Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.02 KB, 11 trang )

Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 BIDV
3.1. Định hướng đối với vấn đề quản lý nợ xấu của Chi nhánh Sở giao dịch
1
3.1.1. Định hướng phát triển chung
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Sở giao dịch 1
nói riêng là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu
của cả nước,cá nhân trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng. BIDV
được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như một trong những
thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho
thương hiệu mạnh, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ … và nhiều giải
thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. BIDV là
niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên và ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm
qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
Mục tiêu hoạt động là trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt
Nam. Với phương châm hoạt động là hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu
hoạt động của BIDV.
Nhiệm vụ của ngân hàng là kinh doanh đa ngành , đa lĩnh vực về tài chính, tiền
tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của luật
pháp,không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Chính sách kinh doanh là chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn,
cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại.
Ngân hàng cam kết với khách hàng : cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất; chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm và dịch
vụ đã cung cấp.
Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt được những thành tựu
quý báu, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của
công nghệ thông tin và tri thức, với hành trang truyền thống hơn 50
Năm phát triển, BIDV tự tin với những mục tiêu hoạt động và ước vọng to lớn
trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có uy tín trong nước và quốc tế.


3.1.2. Định hướng phát triển với hoạt động quản lý nợ xấu:
Tín dụng: Đa dạng hóa hình thức tín dụng cho thích hợp với thị hiếu và nhu cầu
của khách hàng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, để phục vụ mục tiêu sinh lời và
an toàn của Sở giao dịch. Dư nợ tín dụng ( không gồm ODA và ĐVTV) là 7.100.000
triệu đồng tín cho cả năm 2010.
Chính sách đối với các khoản nợ xấu bao gồm quy định mức rủi ro có thể chịu
được đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng vùng và chuẩn bị các điều kiện
để đối phó với rui ro, các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu, trách nhiệm giải quyết, phạm
vi thanh lý và khai thác. Tỷ lệ nợ xấu là 3% trong năm 2010.
Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rui ro hợp lý dựa trên cơ sở phân loại nợ và giá
trị tài sản đảm bảo của từng khoản vay. Năm 2010, Sở giao dịch trích lập dự phòng rủi
ro là 60.000 triệu đồng.
Chính sách giải quyết nợ xấu liên quan tới nhiều bên: ngân hàng, khách hàng,
chính quyền địa phương, tòa án … Lập bộ phận chuyên trách giải quyết các khoản nợ
xấu.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu
3.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Trình độ cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các
khách hàng tốt, dự án tốt. Cán bộ tín dụng tất yếu phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở
nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều lãnh thổ, nhiều vùng thậm chí nhiều quốc
gia khác nhau. Vì vậy, để có được sự đánh giá chính xác về khách hàng họ phải thực sự
rất am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trường
khách hàng đang sống. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần phải có kỹ năng phân tích từ
chi tiết đến tổng thể các thông tin về khách hàng cũng như về dự án đề nghị vay vốn,
đồng thời mỗi cán bộ tín dụng cũng cần phải có khả năng dự đoán các vấn đề liên quan
đến khách hàng vay vốn. Bởi vậy, cán bộ tín dụng phải được đào tạo bài bản và đào tạo
kỹ lưỡng, toàn diện.
Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng, ảnh
hưởng đến chất lượng các khoản cho vay. Nợ xấu rất dễ xuất hiện khi cán bộ tín dụng

cố tình làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhằm nhận
được những khoản bồi thường từ khách hàng.
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng
Trên thực tế, hoạt động của ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng, nhất
quán hợp lý có hiệu quả hơn dựa vào kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá
nhân lãnh đạo. Một chính sách tín dụng không thống nhất, thiếu đồng bộ có thể là
nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.
Trong môi trường cạnh tranh đang càng ngày càng gay gắt, một số Ngân hàng
thương mại cổ phần đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút
khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp
các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm mọi cách lách rào kiểm soát, sai lệch về thông
tin … mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để tránh tổn thất cho ngân hàng.
- Sử dụng hệ thống công cụ phái sinh
Là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế nợ xấu phát sinh, tăng thu nhập cho ngân
hàng, giảm chi phí hoạt động, công cụ tài chính phái sinh là các hợp đồng tài chính mà
giá trị của nó có mối quan hệ chặt chẽ , được bắt nguồn từ công cụ tài chính như cổ
phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất hoặt tỷ giá. Các công cụ này được sử
dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi
nhuận. Thị trường phái sinh giúp doanh nghiệp cũng như ngân hàng giảm thiểu rủi ro
trong kinh doanh.
Các công cụ trên thị trường tài phái sinh rất đa dạng,nhưng nói chung chỉ có 4
công cụ chính là Hợp đồng tương lai; Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng hoán đổi và Hợp
đồng quyền chọn.
• Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên
thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất
định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong
tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định
ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của
hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày
giao hàng thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai.

Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó
là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu
hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp
đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc
một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó. Đến ngày giao hàng, hàng sẽ
được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ
được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi
hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp
đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các
nghĩa vụ kèm theo của nó.
• Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận trong đó người mua và người bán chấp nhận
thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định,thời điểm xác định trong
tương lai với mức giá ấn định vào hiện tại. Hợp đồng này cho phép các bên mua bán
với mức giá tương lai, không phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại. Theo hợp đồng này
thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau,
dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay
vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức
giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã
cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.
Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi
ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham
gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực
hiện hợp đồng.
• Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính
phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy
một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs),
các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài
chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng
các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ. ác hợp

đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay nói
cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng
Swap không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng
tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định. Do đó,
cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương với phía
đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều
kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất, SWAP
chứng khoán... mỗi loại SWAP có một đặc điểm riêng.
• Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người nắm giữ nó
được phép mua (quyền chọn mua ), hoặc bán (quyền chọn bán ) một khối lượng hàng
hoá nhất định với giá nhất định và trong một khoảng thời gian xác định (quyền chọn
kiểu Mỹ) hoặc điểm thời gian xác định (quyền chọn kiểu Châu Âu). Một điều quan
trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Vì
vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ
quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hoá chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn.
Việc áp dụng các công cụ phái sinh đối với các NHTM còn rất hạn chế, nhất là
các NHTMQD, trong khi khối ngân hàng này có lợi thế hơn về quy mô hoạt động và
vốn. Hoạt động phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ phái sinh này chỉ có thể được
tiến hành một cách sôi nổi khi có nhiều chủ thể cùng tham gia thị trường với sự đa dạng
về nhu cầu. Ngân hàng đóng vai trò trung gian, dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng
đó dựa trên nguyên tắc thương mại và thị trường.
- Đổi mới công nghệ ngân hàng
Việc đổi mới công nghệ không những đưa ra những sản phẩm mới, đang dạng,
nhiều tiện ích cùng trên một sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho công tác quản lý theo
phương pháp hiện đại như hoạt động kinh doanh phân tán nhung quản trị điều hành
phải tập trung tại Trụ sở chính, cho phép trụ sở có thể giám sát chặt chẽ, sát sao việc
thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh. Nâng cao năng lực quản trị, điều
hành, kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an toàn an ninh dữ liệu. Các
nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tiếp tục được

nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mua những chương trình phần mềm hiện đại để theo dõi,
kiểm soát rủi ro.
- Ngân hàng có thể sử dụng hình thức tăng giá trị tài sản đảm bảo khi cho khách
hàng , tổ chức kinh tế vay. Với điều kiện bắt buộc người đi vay phải có giá trị đảm bảo
lớn cũng phần nào tác động đến khách hàng có sức ép phải trả các khoản nợ đúng thời
hạn phải trả.
3.2.2. Quản lý nợ xấu đã phát sinh
- Cán bộ ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các khách
hàng có những khoản nợ xấu. Nếu hoàn cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng gặp khó khăn, cán bộ ngân hàng có thể tìm hiểu , để có thể đề xuất ra các phương
án, giải pháp giúp họ có thể vượt qua . Từ đó họ có thể cải thiện được tình hình sản xuất
kinh doanh, thu hồi lại được vốn , có thể hoàn trả được nợ ngân hàng .
- Giám sát chặt chẽ xử lý nợ xấu một cách hiệu quả thông qua các hoạt động
quản lý, phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ.

×