Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.6 KB, 140 trang )



SỞ KHCN TP HỒ CHÍ MINH – VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ









ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ







ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


















TP HỒ CHÍ MINH - 2008


SỞ KHCN TP HỒ CHÍ MINH – VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ






ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ









ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP







Chủ nhiệm đề tài : PGS – TS PHAN AN
Thư ký khoa học : TS. PHAN QUANG THỊNH










TP HỒ CHÍ MINH - 2008
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về đình công
06
1.1. Tranh chấp lao động và vấn đề đình công
06
1.2. Pháp luật về đình công của Việt Nam
25
1.3. Pháp luật về đình công của một số nước trên thế giới

34
Chương 2: Thực trạng đình công tại thành phố Hồ Chí Minh
38
2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh, nơi diễn
ra các cuộc đình công được nghiên cứu
38
2.2. Đặc điểm đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh
41
2.3. Tình hình đình công trong các doanh nghiệp tại thành phố
Hồ Chí Minh
59
2.4. Tác động của đình công đến tình hình kinh tế, chính trị và
xã hội
73
2.5. Nguyên nhân đình công
76
Chương 3: Giải pháp vấn đề đình công tại thành phố Hồ Chí Minh
93
3.1. Dự báo về tình hình đình công trong những năm tới
93
3.2. Giải pháp
95
Kết luận
132
Danh mục TLTK
135
Phụ lục
136


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


BLLĐ :
Bộ luật lao động
DN
Doanh nghiệp
DNNN :
Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTNN :
Đầu tư nước ngoài
HĐHG :
Hội đồng hòa giải
HĐHGCS :
Hội đồng hòa giải cơ sở
HĐLĐ :
Hợp đồng lao động
KCX-KCN :
Khu chế xuất – Khu công nghiệp
NLĐ :
Người lao động
NSDLĐ :
Người sử dụng lao động
TƯLĐTT :
Thỏa ước lao động tập thể
UBND :
Uỷ ban nhân dân
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa




1
ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền đình công của người lao động đã được pháp luật Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Và theo pháp luật, đình công được coi là
một trong những “vũ khí cuối cùng” mà người lao động (NLĐ) sử dụng để
đấu tranh với người sử dụng lao động (NSDLĐ) nhằm đáp ứng và bảo vệ
những lợi ích của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong các
doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tại
thành phố Hồ Chí Minh, tình hình đình công diễn biến rất phức tạp và đã nảy
sinh nhiều vấn đề cần nhanh chóng nghiên cứu và xử lý. Chẳng hạn như đại
đa số các vụ đình công diễn ra trái với luật định; đã xuất hiện những phần tử
kích động và lợi dụng đình công để trục lợi; bạo lực trong đình công (hành
hung lực lượng bảo vệ, đập phá máy móc, nhà xưởng, tụ tập la hét, nhổ cây
non, ném bỏ sản phẩm và bán thành phẩm… ); có nhiều doanh nghiệp để xảy
ra đình công trái luật nhiều lần trong một thời gian ngắn, với số người tham
gia ngày càng đông và thời gian đình công ngày càng dài; vấn đề người lao
động bị trù dập sau đình công; đã bắt đầu xuất hiện vụ đình công đầu tiên để
phản đối quy định của Nhà nước (chứ không chỉ là tranh chấp giữa người sử
dụng lao động và người lao động); hiện tượng đình công trái pháp luật ở
nhiều doanh nghiệp trong cùng một thời điểm mà điển hình là đợt đình công
kéo dài từ 28 tháng 12 năm 2005 đến 10 tháng 01 năm 2006 (14 ngày) tại 16
doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp và khu chế xuất thành phố Hồ Chí

Minh với hơn 47.000 người lao động tham gia trái với qui định của pháp luật.
Đình công là một hiện tượng xã hội diễn biến phức tạp, đã và đang gây
ra hậu quả xấu cho cả phía người sử dụng lao động và người lao động, đồng
thời đe dọa sự ổn định xã hội và ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư. Chúng


2
ta thừa nhận rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường (dù là kinh tế thị
trường có quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa) thì đình
công là một hiện tượng xã hội tất yếu, khi mà các bên tham gia quan hệ lao
động đều phải có “vũ khí” để bảo vệ quyền lợi của mình, trong đó đối với
NLĐ thì đình công chính là “vũ khí cuối cùng” chống lại những sai phạm của
NSDLĐ. Do đó, đình công vừa có mặt tích cực, nhưng lại có những tác động
xấu nhất định đối với sự ổn định xã hội, sự phát triển kinh tế-xã hội, môi
trường đầu tư (nhất là đình công trái luật). Tuy nhiên, quan niệm và thái độ
đối với đình công của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội
của các cấp, các cơ quan chức năng còn chưa thống nhất. Quan điểm giải
quyết đình công cũng chưa có sự nhất quán: có nơi chỉ quan tâm bảo vệ NLĐ,
có nơi lại quan tâm nhiều hơn tới việc bảo vệ NSDLĐ.
Bên cạnh đó luật pháp của Việt Nam về đình công còn nhiều bất cập,
các cơ quan lập pháp cũng thể hiện rõ sự “lúng túng” trong việc xây dựng và
hoàn chỉnh pháp luật về đình công.
Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân nào dẫn đến các vụ đình công? Đình
công có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã
hội, môi trường đầu tư và trật tự xã hội? Phương hướng hoàn thiện pháp luật
lao động và pháp luật về đình công như thế nào? Các cơ quan chức năng phải
làm gì và làm thế nào để vừa bảo vệ quyền lợi nói chung và quyền đình công
của người lao động, vừa góp phần ngăn chặn đình công trái luật, ngăn chặn
NSDLĐ có những vi phạm pháp luật dẫn đến tranh chấp lao động, bảo vệ môi
trường đầu tư và quyền lợi hợp pháp của chủ doanh nghiệp; đồng thời, ngăn

chặn được các hoạt động kích động và lợi dụng đình công để phá hoại kinh tế,
phá hoại trật tự xã hội? … Vì thế, chúng tôi rất đồng tình với quan điểm của
Thành phố khi xác định đình công là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong
chương trình Khoa học xã hội nhân văn (Chương trình số 11) năm 2005.
Chúng tôi cho rằng rất cần có một đề tài nghiên cứu ở cấp thành phố nhằm
đánh giá một cách toàn diện những diễn biến mới nhất về đình công tại thành
phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp toàn diện cho vấn đề
đình công.


3
Với cách tiếp cận trên, các tác giả xin chọn nghiên cứu đề tài “Đình
công tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp”. Chúng tôi cho
rằng, nghiên cứu đề tài này là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đình công là hiện tượng xã hội nóng bỏng trong thời gian qua cũng
như hiện nay, đang được các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhà nghiên cứu,
các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, các tổ chức chính trị xã hội quan
tâm . Vì vậy đã có khá nhiều bài báo đề cập đến những vụ đình công xảy ra
được đăng tải trên các nhật báo, tuần báo và các tạp chí chuyên ngành.
Bên cạnh đó đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề
đình công, vấn đề tranh chấp lao động (nhất là tranh chấp lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), vấn đề cơ sở pháp lý của quyền của
người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… như:
- “Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến
sĩ của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Xuân Hương-Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2001.
- “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về quyền của người
lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam hiện nay”,

Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Anh Đào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2002.
- “Tình hình đình công tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và giải
pháp”, Luận văn Cử nhân Chính trị của Mai Đức Chính, 2001.
- “Một số hoạt động vi phạm pháp luật của phía chủ đầu tư nước ngoài
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP HCM - Thực trạng
và giải pháp”, đề tài khoa học của tác giả Phan Quang Thịnh, Trường Đại
học An ninh, 2001
Đặc biệt, vấn đề đình công và giải quyết đình công đã được Ủy ban Các
vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm sâu sắc và các cơ quan này đã tổ
chức một số cuộc Hội thảo về đình công và giải quyết vấn đề đình công.


4
Những công trình trên, trong phạm vi đề cập của mình đã có những
đóng góp đáng trân trọng. Tuy nhiên do cách đặt vấn đề nghiên cứu về đình
công trong một địa phương hoặc một loại hình doanh nghiệp và chỉ nghiên
cứu về đình công chủ yếu dưới góc độ lý luận pháp lý nên chưa có một cái
nhìn toàn diện về đình công tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, các công
trình này đã được nghiên cứu từ những năm 2000-2001 nên thiếu sự cập nhật
những thực tế nóng bỏng và phức tạp mới phát sinh gần đây tại thành phố.
Đề tài này được thực hiện sẽ có sự kế thừa nhất định những công trình
trên và đi sâu nghiên cứu toàn diện về đình công với những thực tiễn mới nhất
trong các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là tìm ra nguyên nhân dẫn đến các
vụ đình công, từ đó đề xuất giải pháp toàn diện cho vấn đề đình công. Vì thế,
nó không trùng với những đề tài khác.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của đình công

tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất giải pháp đối với vấn đề đình công nhằm bảo đảm quyền lợi
các bên tham gia quan hệ lao động, xây dựng mối quan hệ lao động lành
mạnh góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đình công của người
lao động Việt Nam trong các loại hình doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề
đình công, tìm ra nguyên nhân đình công và giải pháp đối với vấn đề đình
công, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động, bảo đảm quyền lợi
các bên tham gia quan hệ lao động và bảo đảm môi trường đầu tư, giữ gìn trật
tự xã hội.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 1998 đến 2008.


5
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã nêu trên, đề tài nghiên cứu những nội dung
chủ yếu sau:
- Bối cảnh các cuộc đình công tại TP Hồ Chí Minh.
- Lý luận về đình công.
- Tình hình các doanh nghiệp đã có xảy ra đình công (điều kiện và tình
hình sản xuất - kinh doanh, việc chấp hành các qui định của pháp luật và
những sai sót, vi phạm - nhất là về pháp luật lao động ) và lực lượng lao
động trong các doanh nghiệp (đặc điểm, trình độ, thu nhập, ý thức về quyền
và nghĩa vụ ).

- Tình hình một số doanh nghiệp chưa xảy ra đình công (để đối chứng).
- Những quy định của pháp luật về đình công của VN và một số nước
trên thế giới.
- Tình hình tổ chức công đoàn cơ sở và các tổ chức chính trị xã hội
khác tại các doanh nghiệp (tổ chức, vai trò, việc thực hiện chức năng )
- Tình hình đình công (diễn biến, phân loại, nguyên nhân, hậu quả, quá
trình giải quyết…)
- Giải pháp đối với vấn đề đình công.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng, đề tài được thực hiện bởi một số phương
pháp cụ thể như: Phương pháp tổng kết, phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra xã
hội học và phương pháp chuyên gia…


6
CHUƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG

1.1. TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG
1.1.1. Tranh chấp lao động
Về mặt pháp định, Luật Lao động (sửa đổi năm 2006) đã có giải thích
về tranh chấp lao động. Theo đó, tranh chấp lao động là những tranh chấp về
quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể
lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người
lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập
thể lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện
các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao
động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế,
thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người
sử dụng lao động vi phạm.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao
động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp
luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp
khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động.
Về mặt hoc thuật, quan niệm của đa số các nhà luật học về tranh chấp
lao động là giống nhau. Theo đó, “tranh chấp lao động là những tranh chấp về
quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện
lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và
trong quá trình học nghề”.
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động giữa các bên tham gia
quan hệ, tức quan hệ giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao
động (NLĐ), là quan hệ giữa người mua và kẻ bán sức lao động. Lúc này,


7
“sức lao động” đã trở thành một thứ hàng hóa đặc biệt. Nền kinh tế thị trường
đã làm cho quan hệ lao động ngày càng phức tạp, sống động và đa dạng. Bên
nào tham gia quan hệ lao động cũng muốn thu được lợi ích tối đa. Chính điều
này làm cho lợi ích các bên có những bất đồng. Trong quá trình mua - bán sức
lao động, do các bên đều muốn đạt lợi ích tối đa, nên những bất đồng giữa họ
là không thể tránh khỏi: lợi ích của bên này lại thường chính là sự thiệt hại
của bên kia, quyền của bên này lại là nghĩa vụ của bên kia. Trong những bất
đồng phát sinh từ sự mua – bán sức lao động, có những bất đồng người ta có

thể thương lượng được với nhau, nhưng cũng có những bất đồng không thể
dung hòa, không thể thỏa thuận bằng thương lượng. Trong những trường hợp
như thế, các bên tham gia quan hệ lao động có thể mời bên thứ ba làm trung
gian giải quyết và cũng có thể thông qua cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi bất đồng giữa các bên tham gia quan hệ lao
động đều được coi là tranh chấp lao động. Cũng không phải mọi bất đồng
đều dẫn đến tranh chấp lao động. Những bất đồng giữa các bên tham gia quan
hệ lao động được coi là tranh chấp lao động khi các bên từ chối thương lượng
hoặc thương lượng nhưng không đi đến thỏa thuận thống nhất (không giải
quyết được các bất đồng), một trong các bên tham gia quan hệ lao động yêu
cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ khi đó,
bất đồng này mới trở thành tranh chấp lao động.
Như vậy, tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình áp dụng pháp
luật lao động vào từng quan hệ lao động cụ thể và cả trong trường hợp các
chủ thể quan hệ lao động xác lập những nguyên tắc, điều kiện lao động hoặc
sử dụng lao động mà pháp luật hoặc hợp đồng lao động chưa được qui định
hoặc thỏa thuận.
Người ta có thể căn cứ vào những nét riêng biệt của tranh chấp lao
động để phân biệt nó với các loại tranh chấp khác. Những nét riêng ấy thể
hiện ở các khía cạnh sau:
Một là, sự phát sinh, tồn tại của tranh chấp lao động luôn gắn với quan
hệ lao động. Hay nói khác đi, tranh chấp lao động phát sinh từ việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ và từ lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ lao động. Điều


8
này cho thấy tranh chấp lao động khác với những việc tranh chấp trong lao
động. Tranh chấp lao động có thể phát sinh trong trường hợp có hoặc không
có sự vi phạm pháp luật.
Hai là, qui mô và mức độ tham gia của các chủ thể quan hệ lao động có

thể làm thay đổi tính chất và mức độ tranh chấp. Nếu tranh chấp lao động chỉ
xảy ra giữa một cá nhân NLĐ với NSDLĐ hoặc đối tượng tranh chấp chỉ liên
quan đến quyền lợi của một người thì đó là tranh chấp cá nhân và loại tranh
chấp này không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhưng nếu tranh chấp phát sinh giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ
(có thể trong phạm vi một bộ phận của doanh nghiệp hoặc toàn doanh nghiệp)
thì được gọi là tranh chấp lao động tập thể và loại tranh chấp này ảnh hưởng
khá lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của
bản thân cũng như gia đình NLĐ. Loại tranh chấp này cũng có thể gây ảnh
hưởng xấu tới an ninh trật tự công cộng và môi trường đầu tư, đời sống kinh
tế chính trị toàn xã hội. Với hai loại tranh chấp này, do tính chất của nó nên
cơ chế giải quyết có sự khác nhau.
Với tranh chấp lao động cá nhân, đây là tranh chấp giữa NLĐ với
NSDLĐ mang tính đơn lẻ có liên quan tới quyền, nghĩa vụ và lợi ích của một
NLĐ hoặc có thể là một nhóm NLĐ hay NDLĐ. Tranh chấp này thường xuất
hiện trong việc áp dụng các qui phạm pháp luật vào từng quan hệ cụ thể như
việc thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trong việc thực
hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội…
Với loại tranh chấp lao động tập thể, là loại tranh chấp giữa tập thể
NLĐ với NSDLĐ. Tranh chấp này có thể xảy ra trong một bộ phận của doanh
nghiệp hoặc trong phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc rộng hơn là ở cả phạm vi
một ngành. Tranh chấp lao động tập thể luôn liên quan tới quyền và lợi ích
của tập thể NLĐ. Thông thường những tranh chấp này phát sinh trong việc
thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trước (trong thỏa ước lao động tập
thể) như điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động hoặc trong việc thiết
lập các quyền và nghĩa vụ mới (mà trước đó các bên chưa thỏa thuận) do
những yếu tố phát sinh tại thời điểm xảy ra tranh chấp. Trong loại tranh chấp


9

này, chủ thể tham gia tranh chấp bao giờ cũng là tập thể NLĐ (được đại diện
bởi công đoàn cơ sở). Trong tranh chấp tập thể, công đoàn là một bên của
tranh chấp, trực tiếp yêu cầu NSDLĐ đáp ứng những yêu cầu của NLĐ. Điều
này cho thấy, tranh chấp lao động tập thể bao giờ cũng phức tạp hơn tranh
chấp lao động cá nhân, qui mô lớn hơn và có tính tổ chức nên cần có cơ chế
riêng để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
1.1.2. Vấn đề đình công
Về ngữ nghĩa, trong tiếng Việt, đình công được hiểu đồng nhất với bãi
công, theo đó đình công là “cùng nhau nghỉ không làm việc để chống đối chủ
hoặc nhà nước” (Đại Từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý, Nxb Thông tin, H.
1999, trang 640).
Về mặt luật định, theo điều 172 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ Luật Lao động, Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 74/2006/QH11 ngày
29 tháng 11 năm 2006, thì Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và
có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Đình công là một quyền cơ bản của giai cấp công nhân và những người
lao động, là phương tiện cuối cùng để họ có thể tự bảo vệ mình khi cần thiết,
nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Vì vậy, đối với những nước có
nền kinh tế phát triển và ổn định thì đình công là một vấn đề quen thuộc và
được pháp luật cho phép.
Để hiểu rõ hơn về quyền đình công của người lao động, người ta
nghiên cứu nó dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế xã hội, đình công được coi là quyền kinh tế xã hội
của NLĐ trong nền kinh tế thị trường. Nó được thực hiện nhằm gây sức ép
buộc NSDLĐ phải giải quyết các vấn đề về quyền và lợi ích hợp pháp của
NLĐ phát sinh trực tiếp từ quan hệ lao động như tiền lương, tiền thưởng, thời
giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo đảm các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Dưới góc độ pháp lý, đình công được hiểu là một trong những quyền cơ
bản của NLĐ được pháp luật quy định. Nó đảm bảo cho NLĐ được quyền
nghỉ việc tập thể nhằm buộc NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn

những yêu sách chính đáng của mình. Tuy nhiên, quyền đình công này chỉ


10
giới hạn trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự,
thủ tục nhất định do pháp luật qui định. Dưới góc độ này có thể hiểu “đình
công là sự ngừng việc tập thể có tổ chức của NLĐ, nhằm gây áp lực buộc
NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn một hoặc một số yêu cầu của
tập thể lao động”.
Xét về bản chất, đình công vừa là sự phản ánh về tranh chấp lao động
tập thể giữa một bên là tập thể NLĐ và một bên là NSDLĐ, lại vừa là hậu quả
của một quá trình giải quyết không thành tranh chấp này. Đồng thời, đình
công còn là biện pháp mà pháp luật cho phép tập thể lao động tiến hành nhằm
giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng theo hướng có lợi cho phía tập
thể NLĐ. Với cách hiểu này, rõ ràng đình công không phải là tranh chấp lao
động như một số người vẫn hiểu lâu nay.
Trong khi một số nước chấp nhận quyền đình công, thì nhiều nước khác
lại hạn chế quyền này bằng những giới hạn khác nhau về phạm vi và mức độ
ngặt nghèo. Ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ chưa thấy pháp luật có điều khoản
nào coi đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp. Do tính chất của các hệ thống
kinh tế và chính trị đặc biệt nên chính phủ các nước này cho rằng những NLĐ
và tổ chức đại diện của họ không cần thiết phải sử dụng tới các hành động trực
tiếp để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hiệp
Quốc năm 1966 mà Việt Nam đã tham gia phê chuẩn ngày 24/9/1982, điều 8
khoản d đã chỉ rõ: “các quốc gia tham gia Công ước này cam kết đảm bảo…
quyền đình công, miễn là quyền này được thực thi theo đúng luật của mỗi
nước”. Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế ILO thì việc bảo vệ quyền
đình công của NLĐ cụ thể hóa bằng 2 công ước lao động quốc tế: Công ước số
87 năm 1948 về quyền tự do liên kết và quyền tổ chức; Công ước số 98 năm

1949 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể. ILO cho rằng quyền đình công
là một trong những biện pháp thiết yếu mà NLĐ và các tổ chức của họ có thể sử
dụng để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình. Việc đình
công không chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những
yêu cầu tập thể mang tính chất nghề nghiệp mà còn nhằm tìm ra giải pháp cho


11
bất kỳ loại lao động nào mà NLĐ trực tiếp quan tâm. Như vậy, đình công không
phải đơn thuần là tranh chấp lao động tập thể như một số người vẫn còn quan
niệm. Mặt khác, đình công của NLĐ cũng khác với biểu tình. Đình công là
quyền kinh tế xã hội chỉ của riêng NLĐ theo quy định của pháp luật nhằm bảo
vệ những quyền và lợi ích kinh tế hợp pháp của mình trong phạm vi quan hệ đã
được thiết lập với NSDLĐ, chỉ liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế xã hội, còn
biểu tình là một trong những quyền chính trị cơ bản của mọi công dân nghĩa là
bao gồm cả NLĐ, NSDLĐ và mọi công dân khác, công dân có thể đòi quyền lợi
về mọi mặt, mà chủ yếu là các vấn đề chính trị như: đòi quyền tự do lập hội,
quyền tự do ngôn luận, đảm bảo các chính sách chính trị, kinh tế xã hội cho
công dân.
Trước đây, ở nước ta trong một thời gian dài, do đặc thù của cơ chế quản
lý kinh tế tập trung bao cấp, quyền đình công của NLĐ đã không được sử dụng
và trên thực tế NLĐ cũng chưa lần nào phải sử dụng tới quyền này. Ngày nay,
trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ lao động không còn mang tính
hành chính như trước nữa, nó đã mang màu sắc của các quan hệ kinh tế trên thị
trường và có sự đấu tranh về lợi ích giữa các bên. Vì vậy, các tranh chấp lao
động xảy ra ngày càng nhiều hơn và trong nhiều trường hợp NLĐ đã phải dùng
đến biện pháp cuối cùng, đó là đình công.

1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của đình công
1.1.3.1. Đình công biểu hiện thông qua sự ngừng việc triệt để của người

lao động và do tập thể người lao động tiến hành
Sự ngừng việc của NLĐ được thể hiện ở nhiều dạng và nhiều mức độ
khác nhau. Nhưng đình công thường được biểu hiện ở sự ngừng việc tập thể một
cách triệt để của tập thể NLĐ mà đúng ra họ phải thực hiện công việc theo hợp
đồng lao động, theo thỏa ước lao động và theo quy chế của nơi làm việc. Vì vậy,
tất cả những sự ngừng việc không triệt để như nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc cầm
chừng, lãn công không được xác định là đình công. Việc lãn công cũng không
được pháp luật thừa nhận trong tranh chấp lao động nên bị xem là hành vi vi
phạm kỷ luật lao động, bị NSDLĐ xử lý theo quy định về kỷ luật lao động.


12
Ngoài ra, sự ngừng việc này còn phải do nhiều NLĐ cùng tiến hành. Một
vài người ngừng việc mặc dù có tổ chức vẫn không được coi là đình công. Như
vậy, đình công sẽ chỉ được thừa nhận khi có sự ngừng việc triệt để của tập thể
NLĐ trong tập thể ấy.
1.1.3.2. Đình công luôn có tính tổ chức
Đình công là sự ngừng việc triệt để của NLĐ nhưng sự ngừng việc này
đòi hỏi phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những NLĐ với nhau.
Sự ngừng việc này phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và điều hành chung của
một cá nhân, một nhóm người hay sự phối hợp của tập thể NLĐ.
Ban chấp hành CĐCS là người đứng ra tổ chức và lãnh đạo các cuộc đình
công, họ là người đứng ra tổ chức từ khâu lấy ý kiến tán thành đình công, lãnh
đạo đình công, đại diện cho tập thể NLĐ đình công, trao bản yêu cầu cho
NSDLĐ hoặc đại diện cho NLĐ đình công trước tòa án… Do đó, mọi cuộc
ngừng việc dù là của rất đông NLĐ nhưng không có công đoàn lãnh đạo thì vẫn
không được thừa nhận là đình công hợp pháp. Tùy theo mức độ, những người vi
phạm đó có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Sự lãnh đạo và chỉ đạo cũng như tổ chức điều hành cuộc đình công của

BCH công đoàn cũng phải tuân theo quy định của pháp luật, không ai được cản
trở quyền đình công, nếu cuộc đình công đó là hợp pháp, hoặc bắt buộc người
khác đình công.
1.1.3.3. Đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể
NLĐ được tiến hành đình công khi tập thể NLĐ không đồng ý với việc
giải quyết tranh chấp lao động tập thể của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, không
có tranh chấp lao động tập thể thì không phát sinh đình công. Tuy nhiên, tranh
chấp lao động tập thể cũng không được vượt qua phạm vi quan hệ lao động và
không được vượt ra ngoài phạm vi của doanh nghiệp. Nhưng cũng không phải
tranh chấp lao động tập thể nào cũng dẫn đến đình công. Nếu có những cuộc
tranh chấp lao động mà hai bên chủ thể có thể thương lượng, thỏa thuận hoặc
được hòa giải thành, cùng đồng ý với quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì sẽ không có đình công xảy ra. Vì vậy, có thể nói rằng, đình công phải


13
xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể, không phải xuất phát từ tranh chấp lao
động lẻ tẻ, cá nhân, nhưng sự tranh chấp lao động tập thể đó không được giải
quyết có kết quả thì đình công là một trong những biện pháp góp phần giải quyết
tranh chấp lao động tập thể đó.
1.1.3.4. Đình công bao giờ cũng đi liền với các yêu sách
Trong mỗi cuộc đình công, tập thể lao động có thể đưa ra một hoặc nhiều
yêu sách đối với NSDLĐ. Những yêu sách này có thể xuất phát từ những nhu
cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ những nguyện vọng khác. Cụ thể
những yêu sách thường gặp trong các cuộc đình công là:
- Yêu sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp.
Đây là loại yêu sách xuất phát từ việc có phân biệt tiền lương giữa những
người lao động; trả lương thời gian nhưng buộc lao động theo hình thức khoán
sản phẩm với định mức cao; trả lương chậm, không tính phụ cấp làm đêm,
không trả trợ cấp thôi việc cho công nhân thôi việc.

- Yêu sách về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ việc.
Các yêu sách về tiền lương như trên thường gắn liền với yêu sách về hạn
chế giờ làm việc như: việc làm thêm giờ quá mức mà không trả lương làm thêm
giờ, nhiều ngày chủ nhật không được nghỉ, không được nghỉ giữa ca, công nhân
ốm có đơn xin nghỉ nhưng không được giải quyết, bị tai nạn lao động nghỉ cũng
bị trừ lương, nhiều năm liền công nhân không được nghỉ phép,…
- Yêu sách về chấm dứt các hành vi đối xử thô bạo.
Đây là loại yêu sách xuất phát từ các hành vi đối xử thô bạo như: ngược
đãi, xúc phạm nhân phẩm người lao động,… Một số năm gần đây các hành vi
này thường xảy ra ở một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN, hoặc DNTN có thuê
chuyên gia nước ngoài điều hành, quản lý trực tiếp.
- Yêu sách về chống sa thải tùy tiện, trái pháp luật
Ở một số doanh nghiệp, đã có sự mâu thuẫn với NLĐ và đã xảy ra tranh
chấp lao động hoặc đình công, thì sau khi kết thúc việc tranh chấp, chủ doanh
nghiệp đã trù dập và sa thải người tham gia đấu tranh trái pháp luật.
- Yêu sách về quy định không hợp lý định mức lao động.


14
Một số doanh nghiệp có định mức lao động quá cao, công nhân không đạt
được, do đó thu nhập thấp hoặc buộc công nhân phải kéo dài thời gian lao động
mới có thể đạt được định mức của doanh nghiệp. Vì thế, đã xảy ra nhiều cuộc
đình công của công nhân đòi xét lại định mức lao động.
- Yêu sách về bảo hiểm xã hội.
NLĐ trong các doanh nghiệp được đóng bảo hiểm xã hội nhưng trên thực
tế, một số doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội nên công nhân không được
hưởng bảo hiểm xã hội. Điều này đã dẫn đến các cuộc đình công của NLĐ.
- Yêu sách về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Trong thời gian qua, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng như việc
cải thiện điều kiện lao động trong nhiều doanh nghiệp rất kém, gây ra những tai

nạn lao động do không được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và cải thiện môi
trường, điều kiện làm việc, những vụ ngộ độc thức ăn tập thể do vệ sinh thực
phẩm kém. Trên thực tế đã xảy ra một số cuộc đình công trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh đòi vệ sinh, an toàn lao động.
- Yêu sách về ký kết và thực hiện đúng hợp đồng lao động
Việc ký kết và thực hiện đúng hợp đồng lao động là một yêu sách bức
xúc, chính đáng của NLĐ. Có không ít những doanh nghiệp không thực hiện
đúng cam kết hợp đồng lao động mà còn tự ý điều công nhân làm việc khác, ở
công đoạn khác không theo hợp đồng lao động mà không thương lượng, thỏa
thuận với công nhân.
Tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp là chưa hề ký hợp đồng lao
động với NLĐ, hoặc chỉ ký với một số, số còn lại làm việc với hình thức “tạm
tuyển”. Đây là việc làm dễ gây tranh chấp lao động và đình công.
- Yêu sách về những quyền lợi khác chưa có quy định của pháp luật lao
động hiện hành.
Đây là loại yêu sách đặc thù trong tranh chấp lao động. Loại yêu sách này
thể hiện ở việc đòi giải quyết bữa ăn giữa ca, yêu sách đòi cải tiến, nâng cao
mức ăn giữa ca, hoặc tổ chức bữa ăn giữa ca, v.v

1.1.4. Đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp


15
1.1.4.1. Đình công hợp pháp
Cuộc đình công được coi là hợp pháp khi hội đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và
trong phạm vi quan hệ lao động, tức là về chủ thể phải là tranh chấp của tập thể
lao động trong doanh nghiệp hoặc trong bộ phận kết cấu của doanh nghiệp và về
nội dung tranh chấp lao động phải liên quan đến quyền và lợi ích chung của tập
thể lao động trong doanh nghiệp hoặc trong kết cấu của doanh nghiệp và không

vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động (phạm vi quan hệ lao động gồm: tiền
lương, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động, những quy định riêng đối với lao
động nữ, trách nhiệm vật chất, vệ sinh lao động, an toàn lao động,…).
Thứ hai, cuộc đình công được tập thể những NLĐ làm việc tại doanh
nghiệp tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp (có thể là trong toàn bộ doanh
nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp), không được tiến hành ở bên ngoài
khuôn viên doanh nghiệp.
Thứ ba, tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng
tài lao động cấp tỉnh nhưng không khởi kiện trước tòa án, mà chọn đình công.
Thứ tư, tuân theo các quy định của Bộ luật lao động về trình tự, thủ tục
tiến hành đình công.
Thứ năm, doanh nghiệp nơi tập thể lao động tiến hành đình công không
thuộc doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh
tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng do chính phủ quy định.
Thứ sáu, không vi phạm quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc
hoãn hoặc ngừng cuộc đình công (Thủ tướng Chính phủ quyết định hoãn hoặc
ngừng cuộc đình công trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm
trọng cho nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng hoặc an toàn công cộng.
Sau đó sẽ giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phối hợp với công đoàn
cùng cấp giải quyết, nếu tập thể lao động không nhất trí với việc giải quyết đó
thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết).

1.1.4.2. Đình công bất hợp pháp


16
Bất kỳ một cuộc đình công nào, nếu vi phạm một trong 7 điều kiện dưới
đây đều không được pháp luật thừa nhận và là cuộc đình công bất hợp pháp.
(1) Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể;

(2) Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh
nghiệp tiến hành;
(3) Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ
quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động;
(4) Không lấy ý kiến người lao động về đình công theo quy định hoặc
vi phạm các thủ tục quy định của Bộ luật Lao động;
(5) Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định của
Bộ luật lao động;
(6) Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục
do Chính phủ quy định;
(7) Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

1.1.5. Về đình công ở một số nƣớc trên thế giới thời gian gần đây
Tranh chấp giữa NSDLĐ với NLĐ dẫn đến đình công là một hiện
tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường các nước trên thế giới. Những
cuộc đình công đầu tiên đã có từ thờ kỳ cách mạng công nghiệp ở nước Anh.
Trong suốt lịch sử từ đó tới nay, NLĐ trên thế giới luôn sử dụng đình công
như một vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh với NSDLĐ để bảo vệ quyền lợi
của mình. Ngày nay, đình công trên thế giới vẫn là một vấn đề xã hội, vẫn
luôn là vũ khí quan trọng của NLĐ, cho dù đó là nước đang phát triển hoặc
nước công nghiệp phát triển. Với những lý do rất khác nhau, NLĐ ở các nước
công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Italia… dùng vũ khí đình công
không chỉ để đấu tranh với NSDLĐ mà đấu tranh với cả Chính phủ.
Ngày 1-11-2005 khoảng 100.000 người đã xuống đường tại thủ đô
Berlin nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm trợ cấp xã hội của chính quyền Đức.
Từ khi chính quyền của Thủ tướng Gerhard Schroeder khởi xướng cải


17
cách nhằm vực dậy nền kinh tế Đức, đây là cuộc tập hợp rộng lớn nhất của

quần chúng theo lời kêu gọi của giới nghiệp đoàn, những người chống toàn
cầu hóa và nhiều tổ chức cánh tả, kể cả những nhà lãnh đạo Đông Đức trước
đây. Đoàn người biểu tình trưng nhiều biểu ngữ chế giễu những cải cách thuế
và trợ cấp xã hội của chính phủ, như: “Cái nghèo cho mọi người”.
Kế hoạch cải cách của Thủ tướng Schroeder đề ra việc cắt giảm thuế
bắt đầu vào năm 2005 nhằm thúc đẩy người dân Đức tiêu tiền. Song song với
kế hoạch này, nhiều khoản trợ cấp bị cắt vào năm tới và người về hưu phải
đóng góp thêm vào phúc lợi xã hội. Ông Schroeder đã tuyên bố rằng 20 triệu
người về hưu ở Đức phải thắt lưng buộc bụng để lấp đầy khoản thâm hụt
lương hưu lên đến 10 tỉ euro (vào năm 2004).
Trong khi đó tại Anh, Nghiệp đoàn Công nhân Thông tin (CWU) và
lãnh đạo bưu chính Hoàng gia Anh đã tổ chức đợt đình công bán chính thức
của khoảng 20.000 lao động nhằm yêu sách về tiền lương và điều kiện làm
việc. Cuộc đình công đã làm gián đoạn nghiêm trọng dịch vụ bưu chính tại
London và hơn 10 địa phương khác khiến nhiều bưu cục phải đóng cửa.
Ở Italia đã có cuộc tổng đình công vào ngày 2/11/2005 để phản đối
Chính phủ cắt giảm ngân sách.
Dự thảo ngân sách năm 2006 của Chính phủ Italia với kế hoạch giảm
hụt ngân sách khoảng 16,5 tỉ Euro thông qua việc giảm chi phí, bán tài sản và
các biện pháp chống gian lận đã bị dân chúng phản ứng dữ dội. Ngày
2/11/2005, hàng chục nghìn người đã tham gia tổng đình công, biểu tình trên
toàn quốc để phản đối kế hoạch này.
Kế hoạch nêu trên của Chính phủ Italia bị các tổ chức công đoàn chỉ
trích là “hy sinh” lợi ích của khu vực miền Nam kém phát triển hơn, giảm
ngân sách dành cho đa phương và cắt giảm 100.000 việc làm trong khu vực
nhà nước.
Theo tổ chức công đoàn CGIL, một trong những tổ chức công đoàn lớn
nhất Italia, cuộc tổng đình công với sự tham gia của hàng trăm nghìn công
nhân trên khắp Italia đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động giao thông công
cộng, hoạt động của các văn phòng Chính phủ, bệnh viện, ngân hàng và bưu



18
điện. Khoảng 230 chuyến bay, trong đó có 125 chuyến quốc tế đã bị hủy do
nhân viên của Hãng Hàng không Quốc gia Italia đình công.
Đây là cuộc tổng đình công thứ 5 diễn ra trong vòng 4 năm (2001-
2005). Ông Guglielmo Epifani, lãnh tụ CGIL, nhấn mạnh cuộc đình công này
nhằm phản đối kế hoạch của Chính phủ giảm thâm hụt ngân sách khoảng 16,5
tỉ Euro thông qua việc giảm chi phí, bán tài sản và các biện pháp chống gian
lận gây ảnh hưởng đến các ngành hàng không, giao thông vận tải, giáo dục,
văn hóa, y tế
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến
sự bất bình này của dân chúng còn do sự trì trệ của nền kinh tế Italia. Theo
các nhận định của Quĩ tiền tệ quốc tế IMF, kinh tế Italia trong năm 2005 có
mức tăng trưởng bằng không và nhích lên 1,4% vào năm 2006. Trong 2 năm
qua, mức tăng trưởng kinh tế của Italia cũng thấp hơn mức trung bình chung
của khu vực đồng Euro, do tình trạng xuất khẩu, sản xuất và khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp nước này liên tục bị giảm sút. Ngành du lịch của
bán đảo Italia thì bị rớt hạng, từ thứ tư xuống còn thứ 5 trong số các điểm đến
du lịch hàng đầu thế giới. Những khó khăn trên càng làm ngân sách công ích
thêm khốn đốn. Thâm hụt ngân sách chính phủ năm 2005 lên tới 4,3% GDP,
thay vì 3,8% như dự đoán. Trong năm 2006, IMF còn dự tính thâm thủng
ngân sách Chính phủ lên tới 5,1%. Song song đó, công nợ của Italia thuộc
dạng cao nhất châu Âu và lần đầu tiên trong lịch sử kể từ những năm 1990
đang chiếm tới 105,5% GDP và có thể lên đến 120% GDP.
Ngoài sự thâm hụt về ngân sách, ngành tài chính Italia cũng đang có
mâu thuẫn quanh việc Thống đốc Ngân hàng Antonio Fazio bị cáo buộc có
liên quan đến một vụ xì-căng-đan hồi mùa hè năm ngoái. Nhiều chính khách
muốn Thống đốc Fazio từ chức nhằm khôi phục thanh danh và uy tín của
ngành ngân hàng Italia dưới con mắt của bạn bè quốc tế, đặc biệt là của Nhóm

các nước G7.
Chính những điều này làm cho lòng tin của nhân dân suy giảm mạnh.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy uy tín của liên minh trung hữu cầm quyền
đang kém từ 9-10 điểm so với Liên minh cánh tả đối lập. Và đó cũng là
nguyên nhân dẫn đến cuộc tổng đình công nói trên.


19
Pháp là nước công nghiệp phát triển những năm qua cũng có nhiều
cuộc đình công gây rung động xã hội. Chẳng hạn cuộc đình công kéo dài một
ngày vào ngày 4-10-2005 đã làm gián đoạn giao thông công cộng ở Pháp,
đồng thời là cuộc thử thách lớn đối với Chính phủ trong việc thực thi cải cách
lao động và kinh tế. Cuộc đình công này ảnh hưởng tới hoạt động của 140
thành phố, thị xã, thị trấn.
Những người tổ chức cuộc đình công này là nhằm phản đối các chủ
trương của Chính phủ Pháp như chính sách kinh tế và lao động; kế hoạch tư
hữu hóa, trong đó kế hoạch tư hữu hóa các công ty nhà nước; biện pháp việc
làm trọn gói vừa được chính phủ thông qua nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp;
hợp đồng tuyển dụng mới (CPE) cho phép nhà tuyển dụng nào có dưới 20
nhân viên thì được quyền sa thải nhân công không cần lý do vào bất cứ thời
điểm nào trong vòng 2 năm đầu tuyển dụng. Điều này khiến những người lao
động phẫn nộ và cho rằng đây là bước đầu tiến tới thị trường lao động
“Anglo-Saxon”, trong đó công việc ít được bảo đảm. Những người đình công
cũng dọa sẽ có thêm những cuộc đình công khác nếu họ không nhận được
những đáp ứng thích hợp từ phía Chính phủ đối với những yêu cầu của họ.
Trước sự đấu tranh của NLĐ Pháp, Chính phủ đã phải hoãn việc thực
hiện các chính sách mới về lao động.
Điều này cho thấy đình công không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc
gia, mà nó là hiện tượng phổ biến trên thế giới, là vũ khí của NLĐ trên toàn
thế giới.

1.1.6. Vài nét về vấn đề đình công của công nhân thành phố Hồ
Chí Minh trong lịch sử
Lịch sử hình thành giai cấp công nhân Việt Nam đã cho thấy, do vị trí
đặc biệt của mình, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có sự xuất hiện sớm nhất
của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong khoảng 40 năm đầu tiên xâm lược
Việt Nam (1858 – 1898), thực dân Pháp còn lo thôn tính, bình định tình hình
nên chưa tổ chức được việc khai thác thuộc địa một cách qui mô, chưa hình
thành những nhà máy, xí nghiệp lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc chưa xuất
hiện tầng lớp người với tư cách là “giai cấp công nhân” ở Việt Nam nói


20
chung. Tuy nhiên, với Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khẳng định
rằng đã xuất hiện một bộ phận giai cấp công nhân Việt Nam. Sự xuất hiện
những công nhân đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với sự xuất
hiện của hãng Arsenal được thực dân Pháp xây dựng trên cơ sở thủy trại Ba
Son tại thành Gia Định (Bến Nghé) và tiếp sau đó là việc xây dựng bến cảng
Nhà Rồng phục vụ cho hãng vận tải biển Messagenies Maritimes; xây dựng
các nhà máy, công sở, phố xá, công trình giao thông như tuyến đường sắt Sài
gòn – Mỹ Tho… đã thúc đẩy việc phát triển đội ngũ công nhân lên tới hàng
vạn người vào năm 1883. Đội ngũ công nhân thành phố Hồ Chí Minh tăng lên
nhanh chóng cùng với quá trình khai thác thuộc địa của Pháp (lần thứ nhất và
lần thứ hai). Tính đến năm 1929, đội ngũ công nhân Việt Nam có khoảng hơn
221.000 người thì trong đó công nhân thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 46%.
Trong quá trình trưởng thành, giai cấp công nhân thành phố đã sớm
giác ngộ việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình bằng nhiều hình
thức đấu tranh khác nhau với giai cấp tư sản bóc lột, với giới chủ, mà trong đó
hình thức đình công, bãi công được giai cấp công nhân sử dụng khá hiệu quả.
Ngay từ năm 1912 đã có những cuộc bãi công lớn của công nhân ở xưởng Ba
Son và trường Bá Nghệ (trường Cao Thắng ngày nay). Tháng 11/1922 đã nổ

ra cuộc tổng bãi công của toàn ngành nhuộm Chợ Lớn biểu thị ý thức giai cấp
rõ nét. Cuộc tổng bãi công này đã được Nguyễn Ái Quốc phản ánh trong tác
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”: “Khắp nơi giai cấp thợ thuyền bắt đầu
ý thức được sức mạnh và giá trị của mình” và “lần đầu tiên một phong trào
như thế đã diễn ra ở thuộc địa và đó là dấu hiệu thời đại cần ghi nhớ”.
Đình công, bãi công của công nhân Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn
ngày càng phát triển, đặc biệt là khi xuất hiện tổ chức công hội. Lịch sử
phong trào công nhân thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận cuộc bãi công đầu
tiên do tổ chức Công hội (Công đoàn) tổ chức chính là cuộc bãi công của
công nhân Ba Son nổ ra ngày 04 tháng 08 năm 1925 đòi hỏi các yêu sách
công khai là: lấy lại số thợ đã bị bớt; tăng lương 20%; ngày lãnh lương phải
cho nghỉ trước nửa giờ. Cuộc đấu tranh này được sự ủng hộ của công nhân
viên chức và nhân dân cả Sài Gòn – Gia Định, kéo dài trong 8 ngày và đã


21
buộc được giới chủ Pháp phải tăng lương cho công nhân thêm 10%. Lịch sử
cũng đã ghi nhận cuộc bãi công đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo là cuộc
bãi công của 500 công nhân đề pô xe lửa Dĩ An (ngoại thành Sài Gòn lúc đó)
với những khẩu hiệu trong truyền đơn, băng rôn và viết trên tường như:
“Công nông binh liên hiệp”, “Thi hành luật ngày làm việc 8 giờ”, “Không
được đánh đập”, “Tăng lương”, “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, “Không
được cúp lương”. Cuộc bãi công kéo dài từ ngày 16/3/1930 đến 01/05/1930
thì giới chủ phải nhượng bộ một số yêu sách liên quan lợi ích kinh tế của
công nhân đề pô xe lửa Dĩ An. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
công nhân, Đảng ta đã thành lập Ban Công vận Trung ương do Tổng Bí thư
Trần Phú trực tiếp làm Trưởng ban và Ban Công vận đã trực tiếp lãnh đạo
phong trào công nhân đấu tranh mạnh mẽ hơn với những hình thức phong phú
và có phần quyết liệt hơn trước. Trong những năm 1930 – 1931, dưới sự lãnh
đạo của Ban Công vận Trung ương, Công hội đỏ Nam kỳ đã liên tiếp tổ chức

5 cuộc bãi công lớn ở các hãng Standart Oil, Texaco và Pháp Á… Đặc biệt
điển hình là cuộc bãi công ngày 23/03/1931 của 700 công nhân hãng dầu
Socony đòi tăng lương, giảm giờ làm và chống đánh đập công nhân do Chi bộ
Đảng phát động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê văn Lương. Cuộc
bãi công này đã có sự kết hợp với đấu tranh vũ trang khi công nhân tổ chức
các đội tự vệ bảo vệ bãi công, bảo vệ mít-tinh, chống trả quyết liệt sự đàn áp
của địch, diệt một tên cảnh sát, bảo vệ thành công cuộc diễn thuyết của các
đồng chí lãnh đạo cuộc đình công.
Từ đó, hòa chung với phong trào công nhân trong toàn quốc, công nhân
thành phố Hồ Chí Minh đã đấu tranh tích cực, đóng góp công sức lớn lao vào
sự thành công của Cách mạng tháng Tám tại Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn.
Sau khi trở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã rất chú ý việc đàn
áp phong trào công nhân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Tại đây, cứ 6 công
nhân lại có 01 mật thám đi kèm nhằm chia rẽ nội bộ công nhân, dễ bề thao
túng và đàn áp phong trào. Bên cạnh đó, Pháp còn lập ra các Hội Tương tế,
đoàn đại biểu công nhân…với hình thức bên ngoài là những hội đoàn công
nhân nhưng thực chất là những tổ chức phản động chống phá cách phong trào

×