Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (luận văn thạc sỹ xuất sắc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.9 KB, 85 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện chủ chương đổi mới của Đảng và nhà nước trong việc mở cửa
hợp tác và quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới, nhiều năm qua
tỉnh Chăm Pa Sắc đã có sự thay đổi và phát triển mọi mặt, có tốc độ phát triển
kinh tế và thu ngân sách caotrong khu vực và cả nước. Cùng với sự phát triển
kinh teescuar đất nước và địa phương, bên cạnh những kết quả đạt được thì
các cơ quan có thẩm quyền và nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc phải đối diên với
mặt trái của nền kinh teesthij trường, những vấn đề xã hội phát sinh và nhất là
tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp về quy mơ, tính
chất mức độ nguy hiểm. Đặc biệt là các tội phạm xâm phạm sở hữu của công
dân chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu tội phạm của địa phương đã làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe, quyền sở hữu, danh dự
nhân phẩm của nhân dân, đồng thời còn tác động xấu tới an ninh, trật tự ,sự
ổn định và phát triển bền vững của xã xã hội tại địa phương, hành vi phạm tội
ngày càng tinh vi, táo bạo , xảo quyệt, có tính chất nguy hiểm làm cho tình
hình an ninh trật tự tại địa phương mất ổn định, gây hoang mang trong quần
chúng nhân dân, mất long tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trong những năm gần đây,mặc dù thực hiện chương trình quốc gia
phịng chống tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã ra sức trấn áp các loại
tội phạm nhưng tình tội phạm vẫn khơng có chiều hướng giảm mà cịn tăng
lên, thủ đoạn phạm tội ln có nhiều biến đổi xảy ra trên nhiều địa bàn cả tỉnh
với nhiều đối tượng tham gia. Mặc dù chính quyền và các cơ quan có liên
quan đã quan tâm đến cơng tắc phịng ngừa đã đạt được kết quả nhất định,
song do địa bàn phức tạp và cùng với yếu tố chủ quan, khách quan khác nên
kết quả cơng tác phịng ngừa chống loại tội phạm nay vẫn còn nhiều hạn chế
bất cấp như: tin báo, tố giác về tội phạm chưa đủ, sự phối hợp giữa các lực
lượng chưa được tốt, lưc lượng tiến hành cơng tác phịng ngừa cịn mỏng,
phương tiên, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phòng ngừa còn thiếu, chưa hiện
đại.
Nhìn nhận từ bình diện lý luận cho thấy, mặc dù đã có những cơng


trình ngiên cứu về điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu tại các địa bàn khác
nhau nhưng cho đến nay ở nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào chún tơi,


trong khoa học phịng ngừa tội phạm vẫn chưa có cơng trình nào ngiên cứu
một cách chun sâu về cơng tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm xâm phạm
sở hữu xảy ra tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Xuất phát từ việc cần thống nhất về lý luận phịng ngừa tội phạm xâm
phạm sở hữu của cơng dân và tổng kết thực tiễn của loại tội phạm này để trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa tội
phạm nói chung, tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng, tội lựa chọn và ngiên
cứu đề tài: “ Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trên
địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc – nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”.
2. Mục đích, nhiêm vụ ngiên cứu luận văn
− Mục đích.
Làm sáng tỏ một số vẫn đề lý luận và thực tiễn của cơng tác phịng
ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân của cơ quan có liên quan nhăm
tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân tồn tại của nó từ đó đưa
ra những kiến nghị, đề xuất, giải pháp hoàn thiện về mặt lý luận và nâng cao
hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân của
cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
− Nhiệm vụ
+ Phân tích pháp dấu hiệu pháp lý hình sự về các tội xâm phạm sở
hữu của công dân theo pháp luật hình sự nước CHDCND Lào.
+ Đánh giá tình hình tội xâm phạm sở hữu của cơng dân trên địa bàn
tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2008 đến 2012.
+ Phân tích ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm xâm
phạm sở hữu công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.
+ Xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu công dân

trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.
3. Phạm vi nghiên cứu luận văn.
Nghiên cứu tình hình tội xâm phạm sở hữu của cơng dân trên địa bàn
tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2008 đến 2012.
4. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn của hoạt độngphòng


ngừa
tội phạm xâm phạm sử hữu của cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm
Pa Sắc-nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Cụ thể là việc tổ chức tiến
hành các
hoạt động pháp lý, nghiệp vụ để phát hiện, thu thập, kiểm tra, xác minh thông
tin tài liệu, chứng cứ nhằm làm rõ sự thật của tội phạm xâm phạm sở hữu xảy
ra trên địa bàn tỉnh Căm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
− Luận văn được thực hiện trên cơ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
lê nin, các quan điểm của Đảng và nhà nước CHDCND Lào cơng tác
phịng ngừa tội phạm đảm bảo an ninh trật tự nói chung và chính sách
hình sự của của nhà nước Lào trong hoạt động điều tra xử lý tội phạm
nói riêng.
− Đồng thời luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phân tích, tổng hợp quy nạp, so sánh, khảo sát thực tế, nghiên cứu
hồ sơ vụ án, tọa đàm trao đổi với những cán bộ, chuyên gia trực tiếp
làm trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của cơ quan
có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là cơng trình chun khảo nghiên cứu một cách có hệ thống
và tương đối tồn diện về phịng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của cơ

quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, nên các kết quả rút ra qua nghiên cứu luận văn sẽ có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn. Ý nghĩa lý luận thể hiên ở chỗ, luận văn góp phần từng
bước hồn thiện lý luận chuyên ngành điều tra đối với một loại tội phạm cụ
thể. Ở phía thực tiễn, những kết luận, chỉ dẫn về nghiệp vụ phịng ngừa có thể
được cán bộ thực tiễn tham khảo vận dụng trong phòng ngừa tội phạm xâm
phạm sở hữu để nâng cao hiệu quả đấu tranh loại tội phạm này.
Mặt khác nó cịn có ý nghĩa về mặt lý luận là tổng kết những bài học
kinh nghiệm trong cơng tác phịng ngừa loại tội phạm này của các địa pương
khác cũng như cả nước để phục vụ quá trình nghiên cứu, giảng dạy và làm
phong phú thêm lý luận đấu tranh phòng ngừa tội phạm cũng như hồn thiện
hệ thống pháp luật hình sự của quốc gia.


7. Bố cục của luận văn
Đề tài được chia thành ba nội dung chính:
− Phần mở đầu:
− Phần nội dung: gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Tội xâm phạm sở hữu của cơng dân theo pháp luật
hình của Lào và tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn
tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
+ Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện phạm tội xâm phạm sở hữu
cơng dân và cơng tác phịng ngừa trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc
trong những năm vừa qua.
+ Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và giải pháp nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh
Chăm Pa Sắc.


CHƯƠNG 1: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA CÔNG DÂN

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO VÀ
TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA CƠNG DÂN.
Trong những năm từ 1945 – 1974 đất nước Lào chưa hồn tồn giải
phóng, thời gian này nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước Lào
là kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng đất nước, nên việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để
quản lý, điều hành đất nước theo pháp luật chưa được quan tâm đầy đủ, đúng
mức, do đó chưa có nhiều văn bản pháp luật được ban hành làm cơ sở pháp
luật để phòng ngừa tội phạm, mà chủ yếu là áp dụng các văn bản pháp luật
của chế độ cũ, hoặc sử dụng theo án lệ.
Năm 1975, sau khi nước Lào hoàn tồn giải phóng, nhiệm vụ chính của
Đảng, Nhà nước và nhân dân nước CHDCND Lào là “bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc”, nhưng do tàn dư của chế độ xã hội cũ để lại, bọn phản động trong
nước tiếp tục hoạt động, gây mất ANTT, chống phá cách mạng Lào, gây phức
tạp về TTATXH; nhiều loại tội phạm tiếp tục hoạt động và phát triển, đòi hỏi
phải đấu tranh triệt để, bảo vệ chế độ xã hội mới, đưa nước Lào đi lên CNXH.
Ngày 15/10/1976 Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào đã ra Sắc
lệnh số 53/CP quy định về một số hoạt động điều tra, bắt, xử lý tội phạm. Mặc
dù các quy định trong Sắc lệnh này còn đơn giản, nhưng đã tạo nền móng
quan trọng đầu tiên cho công tác điều tra, bắt, xử lý tội phạm, trong khi chưa
có các văn bản pháp luật cụ thể đề cập trong các lĩnh vực này.
Do nhu cầu phát triển, ngày 23/11/1989 Luật hình sự của nước
CHDCND Lào được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 09/01/1990 và lần
đầu tiên tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân được quy định cụ thể, rõ
ràng tại chương 5, phần các tội phạm cụ thể.
Ngày 27/10/1999 văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hình sự và các
hoạt động điều tra, xử lý tội phạm hình sự nói chung, cũng như đấu tranh
phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu của cơng dân nói riêng được ban hành. Do
đây là vấn đề phức tạp, nên chưa thể giải quyết được tất cả những khó khăn,
vướng mắc trong q trình tố tụng hình sự, đặc biệt trong phịng ngừa tội

phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu của công dân nói riêng.
Năm 1995, Luật tố tụng hình sự nước CHDCND Lào được ban hành,


tạo khung pháp lý quan trọng trong các hoạt động đấu tranh phịng ngừa tội
phạm. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như:
Chỉ thị số 19/CP, nghị định 91/CP, số 158/CP của Chính phủ. Chỉ thị số
165/BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ( nay là Bộ An ninh Lào) quy định nhiệm
vụ quyền hạn của Cảnh sát Lào trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm
ở CHDCND Lào.
Như vậy, phần các tội phạm cụ thể của BLHS sửa đổi bổ sung, Viêng
Chăn số 12/QH ngày 09 tháng 11 năm 2005 của nước CHDCND Lào có quy
định 10 chương như sau:
-Chương 1: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã
hội;
-Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự của con
người;
-Chương 3: Các tội xâm phạm quyền tự do và dân chủ của công dân;
-Chương 4: Các tội xâm phạm sở hữu của nhà nước và tập thể;
-Chương 5: Các tội xâm phạm sở hữu cá nhân và công dân;
-Chương 6: Các tội xâm phạm về vợ chồng, gia đình và phong tục tập
quán;
-Chương 7: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
-Chương 8: Các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của cán bộ;
-Chương 9: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính và tư pháp;
-Chương 10: Các tội phạm đặc biệt.
Tại chương 5 BLHS 2005 của Lào quy định nhiều tội xâm phạm sở hữu
của công dân , trong đó nhóm tội xâm phạm sở hữu của cơng dân được quy
định từ điều 118 đến điều 125 BLHS 2005 của Lào.
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được

qui định tại chương 5 BLHS năm 2005, gồm tội cướp tài sản, tội trộm cắp ,
tội cướp giật tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội làm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, tội phá hủy hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tội chiếm giữ
trái phếp tài sản, tội che giấu, mua bán trái pép tài sản của công dân và tội vô
ý làm tiêu hủy tài sản của công dân.
1.1.Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm sở hữu của
công dân.
1.1.1. Tội cướp tài sản ( điều 118 BLHS ).
Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc đến tính


mạng hoặc sức khỏe của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ
bốn năm đến tám năm và sẽ bị phạt tiền từ 800.000 kíp đến 8.000.000 kíp.
hại Trường hợp phạm tội có tính chất chun nghiệp, có tổ chức , làm
cho người bị bị tổn thương nặng hoặc chết hoặc trường hợp bị thiệt hại nhiều
thì bị phạt tù từ tám năm đến mười năm năm và sẽ bị phạt tiền từ 300.000
kíp đến 15.000.000 kíp.
Hành vi Chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị trừng phạt.
Về hành vi cướp tài sản : xâm phạm đồng thời hai quan hệ nhân thân và
quan hệ sở hữu , hành vi xâm phạm nhân thân trước qua đó xâm phạm sở
hữu.
Về mặt khách quan của tội cướp tài sản: Hành vi cướp tài sản xâm
phạm đồng thời hai quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu , hành vi xâm phạm
nhân than trước qua đó xâm phạm sở hữu. Hành vi khách quan của tội cướp
tài sản được thể hiện một trong các hành vi : dùng vũ lực , đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khác hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình
trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản . hành vi dùng vũ lực
được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất ( có hoặc khơng có cơng cụ
,phương tiện phạm tội) tác động vào người khác. Hành vi dùng vũ lực của tội
cướp tài sản phải ở mức độ có khả năng làm cho người bị tấn cơng lâm vào

tình trạng khơng thể chống cự được nhằm làm cho họ sợ nên khơng dám
chống cự để bảo vệ tính mạng , sức khỏe, tài sản; hoặc họ bị chết; bị bất
tỉnh… Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khác là hành vi dùng lời nói hoặc
cử chỉ hoặc cả hai dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khác nếu chống lại việc chiếm
đoạt làm tê liệt ý chí của người bị đe dọa. Hành vi khác không thuộc những
hành vi trên nhưng có khả năng làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình
trạng khơng thể ngăn cản được việc bị chiếm đoạt tài sản.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Tôị cướp tài sản thể hiện với lỗi cố ý
trực tiếp . Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
cướp tài sản.
Chủ thể của tội phạm. là người từ đủ 15 tuổi trở lên và có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự theo luật định.
1.1.2 Tội trộm cắp và cướp giật tài sản ( điều 119 BLHS ).
- Tội trộm cắp tài sản:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt tù từ ba tháng
đến hai năm hoặc cải tạo không giam giữ và sẽ bị phạt tiền từ 100.000 kíp


đến 300.000 kíp.
Trường hợp trộm cắp tài sản của người khác bằng cách gặt ,phá hoại
cửa , tủ và v.v... thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm và sẽ bị phạt tiền từ
200.000 kíp đến 500.000 kíp.
Trường hợp người phạm tội có tính chất chun nghiệp, có tổ chức
hoặc trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến năm
năm và sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 8.000.000 kíp.
Hành vi Chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị trừng phạt.
Về hành vi : hành vi trộm cắp tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản; đối
tượng tác động của tội này là tài sản.
Về mặt khách quan: của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở những hành vi
lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản.Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách

lén lút, bí mật tránh sự phát hiện của chủ quản lý, sở hữu tài sản hoặc bất kỳ
người nào mà người phạm tội cho là có thể ngăn cản, cản trở việc chiếm đoạt
.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội trộm cắp tài sản được thực hiện do
lỗi cố ý trực tiếp.
Về Chủ thể : Tội phạm trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
− Tội cướp giật tài sản:
Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm và sẽ bị phạt tiền từ 150.000 kíp đến 500.000 kíp.
Trường hợp phạm tội cướp giật tài sản có tính chất chun nghiệp, có
tổ chức hoặc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm
đến năm năm và sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 8.000.000 kíp.
Hành vi Chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị trừng phạt.
Hành vi : hành vi cướp giật tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản. Đối
tượng tác động của tội phạm nay là tài sản mà người phạm tội muốn cướp
giật.
Về mặt khách quan: Của tội cướp giật tài sản thể hiện ở hành vi lợi
dụng sơ hở của chủ tài sản cơng khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh
chóng rồi nhanh chóng lẩn tránh khỏi sự đuổi bắt của người quản lý tài sản.
Người phạm tội khơng có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào khác nhằm đối phó
trực tiếp với chủ tài sản.
Về mặt chủ quan : Mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản được thực


hiện với lỗi cố ý trực tiếp..
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cướp giật tài sản là người có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
1.1.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( điều 120 BLHS ).
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác

thì bị phạt tù từ 3 tháng đến hai năm và sẽ bị phạt tiền từ 200.000 kíp đến
5.000.000 kíp.
Trường hợp phạm tội có tính chất chun nghiệp, có tổ chức , làm cho
người bị hại bị tổn thương nặng hoặc chết hoặc trường hợp gây hậu quả
nghiêm trọng thì bị phạt tù hai năm đến năm năm và sẽ bị phạt tiền từ
500.000 kíp đến 10.000.000 kíp.
Trường hợp phạm tội có tính chất chun nghiệp, có tổ chức , làm cho
người bị hại bị tổn thương nặng hoặc chết hoặc trường hợp bị thiệt hại nhiều
thì bị phạt tù từ tám năm đến mười năm năm và sẽ bị phạt tiền từ 300.000 kíp
đến 15.000.000 kíp.
Hành vi Chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị trừng phạt.
Về hành vi: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm quan hệ sở
hữu tài sản.
Về mặt khách quan: hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Thủ
đoạn gian dối là mội biện pháp thể hiện sai nội dung sự thật có thể được thực
hiện bằng lời nói hoặc qua các việc làm cụ thể làm cho người quản lý tài sản
tin là thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Thủ đoạn gian
dối được thực hiện trước khi người phạm tội nhận được tài sản.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là
người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
1.1.4. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( điều 121 BLHS ).
Người nào lợi dụng tín nghiệm để lấy , cắt hoặc đổi tài sản mà người
khác giao cho quản lý hoặc nhằm mục đích nào đó để chiếm đoạt tài sản thì
bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm và sẽ bị phạt tiền từ 200.000 kíp.
Trường hợp phạm tội có tính chất chun nghiệp, có tổ chức ,hoặc gây
hâu quả nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ hai năm đến năm năm và sẽ bị phạt
tiền từ 500.000 kíp đến 10.000.000 kíp.



Hành vi Chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị trừng phạt.
Về hành vi: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm quan
hệ sở hữu tài sản
Về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản được thể hiên ở nhóm hành vi vay, mượn,thuê tài sản hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ
đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Về mặt chủ quan của tội: Chủ quan của tội vi lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp .
Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vi lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo
luật định.
1.1.5. Tội phá hủy hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ( điều 122 BLHS ).
Người nào phá hủy hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác bằng
cách hoặc hình thức nào khác sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến hai năm và sẽ bị
phạt tiền từ 100.000 kíp đến 1.000.000 kíp.
Trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng, thiệt haị đến tính mạng và sức
khỏe của nhân dân sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm và sẽ bị phạt tiền từ
300.000 kíp đến 3.000.000 kíp.
Hành vi Chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị trừng phạt.
Về Hành vi: Hành vi phá hủy hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi
phá hủy và làm hư hỏng .Các tội phạm nay xâm phạm trực tiếp đến quyền sở
hữu của công dân, tập thể, Nhà nước.
Về mặt khách quan của tội phạm: Được thể hiên ở hành vi phá hủy tài
sản của nhười khác .Phá hủy tài sản là hành vi làm cho tài sản bị giảm thiểu
hoặc mất đi giá trị sử dụng ở mức độ khơng cịn hoặc khó có khả năng khơi
phục được. Tội cố ý làm hư hỏng tài sản có tính chất gần giống tội phá hủy tài
sản. Hành vi làm hư hỏng tài sản cũng là hành vi cố ý làm mất giá trị sử dụng

tài sản.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm chỉ có thể được thực hiện do
lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của minh có khả năng phá hủy hoặc làm
hư hỏng tài sản nhưng đã thực hiện hành vi đó với mong muốn tài sản đó bị
phá hủy hoặc bị hư hỏng hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm


hình sự và đạt độ tuổi luật định.
1.1.6 Tội chiếm giữ trái phép tài sản ( điều 123 BLHS ).
Người nào cố ý chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà mình
kiếm, nhặt, khai thác được, hoặc người khác giao cho mà mình khơng báo
với cơ quan có trách nhiệm thì sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến một năm và sẽ bị
phạt tiền từ 50.000 kíp đến 500.000 kíp.
Trương hợp tài sản đó có giá trị hoặc có số lượng nhiều thì sẽ bị phạt
tù từ một năm đến ba năm và sẽ bị phạt tiền từ 200.000 kíp đến 3.000.000 kíp.
Về Hành vi : Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi không trả
lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc khơng giao nộp choc
ơ quan có trách nhiệm về tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị
giao nhầm hoặc là do minh tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu,người
quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được trả lại tài sản đó
theo quy định của pháp luật.
Về mặt khách quan: Mặt khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản
thể hiện ở hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, đó là hành vi biến tài sản đang
tạm thời khơng có người hoặc chưa có người quản lý thành tài sản của mình
một cách trái phép.
Về mặt chủ quan của : Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tộ với
lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đó khơng thuộc sở hữu quản lý
của mình, biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao

nộp cho cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nhưng mong muốn biến tài sản đó
thành tài sản của mình và cố tình khơng trả lại hoặc giao nộp.
Về Chủ thể: Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là bất kỳ người
nào từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
1.1.7. Tội che giấu ,mua bán tài sản của công dân trái phép( điều 124
BLHS ).
Người nào nhận biết tài sản của người khác đã được bằng cướp, trộm,
cướp giật, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc bằng cách
khác trái pháp luật mà nhận lấy , mua, chiếm giữ,che giấu hoặc đem đi bán
thì sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến một năm và bị phạt tiền từ 300.000 kíp đến
3.000.000 kíp.
Trong trường hợpngười phạm tội có tính chất chun nghiệp, có tổ
chức, gây thiệt hại nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ một năm đến ba năm và
sẽ bị phạt tiền từ 500.000 kíp đến 5.000.000 kíp.


Hành vi Chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị trừng phạt.
Về Hành vi : Hành vi che giấu , mua bán tài sản của công dân trái phép
là xâm phạm sở hữu của công dân.
Về mặt khách quan: Mặt khách quan của tội che giấu , mua bán tài sản
của công dân trái phép là hành vi che giấu, mua bán nhằm chiếm đoạt tài sản
của người khác một cách trái phép.
Về mặt chủ quan: Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiên với lỗi cố
ý.
Về chủ thể của tội phạm: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
theo luật định.
1.1.8. Tội vơ ý tiêu hủy tài sản của công dân ( điều 125 BLHS ).
Người nào vô ý, cẩu thả làm tiêu hủy nhà , kho, cửa hàng của người
khác hoặc nâng sản của người khác gây thiệt hại nghiêm trọng sẽ bị phạt tù
từ ba tháng đến hai năm hoặc cải tạo không giam giữ và sẽ bị phạt tiền

300.000 kíp đến 3.000.000 kíp.
Về hành vi: Hành vi của tội vô ý tiêu hủy tài sản của công dân là hành
vi vô ý làm tiêu hủy tài sản của công dân. Tội phạm này xâm phạm đến quan
hệ sở hữu và có tác động xấu đến trật tự trị an của xã hội.
Về mặt khách quan: Là tội có cấu thành vật chất,mặt khách quan của
tội phạm địi đỏi phải có dấu hiệu hành vi phạm tội, dấu hiệu dấu hiệu hậu
quả và mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi
phạm tội đó. Hành vi của tội này là hành vi vi pham nhuững quy tắc sinh hoạt
xã hội thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội chỉ có thể là
lỗi vơ ý do cẩu thả hoặc do quá tự tin.
Về chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 15 tuổi trở lên và
có năng lực trách nhiệm hình sự.
1.2. Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu của cơng dân trên địa
bàn tỉnh Chăm Pa Sắc ( từ năm 2008 - 2012 ).
Tình hình tội phạm là trạng thái, xu hướng vận động của tội phạm. tình
hình tội phạm có thể xem xét có nhiều tốc độ, tình hình của tội phạm nói
chung, tình hình của nhóm tội hoặc tình hình của một tội phạm cụ thể. Tình
hình tội phạm bao giờ cũng gắn với không gian và khoảng thời gian xác
định.như vậy,tình hình tội phạm là tổng thể những tội phạm đã xảy ra được
thể hiện qua các thong số về thực trạng, cơ cấu động tháicủa tất cả các tội


phạm, của nhóm tội hoặc của tội phạm cụ thể trong khoảng khơng gian và
thời gian nhất định. Tình tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trên địa
bàn tỉnh chăm pa sắc từ năm 2008 đến năm 2012 là tổng thể các tội phạm
đươc qui định tại các điều từ điều 118 đến 125 luật hình sự của nước Lào, xảy
ra trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc từ năm 2008 đến năm 2012 thể hiện qua các
thông số về thực trạng cơ cấu và động thái.
1.2.1. Thực trạng các tội xâm phạm sở hữu của công dân .

Những năm qua tình hình phạm tội nói chung, các tội phạm xâm phạm
sở hữu của cơng dân nói riêng trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc nước CHDCND
Lào xảy ra khá phức tạp. Nhiều vụ án xảy ra về mức độ và hậu quả rất nghiêm
trọng, đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
tại địa phương gây tâm lý hoang mang lo sợ trong nhân dân, trong đó đáng
lưu ý là các đối tượng phạm tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân thường
hoạt động tinh vi xảo quyệt, lưu động, các cơ quan chức năng đã tập trung chỉ
đạo, đấu tranh phòng ngừa một cách quyết liệt đối với các loại tơi phạm này
nhưng thực tế vẫn cịn xảy ra nhiều vụ làm thiệt hại nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Để có cơ sở khách quan,
đầy đủ về diễn biến tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân cần nghiên cứu
khảo sát một cách đẩy đủ tình hình chung vì các tội phạm xâm phạm sở hữu
của cơng dân nằm trong cơ cấu chung tội phạm hình sự.
Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng số các tội phạm cụ thể đã
xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đó trong một địa bàn nhất
định.
Tổng số về lượng của tình hình tội phạm bao gồm miền rõ và miền ẩn.
Miền rõ của tình hình tội phạm là tổng số các tội phạm và người phạm tội mà
trong q trình nghiên cứu chúng ta có được từ kết quả của công tác điều tra
khám phá, thông qua tổng hợp của cơng tác thống kê hình sự và miền ẩn của
tình hình tội phạm bao gồm các tội phạm thực tế đó xảy ra mà chưa bị phát
hiện hoặc chưa bị xử lý về hình sự.
Theo thống kê của tòa án nhân dân tỉnh chăm pa sắc trên địa bàn tỉnh
chăm pa sắc từ năm 2008 đến 2012 toàn tỉnh đã xét xử sơ thẩm 1.864 vụ có
3.440 bị cáo thể hiện qua băng thơng kê như sau:


Bảng thống kê số 1 : Thực trạng tình hình tội phạm vài các tộixâm phạm sở
hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc .
Số lượng vụ án và bị

Tổng số vụ án và bị
Tỷ lệ giữa tội XPSH của công dân
cáo bị xét xử về các tội
cáo bị xét xử
với tổng số tội phạm
XPSH của công dân
Số lượng
người

Năm
Số vụ
án

bị kết án

Số lượng
người

Số vụ
án

bị kết án

Tỷ lệ người
bị kết án

Tỷ lệ về vụ án

-1


-2

-3

-4

-5

(6)=(4):(2)

(7)=(5):(3)

2008

393

707

52

80

13,23%

11,32%

2009

376


695

78

136

20,74%

19,57%

2010

370

711

47

69

12,70%

9,70%

2011

360

669


64

97

17,78%

14,50%

2012

365

658

41

66

11,23%

10,03%

Tỷ lệ bình quân sau 5 năm
15,13%
Tổng Cộng 1.864

3.440

282


13,02%

448

( Nguồn : Số liệu từ các báo cáo của TANDtỉnh Chăm Pa Sắc ).
Qua bảng số liệu trên cho thấy, năm 2008 Tòa Án nhân dân tỉnh Chăm
Pa Sắc nước CHDCND Lào đã xét xử 393 vụ án, 707 người bị kết án các
loại, trong đó có 52 vụ án, 80 người bị kết án phạm tội các tội xâm phạm sở
hữu của công dân, năm 2009 đã xét xử 376 vụ án, 695 người bị kết án, trong
đó có 78 vụ án và 136 người bị kết án phạm tội các tội xâm phạm sở hữu của
công dân, năm 2010 đã xét xử 370 vụ án và 711 người bị kết án trong đó có
47 vụ án và 69 người bị kết án phạm tội các tội xâm phạm sở hữu của công
dân, năm 2011 đã xét xử 360 vụ án và 669 người bị kết án các loại trong đó
có 64 vụ án và 97 người bị kết án phạm tội các tội xâm phạm sở hữu của công
dân, năm 2012 đã bị xét xử 365 vụ án và 658 người bị kết án các loại trong đó
có 41 vụ án và 66 phạm tội các tội xâm phạm sở hữu của công dân bị xét xử


trong toàn tỉnh. Như vậy, trong 05 năm trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc nước
CHDCND Lào đã xét xử 282 vụ án các tội xâm phạm sở hữu của công dân
với số người bị kết án là 448 người.
Số liệu trên chỉ cho biết tổng số vụ án đã được đưa ra xét xử hay còn
gọi là miền rõ của tình hình tội phạm, trong đó tình hình tội phạm còn bao
gồm tất cả các hành vi phạm tội đã xảy ra, nên để đảm bảo phản ánh chính
xác tình hình tội phạm trên một địa bàn, tội phạm học đã đặt ra yêu cầu phải
thống kê tất cả các tội phạm xảy ra và số người phạm tội đã thực hiện tội
phạm mà chưa bị phát hiện hoặc chưa bị xử lý về mặt hình sự, đó chính là
miền ẩn của tội phạm.
Miền ẩn của tình hình tội phạm là những thơng số mà để có số liệu là
hết sức khó khăn người ta dựa vào các phương pháp thống kê gián tiếp qua số

liệu đã bị phát hiện, qua thăm dò dư luận, qua điều tra xã hội học, do đó số
liệu về tội phạm ẩn chỉ có giá trị tương đối và thực tế số lượng tội phạm ẩn
cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tình hình tội phạm nói chung; nhưng chúng ta
lại khó phát hiện được nó.
Mức độ ẩn của tình hình tội phạm là do nhiều nguyên nhân như:
− Nạn nhân không tố giác tội phạm có thể thiệt hại khơng đáng kể;
khơng cần báo cơng an vì có thể tự giải quyết lấy; sợ hoặc khơng thích
tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật ; cho rằng công an sẽ không làm
gì được; nạn nhân hoặc người làm chứng sợ bị trả thù ;
− Thiếu sót hạn chế của cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện,
điều tra, xử lý tội phạm, cụ thể như: hạn chế về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh với tội phạm chưa
cao, chưa kiên quyết và triệt để ; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan có thẩm quyền.
− Do người phạm tội thực hiện các thủ đoạn gây án mới rất tinh vi nên có
khả năng che giấu tội phạm mà khơng bị phát hiện.
− Do thái độ không đúng của người làm chứng.
Số lượng tội phạm ẩn của tình hình tội phạm qua số liệu thống kê thì đó
chính là hành vi đã bị phát hiện nhưng không bị xử lý, cụ thể là số lượng các
vụ án, các bị can đã bị đình chỉ, tạm đình chỉ trong quá trình giải quyết các vụ
án của cơ quan có thẩm quyền cũng như số lượng tin báo các tội phạm của
các cơ quan khơng được xử lý và có thể được thể hiện qua bảng số liệu thống
kê sau:


Bảng 2 : Số lượng các vụ án, người phạm tội bị đình chỉ, tạm đình chỉ.
Năm

Số vụ án và bị cáo bị xét xử Số vụ án và số người tạmTỷ lệ tạm định chỉ và đình chỉ
về các tội XPSH của cơng dân định chỉ và đình chỉ

Số vụ án

Số lượng người

Số vụ án

Số lượng người

Tỷ lệ về vụ án Tỷ lệ về người

-1

-2

-3

-4

-5

(6)=(4):(2)

(7)=(5):(3)

2008

52

80


13

20

25%

25%

2009

78

136

15

26

19%

19%

2010

47

69

11


18

23%

26%

2011

64

97

13

25

20%

26%

2012

41

66

16

26


39%

39%

Tổng
282
cộng

448

68

115

Tỷ lệ bình quân trong 5
năm
24%

26%

( Nguồn số liệu: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc ).
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong 05 năm Tòa án đã xét xử 282 vụ
án các loại trong đó 448 người bị xét xử phạm tội các tội xâm phạm sở hữu
của cơng dân, đình chỉ và tạm đình chỉ 68 vụ án các loại trong đó 115 người
bị tạm đình chỉ và định chỉ phạm tội các tội xâm phạm sở hữu của công
dân .Trong đó lý do để đình chỉ tạm đình chỉ là không phát hiện được bị can,
hành vi ở mức độ xử lý hành chính. Ngồi ra, cịn rất nhiều hành vi vi phạm
pháp luật không bị xử lý do ý thức chủ quan của những người tiến hành tố
tụng, họ cho rằng chưa cần thiết xử lý hình sự hoặc nhận thức chưa đúng của
một bộ phận người tiến hành tố tụng. Bên cạnh số liệu về tình hình tội phạm

mà các cơ quan có thẩm quyền thống kê được thì cịn rất nhiều hành vi phạm
tội và người phạm tội chưa bị phát hiện xử lý. Cụ thể báo cáo của Công an
tỉnh chăm pa sắc tội phạm về trật tự xã hội thì trong các năm từ năm 2008
đến năm 2012 tỷ lệ giải quyết vụ án của cơ quan điều tra cả tỉnh chỉ đạt từ
50,25%. Điều này cho thấy rằng con số các vụ án và số bị cáo đã đưa ra xét
xử chỉ một phần trong tổng số các vụ án thực tế đã xảy ra và người đã thực


hiện hành vi phạm tội.
Thực trạng các tội xâm phạm sở hữu của công dân được thể hiện thông
qua hệ số tội phạm. Hệ số tội phạm là chỉ số phản ánh về mức độ của tình
hình tội phạm trong 100.000 dân.
Hệ số tội phạm nói chung và hệ số các tội xâm phạm sở hữu của cơng
dân nói riêng trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc được thể hiện qua bảng thống kê
sau :
Bảng 3: Hệ số tình hình tội phạm và hệ số tình hình các tội xâm phạm sở
hữu của công dân
Năm

Dân số

Tổng số vụ án

Số lượng vụ án
Hệ số tình hình tội
Hệ số tình hình tội
phạm tội các tội
phạm
các
tội

phạm
XPSHCCD
XPSHCĐ

-1

-2

-3

-4

(5)=(3):(2)

(6)=(4):(2)

2008

639.37

393

52

0,06%

0.01%

2009


659.85

376

78

0,06%

0,01%

2010

684.66

370

47

0,06%

0,01%

2011

696.93

360

64


0,05%

0,01%

2012

729.92

365

41

0,05%

0,01%

1.864

282

Hệ số tình hình tội phạm bình quân

Tổng cộng:
Dân số bình
quân:

682.146

0,28%


0,04%

( Nguồn số liệu:của viện kiểm sát nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc).
Qua việc phân tích và đánh giá các số liệu về cơ cấu tội phạm từ năm
2008 đến 2012 tại Bảng 3. Có thể rút ra nhận xét sơ bộ số liệu về tình hình tội
phạm như sau: Trong một đơn vị dân cư bình quân 100.000 dân, có 55 vụ án
các loại. Trong đó số tội phạm liên quan đến các tội các tội xâm phạm sở hữu
của công dân chiếm 8 vụ.
1.2.2. Động thái của tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân.
Trong những năm gần đây, cũng như tất cả các tội phạm khác, tình hình
các tội xâm phạm sở hữu của công dân diễn biến quá phức tạp. Theo số liệu
thống kê của phịng cảnh sát Cơng an tỉnh chăm pa sắc trong những 05 năm
qua tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu của công dân


nói riêng diễn biến như sau:
Theo số liệu của bảng 01 năm 2008 số vụ án xâm phạm sở hữu của
công dân 52 vụ chiếm tỷ lệ 13,23% năm 2009 xảy ra 78 vụ xâm phạm sở
hữu của công dân chiếm tỷ lệ 20,74%; năm 2010 xảy ra 47 vụ xâm phạm sở
hữu của công dân chiếm tỷ lệ 12,70%; năm 2011 xảy ra 64 vụ xâm phạm sở
hữu của công dân chiếm tỷ lệ 17,78%; năm 2012 xảy ra 41 vụ xâm phạm sở
hữu của công dân chiếm tỷ lệ 11,23% trong tổng số các vụ án.
Động thái của tình hình tội phạm là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu
như: Số lượng người phạm tội, người phạm tội, cơ cấu tính chất, hậu quả thiệt
hại…của tình hình tội phạm trong một khoảng thời gian nhất định.
Để thấy rõ sự thay đổi của tình hình tội phạm, ta xem biểu đồ biểu diễn
số vụ án và số người phạm tội trong năm năm từ 2008 đến 2012 theo số liệu
của bảng số 1 .
Biểu đồ 1:Diễn biến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh chăm pa
sắctheo số lượng vụ án.


Qua biểu đồ diễn biến tình hình tội phạm về số vụ án cho thấy tình hình
tội phạm,trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc trong năm năm gần đây có xu hướng
tăng lên. Trong một năm gần đây mặc dù tình hình tội phạm nói chung đang
có xu hướng giảm, mức độ giảm 10 vụ tương đương 17,78% của năm 2011,
nhưng tình hình các tội xâm phạm sở hữu công dân giảm vào năm 2011 với
360 vụ tương đương 17,78% rồi tiếp tục có xu hướng tăng lên vào năm 2012
với 365 vụ tương đương 11,23%.


Biểu đồ 2 : Diễn biến tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu theo số
lượng vụ án.

Tương tự như diễn biến tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công
dân theo vụ án, diễn biến về số người phạm tội xâm phạm sở hữu của công
dân theo chiều hướng tăng trong năm 2009, sau đó có xu hướng gia giảm vào
năm 2010,năm 2011 có xu hướng tăng và năm 2012 có xu hướng lại giảm.
− Tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân trong thời gian qua có
xu hướng gia tăng và giảm xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có
thể kể đến như: trình độ và sự hiểu biết của cán bộ với dường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, chưa nắm vững được về các
chuyên môn và các quy định khác, áp dụng vào trong việc thực tế từng
bước chưa sâu sắc, nguyên tác chuyên môn điều tra chưa tốt, việc giáo
dục về mặt pháp luật cho nhân dân chưa được tốt, sự hiểu biết của nhân
dân về mặt pháp luật còn thấp, sự nhận thức đối với phong tục tập qn
và nghĩa vụ của cơng dân để góp phần cơng tác phịng ngừa trật tự chưa
cao, cho nên sự hoạt động hành vi phạm tội các tội xâm phạm sở hữu
của công dân ngày càng tăng.
1.2.3.Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu của cơng dân.
Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa các

nhóm tội, loại tội trong một chỉnh thể chung tổng hợp các tội phạm đã xảy ra
trong cùng một thời gian nhất định


Bảng số 4 : Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc
Cơ cấu tình hình tội phạm
Các tội
XPSHCCD

Các tội xâm
phạm tính
mạng, sức
khỏe và danh
dự của con
người;

Các tội xâm Các tội
phạm an
xâm phạm
ninh quốc trật tự
gia và trật tự quản lý
an toàn xã kinh tế;
hội;

Các tội xâm Các tội
Tổng số
phạm về vợ phạm khác vụ án đã
chồng, gia
xét xử
đình và phong

tục tập quán

2008

52

25

18

180

13

105

393

2009

78

27

15

185

15


56

376

2010

47

24

14

184

14

87

370

2011

64

28

17

175


13

63

360

2012

41

26

20

173

14

91

365

TC

282

130

80


897

69

420

1.864

Tỷ lệ

15,13%

6,97%

4,29%

48,12%

3,70%

22,53%

100%

Năm

(Nguồn : Nguồn báo cáo TAND tỉnh chăm pa sắc)
Chúng ta thấy cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu của công dân diễn
biến cũng phức tạp như thực trạng của nó. Nếu so sánh số vụ xâm phạm sở
hữu của công dân với một số nhóm tội phạm khác như : Các tội xâm phạm

về vợ chồng, gia đình và phong tục tập quán, tội xâm phạm an ninh quốc gia
và trật tự an toàn xã hội, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự
của con người … thì xâm phạm sở hữu của cơng dân vẫn xảy ra nhiều hơn
với phạm vi rộng hơn chiếm tới 15,13% trong tổng số các vụ án. Như vậy, cơ
cấu tình hình tội phạm trong chương các tội xâm phạm sở hữu của cơng dân
nghiêm trọng hơn với các nhóm tội phạm khác (trừ nhóm Các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế) vì đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu của công
dân là bằng thủ đoạn lừa gạt, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay các
hình thức cưỡng ép,(uy hiếp) hoặc bằng hình thức khác, để chiếm đoạt tài sản
của người khác và mục đích là chiếm đoạt , mà trái với pháp luật hình sự ,thủ
đoạn nguy hiểm có thể làm mất an ninh trật tự và đe dọa đời sống, tính mạng,
sức khỏe nhân phẩm, danh dự của con người.


Qua bảng thống kê trên cho thấy, tỷ lệ các vụ án các tội xâm phạm sở
hữu của công dân chiếm thứ hai trong các nhóm tội phạm đã xảy ra trên địa
bàn tỉnh chăm pa sắc với tỷ lệ 15,13%; so với các nhóm tội phạm phổ biến
khác như : Các tội xâm phạm về vợ chồng, gia đình và phong tục tập quán, tội
xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe và danh dự của con người, thì khoảng cách tỷ lệ giữa các tội
phạm khá lớn 15,13% so với của nhóm tội Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe và danh dự của con người 6,97%;4,29 % Các tội xâm phạm an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội ; 48,12% Các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế ,18,35 % của các nhóm tội phạm khác, nhưng tỷ lệ giữa các tội xâm
phạm sở hữu của cơng dân nó rất là lệch nhau cụ thể là :
− Năm 2008 cả tỉnh đã xét xử 393 vụ, các loại tội phạm khác 105/393 vụ
chiếm tỷ lệ 26,71 %, tiếp theo là các tội xâm phạm sở hữu của công dân
xảy ra nhiều thứ hai nhưng chỉ có 13,23%/52 vụ 6,36 %,các tội phổ
biến tiếp theo là Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự của
con người ; 4,58% các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự

an toàn xã hội xảy ra nhiều thứ ba ; nhưng chỉ có18 /393 vụ tương
đương với Các tội xâm phạm về vợ chồng, gia đình và phong tục tập
quán hỉ có 3,30%/393 vụ..
− Năm 2009 cả tỉnh xét xử 376 vụ các loại tội tội phạm khác 56/376 vụ
tương chiếm tỷ lệ 14,89%, tiếp theo là các tội xâm phạm sở hữu của
công dân xảy ra thứ hai chiếm tỷ lệ 20,74% ,thứ ba 7,18%, nhóm Các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự của con người , Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội và các tội xâm
phạm về vợ chồng, gia đình và phong tục tập quán xảy ra chiếm tỷ lệ
3,98%.
− Năm 2010 cả tỉnh xét xử 370 vụ các loại tội phạm khác 87/370 vụ
tương đương 23,51%, tiếp theo là các tội xâm phạm sở hữu của cơng
dân xảy ra thứ hai nhưng chỉ có 47/370 vụ tương đương 12,72%, xảy
ra nhiều thứ ba là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự
của con người chiếm tỷ lệ 6,48% , tội phổ biến tiếp theo là các tội xâm
phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội chiếm tỷ lệ 3,78% , tội
xâm phạm về vợ chồng, gia đình và phong tục tập quán hỉ có 14/370
vụ tương đương 3,8%.
− Năm 2011 cả tỉnh xét xử 360 vụ các loại tội tội phạm khác 63/360 vụ


tương đương 17,5%, tiếp theo là các tội xâm phạm sở hữu của công dân
xảy ra thứ hai nhưng chỉ có 64/360 vụ chiếm tỷ lệ 17,77%, tiếp theo là
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự của con người chỉ
có 28/360 vụ chiếm tỷ lệ 7,77%, các tội xâm phạm an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội chiếm tỷ lệ 4,72% , các tội xâm phạm về vợ
chồng, gia đình và phong tục tập quán hỉ có 13/360 vụ tương đương
3,61%.
− Năm 2012 cả tỉnh xét xử 365 vụ các loại tội tội phạm khác 91/365 vụ
tương đương 24,93 %, tiếp theo là các tội xâm phạm sở hữu của công

dân xảy ra thứ hai nhưng chỉ có 41 vụ tương đương 11,23%, tiếp theo
là Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự của con người chỉ
có 28/365 vụ chiếm tỷ lệ 7,77% xảy ra thứ ba, các tội xâm phạm an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội chiếm tỷ lệ 5,47% , các tội xâm
phạm về vợ chồng, gia đình và phong tục tập quán hỉ có 14/36 vụ
tương đương 3,83% và có thể biểu đồ bằng hình trịn của các tội xâm
phạm sở hữu của cơng dân trên địa bàn tình chăm pa sắc với các nhóm
tội
phổ biến qua biểu đồ sau:
Sơ đồ 3 :Cơ cấu tình hình tội phạm SHCCD trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc


Cơ cấu tình hình các tội xâm phạm sở hữu của cơng dân trong các
nhóm tội xâm phạm sở hữu của công dân nằm trong chương V trên địa bàn
tỉnh Chăm Pa Sắc cũng đã thể hiện mức độ phổ biến các tội phạm này có thể
xem xét giữa các tội trong nhóm trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc theo bảng số
liệu sau :


Bảng số 5 : Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công
dân trong mối liên hệ với các tội nằm trong chương V .


Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng, trong nhóm các tội
phạm xâm phạm sở hữu của cơng dân thì các tội trộm cắp tài sản ln chiếm
tỷ lệ rất lớn so với tội phạm khác, tội lửa đảo chiếm 36/282, Các vụ án tương
đương 12,77% ,về số vụ án cướp giật chiếm 17/34 người phạm tội tương
đương 7,59% về số người phạm tội, khoảng cách này là rất lớn nếu so với tỷ
lệ của tội che dấu và mua bán trái phép có 1,56% về số lượng vụ án,2,48% về
số lượng người phạm tội, tội lạm dạng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có 5,67%

về số lượng vụ án, 3,57% về số lượng người phạm tội, vàTội chiếm giữ trái
phép tài sản có 1,06% về số lượng vụ án, 0,67% về số lượng người phạm tội
và có thể biểu hiện cơ cấu tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân
trên địa bàn tỉnh chăm sắc .
Sơ đồ 4: Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân
trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc.


×