô nhiểm môi trường ,đề xuất biện pháp khắc phục .
Cho các tổ chuẩn bị viết báo cáo chuyên đề của tổ mình .Đại diện tổ báo cáo,cả lớp
thảo luận từng chuuyên đề mà giáo viên giao cho tổ .Sau đó giáo viên tổng kết nhấn
mạnh những í cần lưu tâm.
4. Giáo dục BVMT thơng qua các tiết thực hành .
Trong chương trình có một số tiết thực hành ,thường là các tiết đơn lẽ trong thời khố
biểu ,nên rất khó thực hiện .Cho nên ta phải giao cho học sinh làm các bài tập thực hành
ở nhà theo tổ.Qua tiết thực hành hình thành cho các em kỹ năng học tập kỹ năng bảo vệ
mơi trường .
Ví dụ bài thực hành 54-55:Thực hành hệ sinh thái .Khi bắt đầu học bài quần xã sinh
vật ,giáo viên chuẩn bị nội dung thực hành ,cho học sinh tìm hiểu các bảng 51.1 , 51.2 ,

51.3 .51.4 . Sau đó hướng dẫn các nhóm tiến hành điều tra, gợi ý cho học sinh chọn hệ
sinh thái cánh đồng ruộng ,hay hệ sinh thái nhân tạo V.A.C .để dễ quan sát
Giáo viên phân nhóm theo địa bàn dân cư ,mối nhóm từ 8-10 em .Có thể địa điểm
thực hành các em tự chọn .
Khi quan sát ghi lại đầy đủ các thông tin theo bảng trong bài thực hành .Quan sát tìm
thấy số lượng lồi có trong hệ sinh thái đòng ruộng(giáo viên gợi ý) như:Cá ,cua,ếch ,rắn
.sâu,chim,chuột,rong,bèo.......Nhận xét về số lượng loài mật độ cá thể trong loài .Sau khi
quan sát học sinh thảo luận viết thu hoạch .Tiết sau cho đại diện của nhóm báo cáo kết
quả .
Yêu cầu học sinh thảo luận toàn lớp theo câu hỏi.
8


- Vì sao trên đồng ruộng hiện nay ,số lượng các lồi:Cá, tơm,cua, ếch, rắn, chim ......
lại ít đi?.
-

Đề xuất biện pháp bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng .

Qua thực tế, học sinh có thể giải thích được ngun nhân nghèo nàn về các loài sinh
vật trong hệ sinh thái đồng ruộng, do con người khai thác quá mức các lồi
như:ếch,rắn,để phục vụ cho lợi ích cá nhân,mua bán,ăn uống xa xỉ.Dùng thuốc trừ sâu
quá mứt gây ô nhiễm nước , làm cho các sinh vật sống trong môi trường nước bị chết
dần.
Giáo viên nhấn mạnh :Trên đồng ruộng hiện nay đang mất cân bằng sinh thái.Hậu
quả , làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như mất mùa , nông sản bị nhiễm
thuốc trừ sâu gây ngộ độc thức ăn.
GV có thể đưa ra xây dựng mơ hình ao sinh th ở nơng thơn : Bờ ao chỉ xây kè hợp
lý chống lở đất, quanh ao trồng các cây bản địa có sức sống cao như: sung, ngái, trúc,
khế, dừa...... xen kẽ những loại cây nhỏ: cúa tần, rau má.... Rễ cây hút chất bẩn trong

nước cao, tán cây ngăn bụi bặm tạo bóng mát vừa phải, dưới ao trồng sen, súng tạo
phong cảnh đẹp. Thả một vài loại cá có sức sống khoẻ như: cá chép, cá rô, cá quả. Nước
ao nhờ khả năng làm sạch của các sinh vật dưới nước lẫn trên bờ, có thể dùng nước
trong ao để tắm giặt. Trên mặt nước có thể thả bè rau muống để lấy rau ăn. Nhờ ao sinh
thái này mà khơng khí quanh nhà ln mát mẻ. Những ao sinh thái như vậy ở nông thơn
xây dựng cũng khơng khó.
GV cũng có thể giới thiệu những nhà vườn chuyên trồng rau không dùng thuốc trừ
sâu, phân bón hố học cung cấp rau sạch cho siêu thị.
Có thể cung cấp thêm thơng tin hệ sinh thái rừng phòng hộ của huyện Tiên Phước bị
giảm sút. Một số nơi rừng bị thu hẹp, động vật rừng không có nơi để sinh sống. Ở Tiên
Hiệp, Tiên Lãnh có hiện tượng voi xuống làng phá hại vườn tược, nhà cửa.
Bài thực hành 56-57 : Tìm hiểu tình hình mơi trường ở địa phương.

9


Chia học sinh thành các nhóm theo địa bàn liên cư liên địa.Chọn địa điểm tiêu biểu
nổi cộm về ô nhiễm môi trường ở địa phương như: khu vực chợ , bệnh viện , một tổ dân
phố đông dân cư.
Nội dung đièu tra :Các tác nhân gây ô nhiễm , mức độ ô nhiễm ,hậu quả do ô nhiễm
gây ra .Đề xuất biện pháp khắc phục .
Các nhóm tiến hành báo cáo theo mẫu bảng 56.1- 56.2 (SGK) và trình bày trước lớp.
Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi GV đưa ra:
-Môi trường xung quanh nới em sống có bị ơ nhiễm khơng? Nếu có thì
ngun nhân chủ yếu là gì?
-Em làm gì để hạn chế ơ nhiễm đó?
-Gia đình em có những hoạt động nào gây ơ nhiễm môi trường?Biện pháp khắc
phục?
Qua bài thực hành giúp cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy
hình thành cho HS kĩ năng học tâp, kĩ năng bảo vệ môi trường

5. Phối hợp với các GV bộ môn khác.
Không chỉ riêng ở bộ môn sinh học có thế mạnh khai thác các kến thức bảo vệ mơi
trường mà kịn có các bộ mơn khác như: văn, mĩ thuât, các tiết hoạt động ngoài giờ lên
lớp... cũng khai thác được nội dung bảo vệ môi trường.
Tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp có thể tổ chức các hoạt động trị chơi chủ đề về mơi
trường như: dân số và mơi trường,... ví dụ:trị chơi về gia tăng dân số ảnh hưởng đến
môi trường. GV quy định có 2 HS ngồi học thoả mái. Mỗi học sinh đóng vai là một
nơng dân, khi GV hơ “đi làm rấy” thì 2 bác nơng dân đó vào vị trí ngồi trong bàn HS,
sau đó tăng số lượng lên 3,4,5 em.GV hỏi: “Lúc nào trong bàn ngồi thoải mái nhất: 2
hay 3, 4 hoặc 5 ?”.
GV giải thích ý nghĩa của trị chơi: bàn học tượng trưng cho diện tích đất đai, số
lượng HS nhiều hơn sau mỗi lần chơi tượng trưng cho sự gia tăng dân số. Nếu số lượng
càng nhiều thì chỗ ngồi càng chật , nếu nhiều q thì khơng đủ chỗ. GV đưa ra câu hỏi:
“Hậu quả của việc gia tăng dân số?”. HS có thể trả lời: “Dân số đông con người không
10


đủ lương thưc để ăn,nhà để ở nên buộc phải phá rừng lấy gỗ làm nhà, lấy đất làm nương
rẫy, săn bắn thú rừng ..... Rừng bị tàn phá, môi trường bị ảnh hưởng, động vật giảm về
số lương, đất bị xói mon, lũ lụt, hạn hán, đời sống con người ngày một khó khăn hơn.
GV kết luận: “Con người vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của ô nhiễm mơi trường”.
Ở bộ mơn văn, mĩ thuật HS có thể chuyển tải những thông điệp, ý tưởng mong muốn,
bày tỏ thái độ của mình với mơi trường, thơng qua những bài luận văn, những bài tập vẽ
hoặc tham gia hội thi “tuyên truyền về giáo dục và bảo vệ mơi trường”. Từ đó các em có
ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ mơi trường xanh, sạch, đẹp ở trường học, khu dân
cư, đường phố ... Có thái đô, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường.
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy, thực hiện lồng ghép biện pháp giáo dục bảo vệ môi
trường cho HS thông qua phần sinh vật và môi trường trong Sinh Vật 9 ttôi nhận thấy

đật được những kết quả nhất định.
1) Về mặt kiến thức:
HS nắm vững các nội dung kiến về môi trường như : Thành phần môi trừờng,
quan hệ giữa chúng.Cấu trúc hệ sinh thái ,dân số và mơi trường ,ơ nhiễm và suy thối
mơi trường .....
2) Thái độ tình cảm .
Từ chổ nắm vững kiến thức môi trường các em chuyển thành thái độ, cách cư xử
với môi trường,bức xúc với hiện trạng của mơi trường.Có ý thức bảo vệ giữ gìn tài
ngun mơi trường , biêtý yêu quý , chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ
cành vặt lá . Biết bảo vệ các sinh vật trong hệ sinh thái, các địa danh thắng cảnh của quê
hương đất nước.
3) Kỹ năng.
Biết thu thập thơng tin phán đốn, đánh giá hiện trạng môi trường: Sạch hay
không sạch ô nhiễm hay không ô nhiẽm .

11


Kỹ năng thực hiện một số hành động trong trường học:Gĩư vệ sinh lớp học, sân
trường, biết gom rác bỏ vào thùng, đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, lau bảng bằng khăn
ẩm ...
BÀI TẬP KIỂM TRA.
Bài 1 Khoanh tròn chữ cái đầu câu đứng trước phương án đúng.
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho rừng bị thu hẹp nhanh?
a. Dân số tăng nhanh phá rừng để lấy gỗ làm nhà,đất canh tác sử dụng các nhu cầu
khác của con người.
b. Khai thác khoáng sản bừa bãi.
c. Phát triển giao thơng.
d. Đơ thị hố nhanh.
Câu 2: Ngun nhân chủ yếu gây ra xói mịn và thối hố đất?

a. Nước ta có đồi núi nhiều, có độ dốc cao.
b. Do lượng mưa nhiều.
c. Do nước biển dạt vào.
d. Do rừng bị chặt phá nhiều.
Câu 3: Hậu quả của việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hố
học?
a. Làm suy thối đất trồng, ơ nhiễm đất, nước.
b. Giảm tính đa dạng sinh học ở vùng nơng thơn.
c Giảm các lồi thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc
bảo vệ thực vật.
d. Tất cả các ý trên.
Bài 2: Mỗi học sinh cần phải làm gì để khơi phục mơi trường và bảo vệ hệ sinh
thái?
Đáp án:
Bài 1: Câu 1 chọn a; câu 2 chọn d; câu 3 chọn d.
Bài 2: Yêu cầu học sinh nêu được các ý:
12


1. Khơng vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng làm sạch môi
trường.
2. Không chặt phá cây cối, khơng săn bắt động vật có ích và bảo vệ chúng.
3. Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ môi trường.
KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA:
Năm học 2008-2009 trong q trình dạy học tơi chưa đi sâu vào các biện pháp
GDBVMT năm học 2009-2010 tôi thực hiện các biện pháp đã nêu trong đề tài. Kết quả
đạt được như sau:
Năm học
2008-2009


Giỏi
Khá
SL TL(%) SL
21
33,3
30

TL(%)
47,6

35

Trung bình
Yếu
SL
TL(%) SL
9
14,3
3

44,4

TL(%)
4,8

Tơng số: 63
HS
2009-2010

55,6


28

Tổng số: 63
HS
II. Kiến nghị đề xuất:
Giáo dục BVMT ở nhà trường phổ thông, phải trang bị cho học sinh một hệ thống
kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường. Kiến thức và kĩ
năng này phải được thích hợp vào nội dung bài học có liên quan.
Để tìm được các biện pháp thích hợp hợp lí, địi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm
tịi, sáng tạo tổ chức các hoạt động dạy học. Bản thân tuy đã cố gắng nhưng mới chỉ nêu
được một vài biện pháp và đẫ thực hiện trong q trìng dạy học. Chắc hẳn vẫn cịn nhiều
biện pháp hay hơn, mang tính khả thi, nhưng bản thân chưa nghĩ ra được. Rầt mong các
đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Để đưa nội dung giáo dục BVMT vào giảng dạy ở bộ
môn sinh học ngày càng tốt hơn.Tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau :
13


1, Cung cấp tài liệu về nhà trường để GV tham khảo vì hiện nay tài liệu mơi trường ở
nhà trường cịn ít ỏi.
2, các cấp chính quyền quan tâm đến cơ sở vật chất để đảm bảo vệ sinh môi trường
trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
Đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của hội đồng khoa học
các cấp, các đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin thành thật cảm ơn!
Phúc Thịnh, ngày 2 tháng 4 năm 2011
Người viết

Hà Thị Hiền


14



×