Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách việc làm ở huyện quảng điền- tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.19 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
o0o
TIỂU LUẬN
Bộ môn: Hoạch định và thực thi chính sách công
Giảng viên: PGS- TS Nguyễn Hữu Hải
Tên tiểu luận: Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính
sách việc làm ở huyện Quảng Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế
Học viên: Trần Ngọc Huy Vũ
Lớp: Cao học HCC 16M
Huế, tháng 3 năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối
với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực
lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong
sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu
quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị
trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Có
thể nói, hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững
của mọi quốc gia.
Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài quỹ đạo
đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm là nhân tố
quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm
lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của
nhân dân”.
2
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. LÝ THUYẾT VỀ VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
1.1.1. Việc làm


Theo quan điểm của Mác: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái của sức lao
động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử
dụng sức lao động đó”.
Tại điều 55 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Lao động là quyền và nghĩa
vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều việc làm
cho người lao động”. Công dân có sức lao động phải được làm việc để duy trì sự
tồn tại của bản thân và góp phần xây dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ của họ
đối với những người xung quanh trong cộng đồng. Do đó, hơn bao giờ hết, việc
làm có vai trò hết sức quan trọng.
Điều 13 Luật Lao động quy định: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc
làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là
trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập
cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho
công việc đó.
Một số khái niệm liên quan đến việc làm:
 Dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động): Toàn bộ những người
từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có
nhu cầu làm việc.
3
 Dân số không hoạt động kinh tế: Toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở
lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm, những người
này không hoạt động kinh tế vì lý do: đang đi học, ốm đau
 Người có việc làm: là những người trong dân số hoạt động kinh tế
đang làm việc để nhận tiền lương.
 Người thất nghiệp: là người trong dân số hoạt động kinh tế không có
việc làm nhưng có nhu cầu làm việc

1.1.2. Chính sách việc làm
Chính sách công là những hành động ứng xử của nhà nước đối với các vấn
dề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác nha, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu , xã
giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực
lượng lao động đó. Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể hiện thể chế hóa
pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan
điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người
lao động.
Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi
quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội. Đối với
nước ta, tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp
là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà nhà nước thường xuyên quan tâm
thực hiện.
Chính sách việc làm tác động tới một vấn đề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa về
mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Chính sách việc làm có
mối quan hệ biện chứng với các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội
khác, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách việc làm với các chính
sách như: chính sách dân số, chính sách giáo dục- đào tạo, chính sách cơ cấu
kinh tế… Thực hiện tốt chính sách việc làm, nguồn nhân lực được sử dụng có
4
hiệu quả thì hiện tượng thất nghiệp sẽ giảm đi, như vậy chính sách bảo hiểm xã
hội sẽ giảm đi được chi phí cho các trợ cấp thất nghiệp. Khi chính sách việc làm
chưa được giải quyết tốt, nhất là vào thời kỳ kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp sẽ
tăng lên và cùng với nó là tình trạng đói nghèo, các tệ nạn xã hội vì thế mà sẽ dễ
dàng phát sinh. Khi đó gánh nặng đối với các chính sách về bảo trợ xã hội, an
ninh trật tự sẽ tăng lên, thậm chí còn có thể gây ra bất ổn về chính trị, xã hội.
1.2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÊ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN- TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố
Huế khoảng 10-15km. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và
Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông. Với
giới hạn đó, Quảng Điền năm gọn trong khoảng 16
o
30’58”-16
o
40’13” vĩ độ Bắc
và 107
o
21’38”- 10
o
734’ kinh độ Đông.
Là một huyện vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm phía Bắc lưu vực sông
Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên giao thông rất tiện lợi. Về đường bộ có
đường tỉnh lộ nối với quốc lộ 1A- Sịa- An Lỗ; Sịa- Tây Ba- Bao Vinh- Huế, Sịa-
Phong Lai liền với nhiều xã Phòng Điền, tuyến đường ven biển Hương Trà,
Quảng Điền, Phong Điền đến Hải Lăng (Quảng Trị)- đường 68, hầu hết các xã
đều có đường ôtô đi lại thuận tiện.
Về đường thuỷ, có sông Bồ bắt nguồn từ dẫy núi Sơn Hồ chảy qua bến Phú
Ốc đến Phú Lễ chia ra một chi chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp,
Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương hiệp với sông Nam Phù chảy vòng lại phía
Đông Bắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra vùng phá Tam Giang.
Sông Kim Đôi ở phía Đông Nam huyện là một nhánh của sông Hương. Từ
địa giới làng Thanh Phước thuộc huyện Hương Trà chia ra một nhánh chảy về
phía Bắc, đến sông Kim Đôi hiệp lưu với sông Thanh Hà chảy ra đông bắc đến
chỗ Quán Cửa rồi trút vào vùng biển Tam Giang. Đây là hai con sông lớn nối
liền với nhiều kênh, hói, ngang dọc khác, là nguồn nước, nguồn phù sa màu mỡ
5

bồi đắp cho nhiều cánh đồng phì nhiêu của các xã Quảng Thọ, Quảng Phước,
Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú
Quảng Điền có nhiều đầm phá thông với biển cả. Vùng biển Tam Giang (phá
Tam Giang) - xưa gọi là “biển can” (Hạc Hải). Từ bờ phía Nam đến bờ phía Bắc
dài 35 dặm, từ bờ phía Đông đến bờ phía Tây rộng độ 6 dặm; từ sông Lương
Điền chảy xuông vùng biển, phía Tây Nam có ngã 3 sông: Cửa Tả Giang, Cửa
Trung Giang, Cửa Hữu Giang. Mỗi sông đều chảy 2-3 dặm rồi nhập tại cho nên
gọi là vùng biển Tam Giang; rồi chảy qua Đông Nam 25 dặm rồi hiệp với sông
Hương chảy ra cửa biển Thuận An.
Đầm Bát Vọng đầm Hạ Lạc nằm giữa địa phận 2 huyện Hương Trà và Quảng
Điền. Đầm An Gia và An Xuân nằm ở phía Đông và Đông- Nam huyện.
Chính hệ thông đầm phá này đã đem lại cho Quảng Điền nhiều thế mạnh,
nhân dân quanh đó ở xã Quảng Ngạn, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành
thường chở hàng xuôi ngược tấp nập xuốt đêm ngày trên đầm phá.
Khí hậu ở huyện Quảng Điền được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ
tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi
bức. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9 - 10
thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa kéo dài. Nhiệt độ trung bình là 25
o
C,
nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4
o
C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất là 19,7
o
C. Nhiệt độ lúc cao nhất là 39,9
o
C và lúc thấp nhất 8,8
o
C. Các

tháng 7, 8, 9, 10 thường hay có bão.
1.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Vốn là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền thông, tuy có một
số nghề ngày nay đã mai một (như trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa ) nhưng có một
số nghề vẫn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, làng tơi nón ở Ô Sa, nuôi
vịt đàn, ấp trứng ở Thủ Lễ, là bún ở Thanh Cần, mộc nề vùng Sịa, Tây Ba, trồng
rau màu ở Thành Trung Từ nền kinh tế đó, đã tạo nên nhiều chợ lớn, nhỏ và
có nơi đã thành trung tâm mua bán, lưu thông có tiếng như Sịa, Tây Ba những
vùng đất- vệ tinh- gắn bó với kinh đô Huế một thời.
6
Quảng Điền là một vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tích hơn
8684ha. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm. đời sống cư dân chủ yếu là kinh
tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng An,
Quảng Thành
Vùng cát nội địa, diện tích 4718ha; đại bộ phận đất chua phèn, úng ngập về
mùa mưa, khô hạn về mùa nắng. Đời sống dân cư chủ yế là nông nghiệp, kết
hợp một số cây công nghiệp như Quảng Lợi, Quảng Thái
Vùng cát biển, đầm phá, diện tích 2292ha; đất trơ trụi, đại bộ phận là đất cát
trắng, nghèo dinh dưỡng. Đời sống dân cư chủ yếu là ngư nghiệp. vùng này còn
đang trỗi dậy việc triển khai kinh tế nuôi trồng hải sản (nuôi tôm, cua xuất
khẩu ).
1.2.3. Một số số liệu cơ bản
1.2.3.1. Dân số:
Tổng dân số: 99.236. người
Trong đó: - Thành thị : 11.756. người
- Nông thôn: 87.480. người
1.2.3.2. Số liệu về lực lượng lao động:
- Số người trong độ tuổi lao động: 61.092 người Nữ: 27853 người
- Số người có việc làm: 48.806 người Nữ: 23156. người
Trong đó số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật: 22.050 người, chiếm

tỷ lệ: 27,8% % ;
1.2.3.3. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại địa phương:
50.756 người
- Công nghiệp, Xây dựng: 10.089 người Tỷ lệ: 19,87 %
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp: 22.420 người Tỷ lệ:.44,20 %
- Du lịch, Dịch vụ và khác: 18.247 người Tỷ lệ: 35,95 %
Trong đó: Lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở thành thị: 8.269
người, chiếm tỷ lệ: 15,72 %
7
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngay sau khi Quyết định số 1.956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”, Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 19/5/2010 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
từ nay đến năm 2020, Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 19/7/2010 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án phát triển dạy nghề tỉnh
giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn giai đoạn 2011-2020 được ban hành, để triển khai thực hiện tốt công
tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, UBND huyện đã ban hành
Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 05/4/2012 của UBND huyện về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn đến năm 2020.
2.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.1.1. Các ngành nghề đào tạo chính quy
Nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của
cán bộ cấp xã, trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến địa bàn nông thôn
trong công tác tạo việc làm; qua đó để giúp người lao động biết về mục đích,
yêu cầu của đề án, biết chọn nghề, học nghề và hành nghề. Trong thời gian qua,

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn tăng
cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò vị
trí của hoạt động dạy nghề, học nghề từ nay đến năm 2020 nhằm thay đổi quan
niệm về dạy nghề, học nghề, giúp các gia đình tiết kiệm thời gian, tiền bạc của
gia đình và tránh lãng phí đầu tư xã hội cho đào tạo, việc phân luồng đúng sẽ
giúp thanh niên có cơ hội sớm tham gia thị trường lao động, nuôi sống bản thân
và gia đình.
8
Trường Trung cấp nghề huyện được thành lập Quyết định số 2052/QĐ-
UBND ngày 28/9/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở nâng cấp từ
Trung tâm dạy nghề huyện, trong quá trình hoạt động của nhà trường đã từng
bước đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề và góp phần tích cực trong việc giải quyết
việc làm cho lao động trên địa bàn.
Về cơ sở vật chất tuy còn gặp nhiều khó khăn do mới thành lập, nhưng
được sự quan tâm của các ngành, các cấp Trường đã được đầu tư xây dựng mới
nhà xưởng thực hành Cơ khí-Hàn; sửa chữa nhà xưởng thực hành May công
nghiệp, xây dựng 02 dãy nhà 07 phòng học cho học sinh. Bên cạnh đó, Trường
cũng được đầu tư mua sắm các thiết bị đáp ứng công tác dạy nghề cơ khí từ
nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời Dự án Phát triển
nông thôn Quảng Điền đã hỗ trợ nhà trường hơn 1 tỷ đồng để mua máy vi tính
và thiết bị điện công nghiệp. Tuy vậy, so với yêu cầu đào tạo nghề trong tình
hình hiện nay, thì cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa đáp ứng yêu cầu (thiếu
nhà hiệu bộ, thư viện, ký túc xá cho học sinh); đồng thời đội ngũ cán bộ giáo
viên thiếu và chưa đáp ứng với nhu cầu đào tạo.
Nghề đào tạo
Tổng số Trong đó
Lớp HS
LĐ nông thôn
LĐ nghèo
Lớp HS Lớp HS

NĂM 2010
Tổng cộng: 37 880 32 719 5 161
I- Sơ cấp nghề 14 289 12 227 2 62
1- Tin học văn phòng 6 98 6 98
2- May công nghiệp 3 55 3 53 2
3- KT chăn nuôi-Thú y 4 102 2 42 2 60
4- KT Trồng cây cảnh 1 34 1 34
II- Đào tạo nghề thường xuyên 12 293 11 254 1 39
1- Nâng cao may công nghiệp 1 19 1 19
2- Nâng cao KT Trồng cây cảnh 3 90 3 90
3- Kỹ thuật trồng trọt-BVTV 1 18 1 15 3
4- Nâng cao KT xây dựng 2 50 2 50
5- Chằm nón 1 27 1 16 11
6- Đan lưới 1 18 1 18
7- Nấu ăn 1 25 1 25
8- Kế toán máy 1 16 1 16
9
9- Giấy phép lái xe B2 1 30 1 30
III- Chuyển giao công nghệ EM 8 247 6 187 2 60
1- Ứng dụng EM vào chăn nuôi lợn 6 174 4 114 2 60
2- Ứng dụng Em vào nuôi tôm 2 73 2 73
IV- Trung cấp nghề 3 51 3 51
1- Điện công nghiệp 1 23 1 23
2- Cơ khí (gò hàn) 1 12 1 12
3- May và thiết kế thời trang 1 16 1 16
NĂM 2011
Tổng cộng 14 276 141 61
I- Sơ cấp nghề
May công nghiệp 02 44 02 44
Kỹ thuật Chăn nuôi – Thú y 01 24 01 01 23

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
kiểng
01 29 01 27 02
Kỹ thuật đan lưới đánh cá 01 31 01 21 10
Chế biến món ăn 01 26 01 22 04
II- Đào tạo nghề thường xuyên
Mây tre đan 02 48 01 26 01 22
III- Trung cấp nghề
Điện công nghiệp 02 24
Hàn 02 23
May Thời trang 02 27
NĂM 2012
Tổng cộng 16 350 139 07
I- Sơ cấp nghề 03
May công nghiệp 01 27 01 20 07
Kỹ thuật chế biến món ăn 01 41 01 41
Đan lưới Đánh cá 01 30 01 30
II- Đào tạo nghề thường xuyên 02
Tin học văn phòng 01 29 01 29
Sửa chữa Máy nông nghiệp 01 19 01 19
III- Trung cấp nghề 10
Điện công nghiệp 04 83
Hàn 03 44
May Thời trang 03 43
IV- Liên kết đào tạo Trung cấp 01
Thú y 01 34
Tổng cộng năm 2010+2011+2012 999 229
Số liệu đào tạo qua các năm của trường trung cấp nghề huyện Quảng Điền
2.1.2. Các ngành nghề đào tạo không chính quy
10

Để thực hiện tốt chương trình trọng điểm của huyện về "Đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất”. Trong thời
gian qua, Phòng NN&PT NT, Trạm khuyến Nông-Lâm-Ngư đã tổ chức tập 150
lớp huấn kỹ thuật, với hơn 4.500 lượt người tham gia gồm các nội dung: Kỹ
thuật thâm canh lúa, lạc, trồng hoa, kỹ thuật sử dụng khí sinh học Biogas, kỹ
thuật diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt, kỹ thuật nuôi lợn thâm canh, kỹ thuật vỗ
béo trâu bò, kỹ thuật nuôi ngan Pháp, chăn nuôi gà an toàn sinh học kết hợp nuôi
giun quế, công tác dự tính, dự báo sâu bệnh, … Đồng thời, đã tổ chức mở 25
lớp, với hơn 350 học viên về triển khai xây xây dựng mô hình ứng dụng các sản
phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
tại HTX Kim Thành và HTX Quảng Thọ 2. Hiện nay, mô hình này đã mang lại
hiệu quả cao cho người nông dân với thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài ra, thông qua chương trình khuyến công, Phòng Công thương
huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 09 lớp tập huấn về kỹ năng
phục vụ nhà hàng, tập huấn về kinh doanh khí hóa lỏng, tập huấn về chuổi giá trị
với hơn 300 học viên; tổ chức 05 lớp dạy nghề thêu nâng cao, dạy nghề đan ghế
mây cho 250 học viên.
Đa số các học viên đều tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi kết
thúc khoá học, cụ thể là học viên các lớp May công nghiệp, kỹ thuật trồng và
chăm sóc cây cảnh Nhiều học viên đã ứng dụng có hiệu quả những kiến thức
đã học vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây cảnh góp phần tăng thêm
thu nhập cho gia đình. Những mô hình ứng dụng EM trong trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nuôi, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi người dân trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, có cơ hội tìm được việc làm. Trong
những năm qua, địa phương đã tập trung cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện
thuận lợi nhằm thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát
triển sản xuất. Hoạt động đào tạo nghề cũng đạt được những kết quả đáng kể,
11

lao động qua đào tạo có những chuyển biến tích cực về chất lượng và số lượng,
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
Ngoài ra, đã tranh thủ các nguồn kinh phí để đẩy mạnh công tác khuyến
công, hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động. Nhờ đó, các cơ sở sản xuất đã thu hút được nguồn nhân lực có tay nghề
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì và
phát triển các ngành nghề truyền thống.
2.2. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được việc triển khai thực hiện Đề
án đào nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn vẫn còn một số khó khăn, hạn
chế, đó là:
2.2.1 Một số địa phương chưa chú trọng đến công tác đào tạo nghề, đặc
biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chưa xem đây là
nhiệm vụ công tác trọng tâm, thường xuyên của đơn vị mình; chưa
tập trung chỉ đạo và chưa có kế hoạch hành động cụ thể.
2.2.2 Nhận thức của nhân dân về việc chọn học nghề còn nhiều hạn chế,
nhiều phụ huynh và học sinh vẫn quyết chọn con đường vào Đại
học, Cao đẳng để tiến thân, lập nghiệp. Trong khi đó, hiện nay trên
địa bàn huyện vẫn còn nhiều lao động có bằng cấp (tốt nghiệp đại
học ra trường) nhưng không có việc làm.
2.2.3 Công tác tuyên truyền chưa mạnh mẽ, sự phối hợp giữa các ngành,
các cấp chưa chặt chẽ, công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp cho
người lao động chưa phát huy hiệu quả, một số ngành đào tạo chưa
phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.4 Do điều kiện kinh phí hiện nay của huyện đang còn rất khó khăn và
kinh phí của tỉnh chưa bố trí, nên hiện nay Trường Trung cấp nghề
huyện vẫn còn nợ kinh phí đào tạo hệ trung cấp nghề năm học
12
2010-2011 và 2011-2012 (khoảng 174 triệu đồng, gồm: 110 triệu

chi trả cho công tác giảng dạy và 64 triệu tiền phôi liệu) .
13
CHƯƠNG 3:
BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIÊN
CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
 Tham mưu UBND tỉnh đề nghị Sở Tài chính tỉnh quan tâm bổ sung
kinh phí đào tạo hệ trung cấp nghề năm học 2010-2011 và 2011-2012 (khoảng
174 triệu đồng, gồm: 110 triệu chi trả cho công tác giảng dạy và 64 triệu tiền
phôi liệu) nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính cho Trường Trung cấp
nghề huyện (Theo Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 02/2/2011 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế).
 Đề nghị UBND tỉnh bổ sung biên chế cán bộ giáo viên, giảng viên cho
Trường Trung cấp nghề huyện (các giáo viên ngành Điện, Hàn, Thiết kế thời
trang) nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường, góp phần thực hiện tốt
Quyết định số 1.956/QĐ-TTg ngày 27/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa
bàn huyện trong những năm tới.
 Đề nghị UBND tỉnh có chính sách phân luồng học sinh trung học cơ
sở, trung học phổ thông phù hợp với năng lực học sinh, phấn đấu học sinh tham
gia học nghề đạt 20%-30%, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham
gia vào công tác đào tạo nghề, phát triển các ngành nghề truyền thống có khả
năng tự tạo việc làm cho người lao động.
 Quảng Điền là huyện thuần nông, nghề chính của người dân là sản
xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế thấp, thời gian nông
nhàn của người dân còn nhiều. Do đó, ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo nghề
về nông nghiệp nhằm cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật để vừa chủ động
phòng dịch bệnh và tăng năng suất cây trồng. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu cho người lao động được tham gia học
thêm 1 nghề mới so với quy định hiện tại chỉ được phép học 1 nghề nhằm giải
quyết việc làm cho người dân trong thời gian nông nhàn.

14
 Hằng năm, chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giao cho
Trường Trung cấp nghề Quảng Điền còn chậm (vào khoảng tháng 6, 7), trong
khi đó Quảng Điền là vùng thấp trũng, lũ lụt thường xuyên xảy ra từ giữa quý III
hằng năm. Nếu chỉ tiêu giao chậm, Trường khó tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Đề nghị UBND tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nên giao chỉ tiêu và
kinh phí đào tạo ngay từ đầu năm để công tác tuyển sinh-đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn kịp tiến độ và có hiệu quả.
15
KẾT LUẬN
Việc thực hiện chính sách công nói chung và chính sách việc làm nói
riêng của huyện Quảng Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đạt được
những kết quả khả quan, nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của người
dân đã được nâng lên rõ rệt, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm, từ 9%
(2010) xuống còn 6,5% (cuối 2012), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện đề ra. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã, thị trấn cơ bản được tăng cường,
đặc biệt đã đầu tư xây dựng 15 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu. Các chính
sách vùng khó khăn, dặc biệt là các xã bãi ngang đã giúp người nghèo thụ hưởng
thành quả của quá trình phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng.
Chính sách công nói chung và chính sách việc làm nói riêng thực sự được
cấp ủy và chính quyền quan tâm và đầu tư thích hợp tạo ra được sự đồng thuận
lớn trong nhân dân nên đã từng bước có những kết quả bền vững, tạo được nhiều
việc làm và có thu nhấp ổn định. Quan tâm thực hiện tốt chính sách việc làm
không chỉ là những công việc trước mắt và hướng lâu dài mà nó góp phần tích
cực trong thực hiện an sinh xã hội.
Tóm lại để đạt được những kết quả trên đó chính là nhờ sự đoàn kết thống
nhất của toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn xã hội trong việc tập trung thực hiện
các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hướng đến tập trung
thực hiện thắng lợi các mục tiêu cụ thể, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

16

×