Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

khảo sát thực trạng thực hiện quy trình rửa tay thường quy tại trung tâm y tế ân thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.86 KB, 14 trang )

Đặt vấn đề :
Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm
viện ( thường sau 48 giờ ). Nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như
không ở trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Theo thống kê của Bộ
Y tế, hiện cả nước mới chỉ có 42,6% bệnh viện có khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn. Riêng tuyến Quận, huyện vẫn còn 15,7% bệnh viện chưa có đơn vị
hay tổ kiểm soát nhiễm khuẩn. Tỷ lệ benẹh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện
trên toàn quốc hiện nay chiếm trung bình từ 7 – 10 %, tập trung chủ yếu ở
đơn vị chăm sóc và điều trị, với 20 – 40 % bệnh nhân mới mắc.
Hậu quả của nhiễm khuẩn mắc phải trong Bệnh viện :
- Làm bệnh nhân yếu hơn và thậm chí có thể dẫn tới tử vung
- Kéo dài thời gian nằm viện của Bệnh nhân.
- Tăng phí tổn nằm viện
Các biện pháp phòng nhiễm khuẩn bệnh viện gồm :
- Vệ sinh tay.
- Thực hiện các quy định về vô khuẩn
- Làm sạch khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc
điều trị.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cách ly.
- Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn mắc phải và các bệnh truyền nhiễm
trong cơ sở y tế.
- Vệ sinh môi trường và quản lý chất thải
- Vệ sinh đối với người bệnh, người nhà người bệnh.
- Vệ sinh an toàn, thực phẩm.
- Quản lý và sử dụng đồ vải.
- Vệ sinh trong việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi thể khi
người bệnh tử vong.
- Một trong những biện pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất trong
phòng nhiễm khuẩn bệnh viện là kỹ thuật rửa tay thường quy.
Đây là một kỹ thuật đơn giản dễ làm, không tốn nhiều thời gian, lại rất
có hiệu quả trong phòng chống nhiễm khuẩn, nhưng cán bộ y tế thường hay


bỏ qua hoặc thực hiện không đúng theo quy trình.
Về kỹ thuật rửa tay thường quy của nhân viên y tế ở Việt Nam đã có
một số nghiên cứu. Tuy nhiên trên địa bàn Hưng Yên chưa có nghiên cứu nào
về vấn đề này. Bệnh viện Đa khoa Phố Nối là nơi trực tiếp khám chữa bệnh
cho nhân dân toàn huyện ( tham gia chỉ đạo tuyến là một trong những nơi
thực tập của sinh viên trường Y ). Vấn đề chống nhiễm khuẩn Bệnh viện rất
được quan tâm.
Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Khảo sát thực trạng thực hiện
quy trình rửa tay thường quy tại ( Trung tâm Y tế Ân Thi ) từ 01 / 7 / 2011
đến ngày 01 / 8 / 2011” Nhằm mục tiêu : Khảo sát thực trạng thực hiện quy
trình rửa tay thường quy tại Trung Tâm Y tế Ân Thi.
1. Tổng quan tài liệu
1.1. Thế nào là rửa tay thường quy :
Rửa tay thường quy là một trong những kỹ thuật được tiến hành trước
khi mang găng, trước và sau khi khám, chăm sóc người bệnh, trước khi chế
biến và chia thức ăn, trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn
sang vùng sạch trên cùng một người bệnh, sau khi tiếp xúc với đồ vật xung
quanh người bệnh, sau khi tháo găng…
Quy trình rửa tay thường quy :
1.2.1. Chuẩn bị :
- Lavabo, vòi nước có cần gạt bằng tay hoặc bằng chân.
- Nước sạch.
- Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn
- Hộp đựng khăn lau tay sạch dùng một lần.
- Thùng đựng khăn tay lau bẩn.
1.2.2. Các bước tiến hành :
+ Bước 1 : Làm ướt hai lòng ban tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà
hai lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2 : Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngòai các ngón tay của
bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3 : Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong
ngón tay.
+ Bước 4 : Chà mặt ngòai các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn
tay kia.
+ Bước 5 : Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược
lại.
+ Bước 6 : Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược
lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
1.3. Vai trò của rửa tay thường quy đối với nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nghiên cứu về mối liên quan giữa bàn tay của cán bộ y tế và nhiễm
khuẩn Bệnh viện : Bác sỹ Sammelwale đã nói đến từ giữa thế kỳ 19 và sau
này tiếp tục được khẳng định rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất
trong phòng nhiễm khuẩn Bệnh viện. Một quan sát nhanh của Phạm Đức
Mục về nói quen rửa tay của nhân viên Bệnh viện đã nhận định rằng tỷ lệ
nhân viên y tế rửa tay sau khi ăn nhiều hơn trước khi ăn và thói quen này đã
tác động vào thực hành bệnh viện là nhân viên y tế rửa tay sau khi chăm sóc
người bệnh nhiều hơn là trước khi chăm sóc người bệnh.
Nghiên cứu về hiện trạng tiêm an tòan của Hội điều dưỡng Hà Nội,
Nguyễn Minh Tâm và cộng sự đã khẳng định không rửa tay trước và sau tiêm
là động tác tiêm sai sót hay gặp nhất đối với điều dưỡng bệnh viện. Nguyễn
Phúc Tiến ( BV Chợ Rẫy ) và cộng sự nghiên cứu về số lượng vi khuẩn trên
tay của 77 cán bộ y tế chưa rửa tay trong vòng 2 giờ đã thông báo 96% bàn
tay có vi khuẩn, bình quân mỗi bàn tay có 267.378 vi khuẩn, số lượng vi
khuẩn trên tay hộ lý và bác sỹ cao hơn điều dưỡng.
1.4 Giới thiệu về Trung tâm Y tế Ân Thi.
Quay trở lại Trung Tâm Y tế Ân Thi, địa điểm tiến hành khảo sát :
Trung tâm Y tế Ân Thi là một trong những Trung tâm thuộc tuyến huyện loại
3 của tỉnh Hưng Yên. Trung tâm được xây dựng và đổi mới về cơ sở vật chất
như nhà ở, trang thiết bị đã được đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh
cho toàn dân trong huyện và một số vùng dân cư lân cận khác của các tỉnh

bạn.
Trung tâm Y tế Ân Thi hiện nay đã có 2 khu nhà được xây dựng 3 tầng
phục vụ cho công tác khám và điều trị cho người bệnh.
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế tỉnh
Hưng Yên cộng với sự năng động của Ban lãnh đạo Trung tâm, Trung tâm đã
được cấp và bổ sung từ nhiều nguồn vốn, nên các trang thiết bị vật tư y tế đã
đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, các thiết bị
y tế như : Máy X.Q chụp kỹ thuật số, máy siêu âm màu, nội soi, máy sinh
hóa, máy huyết học tự động, máy điện tim, máy theo dõi chức năng người
bệnh, đặc biệt là hệ thống khu vực hồi sức cấp cứu, khu nhà mổ, phòng đẻ
được trang bị khá hiện đại. Năm 2010 Trung tâm được UBND tỉnh Hưng Yên
giao chỉ tiêu 90 giường bệnh, biên chế cán bộ là 110, ngòai nhiệm vụ chính là
khám chữa bệnh theo phân tuyến quản lý , Trung tâm còn làm tốt chức năng
khám, chữa bệnh ngoại trú, chỉ đạo tuyến và đào tạo hướng dẫn học sinh đi
thực tế tại các khoa lâm sàng là học sinh, sinh viên của trường Cao đẳng Y tế
Hưng Yên.
Trung tâm Y tế Ân Thi là Trung tâm hạng 3 có 6 phòng chức năng , 1
khoa khám bệnh, 3 khoa cận lâm sàng và khoa dược, 10 khoa lâm sàng. Về
đội ngũ cán bộ chuyên môn của Bệnh vienẹ hiện có trên 110 cán bộ có trình
độ chuyên môn , về y tế hàng ngày trực tiếp phục vụ người bệnh, riêng đội
ngũ điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y tế chiếm tỷ lệ khá cao trong
tôntgr số nhân lực của Trung tâm. Mô hình chăm sóc tại Trung tâm được thực
hiện chủ yếu theo mô hình phân công chăm sóc theo nhóm.
Kỹ thuật rửa tay thường quy đã được phổ biến rộng rãi, tập huấn tại
Trung tâm, nhưng do ý thức của cán bộ y tế chưa cao nên tỷ lệ nhiễm trùng
lây chéo trong bệnh viện còn cao. Để góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn
trong Trung tâm thì việc rửa tay thường quy trong điều trị và chăm sóc người
bệnh là một vấn đề đáng được quan tâm.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :
2.1. Đối tượng nghiên cứu :

Tất cả các nhân viên Y tế đang làm việc tại 3 khoa lâm sàng tại Trung
tâm Y tế Ân Thi.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu :
- Thời gian : Từ 01 / 7 / 2011 đến ngày 01 / 8 / 2011
- Địa điểm : Tại 3 khoa lâm sàng : Khoa ngoại, Khoa Nội, Khoa Sản
2.3. Phương pháp nghiên cứu :
- Thiết kế nghiên cứu : Mô tả cắt ngang
3. Kết quả nghiên cứu :
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu :
Bảng 1 : Sự phân bố về nhóm tuổi của các đối tượng nghiên cứu :
STT Nhóm tuổi Số lượng
( người)
Tỷ lệ ( % )
1 ≤ 30 30 75
2 31 – 40 5 12,5
3 41 – 50 3 7,5
4 ≥ 51 2 5
Tổng 40 100
Nhận xét : Nhóm tuổi ≤ 30 chiếm tỷ lệ cao nhất : 75 %
Bảng 2 : Sự phân bố về giới của đối tượng nghiên cứu :
STT Nhóm tuổi Số lượng
( người)
Tỷ lệ ( % )
1 Nam 5 12,5
2 Nữ 35 87,5
Cộng tổng 40 100
Nhận xét : Bảng 2 cho thấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ chiếm
87,5 %.
Bảng 3 : Sự phân bố về chức danh công tác.
STT Chức danh Số lượng ( người) Tỷ lệ ( % )

1 Bác sỹ 5 12,5
2 Điều dưỡng, nữ hộ sinh, KTV 33 81,25
3 Hộ lý 2 6,25
Tổng 40 100
Nhận xét : Đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng , nữ hộ sinh, kỹ thuật
viên chiếm tỷ lệ cao nhất.
Bảng 4 : Sự phân bố về trình độ chuyên môn trong công tác
STT Trình độ chuyên môn Số lượng ( người) Tỷ lệ ( % )
1 Đại học 7 17,5
2 Cao đẳng 5 12,5
3 Trung cấp 28 70
Cộng tổng 80 100
Nhận xét : Đối tượng có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất.
3.2. Thực trạng thực hiện quy trình rửa tay thường quy
Bảng 5 : Dụng cụ :
STT Nội dung Có Không
1 Lava bo, vòi nước có cần gạt bằng tay hoặc chân x
2 Nước sạch X
3 Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn X
4 Hộp đựng khăn lau tay sạch dùng một lần X
5 Thùng đựng khăn lay tay bẩn X
Nhận xét : Có đầy đủ dụng cụ
Bng 6 : Tin hnh k thut ra tay thng quy.
S Cú lm Khụng lm
TT Ni dung ỳng Sai S T l
S
Ngi
T
l
%

S
Ngi
T l
%
Ngi %
1 Bc 1 40 100 0 0 0 0
2 Bc 2 35 87,5 5 12,5 0 0
3 Bc 3 30 75 10 25 0 0
4 Bc 4 10 25 15 62,5 10 12,5
5 Bc 5 10 25 15 62,5 10 12,5
6 Bc 6 20 50 20 50 0 0
Nhận xét : Bớc 4, Bớc 5 và 6 hay bị thực hiện sai hoặc bỏ qua.
Biểu đồ 1 : Số ngời làm đúng kỹ thuật thờng quy cả 6 bớc
Bảng 7 : So sánh về trình độ chuyên môn và kỹ thuật rửa tay thờng quy.
S K thut
TT Trỡnh ỳng Khụng ỳng
Chuyờn mụn S
Lng
T l
%
S
Lng
T l
%
1 Đại học 5 / 7 70 % 2 21,5 %
2 Cao đẳng 2 / 5 40 % 3 30 %
3 Trung cấp 23/ 28 69 % 5 32,1 %
Nhận xét : Kỹ thuật đợc thực hiện ở đối tợng có trình độ đại học chiếm
tỷ lệ cao 70 %.
Bảng 8 : Nhân viên y tế có hiểu đợc tầm quan trọng của rửa tay thờng

quy ?
Nội dung Số lợng ( ngời ) Tỷ lệ ( % )
Hiểu 35 93,75 %
Cha hiểu 5 6,25 %
Nhận xét : Số nhân viên y tế hiểu đợc tầm quan trọng của rửa tay thờng
quy chiếm 93,75%.
Bảng 9 : Tiến hành kỹ thuật rửa tay thờng quy khi tiếp xúc với bệnh
nhân.
Nội dung Số lợng ( ngời ) Tỷ lệ ( % )
Trớc khi tiếp xúc 10 25 %
Sau khi tiếp xúc 40 100 %
Nhận xét : Kỹ thuật rửa tay thờng quy thờng đợc thực hiện sau khi tiếp
xúc với bệnh nhân.
Bảng 10 : Tiến hành kỹ thuật có làm ở các khoa lâm sàng
Số
TT
Các khoa lâm sàng Số lợng ( ngời ) Tỷ lệ ( % )
1 Sản 8 / 10 80
2 Nội 16/20 80
3 Ngoại 9/10 90
Nhận xét : Kỹ thuật rửa tay thờng quy đợc thực hiện thờng xuyên.
4. Bàn luận :
Qua kết quả nghiên cứu tôi xin đa ra một số bàn luận theo thực tế tại
Trung tâm Y tế Ân Thi :
- Số lợng cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ cao, đây là đội ngũ nòng cốt của Trung
tâm, tuy nhiên lại cha có nhiều kinh nghiệm trong công tác.
- Tỷ lệ nữ chiếm đa số đó cũng là điều dễ hiểu vì đội ngũ phục vụ ngời
bệnh chủ yếu là điều dỡng và nữ hộ sinh.
- Cơ sở vật chất , dụng cụ đầy đủ.
- Tỷ lệ rửa tay trớc khi chăm sóc ngời bệnh thấp hơn là sau khi tiếp xúc

và việc rửa tay thờng quy ở khối ngoại sản, nhi đợc thực hiện thờng xuyên
hơn so với khối nội.
- Phần lớn cán bộ có rửa tay nhng việc thực hiện không tiến hành đúng
theo các bớc của Bộ y tế quy định hoặc lẫn giữa các bớc và không đủ thời gian
theo quy định.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật là do :
- Tính tự giác của nhân viên y tế khi thực hiện quy trình kỹ thuật cha
cao.
- Công tác kiểm tra giám sát của cấp quản lý tại các khoa về thực hiện
quy trình kỹ thuật cha đợc chú trọng.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị cha đầy đủ.
5. Kết luận :
Qua khảo sát tại 3 khoa lâm sàng Trung tâm Y tế Ân Thi tiến hành
trên 40 nhân viên y tế về kỹ thuật rửa tay thờng quy chúng tôi có một số kết
luận sau :
- Quy trình kỹ thuật thờng đợc tiến hành sau khi tiếp xúc và chăm sóc
bệnh nhân chiếm 100 %.
- Quy trình kỹ thuật chủ yếu đợc thực hiện ở khối ngoại , sản.
- Đa số đối tợng nghiên cứu thờng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng
các bớc 4,5 và 6 của quy trình kỹ thuật rửa tay thờng quy.
- Số ngời thực hiện quy trình đúng cả 6 bớc chiếm 20 %.
6. Kiến nghị :
- Công tác đào tạo lại nên đợc tổ chức thờng xuyên và liên tục, duy trì ở
các khoa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ cho cán bộ về thực hiện
các quy trình kỹ thuật.
- Tăng cờng kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ thực hiện đúng các quy
trình kỹ thuật.
- Ban giám đốc và các bộ phận có liên quan đầu t thờng xuyên , khuyến
khích , tổ chức hội thi về quy trình rửa tay thờng quy cho nhân viên y tế tại

Bệnh viện, nhằm duy trì, tạo thành thói quen cho nhân viên y tế.
Tài liệu tham khảo
6.1. Bộ Y tế Tài liệu hớng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn Bệnh
viện, tập I XBYH , 2003 ( trang 187 192, trang 285 ).
6.2. Phạm Đức Mục Bài phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ Thông
tin điều dỡng số 17 ( trang 22 23 )
6.2. Nguyễn Minh Tâm ( 2002 ). Kết quả điều tra tiêm an toàn tại các
Bệnh viện khu vực Hà nội.
6.4. Điều dỡng cơ bản, NXBTH Hà Nội ( 2003 ) trang 160,194.
Lời cảm ơn
Sau khi tham gia khóa học lớp quản lý điều dỡng của Trờng cao đẳng Y
tế Hng Yên, tôi làm tiểu luận này với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong
nhà trờng đã mang hết tâm huyết hớng dẫn tận tình, sự cộng tác của các bạn
đồng nghiệp để hòan thành tiểu luận của mình. Song không thể tránh khỏi
những sai sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng toàn
thể các bạn để tiểu luận của tôi đạt kết quả cao. Mong rằng tiểu luận này sẽ
góp phần nâng cao chất lợng chăm sóc ngời bệnh trong giai đoạn hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn
mạnh khỏe, hòan thành tốt nhiệm vụ đợc giao./.

×