Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN VINH QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 55 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP: Cổ phần
CTNH: Chất thải nguy hại
TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
TCVN: Tiêu Chuẩn Việt Nam
QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam
TNMT: Tài Nguyên Môi Trường
QLMT: Quản Lý Môi Trường
TXLTT KCN: Trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp
TCHC: Tổ chức hành chính
1 | P a g e
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt đợt thực tập cũng như bài báo cáo này, em
chân thành biết ơn và xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm –TP Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành đợt thực tập.
Thầy cô khoa Môi Trường và Tài nguyên trường ĐH Nông Lâm - TP
Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Nguyễn Vinh
Quy người đã cho em những ý kiến quý báo trong chuyến thực tập, sự giúp
đỡ của thầy Nguyễn Huy Vũ người đã giúp em có được nơi thực tập.
Ban giám đốc, ban điều hành, tổ cơ điện, phòng kĩ thuật, phòng vật tư
và tập thể cô chú, anh chị trong công ty CP Thủy Sản Vinh Quang. Trong đó,
xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Trần Xuân Thanh Phong, PGĐ
công ty đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp em có được số liệu thực tập và
hiểu biết hơn về hoạt động chế biến thủy sản.
Trang 2
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
Gửi đến Cha Mẹ, lời cảm ơn chân thành và tha thiết nhất vì đã luôn


bên cạnh, ủng hộ và động viên con, giúp con có đầy đủ tinh thần và sức lực
để hoàn thành tốt chuyến thực tập này.
Xin chân thành biết ơn.
Chương 1 : MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích thực tập tốt nghiệp
Đây là đợt thực tập nhằm chuẩn bị thực hiện khoá luận tốt nghiệp, với
mục đích:
• Khảo sát thực trạng môi trường và tìm hiểu quy trình quản lý
môi trường tại công ty cổ phần Thủy Sản Vinh Quang.
Trang 4
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
• Thu thập các số liệu thực tế phục vụ cho việc thực hiện khoá
luận tốt nghiệp cuối khóa.
• Làm quen với vai trò của người kỹ sư trong việc quản lý các vấn
đề có liên quan đến môi trường nhằm củng cố kiến thức và tạo
nền tảng cho công việc trong tương lai.
1.2 Nội dung thực tập
• Khái quát về công ty cổ phần Thủy Sản Vinh Quang: vị trí địa lý,
lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức nhà máy, sản
phẩm và thị trường tiêu thụ…
• Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của công ty: dây chuyền công
nghệ, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và các nguồn tài
nguyên, các thiết bị máy móc được sử dụng trong quá trình sản
xuất….
• Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường trong quá trình
hoạt động sản xuất của công ty: môi trường nước, không khí,
chất thải rắn…
• Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty.
• Các vấn đề môi trường còn tồn tại và đề xuất giải pháp.

Trang 6
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
1.3 Địa điểm thực tập
Công ty cổ phần Thủy Sản Vinh Quang, lô 37 – 40, Khu công nghiệp
Mỹ Tho, Tiền Giang.
1.4 Thời gian thực tập
• Thời gian bắt đầu: 3/09/2013
• Thời gian kết thúc: 3/10/2013
Trang 8
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP THỦY SẢN VINH QUANG
1.5 Tổng quan về công ty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang
1.5.1 Thông tin chung
• Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang
• Tên giao dịch: VINH QUANG FISHERIES CORP
• Tên viết tắt: VQFC
• Logo:
• Trụ sở chính: Lô 37 – 40, Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang
• Điện thoại: (84.73) 3953 358
• Fax: (84.73) 3953 198
• Email:
• Vốn điều lệ: 14.900.000.000 VNĐ
Trang 10
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
• Hình thức sở hữu: Công Ty Cổ Phần

• Diện tích tổng thể: 14.700 m
2
. Diện tích nhà xưởng 8000 m
2
• Quy mô: 14.000 tấn/ năm
1.5.2 Vị trí địa lý
Công ty cổ phần Thủy Sản Vinh Quang tọa lạc tại lô 37 – 40, khu
công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Phía Bắc: giáp đường Lê Thị Hồng Gấm
Phía Nam: giáp Công ty Cổ Phần Thủy Sản Hùng Vương
Phía Đông: giáp Ngân hàng BIDV chi nhánh Tiền Giang
Phía Tây: giáp Công ty SX-TM Bao Bì Thành Thành Công
1.5.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thủy sản Vinh Quang là một doanh nghiệp cổ phần
được thành lập vào tháng 03 năm 2006. Hiện nay Công ty được công nhận
là một trong những đơn vị đứng đầu ngành thủy sản đông lạnh tại Tiền
Trang 12
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
Giang nói riêng cũng như cả nước nói chung. Nhằm mục tiêu phát triển
kinh doanh và đa dạng hóa sản xuất, Công ty đã đầu tư vào nhà xưởng, dây
chuyền cấp đông IQF hiện đại cùng các trang thiết bị chế biến nâng cao khả
năng chế biến lên 8000 tấn thành phẩm mỗi năm. Nhờ vào vị trí địa lý lý
tưởng là trung tâm của khu vực sản xuất cá tra, basa nguyên liệu, Công ty
đã cung cấp nhiều mặt hàng chất lượng tốt đến các thị trường khắp nơi trên
Thế giới.
Các quy trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP, ISO
9001:2008, ISO 22000: 2005, BRC 2005, IFS 2008, ban hành lần thứ 5 đã
được áp dụng tại các Xí nghiệp của Công ty, được EU công nhận, cấp
CODE: DL405 và tạo ra khả năng chế biến những sản phẩm với tiêu chuẩn

chất lượng cao nhất có được về an toàn vệ sinh thực phẩm, độ tươi tốt cũng
như hương vị tự nhiên của thủy sản. Hợp tác với khách hàng trong và ngoài
nước trong việc chế biến và cung cấp các mặt hàng thủy sản có giá trị gia
tăng là nguyên tắc chính yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
a) Ngành nghề chính:
 Chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu.
b) Các loại sản phẩm chính:
 Cá tra, cá Basa đông lạnh
 Cá tra, cá Basa IQF tươi.
c) Khả năng sản xuất
 Khả năng chế biến với sản lượng nguyên liệu 20.000 tấn/ năm.
 Trong những năm qua Công ty duy trì được mức tăng trưởng cao
về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu:
Trang 14
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
 Năm 2010 sản lượng nguyên liệu 11.200 tấn/ năm, kim ngạch xuất khẩu
240 tỉ VNĐ
 Năm 2011 sản lượng nguyên liệu 20.000 tấn/ năm, kim ngạch xuất khẩu
500 tỉ VNĐ.
1.5.4 Thị trường tiêu thụ
 Chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hà Lan, Mỹ, EU, Trung
Đông, Nga, Hàn Quốc…
 Thị trường nội địa đang được mở rộng.
Trang 16
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần
thủy sản Vinh Quang
1.6 Sơ đồ mặt bằng và cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 18
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần

thủy sản Vinh Quang
Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng của công ty Vinh Quang
1.6.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 2.2.1 : Sơ đồ tổ chức của công ty
Vinh Quang
Trang 20
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Vinh Quang
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
1.6.2 Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận
STT Công việc Số lượng người
1 Điều hành 4
2 Quản lý xưởng 41
3 Phòng kinh doanh 11
4 Phòng kế toán 7
5 Phòng TCHC 6
6 Phòng HACCP 6
7 Phòng cơ điện 12
8 Phòng kĩ thuật 4
Bảng 2.2.2: Bố trí nhân sự của công ty
• Giám đốc:
Giám đốc là người điều hành trực tiếp toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm
mọi mặt với nhà nước, tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty về kết quả hoạt
động sản xuất.
• Phó giám đốc tài chính :
Chịu trách nhiệm lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tài chính kế
toán. Ký các quyết định có liên quan đến công ty, quản lý tài chính như nghiên
cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng
các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo

Trang 21
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những
dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
• Phó giám đốc sản xuất:
Chịu trách nhiệm lãnh đạo phòng Cơ điện, phòng Hành chính nhân sự,
phòng HACCP, phòng Điều hành sản xuất. Phó giám đốc sản xuất phụ trách về sản
xuất của Công ty, theo dõi và giám sát quá trình sản xuất, tiếp thu ý kiến từ
bộ phận sản xuất để cải tiến quá trình sản xuất, tiến hành đổi mới công nghệ,
nâng cao năng suất.
• Phòng kế hoạch kinh doanh:
Có nhiệm vụ phụ trách công tác xuất nhập khẩu, làm tham mưu cho giám
đốc về phương hướng sản xuất kinh doanh, soạn thảo hợp đồng kinh tế, lập và
quản lý dự án đầu tư.
• Phòng tài chính kế toán:
Có nhiệm vụ tổ chức nguồn vốn cho Công ty, đảm bảo cho quá trình sản
xuất kinh doanh được liên tục và kiểm soát tài chính đối với mọi hoạt động kinh
doanh của công ty. Lập các kế hoạch thu chi tài chính, tổ chức thanh toán chi phí
theo quy định.
• Phòng điều hành sản xuất :
Có nhiệm vụ trực tiếp điều hành ca sản xuất, tổ chức sản xuất nhằm đảm
bảo sản xuất đúng tiến độ theo yêu cầu.
• Phòng HACCP
Có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm toàn công ty. Thực hiện tốt
quản lý theo tiêu chuẩn HACCP, ISO, GMP, SSOP, BRC, BAP, IFS, ASC. Kiểm
soát chất lượng của từng công đoạn, lập hồ sơ quản lý chất lượng cho sản phẩm.
Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất.
Trang 22
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản

Vinh Quang
• Phòng hành chính nhân sự :
Có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức, xem xét nhân lực, trình độ của cán bộ,
bố trí cán bộ và quản lý nhân sự của công ty. Xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực của toàn Công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ
lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng BHXH, BHYT, chi phí đồng phục,…)
• Phòng cơ điện:
Có nhiệm vụ kiểm tra mọi hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy,
vận hành, bảo trì, sửa chữa tất cả các máy móc thiết bị, hệ thống lạnh, điện, nước
khi có yêu cầu. Đảm bảo phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất.
• Các tổ chức khác:
- Tổ vệ sinh:
Có nhiệm vụ giặt ủi bảo hộ lao động, quét dọn bên trong và ngoài phân
xưởng.
- Tổ bảo vệ:
Bảo vệ và quản lý tài sản của công ty, công nhân, khách hàng và túc trực
tham gia với đội phòng cháy chữa cháy của công ty.
Thông báo đến các bộ phận khi có việc cần giải quyết hoặc giúp giải quyết
một số vấn đề cơ bản.
- Kho vật tư :Tiếp nhận và cung cấp thiết bị vật liệu, hỗ trợ cho quy trình sản xuất.
1.7 Tình hình nhân sự
Tính đến cuối năm 2010, công ty có:
- Tổng số lao động: 570 người
- Trình độ đại học: 40 người
- Trình độ trung cấp: 125 người
- Trình độ công nhân lành nghề: 405 người
Trang 23
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
Tính đến cuối năm 2011

- Tổng số lao động: 630 người
- Trình độ đại học: 40 người
- Trình độ trung cấp: 125 người
- Trình độ công nhân lành nghề: 465 người.
Tính đến tháng 9/2013
- Tổng số lao động: 719 người
- Trình độ đại học: 44 người
- Trình độ cao đẳng: 12 người
- Trình độ trung cấp: 125 người
- Trình độ công nhân lành nghề: 538 người
1.8 Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh
Tình hình sản xuất của công ty qua các năm 2010, 2011, 2012 như
sau:
Năm 2010
- Doanh thu: 216.023.753.142 đồng
- Lợi nhuận: 4.470.273.142 đồng
Năm 2011
- Doanh thu: 291.849.858.392 đồng
- Lợi nhuận: 2.821.837.659 đồng
Năm 2012
- Doanh thu: 562. 099. 437. 647 đồng
- Lợi nhuận: 5. 518.189.552 đồng
1.9 Chính sách chất lượng của công ty
Ban lãnh đạo, quản lý điều hành và sản xuất công ty Cổ phần Thủy Sản
Vinh Quang cam kết:
Trang 24
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
- Không ngừng cải tiến quản lý sản xuất và công nghệ theo yêu cầu của thị trường và
khách hàng nhằm tạo sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Luôn tạo sự hài hòa giữa nhà cung ứng, Công ty và khách hàng để cùng phát triển
bền vững.
- Cam kết ứng dụng các chính sách an sinh xã hội cho người lao động.
- Cam kết tuân thủ pháp luật và giữ gìn môi trường.
- Duy trì và luôn cải tiến hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn BAP, IFS,
BRC, HACCP,ASC ISO 22000 và ISO 9001.
Chương 3
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CỦA CÔNG
TY CP THỦY SẢN VINH QUANG
Để có thể đánh giá và hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất cũng như sử dụng tài
nguyên tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang, cần tiến hành tìm hiểu bắt đầu từ quy
trình sản xuất.
Trang 25
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
1.10 Quy trình sản xuất:
Trang 26
Sản phẩm
Nguyên liệu
Bảo quảnCân
Phân màu, phân cỡ
Quay Thuốc
Dò kim loại
Soi kí sinhĐịnh hìnhCân, rửa 3Lạng DaCân, rửa 2
Fillet
Ngâm, rửa 1
Cắt tiết
Cân, rửa 5 Cân, rửa 6 Xếp Khuôn Chờ đông Cấp đông
Tách khuôn
Bao gói

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất
Phân cỡCân, rửa 4
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
 Thuyết minh quy trình:
Cá nguyên liệu được xe vận chuyển tới buồng tiếp nhận, tại đây KCS tiến
hành kiểm tra ,sau đó công nhân bắt đầu cân và chuyển cá vào buồng, phân chia
cho các khâu sản xuất. Cá nguyên liệu thường có trọng lượng từ 350g trở lên, trung
bình là 1,1 kg.
• Cắt tiết
Đầu tiên cá sẽ được mang đến khâu cắt tiết, tại đây công nhân dùng dao cắt
tiết cá cho ra hết máu, tránh ứ đọng máu và tạo thuận lợi hơn cho quá trình fillet.
• Ngâm rửa 1
Sau khâu cắt tiết, cá được chuyển đến khâu ngâm, rửa 1, mục đích của khâu
này là làm cho máu chảy ra hết, tránh đọng lại làm đỏ thịt cá, rửa sạch máu cá và
loại vỏ tạp chất. Cá cắt tiết xong cho vào bồn nước ngâm, sau 10 -15 phút vớt cá ra
kết PE nhúng qua thau nước chứa nồng độ Chlorine 50ppm, nhúng ngập kết cá và
đảo nhẹ rồi chuyển qua công đoạn fillet.
Sau mỗi 500kg cá (hoặc khoảng 1h30’) thì thay nước, làm vệ sinh bàn, dao
cắt tiết một lần.
• Fillet
Trang 27
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
Tiếp theo khâu ngâm, rửa 1 cá được chuyển tới khâu fillet, đây là khâu công
nhân dùng dao chuyên dụng lấy hết phần thịt ở hai bên phần thân cá và loại bỏ
phần xương, đầu, nội tạng. Miếng cá Fillet xong cho vào thau nước chảy tràn dưới
vòi nước sạch để loại bỏ bớt phần máu trong cơ thịt. Đầu và xương cá sau khi fillet
được cho vào thùng chứa để vận chuyển xuống phòng phế liệu khi đầy.
• Cân, rửa 2

Cá sau fillet được đưa tới khâu cân, rửa 2 với mục đích thu hồi và tính hiệu
suất ở khâu sau, loại bỏ tạp chất, máu đông, kí sinh trùng bám trên bề mặt miếng
fillet. Cá được đựng trong thau đặt dưới vòi nước chảy nhằm làm tan máu đọng, tạp
chất. Sau đó vớt ra rổ đem cân, tiếp tục được chuyển qua bồn rửa nồng độ Chlorine
50 ppm, dùng tay đảo nhẹ, gạt bỏ tạp chất và máu còn sót lại.
• Lạng da
Công đoạn tiếp theo là lạng da cá. Miếng cá được đặt lên bàn máy lạng da,
bề mặt da hướng thẳng xuống bàn, phần đuôi cá hướng vào trục cuốn, dùng tay
vuốt nhẹ cho miếng cá thẳng, đẩy nhẹ miếng cá vào phần trục cuốn trên máy để
tách phần da. Yêu cầu đặt ra là miếng cá phải được lạng hết phần da, không phạm
thịt và miếng cá phải đẹp.
• Cân, rửa 3
Trang 28
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
Cá đã lạng da sẽ được đưa đến công đoạn cân, rửa 3 để định mức sau khi
lạng da và giúp loại bỏ mỡ cùng với một phần vi sinh vật trên cá. Nhiệt độ nước
rửa cá phải ≤ 10
0
C, có nồng độ Chlorine 50ppm.
• Định hình
Nhiệm vụ của khâu này là loại bỏ phần cơ thịt đỏ, xương, da, chỗ bầm còn
sót lại, tạo hình dáng đẹp, tăng tính cảm quan cho sản phẩm.
• Cân, rửa 4
Cân để định mức thu hồi và tính hiệu suất ở khâu sau, rửa nhằm loại bỏ tạp
chất, vi sinh vật bám trên miếng cá. Nước rửa phải sạch có nồng độ Chlorine đạt
50ppm, cứ 500kg cá thay nước rửa một lần.
• Soi kí sinh trùng
Trước và sau thao tác soi kí sinh trùng bán thành phầm phải được ướp đá để
duy trì ở nhiệt độ ≤ 10

0
C.
Kiểm tra cá, loại bỏ những miếng cá fillet bị bầm máu ( nếu có thể thì đưa
công nhân sửa lại), bị bệnh, nhiễm kí sinh trùng.
Phần cá thải bỏ được đưa đến phòng phế liệu.
• Phân cỡ
Trang 29
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
Cá được công nhân đưa lên băng chuyền phân cỡ với tốc độ đồng đều nhau,
băng chuyền sẽ được điều chỉnh phân cỡ theo yêu cầu. Phân cỡ nhằm tạo sự đồng
nhất về kích cỡ, trọng lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Cá thường được phân cỡ như sau:
3 -5 OZ: 80 -120g
5-7 OZ: 120 -170g
7-9 OZ: 170 – 220g
220 UP: trên 220g
• Cân, rửa 5
Cân để chia khối lượng theo yêu cầu của khách hàng và dễ tính trọng lượng
thuốc quay. Rửa nhằm loại bỏ tạp chất, rửa sạch phần mỡ còn sót lại và sát trùng
cho sản phẩm. Nước rửa là nước sạch ,có nồng độ Chlorine đạt 50pm và có nhiệt
độ ≤ 10
o
C
.
• Quay thuốc ( quay tăng trọng)
Mục đích của công đoạn này là làm cho cá bóng đẹp, tăng trọng lượng của
miếng cá, tăng hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Thuốc dùng để quay tăng trọng gồm: NF500, WT3, NaCl, Proxitane, N-Phos
Chuẩn bị dung dịch thuốc theo công thức

Trang 30
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
10kg NF500
10 N-Phos
1 kg Nacl
150ml WT3
200ml Proxitane
Tỷ lệ dung dịch thuốc / cá: 1/1.5
Nhiệt độ dung dịch thuốc quay ≤ 10
0
C
Tốc độ của cối quay tăng trọng: 3 vòng/phút
Thời gian quay cá phụ thuộc vào loại cá, kích cỡ và yêu cầu của khách hàng
(Mỹ 30 -45 phút, Châu Âu 60 – 90 phút).
Sau khi đã đủ thời gian cối quay sẽ báo, công nhân tiến hành đỗ cá ra kết đưa
đến máy phân cỡ.
• Phân màu, phân cỡ
Sau khi quay tăng trọng, tiến hành phân cỡ lần nữa để xác định đúng cỡ của
cá cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Mỗi cỡ cá sẽ được đựng vào các kết
khác nhau đưa đến bàn phân màu, tại bàn này công nhân sẽ quan sát phân màu từng
miếng cá, mỗi loại cá sau phân màu sẽ được đựng ở mỗi rổ riêng biệt.
Trang 31
500 lít nước
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
Rổ cá sau phân màu phải được phủ đá vảy kín.
• Cân, rửa 6
Khâu cân, rửa 6 nhằm mục đích kiểm tra trọng lượng cá sau quay thuốc, cân
theo yêu cầu khách hàng và thuận tiện cho quá trình xếp khuôn, đồng thời việc rửa

cá sẽ nhằm giúp loại bỏ tạp chất.
• Xếp khuôn
Trãi một lớp PE lên bề mặt khuôn sao cho bằng phẳng, cân đối. Xếp một lớp
cá lên tấm PE sao cho miếng cá không dính vào nhau. Mỗi cỡ cá sẽ có cách xếp
khác nhau và đặt vào khuôn phù hợp, tiếp tục trãi một tấm PE nhỏ lên trên cá, xếp
một lớp cá nữa sao các lớp cá trãi đều trên khuôn và làm tương tự cho đến khi hết
cá thì thôi.
Lớp cá cuối cùng, gấp các góc của tấm PE lại và để thẻ size vào.
• Chờ đông
Các khuôn được xếp gọn gàng ,chắc chắn theo nguyên tắc các khuôn xếp
trước cho ra trước các khuốn xếp sau. Nhiệt độ chờ đông -4
0
C -1
0
C, thời gian ≤ 4
giờ.
• Cấp đông
Trang 32
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
Công nhân xếp khuôn vào các tấm plate theo thứ tự dưới lên trên khi các tấm
plate đã đầy. Nhấn nút ben thủy lực hạ từ từ các tấm plate xuống tiếp xúc trực tiếp
với hai bề mặt khuôn, đóng cửa tủ bắt đầu cho quá trình cấp đông , nhiệt độ cấp
đông -40
0
C-35
0
C thời gian cấp đông tùy thuộc vào sản phẩm nhưng không quá
4h, nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18
0

C.
• Tách khuôn
Lấy khuôn ra khỏi sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho công đoạn tiếp theo.
Công nhân úp khuôn lại và gõ nhẹ khuôn xuống cạnh bà, block cá sẽ bị rơi ra khỏi
khuôn, các block cá này được đựng trong các rổ nhựa chuyển sang khâu bao gói.
• Bao gói
Đối với sản phẩm đông block: Cứ 2 block được bao gói trong một carton, đai
nẹp hai dây ngang, hai dây dọc hoặc trong một số trường hợp sẽ làm theo yêu cầu
cụ thể của từng khách hàng.
Đóng thùng phải đạt chất lượng theo yêu cầu và ghi đầy đủ các thông tin: tên
công ty, tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng…
• Dò kim loại
Cho từng sản phẩm qua máy dò kim loại để phát hiện và loại bỏ mảnh kim
loại có thể hiện diện trong sản phẩm.
Trang 33
Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại - Công ty Cổ phần thủy sản
Vinh Quang
• Bảo quản
Các thùng carton sau khi được đai dây xếp lên xe và chuyển đến kho lạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ kho phải ổn định : -20
0
C ± 2
0
C
Mở cửa sổ nhỏ nhanh chóng chuyển hàng vào kho và xếp trên các pallet,
chừa khoảng trống để có lối đi và xếp theo qui định. Các thùng carton chất lên
pallet nên đặt cách nhau khoảng 15cm, cách tường 40cm, cách trần 80cm. Thời
gian bảo quản không quá 24 tháng.
1.11 Thiết bị máy móc của công ty
Thiết bị chính trong sản xuất bao gồm: hệ thống tủ đông gió, băng chuyền

IQF dạng phẳng, tủ đông tiếp xúc…
Các thiết bị máy móc trong xưởng sản xuất của công ty thể hiện trong bảng
sau:
Bảng: Danh mục máy móc, thiết bị
Stt Tên thiết bị
Số
lượng
Nước sản
xuất
Công suất hoạt
động
1 Tủ đông tiếp xúc 1 1 Nhật 1000kg/ mẻ/ 3h
2
Tủ đông tiếp xúc 4 2 Nhật 1000kg/ mẻ/ 3h
3 Tủ đông tiếp xúc 8 3 Nhật 1000kg/ mẻ/ 3h
4
Băng chuyền phẳng cấp
đông IQF
5 Nhật 500kgs/giờ
Trang 34

×