TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI
CÁCH THỨC ĐỂ KHÔNG
ĐÁNH MẤT VỊ TRÍ CẤP CAO
NHẤT
Môn : NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
GVHD : TS. NGUYỄN HỮU LAM
LỚP : K19.QTKD - ĐÊM 3
NHÓM TH : 21
Tp.HCM, 06/2011
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 21
STT Họ & Tên Lớp/ Khóa
1 Hứa Thiên Nga QTKD – Đêm 3 K19
2 Vũ Thị Thanh Bình QTKD – Đêm 3 K19
3 Nguyễn Khiếu Anh QTKD – Đêm 3 K19
4 Nguyễn Thị Phương Trúc QTKD – Đêm 3 K19
5 Lương Thị Ngọc Hương QTKD – Đêm 3 K19
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
CÁCH THỨC ĐỂ KHÔNG ĐÁNH MẤT VỊ TRÍ CẤP CAO NHẤT
Lời khuyên từ một giám đốc điều hành kỳ cựu đề xuất việc thiết lập
các mối quan hệ và làm xoa dịu các cuộc xung đột trên con đường đi tới đỉnh cao sự
nghiệp của bạn.
CEO của bạn vừa bảo với bạn rằng đã có quyết định về việc chọn bạn vào vị trí
giám đốc điều hành sắp tới của công ty! Ông ta giải thích: bây giờ thì chưa được chính
thức bằng văn bản. Thông báo công khai quá sớm có thể gây sửng sốt cho các nhà điều
hành khác - những người đang cố giành vị trí đó và có thể gây ra sự xao lãng nhiệm vụ.
Quan trọng hơn nữa, nếu thông báo quá sớm, nó có thể khiến ông ta trông giống như một
người cần được giúp đỡ và tạo ra một sự nhầm lẫn về việc ai thật sự là người chịu trách
nhiệm trong công việc hiện tại.
Vị CEO mỉm cười và cam đoan với bạn rằng, “Tôi tin chắc rằng nếu anh cứ thực
hiện công việc của mình, mọi thứ sẽ tiến triển. Chúng ta sẽ có sự chuyển tiếp hoàn hảo!”.
Bạn rời cuộc họp với cảm giác tuyệt vời. Sự kế nhiệm của bạn, bạn tin rằng bây giờ nó
chỉ còn là vấn đề của thời gian.
Trong 31 năm đào tạo CEO, tôi đã từng kinh ngạc bởi số lượng “ các CEO tương
lai” kể lại cuộc nói chuyện như thế này – vẫn chưa nhận được chức vụ đó. Một trong
những công ty khách hàng của tôi, có ba giám đốc điều hành khác nhau đều tin rằng họ
đã nhận được sự đảm bảo từ CEO đương nhiệm, và mỗi người đều chắc chắn rằng anh ta
hoặc cô ta sẽ là người lãnh đạo kế tiếp của công ty. Thật là quá ngạc nhiên!. Vị CEO
đương nhiệm này sau đó kể cho tôi rằng anh ta đã bất ngờ khi thấy tất cả các ứng cử viên
đều nghĩ rằng họ sẽ có được vị trí mới.
Trong phần lớn các trường hợp nơi mà các loại thông tin sai lệch xuất hiện, thì
không có ai nói dối cả. Các CEO muốn truyền đạt một thông điệp đầy khát vọng đến
những người kế nhiệm tiềm năng đừng thật sự tin rằng các lời hứa đều được thực hiện.
Những người kế nhiệm tiềm năng hay nghe những gì họ muốn nghe và thật thà tin rằng
chức vụ bổ nhiệm của họ được thực hiện.
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
Sự thật là, từ trước đến giờ không một sự kế nhiệm nào là điều chắc chắn, thậm
chí ngay khi người điều hành hiện tại ủng hộ nhiệt tình các CEO kế nhiệm. Đoạn cuối
cuộc hành trình vẫn có thể có những mối nguy hiểm không ngờ tới, và những CEO tham
vọng có thể thấy mình đột nhiên bị loại ra khỏi cuộc đua – hoặc bị sa thải khỏi công ty.
Trong hầu hết các trường hợp tôi đã chứng kiến, điều này xảy ra do có điều gì đó sai lầm
giữa người kế nhiệm tiềm năng với một hoặc nhiều cử tri quan trọng.
Tóm lại:
Các giám đốc điều hành, người sắp tới được bổ nhiệm vào chức vụ CEO
thường thất bại trong sự đề bạt bởi vì họ quản lý không tốt các mối quan hệ với những
bên có liên quan quan trọng.
Người kế nhiệm phải được đánh giá một cách có hệ thống và đưa ra được
những nhu cầu và các lo ngại từ 6 bên liên quan: CEO đương nhiệm, các đồng nhiệm,
các cán bộ cấp dưới, khách hàng, các cổ đông, và hội đồng quản trị.
Việc quản lý tốt các mối quan hệ này làm tăng cơ hội được đề bạt của
những người kế nhiệm, cải thiện các kỹ năng lãnh đạo, và làm lợi cho toàn bộ công ty.
1. Sự hiểu biết về các bên có liên quan của bạn
Nhiều điều được viết về CEO kế nhiệm lờ đi vở kịch cá nhân bộc lộ khi tiến tới
đỉnh cao của sự lãnh đạo. Sự kế nhiệm không hoàn toàn là một quy trình hợp lý. Các
CEO, những người kế nhiệm và các bên liên quan của họ đều là con người. Tuy nhiên, rất
ít các bài báo và tài liệu thuộc chủ đề này giải quyết các vấn đề cá nhân như các mối quan
hệ, cái tôi, hoặc lòng tự ái.
Trong thực tế, quyết định kế nhiệm có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi những cảm
nghĩ và cảm xúc bên trong của các bên có liên quan cũng như những logic kinh doanh.
Sự căng thẳng trong các mối quan hệ giữa các bên liên quan và người kế nhiệm có thể
nảy sinh và nhanh chóng phá vỡ các kế hoạch kế nhiệm, và các giả định không chính xác
có thể khiến những người ra quyết định đột ngột thay đổi suy nghĩ của họ về những
người có thể dẫn dắt công ty sắp tới.
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
Có sáu bên có liên quan– hoặc nhóm các bên có liên quan - sự am hiểu của họ có
thể thay đổi quyết định kế nhiệm là: CEO đương nhiệm, những người đồng kế nhiệm, các
cán bộ dưới quyền của anh ta hoặc cô ta, các khách hàng, cổ đông, và, tất nhiên là cả hội
đồng quản trị. Lời khuyên tiếp theo có thể giúp bạn củng cố các mối quan hệ thiết yếu
với các bên liên quan này và đạt được vị trí CEO trong tương lai.
2. CEO – Giám đốc điều hành
Vào năm 1978 rất nhiều quan sát viên quan tâm đến Chủ tịch Ford Motor – Lee
Iacocca, người hiển nhiên sẽ kế nhiệm vị trí CEO mà Henry Ford II sắp để lại. Nhưng sau
đó Iacocca đã không được bổ nhiệm chức vụ đó mà thậm chí còn bị sa thải. Sau đó ông
Ford đã giải thích việc không trao cơ hội cho Iacocca bằng một câu bình luận nổi tiếng
“Đôi khi lý do chỉ là vì bạn không thích một ai đó”.
Trong quãng thời gian làm việc, tôi đã thấy việc này xảy ra nhiều lần. Nếu CEO
hiện tại không thích bạn hoặc không muốn bạn sẽ kế nhiệm công việc này thì bạn hầu
như không có cơ hội nào.
Đây chính là lý do then chốt để các ứng cử viên CEO cần duy trì sự tin tưởng và
sự hỗ trợ từ các CEO đương nhiệm. Nếu bạn không thể làm cho CEO đương nhiệm muốn
trao quyền cho bạn thì bạn nên tìm một công việc khác. Điều này tưởng chừng nghe đơn
giản nhưng tôi đã thấy rất nhiều chuyên gia đi trật đường ray sự nghiệp của họ khi phạm
phải các sai lầm ngớ ngẩn và hoàn toàn có thể tránh được, với các CEO của họ. Một ví dụ
tôi minh chứng ở đây là các chuỗi e-mail giữa một ứng viên kế nhiệm vị trí CEO và một
người bạn cùng công ty. E-mail đầu tiên của người bạn này có nội dung miêu tả chi tiết
về chủ để “Tại sao CEO hiện tại của chúng ta là một thằng ngốc”. Anh bạn kia trả lời lại
và hai bên cứ thế gửi e-mail qua lại cho nhau. Rồi một trong hai người gửi cho người kia
một mẩu chuyện cười. Anh chàng ứng viên kế nhiệm CEO nghĩ rằng ngài CEO hiện tại
sẽ thích mẩu chuyện này nên gửi nó cho ông ấy xem. Và bạn có thể đoán được điều gì
xảy ra sau đó. Ông ta xem chuỗi e-mail từ trên xuống dưới và vô tình nhìn thấy đoạn
“thằng ngốc CEO”, thế là anh chàng kế nhiệm này phải ra đi trong vòng 1 tuần.
Dù những nhận xét tế nhị của CEO đương nhiệm về quyết định sa thải ứng viên kế
nhiệm kia mang tính hằn học, hay đơn giản chỉ là anh ta không phù hợp, cũng đều có kết
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
quả như nhau. Khi ứng viên kế nhiệm đề cập quá thường xuyên đến việc “Công ty này sẽ
như thế nào khi được mình dẫn dắt” thì điều đó đồng nghĩa với việc ứng viên đã tự loại
mình khỏi cuộc đua vì nó làm cho CEO đương nhiệm nghĩ rằng ứng viên là “kẻ tự phụ”
và làm như thể đó chính là vị trí của anh ta ngay cả khi anh ta chưa được bổ nhiệm vào vị
trí đó. Là người kế nhiệm, bạn phải nỗ lực cân bằng một cách tinh tế giữa việc thể hiện sự
sẵn sàng để trở thành CEO và cho thấy lòng trung thành, sẵn lòng hỗ trợ cho “triều đại”
hiện tại. Đây chính là ranh giới then chốt phân biệt giữa một nhà lãnh đạo quyết đoán và
một ứng cử viên tự mãn.
Một ứng viên CEO dẫu có thể làm tốt mọi thứ nhưng vẫn không được chọn kế
nhiệm chỉ vì CEO đương nhiệm không bao giờ có ý định đề bạt anh ta hoặc cô ta vào vị
trí đứng đầu đó. Tôi đã thấy điều này khi tôi được yêu cầu đào tạo một CFO – Giám đốc
tài chính, để kế nhiệm cho vị trí cao nhất là CEO trong tương lai. Vị CEO đã nói với CFO
rằng anh ấy có thể trở thành một CEO mới nếu chứng tỏ được các kỹ năng cá nhân mà
anh có. CFO này cam đoan rằng tất cả các kỹ năng chuyên môn và thực tế của anh ấy -
bao gồm cả chuyên môn về marketing đều tốt cả. Tôi đã đào tạo anh CFO này trong 1
năm, và báo cáo cuối khóa đã chứng minh sự tiến bộ kinh ngạc của anh ấy về các kỹ
năng xã hội. Tuy nhiên vị CEO đương nhiệm vẫn từ chối anh ta vì ông ta cho rằng “CFO
này thiếu các kỹ năng marketing cần thiết cho yêu cầu công việc của một CEO” – các kỹ
năng marketing mà cũng chính vị CEO này công nhận rằng anh CFO kia có đầy đủ, một
năm trước đó.
Vậy có điều gì sai đã xảy ra? Chẳng qua là vị CEO hoàn toàn không có ý định đề
bạt anh CFO kia, ông ấy chỉ cần anh ta ở vị trí CFO hiện tại đó nên đã dùng “củ cà rốt”
về sự đề bạt – và các yêu cầu của khóa đào tạo, để giữ chân anh ta ở lại với tổ chức. Dĩ
nhiên là khi anh CFO kia có cải thiện các kỹ năng cá nhân của anh ấy thì vị CEO đương
nhiệm cũng sẽ nghĩ ra lý do khác để chặn bước tiến của anh ta.
Đôi khi một CEO thật sự có ý định đề cử người kế nhiệm nhưng khi tình thế buộc
phải làm vậy thì người ta cũng không thể chỉ phủi tay ra đi và để lại công việc đó được.
Rời xa tiền tài, địa vị, quyền lực và danh vọng của vị trí cao nhất là điều không hề dễ
dàng. Không chỉ các CEO bất đắc dĩ bị buộc phải trao lại đặc quyền cảm thấy như vậy,
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
họ còn băn khoăn về nguy cơ đánh mất hình ảnh và đối mặt với một tương lai ít tươi sáng
hơn. Hơn thế nữa, sự thể hiện của người kế nhiệm vẫn còn được phản ánh qua CEO đã từ
nhiệm. Nếu người kế nhiệm thất bại, CEO tiền nhiệm có thể đối mặt với cáo buộc sai lầm
vì đã tiến cử một người thay thế kém cỏi và cả nỗi đau trách nhiệm vì làm giá trị cổ phiếu
công ty mình tụt dốc. Nếu người kế nhiệm thành công và cải thiện được hoạt động của
công ty, thì CEO tiền nhiệm cũng sẽ phải đương đầu với những lời bình luận khó xử kiểu
như “Công ty hoạt động tốt hơn kể từ khi anh nghỉ hưu.” Như vậy CEO tiền nhiệm có thể
bị xem như kẻ thất bại trong bất kể tình huống nào!
Làm gì để bảo đảm bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của CEO đương nhiệm:
Khi CEO đương nhiệm chọn bạn làm người kế nhiệm, bạn phải nói chuyện thật rõ
ràng với ông ấy để xác nhận chắc chắn rằng những gì ông ấy đang nói và những
điều bạn đang nghe chính là một. Tình huống khôn khéo là lặp lại những gì bạn đã
được nghe và nói lại những điều bạn nghĩ nó sẽ là như vậy. Thường thì những gợi
ý về sự thăng tiến là không chắc chắn như bạn nghĩ.
Đánh giá xem bạn có được CEO tin cậy không. Xem lại các mâu thuẫn trong quá
khứ, suy xét lại những sự xúc phạm, hoặc những hành động sai lầm của bạn đối
với CEO đương nhiệm, xem nó có thể phá hỏng khả năng được tiến cử của bạn
hay không.
Xác định xem bạn cần phải thay đổi về phong cách cá nhân hoặc cách tiếp cận xây
dựng mối quan hệ để nhận được sự hậu thuẫn của CEO đương nhiệm như thế nào
rồi thực hiện chúng. Đừng cố giả tạo những thay đổi đó, sếp của bạn không phải là
thằng ngốc. Quan trọng nhất, chỉ ra được các điểm yếu của bạn chính là điều nên
làm cho cả bạn và công ty của bạn. Một trong những sự thất vọng khủng khiếp
nhất tôi từng nghe từ các CEO khi thảo luận về người kế nhiệm là “Nếu anh ta chỉ
thay đổi điều đó với phong cách của anh ấy, anh ấy sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn.
Tôi đã nói anh ta hết lần này đến lần khác rằng tại sao anh ta không tiếp tục làm
điều đó đi?”
Giữ khoảng cách an toàn để duy trì mối quan hệ rõ ràng một cách chính trực với
CEO. Rất nhiều bên liên quan - những người có quyền lực để thử thách bạn, họ
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
đang quan sát mối quan hệ của bạn với CEO đương nhiệm. Tỏ ra cảm thông với
các cảm xúc của người sắp ra đi, nhưng không nịnh hót hay tán dương giả tạo.
Nếu bạn còn bận tâm về các quyết định của CEO, hãy chia sẻ chúng với ông ấy
một cách riêng tư. Đừng bao giờ nói về một ai đó sau lưng anh ta. Chấm hết. Nó
không chỉ làm tổn thương mối quan hệ của bạn với người tiền nhiệm, mà còn làm
người ta mất tự tin – mà đôi khi điều này phá hỏng sự thành công trong tương lai
của chính công ty bạn.
Hãy đảm bảo rằng bạn và CEO đồng ý với nhau về cách quản lý nhân viên và chỉ
đạo thực hiện. Tôi từng thấy các ứng viên bị các CEO bị chỉ trích vì không quản lý
được các nhân viên kém cỏi, trong khi lại đối xử bất công khi sa thải những nhân
viên trung thành.
3. Các đồng nhiệm của bạn
Để đạt được chức vụ cao nhất mà không có sự ủng hộ của các đồng nghiệp sẽ rất
khó khăn. CEO đương nhiệm, hội đồng quản trị, và các bên liên quan khác sẽ theo dõi
chặt chẽ bất cứ biểu hiện nào khi các đồng nghiệp không đứng đằng sau bạn. Một vị giám
đốc điều hành đã nói thẳng thừng với người kế vị tương lai của ông ta là (người này là
khách hàng của tôi), “Nếu anh không thể xây dựng được các mối quan hệ chắc chắn với
các đồng nhiệm hiện tại, anh không thể trở thành CEO sắp tới của chúng tôi. Anh sẽ cần
sự tận tụy của họ để công ty thành công sau khi tôi từ nhiệm”
Trong trường hợp khác, tôi đã được mời để hướng dẫn các kỹ năng lãnh đạo cho
những người kế nhiệm, một quá trình phụ thuộc vào sự đánh giá của các bên liên quan.
Rõ ràng là các đồng nhiệm của ông ta đã không quan tâm giúp đỡ vị CEO tiềm năng này
trở nên tiến bộ hơn (sự thật là, họ muốn anh ta bị sa thải). Cuối cùng, vị CEO hiện tại và
hội đồng quản trị nhận ra rằng các ứng cử viên đồng nhiệm đã loại bỏ anh ta và không
bao giờ cho anh ta một cơ hội công bằng, không quan tâm anh ta làm cái gì. Ngay sau đó,
anh ta đã nhận thấy rằng từ trước đến giờ không chắc gì anh ta sẽ trở thành một CEO
tương lai.
Việc thiết lập các mối quan hệ với các đồng nhiệm khi bạn là nguời kế nhiệm
chính thức là hành động điều chỉnh nguy hiểm. Nếu bạn khá quyết đoán, bạn có thể được
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
xem như là tự đề cao hoặc kiêu ngạo. Nếu bạn không có đủ sự quyết đoán, bạn có thể
được xem như là còn thiếu các kỹ năng lãnh đạo cần thiết để điều hành công ty. Thậm chí
sự nhận thức có thể làm xói mòn các cơ hội thành công của bạn. Hãy nhớ rằng trong khi
bạn muốn cư xử giống như một CEO thành công bằng cách chứng minh tính chuyên
nghiệp, khả năng lãnh đạo và kiến thức chuyên môn về kinh doanh, bạn không được hành
động cứ như thể bạn đã là một CEO, ví dụ như, ra lệnh cho các đồng nhiệm của bạn.
Điều này xem ra có vẻ quá hiển nhiên, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên tôi thường thấy những
người kế nhiệm hay phạm phải những lỗi này.
Một trong những yếu tố làm phức tạp trong mối quan hệ của bạn với các đồng
nhiệm là nhiều người trong số họ tin rằng họ cũng có được vị trí CEO trong tương lai.
Trong những trường hợp đặc biệt, họ có thể làm bất cứ điều gì để phá hoại các cơ hội kế
nhiệm của bạn. Nếu bạn nghĩ điều này sẽ xảy ra, đừng hạ thấp trình độ của họ. Hãy đi
trên con đường chính nghĩa và chỉ tập trung làm những việc cần thiết cho công ty. Về lâu
dài, uy tín của bạn sẽ tăng lên cùng với hiệu quả làm việc của bạn trong tổ chức trong khi
các hành vi phá hoại cuối cùng sẽ trở nên rõ ràng và làm suy yếu họ.
Những gợi ý đảm bảo bạn nhận được sự trợ giúp của các đồng nhiệm:
- Hãy tập trung sự chú ý đặc biệt vào việc xây dựng hoặc củng cố các mối quan hệ
cá nhân với họ, nhất là những người mà bạn muốn giữ họ ở lại công ty. Ví dụ như,
nếu trưởng một phòng ban nào đó nắm các mối quan hệ khách hàng then chốt của
công ty, các đối thủ cạnh tranh có thể cố gắng để có được anh ta khi bạn được đề
bạt. Hãy tìm ra điều gì là quan trọng đối với anh ta và tìm cách giữ anh ta lại –
trước khi quyết định bổ nhiệm được thông báo. Tranh thủ được sự giúp đỡ của các
CEO đương nhiệm trong việc tìm kiếm sự cân bằng chính xác giữa việc quá tự đề
cao bản thân và không đáp ứng được khả năng lãnh đạo. Chắc chắn bạn sẽ có
nhiều xung đột với vài đồng nhiệm trong quá trình chạy đua vào vị trí lãnh đạo, để
chắc chắn là bạn chiến thắng trong cuộc chiến quan trọng – đừng nghĩ đến những
người không xứng đáng để giành chiến thắng.
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
- Hỏi ý kiến các đồng nhiệm về việc bạn có thể trở thành những đối thủ giỏi. Ghi
nhận những đề xuất của họ, và sau đó theo dõi cùng với họ sự tiến bộ của bạn
trong việc thực hiện các khuyến nghị của họ.
- Tránh xa sự tranh đua hoặc những lời bình luận tiêu cực về các đồng nhiệm của
bạn, thậm chí nếu họ đưa ra những lời bình luận tương tự về bạn. Cuối cùng
những hành vi bất thường như vậy khiến cho thủ phạm gặp hại nhiều hơn lợi.
Sáu lý do tại sao các ứng cử kế nhiệm CEO không được đề bạt – bất chấp những cố
gắng tốt nhất của họ.
1. Người kế nhiệm tiềm năng và sự truyền đạt tồi của CEO đương nhiệm. Người
điều hành cho rằng CEO chọn anh ta làm người kế nhiệm thực ra không bao giờ
có được vị trí đó. Anh ta nghe những điều anh ta muốn nghe.
2. CEO và sự truyền đạt tồi của hội đồng quản trị. CEO cho rằng mình nhận được
sự ủng hộ của hội đồng quản trị trong việc chọn lựa người kế nhiệm, nhưng hội
đồng quản trị không bao giờ thật sự bằng lòng với sự lựa chọn. Cô ta nghe
những điều cô muốn nghe.
3. Các CEO quyết định ở lại. Khi đến thời hạn chuyển giao, CEO nhận ra là anh ta
không muốn từ bỏ chức vụ đó và kết luận là người kế nhiệm chưa sẵn sàng – bất
kể những gì người kế nhiệm đã làm.
4. Hội đồng quản trị tín nhiệm người ngoài công ty. Cho dù hội đồng quản trị
nghĩ rằng người kế nhiệm tiềm năng là sự lựa chọn tốt nhất và có ý định đề bạt
anh ta, các thành viên lại tín nhiệm ứng cử viên bên ngoài công ty và đề bạt cô ta
vào chức vụ đó.
5. Một thành viên hội đồng quản trị nắm giữ vị trí đó. Người kế nhiệm tiềm năng
bị loại khỏi cuộc hành trình bởi một thành viên hội đồng quản trị nắm giữ được
chức vụ đó.
6. Các biểu hiện của công ty. Các sự kiện bên ngoài hoặc các sai lầm nội bộ (kể cả
các vụ tai tiếng) đưa tin lợi dụng về sự tuột dốc hoặc các vết nhơ khác của công
ty. Không một ai trong nội bộ công ty được đề bạt trong những hoàn cảnh này
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
4. Nhân viên dưới quyền của bạn
Các phản hồi về khả năng lãnh đạo mà bạn (và CEO của bạn) nhận được từ các
nhân viên dưới quyền của mình có thể là một yếu tố dự báo xuất sắc về khả năng dẫn dắt
công ty của bạn. Phản hồi không tốt từ một nhân viên dưới quyền có thể phá hoại một vị
trí kế nhiệm tất yếu, cũng giống như các phản hồi không tốt từ đồng nghiệp ngang cấp.
Lấy trường hợp của một chủ tịch bộ phận và là CEO tiềm năng mà tôi đã được yêu cầu
hướng dẫn. Nhân viên dưới quyền của anh ta đã kết luận rằng anh không có khả năng ra
quyết định rõ ràng và đề ra hướng đi chiến lược cho bộ phận của mình. CEO hiện nay đã
từng giữ vị trí chủ tịch bộ phận này và vẫn còn giữ quan hệ gần gũi với các nhân viên
dưới quyền của anh chàng kế nhiệm tiềm năng. Họ thường nói chuyện với ông giám đốc
điều hành và thể hiện sự không hài lòng đối với khả năng lãnh đạo của anh chàng chủ
tịch. Bất chấp những nỗ lực của tôi ở cương vị hướng dẫn - và nỗ lực của anh chàng chủ
tịch để thay đổi hành vi của mình, tôi đã bị sa thải, và anh ta bị giáng chức. Cho dù những
nhân viên dưới quyền thật sự là đúng hay sai thì cũng không có nhiều ý nghĩa. Vấn đề là
CEO tôn trọng ý kiến những người này, và anh chàng chủ tịch đã không thể thuyết phục
họ rằng anh ta có thể làm một người lãnh đạo hiệu quả.
Một người bạn tốt đồng thời là cố vấn của tôi, chuyên gia về khả năng lãnh đạo
Paul Hersey, đã dạy tôi rằng "khả năng lãnh đạo không phải là làm vừa lòng số đông."
Đôi khi như là một CEO tiềm năng bạn sẽ được yêu cầu để ra những quyết định khó khăn
mà các giám đốc điều hành hiện tại không muốn thực hiện - ví dụ như thắt chặt ngân
sách, cắt giảm nhân viên, hoặc kết thúc các dự án. Cuối cùng, bạn cần phải làm những gì
là đúng cho công ty và khách hàng, cho dù phải động đến quyền lợi của ai đó (hoặc tệ
hơn). Nhưng mặt khác, một người bạn tốt đồng thời là đồng nghiệp của tôi Jim Kouzes,
cũng là một chuyên gia về khả năng lãnh đạo, đã lưu ý rằng "khả năng lãnh đạo không
phải là làm vừa lòng thiểu số." Nếu bạn muốn được ngồi vào ghế CEO, bạn phải chứng
minh rằng bạn có thể làm được việc mà vẫn xây dựng và duy trì được quan hệ tốt với các
nhân viên dưới quyền. Một lần nữa, điều này đòi hỏi một sự tinh tế: Nếu bạn tập trung
quá nhiều vào việc nhân viên dưới quyền có thích mình không, kết quả là bạn sẽ thiếu
quyết đoán. Nếu bạn quá bảo thủ, bạn sẽ bị đánh giá là độc đoán và thiếu tôn trọng. Điều
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
quan trọng là để đạt được sự cam kết của các nhân viên dưới quyền bằng cách hỏi ý kiến
của họ và cho họ tham gia vào các quyết định bất cứ khi nào có thể.
Để giúp đảm bảo rằng bạn có sự hỗ trợ của các nhân viên dưới quyền:
- Lấy phản hồi kín, toàn diện bao gồm cả nhận xét từ các nhân viên dưới quyền.
Xây dựng dựa trên các điểm mạnh của bạn, xác định cơ hội cải tiến, và thường
xuyên theo dõi các nhân viên dưới quyền để đảm bảo tiến độ. Theo một nghiên
cứu trên hơn 86.000 người từ tám công ty khác nhau, đối tác nghiên cứu của tôi,
Howard Morgan, và tôi thấy rằng thông tin phản hồi kín - kết hợp quá trình theo
dõi nghiêm ngặt - sẽ làm tăng đáng kể cảm nhận của nhân viên dưới quyền về khả
năng lãnh đạo của người điều hành.
- Làm việc với CEO hiện tại để xác lập sự cân bằng giữa việc yêu cầu gì từ nhân
viên dưới quyền và cũng cho họ sự tôn trọng, đặc biệt là trong tình hình thay đổi
hoàn toàn. Điều này có thể tăng cường mối quan hệ của bạn với cả nhân viên dưới
quyền và CEO. Hãy đề nghị bộ phận nhân sự giúp bạn bằng cách chia sẻ với bạn
những gì họ biết về tính nhạy cảm của từng giám đốc điều hành.
- Một số nhân viên dưới quyền có thể có mối quan hệ cá nhân với CEO và có thể
thảo luận về cách làm việc của bạn. Đừng cố trở nên phòng thủ hoặc cố gắng cách
ly CEO khỏi những lời chỉ trích về bạn. Làm như vậy có thể bào mòn mối quan hệ
của bạn với cả nhân viên dưới quyền và CEO. Thay vào đó, hãy cố gắng thay đổi
hành vi mà nhân viên dưới quyền của bạn đang không hài lòng.
- Không bao giờ nhận xét tiêu cực hoặc không thích hợp về những bên có liên quan
chính yếu trước mặt nhân viên dưới quyền. Hành động đó sẽ làm cho họ tự hỏi
những gì bạn nói về họ sau lưng mình, làm xói mòn lòng tin của họ.
- Khi bạn và CEO đồng ý về bất kỳ động thái tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nhân
viên dưới quyền, hãy thể hiện là bạn ủng hộ quyết định này. Đừng bao giờ nói,
"CEO bắt tôi làm việc này." Biểu hiện né tránh trách nhiệm sẽ làm giảm cả lòng
trung thành và khả năng lãnh đạo. Nếu bạn không đồng ý với động thái đó, hãy
nói chuyện mặt đối mặt với CEO và trình bày trường hợp của bạn. Nhưng sau khi
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
quyết định cuối cùng đã được đưa ra, bạn phải chịu trách nhiệm thực hiện và thể
hiện sự thống nhất với CEO.
Phản hồi không tốt từ một nhân viên dưới quyền có thể phá hoại một vị trí kế
nhiệm tất yếu, cũng giống như các phản hồi không tốt từ đồng nghiệp ngang cấp.
5. Khách hàng chính
Có thể có sự hỗ trợ của CEO, các đồng nghiệp và các nhân viên dưới quyền và có
thể vẫn bị các khách hàng chủ chốt bác bỏ như điều tôi đã nhìn thấy tại một công ty sản
xuất – nhà cung cấp chính cho ngành công nghiệp quốc phòng. Cách đây nhiều năm,
người kế nghiệp tiềm năng cho các CEO là một người bán hàng trẻ, trước đó anh ta là
một viên chức cấp dưới. Bây giờ cũng viên chức đó nhưng anh ta đã là một khách hàng
quan trọng. Viên chức này đã làm cho các bạn của anh ta hiểu rõ rằng nếu một CEO tiềm
năng trở thành CEO thật sự, anh ta sẽ tiếp tục làm việc với công ty. Các ứng cử viên kế
nhiệm đã không có được vị trí. Mặc dù có thể đã quá muộn cho người kế nhiệm để phục
hồi các mối quan hệ với khách hàng, nhưng đối với các nhà điều hành khác thường có
thời gian trong quá trình kế nhiệm để hàn gắn mối quan hệ này.
Nếu khách hàng của công ty bạn chủ yếu là giao dịch, mua sản phẩm và dịch vụ,
nhưng lại ít quan tâm đến mối quan hệ đang tiến triển thì họ chắc chắn không có ảnh
hưởng nhiều đến việc chạy đua cho vị trí CEO của bạn. Tuy nhiên, nếu công ty của bạn
có mối quan hệ chủ chốt với khách hàng người mà tạo ra doanh thu cho công ty thì ý kiến
của khách hàng có thể là một yếu tố quan trọng trong việc bạn có được thăng tiến hay
không. Ví dụ, nhiều ngân hàng và các công ty dịch vụ tài chính có các khách hàng là các
giám đốc điều hành thì lại muốn làm việc trực tiếp với các CEO của ngân hàng. Thông
qua vòng tròn xã hội và kinh doanh, các khách hàng này thường có mối quan hệ với các
thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng. Việc xây dựng mối quan hệ với họ trước khi
trở thành ứng cử viên CEO sẽ giúp cho việc đạt được vị trí đó thành công.
Để đảm bảo rằng bạn có được sự hỗ trợ của các khách hàng chủ chốt:
Hãy làm việc với CEO để nhận dạng các mối quan hệ khách hàng quan trọng nhất
mà có liên quan đến các nhà điều hành cấp cao và biết họ càng sớm càng tốt.
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
Không tranh luận các vấn đề kinh doanh ngay với họ mà hãy xây dựng mối quan
hệ cá nhân với họ theo một cách khác
Xác định những khách hàng nào có mối quan hệ thân thiết với các thành viên hội
đồng quản trị. Hãy làm việc với CEO để hiểu các mối quan hệ đó và vai trò của
CEO trong mỗi người.
Hãy thảo luận với CEO về sự cân bằng giữa sự thỏa mãn khách hàng và nhu cầu
kinh doanh. Trong vài trường hợp (như định giá) việc đưa ra quyết định rất khó
khăn vì nó làm cho khách hàng không hài lòng
Khi bạn đưa ra quyết định mà nó không đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng
nhưng lại tốt cho công ty, hãy giải thích nguyên nhân với khách hàng
6. Nhà phân tích và các cổ đông
Nếu các nhà phân tích tin rằng một CEO tiềm năng đã lừa dối họ thì ông ta hoặc
bà ta có thể không bao giờ vượt qua được sự kỳ thị đó. Hãy xem xét trường hợp này: một
CEO tương lai của công ty khách hàng là giám đốc của bộ phận lớn nhất trong doanh
nghiệp. Ông đã thực hiện một cam kết với CEO hiện tai về việc xem xét thị phần tương
lai cho đơn vị của ông. Thật ngẫu nhiên, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của công ty đã đưa
ra một sản phẩm hấp dẫn hơn với một cái giá rẻ hơn mà chính điều này đã làm giảm đi
thị phần của công ty. Hơn là thừa nhận lỗi trong dự báo thì vị giám đốc này đã cam đoan
với CEO rằng đội của ông sẽ mang doanh thu về cho công ty. CEO đã đưa dự báo này
cho các nhà phân tích và các nhà phân tích chia sẽ dự báo này cho giới báo chí kinh
doanh. Khi đơn vị mất đi khoản lợi nhuận khổng lồ thì không chỉ niềm tin của các nhà
phân tích về vị giám đốc này tan biến mà ngay cả giới báo chí cũng lao vào tìm hiểu sự
trái ngược giữa dự báo và các kết quả thực tế. Qua đó cho thấy cả CEO và vị giám đốc đã
thiếu mối liên hệ với nhau. Danh tiếng của vị giám đốc lu mờ, ông ta rời khỏi công ty và
sau đó hội đồng quản trị đã sa thải CEO.
Nếu vị giám đốc thẳng thắn trao đổi ý kiến với CEO về các vấn đề làm sao có thể
đạt được các con số đưa ra thì cả hai đã có thể làm việc cùng nhau để truyền đạt các kế
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
hoạch và chiến lược đã được sửa đổi cho các nhà phân tích. Và khi đó họ sẽ dành được
niềm tin và sự tin tưởng của các nhà phân tích và có thể giữ được nguyên nhóm lãnh đạo
của công ty.
Các cổ đông hoạt động chính cũng có thể ảnh hưởng đến hội đồng quản trị trong
việc lựa chọn CEO. Điều này đặc biệt đúng nếu công ty đang ở trong giai đoạn khó khăn
và giá cổ phiếu giảm. CalPERS và các nhóm cổ đông chính khác đang ngày càng trở nên
năng động trong vai trò nhà đầu tư và họ cũng biết cách tạo áp lực lên hội đồng trong các
quyết định về lãnh đạo. Việc CalPERS đã rất điêu luyện trong việc buộc Richard Grasso
ra khỏi chứng khoán New York là một ví dụ.
Để đảm bảo rằng bạn có được sự ủng hộ của các nhà phân tích và các cổ đông:
Đừng coi khinh các đồng nghiệp những người mà có thể cho bạn biết các kết quả
mà bạn đang hứa hẹn có thể không đạt được. Hãy tự hỏi rằng bạn có đủ tự tin để
đạt được những dự báo mà mình đã đưa ra cho các nhà phân tích, các cổ đông
hoặc giới báo chí hay không.
Hãy đưa ra các kế hoạch (projections) có tính trung thực và phải thận trọng. Một
lỗi lầm lớn có thể làm mất đi cơ hội thành công của bạn.
Nếu công ty của bạn có các cổ đông là cá nhân mà những người này chiếm một tỷ
lệ phần trăm về cổ phiếu lớn thì hãy nhận biết họ và làm việc để thu hút (address)
sự quan tâm của họ.
Hãy làm việc với CEO để chuẩn bị và quản lý những điều không được mong đợi
trong các buổi họp cổ đông. Một nhà điều hành buộc phải ngừng diễn thuyết đột
ngột một phần là do một cổ đông hơi lập dị với việc sở hữu số cổ phần tối thiểu đã
thành công trong việc làm cho ông ta trông giống một kẻ ngốc tại sự kiện cổ đông
lớn.
7. Hội đồng quản trị
Vào cuối ngày, lá phiếu cuối cùng về việc lựa chọn Giám đốc điều hành đã được
thực hiện bởi hội đồng quản trị. Một số người kế nhiệm tiềm năng không bao giờ có được
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
sự lựa chọn và họ không khéo léo giữ được các mối quan hệ với các thành viên trong hội
đồng quản trị như là đối với những người có liên quan khác. Thật là sai lầm lớn!
Thành viên hội đồng có ít nhiều nhân lực hơn so với bất kỳ ai khác. Một CEO
tiềm năng là một khách hàng của tôi đã có một vụ tranh cãi nảy lửa duy nhất với một vài
thành viên hội đồng quản trị-và từ đó đã được xem là cứng đầu và không nhạy cảm. Mặc
dù vị Giám đốc điều hành này đã làm việc chăm chỉ để cải thiện hành vi cá nhân của
mình - và không còn vấn đề nào nữa với hội đồng quản trị - nhưng một năm sau đó một
vài thành viên trong hội đồng vẫn nhắc lại sự bất hòa này như là một bằng chứng cho
thấy vị lãnh đạo này có thể không có đủ khả năng để trở thành một CEO. Điều này đã
làm cho ông ta suýt mất đi vị trí CEO tuy nhiên cuối cùng ông cũng đã đạt được vị trí đó.
Thậm chí nếu bạn có mắc phải các sai lầm với một hoặc vài thành viên trong hội
đồng quản trị qua nhiều năm thì bạn vẫn có thể vượt qua các sai lầm này như những gì
mà vị lãnh đạo trên đã làm. Vấn đề là phải biết được hội đồng quản trị ấn tượng gì về
bạn, điều gì làm cho từng cá nhân trong hội đồng quan tâm đến bạn và thậm chí phải biết
từng cá nhân đó thích truyền đạt về điều gì hơn. Khi đã nắm được những điều này, bạn có
thể tương tác với hội đồng để truyền tải được hiệu quả thế mạnh của mình. Ví dụ như một
giám đốc điều hành kế nhiệm đã học cách để cho một giám đốc tài chính theo hướng giải
thích chi tiết của các con số trước cuộc họp hội đồng quản trị, trong khi cho một giám
đốc nhân sự, tập trung giải thích chi tiết của chiến lược để phát triển con người. Bạn cũng
có thể chống đỡ sự suy yếu về nhận thức và nếu cần thiết bạn nên cố gắng sửa chữa thiệt
hại từ những sai lầm trong quá khứ.
Sự mong đợi từ những va chạm tiềm ẩn giữa các bên liên quan có lẽ là mối nguy
hiểm lớn nhất trong mối quan hệ của người thừa kế với các thành viên hội đồng quản trị.
Ví dụ như Hội đồng quản trị có lẽ đang tìm kiếm một tác nhân thay đổi, trong khi các
đồng nghiệp và các nhân viên dưới quyền không muốn có một CEO phá vỡ đi tình trạng
hiện tại của họ. Theo kinh nghiệm của tôi, một trong những sai lầm lớn nhất mà một
CEO tiềm năng có thể mắc phải là kể những câu chuyện khác nhau cho các bên có liên
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
quan khác nhau. Đây là ví dụ của một CEO được bầu chọn đã quản lý một tình huống
khó khăn tiềm ẩn ở cấp hội đồng quản trị theo một cách hiệu quả: Ông đã quyết định rằng
thay đổi một dòng sản phẩm nào đó là cần thiết cho tương lai của công ty - mặc dù thay
đổi này sẽ rất tốn kém cho một thành viên hội đồng quản trị hiện tại, cũng là một vị
khách hàng then chốt trước đây. Các ứng cử viên biết rằng việc thúc đẩy thông qua sự
thay đổi có thể đe dọa đến sự kế nhiệm của mình nhưng đã được làm việc với vị trí CEO
hiện tại để truyền đạt rõ ràng các lý do đằng sau quyết định bầu chọn mà các thành viên
hội đồng quản trị quan tâm - thậm chí vị giám đốc này có thể bị miễn chọn vì các cuộc
xung đột lợi ích tiềm ấn. Các thành viên hội đồng quản trị ở trên xa lộ cao, đánh giá ứng
cử viên bằng sự can đảm để làm những gì là đúng cho công ty thậm chí nó đã nguy hại
đến sự thăng tiến của ông ta. Người kế nhiệm được chỉ định trở thành Giám đốc điều
hành.
Để giúp đảm bảo rằng bạn có sự hỗ trợ của các thành viên hội đồng quản trị:
Nói chuyện với các CEO về quan điểm của các thành viên hội đồng quản trị về
bạn. Cần học hỏi nếu có những lĩnh vực mà các giám đốc tin rằng bạn cần phải cải
thiện. Làm việc với CEO để giúp thay đổi quan điểm của họ nếu cần thiết.
Xem lại các mối liên hệ mà các thành viên hội đồng quản trị có với các bên có liên
quan khác của bạn. Nếu có bên nào có đủ tầm ảnh hưởng tới các thành viên hội
đồng quản trị và không muốn bạn có được vị trí công việc đó, sư thăng tiến của
bạn có thể bị dừng lại. Nếu bạn đã từng bị nghi ngờ về sự thành công trong việc
cải thiện mối quan hệ với các bên có liên quan then chốt, hãy làm việc với các
CEO để đảm bảo rằng những thay đổi tích cực được truyền đạt đến hội đồng quản
trị.
Yêu cầu Giám đốc điều hành để giúp bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình trước hội
đồng quản trị. Giả sử rằng các CEO muốn bạn có được công việc, họ có thể cung
cấp những lời khuyên tốt nhất làm thế nào để đáp ứng mong đợi của hội đồng
quản trị.
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
Thấu hiểu dù hội đồng quản trị đang tìm kiếm một tác nhân thay đổi ở một CEO
mới, một giám đốc điều hành sẽ thực hiện các chiến lược hiện tại, hoặc vài thứ gì
đó ở giữa các bên. Làm việc với các CEO hiện tại để xác định cách tốt nhất để có
được cái nhìn nhận sâu sắc này. Hãy chắc chắn rằng tầm nhìn chiến lược mà bạn
truyền đạt đáp ứng được kỳ vọng của hội đồng quản trị nhưng không làm giảm
tầm nhìn của các CEO hiện tại.
Quan điểm trong thực tế:
Nhà đào tạo CEO kỳ cựu Marshall Goldsmith nói: các cấp dưới của bạn có thể làm bạn
không thể trở thành một CEO mới, điều cũng sẽ xảy ra tương tự với các đồng sự của bạn
hay CEO hiện tại. Là người kế vị, bạn phải giành được sự ủng hộ từ những người này và
những người góp vốn có ảnh hưởng quyết định đến việc bạn có được đề bạt hay không.
Xây dựng một mối quan hệ tốt…
Với chính CEO: người có thể xác nhận một cách chính thức về dự định tiến cử
bạn. Thường thì những gì CEO nói về khả năng đề bạt và những gì mà người kế vị
nghe được là khác nhau. Phải xác định rõ một khi CEO muốn bạn thay đổi phong
cách cá nhân hay phương pháp quản lý, và thực hiện những thay đổi cần thiết.
Phải chắc chắn về điều này.
Với các đồng sự: không quá quyết liệt nhưng cũng không quá thụ động trong các
mối quan hệ. Bạn muốn thể hiện như một CEO tài giỏi với phẩm chất chuyên môn
của bạn nhưng không được làm quá như thể bạn chính là CEO rồi – ví dụ như đòi
hỏi các đồng sự của bạn làm theo ý bạn. Hãy hỏi họ làm thế nào để bạn trở thành
một thành viên của nhóm “thiện chiến”, thực hiện những đề nghị của họ và kiểm
tra lại với họ để đánh giá quá trình thực hiện của bạn.
Với các cấp dưới: tiếp nhận các phản hồi 360 độ với đầy đủ thông tin. Bạn hãy
dựa vào các thế mạnh của mình, nhận định cơ hội phát triển, và xem các thông tin
phản hồi nhằm bảo đảm bạn thực hiện đúng tiến độ. Hãy làm việc với CEO đương
nhiệm để cố gắng cân bằng giữa việc được yêu cầu và được tôn trọng của cấp dưới
của bạn.
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
Với khách hàng: làm việc với CEO để nhận dạng các mối quan hệ với khách
hàng quan trọng, các nhà quản lý cấp cao. Phải hiểu rõ những người này ở góc độ
cá nhân.
Với các nhà phân tích và các cổ đông: cung cấp thông tin trung thực, thận trọng
về dự báo kết quả kinh doanh. Một phỏng đoán sai lầm có thể phá hỏng cơ hội
thành công của bạn. Nếu bạn không thể thực hiện được lời hứa đúng hạn thì hãy
thông báo về sự trì hoãn càng sớm càng tốt.
Với Hội đồng quản trị: yêu cầu CEO giúp bạn xác định những lĩnh vực mà
HĐQT mong đợi bạn sẽ cải thiện và thực hiện những sự thay đổi để đạt được điều
đó. Xem lại mối liên hệ giữa các thành viên HĐQT với các người góp vốn khác
của bạn, để đảm bảo bạn có mối quan hệ tốt với những người góp vốn đó. Cuối
cùng, hãy chắc chắn rằng tầm nhìn chiến lược mà bạn muốn truyền đạt phải phù
hợp với mong đợi của HĐQT.
8. Làm điều gì là đúng
Một trong những gia sản lớn nhất của 500 CEO mà tôi đã gặp, người được coi là
lãnh đạo hàng đầu trong ngành công nghiệp của cô ấy, đã thảo luận về tầm quan trọng
của mối quan hệ giữa các bên liên quan then chốt với người kế nhiệm tiềm năng của
mình. Khi cô ta đưa một số thông tin phản hồi tiêu cực mà cô nhận được ở hành vi của
anh ta, người kế nhiệm đã hơi khó chịu và lầm bầm, "Có phải sự huấn luyện này có nghĩa
là tôi phải để ý tất cả mọi thứ mà tôi nói trong mỗi cuộc họp, cho phần còn lại trong sự
nghiệp của tôi?"
CEO mỉm cười mệt mỏi và trả lời, "Chào mừng đến với thế giới của tôi. Nếu anh
từng muốn trở thành CEO, anh phải tập làm quen với nó"
Theo sau những lời đề nghị được trình bày trong bài viết này đòi hỏi rất nhiều
công việc. Như các nhà lãnh đạo khôn ngoan trong giai thoại này lưu ý, nếu bạn đã từng
muốn trở thành một CEO, bạn phải tập làm quen với nó. Các CEO vĩ đại nhất là những
người tiếp tục xây dựng và duy trì sự hỗ trợ trong số tất cả các bên có liên quan then chốt.
17
Cách thức để không đánh mất vị trí cấp cao nhất Nhm 21
Luyện tập cách hành xử này trước khi bạn có được công việc sẽ chỉ giúp bạn sau khi bạn
có được công việc
Cuối cùng, bạn nên làm tất cả công việc này không chỉ bởi vì nó sẽ giúp đỡ cho sự
nghiệp của bạn, nhưng bởi vì đó là điều đúng phải làm. Những nỗ lực bạn sử dụng cho
việc xây dựng các mối quan hệ sẽ làm cho bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn và là
một người tốt hơn - và nó tốt cho bạn và tốt cho công ty, cho dù bạn có trở thành CEO
hay không.
Marshall Goldsmith () là một Giám đốc sở giáo
dục và huấn luyện viên đã làm việc với hơn 100 CEO và đội ngũ của họ quản lý. Ông đã
viết hay chỉnh sửa 22 cuốn sách, trong đó có cuốn sách “What got you here won’t get you
there” (Hyperion, 2007). Cuốn sách tiếp theo của ông: Succession: Are you ready?, sẽ
được xuất bản bởi Harvard Business Press trong tháng 02 năm 2009