Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyên đề dạy học theo trạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.03 KB, 12 trang )

Chuyên đề : DẠY HỌC THEO TRẠM
1. Khái niệm.
a) Trạm, theo nghĩa tiếng Việt?
Là một địa điểm không gian cố định, tại đó con người giải quyết một vấn đề
chuyên biệt nào đó.
b) Trong học tập, trạm được hiểu?
Là đơn vị kiến thức trong bài học mà học sinh có thể tổ chức các hoạt động học tập
(làm thí nghiệm, giải bài tập, hay giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập) dưới
sự định hướng, hỗ trợ của giáo viên.
c) Dạy học theo trạm là gì?
GV có thể tổ chức cho HS hoạt động học tập tự lực tại các vị trí không gian lớp
học để giải quyết các vấn đề trong học tập. Hệ thống các trạm thường được thiết kế,
bố trí theo hình thức các vòng tròn khép kín trong không gian lớp học.
Hoạt động của HS tại các trạm là hoàn toàn tự do, dưới sự định hướng của GV,
HS phải tự xoay xở để vượt qua các trạm. Do đó, dạy học theo trạm tập trung vào
"tự chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực giải quyết vấn đề cho HS.
Dạy học theo trạm là một phương pháp tổ chức dạy học dựa trên hình thức làm
việc tại các trạm.
d) Dạy học theo trạm có thể tổ chức ở đâu?
Có thể tổ chức trong lớp học hay trong khu vực hành lang trước lớp, trên
bàn, tại phòng máy, tại thư viện hay tại xưởng tùy thuộc vào yêu cầu của nhiệm vụ.
Tại mỗi vị trí đó có các bài tập cung cấp cho HS, có các nguyên vật liệu cần thiết,
có các tài liệu giáo khoa, các điều kiện để cho người học có thể giải quyết được vấn
đề đặt ra tại vị trí đó.
e) Đặc trưng:
Phải đảm bảo sự linh hoạt, các nhiệm vụ phải có tính độc lập với nhau.
Trong trường hợp dạy học các bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ logic
chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành nhiều hệ thống trạm(vòng tròn học tập)
khác nhau, sao cho các nhiệm vụ trong mỗi hệ thống trạm là độc lập.
2. Vai trò của giáo viên trong dạy học theo trạm.
GV giới thiệu các trạm và cung cấp đầy đủ tài liệu học tập cho các trạm.


GV sẽ là người theo dõi hoạt động của toàn lớp, bổ sung các tài liệu cần thiết cho
HS cho phù hợp để HS có thể thực hiện được nhiệm vụ một cách hoàn toàn độc
lập.
GV giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong khi học, hỗ trợ đúng lúc,
đúng mức và đúng đối tượng HS.
HS sẽ hoạt động một cách độc lập, cho ra sáng kiến riêng, cách làm riêng.
3. Phân loại hệ thống trạm học tập.
Xét về mặt hình thức, người ta chia thành một số hình thức học tập vòng tròn như
sau:
Vòng tròn học tập đóng:
- Định trước chuỗi các trạm học tập.
- Thứ tự hoạt động tại các trạm đã được sắp xếp cố định.
- Luôn bắt đầu từ một trạm và kết thúc tại một trạm định trước. (H1)

Vòng tròn học tập mở
- Tự do lựa chọn thứ tự hoạt động tại các trạm.
- Có thể bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó. (H2)

Vòng tròn học tập kép:
- Có hai vòng tròn học tập được bố trí song song với nhau.
- Các trạm bắt buộc được bố trí ở vòng ngoài.
- Các trạm bổ sung cho trạm bắt buộc, được bố trí ở vòng trong. (H3)
Vòng tròn học tập với các trạm tùy chọn:
- Các chất liệu, thiết bị, tài liệu được lựa chọn để phát triển các khả năng khác nhau
của người học.
- Có thể lựa chọn được các hình thức làm việc khác nhau: Cá nhân, nhóm.
- Có thể chọn tùy ý các chủ đề khác nhau trên vòng tròn học tập. (H4)

a) Phân loại theo vị trí các trạm.
Trạm đệm:

Trạm đệm là trạm hỗ trợ làm việc cho một trạm chính nào đó. Trạm đệm thường
được bố trí sát ngay trạm chính. Mỗi HS có thể thực hiện nhiệm vụ ở trạm đệm
trước, sau đó thực hiện nhiệm vụ ở trạm chính.
Các nội dung học tập phức tạp, nhiều nội dung thì người ta có thể bố trí thêm các
trạm đệm hỗ trợ. Trạm này là bước đệm để cho HS thực hiện nhiệm vụ ở trạm
chính. Nhờ có trạm đệm mà nhiệm vụ ở các trạm chính được thực hiện đúng tiến
độ, tránh tắc nghẽn ở một trạm nào đó trên vòng tròn học tập
Trạm giám sát - dịch vụ:
Trạm này được đặt tại một ví trí trung tâm của vòng tròn học tập nhằm cung cấp
thông tin cho các trạm khác, cung cấp đáp án cho các trạm để so sánh kết quả sau
khi HS hoàn thành nhiệm vụ.
Trạm giám sát thường xuyên trao đổi các thông tin phản hồi cho các trạm khác
một cách trực tiếp, liên tục.(H5)


b) Phân loại theo mức độ yêu cầu nhiệm vụ.
Các trạm tự chọn:
Các trạm tự chọn để HS tuỳ ý lựa chọn theo các trình độ khác nhau, các phong
cách học tập khác nhau, học cá nhân hay theo nhóm. Các trạm này vẫn có tính chất
bắt buộc đối với HS, vẫn yêu cầu HS thực hiện nhưng có thể theo các cấp độ, hình
thức khác nhau.
Trạm tự chọn cũng có thể hiểu là các trạm có nội dung mở rộng, nội dung vui để
tạo hứng thú cho người học. Các trạm này HS có thể thực hiện hay bỏ qua cũng
được, tuy nhiên cần phải quy định cho người học nhất thiết phải thực hiện đủ một
số lượng trạm có nội dung tự chọn nào đó, tùy theo từng chủ đề bài học.
Trạm bắt buộc:
Trên trạm bắt buộc có các nội dung kiến thức, bắt buộc, trọng tâm của bài học.
Trạm bắt buộc sẽ hình thành cho người học các kiến thức và kĩ năng tối thiểu của
bài
c) Phân loại các trạm theo phương tiện dạy học.

- Trạm có sử dụng máy tính: Các trạm này cần đến máy vi tính để hỗ trợ quá trình
học tập, xem tranh, ảnh, video, tạo các thí nghiệm ảo, máy vi tính kết nối với các
thí nghiệm,…
- Trạm thí nghiệm truyền thống: Đó là các trạm có sử dụng thí nghiệm thật, thường
là các trạm kiểm tra các giả thuyết.
d) Phân loại theo vai trò của các trạm.
Trạm luyện tập, củng cố:
Trên các trạm này có các nhiệm vụ dạng các bài tập trắc nghiệm, HS chỉ cần dùng
các kiến thức đã được học ở bài trước hoặc kiến thức thu được ở ngay các trạm
khác để thực hiện.
Trạm xây dựng kiến thức mới:
Xây dựng kiến thức mới là việc rất khó thực hiện trong dạy học theo trạm. Đây là
một điểm hạn chế của hình thức dạy học này.
e) Phân loại theo hình thức làm việc.
- Trạm làm việc cá nhân: Trong trạm này, học sinh thực hiện nhiệm vụ trong trạm
một cách độc lập
- Trạm làm việc theo nhóm: Hình thức làm việc trên mỗi trạm thường là theo nhóm
nhỏ, tuy nhiên có thể xây dựng các trạm dành riêng cho cá nhân nhằm kiểm tra,
phát triển các kĩ năng cho từng cá nhân riêng biệt.
4. Các bước xây dựng một vòng tròn học tâp.
TT Bước Các khía cạnh Các gợi ý thực hiện

1
Lựa chọn
các chủ đề
- Mục tiêu giáo dục chung.
- Chủ đề nội khóa hoặc
ngoại khóa, một môn, liên
môn.
- Một GV hay cần nhóm

GV.
- Phù hợp với sự phát triển của
chương trình? Phù hợp với xu
hướng làm việc tự lực không?
- Xác định phạm vi kiến thức
của trạm: Các môn học liên
quan, các GV hỗ trợ, tư vấn?

2
3
4

5
6
7
Xác định
chủ đề
Cấu trúc
nội dung
Cấu trúc
nội dung
Vẽ trạm
Tìm kiếm
nguồn tài
liệu.
Dự kiến
sản phẩm
hoạt động
của trạm.
Hình dạng

và cấu
trúc của
vòng tròn
- Nội dung trọng tâm của
chủ đề là gì?
- Dựa trên sự nhận thức
của HS.
- Dựa theo các khía cạnh
của chủ đề (tiểu chủ đề )
- Sự đa dạng của phương
pháp
- Hình thức làm việc theo
nhóm, cặp, cá nhân.
- Sơ bộ quyết định về loại
hình trạm.
- Dựa vào các hình thức
hoạt động khác nhau của
trạm.
- Ngày thực hiện
- Thời gian thực hiện.
- Hình thức vòng tròn học
tập.
- Dự kiến việc xây dựng các
trạm như thế nào cho phù hợp
với chủ đề?
- Phương pháp làm việc tại các
trạm là gì?
- Kiến thức HS cần có?
- Đánh giá khả năng của HS và
dự kiến mức độ hoàn thành công

việc!
- Học bằng nhiều phương tiện,
học đa kênh.
- Nhiều hình thức học.
- Sự khác biệt giữa các HS khác
nhau?
- Đáp ứng được các mục tiêu học
tập một cách phù hợp.
- Trạm tùy chọn.
- Trạm đệm
- Trạm giám sát, dịch vụ.
- Internet
- Báo chí
- Sách giáo khoa
- Thư viện.
- Video, DVD video
- CD cứng-Băng cát xét
- Sản phẩm thật.
- Bộ sưu tập.
- Kịch bản.
- Bài báo cáo.
- Vòng tròn đóng
- Vòng tròn mở
- Vòng tròn kép
- Vòng tròn có trạm tùy chọn.
8
9
10
học tập
Tạo hình

ảnh của
các vòng
tròn học
tập
Xây dựng
nội quy và
quy tắc
học tập.
Xây dựng
vòng tròn
học tập
- Số trạm
- Sơ đồ tổng quan của
vòng tròn học tập
- Các phiếu học tập, bảng
biểu mẫu,
- Quy tắc thực hiện.
- Cách cho điểm

- Kiểm tra địa điểm lớp
học, không gian phòng
học.
- Thành lập một môi
trường học tập tích cực
chủ động
- Các trạm đệm.
- Hình dạng vòng tròn học tập và
cách bố trí các trạm trên vòng
tròn.
- Số trạm, màu sắc các trạm,

hình dạng các trạm,… để thu
hút sự chú ý của HS.
- Chuẩn bị chia nhóm, nhận
nhiệm vụ.
Cách tiến hành làm việc trên các
trạm.
- Cách báo cáo kết quả sau tiết
học.
- Lịch trình tiến hành trên cách
trạm như thế nào cho phù hợp?
- Bố trí vị trí các trạm phù hợp,
có không gian hoạt động riêng
của trạm, có lối đi thuận tiện,
tránh ùn tắc khi di chuyển từ
trạm này sang trạm khác.
5. Các qui tắc xây dựng nội dung các trạm học tập vật lí.
Để xây dựng các trạm học tập vật lí ta cần tuân theo các qui tắc sau:
- Sử dụng hình thức vòng tròn mở, trong đó có một số trạm với nội dung tùy chọn.
Như vậy các nhiệm vụ học tập phải độc lập tương đối sao cho HS có thể bắt đầu từ
bất kì nhiệm vụ nào. Nếu một bài học có nhiều nội dung ta có thể chia thành nhiều
nhóm trạm học tập sao cho trong mỗi nhóm trạm đó, các nhiệm vụ học tập là độc
lập với nhau.
- Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác, phù
hợp với thí nghiệm HS.
- Thời gian dành cho mỗi trạm tối đa không quá 15 phút. Xây dựng nhóm trạm có
nội dung tương đương với nhau thì thời gian hoạt động trên mỗi trạm phải như
nhau. Thời gian dành cho mỗi trạm tuỳ thuộc vào nội dung và nhiệm vụ của từng
trạm nhưng phải phù hợp với thời gian của tiết học.
- Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7 trạm, tránh trường hợp xây dựng
nhiều trạm gây cảm giác mệt mỏi cho HS.

- Ngoài các trạm với các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần xây dựng các trạm với các
nhiệm vụ tự chọn, với độ khó dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực HS. Tránh được
ùn tắc trong quá trình học tập, tạo hứng thú học tập.
- GV nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với các nhiệm vụ học
tập để HS tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân.
- HS được phát phiếu học tập tương ứng với các trạm để tối ưu hóa thời gian làm
việc. Có thể gom các phiếu học tập của các trạm thành một tập để mỗi nhóm mang
theo trên hành trình qua các trạm, hoặc các phiếu học tập riêng của trạm đặt tại mỗi
trạm.
- GV cần xây dựng và thống nhất với HS nội qui làm việc tại các trạm.
6. Xây dựng nội dung các trạm.
Nhiệm vụ Phiếu học tập Vật liệu đi kèm
Vật liệu đi kèm
Tiến hành thí nghiệm
và xử lí kết quả thí
nghiệm
Cần có ảnh chụp các thiết bị, ô dành
cho việc vẽ bố trí thí nghiệm, các câu
hỏi, câu định hướng việc tiến hành thí
nghiệm
Các thiết bị thí
nghiệm
Giải thích hiện tượng
Làm việc mới máy
tính: chạy phần mềm
mô phỏng, xem
clips, sử dụng phần
mềm
Làm việc mới máy
tính: chạy phần mềm

mô phỏng, xem
clips, sử dụng phần
mềm
Giải bài tập
Quan sát một thiết bị
kĩ thuật và mô tả lại
nguyên tắc cấu tạo
của nó
Có ảnh chụp hiện tượng, yêu cầu giải
thích hiện tượng, có thể sử dụng các
kĩ thuật ra bài tập dưới dạng điền
khuyết
Cần có ảnh chụp màn hình, các hướng
dẫn chi tiết cách sử dụng máy tính,
nhiệm vụ cần thực hiện: quan sát, mô
tả, tóm tắt, ghi số liệu…
Cần có ảnh chụp màn hình, các hướng
dẫn chi tiết cách sử dụng máy tính,
nhiệm vụ cần thực hiện: quan sát, mô
tả, tóm tắt, ghi số liệu…
Cần có nội dung bài tập, yêu cầu
Ảnh chụp thiết bị kĩ thuật,
Ô để vẽ nguyên tắc cấu tạo, khung để
viết nguyên tắc hoạt động
Ảnh chụp thiết bị kĩ thuật,
Ô để vẽ nguyên tắc cấu tạo, khung để
viết nguyên tắc hoạt động
Có thể chuẩn bị dụng
cụ để tạo ra hiện
tượng cần giải thích

Có thể chuẩn bị dụng
cụ để tạo ra hiện
tượng cần giải thích
Máy tính có chứa tư
liệu dạy học kĩ thuật
số tương ứng
Thiết bị kĩ thuật
7. Các bước tổ chức dạy học dưới hình thức học tập theo trạm.
Bước 1: Chia nhóm, chuẩn bị dụng cụ.
Có thể cho HS tự chia nhóm ngay tại lớp, hoặc có thể cho HS chia nhóm
trước và phân công chuẩn bị dụng cụ. Cần chia nhóm ngay từ đầu để việc học được
thuận lợi.
Bước 2: Thống nhất nội qui học tập theo trạm.
GV giới thiệu nội dung học tập tại các trạm học tập, số lượng các trạm, các trạm
bắt buộc và tự chọn. Thông báo quy tắc cho điểm mỗi cá nhân, giới thiệu phiếu học
tập và cách làm việc trên các phiếu học tập, yêu cầu trợ giúp,… Tất cả các nội quy
đưa ra đảm bảo cho việc học tập tại các trạm được diễn ra một cách tự lực, chủ
động, hạn chế mất trật tự, tối ưu hóa thời gian làm việc,
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ
Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm, HS làm việc cá nhân, theo cặp
hoặc theo nhóm tại các trạm học tập. Giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời.
Bước 4: Tổng kết kết quả học tập.
Sau mỗi buổi học cần dành ra một khoảng thời gian để tổng kết bài học. Yêu cầu
các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện nhiệm vụ ở một trạm nào đó, trình
bày các kết quả thu được và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Các thành
viên khác, nhóm khác đưa ra nhậnxét góp ý bổ sung và đánh giá.Giáo viên là người
chỉ đạo. Sau cùng là GV tổng kết bài học và nhấn mạnh lại các kiến thức quan
trọng của bài.
8. Những ưu điểm và hạn chế:
Dạy học theo trạm có những ưu điểm nổi trội sau:

-Học sinh được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học
tập.
- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình qua đó
nâng cao năng lực đánh giá của bản thân.
-Học sinh có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận,
các phương pháp giải quyết vấn đề.
- Giúp giáo viên cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi dưỡng học
sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu.
- Nâng cao hứng thú của học sinh nhờ các nhiệm vụ học tập tích cực đặc biệt là
những nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản.
- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh tiến hành
đồng loạt.
Đi đôi với những ưu điểm nói trên, hình thức dạy học theo trạm có những điểm
hạn chế sau:
- Giáo viên phải có thời gian chuẩn bị nội dung và nguyên vật liệu công phu, chịu
khó hơn, phải nổ lực hơn trong việc soạn giảng bằng ĐDDH. Đơn cử GVcần chuẩn
bị sẵn các bảng biểu của từng trạm, các hộp để đựng các gói câu hỏi, các bảng đáp
án và các “ phiếu thông hành”để khi HS đã hoàn thành từng trạm thì nhanh chóng
tiến đến các trạm tiếp theo.
- Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình thức này
thường dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống.
- Phương pháp học theo trạm phù hợp cho các dạng bài ôn tập, luyện tập kiến
thức đã học chứ không thích hợp cho dạng truyền đạt kiến thức mới.
9. KẾT LUẬN:
Dạy học theo trạm là một trong những hình thức dạy học mở. Trong đó học sinh
tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức. Nó không chỉ phù hợp với các giờ học nội khóa
mà còn rất phù hợp với giờ học ngoại khóa. Trong giờ học ngoại khóa, các nhiệm
vụ học tập hoàn toàn có thể được mở rộng hơn về mức độ yêu cầu cũng như không
gian học tập. Nội dung các nhiệm vụ sẽ không còn giới hạn trong nội dung sách
giáo khoa và không gian học tập không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học mà có

thể mở rông ra ở sân trường, trong thư viện, tại phòng máy tính và tại xưởng
trường.
Với những ưu điểm và tiềm năng lớn của hình thức dạy học này, việc nghiên cứu,
phát triển và vận dụng hình thức dạy học trong dạy học vật lí nói riêng và trong dạy
học phổ thông nói chung là cần thiết và có ý nghĩa.
Nhóm vật lý trường THCS Trần Phú thực hiện
BÀI DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO TRẠM:
Tiết 22: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I / Mục tiêu :
1/ Kiến thức:
- Ôn tập , hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu
hỏi trong phần ôn tập
2/ Kĩ năng:
- Vân dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng
3/ Thái độ:
- Rèn luyện khả năng tự học, tinh thần hợp tác trong học tập.
- Hứng thú, tập trung trong học tập.
II / Chuẩn bị :
- GV: + PHT cho các nhóm theo từng trạm.
+ Bài tập ở trạm bổ sung.
+ Gợi ý, đáp số các bài tập cần thiết.
+ Thẻ vượt trạm (Giấy thông hành)
- HS: Ôn tập ở nhà theo 16 câu hỏi ( bài 18/sgk )
III / Hoạt động dạy và học :
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
2’
5’
25’
1/ Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
2/ Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức

( Hoạt động cá nhân)
GV yêu cầu HS TL các câu hỏi sau:
1. Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ.
2. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của
chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
3. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng
của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:
a. Vật đang đứng yên?
b. Vật đang chuyển động?
4. Công thức tính áp suất? Tên và đơn vị các đại lượng
trong công thức?
5. Công thức tính lực đẩy Ác-si-met? Tên và đơn vị
các đại lượng trong công thức?

3/ Hoạt động 3: Vận dụng : (HĐ nhóm)
- Giới thiệu hình thức học theo trạm.
- Sơ lược nội dung từng trạm.
- Nêu điều kiện được qua trạm.
* Trạm 1: Bài tập trắc nghiệm (5 phút)
( 4 nhóm thực hiện cùng lúc)
1. Hai lực được gọi là cân bằng khi:
A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.
D. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm
trên một đương thẳng, ngược chiều nhau .
2. Một đoàn môtô đang chuyển động cùng chiều,
cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đang đậu bên
đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Các môtô chuyển động đối với nhau.

B. Các môtô đứng yên đối với nhau.
C. Các môtô đứng yên đối ôtô.
D. Các môtô và ôtô chuyển động đối với mặt đường.
3. Hai thỏi hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng
có cùng khối lượng treo ở hai đầu cân đòn. Khi
nhúng ngập hai quả cân vào trong nước thì đòn cân:
A. Nghiêng về bên phải.
- Các tổ báo cáo việc chuẩn bị
bài của các bạn trong tổ.
- 2 HS đem vở để GV KT
- HS trả lời câu hỏi theo yêu
cầu cảu GV.
- HS lắng nghe GV hướng
dẫn.
- HS hoạt động theo nhóm
thực hiện bài tập trạm 1.
10’
3’
B. Nghiêng về bên trái.
C. Vẫn cân bằng.
D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong
nước.
4. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng
đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động
năng?
A. Khi vật đang đi lên.
B. Khi vật đang đi xuống.
C. Chỉ khi vật tới điểm cao nhất.
D. Cả Khi vật đang đi lên và đang đi xuống.
* Trạm 2: Trả lời câu hỏi (4 nhóm)

1. Ngồi trong xe ôtô đang chạy, ta thấy hai hàng cây
bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải
thích hiện tượng này.
2. Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót
tay bằng vải hay cao su.
3. Tìm một thí dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ
thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
* Trạm 3: Bài tập (4 nhóm)
1. Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài
100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp một đoạn
đường nằm ngang dài 50m trong 20s rồi mới dừng
hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe:
a/ Trên đoạn đường dốc?
b/ Trên đoạn đường nằm ngang ?
c/ Trên cả hai đoạn đường?
2. Một lực sĩ nâng tạ nâng quả tạ nặng 125kg lên cao
70cm trong thời gian 0,3s. Trong trường hợp này lực sĩ
đã hoạt động với công suất là bao nhiêu ?
* Trạm bổ sung: Bài tập
(dành cho nhóm vượt trạm trước thời gian)
M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất
lỏng khác nhau có trọng lượng riêng là d
1
và d
2
( như
hình vẽ)
a/ So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N ?
b/ Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn ?


4/ Hoạt động 4: Tổng kết:
- HS hoạt động theo nhóm trả
lời các câu hỏi ở trạm 2.
- HS hoạt động theo nhóm
thực hiện 2 bài tập ở trạm 3.
- Nhóm vượt trạm trước thời
gian giải thêm bài tập trạm bổ
sung.
M
d
1
N
d
2
- Hướng dẫn HS bổ sung, chỉnh sửa các bài tập cần
thiết.
- GV yêu cầu HS rút kinh nghiệm qua từng trạm.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt yêu
cầu từng trạm.
5/ Dặn dò:
+Về nhà : hoàn thành các bài tập đã làm và các bài tập
còn lại trang 65 /sgk
- Xem bài học mới :
Các chất được cấu tạo như thế nào ?
- HS nhận xét, bổ sung theo
yêu cầu của GV.
- HS rút kinh nghiệm qua
từng trạm.



×