HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHU VỰC MIỀN TRUNG
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn : Ts. Hoàng Mai
Học viên thực hiện : Hoàng Nam
Lớp : Cao học Hành chính công 16M
Huế, tháng 3 năm 2013
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Câu 1: Kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước ở một số nước EU.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang1
Kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước ở một số nước EU.
I. Một số khái niệm.
Phân cấp hành chính hay phi tập trung hoá, thực chất là sự chuyển dịch thẩm
quyền hành chính ở cấp Trung ương xuống cho chính quyền địa phương. Sự phân
định của ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là sự phân lập để các quyền hạn
chế lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng dân chủ trong xã hội.
Phân lập quyền lự
c là một học thuyết mong muốn cho Nhà nước pháp quyền
thay thế Nhà nước độc quyền, chuyên quyền và phân cấp là một học thuyết trong
việc tổ chức nền hành chính quốc gia.
Khuynh hướng chung đều cho rằng thuật ngữ phân quyền chỉ nên sử dụng để
giải nghĩa các mối quan hệ giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, còn phân
cấp được sử dụng trong các mối quan hệ hành chính giữa trung ương với
địa
phương. Khuynh hướng này được nhiều ý kiến tán đồng và được xem như một ước
lệ khi sử dụng từ ngữ trong phân cấp quản lý hành chính nhà nước.
Hiện nay, đã có nhiều cuộc khảo sát về nền hành chính các số nước, tìm hiểu
khá kỹ về vấn đề phân quyền ở những nước đó, người ta xem phân quyền là điểm
cốt lõi về mối quan hệ giữa trung ươ
ng với địa phương. Kết quả có được sau các
cuộc khảo sát nước ngoài cho phép nhìn nhận cách tổ chức nền hành chính theo
các mô hình sau:
- Hành chính tập quyền là một mô hình hành chính tập trung cao độ thẩm
quyền vào cấp hành chính trung ương.
Phần lớn công việc hành chính ở địa phương và nhân viên hành chính địa
phương đều phụ thuộc vào các cơ quan trung ương, do cấp trung ương điều khiển
trực tiếp. Mọi hoạt độ
ng của cấp chính quyền địa phương do ngân sách chi trả đều
được quyết định từ trung ương; các quan chức địa phương được bổ nhiệm, điều
động, khen thưởng, đề bạt đều do cơ quan hành chính trung ương quyết định…
Nền hành chính tập quyền có ưu điểm nhất định, có khả năng cao trong việc tập
trung mọi phương tiện cần thiết thực hiện các chươ
ng trình quốc gia, bảo vệ quốc
gia, bảo đảm sự thống nhất và an toàn tuyệt đối của quốc gia.
Tuy nhiên nó lại không phù hợp với xu thế chung về dân chủ hoá hiện nay, làm
chậm trễ giải quyết các vấn đề có tính địa phương. Hành chính tập quyền thiếu khả
năng bao quát, nhìn nhận đầy đủ các đặc điểm, nhu cầu của địa phương, từng vùng,
không khai thác hết khả năng sáng tạ
o của địa phương. Hành chính tập quyền tước
bỏ các quyền của nhân dân địa phương tham gia vào công việc quản lý nhà nước.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang2
- Hành chính phân quyền là một nền hành chính thực hiện sự tự trị quản lý
của chính quyền địa phương dưới sự giám hộ của chính quyền trung ương.
Hành chính phân quyền đồng nghĩa với việc phi tập trung hoá, là sự chuyển
dịch thẩm quyền hành chính trung ương cho cấp chính quyền địa phương. Hành
chính phân quyền được thực hiện bằng hai phương pháp: phân quyền theo lãnh thổ
và phân quyền theo ngành chuyên môn.
+ Phân quyền theo lãnh thổ là cách phân quyề
n của chính phủ trung ương cho
chính quyền địa phương theo địa giới hành chính.
+ Phân quyền theo ngành chuyên môn là cách phân quyền giữa Bộ, Tổng cục
với chính quyền địa phương. Cách phân quyền này tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng
về mặt kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ của mỗi ngành để thực hiện, không nhất thiết
phải dập khuôn theo một công thức cứng nhắc nào.
- Hành chính tản quyền.
Thự
c chất của hành chính tản quyền là sự uyển chuyển của hành chính tập
quyền nhằm giảm bớt công việc của Chính phủ trung ương đưa về các vùng lãnh
thổ. Chính phủ trung ương thiết lập nên ở mỗi vùng (có thể là một tỉnh, có thể là
liên tỉnh) một thể chế đại diện, có thẩm quyền thay mặt Chính phủ trung ương giải
quyết tại chỗ một số công việc c
ủa Chính phủ với sự phối hợp cùng chính quyền
địa phương. Trong mô hình hành chính tản quyền, người đại diện của Chính phủ
trung ương giải quyết công việc của cấp này tại chỗ với sự tham gia của chính
quyền địa phương, đồng thời người đại diện có thể thay mặt Chính phủ trung ương
kiểm tra công việc của chính quyền địa phương.
Hành chính tản quyền có ưu đ
iểm là giảm công việc của chính phủ đang bị ứ
đọng ở trung ương và trong chừng mực nhất định có tính toán đến các đặc điểm địa
phương, lợi ích địa phương khi giải quyết công việc của trung ương. Người đại
diện Chính phủ trong mô hình hành chính tản quyền là người có khả năng giải
quyết tốt các mối quan hệ lợi ích giữa trung ương với địa phươ
ng trong một số
công việc nhất định.
- Hành chính uỷ quyền.
Trong một số trường hợp, Chính phủ trung ương có thể uỷ quyền cho chính
quyền địa phương thay mặt chính phủ quyết định một việc nào đó. Có thể có nhiều
hình thức uỷ quyền hành chính. Uỷ quyền quyết định về một hay một số việc nhất
định trong một thời gian, uỷ quyền lập quy, u
ỷ quyền phê chuẩn xét duyệt, uỷ
quyền về tổ chức bộ máy và nhân sự… Chế độ uỷ quyền phải được thực hiện có
thời hạn nhất định, nếu uỷ quyền lâu dài sẽ biến thành phân quyền.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang3
II. So sánh phân cấp quản lý hành chính ở nước ta với một số nước EU về
mặt lý thuyết.
Từ những khái niệm cơ bản trên, về mặt lý thuyết, chúng ta có được sự so sánh
phân cấp quản lý hành chính nước ta với xu thế chung.
Nếu đối chiếu quan niệm về hành chính phân quyền ở các nước với chế độ
phân cấp quản lý hành chính ở nước ta thì về cơ bản chế độ phân cấp quả
n lý ở
nước ta có nhiều điểm giống và khác.
1. Những điểm giống nhau:
- Tạo cho địa phương một thẩm quyền thực sự chủ động để giải quyết một cách
sáng tạo công việc ở địa phương.
- Thẩm quyền được giao là tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương,
không giao tràn lan mọi việc để biến cấp này thành một nhà nướ
c địa phương.
- Chính quyền địa phương có ngân sách riêng, chủ động, tự quyết định thu chi,
có thể vay tiền bằng nhiều hình thức theo qui định của pháp luật để phát triển địa
phương.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, có thể là nguyên đơn
hoặc bị đơn trước toà án.
- Có thẩm quyền lập quy.
- Có cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành.
- Có thẩm quyền qu
ản lý bộ máy và công chức địa phương.
- Phân biệt chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn để phân quyền với
những nội dung, mức độ khác nhau.
2. Những điểm khác nhau:
- Phân cấp đều thực hiện theo phương pháp cắt khúc, một việc cắt làm bốn
đoạn giao cho bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Còn phân quyền thực hiện theo
phương pháp trọn gói: một việc chỉ giao cho một cấp hoặc hai c
ấp thực hiện.
- Phân cấp dàn trải trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, coi chính quyền địa
phương là một nhà nước quản lý đầy đủ mọi lĩnh vực, mọi ngành. Phân quyền chỉ
giao cho chính quyền địa phương những việc có tính địa phương, nhưng nếu đã
giao là giao hẳn, cho địa phương tự quản, Chính phủ trung ương không can thiệp
mà chỉ giữ quyền giám hộ hành chính.
III. Phân cấp quản lý ở
một số quốc gia EU.
Xu thế chung hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều tiến hành cải cách hành
chính nhằm làm tăng hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công. Một nền hành
chính công đang chuyển dần từ “hành chính cai trị” sang “hành chính phục vụ”,
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang4
cùng với một xã hội dân sự mạnh mẽ và người dân quyết đoán hơn đã dẫn tới áp
lực buộc chính quyền trung ương phải chuyển giao bớt thẩm quyền và các nguồn
lực cho cấp dưới. Do vậy, phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một tất yếu
không thể ngăn cản được đối với hầu hết các quốc gia.
Cộng đồng Châu Âu (EU) gồm 25 nước thành viên ở Tây, Trung và Đông Âu.
Nguyên tắc chủ đạo để phân chia nhiệm vụ giữa EU với tư cách là một tổ chức và
25 nước thành viên là “Nguyên tắc của cơ quan cấp dưới”. Nguyên tắc này nói
rằng chỉ những nhiệm vụ nào mà các nước thành viên vì một lý do nào đó không
thể tự thực hiện được mới để lại cho cơ quan cấp trên là trung tâm EU xử lý. Chính
nguyên tắc này khiến cho nhiệm vụ của EU bị bó hẹp trong phạm vi của các vấn
đề
như chính sách đối ngoại của EU, bảo vệ môi trường, các quy định về cạnh tranh;
trong khi đó phần lớn các nhiệm vụ đều được các nước thành viên tự thực hiện.
Các nguyên nhân chính để EU áp dụng nguyên tắc này là:
- Tính hiệu quả (các nước tự thực hiện các nhiệm vụ sẽ hiệu quả hơn là thành
lập một bộ máy hành chính chuyên biệt để giải quyết các vấn đề đó).
- Tính dân chủ
và mối liên hệ với người dân (người ta có thể buộc tội EU vì
tính tập trung và khoảng cách giữa người dân của 25 nước và EU là rất xa và người
dân ít có cơ hội tác động vào việc ra quyết định của nhà nước thành viên hay tổ
chức liên minh).
- Tính hợp pháp bằng cách cho phép các nước thành viên được quyền sở hữu
(bằng chịu trách nhiệm) nhiều lĩnh vực, người dân ở các nước sẽ càng cảm thấy
ACE chính là họ hơn.
1. Phân cấp hành chính ở Pháp.
Ngày 02/3/1982 Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật về việc giao bớt quyền
cho địa phương, bao gồm quyền quyết sách, quyền quản lý, phát huy vai trò của
Hội đồng dân biểu điạ phương, qui định lại quyền của trung ương và địa phương.
- Các cơ quan hành chính trung ương của cộng hoà Pháp bao gồm các tổng cục
và các vụ; những cơ quan khác có tên gọi như phái đoàn, cơ quan, đoàn Các cơ
quan hành chính trung ương đảm đương những nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu tương lai xã hội: dự báo tình hình diễn biến nhu cầu của xã hội,
những nhiệm vụ của Nhà nước và các giải pháp cho chính sách công cộng và tổ
chức hành chính.
+ Ban hành những văn bản có tính quy phạm quốc gia hay chuẩn bị những dự
thảo luật hỗ trợ cho các chính sách công cộng.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang5
+ Lãnh đạo và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tản quyền và những cơ quan
điều hành của Nhà nước: ấn định những mục tiêu, kết quả dự kiến và trợ cấp
những phương tiện về người, tài chính và vật chất.
+ Kiểm tra và giám hộ hành chính: kiểm tra sự hoạt động bình thường của các
cơ quan tản quyền và các cơ quan điều hành của Nhà nước.
+ Đánh giá:
đánh giá hiệu quả của các chính sách công cộng và những sửa đổi
cần thiết.
- Các cơ quan có thẩm quyền chung quản lý các đối tượng trong phạm vi cả
nước như: cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, các bảo tàng quốc gia khác nhau, cơ
quan đấu tranh chống nhập cư bất hợp pháp, cơ quan xây dựng các công trình văn
hoá, cơ quan quản lý việc làm tại các cơ sở giam giữ và cải tạo, những cơ quan
nghiên cứ
u về giao thông Các cơ quan này sẽ đảm nhiệm những hoạt động sản
xuất hàng hoá và cung cấp các dịch vụ, quản lý hay nghiên cứu cũng như các
nhiệm vụ khác mang tính chất tác chiến tại các bộ khác nhau trên phạm vi toàn
quốc . Các cơ quan này có thể độc lập trong quản lý và ký kết hợp đồng với những
cơ quan hành chính trung ương.
- Các cơ quan tản quyền của Nhà nước: phần lớn các cơ quan này được tổ chứ
c
ở cấp tỉnh và vùng. Tuy nhiên cũng có một số được tổ chức dưới hình thức liên
tỉnh hoặc liên vùng. Các cơ quan này được đặt dưới quyền của tỉnh trưởng, vùng
trưởng. Đứng đầu các cơ quan này là những công chức cấp cao do Chính phủ bổ
nhiệm, họ là đại diện của các bộ trưởng và chịu sự lãnh đạo của tất cả các bộ
trưởng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các vùng tr
ưởng, tỉnh trưởng thuộc Bộ Nội
vụ quản lý, nhưng mặt khác, họ đại diện cho tất cả các bộ ở địa phương, vì vậy mỗi
bộ trưởng đều có thể ra lệnh cho họ vì họ là cấp dưới của các bộ trưởng. Các vùng
trưởng và tỉnh trưởng lại là cấp trên của các giám đốc các cơ quan tản quyền, mặc
dù họ không phải là người có quyền bổ
nhiệm hay bãi miễn các giám đốc. Theo
qui định, khi bộ trưởng bổ nhiệm một giám đốc thì phải có sự đồng ý của tỉnh
trưởng, vùng trưởng. Các cơ quan tản quyền này chiếm khoảng 95% biên chế của
công vụ nhà nước.
Đặc biệt ở Pháp, các cộng đồng dân cư không có sự phân cấp quyền lực theo
thứ bậc: cấp vùng không có quyền đối với cấp công xã, mà do Trung ương quy
định thẩm quyền cho từng c
ấp.
2. Phân cấp quản lý nhà nước ở Đức.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang6
Quản lý nhà nước ở Cộng hoà Liên bang Đức được chia thành các cấp độ khác
nhau từ liên bang đến cấp cơ sở và mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
không giống nhau.
- Cơ quan hành chính cấp bang. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính cấp bang ở
Cộng hoà Liên bang Đức là công việc của bang. Các bang có chủ quyền về tổ
chức, có nghĩa là tự quy định việc thành lập các cơ quan hành chính và thủ t
ục
hành chính, nếu như đạo luật Liên bang không có quy định khác; do đó, các quy
định này là không giống nhau giữa các bang. Về nguyên tắc, các bang có mô hình
hành chính ba cấp: cơ quan cấp cao, cơ quan cấp trung và cơ quan cấp thấp.
- Cơ quan hành chính bang cao nhất là tất cả các cơ quan hành chính bang mà
không trực thuộc một cơ quan hành chính nào khác trong bang, đó là Chính phủ
bang, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đứng đầu và các Bộ trưởng của bang. Cũng
như Liên bang, các bang cũng có các cơ quan hành chính cấ
p cao nhất có thẩm
quyền đối với toàn bang, ví dụ: Cục Thống kê bang, Cục Bảo vệ Hiến pháp bang,
Cục Hình sự bang Các bang có toàn quyền đối với các lĩnh vực giáo dục, cảnh
sát, quản lý địa phương, văn hoá, bảo vệ môi trường và chịu trách nhiệm hành
chính đối với luật pháp Liên bang thông qua các cơ quan công vụ của mình. Bộ
Nội vụ bang chịu trách nhiệm về lĩnh vực công vụ và quản lý công chức củ
a Bang.
- Các cơ quan hành chính cấp trung của Bang (cơ quan hành chính khu vực)
chỉ là đại diện hành chính của Chính phủ bang đặt tại các khu vực lãnh thổ với
chức năng chính là kiểm tra, giám sát (nhà nước) việc thực thi luật pháp và các
quyết định của Chính phủ Bang của chính quyền địa phương cấp thấp trên địa bàn.
Đứng đầu cơ quan hành chính khu vực là Chủ tịch. Giúp việc cho Chủ tịch có Phó
Chủ tịch và một Thư ký. Các cơ quan tham m
ưu gồm có các vụ. Dưới các vụ có tổ
chức các phòng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Mỗi phòng có trưởng phòng và
chuyên viên phụ trách, chuyên viên xử lý và các thành viên khác.
- Các cơ quan hành chính cấp thấp được đặt trực thuộc trực tiếp trong một cơ
quan cấp cao hoặc cấp trung của Bang. Phần lớn các cơ quan hành chính cấp thấp
đặc thù của bang (như các phòng xây dựng nhà nước, phòng giám sát kinh doanh
nhà nước ) được đặt trực thu
ộc cơ quan hành chính khu vực. Cơ quan hành chính
cấp thấp quan trọng nhất là các xã và liên xã. Xã và liên xã đảm trách duy nhất nền
hành chính công trong phạm vi lãnh thổ của mình. Cơ quan hành chính khu vực
chịu trách nhiệm giám sát chung đối với xã và liên xã.
- Cơ quan hành chính địa phương chính là cấp cơ sở (xã, thành phố) tuỳ theo
tình hình đặc điểm riêng một số bang có hình thành tổ chức cấp tỉnh và huyện,
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang7
song đó không phải là một cấp chính quyền (không có Hội đồng nhân dân và có
Œỷ ban hành chính, không có ngân sách độc lập). Vai trò của tỉnh, huyện chủ yếu
mang tính chất hành chính. Chính quyền cấp xã gồm có Hội đồng nhân dân và thị
trưởng hoặc đều do nhân dân bầu ra (như ở bang Bayern) hoặc Hội đồng nhân dân
bầu ra Thị trưởng, xã trưởng và giám đốc hành chính (như ở bang Wesfalen). Xã,
thành phố ở Đức có tính tự trị cao, tức là được quyền tự quyế
t định các vấn đề
trong khuôn khổ luật pháp của Bang và Liên bang. Xã có quyền tự quyết định việc
lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan của xã, nhìn chung số lượng các cơ
quan chuyên môn ít - và tuỳ thuộc vào số dân của đơn vị hành chính xã cũng được
quyền tự quyết định số lượng công chức làm việc trong bộ máy của mình.
3. Phân cấp quản lý nhà nước ở Anh.
Trong công cuộc cả
i cách hành chính và dịch vụ công ở Vương quốc ánh thời
gian qua đã quan tâm thực hiện các nguyên tắc phân cấp, phân quyền và uỷ quyền
để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, nhất là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với dân và chính quyền địa phương cung
cấp dịch vụ công. Việc phân cấp thẩm quyền trách nhiệm giữa trung ương và địa
phương rất rõ ràng, rành mạch. cung cấp d
ịch vụ công phải do chính phủ và chính
quyền địa phương đảm nhiệm, nhất là 5 lĩnh vực cấp bách là y tế, giáo dục, giao
thông, cảnh sát và xin tị nạn. Theo qui định của pháp luật, giữa trung ương và địa
phương có sự phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm rất rõ ràng, rành mạch.
Các cơ quan hành chính ở trung ương có Nội các và các Bộ. Cơ quan Bộ giúp
chính phủ hoạch định chính sách và các qui định pháp luật khác. Để thực thi chính
sách có hiệu quả
, ở trung ương thành lập các cơ quan thừa hành (hiện có 127 cơ
quan thừa hành). Các cơ quan này tiến hành dịch vụ công cho hệ thống hành chính
và tổ chức công dân trong phạm vi được giao, đồng thời thanh tra việc chấp hành
pháp luật. Ví dụ quản lý đào tạo đại học và cao đẳng ở ánh là do trung ương quản
lý, còn dịch vụ y tế do trung ương thực hiện hoàn toàn v.v. Chính quyền địa
phương chịu trách nhiệm về giáo dục phổ trhông, an ninh xã hộ
i, nhà ở, giao
thông, vệ sinh công cộng, vận tải công cộng, cảnh sát. Chính quyền địa phương
được quyền thu thuế và phí do dân chúng trên địa bàn đóng góp, nếu còn thiếu thì
sẽ có trợ cấp từ trung ương. Có những lĩnh vực cả trung ương và địa phương cùng
quản lý như dịch vụ môi trường. Chính phủ tập trung đề ra chiến lược, chính sách,
tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và phân bổ ngân sách, thực hiện kiểm toán các ho
ạt
động dịch vụ công.
4. Phân cấp ở Đan Mạch.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang8
Hệ thống hành chính ở Đan mạch được chia thành 2 cấp là hành chính Trung
ương và hành chính địa phương. Hành chính địa phương có 2 loại hình là hành
chính vùng và hành chính cơ sở(cơ sở không phải là cấp dưới của vùng). Phân cấp
hành chính ở Đan mạch được thực hiện khá triệt để theo hướng tự quản của chính
quyền địa phương, trong đó có sự phân công nhiệm vụ giữa tổ chức chính trị và
hành chính. Các cơ quan hành chính được thiết k
ế để thực hiện trách nhiệm và
những lĩnh vực cung cấp dịch vụ của chính quyền địa phương, Thị trưởng giám sát
việc thực thi quyết định của Hội đồng.
Đan Mạch đã cải cách và củng cố hệ thống chính quyền đại phương từ những
năm 1960 với mục tiêu phân cấp phân lớn nhiệm vụ của khu vực công cho chính
quyền địa phươ
ng (chính quyền thành phố tự trị - cấp thấp nhất và tỉnh - cấp khu
vực). Từ đó rất nhiều công việc trong lĩnh vực công đã được chuyển giao dần cho
chính quyền thành phố (hoặc tỉnh) và đã có tới 65% lượng công việc đã thuộc về
trách nhiệm của chính quyền thành phố và tỉnh.
Các nguyên tắc cơ bản phân chia nhiệm vụ của khu vực công tại Đan Mạch: sự
gần gũi; tính dân chủ; tính hiệu quả; tính đa dạng; mức độ phức tạp; địa bàn thực
hiện công việc; tính chất nhiệm vụ. Việc quyết định phân chia nhiệm vụ công
chính là việc xác định cơ quan nào là người có thể thực thi nhiệm vụ đó một cách
tốt nhất dựa trên 7 nguyên tắc ở trên, đồng thời đảm bảo rằng các cơ quan lựa chọn
được cung cấp đầ
y đủ điều kiện, phương tiện để thực thi nhiệm vụ (quyền lực/năng
lực, tài chính và nhân lực).
IV. Những thách thức trong quản lý hành chính ở một số nước EU.
Nhìn chung, vấn đề chung nổi lên trong các cuộc cải cách hành chính của EU
là việc đưa ra các động cơ khuyến khích đúng đắn và làm cho phù hợp hơn với
thực tiễn quản lý. Những khó khăn gặp phải trong quá trình này là việc đánh giá
k
ết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp chính quyền sau khi phân cấp, nhất là đánh
giá năng suất lao động của các cá nhân đối với các sản phẩm phi thị trường. Việc
đánh giá là quan trọng bởi vì nó có thể tạo ra sự lựa chọn thay thế đối với cơ chế
kiểm soá truyền thống trong bối cảnh phân cấp quản lý: nếu một tổ chức thường
xuyên tự
đánh giá chính mình, thì việc kiểm soát không còn là ngoại lệ nữa và
không mang tính chất điều tra thẩm vấn. Các khó khăn phát sinh vì một số lý do
như: tính phức tạp của các thông tin được phân tích, vấn đề thời gian giữa việc
đánh giá đó và định chu kỳ ngân sách, việc tập trung vào vấn đề giảm chi tiêu - tất
cả những lý do đó làm hạnh chế tần suất và chất lượng của việc đánh giá.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang9
Xuống cấp về đạo đức công chức là một thách thức do có sự thay đổi căn bản
trong giai đoạn thích nghi và thiếu ổn định sau phân cấp vì nó có thể tạo ra những
cơ hội mới cho sự giảm sút có tính liêm chính và làm gia tăng tham nhũng. Những
tác động tiêu cực tiềm năng của việc phân cấp quản lý nhân sự đối với đạo đức
công chức thường được đánh giá không đúng mứ
c. Đối với nhiều nước, điều này
sẽ dẫn đến xung đột nội bộ hoặc sự mất ổn định tăng lên, dẫn đến sự chống đối của
nền công vụ đối với cải cách. Các chính phủ có thể loại trừ sự kém hiệu quả của
cải cách trên cơ sở cam kết, khen thưởng các sáng kiến và các hành vi mang tính
trách nhiệm cao cũng như việc tuyên truyề
n về các thành tựu. Thay cho việc tiến
hành cải cách liên tục, các Chính phủ cần phải làm cho các tổ chức có thể thích
nghi được với cải cách. Chỉ khi mà sự liêm chính công mạnh mẽ có tính truyền
thống được kết hợp với những cam kết duy trì nền tảng đạo đức thì mới có thể
ngăn ngừa được sự suy thoái lớn.
Sự phân tán và tự phát là những điều rủi ro đáng kể khi mà người qu
ản lý hoặc
các chính quyền cấp dưới được trao quyền tự quyết. Việc sử dụng rộng rãi khu vực
tư nhân trong cung cấp dịch vụ, đôi khi cạnh tranh cả với các thiết chế công ở một
số nước, đã dẫn đến sự hỗn loạn ở mức độ nhất định về việc ai chịu trách nhiệm về
cái gì và các công dân thấy gần như không thể tìm ra đượ
c đường đi của mình
trong mớ bòng bong bởi sự đa dạng của các nhà cung cấp dịch vụ gây ra.
Thách thức về trình độ đáp ứng yêu cầu phân cấp. Mỗi nước có mô hình tổ
chức khác nhau để tạo ra năng lực tiến hành cải cách. Một hệ thống càng ít tập
trung thì việc có các kênh thông tin chính thức và không chính thưc nhằm duy trì
các mối liên kết trong quá trình cải cách càng trở nên quan trọng hơn. Chính phủ
cần khuyến khích hợ
p tác hơn là sự phối hợp nhằm giảm thiểu sự phân tán về
nhiệm vụ và nhấn mạnh vào kết quả toàn cầu.
Tốc độ và các phương pháp phân cấp hành chính ở mỗi nước đều có đặc thù
riêng, nhưng tại các nước EU, có thể thấy rằng những phát sinh chủ yếu là do
những khó khăn trong việc tìm giải pháp thực hiện; trong vấn đề uỷ quyền và kéo
theo đó là việc bảo vệ
sự liêm chính của công chức địa phương; những rủi ro của
vấn đề phân quyền và sự chồng chéo khi nhà nước can dự vào các công việc; sự
giảm sút về đạo đức do sự độc đoán từ bên trong quá trình cải cách; tính không
chắc chắn của những thay đổi có thể ảnh hưởng đến quá trình phân cấp v.v.
V. Thách thức với với việc phân cấp quản lý hành chính ở nước ta trong
xu thế hội nhập.
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang10
Toàn cầu hoá trên thực tế là một xu thế được khởi xướng từ các nước phát
triển đến nay đã trở thành một quá trình tất yếu đối với tất cả các nước không phân
biệt trình độ phát triển, vị thế quốc tế hay chế độ kinh tế, xã hội của các nước đó.
Bởi vậy việc gia nhập vào quỹ đạo toàn cầu không hoàn toàn thuận lợi với nhiều
quốc gia, nh
ất là những quốc gia đang và chậm phát triển.
Quá trình phân cấp quản lý hành chính nước ta trong tiến trình hội nhập sẽ gặp
những khó khăn trước mắt sau đây:
- Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta khi bước vào hội nhập còn rất thấp và
năng lực quản lý của hệ thống hành chính chưa cao, nhất là cấp chính quyền địa
phương và cơ sở. Cơ chế quản lý t
ập trung bao cấp còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý
và hành động của nhiều cán bộ, công chức trong nền hành chính nên phân cấp
quản lý khó triệt để, dứt khoát như các nền hành chính khác.
- Hiện Việt Nam đang tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu bức xúc hội nhập để
tranh thủ được các thời cơ cho phát triển với khoảng thời gian cần có đủ để tạo
dựng một nền hành chính có khả năng c
ạnh tranh trong hội nhập. Thực tế đó đòi
hỏi chúng ta phải gấp rút xây dựng và triển khai chiến lược cải cách hành chính,
trong đó tiến hành phân cấp mạnh hơn cho địa phương để tìm kiếm nhiều động lực
mạnh thực sự kích thích sản xuất, tận dụng tối đa các lợi thế của địa phương cho
phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là sức ép lớn với nề
n hành chính nói chung
và chính quyền địa phương nói riêng.
- Các cơ chế của nền kinh tế thị trường nước ta còn trong giai đoạn chuyển đổi,
hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, còn thiếu cả sân chơi và luật chơi cho các hoạt
động kinh tế trong nước và nước ngoài theo hướng hiện đại. Những văn bản luật
hiện hành vừa thiếu vừa yếu, còn có nhiều điểm chưa phù hợp với thông l
ệ quốc tế
và “luật chơi” chung của các tổ chức mà chúng ta đã và đang chuẩn bị tham gia.
Bởi vậy khi tiến hành phân cấp quản lý hành chính phải giải quyết nhiều việc cùng
một lúc, trong khi nguồn lực của ta là hữu hạn.
- Một khó khăn khác là chúng ta đang phải đối diện với những thế lực thù địch
nước ngoài với những âm mưu diễn biến hoà bình nên quản lý nhà nước không chỉ
có đơn phương phân cấp, mà còn phải tập trung quản lý nhiều lĩnh vực, đối tượng
để tạo nên sức mạnh chung thống nhất để đảm bảo chủ quyền và độc lập dân tộc,
lợi ích quốc gia.
- Môi trường pháp lý tại Việt Nam chưa ổn định, luật lệ và chính sách hay thay
đổi nên các cấp quản lý hành chính cũng bị động, lúng túng trong điều hành các
đối tượng được phân cấp quản lý. Những thay
đổi dù theo hướng tích cực cũng làm
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang11
giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương, nhất là với các đối
tác nước ngoài vì họ muốn có môi trường ổn định để hợp tác toàn diện, lâu dài với
Việt Nam.
- Nền hành chính nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ cán bộ,
công chức chưa đáp ứng yêu cầu về cả trình độ chuyên môn, kỹ năng hoạt động đa
phương, khả năng ngoại ngữ cũng như thái độ phục vụ công dân với tư cách như
“khách hàng”… bởi vậy khi phân cấp sẽ gặp không ít khó khăn về nhân sự, làm
giảm lòng tin của dân chúng vào các cấp chính quyền địa phương.
Những trở ngại trên đòi hỏi chúng ta phải đẩy nhanh cải cách hành chính và
khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức địa phương có đủ n
ăng
lực và kiến thức để có thể chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao nhất là thiết
lập các mối quan hệ song phương và đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho Việt
Nam tham gia hội nhập.
IV. Một số bài học kinh nghiệm từ thực tế phân cấp các nước EU.
- Quán triệt quan điểm nhà nước phải gần gũi hơn với ng
ười dân.
Trước đây, nhiều người từng chỉ trích rằng Chính phủ chỉ quan tâm tới việc đáp
ứng các nhu cầu của mình nhiều hơn là đáp ứng các nhu cầu của công dân. Tuy
nhiên, không dễ dàng xác định được những nhu cầu mà công dân đang mong đợi.
Họ muốn việc cung cấp dịch vụ từ phía nhà nước phải hiệu quả hơn, thiết thực
hơn. Điều đó đặt ra yêu c
ầu về quan hệ giữa chính quyền và công dân phải mật
thiết, gần gũi hơn. Nghĩa là phải phân quyền nhiều hơn cho địa phương và cơ sở.
- Giáo dục, thuyết phục công dân. Chính phủ cũng cần phải giáo dục các công
dân về lợi ích của công cuộc cải cách. Công chúng chỉ quan tâm tới kết quả của cải
cách chứ không nhất thiết quan tâm đến quá trình cải cách. Đạt được sự ủng h
ộ của
dân chúng đối với cải cách không chỉ có nghĩa là lựa chọn được chương trình mà
công chúng quan tâm, mà còn là niềm tin của công chúng rằng các hoạt động của
Chính phủ sẽ dẫn đến kết quả tốt đẹp.
- Đề cao yêu cầu hiệu quả trong hành chính nhà nước. Để giảm nhẹ gánh
nặng hành chính mà lại nâng cao chất lượng phục vụ công dân, đặc biệt là đối với
giới doanh nghiệp, thì phân cấp hành chính cũng là mộ
t con đường hiệu quả. Điều
này thường đòi hỏi đơn giản hoá những yêu cầu và tiêu chuẩn hoá hình thức (như
trong lĩnh vực hải quan), sử dụng tốt thông tin từ khách hàng (như in trước nội
dung trong các mẫu giấy tờ), sử dụng công nghệ thông tin ( như trao đổi dữ liệu
điện tử, thanh toán điện tử các loại thuế) và nâng cao sự hiểu biết về các loại chi
phí liên quan (nh
ư chi phí điều tra thống kê). Hầu hết các nước EU đã có sáng kiến
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang12
xây dựng mô hình “một cửa” để giải quyết các thủ tục hành chính công về các vụ
việc cụ thể, nhất là những việc liên quan đến kinh doanh và đời sống dân cư trên
địa bàn. Cơ chế một cửa được thực hiện dựa trên cơ sở đã có sự thoả thuận trước
của cơ quan hữu quan và các cấp chính quyền trong việc giải quyết các yêu cầu của
doanh nghiệp và công dân. Tại Italia, cơ
chế một cửa ở cấp địa phương được áp
dụng trong việc cấp giấy phép xây dựng các nhà máy công nghiệp mới. Cơ chế này
kết hợp 40 thủ tục khác nhau, liên quan đến nhiều bộ, ngành chính phủ mà trước
đây người làm đơn phải đến gõ cửa. Người ta hy vọng cách làm mới này có thể
giảm bớt thời gian cần thiết trong quy trình cấp phép. Tây Ban Nha cũng áp dụng
cơ chế “một cửa” cho các doanh nghi
ệp làm việc cho Chính phủ.
- Gắn phân quyền với trách nhiệm của chính quyền địa phương. Việc phân
cấp ngày càng mạnh hơn dường như đã làm cho nhà nước gần gũi với các công
dân hơn để vừa xác định rõ nhu cầu của họ, vừa cung ứng dịch vụ cho phù hợp với
các nhu cầu đó. Tại Vương quốc Anh, chính quyền địa phương đã được phân cấp
sử dụ
ng tiền bạc của người nộp thuế một cách có hiệu quả hơn, bởi việc tập trung
quyền lực vào các cơ quan chính quyền ở trung ương thì những dịch vụ công
không thể “thị trường hoá” được. Chính quyền địa phương phải đối mặt với những
yêu cầu đa dạng, phong phú của công dân và doanh nghiệp, đồng thời còn phải
chịu sự kiểm soát gắt gao của những ng
ười nộp thuế, họ không được đùn đẩy trách
nhiệm cho ai. Người dân sẽ phán xét kết quả và hiệu quả sử dụng tiền thuế vào các
hoạt động dịch vụ công của chính quyền theo qui định pháp luật. Tại những nước
có truyền thống tập trung quyền lực như Pháp hoặc Tây Ban Nha, việc phi tập
trung hoá được coi là một yếu tố quan trọng của chế độ quản lý dân chủ Đ
iều này
cũng hoàn toàn đúng đối với các nước thành viên hiện đang xin gia nhập EU như
Cộng hoà Séc, Hunggari và Ba Lan. Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ
trong hệ thống của các nước này cũng có những mối liên quan chủ yếu đối với các
sắp xếp thể chế và bộ máy hành chính của các nước, nên việc phi tập trung hoá còn
là một thách thức lớn.
- Phát huy quyền tự quản của cấp dưới. Ở các nướ
c nơi mà chính quyền có
truyền thống tự quản cao đề xuất ý tưởng cho rằng các cấp chính quyền khu vực và
địa phương cần thực hiện thêm chức năng do một phần xuất phát từ vấn đề tăng
nguồn tài chính và một phần do yêu cầu gần gũi hơn với công dân. Tại Pháp, theo
các luật về phi tập trung hoá năm 1982 đã trao thẩm quyền cho các khu vực và các
ban, ngành trong nhiều lĩnh vực như phát tri
ển đô thị, các biện pháp hỗ trợ kinh tế
và giao thông địa phương. Các luật này cũng phân cấp cho chính quyền khu vực
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang13
trách nhiệm về xây dựng và bảo dưỡng các trường phổ thông trung học (tương tự
như trách nhiệm của các xã hội đối với các trường tiểu học đã tồn tại hàng thế kỷ),
trong khi vẫn giữ trách nhiệm về hầu hết các chính sách giáo dục khác ở cấp trung
ương. Kết quả là các trường từ phổ thông trung học trở xuống luôn được bổ sung,
nâng cấp bằng các nguồn lực tạ
i chỗ của địa phương.
- Tăng cường chế độ trách nhiệm. Việc trao thêm trách nhiệm cả về chính trị
lẫn tài chính đã đồng thời mang lại cho các cấp chính quyền sự tự do và linh hoạt
hơn. Người ta lo ngại rằng việc tăng thêm thẩm quyền quản lý cho các ngành bên
dưới có thể làm lu mờ hoặc suy giảm chức năng của các Bộ nói riêng và chế độ
trách nhiệm công vụ nói chung. Bởi t
ại hầu hết các nước EU, chỉ có bộ trưởng phải
định kì báo cáo với cơ quan lập pháp, còn các ngành bên dưới thì sao? Câu hỏi đặt
ra là có nên để chọn công chức dân sự cấp cao chịu trách nhiệm trước cơ quan lập
pháp? Đây là vấn đề vẫn đang tranh cãi, song các nhà cải cách cho rằng cốt yếu là
khả năng giám sát của các cơ quan chức năng như các uỷ ban của nghị viện và các
tổ chức kiểm toán. Mộ
t vấn đề khác là vấn đề tài chính. Khi trao thêm quyền tự
quyết cho các nhà quản lý trong quản lý ngân sách thì cần phải đảm bảo việc giám
sát tài chính có hiệu qủa. Hầu hết các nước EU đều cảm thấy rằng cơ chế tiền kiểm
truyền thống, trình tự ngân sách, và hệ thống kế toán có thể không phù hợp với bối
cảnh hiện nay. Có ý kiến cho rằng việc phân cấp thẩm quyền cho các đơn vị theo
ngành và đ
ánh giá việc thực hiện bằng kết quả công việc đòi hỏi phải áp dụng các
cơ chế giống như trong khu vực tư. Để thực hiện yêu cầu này các quốc gia cần phải
có đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp và trung cấp được đào tạo tốt; ngành kế toán
phát triển đủ khả năng áp dụng chế độ kế toán hiện đại và phải vi tính hoá ở mức
độ
cao của tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
- Tốc độ và phạm vi phân cấp không giống nhau giữa các vùng miền.
+ Định hướng theo khu vực tư. Việc áp dụng cơ chế cạnh tranh được coi là hấp
dẫn hơn xét từ quan điểm tiết kiệm ngân sách, tính hiệu quả, nâng cao chất lượng
và tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Một trong những đi
ều mà người
ta thường chỉ trích khu vực công là thiếu sự sáng tạo và khả năng thích ứng so với
khu vực tư. Điều này dẫn đến kết luận là sự thực hiện công việc có thể được cải
thiện bằng cách áp dụng kỷ luật thị trường đối với dịch vụ công. Những cuộc cải
cách thông thường bao gồm cả việc phá bỏ sự độc quyề
n của nhà nước và áp dụng
các cơ chế kiểu thị trường. Trong số các kỹ thuật quản lý theo khu vực tư thì việc
sử dụng thị trường trong nước đã áp dụng đối với các lĩnh vực cụ thể như y tế ở
Vương quốc ánh chẳng hạn. Ngoài ra, kinh nghiệm đã cho thấy, những thực tiễn
Phân Cấp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Giảng viên: Ts. Hoàng Mai
Trang14
kiểu thị trường này cần phải được làm cho phù hợp với các mục tiêu chung của
quản lý công. Rủi ro ở đây là có thể tạo ra các thị trường ảo với nhiều tác hại hơn
so với độc quyền nhà nước truyền thống. Một số nước đang do dự chưa muốn áp
dụng cơ chế này một phần cũng do sự lo ngại về vấn đề cạnh tranh công bằ
ng.
+ Đề ra các giải pháp mới trên nền những mô hình hiện có. Các nước Bắc Âu,
một mặt chú ý đến việc sử dụng tốt hơn khu vực thứ ba vốn đã phát triển tốt và các
chính quyền địa phương được giao thêm nhiều nhiệm vụ và mặt khác, sự năng
động của các cơ quan tự quản mạnh vốn là trung tâm thực hiện chế độ kết quả
công việc. Ở Đan M
ạch chẳng hạn, các Hiệp hội đã được lợi lớn từ việc thị trường
hoá lĩnh vực nhà ở.
+ Các mô hình tiếp cận thực dụng. Các nước Châu Âu nhìn chung ưa thích
cách tiếp cận tạm thời. Những kinh nghiệm này rất khác nhau ở các nước và khả
năng khái quát hoá duy nhất là phải dựa vào tính chất gia tăng của nền hành chính.
Trong số những nỗ lực hiện nay có các chiến lược viễn thông, các ph
ương pháp
làm việc và tính minh bạch được áp dụng ở các cấp khác nhau của chính quyền
trong việc sử dụng công nghệ thông tin theo cách tạo ra sự minh bạch lớn hơn, nhất
là trong việc cấp phép./.