Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

giao an nnhaf trẻ nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.04 KB, 38 trang )

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN
TUẦN 1
Làm quen, ổn định tổ chức, mở chủ đề
Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/8 đến ngày 24/8/2012
TRẺ TỰU TRƯỜNG ỔN ĐỊNH NỀ NẾP
- Cô huy động trẻ đến lớp.
+ Cô vận động trẻ ra lớp bằng cách: Đến từng nhà gọi kết hợp với trưởng thôn, vận
động phụ huynh đưa con em đến trường đến lớp.
- Làm quen với trẻ.
+ Cô trò chuyện với trẻ về tên của trẻ
- Ổn định nề nếp.
+ Trò chuyện với trẻ đưa trẻ vào nề nếp của lớp.
+ Dạy trẻ thói quen khi ra, vào lớp; Biết chào cô, bố mẹ khi đến lớp và khi ra về.
- Giới thiệu làm quen với cô giáo và các bạn trong lớp.
+ Cô giới thiệu tên cô, cho trẻ nhắc lại tên cô, cô trò chuyện và hỏi tên trẻ.
- Cô vệ sinh và chuẩn bị cơ sở vật chất lớp học, đồ dùng đồ chơi.
+ Cô trang trí lớp sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
- Tập cho trẻ một số thói quen,qui định của lớp.
+ Cô trò chuyện và hướng dẫn trẻ một số thói quen quy định của lớp.
- Cho trẻ làm quen với các góc chơi cuả lớp.
+ Cô giới thiệu cho trẻ tên các góc chơi.
+ Cô trò chuyện về công việc của góc chơi và một số quy định khi chơi ở các góc.
1
TUẦN 2
MỞ CHỦ ĐỀ
Thời gian thực hiện: Từ ngày 27/8 đến ngày 31/8/2012
I. THỂ DỤC SÁNG.
Tập với bài hát “ ồ sao bé không lắc”
ĐT1: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm hai tai nghiêng đầu về hai phía phải trái
ĐT2: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chỉ về phía trước sau đó đổi tay.


ĐT3: Trẻ đứng tự nhiên hai tay chống hông nghiêng người sang hai phía phải
trái
ĐT4: Như động tác 2
ĐT5: Trẻ đứng khom mình hai tay nắm lấy hai đầu gối chụm vào nhau và xoay
khớp gối.
ĐT6: Như động tác2
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Quan sát hoạt động của cô và các bạn ở lớp mần non. (Thứ 2, 4, 6)
Quan sát đồ chơi trong sân chơi (Thứ 3, 5)
1. Mục tiêu:
- Trẻ trò chuyện cùng cô và biết một số hoạt động của cô:
Đón trẻ , quan tâm gần gũi những bạn còn khóc, cho các cháu hát 1số bài hát,chơi đồ
chơi và 1số trò chơi .
- Trẻ biết chào hỏi cô khi đến lớp, khi ra về và chào bố mẹ.
- Trẻ được chơi đồ chơi,được hát.
-Trẻ trò chuyện cùng cô, biết 1 số hoạt động của các bạn và anh chị lớp lớn.
- Trẻ làm quen với tên gọi của một số đồ chơi trong sân chơi (bập bênh, con nhún )
- Trẻ biêt một số qui định khi chơi đồ chơi ngoài trời.
2.Chuẩn bị:
- Một số đồ chơi ở các góc.
- Một số bài hát trong chủ đề.
- Đồ chơi ngoài trời.
3. Hướng dẫn hoạt động.
a.Quan sát hoạt động của cô và các bạn ở lớp mầm non.
-Cô trò chuyện cùng trẻ về công việc hàng ngày của cô ?(trẻ không trả lời được cô
nhắc cho trẻ biết) và cho trẻ nhắc lại cùng cô 2 đến 3 lần.
+ Cô đón trẻ, trao đổi tình hình sức khỏe, tính cách của trẻ khi đến lớp.
+ Cô gần gũi dỗ dành những bạn còn khóc, cùng chơi với các bạn.
+ Cho trẻ chơi đồ chơi và 1số trò chơi đơn giản: Chi chi chành chành, trời tối trời
sáng.

2
+ Cô cho hát 1 số bài: Cả nhà thương nhau, lời chào buổi sáng, trường chúng cháu là
trường mầm non….
=> Cô nhận xét ý trả lời của trẻ và bổ sung thêm 1 số công việc khác của cô.
- Khi đến trường ai đưa các con đi học? (bố, mẹ ông , bà, anh, chị )
- Đến lớp các con được làm gì? (được hát, chơi đồ chơi, )
- Các con còn được xem các anh chị làm gì? (múa hát chuẩn bị cho buổi khai giảng)
=>Cô nhận xét bổ xung thêm cho trẻ về hoạt động của trẻ và của các anh chị lớp lớn.
b.Quan sát đồ chơi trong sân trường.
- Cô cho trẻ đi chơi trong sân trường và giới thiệu cho trẻ biết tên gọi của đồ chơi
ngoài trời, một số qui định khi chơi.
- Cô cho trẻ chơi, quan sát khi trẻ chơi, đảm bảo an toàn khi chơi.
III. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Cô giới thiệu và cho trẻ làm quen với các góc chơi của lớp:
+ Góc thao tác vai (Chơi bế em ,nấu ăn )
+ Góc hoạt động với đồ vật (chơi xếp hình, lắp ráp xây dựng.)
+ Góc nghệ thuật (chơi với đất nặn, bột vẽ, giấy mầu, hát múa )
- Cô nhắc cho trẻ mỗi góc chơi 2-3 lần sau đó cho trẻ nhắc lại theo cô dưới nhiều hình
thức.
- Cô cho trẻ làm quen với đồ chơi ở các góc.
+ Góc bé tập làm người lớn có những đồ chơi gì? (có búp bê, đồ chơi nấu ăn, bác sĩ,
một số loại hoa quả )
+ Góc bé làm kĩ sư có những đồ chơi nào? (có gạch, đồ chơi xếp hình, cây xanh, khối
gỗ ).
+ Góc bé làm nghệ sỹ cô xếp những đồ chơi gì? (đồ chơi âm nhạc: xắc xô, phách tre,
mũ chóp, xoong loan ).
- Cô nhắc đến góc chơi và đồ chơi nào cho trẻ xem và đọc theo cô đồ chơi đó.

I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Cô giới thiệu tên chủ đề: Bé và các bạn

- Cô trang trí tranh, ảnh trong chủ đề.
- Trò chuyện về nội dung sẽ học trong chủ đề: Bài hát, bài thơ, trò chơi, đồng dao.
* Làm quen với nề nếp.
+ Đi học đúng giờ, đến lớp chào cô chào các bạn.
+ Trong lớp phải trật tự không nói chuyện, nghe lời cô giáo, không khóc nhè.
+ Trẻ mạnh dạn, không sợ sệt, thích chơi đồ chơi và ý thức khi chơi
+ Giữ gìn đồ dùng đồ chơi đoàn kết khi chơi, lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân gọn gàng.
3
+ Ra vào lớp phải xin phép.
+ Cô tiếp tục rèn cho trẻ cách đi vệ sinh đúng nơi qui định.
+ Cô hát cho trẻ nghe bài: Trường chúng cháu là trường mần non và 1 số bài hát về
trường mầm non.
+ Khuyến khích trẻ hát cùng cô
+ Cô trò chuyện cùng trẻ về trường, lớp mình.
* Cô đọc và cho trẻ làm quen với bài thơ: Bạn mới
+ Cô giới thiệu tên bài thơ, cho trẻ biết nội dung bài thơ và cho trẻ đọc bài thơ dưới
nhiều hình thức.
+ Cô tổ chức vui nhộn thu hút nhiều trẻ.
+ Khuyến khích và động viên trẻ.
4
TUẦN 3
Nhánh 1: BÉ VÀ CÁC BẠN
Thời gian thực hiện: Từ ngày 3/9 đến ngày 7/9/2012.
I. THỂ DỤC SÁNG.
* Động tác hô hấp.
+ Gà gáy sáng
* Động tác tay.
+ Hai tay đưa về phía trước, đưa về phía sau
* Động tác bụng.

+ Cúi người xuống , đứng thẳng người lên.
* Động tác chân.
+ Bật tại chỗ.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
QUAN SÁT: Cây mía (thứ 2, 4, 6)
HOẠT ĐỘNG: Hoạt động dạo chơi quanh lớp (thứ 2, 5)
TCVĐ: Gieo hạt, cỏ thấp cây cao.
CTD : Chơi với phấn , hột hạt.
1. Mục tiêu :
+ Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của cây mía
+ Kĩ năng: Rèn khả năng chú ý quan sát và phát triển vốn từ
+ Thái độ : Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây và giữ gìn vệ sinh chung
2 Chuẩn bị:
- Cây mía, hột hạt , phấn
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ 1 QUAN SÁT: Cây miá:
- Cô cho trẻ quan sát cây mía và hỏi trẻ :
Cây gì đây?(trẻ trả lời)
Đây là “Cây mía” cô cho trẻ nói theo cô 3-4 lần
Cây mía có những phần nào? (gốc, thân , ngọn)
Cây mía có màu gì? (màu vàng)
Thân cây mía như thế nào? (trẻ trả lời)
Thân cây mía có nhiều đốt
Lá mía có màu gì? (màu xanh)
Lá mía dài có màu xanh
Ăn mía có vị gì? (ngọt)
Khi ăn mía ta phải làm gì? (bóc vỏ )
=> Cô tóm tắt lại đặc điểm của cây mía.
- Cô giáo dục trẻ ích lợi của mía và hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ.
5

*HĐ 2. HOẠT ĐỘNG: Dạo chơi quanh lớp:
- Cô cho trẻ biết nội dung hôm nay trẻ được hoạt động .
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “khúc dạo chơi”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về những gì trẻ thấy được khi dạo chơi( thấy đồ chơi ngoài
trời, bồn hoa )
- Cô trò chuyện để trẻ biết thêm về tên gọi của một số đồ chơi ngoài trời và đảm bảo
an toàn khi chơi đồ chơi ngoài trời.
=> Cô nhận xét ý trả lời của trẻ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh chung
*HĐ 3.TCVĐ: Gieo hạt, cỏ thấp cây cao
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần
*HĐ 4. CTD: Chơi với phấn, hột hạt
- Cô cho trẻ chơi cô quan sát hướng dẫn trẻ chưa biết chơi
- Cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ

III. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
Góc thao tác vai: Bế em, ru em ngủ.
Góc hoạt động với đồ vật: (chơi xếp hình, lắp ráp xây dựng.)
Góc vận động: Chơi với ô tô, bóng.
a. Mục tiêu:.
- Trẻ biêt sử dụng 1 số nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi ở các góc để xếp hình thành
công trình với sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô .
- Có 1 số thao tác khi chơi với búp bê : cách bế em, chăm sóc em khi cho em ăn, ru
em ngủ
- Trẻ biết chơi với bóng, ô tô dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo: Biết dùng xe
để chở hàng, nguyên vật liệu , biết lăn bóng, tung bóng
- Trẻ biêt giữ gìn đồ dùng đồ chơi, lấy và cất đúng nơi qui định với sự giúp đỡ của cô.
- Không quăng ném đồ chơi, đoàn kết khi chơi không tranh giành đồ chơi của bạn.


b.Chuẩn bị.
- Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc: Hột hạt, vỏ hến, sỏi.
- Búp bê, đồ chơi nấu ăn,
- Ô tô, bóng.
c.Tổ chức hoạt động.
* Thảo luận đầu giờ:
- Cô hỏi trẻ tên góc chơi: Trẻ không nhắc được cô nhắc lại và yêu cầu trẻ nhắc lại theo
cô.
- Cô giới thiệu tên trò chơi ở các góc: Bế em, ru em ngủ, chơi xếp hình, lắp ráp xây
dựng.)
- Cô trò chuyện về đồ dùng đồ chơi ở các góc :
6
+ Góc bé là kĩ sư Có những đồ chơi gì? (hột hạt, sỏi, vỏ hến )
+ Góc bé là người lớn có những đồ chơi nào?( có búp bê, đồ chơi nấu ăn )
+ Góc bé nào khéo hơn cô có đồ dùng gì? ( có bóng, ô tô, )
- Góc bé là kĩ sư các con sẽ làm gì?( dùng hột hạt để xếp thành nhà, đường đi.)
- Chơi búp bê các con chơi thế nào? (bế em nhẹ nhàng, dỗ dành em khi em khóc, cho
em ăn, ru em ngủ, nấu và cho em ăn ).
- Khi chơi với bóng, ô tô chơi như thế nào? (Lấy xe để chở hàng, lăn bóng, tung
bóng )
- Khi chơi các con phải như thế nào? ( phải đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của
nhau, không quăng ném đồ chơi, lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định.)
=>Trẻ chưa biết cô cho trẻ nhắc lại nhiều lần: Tâp thể, cá nhân.Trẻ chưa quen cô
hướng trẻ vào góc chơi
- Trẻ về góc chơi của mình, và tự lấy đồ chơi.
* Quá trình chơi.
-Trẻ về góc chơi , cô quan sát và giúp đỡ trẻ 2-3 lần cho trẻ thành thạo.
- Khi trẻ chơi cô trò chuyện để trẻ biết thêm về trò chơi.
* Kết thúc quá trình chơi.
-Cô nhận xét 1 - 2 nhóm chơi, động viên và nhắc trẻ chơi tốt hơn ở các giờ chơi.

IV. HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI
- Trò chơi: Bạn nào hát ( Thứ 3)
- Cô giới thiệu trò chơi
a. Mục tiêu
- Phát triển tai nghe, phân biệt giọng hát của bạn, nhận ra số lượng bạn hát.
b. Chuẩn bị
- Mũ chóp kín
c. Cách chơi
- Gọi cháu A lên, đầu đội mũ chóp kín mắt.
- Gọi cháu B đứng tại chỗ hát. Đố cháu A nói tên bạn hát ? Mấy bạn hát.
- Tăng dần số lượng trẻ hát 2, 3 trẻ.
d. Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3, 4 lần.

Thứ 2 ngày 3 tháng 9 năm 2012
HĐH: Thể dục
Đề tài: Đi có mang vật trên tay
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Trẻ tập được bài tập theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, không sợ sệt.
7
- Trẻ biết thực hiện theo cô bài tập phát triển chung.
- Biết trò chuyện cùng cô về những hoat động của trường.
2. Kĩ năng
- Rèn sự khéo léo khi thực hiện bài tập.
3. Thái độ
- Trẻ biết đoàn kết khi chơi.
II. Chuẩn bị.
- Túi cát 10 - 15 túi.

- Bóng 5 - 7 quả.
- Cờ làm đích
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
* HĐ1: Cô trò chuyện với trẻ
- Cô hỏi trẻ: Chúng mình đến trường có
thấy vui không?
- Đến trường chúng mình thấy các anh chị
được cô giáo dạy gì?
- Chúng mình có thích được học và vui
chơi như các anh chị lớp lớn không nào?
- Cô nhận xét và dẫn dắt vào bài.
* HĐ2: Khởi động
- Cho trẻ làm thành đoàn tàu
- Cho trẻ đứng vòng tròn tập bài tập: Bé
tập thể dục.
* HĐ3: Trọng động
- Cô giới thiệu bài thể dục: Đi có mang
vật trên tay.
- Cô hướng dẫn cho trẻ quan sát
- Lần 1: Không phân tích
- Lần 2 : Cô thực hiện kết hợp phân tích
động tác.
+ Tư thế chuẩn bị : cô đứng tự nhiên
trước vạch, tay cầm túi cát khi có hiệu
lệnh “ đi” thì bước đi tự nhiên tay cầm túi
cát đưa thẳng về phía trước mặt, bước đến
khi đến đích cô đặt ở phía trước thì dừng
lại.
- Cô thực hiện lần 3.

* Trẻ thực hiện
- Cô cho 2-3 trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn
lên thực hiện mẫu
Hđ của trẻ( Dự kiến câu trả lời)
- Có ạ
- Được cô dậy hát, đọc thơ,kể
chuyện,được vui chơi
- Có ạ
- Trẻ quan sát cô thực hiện
- 2, 3 trẻ lên thực hiện mẫu
- lần lượt trẻ lên thực hiện
8
- Trẻ thực hiện mẫu cô quan sát giúp đỡ
trẻ để trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của
bài tập.
- Cho lần lượt trẻ lên thực hiện .
- Trẻ thực hiện cô quan sát và động viên
trẻ kịp thời.
- Cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần.
* HĐ4: Kết thúc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đuổi
theo bóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô lăn bóng ( hoặc vật lăn
được) về phía trước và nói “ lên lấy bóng
cho cô nào”. Để khuyến khích trẻ bò và đi
nhanh về phía trước. Cô đi lên cùng với
trẻ để lăn bóng tiếp khoảng 4-5m thì cô
cho trẻ nhặt bóng lên đưa cho cô rồi lại
chơi tiếp. Để trẻ thích thú, khi trẻ bò hoặc

đi lên lấy bóng,cô vừa vỗ tay vừa nói
“Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên!”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
* Hồi tĩnh: cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2
vòng.
- trẻ tham gia chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài thơ: Bạn mới
- Cô giới thiệu bài thơ và đọc cho trẻ nghe 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc theo cô dưới nhiều hình thức.
- Trẻ đọc cô nhận xét động viên trẻ.
- Cả lớp đọc lại một lần
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY






9
Thứ 3 ngày 4 tháng 9 năm 2012.
HĐH: Văn học
Để tài : Bạn mới ( Thơ)
I. Mục Tiêu:.
1. Kiến thức
- Trẻ biết được nội dung bài thơ, hiểu được ý nghĩa của bài thơ qua giảng giải của cô.
- Đọc theo cô được cả bài, đọc to.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ đọc được theo cô, đọc to, rõ lời.

3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết, giúp đỡ nhau.
II. Chuẩn bị.
- Tranh chữ to.
III.Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện về các bạn trong lớp.
- Cô hỏi trẻ về tên lớp, tên các bạn trong
lớp ?
- Chúng mình chơi với nhau phải như thế
nào?
=> Cô nhận xét và dẫn dắt vào bài.giới
thiệu tên bài thơ: Bạn mới của chú Nhược
Thủy.
* HĐ2: Cô đọc mẫu
- Cô giới thiệu bài thơ: Bạn mới do chú
Nhược Thủy sáng tác.
- Cô đọc mẫu bài thơ 1-2 lần.
- Cô đọc thể hiện tình cảm của bài thơ.
- Lần 1 đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu
bộ.
“ Bạn mới đến trường
Hãy còn nhút nhát
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười
Cô khen đoàn kết”
- Lần 2 đọc kết hợp xem tranh.
* HĐ3: Giảng giải, đàm thoại, trích dẫn
- Cô hỏi cô vừa đọc cho lớp mình nghe

bài thơ gì?do ai sáng tác?
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Chơi với nhau phải đoàn kết
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Bài thơ: Bạn mới
- Do chú: Nhược Thủy sáng tác
10
- Bài thơ nói đến ai?
- Các bạn đến lớp vẫn còn làm sao?
- Cô trích đọc : Bạn mới đến trường
Vẫn còn nhút nhát
- Bạn nhỏ đã làm gì?
- Cô trích đọc : Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
- Bạn nhỏ đã được cô giáo khen điều gì?
- Cô trích đọc: Cô thấy cô cười
Cô khen đoàn kết
- Cô đọc bài thơ lần 3: khuyến khích trẻ
đọc cùng cô.
- Cô nói: Bài thơ nhắc chúng mình là khi
chơi chúng mình phải đoàn kết, thương
yêu giúp đỡ nhau, biết rủ nhau cùng chơi.
* HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc theo tổ
- Cho trẻ đọc theo nhóm
- Đọc cá nhân
- Trẻ đọc, cô lắng nghe sửa sai cho trẻ,
khuyến khích trẻ đọc to rõ ràng.
* Trò chơi :“Tìm bạn”
- Cô giới thiệu trò chơi

- Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi
có hiệu lệnh “ Tìm bạn” trẻ tìm lấy bạn
của mình.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
*HĐ5: Kết thúc
Cho trẻ ra chơi.
- Nói về các bạn mới đến trường
- Các bạn đến trường vẫn còn nhút nhát
- Bạn đến rủ bạn cùng chơi
- Cô khen đoàn kết
- Trẻ đọc theo tổ 2-3 lần
- Đọc theo nhóm 2-3 nhóm
- 3,4 trẻ lên đọc
- Trẻ chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Đọc bài thơ: Bạn mới
- Cô giới thiệu bài thơ và cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức.
- Cô nhận xét động viên trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY





11
Thứ 4 ngày 5 tháng 9 năm 2012.
HĐH: Nhận biết
Đề tài: Tên mình, tên bạn trong lớp
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi của mình, tên của một số bạn trong lớp
- Biết trò chuyện cùng cô, hứng thú chơi trò chơi, lắng nghe và hưởng ứng khi cô hát.
2. Kĩ năng
- Phát triển thêm vốn từ, sự ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ đoàn kết với nhau, không đánh và tranh giành đồ chơi của nhau.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về các bạn đang vui chơi
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Hát “Vui đến trường”
- Cô vừa cho lớp mình hát bài gì?
- Chúng mình có thích đến trường không
nào?
- Cô nhận xét và dẫn dắt vào bài
* HĐ2: Trò chuyện về tên trẻ và tên các
bạn trong lớp.
- Cô gọi 2,3 trẻ lên giới thiệu tên của
mình.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên của bạn và giới
thiệu luôn tên của các bạn trong lớp.
- Cô tổ chức hỏi tên trẻ bằng nhiều hình
thức: Hỏi cá nhân, hỏi theo tổ, gọi nhóm
trẻ lên giới thiệu tên mình và các bạn
trong nhóm.
- Cô nhận xét và bổ sung thêm.
- Cô nhắc trẻ khi chơi với nhau phải đoàn
kết không đánh nhau và tranh giành đồ
chơi của nhau.
* HĐ3: Trò chơi “ Tìm bạn”

- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* HĐ4: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học cho trẻ hát và nhẹ
nhàng ra chơi
- Trẻ hát cùng cô
- Bài hát “ Vui đến trường”
- Có ạ
- Trẻ lên giới thiệu tên mình
- Trẻ nhắc lại tên của mình và tên các bạn
2, 3 lần
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô: Cá
nhân trẻ giới thiệu, 1-2 nhóm giới thiệu
tên các bạn trong nhóm, và giới thiệu theo
tổ.
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ nhẹ nhàng ra chơi
12
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài hát: Biết vâng lời mẹ.
- Cô giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe 2-3 lần.
- Cho trẻ hát dưới nhiều hình thức.
- Trẻ hát, cô lắng nghe và động viên trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY





Thứ 5 ngày 6 tháng 9 năm 2012.

HĐH : Âm nhạc
Đề tài: Nghe hát “Biết vâng lời mẹ “( TT)
Vận động theo nhạc: Đi 1-2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Trẻ lắng nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát theo gợi ý của cô và hát cùng cô.
- Trẻ biết vận động theo nhạc bài hát: Đi một hai
- Biết chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ tính tự tin,mạnh dạn
3. Thái độ
- Trẻ ngoan ngoãn khi học, biết nghe lời cô giáo và bố mẹ.
II. Chuẩn bị
- Cô chuẩn bị bài hát của cô
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện
- Cô hỏi về gia đình trẻ
- Gia đình con có ai?
- Bố, mẹ có yêu các con không?
- Vậy yêu bố mẹ chúng mình phải làm gì?
- Cô nhận xét và dẫn dắt vào bài
* HĐ2: Nghe hát
- Cô giới thiệu bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần, hát kết hợp
- Trẻ trò chuyện về gia đình mình
- Trẻ lắng nghe cô hát
13
cử chỉ điệu bộ
- Trò chuyện về nội dung bài hát

- Trẻ trả lời cô nhận xét, bổ sung.
- Cô hát 1 lần và giới thiệu bài trẻ vận
động.
* HĐ3: Vận động theo nhạc bài hát: Đi
một hai, Nhạc và lời: Đoàn phi
- Cô thực hiện 2-3 lần
- Cho trẻ thực hiện
* HĐ4: Kết thúc
- Kết thúc cô nhận xét và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ quan sát cô thực hiện và thực hiện
theo cô
- Trẻ nhẹ nhàng ra chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen HĐVĐV: Xâu vòng
- Cô giới thiệu hoạt động và thực hiện cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ thực hiện, trẻ thực hiện cô quan sát và giúp đỡ trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY






Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2011
HĐH : Hoạt động với đồ vật
Đề tài: Xâu vòng mầu đỏ tặng bạn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết xâu vòng theo yêu cầu của cô

- Trẻ nhận biết được một số mầu sắc cơ bản gần gũi: xanh, đỏ, vàng
2.Kĩ năng
- Rèn khả năng quan sát, gh nhớ và tính kiên trì ở trẻ.
3. Thái độ
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình.
- Đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn
II. Chuẩn bị
- Hạt vòng và dây để xâu
- Chiếu: 3 - 4 cái
14
- Rổ đựng vòng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện
- Cho trẻ trốn cô
- Cô có gì đây?
- Hạt vòng dùng để làm gì?
- Cô nhận xét ý trả lời của trẻ và cho trẻ
biết xâu vòng để tặng bạn búp
* HĐ2: Cô xâu mẫu
- Cô giơ mẫu đã xâu trước cho trẻ quan
sát.
- Cô đã xâu được gì đây?
- Vòng cô xâu có mầu gì?
- Cô nhận xét và bổ sung thêm cho trẻ
* Cô hướng dẫn trẻ xâu
- Cô dùng dây luồn vào lỗ của hạt vòng,
cứ như vậy cô xâu gần hết dây thì cô buộc
sợi dây lại.
* HĐ3: Cho trẻ thực hành

- Trẻ xâu vòng, cô quan sát và động viên
trẻ.
* HĐ4: Kết thúc
- Cô cho trẻ giơ sản phẩm của mình và
cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét chung
- Cho trẻ lên đeo vòng cho búp bê.
- Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Trẻ trốn cô
- Có hạt vòng
- Để xâu thành vòng
- Cô xâu được vòng đeo cổ
- Vòng có màu đỏ
- Trẻ quan sát cô xâu vòng
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giơ sản phẩm lên và nhận xét
- Trẻ tặng vòng cho búp bê
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Vui chơi văn nghệ
- Cô tổ chức cho trẻ hát đọc thơ và những trò chơi có trong chủ đề.
+ Hát: Đi một hai
+ Thơ: Bạn mới
+ Trò chơi: Tìm bạn.
- Cô tổ chức vui vẻ, thu hút nhiều trẻ tham gia.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.




15

TUẦN 4
Nhánh 2: BÉ BIẾT NHIỀU THỨ
Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/9 đến ngày 14/9/2012.


I - THỂ DỤC SÁNG:
Bài : Nào chúng ta cùng tập thể dục.
+ ĐT1: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm hai tai nghiêng đầu về hai phía phải trái
+ ĐT2: Trẻ đứng tự nhiên 1 tay đưa tay thẳng về phía trước sau đó đổi tay
+ ĐT3: Trẻ đứng tự nhiên hai tay chống hông nghiêng người sang hai phía
phải trái
+ ĐT4: Như động tác 2
+ ĐT5: Trẻ đứng khom mình hai tay nắm lấy hai đầu gối chụm vào nhau và xoay
khớp gối
+ ĐT6: Như động tác2
II HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Quả bưởi (thứ 2,4,6)
HĐ: Hoạt động dao chơi nhặt lá (thứ 2,5)
TCVĐ: Gieo hạt, đuổi bóng lộn cầu vồng, cỏ thấp cây cao, dung dăng dung dẻ
Chơi tự do: Chơi với phấn, hột hạt, lá cây, cát, sỏi
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của quả bưởi.
- Trẻ biết nhặt lá đổ đúng nơi quy định
- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý quan sát và khả năng lao động
-Thái độ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây và giữ gìn vệ sinh chung
2. Chuẩn bị::
_Quả bưởi,hột hạt lá ,sỏi,phấn
3. Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Quan sát quả bưởi:
- Cô cho trẻ quan sát quả bưởi và hỏi trẻ :

- Quả gì đây? (trẻ trả lời)
- Đây là quả bưởi, cô cho trẻ nói theo cô 3 - 4 lần.
- Quả bưởi có những phần nào? (quả bưởi co cuống, lá, quả)
- Qủa bưởi có màu gì? (màu vàng)
- Vỏ bưởi nhẵn hay sần sùi? (trẻ sờ và trả lời)
- Khi ăn bưởi ta phải làm gì?(bóc vỏ, bỏ hạt)
- Cô giáo dục trẻ ích lợi của quả bưởi và hưống dẫn trẻ biết cách chăm sóc và bảo
vệ cây.
* HĐ2: Hoạt động dạo chơi nhặt lá:
* Hoạt động: Nhặt lá cây
- Cô cho trẻ biết nội dung hôm nay trẻ được hoạt động .
16
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “khúc dạo chơi”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về những gì trẻ thấy được khi nhặt lá vàng trong sân
trường.
- Cô trò chuyện và nhắc trẻ nhặt lá bỏ vào đúng xô rác đảm bảo vệ sinh .
* Trò chơi vận động: Gieo hạt,đuổi bóng lộn cầu vồng cỏ thấp cây cao,dung dăng
dung dẻ
Cô giới thiệu tên trò chơi ,cách chơi
-Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi( mỗi trò chơi tổ chức chơi
3,4 lần)
* Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi quan sát và đảm bảo an toàn khi trẻ chơi.
3. Kết thúc: Cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ
III. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
Góc hoạt động với đồ vật: Xếp nhà, đường đi,xâu vòng.
Góc thao tác vai: Bế em, ru em ngủ.
Góc thư viện : Xem sách, tranh, hát bài hát
a.Yêu cầu.
-Trẻ biêt sử dụng 1số nguyên vật liệu , đồ dùng đồ chơi ở các góc để xếp thành công

trình với sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô .
-Có 1 số thao tác khi chơi với búp bê : cách bế em,chăm sóc em khi cho em ăn,ru em
ngủ
-Trẻ biết xem sách dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo: cầm sách bằng 2
tay,không cúi sát mắt khi xem sách, giở sách nhẹ nhàng không làm rách sách
-Trẻ biêt giữ gìn đồ dùng đồ chơi,lấy và cất đúng nơi qui định với sự giúp đỡ của cô.
-Không quang ném đồ chơi,đoàn kết khi chơi không tranh giành đồ chơi của bạn.
b.chuẩn bị.
-Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc: Hột hạt,gạch,cây xanh.
-Búp bê,đồ chơi nấu ăn,
-Tranh ảnh,sách truyện có những hình ảnh đẹp rõ ràng.
c.Tổ chức hoạt động.
* Thảo luận đầu giờ:
-Cô hỏi trẻ tên góc chơi:Trẻ không nhắc được cô nhắc lại và yêu cầu trẻ nhắc lại theo
cô.
-Cô giới thiệu tên trò chơi ở các góc: xếp lớp học,bế em,xem sách.
-Cô trò chuyện về đồ dùng đồ chơi ở các góc :
+Góc hoạt động vơí đồ vật Có những đồ chơi gì? (hột hạt, )
- Góc này các con sẽ làm gì?( dùng hột hạt để xếp thành hình lớp học.)
+Góc thao tác vai có những đồ chơi nào?( có búp bê,đồ chơi nấu ăn )
-Chơi vơi búp bê các con chơi thế nào? (bế em nhẹ nhàng,dỗ dành em khi em
khóc,cho em ăn, ru em ngủ,nấu và cho em ăn ).
+Góc thư viện cô có đồ dùng gì? ( có tranh ảnh,sách truyện, )
17
-Khi xem sách các con xem như thế nào? (lật trang sách nhẹ nhàng,phải giữ gìn
sách,không làm rách sách,quăn sách,không cúi sát mặt khi xem sách )
-Khi chơi các con phải như thế nào? ( phải đoàn kết,không tranh giành đồ chơi của
nhau,không quăng ném đồ chơi,lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định.)
=>Trẻ chưa biết cô cho trẻ nhắc lại nhiều lần: Tâp thể,cá nhân.Trẻ chưa quen cô
hướng trẻ vào góc chơi

-Trẻ về góc chơi của mình,và tự lấy đồ chơi.
* Quá trình chơi.
-Trẻ về góc chơi ,cô quan sát và giúp đỡ trẻ 2-3 lần cho trẻ thành thạo.
-Khi trẻ chơi cô trò chuyện để trẻ biết thêm về trò chơi.
* Kết thúc quá trình chơi.
-Cô nhận xét 1-2 nhóm chơi,động viên và nhắc trẻ chơi tốt hơn ở các giờ chơi.
IV-TRÒ CHƠI MỚI:
1. Trò chơi “Con bọ dừa” ( Thứ 2)
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cách chơi: Lời cô đọc khi chơi
Bọ dừa mẹ đi trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng kèo
Bọ dừa kêu “ối ! ối”
- Cô làm “ bọ dừa mẹ” bò đi trước, trẻ làm “ bọ dừa con” bò theo bọ dừa mẹ và bọ
dừa con vừa bò trên sàn, vừa đọc lời trò chơi khi đọc đến câu thứ 3 cả cô và cháu ngã
ra sàn nằm ngửa hai chân đạp vào không khí và kêu “ ối ! ối !
- Cô chơi cùng trẻ và tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần.
Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2012
HĐH: Thể dục
Đề tài: Đi có mang vật trên tay
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Trẻ tập được bài tập theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, không sợ sệt.
- Trẻ biết thực hiện theo cô bài tập phát triển chung.
- Biết trò chuyện cùng cô về những hoat động của trường.
2. Kĩ năng
- Rèn sự khéo léo khi thực hiện bài tập.
3. Thái độ

- Trẻ biết đoàn kết khi chơi.
II. Chuẩn bị.
18
- Túi cát 10 - 15 túi.
- Bóng 5 - 7 quả.
- Cờ làm đích
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
* HĐ1: Cô trò chuyện với trẻ
- Cô hỏi trẻ: Chúng mình đến trường có
thấy vui không?
- Đến trường chúng mình thấy các anh chị
được cô giáo dạy gì?
- Chúng mình có thích được học và vui
chơi như các anh chị lớp lớn không nào?
- Cô nhận xét và dẫn dắt vào bài.
* HĐ2: Khởi động
- Cho trẻ làm thành đoàn tàu
- Cho trẻ đứng vòng tròn tập bài tập: Bé
tập thể dục.
* HĐ3: Trọng động
- Cô giới thiệu bài thể dục: Đi có mang
vật trên tay.
- Cô hướng dẫn cho trẻ quan sát
- Lần 1: Không phân tích
- Lần 2 : Cô thực hiện kết hợp phân tích
động tác.
+ Tư thế chuẩn bị : cô đứng tự nhiên
trước vạch, tay cầm túi cát khi có hiệu
lệnh “ đi” thì bước đi tự nhiên tay cầm túi

cát đưa thẳng về phía trước mặt, bước đến
khi đến đích cô đặt ở phía trước thì dừng
lại.
- Cô thực hiện lần 3.
* Trẻ thực hiện
- Cô cho 2-3 trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn
lên thực hiện mẫu
- Trẻ thực hiện mẫu cô quan sát giúp đỡ
trẻ để trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của
bài tập.
- Cho lần lượt trẻ lên thực hiện .
- Trẻ thực hiện cô quan sát và động viên
trẻ kịp thời.
- Cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần.
Hđ của trẻ( Dự kiến câu trả lời)
- Có ạ
- Được cô dậy hát, đọc thơ,kể
chuyện,được vui chơi
- Có ạ
- Trẻ quan sát cô thực hiện
- 2, 3 trẻ lên thực hiện mẫu
- lần lượt trẻ lên thực hiện
19
* HĐ4: Kết thúc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đuổi
theo bóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô lăn bóng ( hoặc vật lăn
được) về phía trước và nói “ lên lấy bóng
cho cô nào”. Để khuyến khích trẻ bò và đi

nhanh về phía trước. Cô đi lên cùng với
trẻ để lăn bóng tiếp khoảng 4-5m thì cô
cho trẻ nhặt bóng lên đưa cho cô rồi lại
chơi tiếp. Để trẻ thích thú, khi trẻ bò hoặc
đi lên lấy bóng,cô vừa vỗ tay vừa nói
“Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên!”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
* Hồi tĩnh: cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2
vòng.
- trẻ tham gia chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài thơ: Bạn mới
- Cô giới thiệu bài thơ và đọc cho trẻ nghe 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc theo cô dưới nhiều hình thức.
- Trẻ đọc cô nhận xét động viên trẻ.
- Cả lớp đọc lại một lần
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY





Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2012.
HĐH: Văn học
Để tài : Bạn mới ( Thơ)
I. Mục Tiêu:.
1. Kiến thức
- Trẻ biết được nội dung bài thơ, hiểu được ý nghĩa của bài thơ qua giảng giải của cô.
- Đọc theo cô được cả bài, đọc to.

2. Kĩ năng
20
- Rèn cho trẻ đọc được theo cô, đọc to, rõ lời.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết, giúp đỡ nhau.
II. Chuẩn bị.
- Tranh chữ to.
III.Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
(Dự kiến câu trả lời)
* HĐ1: Trò chuyện về các bạn trong lớp.
- Cô hỏi trẻ về tên lớp, tên các bạn trong
lớp ?
- Chúng mình chơi với nhau phải như thế
nào?
=> Cô nhận xét và dẫn dắt vào bài.giới
thiệu tên bài thơ: Bạn mới của chú Nhược
Thủy.
* HĐ2: Cô đọc mẫu
- Cô giới thiệu bài thơ: Bạn mới do chú
Nhược Thủy sáng tác.
- Cô đọc mẫu bài thơ 1-2 lần.
- Cô đọc thể hiện tình cảm của bài thơ.
- Lần 1 đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu
bộ.
“ Bạn mới đến trường
Hãy còn nhút nhát
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười

Cô khen đoàn kết”
- Lần 2 đọc kết hợp xem tranh.
* HĐ3: Giảng giải, đàm thoại, trích dẫn
- Cô hỏi cô vừa đọc cho lớp mình nghe
bài thơ gì?do ai sáng tác?
- Bài thơ nói đến ai?
- Các bạn đến lớp vẫn còn làm sao?
- Cô trích đọc : Bạn mới đến trường
Vẫn còn nhút nhát
- Bạn nhỏ đã làm gì?
- Cô trích đọc : Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
- Bạn nhỏ đã được cô giáo khen điều gì?
- Cô trích đọc: Cô thấy cô cười
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Chơi với nhau phải đoàn kết
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Bài thơ: Bạn mới
- Do chú: Nhược Thủy sáng tác
- Nói về các bạn mới đến trường
- Các bạn đến trường vẫn còn nhút nhát
- Bạn đến rủ bạn cùng chơi
- Cô khen đoàn kết
21
Cô khen đoàn kết
- Cô đọc bài thơ lần 3: khuyến khích trẻ
đọc cùng cô.
- Cô nói: Bài thơ nhắc chúng mình là khi
chơi chúng mình phải đoàn kết, thương
yêu giúp đỡ nhau, biết rủ nhau cùng chơi.

* HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc theo tổ
- Cho trẻ đọc theo nhóm
- Đọc cá nhân
- Trẻ đọc, cô lắng nghe sửa sai cho trẻ,
khuyến khích trẻ đọc to rõ ràng.
* Trò chơi :“Tìm bạn”
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi
có hiệu lệnh “ Tìm bạn” trẻ tìm lấy bạn
của mình.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
*HĐ5: Kết thúc
Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ đọc theo tổ 2-3 lần
- Đọc theo nhóm 2-3 nhóm
- 3,4 trẻ lên đọc
- Trẻ chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Đọc bài thơ: Bạn mới
- Cô giới thiệu bài thơ và cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức.
- Cô nhận xét động viên trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY






Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2011.


HĐH: NHẬN BIẾT
Đề tài : Tên một số bộ phận cơ thể
(Mắt ,mũi ,miệng ,chân ,tay)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và phân biệt được một số bộ phận cơ thể: mắt, mũi
miệng, tay, chân
22
2. Kỹ năng: Trẻ tập trả lời một số câu hỏi cái gì đây? để làm gì?
3.Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
II- Chuẩn bị:
Tranh vẽ cơ thể bé
III -Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
(Dự kiến câu trả lời)
1HĐ1: Gây hứng thú
Cô cho trẻ chơi trò chơi :Dấu tay”
Dấu tay
Tay đâu
2HĐ2. Nhận biết một số bộ phận cơ thể:
- Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với một
số bộ phận cơ thể
- Cô treo tranh vẽ cơ thể bé và hỏi:
? Tranh vẽ gì
- Cô chỉ vào từng bộ phận và hỏi cái gì đây?
- Cô giới thiệu đây là mắt (cho trẻ nói theo cô
2-3 lần)
- Mắt để làm gì?
- Đây là gì?
- Mũi để làm gì?

- Đây là cái gì?
- Cái miệng để làm gì?
- Cái gì đây?
- Tay để làm gì?
- Cái gì đây?
- Chân để làm gì
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,
dạy trẻ cách rửa tay
3.HĐ3: Nghe đọc thơ: Cô dạy
Cô đọc bài thơ cho trẻ nghe 1- 2 lần
4.HĐ4: Kết thúc: cô nhận xét giờ học
- trẻ giơ tay ra
- trẻ trả lời
- mắt để nhìn
- mũi
- mũi để thở ,ngửi
-miệng
- miệng để ăn ,nói,…
- cái tay
- tay cầm bút ,tay làm
việc…
- cái chân
- chân để đi
- Trẻ nghe cô đọc thơ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen bài hát: Búp bê
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Búp bê” 2-3 lần.
Cô hát cùng trẻ 2-3 lần
Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân, cô chú ý sửa sai cho trẻ
Cô hỏi tên bài hát


23
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2012
HĐH: Âm nhạc
Đề tài: Dạy hát: Búp bê(TT)
TC: Bạn nào hát
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát được theo cô từ đầu đến hết bài hát, hát đúng giai điệu bài hát.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn hát rõ ràng cho trẻ.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ ngoan chăm học, đi học không khóc.
II-Chuẩn bị:
- Mũ chóp kín
III-Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú:
Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bạn mới”
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Cô thấy các con dạo này rất là ngoan đi học
không còn khóc nhè nữa và chơi với nhau rất
đoàn kết .

Hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “Búp bê”
nhạc và lời Mộng Lợi Chung
HĐ2: Dạy hát:
*Cô hát mẫu trước 2 lần
- Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
- Ai sáng tác?
=> Cô tóm tắt nội dung bài hát
*Dạy trẻ hát
- Cô cho cả lớp hát cùng cô 3 - 4 lần
- Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân, cô
chú ý sửa sai
- trẻ lắng nghe
- Bài thơ: Bạn mới
- trẻ lắng nghe
- Búp bê
Mộng Lợi Chung
- Trẻ hát
24
HĐ3 Trò chơi : Bạn nào hát
- Cô nói cách chơi - luật chơi
- Cô cho trẻ chơi, cô quan sát hướng dẫn
động viên trẻ.
HĐ4: Kết thúc:Cô nhận xét
trẻ chơi 3-4 lần
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài hát: Búp bê.
* Làm quen HĐVĐV: Xếp đường đi
- Cô giới thiệu hoạt động và thực hiện cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ thực hiện, trẻ thực hiện cô quan sát và giúp đỡ trẻ.


ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2012

HĐH: Hoạt động với đồ vật
Đề tài: Xếp đường đi
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết dùng hột hạt, để xếp đường đi
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo của tay và tính kiên trì
3.Thái độ:
Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm
II - Chuẩn bị:
- Hột hạt.
III -Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
(Dự kiến câu trả lời)
HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô hát cùng trẻ bài “búp bê”
- Các con vừa hát bài gì?
- Trẻ hát
- Búp bê
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×