Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Tài liệu tập huấn : Phương pháp kỷ luật tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.38 KB, 37 trang )

PHẦN I
PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Những vấn đề cơ bản.
1.Khái niệm.
Phương pháp kỷ luật tích cực ( PPKLTC) là biện pháp
giáo dục học sinh không sử dụng những hình thức bạo
lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình
thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu
những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích
cực và phát triển nhân cách môt cách tốt đẹp, bền vững.
2. Các nguyên tắc thực hiện PP KLTC
1. Vì lợi ích tốt nhất
của học sinh
2. Không làm tổn
thương đến thể xác và
tinh thần HS
3. Khích lệ và tôn
trọng lẫn nhau
Kỷ luật
tích cực
4. Phù hợp với đặc
điểm sự phát triển
của lứa tuổi HS
Nguyên tắc 1. Vì lợi ích tốt nhất của học sinh.
Mọi hành động, biện pháp kỷ luật mà GV áp dụng là
nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho HS để các em có thể
phát huy tốt nhất tiềm năng của mình.
Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể
xác và tinh thần của HS.
Các biện pháp can thiệp phải tập trung, hướng


vào hành vi của HS, không phải để phê phán con
người, nhân cách HS.
Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau
Mọi cách thức kỷ luật khi áp dụng cho dù HS có
muốn hay không mà buộc phải làm theo cũng nên trao đổi
trước, vận động HS hiểu để tạo sự đồng thuận, đồng ý trước
khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện.
Mỗi HS đều trải qua những giai đoạn phát triển
khác nhau. Bằng cách tìm hiểu về các đặc điểm phát triển
của lứa tuổi HS đang đối mặt,cân nhắc kỹ đến các vấn đề
như tính khí, cảm xúc,các kỹ năng xã hội,… khi đó, hành
vi của HS sẽ trở nên dễ hiểu đối với bạn.
Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm sự
phát triển của lứa tuổi HS

3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG PPKLTC
- Đối với học sinh:
+ Có nhiều cơ hội được chia sẻ và bày tỏ, được mọi người
quan tâm hơn.
+ Được tôn trọng, được khích lệ, động viên khiến trẻ tự tin
và yêu thích học tập.
+ Yêu trường lớp, có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết
điểm và sửa chữa.
+ Biết yêu thương và tôn trọng người khác.
+ Được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách.

- Đối với giáo viên:
+ Giảm được áp lực quản lý lớp vì HS hiểu và tự giác chấp
hành kỉ luật.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, GV

được HS.
+ Phát huy hiệu suất quản lý lớp học, nâng cao chất lượng
giáo dục.
+ Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo và đạt được mục
tiêu giáo dục.
+ Hạn chế sai lầm, không vi phạm pháp luật.
- Đối với nhà trường:
+ Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện, an
toàn đối với trẻ em và xã hội.
+ Đào tạo được những công dân tốt, giàu khả năng phục
vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội tương lai.
- Đối với gia đình:
+ Yên tâm, tin tưởng ở nhà trường và giáo viên.
+ Có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
+ Phối hợp tốt với nhà trường để GD con cái.
- Đối với ngành GD:
+ Chất lượng dạy và học được nâng lên;
+ Xây dựng môi trường GD thân thiện, tích cực, hiệu quả.
+ Góp phần xây dựng “ Trường học thân thiện, HS tích
cực”.
- Đối với cộng đồng:
+ Giảm thiểu các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
+ Nâng cao đời sống cộng đồng, gia đình hạnh phúc,

hội phồn vinh.

PHẦN II
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO

DỤC HỌC SINH
I. Đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS tiểu học
1. Sự phát triển về thể chất.
- Sự phát triển về thể chất của trẻ diễn ra tốc độ chậm hơn so
với giai đoạn trước. Chiều cao, cân nặng của HS phát triển
tương đối đồng đều.
- Não bộ của HS tiểu học tăng không đáng kể. Chức năng
các giác quan đạt được sự hoàn thiện rõ rệt.
- Hệ xương tiếp tục phát triển và chưa cốt hoá hoàn toàn.
I. Đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS tiểu học
2. Một số đặc điểm phát triển bình thường của trẻ
từ 6 – 12 tuổi
-
Giai đoạn này trẻ vẫn rất nhạy cảm với việc bị trừng phạt
khi mắc lỗi. Ở lứa tuổi này, trẻ đang tập thích nghi với
trường học. Nếu bị phạt khi mắc lỗi trẻ dễ thu mình, cảm
thấy không an toàn, có thể giảm hứng thú, động cơ học tập
hoặc thậm chí không muốn đi học.
-
Cha mẹ, thầy cô có thể ảnh hưởng đến việc hình thành
sự thiên lệch về mặt văn hóa, thái độ của trẻ, ví dụ như
định kiến, rào cản về giới tình, dân tộc, …
I. Đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS tiểu học
3. Những hành vi tiêu cực của trẻ.
3. 1. Những hành vi tiêu cực của trẻ:
-
Thu hút sự chú ý.
-
Thể hiện quyền lực.
-

Trả đũa.
-
Thể hiện sự không thích hợp.
-
……
I. Đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS tiểu học
3. Những hành vi tiêu cực của trẻ.
3. 2. Người lớn cần ứng xử thế nào trước hành vi
tiêu cực của trẻ.
-
Xác định mục đích sai lệch của hành vi tiêu cực.
-
Thái độ ứng xử của người lớn.
-
Người lớn nên làm gì nếu không trừng phạt.
II. Một số biện pháp áp dụng PPKLTC
1. Áp dụng hệ quả tự nhiên – hệ quả logic
-
Hệ quả tự nhiên là việc để sự việc xảy ra một cách hoàn
toàn tự nhiên, không cần có sự can thiệp của con người.
VD như không ăn cơm sẽ bị đói, không ngủ sẽ bị mệt,…
-
Hệ quả logic là những việc xảy ra đòi hỏi phải có sự can
thiệp của lực lượng khác. VD khi trẻ nghịch ngợm phá
hỏng đồ chơi mới mua thì trong thời gian tới sẽ không
được mua đồ chơi mới hoặc không học bài ở nhà đến lớp
có thể bị điểm kém,…

Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và logic:
- Để dạy cho trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của

bản thân, đồng thời khích lệ trẻ đưa ra những quyết định
có trách nhiệm như làm đầy đủ bài tập về nhà, đi học
đúng giờ…
- Có thể thay thế cho hình thức trừng phạt, nghĩa là trẻ
được tự mình trải nghiệm hậu quả của những hành vi
chưa đúng, do vậy trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm về hành vi
của mình hoặc nếu đó là những hành vi tích cực thì trẻ có
xu hướng lặp lại hành vi đó nhiều lần. Qua đó trẻ sẽ học
được cách ứng xử tốt nhất mà không cần người lớn phải
đánh mắng trẻ.

Để việc áp dụng dùng hệ quả tự nhiên không trở
thành trừng phạt nên lưu ý:
- Không gây nguy hiểm cho trẻ: Hệ quả tự nhiên là cách
để trẻ được trực tiếp trải nghiệm bằng thực tế và nhận ra
kết quả hành vi của mình một cách tự nhiên, nhưng người
lớn phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Không làm ảnh hưởng đến người khác: Chúng ta có thể
giáo dục trẻ bằng chính kết quả hành vi mà trẻ gây ra,
nhưng có thể hành vi đó gây nguy hiểm đến người khác.

Để việc áp dụng dùng hệ quả logic không trở thành
trừng phạt nên lưu ý:
- Người lớn phải tôn trọng trẻ: Nếu người lớn không thể
hiện sự tôn trọng đối với trẻ khi yêu cầu chúng khắc
phục lỗi, mà lại mắng chửi, đe dọa… làm cho trẻ xấu
hổ, sợ hãi thì sẽ là trừng phạt.
- Hệ quả logic phải liên quan tới những hành vi mà trẻ
gây ra.
- Hợp lý: Là sự hợp lý giữa hệ quả logic với hành vi,

hợp lý giữa thái độ của người lớn với những mong
muốn thay đổi ở trẻ.
2. Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật
trong nhà trường và trong lớp học
2.1.Sự cần thiết phải thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật
trong nhà trường:
- Là những điều cần thiết để giáo dục, nuôi dưỡng và
đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho trẻ.
- Giúp trẻ có nề nếp kỷ luật tốt trong học tập và rèn
luyện, sống có trách nhiệm
- Là cơ sở giúp trẻ hiểu những hành vi nào là phù hợp,
những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới
hạn không được vượt qua
2.2. Xây dựng nội quy lớp học phù hợp
Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp
học là cần thiết vì:
- Giúp học sinh hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do
các em đề ra.
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp, nâng cao tinh
thần trách nhiệm của học sinh.
2. Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật
trong nhà trường và trong lớp học
Khi thiết lập nội quy cần lưu ý:
* Phải thỏa mãn được nhu cầu của người lớn và nhu
cầu, mối quan tâm của trẻ
+ Có dựa trên thực tế hay chỉ là cảm xúc của người lớn.
+ Có vì lợi ích của trẻ, giúp trẻ được an toàn, tốt hơn
không.
+ Có giúp trẻ tránh được va chạm, xung đột với người
khác.

+ Có giúp trẻ học cách suy nghĩ, cân nhắc trước khi
hành động.
+ Hệ quả của việc tuân thủ hoặc không tuân thủ nội quy
là gì.
* Khi thiết lập nội quy, việc duy trì củng cố để
thành thói quen cho trẻ là việc rất quan trọng thường
khó hơn cả việc thiết lập nội quy
Một số vấn đề cần lưu ý để duy trì nội quy:
+ Vấn đề đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu.
+ Xây dựng trên yêu cầu của thực tế

×