Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
Tuần 1
Ngày soạn: 11/8/2012
Thứ hai, ngày 13 tháng 8 năm 2012
Khoa học
Lớp 4A + 4B
Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống của mình .
- Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để
duy trì sự sống của mình . Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con
người mới cần trong cuộc sống .
- Có ý thức giữ gìn sức khỏe bằng cách đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết cho đời
sống của mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 4 , 5 SGK .
- Phiếu học tập theo nhóm .
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Đây là một phân môn mới có tên là
khoa học với nhiều chủ đề khác nhau.
Mỗi chủ đề sẽ mang lại cho các em những
kiến thức quý báu về cuộc sống.
-Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên
các chủ đề.
-Bài học đầu tiên mà các em học hôm
nay có tên là “Con người cần gì để
sống ?” nằm trong chủ đề “Con người và
sức khoẻ”. Các em cùng học bài để hiểu
thêm về cuộc sống của mình.
* Hoạt động 1: Con người cần gì để
sống ?
ªMục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các
em cần có cho cuộc sống của mình.
ª Cách tiến hành:
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận
nhóm theo các bước:
-Chia lớp thánh các nhóm, mỗi nhóm
khoảng 4 đến 6 HS.
-Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả
lời câu hỏi: “Con người cần những gì để
-1 HS đọc tên các chủ đề.
-HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký
để tiến hành thảo luận.
-Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
1
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời
vào giấy.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận,
ghi những ý kiến không trùng lặp lên
bảng.
-Nhận xét kết quả thảo luận của các
nhóm.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả
lớp.
-Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt
mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì
thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời
gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều
nhất.
-Em có cảm giác thế nào ? Em có thể
nhịn thở lâu hơn được nữa không ?
* Kết luận: Như vậy chúng ta không thể
nhịn thở được quá 3 phút.
-Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm
thấy thế nào ?
-Nếu hằng ngày chúng ta không được sự
quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra
sau ?
* GV gợi ý kết luận: Để sống và phát
triển con người cần:
-Những điều kiện vật chất như: Không
khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ
dùng trong gia đình, các phương tiện đi
lại, …
-Những điều kiện tinh thần văn hoá xã
hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng
xóm, các phương tiện học tập, vui chơi,
giải trí, …
* Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho
sự sống mà chỉ có con người cần.
ª Mục tiêu: HS phân biệt được những
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Ví dụ:
+Con người cần phải có: Không khí để thở,
thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn,
ghế, giường, xe cộ, ti vi, …
+Con người cần được đi học để có hiểu biết,
chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc,
…
+Con người cần có tình cảm với những
người xung quanh như trong: gia đình, bạn
bè, làng xóm, …
-Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho
nhau.
-Làm theo yêu cầu của GV.
-Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở
hơn được nữa.
-HS Lắng nghe.
-Em cảm thấy đói khác và mệt.
-Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.
-Lắng nghe.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
2
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
yếu tố mà con người cũng như những sinh
vật khác cần để duy trì sự sống của mình
với những yếu tố mà chỉ có con người
mới cần.
ª Cách tiến hành:
§ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các
hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.
-Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc
sống hằng ngày của mình ?
-GV chuyển ý: Để biết con người và các
sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống
của mình các em cùng thảo luận và điền
vào phiếu.
§ Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm
nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát biểu
cho từng nhóm.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học
tập.
-Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành
vào bảng.
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung
để hoàn thành phiếu chính xác nhất.
-Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang
3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập.
-Hỏi: Giống như động vật và thực vật,
con người cần gì để duy trì sự sống ?
-Hơn hẳn động vật và thực vật con
người cần gì để sống ?
*GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà
cả động vật và thực vật đều cần như:
Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con
người còn cần các điều kiện về tinh thần,
văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác
như: Nhà ở, bệnh viện, trường học,
phương tiện giao thông, …
* Hoạt động 3 : Trò chơi: “Cuộc hành
trình đến hành tinh khác”
ªMục tiêu: Củng cố những kiến thức đã
học về những điều kiện cần để duy trì sự
-HS quan sát.
-HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một
nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống,
thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi
ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô
tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui
chơi, chơi thể thao, …
-Chia nhóm, nhận phiếu học tập và làm việc
theo nhóm.
-1 HS đọc yêu cầu trong phiếu.
-1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Quan sát tranh và đọc phiếu.
-Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng,
thức ăn để duy trì sự sống.
-Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh
viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,
phương tiện giao thông, quần áo, các
phương tiện để vui chơi, giải trí, …
-Lắng nghe.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
3
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
sống của con người.
ªCách tiến hành:
-Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến
cách chơi.
-Phát các phiếu có hình túi cho HS và
yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh
khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên
mang theo những thứ gì. Các em hãy viết
những thứ mình cần mang vào túi.
-Chia lớp thành 4 nhóm.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5
phút rồi mang nộp cho GV và hỏi từng
nhóm xem vì sao lại phải mang theo
những thứ đó. Tối thiểu mỗi túi phải có
đủ: Nước, thức ăn, quần áo.
-GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có
ý tưởng hay và nói tốt.
2.Củng cố- dặn dò:
-GV hỏi: Con người, động vật, thực vật
đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn,
ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các
điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng
ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những
điều kiện đó ?
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS,
nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
sau.
-HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của
GV.
-Nộp các phiếu vẽ hoặc cắt cho GV và cử
đại diện trả lời. Ví dụ:
+Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự
sống vì chúng ta không thể nhịn ăn hoặc
uống quá lâu được.
+Mang theo đài để nghe dự báo thời tiết.
+Mang theo đèn pin để khi trời tối có thể soi
sáng được.
+Mang theo quần áo để thay đổi.
+Mang theo giấy, bút để ghi lại những gì đã
thấy hoặc đã làm.
+Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường
sống xung quanh, các phương tiện giao
thông và công trình công cộng, tiết kiệm
nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người
xung quanh.
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Lớp 5A + 5B
BÀI 1: SỰ SINH SẢN
I. YÊU CẦU
- HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của
mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
II. KĨ NĂNG SỐNG:
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
4
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
- Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét
bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”
- HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu môn học
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học.
- Nêu yêu cầu môn học.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?” - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại,
giảng giải, thảo luận
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu
cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé
hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó.
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc
điểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào
hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con
hoặc hai bố con HS thực hành vẽ.
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo
đều để HS chơi.
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi. - HS lắng nghe
Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận
được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố
hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố
hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.
Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là
thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn
chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua.
-Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
-Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội
thắng.
- HS lắng nghe
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các
em bé?
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố,
mẹ của mình.
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? - Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều
có những đặc điểm giống với bố, mẹ của
mình.
GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố,
mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với
bố, mẹ của mình .
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực
quan
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
5
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
- Bước 1: GV hướng dẫn - HS lắng nghe
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5
trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật
trong hình.
- HS quan sát hình 1, 2, 3
- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong
hình.
Liên hệ đến gia đình mình - HS tự liên hệ
- Bước 2: Làm việc theo cặp - HS làm việc theo hướng dẫn của GV
- Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
thảo luận của nhóm mình.
Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của
sự sinh sản.
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi, trả lời:
Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối
với mỗi gia đình, dòng họ ?
Điều gì có thể xảy ra nếu con người
không có khả năng sinh sản?
- GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà
các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được
duy trì kế tiếp nhau .
- HS nhắc lại
* Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp
- Nêu lại nội dung bài học. - HS nêu
- HS trưng bày tranh ảnh gia đình + giới
thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm
giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc
các thành viên khác trong gia đình.
- GV đánh giá và liên hệ giáo dục.
3. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: Nam hay nữ? -Lắng nghe
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 15/8/2012
Thứ sáu, ngày 17 tháng 8 năm 2012
Khoa học
Lớp 4B + 4A
Bài 2: Trao đổi chất ở người
I/ Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường như: lấy
khí ô-xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí các-bô-níc,phân và nước tiểu.
- Nêu được quý trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Hình trang 6,7 SGK.
- Giấy khổ A4 hoặc vở BT, bút vẽ
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
6
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Giống như thực vật, động vật, con người cần
những gì để duy trì sự sống ?
-Để có những điều kiện cần cho sự sống
chúng ta phải làm gì ?
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần
để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống
con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi
trường những gì và quá trình đó diễn ra như
thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết
được điều đó.
* Hoạt động 1: Trong quá trình sống, cơ thể
người lấy gì và thải ra những gì ?
ªMục tiêu:
-Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy
vào và thải ra trong quá trình sống.
-Nêu được thế nào là quá trính trao đổi chất.
ªCách tiến hành:
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh
và thảo luận theo cặp.
-Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong
trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá
trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra
những gì ?” Sau đó gọi HS trả lời (Mỗi HS chỉ
nói một hoặc hai ý).
-GV nhận xét các câu trả lời của HS.
-Gọi HS nhắc lại kết luận.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả
lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ?
-Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và gọi HS trả
lời, bổ sung đến khi có kết luận đúng.
-HS 1 trả lời.
-HS 2 trả lời.
-HS nghe.
-Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra
câu trả lời đúng.
+Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ
môi trường.
+Con người cần có không khí ánh sáng.
+Con người cần các thức ăn như: rau, củ,
quả, thịt, cá, trứng, …
+Con người cần có ánh sáng mặt trời.
+Con người thải ra môi trường phân, nước
tiểu.
+Con người thải ra môi trường khí các-bô-
níc, các chất thừa, cặn bã.
-HS lắng nghe.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS dưới lớp
theo dõi và đọc thầm.
-Suy nghĩ và trả lời: Quá trình trao đổi chất
là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ
môi trường và thải ra ngoài môi trường
những chất thừa, cặn bã.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
7
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
* Kết luận:
-Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi
trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô-
xy và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
-Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống,
không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra
những chất riêng và tạo ra năng lượng dùng
cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời
thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn
bã được gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có
quá trình trao đổi chất mà con người mới sống
được.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ
đồ”.
-GV: Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, phát các
thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:
+Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất
giữa cơ thể người và môi trường.
+Hoàn thành sơ đồ và cử một đại diện trình
bày từng phần nội dung của sơ đồ.
+Nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của
từng nhóm.
+Tuyên dương, trao phần thưởng cho nhóm
thắng cuộc .
* Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao
đổi chất của cơ thể người với môi trường.
ªMục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng
tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất
giữa cơ thể người với môi trường.
ªCách tiến hành:
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự
trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn.
-Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
§ Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản
phẩm của mình.
-Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng
nhóm HS.
- GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày
sản phẩm của nhóm mình.
-Tuyên dương những HS trình bày tốt.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
-Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
+Thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
+Nhóm trưởng điều hành HS dán thẻ ghi
chữ vào đúng chỗ trong sơ đồ. Mỗi thành
viên trong nhóm chỉ được dán một chữ.
+3 HS lên bảng giải thích sơ đồ: Cơ thể
chúng ta hằng ngày lấy vào thức ăn, nước
uống, không khí và thải ra phân, nước tiểu
và khí các-bô-níc.
-2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ.
-Từng cặp HS lên bảng trình bày: giải thích
kết hợp chỉ vào sơ đồ mà mình thể hiện.
-HS dưới lớp chú ý để chọn ra những sơ đồ
thể hiện đúng nhất và người trình bày lưu
loát nhất.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
8
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS,
nhóm HS hăng hái xây dựng bài.
-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài
sau.
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Lớp 5B + 5A
BÀI 2: NAM HAY NỮ ?
I. YÊU CẦU
- Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh hoạt và đặc điểm xã hội.
- HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của
nam, nữ
II. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng
- HS: Sách giáo khoa
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định Hát
2. Bài cũ
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ? - HS trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản
mà các thế hệ trong mỗi gia đình,
dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- GV treo ảnh và yêu cầu HS nêu đặc điểm giống
nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- HS nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh
ra và đều có những đặc điểm giống
với bố mẹ mình
Giáo viện cho HS nhận xét, GV cho điểm, nhận
xét
- HS lắng nghe
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát
các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi
1,2,3
- 2 HS cạnh nhau cùng quan sát các
hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả
lời các câu hỏi
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa
bạn trai và bạn gái ?
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
9
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào
của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Bước 2: Hoạt động cả lớp - Đại diện nhóm lên trình bày
GV chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa
nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác
nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan
sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự
khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của
cơ quan sinh dục
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua
Bứơc 1:
- GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn
cách chơi
- HS nhận phiếu
Liệt kê vào các phiếu các đặc điểm: cấu tạo cơ
thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam sao
cho phù hợp:
Những đặc điểm
chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc
nghề nghiệp có
cả ở nam và nữ
Những đặc điểm
chỉ nam có
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày
kết quả
GV chốt lại:
-HS làm việc theo nhóm, thảo luận và
liệt kê các đặc điểm sau vào phiếu học
tập:
- Mang thai
- Kiên nhẫn
- Thư kí
- Giám đốc
- Chăm sóc con
- Mạnh mẽ
- Đá bóng
- Có râu
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Cho con bú
- Tự tin
- Dịu dàng
- Trụ cột gia đình
- Làm bếp giỏi
-Lần lượt từng nhóm giải thích cách
sắp xếp
-Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
10
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
-GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm
thắng cuộc
4-Củng cố - Dặn dò
-GV nhận xét đánh giá
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị tiết 2
-HS đọc thông tin-trả lời câu hỏi trong
SGK
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 2
Ngày soạn: 18/8/2012
Thứ hai, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Khoa học
Lớp 4A + 4B
Bài 3: Trao đổi chất ở người (tt)
I/ Mục tiêu :
- Kể tên và nêu được vai trò của một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao
đổi chất ở người : tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu 1 trong các các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
- Hiểu và trình bày được sơ đồ của quá trình trao đổi chất
- Hiểu và trình bày sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao
đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
II/ Đồ dùng dạy - học :Tranh minh hoạ trang 8, SGK
Phiếu học tập theo nhóm.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
11
Những đặc
điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc
nghề nghiệp có
cả ở nam và nữ
Những đặc
điểm chỉ nam
có
Mang thai, Cơ
quan sinh dục
tạo ra trứng, Cho
con bú
- Kiên nhẫn
- Thư kí
- Giám đốc
- Chăm sóc con
- Mạnh mẽ
- Đá bóng
- Tự tin
- Dịu dàng
-Trụ cột gia
đình
- Làm bếp giỏi
Có râu, Cơ quan
sinh dục tạo ra
tinh trùng
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
1) Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
2) Con người, thực vật, động vật sống được là
nhờ những gì ?
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Con người, động vật, thực vật sống được là do
có quá trình trao đổi chất với môi trường. Vậy
những cơ quan nào thực hiện quá trình đó và
chúng có vai trò như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ
giúp các em trả lời hai câu hỏi này.
* Hoạt động 1: Chức năng của các cơ quan
tham gia quá trình trao đổi chất.
ªMục tiêu:
-Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình
trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình
đó.
-Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong
quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.
ªCách tiến hành:
-GV tổ chức HS hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang
8 / SGK và trả lời câu hỏi.
1) Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình
trao đổi chất ?
2) Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình
trao đổi chất ?
-Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ
vừa giới thiệu.
-Nhận xét câu trả lời của từng HS.
* Kết luận: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi
cơ quan đều có một chức năng. Để tìm hiểu rõ về
các cơ quan, các em cùng làm phiếu bài tập.
* Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất.
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm
theo các bước.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS,
phát phiếu học tập cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để hoàn thành
phiếu học tập.
-Sau 3 đến 5 phút gọi HS dán phiếu học tập lên
-3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-Quan sát hình minh hoạ và trả lời.
+Hình 1: vẽ cơ quan tiêu hoá. Nó có chức
năng trao đổi thức ăn.
+Hình 2: vẽ cơ quan hô hấp. Nó có chức
năng thực hiện quá trình trao đổi khí.
+Hình 3: vẽ cơ quan tuần hoàn. Nó có
chức năng vận chuyển các chất dinh
dưỡng đi đến tất cả các cơ quan của cơ
thể.
+Hình 4: vẽ cơ quan bài tiết. Nó có chức
năng thải nước tiểu từ cơ thể ra ngoài môi
trường.
-HS lắng nghe.
-HS chia nhóm và nhận phiếu học tập.
-Tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu
học tập.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
12
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
bảng và đọc. Gọi các nhóm khác nhận xét bổ
sung.
-Yêu cầu: Hãy nhìn vào phiếu học tập các em
vừa hoàn thành và trả lời các câu hỏi:
1) Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực
hiện và nó lấy vào và thải ra những gì ?
2) Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực
hiện và nó diễn ra như thế nào ?
3) Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và
nó diễn ra như thế nào ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
* Kết luận: Những biểu hiện của quá trình trao
đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện,
lấy vào khí ô-xy, thải ra khí các-bô-níc.
+Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực
hiện: lấy vào nước và các thức ăn có chứa các
chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, thải ra chất cặn
bã (phân).
+Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da
thực hiện. Cơ quan bài tiết nước tiểu: Thải ra
nước tiểu. Lớp da bao bọc cơ thể: Thải ra mồ hôi.
* Hoạt động 3: Sự phối hợp hoạt động giữa
các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết
trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất.
ªMục tiêu: Trình bày được sự phối hợp hoạt động
của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài
tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên
trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
ªCách tiến hành:
§ Bước 1: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
-Dán sơ đồ trang 7 phóng to lên bảng và gọi HS
đọc phần “thực hành”.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho trước
vào chỗ chấm gọi 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ
có ghi chữ vào chỗ chấm trong sơ đồ.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
-Kết luận về đáp án đúng.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
§ Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp
với yêu cầu:
-Đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày,
các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Đọc phiếu học tập và trả lời.
-Câu trả lời đúng là:
1) Quá trình trao đổi khí do cơ quan hô
hấp thực hiện, cơ quan này lấy khí ôxi và
thải ra khí các-bô-níc.
2) Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan
tiêu hoá thực hiện, cơ quan này lấy vào
nước và các thức ăn sau đó thải ra phân.
3) Quá trình bài tiết do cơ quan bài tiết
nước tiểu thực hiện, nó lấy vào nước và
thải ra nước tiểu, mồ hôi.
-HS lắng nghe.
-2 HS lần lượt đọc phần thực hành trang 7
/ SGK.
-Suy nghĩ và làm bài, 1 HS lên bảng gắn
các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm cho
phù hợp.
-1 HS nhận xét.
-2 HS tiến hành thảo luận theo hình thức
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
13
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
-Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò
của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
-Gọi 2 đến 3 cặp lên thực hiện hỏi và trả lời
trước lớp. Gọi các HS khác bổ sung nếu bạn nói
sai hoặc thiếu.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
* Kết luận: Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều
tham gia vào quá trình trao đổi chất. Mỗi cơ quan
có một nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều phối hợp
với nhau để thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể
và môi trường. Đặc biệt cơ quan tuần hoàn có
nhiệm vụ rất quan trọng là lấy ô-xy và các chất
dinh dưỡng đưa đến tất cả các cơ quan của cơ
thể, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống và
đồng thời thải các-bô-níc và các chất thải qua cơ
quan hô hấp và bài tiết.
3.Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ
quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng
hoạt động ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS
hăng hái tham gia xây dựng bài.
-Dặn HS về nhà học phần Bạn cần biết và vẽ sơ
đồ ở trang 7 / SGK.
1 HS hỏi 1 HS trả lời và ngược lại.
Ví dụ:
+HS 1:Cơ quan tiêu hoá có vai trò gì ?
+HS 2: Cơ quan tiêu hoá lấy thức ăn,
nước uống từ môi trường để tạo ra các
chất dinh dưỡng và thải ra phân.
+HS 2: Cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ gì ?
+HS 1: Cơ quan hô hấp lấy không khí để
tạo ra ôxi và thải ra khí các-bô-níc.
+HS 1: Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì ?
+HS 2: Cơ quan tuần hoàn nhận chất dinh
dưỡng và ô-xy đưa đến tất cả các cơ quan
của cơ thể và thải khí các-bô-níc vào cơ
quan hô hấp.
+HS 2: Cơ quan bài tiết có nhiệm vụ gì ?
+HS 1: Cơ quan bài tiết thải ra nước tiểu
và mồ hôi.
-HS lắng nghe.
- Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì
quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và
con người sẽ không lấy được thức ăn,
nước uống, không khí, khi đó con người
sẽ chết.
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Lớp 5A + 5B
BÀI 3: NAM HAY NỮ? (TT)
I. YÊU CẦU:
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ
II. KĨ NĂNG SỐNG:
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
14
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu
- HS: Sách giáo khoa
IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm
xã hội về nam và nữ
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận
1. Bạn có đồng ý với những câu dưới đây
không ? Hãy giải thích tại sao ?
a) Công việc nội trợ là của phụ nữ.
b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia
đình
c) Con gái nên học nữ công gia chánh, con
trai nên học kĩ thuật .
2. Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử
của cha mẹ với con trai và con gái có khác
nhau không và khác nhau như thế nào?
Như vậy có hợp lí không ?
3. Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối
xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như
vậy có hợp lí không ?
4. Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa
nam và nữ ?
- Hai nhóm 1 câu hỏi
Bước 2: Làm việc cả lớp -Từng nhóm báo cáo kết quả
-GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ
có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo
nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và
thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình,
trong lớp học của mình .
* Hoạt động 4: Quan niệm của em về nam và
nữ
Bứơc 1:
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
15
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
- GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn:
Nêu các quan niệm của em về nam và nữ
-GV chốt lại: Tôn trọng các bạn cùng giới và
khác giới, không phân biệt nam, nữ, giúp nhau
cùng tiến bộ
- HS nhận phiếu, thực hiện
- Nhiều HS trình bày quan niệm của
mình
-Lớp nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - Dặn dò - HS hoàn thành các bài tập trong Vở
bài tập
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành
như thế nào ?”
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 22/8/2012
Thứ sáu, ngày 24 tháng 8 năm 2012
Khoa học
Lớp 4B + 4A
Bài 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. M ục đích yêu cầu:
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn : chất bột đường ,chất đạm , chất béo,
Vi–ta–min, chất khoáng .
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường : gạo ,bánh mì , khoai , ngô , sắn …
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể : cung cấp năng lượng cần thiết cho
mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể .
II. Đ ồ dùng dạy - học:
- Hình trang 10 ,11 SGK
- Phiếu học tập .
III. C ác hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
1) Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá
trình trao đổi chất ?
2) Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
16
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
người với môi trường.
-Nhận xét cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-GV: Hãy nói cho các bạn biết hằng ngày, vào
bữa sáng, trưa, tối các em đã ăn, uống những
gì ?
-GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
-Trong các loại thức ăn và đồ uống các em vừa
kể có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Người ta
có rất nhiều cách phân loại thức ăn, đồ uống. Bài
học hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu về điều
này.
* Hoạt động 1: Phân loại thức ăn, đồ uống.
ªMục tiêu: HS biết sắp xếp các thức ăn hằng
ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật
hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
-Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh
dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
ªCách tiến hành:
§ Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ
ở trang 10 / SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ
uống nào có nguồn gốc động vật và thực vật ?
-GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hai cột: Nguồn
gốc động vật và thực vật.
-Cho HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ vào cột
đúng tên thức ăn và đồ uống.
-Gọi HS nói tên các loại thức ăn khác có nguồn
gốc động vật và thực vật.
-Nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều loại
thức ăn và phân loại đúng nguồn gốc.
§ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết trang
10 / SGK.
-Hỏi: Người ta còn cách phân loại thức ăn nào
khác ?
-HS lần lượt kể tên các loại thức ăn, đồ
uống hằng ngày. Ví dụ: sữa, bánh mì,
phở, cơm, mì, bún, rau, khoai tây, cà rốt,
cá, thịt, đậu, trứng, khoai lang, sắn, cua,
tôm, táo, dưa, lê, ốc, trai, hến, …
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS lên bảng xếp.
Nguồn gốc
Thực vật Động vật
Đậu cô ve, nước cam Trứng, tôm
Sữa đậu nành Gà
Tỏi tây, rau cải Cá
Chuối, táo Thịt lợn, thịt
bò
Bánh mì, bún Cua, tôm
Bánh phở, cơm Trai, ốc
Khoai tây, cà rốt Ếch
Sắn, khoai lang Sữa bò tươi
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp
theo dõi.
-Người ta còn phân loại thức ăn dựa vào
chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
17
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
-Theo cách này thức ăn được chia thành mấy
nhóm ? Đó là những nhóm nào ?
-Có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu
để phân loại như vậy ?
* GV kết luận: Người ta có thể phân loại thức
ăn theo nhiều cách: phân loại theo nguồn gốc
đó là thức ăn động vật hay thực vật.
Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng
chứa trong mỗi loại chia thành 4 nhóm: Nhóm
thức ăn chứa nhiều chất bột đường; Chất đạm;
Chất béo; Vitamin, chất khoáng.
Ngoài ra, trong nhiều loại thức ăn còn chứa
chất xơ và nước.
-GV mở rộng: Một số loại thức ăn có chứa
nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên chúng có
thể được xếp vào nhiều nhóm thức ăn khác
nhau. Ví dụ như trứng, chứa nhiều chất đạm,
chất khoáng, can-xi, phốt pho, lòng đỏ trứng
chứa nhiều vi-ta-min (A, D, nhóm B).
* Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa
nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
ªMục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn
có chứa nhiều chất bột đường.
ªCách tiến hành:
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo
nhóm theo các bước.
-Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4
đến 6 HS.
-Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở
trang 11 / SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1) Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có
trong hình ở trang 11 / SGK.
2) Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào
có chứa chất bột đường.
3) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có
vai trò gì ?
-Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận và các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Tuyên dương các nhóm trả lời đúng, đủ.
* GV kết luận: Chất bột đường là nguồn cung
-Chia thành 4 nhóm:
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột
đường.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin và
chất khoáng.
-Có hai cách ; Dựa vào nguồn gốc và
lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong
thức ăn đó.
-HS lắng nghe.
-HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư
ký điều hành.
-HS quan sát tranh, thảo luận và ghi câu
trả lời vào giấy.
1) Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh
quy, bánh phở, bún, sắn, khoai tây, chuối,
khoai lang.
2) Cơm, bánh mì, chuối, đường, phở, mì,
…
3) Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi
hoạt động của cơ thể.
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
18
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì
nhiết độ của cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở
gạo, ngô, bột mì, … ở một số loại củ như khoai,
sắn, đậu và ở đường ăn.
§ Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
-Phát phiếu học tập cho HS.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
-Gọi một vài HS trình bày phiếu của mình.
-Gọi HS khác nhận xét , bổ sung.
3.Củng cố- dặn dò:
-GV cho HS trình bày ý kiến bằng cách đưa ra
các ý kiến sau và yêu cầu HS nhận xét ý kiến
nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao ?
a) Hằng ngày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá, …
trứng là đủ chất.
b) Hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột
đường.
c) Hằng ngày, chúng ta phải ăn cả thức ăn có
nguồn gốc từ động vật và thự vật.
-Dặn HS về nhà đọc nội dung Bạn cần biết
trang 11 / SGK.
-Dặn HS về nhà trong bữa ăn cần ăn nhiều loại
thức ăn có đủ chất dinh dưỡng.
-Tổng kết tiết học, tuyên dương những HS
hăng hái tham gia xây dựng bài, phê bình các em
còn chưa chú ý trong giờ học.
-Nhận phiếu học tập.
-Hoàn thành phiếu học tập.
-3 đến 5 HS trình bày.
-Nhận xét.
-HS tự do phát biểu ý kiến.
+Phát biểu đúng: c.
+Phát biểu sai: a, b.
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
–––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Lớp 5B + 5A
BÀI 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I. Yêu cầu
- HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng
của người mẹ.
- Mô tỏ khái quát quá trình thụ tinh
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. Chuẩn bị
Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định - Hát
2. Bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở
nữ?
- Nam: có râu, có tinh trùng
- Nữ: mang thai, sinh con
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả - Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá,
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
19
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
nam và nữ? thư kí, bán hàng, GV, chăm sóc con,
mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá,
hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc,
bác sĩ, kĩ sư
- Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học
về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý
không? Vì sao?
- Không đồng ý, vì như vậy là phân
biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ
GV cho điểm và nhận xét. - HS nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới
“Cuộc sống của chúng ta được hình thành như
thế nào?”
-Lắng nghe
1 . Sự sống của con người bắt đầu từ đâu?
* Hoạt động 1: (Giảng giải )
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát
* Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài
trước:
- HS lắng nghe và trả lời.
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính
của mỗi con người?
- Cơ quan sinh dục.
-Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? - Tạo ra tinh trùng.
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? - Tạo ra trứng.
* Bước 2: Giảng - HS lắng nghe.
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào
trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá
trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ
tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi hình thành bào
thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé
sinh ra
2 . Sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi
* Hoạt động 2: (Làm việc với SGK)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
* Bước 1: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân
Yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ
phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp
với hình nào?
- HS làm việc cá nhân, lên trình bày:
Hình1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình1b: Một tinh trùng đã chui vào
trứng.
Hình1c: Trứng và tinh trùng kết hợp
với nhau để tạo thành hợp tử.
* Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H .2 , 3, 4, 5
để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 6
tuần , 8 tuần , 3 tháng, khoảng 9 tháng
- 2 bạn chỉ vào từng hình, nhận xét sự
thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn
khác nhau.
-Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp. - Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng,
đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
- Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng
của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa
hoàn chỉnh.
- Hình 4: Thai 3 tháng, đã có hình
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
20
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
dạng của đầu, mình, tay, chân hoàn
thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ
phận của cơ thể .
GV nhận xét. - Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã
có hình thù của đầu, mình, tay, chân
nhưng chưa rõ ràng
* Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua:
+ Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu
từ đâu?
- Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết
hợp với tinh trùng. Sự sống con người
bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết
hợp với 1 tinh trùng của bố.
+ Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi,
miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các
bộ phận?
- 3 tháng
- 9 tháng
5. Tổng kết - dặn dò
- Xem lại bài và học ghi nhớ -Lắng nghe
- Chuẩn bị: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều
khỏe”
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 3
Ngày soạn: 25/8/2012
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2012
Khoa học
Lớp 4A + 4B
Bài 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. M ục đích yêu cầu:
- Kể tên một số thức ăn chứa chất đạm ( thịt cá , trưng , tôm , cua,… ) chất béo ( mỡ , dầu
,bơ )
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể :
+ chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể .
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi – ta – min A , D , E , K .
- Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo.
- Hiểu được sự cần thiết phải ăn đủ thức ăn có chất đạm và chất béo.
II. Đ ồ dùng dạy - học:
- Hình trang 12 ,13 SGK
- Phiếu học tập .
III. C ác hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
21
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
1/ Kiểm tra .
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn đường bột ?
- Kể tên 4 nhóm thức ăn mà em đã học ?
- GV nhận xét
2 / Bài mới
- Giới thiệu bài: GVgiới thiệu và ghi tựa
bài.
Hoạt động 1
- Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo .
Mục tiêu : Nói tên và nêu vai trò của thức ăn chứa
chất đạm và chất béo .
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Nêu tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm
béo trong hình 12 , 13 SGK
- Tìm hiểu vai trò chất đạm chất béo ở mục
bạn cần biết 12, 13 SGK .
Bước 2 :
- Nói tên những thức ăn giàu chất đạm ở hình
12 SGK .
- Kể tên những thức ăn chứa mà em ăn hàng
ngày ,hoặc em thích ăn ?
- Tại sao hàng ngày cần ăn những thức ăn
chứa nhiều chất đạm ?
- Kể tên thức ăn chứa chất béo mà các em ăn
hàng ngày ?
-Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều
chất
béo ?
- GV nhận xét và bổ sung câu trả lời
Hoạt động 2 :
- Xác định nguồn gốc thức ăn chứa nhiếu
chất đạm và chất béo .
Bước 1 : GV phát phiếu học tập .
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Một số HS trình bày kết quả làm việc với
- 1 – 2 HS trả lời
- 2 HS trả lời
- 2 HS nhắc lại
- Đậu nành , thịt lợn , trứng gà , vịt quay , cá
tôm …
- Cua , thịt lợn , đậu nành …
- Cá , cua , thịt , trứng gà…
- ( HS khá , giỏi ) - Giúp xây dựng và đổi
mới cơ thể tạo ra tế bào mới .
- Dừa , dầu , lạc , mỡ…
- ( HS khá , giỏi ) - Chất béo giàu năng
lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
TT Tên thức ăn Nguồn –
TV
Nguồn –
ĐV
1 Đậu nành x
2 Thịt x
3 Rau x
4 Trứng x
5 Cà chua x
- HS làm việc theo nhóm
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
22
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
phiếu học tập trước lớp . Các nhóm khác
bổng sung sửa bài
- GV nhận xét bổ sung .
3/ Củng cố-dặn dò:
- Chất đạm và chất béo có vai trò như thế
nào đối với cơ thể .
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau .
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Lớp 5A + 5B
BÀI 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ?
I. Yêu cầu:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai
- Nêu được những việc mà người chồng và các thành viên khác trong gia đình
phải làm để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. Kĩ năng sống:
- Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.
- Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
III. Chuẩn bị
Các tranh ảnh liên quan
IV. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định - Hát
2. Bài cũ: Cuộc sống của chúng ta được hình
thành như thế nào?
- Thế nào là sự thụ tinh? Thế nào là hợp tử?
Cuộc sống của chúng ta được hình thành như
thế nào?
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết
hợp với tinh trùng.
- Hợp tử là trứng đã được thụ tinh.
- Sự sống bắt đầu từ 1 tế bào trứng
của người mẹ kết hợp với tinh trùng
của người bố.
- Nói tên các bộ phận cơ thể được tạo thành
ở thai nhi qua các giai đoạn: 5 tuần, 8 tuần, 3
tháng, 9 tháng?
- 5 tuần: đầu + mắt
- 8 tuần: có thêm tai, tay, chân
- 3 tháng: mắt, mũi, miệng, tay,
chân
- 9 tháng: đầy đủ các bộ phận của cơ
thể người (đầu, mình, tay chân).
GV cho điểm HS nhận xét
3. Bài mới: Cần làm gì để cả mẹ và em bé -Lắng nghe
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
23
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
đều khỏe?
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng
giải
Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn - HS lắng nghe
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp - Chỉ và nói nội dung từng hình 1, 2,
3, 4, ở trang 12 SGK
- Thảo luận câu hỏi: Nêu những việc
nên và không nên làm đối với
những phụ nữ có thai và giải thích
tại sao?
Bước 2: Làm việc theo cặp - HS thảo luận nhóm đôi
Bước 3: Làm việc cả lớp - HS trình bày kết quả làm việc.
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:
Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, chia sẻ
công việc gia đình của người chồng đối với
người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi
gì?
GV chốt: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ
trước khi có thai và trong thời kì mang thai
sẽ giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển tốt.
Đồng thời, người mẹ cũng khỏe mạnh, sinh
đẻ dễ dàng, giảm được nguy hiểm có thể xảy
ra.
- Chuẩn bị cho đứa con chào đời là trách
nhiệm của cả chồng và vợ về vật chất lẫn
tinh thần để người vợ khỏe mạnh, thai nhi
phát triển tốt.
- Hình 1: Các nhóm thức ăn có lợi
cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi
- Hình 2: Một số thứ không tốt hoặc
gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và
thai nhi
- Hình 3: Người phụ nữ có thai đang
được khám thai tại cơ sở y tế
- Hình 4: Người phụ nữ có thai đang
gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc
hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ …
* Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp
Bước 1:
- Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 / 13 SGK
và nêu nội dung của từng hình
Bước 2:
- Hình 5: Người chồng đang gắp thức
ăn cho vợ
- Hình 6: Người phụ nữ có thai đang
làm những công việc nhẹ như đang
cho gà ăn; người chồng gánh nước về
- Hình 7: người chồng đang quạt cho
vợ và con gái đi học về khoe điểm 10
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
24
Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể
hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ
có thai ?
-GV kết luận: Chuẩn bị cho bé chào đời là
trách nhiệm của mọi người trong gia đình,
cần phải quan tâm chăm sóc sức khỏe của
người mẹ trước và trong thời kỳ mang thai để
người mẹ và thai nhi đều được khỏe mạnh,
người mẹ giảm được nguy hiểm có thể xảy ra
khi sinh con.
-HS trả lời
-Nhận xét, góp ý
* Hoạt động 3: Đóng vai - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, thực hành
+ Bước 1: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi trong SGK
trang 13
+Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi
trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ
ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ ?
- HS thảo luận và trình bày suy nghĩ
- Cả lớp nhận xét
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm - HS thực hành đóng vai theo chủ
đề: “Có ý thức giúp đỡ người phụ
nữ có thai”.
+ Bước 3: Trình diễn trước lớp - Một số nhóm lên đóng vai
- Các nhóm khác xem, bình luận và
rút ra bài học về cách ứng xử đối
với người phụ nữ có thai.
GV nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua: (2 dãy) Kể những việc nên làm và
không nên làm đối với người phụ nữ có thai?
- HS thi đua kể tiếp sức.
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài và học ghi nhớ. -Lắng nghe
- Chuẩn bị: “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
”
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 29/8/2012
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2012
Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm
25